Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 86 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
86
Dung lượng
670,69 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯƠNG NGỌC HIẾU
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ
KHỐI LƯỢNG LỢI NHUẬN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG
MOTILEN CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN
Mã số ngành: 52340301
Cần Thơ – 11/ 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯƠNG NGỌC HIẾU
MSSV: LT11404
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ
KHỐI LƯỢNG LỢI NHUẬN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG
MOTILEN CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN
Mã số ngành: 52340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.s Hồ Hồng Liên
Cần Thơ – 11/2013
LỜI CẢM TẠ
Kết quả đạt được của luận văn ngoài sự nổ lực của tác giả còn là kết
quả với sự giúp đỡ của cô (thầy) gia đình, bạn bè và quý công ty.
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn cô ThS Hồ Hồng Liên đã
tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến cho tôi trong suốt thời gian
thực hiện luận văn này.
Cảm ơn Ban Giám Đốc, cũng như Phòng Kế Toán của công ty cổ
phần vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp
những số liệu cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô của khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh trường Đại Học Cần Thơ, cũng như tất cả các thầy cô bộ
môn Kế Toán – Kiểm Toán đã truyền đạt những kiến thức quý báo cho
bản thân để tôi làm tốt được luận văn của mình.
Cảm ơn gia đình đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, cũng như
toàn thể bạn bè đã ủng hộ, động viện, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt
thời gian học tập và làm luận văn vừa qua.
Do thời gian và kiến thức có hạn, nên luận văn không thể không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến từ thầy, cô cũng
như bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.
Cần Thơ, ngày.20.tháng.11.năm.2013
Sinh viên thực hiện
Trương Ngọc Hiếu
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, các kết quả
nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn nào khác.
Cần Thơ, ngày 20 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trương Ngọc Hiếu
XÁC NHẬN CƠ QUAN THỰC TẬP
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày... tháng …..năm…..
Đơn vị công ty
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Trang
1.1. Sự cần thiết của đề tài ............................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................. 2
1.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 2
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu chung ............................................... 2
1.3.3. Phương pháp phân tích số liệu .................................................. 2
1.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................... 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu..................................................................... 2
1.4.2. Phạm vi về thời gian................................................................. 2
1.4.1. Phạm vi về không gian ............................................................. 2
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................... 3
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1. Khái niệm phân tích mối quan hệ giữa Chi phí – Khối lượng – Lợi
nhuận (CVP) ...................................................................................... 4
2.2. Mục đích phân tích mối quan hệ CVP ......................................... 4
2.3. Phân loại chi phí ......................................................................... 4
2.3.1. Chi phí khả biến ....................................................................... 4
2.3.2 Chi phí bất biến ......................................................................... 5
2.3.2 Chi phí bất biến ......................................................................... 6
2.4. Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí .......................................... 7
2.5. Khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích CPV .......................... 8
2.5.1. Số dư đảm phí (SDĐP)............................................................. 8
2.5.2. Tỷ lệ SDĐP .............................................................................10
2.5.3. Cơ cấu chi phí .........................................................................11
2.5.4. Đòn bẫy hoạt động ..................................................................11
2.6. Phân tích điểm hòa vốn ..............................................................13
2.6.1. Điểm hòa vốn ..........................................................................14
2.6.2. Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn.............................................17
2.7. Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán...............19
2.8. Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ CPV ......................19
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU
XÂY DỰNG MOTILEN CẦN THƠ
3.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần vật liệu xây dựng Motilen
Cần Thơ ............................................................................................21
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...............................................21
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ........................................22
3.2. Mục tiêu và phạm vi hoạt động ..................................................23
3.2.1. Mục tiêu ..................................................................................23
3.2.2. Phạm vi hoạt động...................................................................23
3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần vật liệu xây dựng
Motilen Cần Thơ...............................................................................24
3.3.1.Sơ đồ tổ chức ...........................................................................24
3.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ..................................24
3.4. Thuận lợi và khó khăn trong thời gian qua .................................26
3.4.1. Thuận lợi.................................................................................26
3.4.2. Khó khăn.................................................................................26
3.4.3. Chiến lược phát triển của công ty ............................................27
3.5 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật liệu
xây dựng Motilen Cần Thơ 2010 – 6/2013 ........................................27
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT
LIỆU XÂY DỰNG MOTILEN CẦN THƠ
4.1. Giới thiệu và trình bày quy trình sản xuất tấm lợp Fibrocement 32
4.1.1. Nhà máy sản xuất tấm lợp Fibrocement...................................32
4.1.2. Quy trình sản xuất tấm lợp Fibrocement ..................................32
4.1.3. Sản phẩm ................................................................................33
4.2. Phân tích tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận tại công ty cổ
phần vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ qua 3 năm ( 2010 – 2012 ) 34
4.2.1. Phân tích tình hình doanh thu ..................................................34
4.2.2. Tình hình chi phí của công ty .................................................35
4.2.3. Tình hình lợi nhuận của công ty ..............................................36
4.3. Phân loại chi phí theo cách ứng xử .............................................38
4.3.1. Chi phí khả biến ......................................................................39
4.3.2. Chi phí bất biến .......................................................................44
4.3.3. Tổng hợp chi phí .....................................................................46
4.4. Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí .........................................48
4.4.1. Số dư đảm phí .........................................................................48
4.4.2. Tỷ lệ số dư đảm phí .................................................................51
4.4.3. Cơ cấu chi phí .........................................................................52
4.4.4. Đòn bẫy kinh doanh ................................................................54
4.5. Phân tích điểm hòa vốn ..............................................................56
4.5.1. Doanh thu hòa vốn ..................................................................56
4.5.2. Thời gian hòa vốn ...................................................................57
4.5.3. Tỷ lệ hòa vốn ..........................................................................58
4.5.4. Doanh thu an toàn ...................................................................59
4.6 Ứng dụng phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
trong tổ chức điều hành tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Motilen
Cần Thơ ............................................................................................61
4.6.1 Phân tích dự báo doanh thu ......................................................61
4.6.2 Ứng dụng mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc
lựa chọn phương án kinh doanh ........................................................62
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
5.1. Giải pháp tăng doanh thu đối với việc lựa chọn phương án kinh
doanh ................................................................................................68
5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đối với công ty cổ
phần vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ ..........................................69
5.2.1 Tăng doanh thu ........................................................................69
5.2.2. Giảm chi phí ...........................................................................70
CHƯƠNG 6
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
6.1 Kiến nghị ....................................................................................72
6.1.1 Đối với công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ
6.1.2 Đối với Nhà nước.....................................................................73
6.2 Kết luận ......................................................................................74
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Báo cáo kết quả HĐKD của công ty giai đoạn 2010 – 2013 .. 28
Bảng 3.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 6
tháng đầu năm 2012 – 2013 .................................................................. 29
Bảng 4.1: Tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2010 -2012 ......... 34
Bảng 4.2: Tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2010 – 2012 ............ 35
Bảng 4.3: Tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 2010 -2012 .......... 37
Bảng 4.4: Căn cứ ứng xử để xác định biến phí định phí ........................ 38
Bảng 4.5: Chi phí nguyên vật liệu chính ............................................... 39
Bảng 4.6: Chi phí nguyên liệu phụ ........................................................ 40
Bảng 4.7: Chi phí nguyên liệu khác ...................................................... 40
Bảng 4.7: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất ..................................... 41
Bảng 4.8: Biến phí SXC dịch vụ mua ngoài của 3 sản phẩm ................. 42
Bảng 4.9: Biến phí sản xuất chung ........................................................ 43
Bảng 4.10: Biến phí bán hàng và quản lí ............................................... 44
Bảng 4.11: Tổng hợp chi phí khả biến................................................... 44
Bảng 4.12: Định phí sản xuất chung...................................................... 45
Bảng 4.13: Đinh phí bán hàng ............................................................... 46
Bảng 4.14: Định phí quản lí doanh nghiệp ............................................ 46
Bảng 4.15: Tổng hợp chi phí theo lượng sản xuất ................................. 47
Bảng 4.16: Tổng hợp chi phí theo sản lượng tiêu thụ ............................ 47
Bảng 4.17: Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí .................................. 48
Bảng 4.18: Bảng báo cáo KQKD theo từng sản phẩm ........................... 49
Bảng 4.19: Báo cáo chi tiết thu nhập của từng sản phẩm ....................... 49
Bảng 4.20: Bảng tính số dư đảm phí từng sản phẩm.............................. 50
Bảng 4.21: Quan hệ giữa SDĐP và lượng tiêu thụ ................................ 50
Bảng 4.22: Tỷ lệ SDĐP của từng loại sản phẩm .................................... 51
Bảng 4.23: Cơ cấu chi phí ..................................................................... 52
Bảng 4.24: Báo cáo thu nhập theo tỷ lệ % của các sản phẩm ................. 53
Bảng 4.25: Lợi nhuận tăng khi doanh thu tăng 20% .............................. 55
Bảng 4.26: So sánh các chỉ tiêu ảnh hưởng đến ĐBHĐ ......................... 55
Bảng 4.27: Sản lượng hòa vốn .............................................................. 56
Bảng 4.28: Doanh thu hòa vốn .............................................................. 57
Bảng 4.29: Thời gian hòa vốn ............................................................... 58
Bảng 4.30: Tỷ lệ hòa vốn ...................................................................... 59
Bảng 4.31: Tổng hợp chỉ tiêu các thước đo hòa vốn .............................. 60
Bảng 4.32: Chỉ tiêu giá bán lợi nhuận của 3 sản phẩm trong tháng 7/201361
Bảng 4.33: Báo cáo thu nhập theo SDĐP của sản phẩm tấm phẳng chính
phẩm tháng 6/2013 ............................................................................... 62
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
C – V – P:
TSCĐ:
KTCPSX
NVL:
SDĐP:
NCTT:
CPKB:
CPBB:
SPSX:
CPBH:
CPHH:
QLDN:
ĐBKD:
DTAT:
SLHV:
SXC:
SP:
BP:
ĐP:
Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận
Tài sản cố định
Kế toán chi phí sản xuất
Nguyên vật liệu
Số dư đảm phí
Nhân công trực tiếp
Chi phí khả biến
Chi phí bất biến
Sản phẩm sản xuất
Chi phí bán hàng
Chi phí hỗn hợp
Quản lý doanh nghiệp
Đòn bẩy kinh doanh
Doanh thu an toàn
Sản lượng hòa vốn
Sản xuất chung
Sản phẩm
Biến phí
Định phí
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế các nước ngày càng phát
triển mạnh mẽ. Nhu cầu thông tin cho quản lý ngày càng trở nên quan
trọng và đòi hỏi phải thỏa mãn ở mức độ cao cả về chất lượng và số
lượng. Kế toán với chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh
tế, tài chính trong các đơn vị kinh tế, tổ chức và cơ quan phải từng bước
hoàn thiện, phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin kinh tế tài chính
phục vụ cho việc điêù hành, quản lý các hoạt động kinh tế tài chính của
các nhà quản lý và đối tượng khác ở trong, ngoài đơn vị.
Căn cứ vào mục đích thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho 2
loại đối tượng trong và ngoài đơn vị, kế toán được chia làm 2 hệ thống là
kế toán tài chính và kế toán quản trị. Kế toán tài chính phục vụ cho việc
lập báo tài chính để phát hành ra bên ngoài đơn vị. Kế toán quản trị phục
vụ cho công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh tế tài chính trong nội
bộ đơn vị. Ở Việt Nam, kế toán quản trị mới chỉ xuất hiện trong những
năm gần đây nhưng đã minh chứng được vai trò không thể thiếu trong
công tác điều hành, quản lý nội bộ đơn vị, nhất là trong các doanh
nghiệp. Ngày nay kế toán quản trị đã là một nội dung quan trọng và cần
thiết cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Trong đó phân tích mối quan hệ
giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tỏ ra là một công cụ hữu ích hỗ trợ
cho nhà quản trị khi chọn lọc thông tin phù hợp trong quá trình ra quyết
định . Phân tích CVP là xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố giá bán,
biến phí,định phí trong mối quan hệ với mức lợi nhuận mong muốn. Mọi
doanh nghiệp hoạt động vì mục đích lợi nhuận đều hướng đến mục tiêu
tối đa hóa lợi nhuận, trong đó quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
(CVP ) với các biến số có quan hệ hữu cơ với nhau luôn là nỗi trăn trở
của các nhà quản lý trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Khối lượng
sản xuất và tiêu thụ là yếu tố đầu tiên tạo nên sự thay đổi của chi phí và
gây nên hiệu ứng thay đổi của lợi nhuận. Nhận thức rõ điều này, cũng
như nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc phân tích mối
quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận nên em đã chọn đề tài : “ Phân
tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công Ty cổ
phần vật liệu xây dựng Motilen ” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Phân tích khái quát tình hình doanh thu chi phí và lợi nhuận của
công ty qua 3 năm 2010 – 2012.
Phân loại chi phí theo cách ứng xử để xác định biến phí, định phí.
Phân tích các chỉ tiêu ảnh hưởng đến mối quan hệ Chi phí – Khối
lượng – Lợi nhuận.
Ứng dụng phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi
nhuận và các phương án đề ra.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu chung
Nghiên cứu mô tả từ quá trình hoạt động của công ty đến những phân
tích kết luận và giải pháp.
1.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ nhật kí sản xuất, nhật kí bán
hàng, sổ chi tiết phát sinh trong tháng, bảng cân đối kế toán, báo cảo hoạt
động kinh doanh, biên bản sản xuất.
1.3.3. Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu được phân tích theo các phương pháp sau:
Phương pháp diễn dịch: Số liệu được thu thập có thể đưa ra nhận
định, đánh giá và phân tích về mối quan hệ chi phí - khối lượng lợi nhuận và xem xét mối quan hệ này ảnh hưởng đến doanh
nghiệp.
Phương pháp mô tả: Sử dụng biếu bảng thể hiện các chỉ tiêu cần
nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp: Từ kết quả phân tích đưa ra nhận xét
chung về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện ở công ty cổ phần vật liệu xây
dựng Motilen Cần Thơ.
1.4.2. Phạm vi về thời gian
Đề tài này được thưc hiện trong thời gian từ ngày 12/8/2013
18/11/2013
Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2010 đến năm 2012
và 6 tháng đầu năm 2013.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Do thời gian thực tập có hạn và do tính chất của đề tài nên nội dung
của đề tài chỉ tập trung phân tích những cơ sỏ lí luận liên quan đến mối
quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong tháng 6/2013
Phân tích tình hình hoạt động sản xuất của công ty dựa trên những
số liệu số liệu thu thập được, chủ yếu là tập trung vào 6 tháng đầu năm
2013.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và đưa ra một số
phương án nhằm nâng cao kết quả hoạt động của công ty.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1. KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ –
KHỐI LƯỢNG – LỢI NHẬN (CVP)
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận ( cost
– volume –profit ) là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố: giá
bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng,
đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh nghiệp.
Phân tích mối quan hệ CPV nhằm giúp cho các nhà quản trị có thể
đưa ra quyết định tối đa hóa lợi nhuận với nguồn lực hiện có.
2.2. MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP
Phân tích CPV là một trong những công cụ mạnh nhất giúp cho nhà
quản trị trong việc điều hành hoạt động công ty.
Mục đích phân tích của CPV chính là phân tích sự biến động về giá
bán, cơ cấu chi phí ( gồm chi phí bất biến và chi phí khả biến ) số lượng
sản phẩm tiêu thụ để thấy được tác động của các nhân tố đó đến lợi
nhuân hay nói cách khác là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này.
Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ
cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất.
Để thực hiện phân tích mối quan hệ CPV cần thiết phải nắm vững
cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành chi phí
khả biến, bất biến, phải hiểu rõ báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí,
đồng thời phải nắm rõ một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích.
2.3. PHÂN LOẠI CHI PHÍ
2.3.1. Chi phí khả biến
Là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng, giảm theo tỷ lệ với sự
gia tăng, giảm về mức hoạt động. Tổng số của chi phí khả biến sẽ tăng
khi mức độ hoạt động tăng. Tuy nhiên nếu tính trên một đơn vị của mức
độ hoạt động thì chi phí khả biến là không đổi chi phí khả biến chỉ phát
sinh khi có hoạt động, tỷ lệ thuận với sự biến động về khối lượng sản
phẩm gồm , chi phí nguyên liệu, nhân công trực tiếp, điện, nước…
Chi phí khả biến có hai loại khả biến thực thụ (biến phí tỷ lệ) và
khả biến cấp bậc.
Biến phí thực thụ
Biến phí thực thụ (biến phí tỷ lệ) là những khoản chi phí mà sự biến
động của chúng thay đổi liên tục và tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động
như chi phí nguyên vật liệu , chi phí nhân công, hoa hồng bán hàng… Về
mặt toán học được thể hiện theo phương trình sau.
Y= aX
Với : Y Tổng biến phí
a: Biến phí trên một đơn vị cường độ hoạt động
X : Cường độ hoạt động
Với cách ứng xử này, điều quan tâm là chúng ta không chỉ kiểm
soát tổng chi phí mà còn kiểm soát tốt biến phí trên từng đơn vị mức độ
hoạt động (định mức biến phí) ở các mức độ khác nhau.
Biến phí cấp bậc
Biến phí cấp bậc là những mục biến phí thay đổi tỷ lệ theo mức độ
hoạt động ở từng cấp bậc. Điều này có ý nghĩa nó chỉ thay đổi khi mức
độ hoạt động đạt đến mức độ nhất định và nó sẽ không thay đổi khi mức
độ hoạt động ít thay đổi. Nói cách khác biến phí loại này cũng có quan
hệ tỷ lệ nhưng không tuyến tính với mức độ hoạt động thay đổi cho phép
chi phí thay đổi để tương ứng với mức hoạt động mới.
Biến phí cấp bậc bao gồm chi phí lao động gián tiếp, bảo trì,…Về
phương diện toán học biến phí cấp bậc thể hiện theo phương trình sau.
Y = aixi
Với: a là biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động ở phạm vi i
Với cách ứng xử này, để tiết kiệm và kiểm soát tốt chi phí cấp bậc
chúng ta cần phải.
Lựa chọn cường độ hoạt động thích hợp
Xây dựng hoàn thiện định mức biến phí ở từng cấp bậc tương ứng.
2.3.2 Chi phí bất biến
Chi phí bất biến là những khoản mục chi phí về tổng số không thay
đổi theo mức độ hoạt động, nếu xét trên một đơn vị hoạt động có sự biến
đổi. Như vậy doanh nghiệp có hoạt động hay không hoạt động thì vẫn
tồn tại định phí, khi doanh nghiệp gia tăng cường độ hoạt động thì định
phí trên một đơn vị sẽ giảm dần, chi phí bất biến bao gồm, khấu hao,
lương nhân viên, cán bộ quản lý,…Chi phí bất biến bao gồm bắt buộc và
không bắt buộc.
Chi phí bất biến bắt buộc
Chi phí bất biến bắt buộc là những khoản chi phí không thể thay
đổi được một cách nhanh chóng vì chúng liên quan đến khấu hao tài sản
dài hạn, chi phí sử dụng tài sản dài hạn, chi phí liên quan lương của các
nhà quản trị gắn liền với cấu trúc quản lý sản xuất kinh doanh của một
doanh nghiệp.
Đặc điểm của chi phí bất biến bắt buộc:
Tồn tại lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Nhà quản trị không thể cắt giảm toàn bộ trong thời gian ngắn.
Về phương diện toán học chi phí bất biến bắt buộc được thể hiện
bằng đường thẳng Y = b. Với b là hằng số.
Chi phí bất biến không bắt buộc
Loại chi phí này được xem như là định phí quản trị, là những khoản
chi phí có thể thay đổi nhanh chóng bằng hành động quản trị, liên quan
với kế hoạch ngắn hạn và ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp hằng
năm. Trong trường hợp cần thiết, chúng ta có thể cắt bỏ loại chi phí này.
Về mặt toán học, chi phí bất biến không bắt buộc biểu diễn bằng
đường thẳng Y =bi Với b thay đổi theo bậc i
2.3.3. Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là những chi phí bao gồm yếu tố khả biến và bất
biến pha trộn lẫn nhau. Ở một mức hoạt động nào đó, chi phí hỗn hợp thể
hiện đặc điểm của định phí, ở một mức độ hoạt động khác chúng lại thể
hiện đặc điểm của biến phí
VD: Chi phí điện thoại bàn là chi phí hỗn hợp được biểu diễn theo
phương trình Y =aX + b
Với : Y : Tổng chi phí
X cường độ hoạt động
a tỷ lệ biến phí
b Yếu tố định phí
Nhà quản trị phải nhận định lựa chọn thích hợp những vùng chi phí
trong việc xây dựng ngân sách chi phí doanh nghiệp, quản lý chi phí hỗn
hợp phải kết hợp hai vùng ứng xử tương ứng. Chúng ta phải cân nhắc,
khảo sát chi tiết tính hữu dụng của chi phí hỗn hợp trong tương lai để
tránh lãng phí, khi tiến hành phải tăng công suất hoạt động để đơn giá
bình quân của chúng thấp hơn.
Đối với việc lập kế hoạch, người quản lý cần phải thu thập chi phí
hỗn hợp khi chúng có phát sinh và tách chúng ra thành hai yếu tố khả
biến và bất biến. Chúng ta có thể dùng các mô hình toán học để phân tích
chi phí hỗn hợp thành chi phí khả biến, bất biến qua 3 phương pháp sau:
Phương pháp cực đại – cực tiểu
Phương pháp đồ thị phân tán
Phương pháp bình phương bé nhất.
2.4. BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ
Một khi chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành yếu tố khả
biến và bất biến, người quản lí sẽ vận dụng cách ứng xử của chi phí này
để lập ra một báo cáo kết quả kinh doanh và chính dạng báo cáo này sẽ
được sử dụng rộng rãi như một kế hoạch nội bộ và một công cụ để ra
quyết định
Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí có dạng như sau:
Doanh thu
xxxxxxx
Chi phí khả biến
xxxxxx
Số dư đảm phí
xxxxx
Chi phí bất biến
xxxx
Lợi nhuận
xxx
So sánh báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí (kế toán quản trị) và báo
cáo thu nhập theo chức năng chi phí (kế toán tài chính)
Kế toán quản trị
Kế toán tài chính
Doanh thu
xxxxxx
Doanh thu
xxxxxx
(Trừ) chi phí khả biến
xxxxx
(Trừ) Giá vốn hàng bán xxxxx
Số dư đảm phí
xxxx
Lãi gộp
(Trừ) Chi phí bất biên
xxx
(Trừ) Chí phí kinh doanh xxx
Lợi nhuận
xx
Lợi nhuận
xxxx
xx
Điểm khác nhau rõ ràng giữa hai bảng báo cáo gồm: tên gọi và vị
trí của các loại chi phí. Tuy nhiên, điểm khác nhau chính ở đây là khi
doanh nghiệp nhận được báo cáo của kế toán tài chính thì không thể xác
định được điểm hòa vốn và phân tích mối quan hệ chi phí, doanh thu và
lợi nhuận, vì hình thức báo cáo của kế toán tài chính nhằm mục đích
cung cấp kết quả hoạt động kinh doanh cho các đối tượng bên ngoài, do
đó chúng cho biết rất ít về cách ứng xử của chi phí. Ngược lại, báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí lại có mục tiêu sử dụng
cho các nhà quản trị, do đó ta có thể hiểu sâu thêm được về phân tích
điểm hòa vốn cũng như giải quyết mối quan hệ chi phí, khối lượng va lợi
nhuận.
2.5. KHÁI NIỆM CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH CVP
2.5.1. Số dư đảm phí (SDĐP)
Số dư đảm phí (SDĐP) là số chênh lệch giữa doanh thu và chi phí
khả biến. SDĐP được sử dụng trước hết để bù đấp chi phí bất biến, số dư
ra chính là lợi nhuận. SDĐP có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một
loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm.
Khi tính cho một đơn vị sản phẩm còn gọi là phần đóng góp, vậy
phần đóng góp là phần còn lại của đơn giá bán sau khi trừ cho biến phí
đơn vị.
Số dư đảm phí = Doanh thu – Biến phí
Số dư đảm phí đơn vị = Đơn giá bán – Biến phí đơn vị
Gọi x là sản lượng tiêu thụ
g: giá bán
a: chi phí khả biến đơn vị
b: chi phí bất biến
Ta có báo cáo thu nhập tho SDĐP như sau:
Tổng số
Tính cho 1sp
Doanh thu
gx
g
Chi phí khả biến
ax
a
Số dư đảm phí
(g-a)x
g-a
Chi phí bất biến
b
Lợi nhuận
(g-a)x-b
Từ báo cáo thu nhập tổng quát trên trên ta xét các trường hợp sau:
Khi doanh nghiệp không hoạt động, sản lượng x=0, lợi nhuận của
doanh nghiệp P=-b, doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến.
Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng xh ở đó SDĐP bằng chi
phí bất biến lợi nhuận của doanh nghiệp P=0, doanh nghệp đạt
mức hòa vốn
(g-a)xh-b
Xh=b/(g-a)
Chi phí bất biến
Sản lượng hòa vốn =
SDĐP đơn vị
Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng x1 > xh lợi nhuận của
doanh nghiệp P=(g-a)x1-b
Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng x2 >x1 >xh lợi nhuận
của doanh nghiệp P=(g-a)x2-b
Như vậy sản lượng tăng một lượng Δx= x2 – x1
Lợi nhuận tăng một lượng ΔP= (g-a)(x2-x1)
ΔP= (g-a)Δx
* Kết luận: thông qua khái niệm về SDĐP chúng ta có thể thấy được
mối quan hệ giữa sự thay đổi về sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận. Nếu sản
lượng tiêu thụ tăng thêm thì lợi nhuận tăng thêm bằng chính sản lượng
tăng thêm đó nhân với SDĐP đơn vị.
Chú ý: Kết luận này chỉ đúng khi doanh nghiệp vượt qua điểm hòa vốn.
Nhược điểm của việc sử dụng khái niệm SDĐP:
Không giúp nhà quản lí có cái nhìn tổng quát ở giác độ toàn bộ xí
nghiệp nếu công ty sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì
sản lượng cho từng sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn xí nghiệp
Làm cho nhà quản lí dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi vì
tưởng rằng tăng doanh thu của những sản phẩm có SDĐP lớn thì lợi
nhuận tăng lên, nhưng điều này có khi hoàn toán ngược lại
Để khắc phục nhược điểm của SDĐP, ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ lệ
2.5.2. Tỷ lệ SDĐP
Tỷ lệ SDĐP là tỷ lệ phần trăm của SDĐP tính trên doanh thu hoặc
giữa phần đóng góp với đơn giá bán. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả
các loại sản phẩm (cũng bằng một đơn vị sản phẩm)
g-a
Tỷ lệ SDĐP =
x 100
g
Từ những dữ liệu nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên ta có:
Tại sản lượng x1 doanh thu: gx1 lợi nhuận: P1 = (g-a)x1 - b
Tại sản lượng x2 doanh thu: gx2 lợi nhuận: P2 = (g-a)x2 - b
Như vậy khi doanh thu tăng một lượng: (gx2 – gx1)
Lợi nhuận tăng một lượng: ΔP = P2 - P1
(g – a)
ΔP =
ΔP = (g-a)(x2-x1)
x (x2 - x1)g
g
Kết luận: Thông qua tỷ lệ SDĐP ta có thể thấy được mối quan hệ giữa
doanh thu và lợi nhuận. Nếu doanh thu tăng thêm thì lợi nhuận tăng thêm
bằng chính doanh thu tăng thêm đó nhân với tỷ lệ SDĐP.
Từ kết luận trên ta rút ra hệ quả sau: nếu tăng cùng một mức
doanh thu thì ở những công ty, phân xưởng, sản phẩm nào có tỷ lệ SDĐP
càng lớn thì lợi nhuận tăng càng lớn.
Như vậy, việc sử dụng khái niệm tỷ lệ SDĐP, ta có thể thấy được
mối quan hệ giữa doanh thu với lợi nhuận. Đồng thời khắc phục được
nhược điểm khi sử dụng khái niệm của SDĐP đó là:
Nếu trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt
hàng thì các nhà quản trị sẽ có cái nhìn tổng quát giác độ toàn doanh
nghiệp vì có thể tổng hợp được doanh thu tăng thêm của toàn doanh
nghiệp cho tất cả các loại mặt hàng tiêu thụ.
Giúp cho nhà quản trị trong việc ra quyết định bởi vì nếu tăng cùng
một lượng doanh thu (do tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ) ở các bộ phận
khác nhau thì bộ phận nào có tỷ lệ SDĐP càng lớn thì lợi nhuận sẽ tăng
lên càng nhiều.
2.5.3. Cơ cấu chi phí
Cơ cấu chi phí là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại chi phí khả
biến (CPKB), chi phí bất biến (CPBB) trong tổng chi phí của từng doanh
nghiệp.
Phân tích cơ cấu chi phí là nội dung quan trọng của phân tích hoạt
động kinh doanh, vì cơ cấu chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận
khi mức độ
Thông thường doanh nghiệp hoạt động theo hai dạng cơ cấu sau:
CPBB chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí thì CPKB thường
chiếm tỷ trọng nhỏ, từ đó suy ra tỷ lệ SDĐP lớn, nếu tăng (giảm) doanh
thu thì lợi nhuận tăng (giảm) nhiều hơn. Doanh nghiệp có CPBB chiếm
tỷ trọng lớn thường là doanh nghiệp có mức đầu tư lớn. Vì vậy, nếu gặp
thuận lợi tốc độ phát triển của những doanh nghiệp này sẽ rất nhanh và
ngược lại, nếu gặp rủi ro, doanh thu giảm thì lợi nhuận sẽ giảm nhanh
hoặc sẽ nhanh chóng phá sản nếu sản phẩm không tiêu thụ được.
CPBB chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí thì CPKB thường
chiếm tỷ trọng lớn, từ đó suy ra tỷ lệ SDĐP nhỏ, nếu tăng (giảm) doanh
thu thì lợi nhuận tăng (giảm) ít hơn. Những doanh nghiệp có CPBB
chiếm tỷ trọng nhỏ thường là những doanh nghiệp có mức đầu tư thấp do
đó tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặp rủi ro, lượng tiêu thụ giảm
hoặc sản phẩm không tiêu thụ được thì thiệt hại sẽ thấp hơn
Hai dạng cơ cấu chi phí trên đều có những ưu điểm và nhược điểm.
Tùy theo đặc điểm kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của mình mà mỗi
doanh nghiệp xác lập một cơ cấu phi phí riêng. Không có một mô hình
cơ cấu chi phí chuẩn nào để các doanh nghiệp có thể áp dụng, cũng như
không có câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi chi phí như thế nào là tốt
nhất
Tuy vậy khi dự định xác lập một cơ cấu chi phí, chúng ta phải xem
xét những yếu tố tác động như: kế hoạch phát triển dài hạn và trước mắt
của doanh nghiệp, tình hình biến động của doanh số hàng năm, quan
điểm của các nhà quản trị đối với rủi ro...vv
2.5.4. Đòn bẫy hoạt động
Đòn bẫy với ý nghĩa thông thường là công cụ giúp chúng ta chỉ cần
một lực nhỏ có thể di chuyển một vật có khối lượng lớn.
Trong kinh doanh, đòn bẫy hoạt động cho thấy với một tốc độ tăng
(hoặc giảm) nhỏ của doanh thu (do số lượng tiêu thun sản phẩm tăng
hoặc giảm) sẽ tạo ra một tốc độ tăng (hoặc giảm) lớn về lợi nhuận.
Một cách tổng quát, đòn bẫy hoạt động là khái niệm phản ánh mối
quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận với tốc độ tăng doanh thu nhưng với
điều kiện tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng doanh thu.
* Lưu ý: đòn bẫy hoạt động luôn luôn lớn hơn 1
Độ lớn đòn bẫy hoạt động = Tốc độ tăng lợi nhuận/Tốc độ tăng doanh thu >1
Giả định có hai doanh nghiệp cùng doanh thu và lợi nhuận. Nếu
tăng cùng một lượng doanh thu như nhau thì những doanh nghiệp nào có
đòn bẫy hoạt động lớn hơn thì lợi nhuận tăng lên nhiều hơn. Điều này
cho thấy những doanh nghiệp mà tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn chi
phí khả biến thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, từ đó đòn bẫy hoạt động sẽ lớn
hơn và lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi của doanh thu.
Từ những giả thuyết nêu trên ta có: [1]
Tại số lượng tiêu thụ sản phẩm x1 Doanh thu: gx1
Lợi nhuận: P1 = (g-a)x1-b
Tại số lượng sản phẩm tiêu thụ x2 Doanh thu: gx2
Lợi nhuận: p 2 = (g-a)x2-b
(g-a)(x2-x1)
Tốc độ tăng lợi nhuận:
P 2- P 1
x100% =
P1
(g-a)x1-b
Tốc độ tăng doanh thu:
Độ lớn đòn bẫy hoạt động:
gx2 – gx1
gx1
(g-a)(x2-x1)
( g-a)x1-b
x 100%
x
gx1
gx2-gx1
(g-a)x1
(g-a)x1-b
=
Số dư đảm phí
Độ lớn đòn bẫy hoạt động =
Lợi nhuận
Như vậy tại một mức doanh thu cho sẵn sẽ xác định được độ lớn
đòn bẫy hoạt động tại mức doanh thu đó. Nếu dự kiến được tốc độ tăng
doanh thu sẽ dự kiến được tốc độ tăng lợi nhuận và ngược lại.
Sản lượng tăng lên Doanh thu tăng lên Lợi nhuận cũng tăng
lên nhưng độ lớn đòn bẫy hoạt động ngày càng giảm đi. Độ lớn đòn bẫy
hoạt động đạt mức cao nhất khi số lượng sản phẩm tiêu thụ vượt qua
điểm hòa vốn.
Số dư đảm phí
* Chứng minh:
Độ lớn đòn bẫy hoạt động =
Ta có:
=
=
Lợi nhuận
(g-a)x
(g-a)x-b
(g-a)x-b+b
(g-a)x-b
b
= 1 +
(g-a)x-b
Chi phí bất biến
Vậy:
Độ lớn đòn bẫy hoạt động = 1 +
Lợi nhuận
Kết luận: Khi số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp càng
nhiều thì lợi nhuận càng tăng lên tức mẫu số tăng, chi phí bất biến trên
lợi nhuận giảm dẫn đến độ lớn đòn bẫy hoạt động giảm. Nhưng nếu
doanh nghiệp có lợi nhuận bằng 0 thì lúc đó độ lớn đòn bẫy hoạt động
cũng bằng 0 (nghĩa là đòn bẫy không hoạt động). Vì vậy, độ lớn đòn bẫy
hoạt động đạt mức cao nhất khi số lượng sản phẩm tiêu thụ vượt qua
điểm hòa vốn.
2.6. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN
Phân tích điểm hòa vốn là một trường hợp đặc biệt trong phân tích
mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận khi lợi nhuận bằng 0. Nó
giúp cho nhà quản trị xác định được số sản phẩm tiêu thụ và doanh thu
hòa vốn, từ đó xác định vùng lãi vùn lỗ của doanh nghiệp. Nó cung cấp
thông tin cho nhà quản trị về số lượng sản phẩm càn phải bán để đạt
được lợi nhuận mong muốn và thường bắt đầu tại điểm hòa vốn, điểm
mà doanh số không mang lại lợi nhuận. Vì vậy, phân tích điểm hòa vốn
có vai trò là điểm khởi đầu xác định số lượng sản phẩm cần đạt được lợi
nhuận mong muốn nhằm lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh của
mình.
2.6.1. Điểm hòa vốn
2.6.1.1. Khái niệm điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí
hoặc tổng số dư đảm phí bằng tổng định phí. Tại điểm doanh thu này
doanh nghiệp không có lãi và cũng không bị lỗ, đó là sự hòa vốn.
2.6.1.2. Đồ thị điểm hòa vốn
Việc xác định điểm hòa vốn bằng công thức là hữu ích đối với nhà
quản trị. Tuy nhiên, nó không cho thấy lợi nhuận thay đổi như thế nào
khi mức độ hoạt động thay đổi. Vì thế ngoài phương pháp SDĐP, điểm
hòa vốn có thể xác định bằng đồ thị để biễu diễn mối quan hệ chi phí –
khối lượng – lợi nhuận hay còn gọi là đồ thị điểm hòa vốn
Để vẽ đồ thị điểm hòa vốn ta vẽ như sau:
Ta vẽ hai trục của đồ thị trong đó trục hoành (Ox) biểu thị cho sản
lượng, trục tung (Oy) biểu diễn cho chi phí và doanh thu.
Đường biễu diễn cho chi phí bất biến là đường thẳng song song với
trục hoành và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng với độ lớn của tổng
chi phí bất biến.
Đường doanh thu: ydt = gx (1)
Đường chi phí: ytp = ax + b (2)
Tại điểm mà hai đường này gặp nhau chính là điểm hòa vốn, phía bên
trái của điểm hòa vốn là vũng lỗ, phía bên phải của điểm hòa vốn là vùng
lãi.
Đồ thị tổng quát:
y
ydt = gx
Điểm hòa vốn
ytp = ax + b
yhv
b
ydp = b
x
xh (sản lượng hòa vốn)
Đồ thị phân biệt:
Ngoài đồ thị trên ta có thể vẽ đồ thị điểm hòa vốn chi tiết hơn bằng cách
tách đường tổng chi phí y = ax + b bằng hai đường:
Đường chi phí khả biến: ybp = ax
Đường chi phí bất biến: ydp = b
Ta có đồ thị chi tiết như sau:
y
ydt = gx
ytp = ax + b
Điểm hòa vốn
ybp = ax
yhv
b
ydp = b
x
xh (sản lượng hòa
vốn)
2.6.1.3. Phương pháp xác định điểm hòa vốn
Việc xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh trong có chế thị trường cạnh tranh. Xác định
đúng điểm hòa vốn sẽ căn cứ để các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra các
quyết định kinh doanh như chọn phương án sản xuất, xác định đơn giá
tiêu thụ, tính toán khoản chi phí kinh doanh cần thiết để đạt được lợi
nhuận mong muốn.
Sản lượng hòa vốn: Xét về mặt toán học, điểm hòa vốn là điểm
của đường biểu diễn doanh thu với đường biểu diễn tổng chi phí. Vậy
sản lượng tại điểm hòa vốn chính là ẩn của hai phương trình biểu diễn
hai đường đó.
Phương trình biểu diễn doanh thu có dạng: ydt = gx
Phương trình biểu diễn tổng chi phí có dạng: ytp = ax + b
Tại điểm hòa vốn thì ydt = ytp gx = ax + b (1)
Giải phương trình (1) để tìm x ta có:
b
x=
g-a
Chi phí bất biến
Sản lượng hòa vốn =
Số dư đảm phí đơn vị
Vậy:
Nhận xét: Mặc dù doanh thu hòa vốn không phải là mục tiêu hoạt
động của doanh nghiệp nhưng phân tích hòa vốn sẽ chỉ ra mức hoạt động
cần thiết để doanh nghiệp có những giải pháp nhằm đạt được một doanh
số mà kinh doanh không bị lỗ. Như vậy phân tích hòa vốn sẽ chỉ ra mức
bán tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải đạt được. Ngoài ra phân tích hòa
vốn còn cung cấp thông tin có giá trị liên quan đến các cách ứng xử chi
phí tại các mức tiêu thụ khác nhau. Đây là cơ sở để doanh nghiệp lập kế
hoạch lợi nhuận và các kế hoạch khác trong ngắn hạn.
Doanh thu hòa vốn: Doanh thu hòa vốn là doanh thu của mức tiêu
thụ hòa vốn. Vậy doanh thu hòa vốn là tích của sản lượng hòa vốn với
đơn giá bán.
b
Từ công thức:
b
Xh =
gxh =
g-a
(g-a)/g
Vậy:
Định phí
Doanh thu hòa vốn =
Tỷ lệ số dư đảm phí
Công thức trên rất cần thiết để tính doanh thu hòa vốn của toàn bộ
doanh nghiệp nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản
phẩm.
Trong trường hợp nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại
sản phẩm khác nhau, để tính doanh thu hòa vốn cho từng loại sản phẩm,
ta lấy doanh thu hòa vốn chung của toàn doanh nghiệp nhân với tỷ trọng
doanh thu của từng mặt hàng chiếm trong tổng doanh thu.
2.6.1.4. Phương trình lợi nhuận
Từ phương trình cơ bản thể hiện mối quan hệ CPV.
Doanh thu = Định phí + Biến phí + Lợi nhuận
gx = b + ax + P
Ta thấy rằng nếu doanh nghiệp muốn có mức lợi nhuận như dự kiến,
doanh nghiệp có thể tím được mức tiêu thụ và doanh thu cần phải thực
hiện.
Đặt pm: lợi nhuận mong muốn
Xm: mức tiêu thụ để đạt được lợi nhuận mong muốn
gxm: doanh thu phải thực hiện để đạt được lợi nhuận mong muốn
Từ đó thể tìm được sản lượng tiêu thụ để đạt lợi nhuận mong muốn là:
b + Pm
Xm =
Định phí + Mức lợi nhuận mong muốn
=
g–a
Đơn giá bán – Biến phí đơn vị
Trong tường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm: SDĐP
được thể hiện bằng chỉ tiêu tương đối (tỷ lệ SDĐP), lúc đó có thể xác
định được mức doanh thu phải thực hiện để đạt được lợi nhuận mong
muốn bằng cách vân dụng công thức sau:
b + Pm
gxm =
b + Pm
xg =
g–a
Định phí + Lợi nhuận mong muốn
=
(g – a)/g
Tỷ lệ SDĐP
2.6.2. Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn
Ngoài khối lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn, điểm hòa vốn còn
được quan sát với góc nhìn khác: chất lượng của điểm hòa vốn. Mỗi
phương pháp đều cung cấp một tiêu chuẩn đánh giá hữu ích về hiệu quả
kinh doanh và sự rủi ro.
2.6.2.1. Thời gian hòa vốn
Thời gian hòa vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn
trong một kì kinh doanh
Doanh thu hòa vốn
Thời gian hòa vốn =
Doanh thu bình quân 1 ngày
Trong đó:
Doanh thu trong kì (năm)
Doanh thu bình quân 1 ngày =
360 ngày
2.6.2.2. Tỷ lệ hòa vốn
Tỷ lệ hòa vốn là tỷ lệ giữa sản lượng hòa vốn so với tổng sản lượng
tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn so với tổng doanh thu đạt được
trong kìa kinh doanh (giả định giá bán không đổi)
Sản lượng hòa vốn
Tỷ lệ hòa vốn =
x 100%
Sản lượng tiêu thụ trong kì
Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lượng
điểm hòa vốn tức chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó có
thể được hiểu như là thước đó của sự rủi ro. Thời gian hòa vốn càng
ngắn càng tốt, còn tỷ lệ hòa vốn càng thấp càng tốt.
2.6.2.3. Doanh thu an toàn
Doanh thu an toàn còn được gọi là số dư an toàn, được xác định
như phần chênh lệch giữa doanh thu hoạt động trong kì so với doanh thu
hòa vốn. Chỉ tiêu doanh thu an toàn được thể hiện theo số dư tuyệt đối và
số tương đối.
Mức DT an toàn = Mức DT đạt được - Mức DT hòa vốn
Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vượt quá
mức doanh thu hòa vốn như thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì
càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc
tính rủi ro trong kinh doanh càng thấp và ngược lại.
Để thấy rõ hơn, ta cũng nên hiểu doanh thu an toàn được quyết định
bởi cơ cấu chi phí. Thông thường những xí nghiệp có chi phí bất biến
chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, do vậy nếu doanh số giảm
thì lỗ phát sinh nhanh hơn và những xí nghiệp đó có doanh thu an toàn
thấp hơn.
Để đánh giá mức độ an toàn ngoài việc sử dụng doanh thu an toàn,
cần kết hợp với chỉ tiêu số dư an toàn.
Mức doanh thu an toàn
Tỷ lệ số dư an toàn =
x 100%
Mức doanh thu đạt được
2.7. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI
GIÁ BÁN
Điểm hòa vốn cũng được phân tích trong điều kiện đơn giá bán
thay đổi. Trong những phần trên ta chỉ nghiên cứu điểm hòa vốn trong
điều kiện giá bán không đổi thì cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản
phẩm để đạt hòa vốn. Trong điều kiện giá bán thay đổi, sản lượng cần
sản xuất và tiêu thụ ở điểm hòa vốn sẽ thay đổi tương ứng như thế nào?
Phân tích điểm hòa vốn trong điều kiện giá bán thay đổi là một vấn
đề có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp, vì từ đó họ
có thể dự kiến, khi giá bán thay đổi, cần xác định mức tiêu thụ là bao
nhiêu để đạt hòa vốn với đơn giá tương ứng đó.
2.8. HẠN CHẾ CỦA MÔ HÌNH PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP
Qua nghiên cứu mối quan hệ CPV ở trên, chúng ta thấy rằng việc
đặt chi phí trong mối quan hệ với khối lượng và lợi nhuận để phân tích
đề ra quyết định kinh doanh chỉ có thể thực hiện được trong một số điều
kiện giả định, mà những điều kiện này rất ít khi xảy ra trong thực tế.
Những điều kiện giả định đó là:
Mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm, mức độ hoạt động với chi
phí và thu nhập là mối quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi thích hợp.
Tuy nhiên thực tế cho chúng ta thấy rằng khi sản lượng thay đổi sẽ làm
thay đổi cả lợi nhuận và chi phí. Khi gia tăng sản lượng, chi phí khả biến
tăng theo đường cong còn chi phí bất biến sẽ tăng theo dạng gộp chứ
không phải dạng tuyến tính như chúng ta giả định.
Phải phân tích một cách chính xác chi phí của doanh nghiệp thành
chi phí khả biến và bất biến, điều đó là rất khó khăn, vì vậy phân chia chi
phí hốn hợp thành yếu tố khả biến và bất biến lại càng khó khăn hơn, và
việc phân chia chi phí này chỉ mang tính gần đúng.
Tồn kho không thay đổi khi tính toán điểm hòa vốn, điều này có
nghĩa là sản lượng sản xuất bằng sản lượng bán ra, điều này khó có thể
có thực trong thực tế. Như chúng ta đã biết, khối lượng sản phẩm tiêu thụ
không chỉ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất mà còn phụ
thuộc vào tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm như kí hợp đồng
tiêu thụ với khách hàng, chiến dịch tiếp thị, quảng cáo, công việc vận
chuyển, tình hình thanh toán...
Năng lực sản xuất như máy móc thiết bị, công nhân không thay đổi
trong suốt phạm vi thích hợp. Điều này không đúng bởi nhu cầu kinh
doanh là phải luôn phù hợp với thị trường. Muốn hoạt động hiệu quả, tạo
nhiều lợi nhuận doanh nghiệp phải luôn đổi mới. Ví dụ như đổi mới máy
móc thiết bị (điều này có thể giảm bớt lực lượng lao động...)
Giá bán sản phẩm không đổi. Tuy nhiên giá bán không chỉ do
doanh nghiệp định ra mà còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị
trường.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT
LIỆU XÂY DỰNG MOTILEN CẦN THƠ
3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT
LIỆU XÂY DỰNG MOTILEN CẦN THƠ
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG
MOTILEN CẦN THƠ
Tên tiếng Anh: MOTILEN CANTHO BUILDING MATERIALS
JOINT STOCK COMPANY.
Địa chỉ: 1/2B, Đường 30-4, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều,
Thành phố Cần Thơ.
Điện thoại: (0710) 3821.610 – 3821.679.
Fax: (0710) 3823.548.
Email: adslmotilenct@vnn.vn
Website: http://www.motilenct.com.vn//
Công ty Cổ phần VLXD Motilen Cần Thơ - tiền thân là Xí
nghiệp Cung ứng Vật tư tỉnh Hậu Giang được thành lập ngày 12/04/1983
trực thuộc Sở Quản lý Nhà Đất Hậu Giang, với chức năng chính là tiếp
nhận các nguồn vật tư trong kế hoạch để cung cấp cho các công trình xây
dựng cơ bản của tỉnh Hậu Giang.
Qua nhận định về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tấm lợp
Fibrocement ở Cần Thơ và khu vực ĐBSCL, bắt đầu từ tháng 09/1990
đến cuối năm 1993 Xí nghiệp đã liên doanh với Nhà Máy Sản Xuất Tấm
lợp Fibrocement Đồng Nai đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất tấm lợp
Fibrocement tại xí nghiệp và đây cũng là nhà máy sản xuất tấm lợp
fibrocement đầu tiên và duy nhất ở ĐBSCL có khả năng cung cấp sản
phẩm này cho toàn khu vực.
Trong giai đoạn này Xí Nghiệp không ngừng đầu tư nâng dần qui
mô hoạt động, cụ thể tháng 04/1994 đã đầu tư và đi vào hoạt động Phân
Xưởng Kính Màu Phản Quang Mỹ Nghệ với thiết bị của Trung Quốc,
tiếp tục đến tháng 10/1995 đầu tư Phân Xưởng Cán Tole Sóng Vuông
với dây chuyền cán sóng hiện đại nhập khẩu từ Đài Loan đã chiếm lĩnh
thị trường tole lạnh, tole kẽm, tole mạ màu ... ở khu vực tại thời điểm
này.
Đến tháng 06/2001 để mở rộng qui mô sản xuất, công ty đã di dời
phân xưởng sản xuất tấm lợp fibrocement vào Khu Công Nghiệp Trà
Nóc, vào ngày 15/11/2001 khánh thành và đưa vào hoạt động. Nhà Máy
Sản xuất Tấm lợp Fibrocement với công suất 1.000.000 mét /năm với
vốn đầu tư 5,6 tỷ đồng và đến năm 2002 thông qua đầu tư vào chiều sâu
nhằm hạ giá thành sản phẩm Công ty đã lắp đặt hệ thống xì lô, cân định
lượng và xe bồn chuyên chở xi măng rời.
Cùng thời điểm năm 2002, Công ty tiếp tục đầu tư thêm máy cán xà
gồ thép chữ C và máy uốn vòm tole nhằm đa dạng hóa sản phẩm với chất
lượng cao, mẫu mã đẹp đủ năng lực cung cấp, đáp ứng cho các công
trình dân dụng và công nghiệp trong và ngoài TP.Cần Thơ.
Tháng 08/2007 CTy thành lập thêm Cửa Hàng VLXD Quang
Trung ở khu vực Nam Sông Cần Thơ, chuyên kinh doanh VLXD và
trang trí nội - ngoại thất.
Cùng với xu thế phát triển chung của đất nước và thực hiện Nghị
định của Chính Phủ về việc sắp xếp cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà
nước, đến ngày 11/04/2007 Motilen Cần Thơ chính thức chuyển sang
hoạt động dưới hình thức mới : Công ty Cổ Phần với tên gọi đầy đủ là
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG MOTILEN CẦN THƠ
- gọi tắt là MOTILEN CANTHO.
Sản phẩm của Công ty được bán rộng rãi thông qua mạng lưới hơn
350 đại lý, cửa hàng khắp các tỉnh ĐBSCL; Công ty đã mở rộng quan hệ
các nhà sản xuất lớn trong và ngoài nước thực hiện phân phối chính thức
và độc quyền các sản phẩm về vật liệu xây dựng và đa dạng chủng loại
về trang trí nội ngoại thất.
Với quá trình phát triển và hoạt động trên 25 năm Công ty đã tạo
nên một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nhiệt tình trong kinh doanh
cùng với hệ thống dịch vụ hoàn hảo, luôn tạo sự thuận lợi và an tâm cho
khách hàng.
Công ty luôn sẵn sàng hợp tác, liên doanh với các đơn vị kinh tế
trong và ngoài nước nhằm hướng tới sự phát triển và đa dạng về sản xuất
kinh doanh vật liệu xây dựng.
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
3.1.2.1. Chức năng kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ hoạt động mạnh
trong các lĩnh vực:
Sản xuất kinh doanh VLXD: tấm lợp Fibrocement; ống thép đen
vuông, tròn, chữ nhật; tole sóng vuông, xà gồ thép các loại.
Kinh doanh các loại vật liệu trang trí nội ngoại thất.
Tư vấn, thiết kế, gia công lắp dựng nhà tiền chế, cầu trục, cổng
trục các loại; sản xuất các loại khung kèo nhà xưởng, giàn giáo, cốp –
pha, các sản phẩm cơ khí kĩ nghệ sắt.
Đầu tư, xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, kinh
doanh bất động sản.
Cung ứng các dịch vụ về du lịch, nhà hàng, khách sạn, văn phòng
cho thuê, vận chuyển hàng hóa nội địa, giao nhận xuất nhập khẩu.
Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại thiết bị máy móc, vật liệu xây
dựng, hàng hóa phục vụ cho sản xuất, xây dựng, trang trí nội ngoại thất.
Nuôi trồng sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu các loại
thủy hải sản.
Khảo sát, tư vấn, thiết kế xây dựng và trang trí nội ngoại thất.
3.1.2.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ hiện tại của công ty là cung cấp các sản phẩm về VLXD,
trang trí nội ngoại thất từ các nhà máy tấm lợp, nhà máy ống thép,
xưởng tole, xưởng cơ khí và các sản phẩm thương mại như sản phẩm
shera,....cho thành phố cần thơ và các tỉnh ĐBSCL.
Ngoài ra nhiệm vụ của công ty là chấp hành tốt luật pháp, tuân thủ
chặt chẽ các chính sách quản lí kinh tế, tài chính của nhà nước, xây dựng
kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch của công ty.
3.2. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG
3.2.1. Mục tiêu
Mục tiêu hoạt động của Công ty là mang lại lợi nhuận cao nhất cho
các Cổ đông; huy động, phát triển nguồn vốn; sử dụng vốn có hiệu quả
nhất trong sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho
người lao động, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.
3.2.2. Phạm vi hoạt động
Công ty được phép lập kế hoạch và tiến hành tất cả các hoạt động
kinh doanh theo quy định của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và
Điều lệ này phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và thực hiện
các biện pháp thích hợp để đạt được các mục tiêu của Công ty.
Công ty có thể tiến hành hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực
khác được pháp luật cho phép và được Hội đồng quản trị phê chuẩn.
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬT LIỆU XÂY DỰNG MOTILEN CẦN THƠ
3.3.1.Sơ đồ tổ chức
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của công ty
3.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty
hoạt động thông qua cuộc họp đai hội cổ đông thành lập, đại hội cổ đông
thường niên, đại hội cổ đông bất thường và thông qua việc lấy ý kiến
bằng văn bản.
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát có 3 thành viên. Thành viên của ban
kiểm soát được đại hội đồng cổ đông bầu theo thể thức bầu cử trực tiếp
và bỏ phiếu kín với hình thức bầu dồn phiếu theo điều mục 3 khoản c của
luật doanh nghiệp. Nhiệm kì của ban kiểm soát không quá 5 năm, thành
viên ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kì không hạn chế.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị cao nhất của công ty giữa
hai kì đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có 3 – 11 thành viên, do
đại hội đồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm. Thành viên của hội đồng
quản trị được đại hội đồng cổ đông bầu cử trực tiếp và bỏ phiếu kín, với
hình thức bầu dồn phiếu theo điều 104 mục 3 khoản c của luật doanh
nghiệp. Kết quả trúng cử theo nguyên tắc loại trừ, tính theo tổng số phiếu
được bầu cử từ cao xuống thấp.
Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng hình thức biếu quyết
tại cuộc họp hay lấy ý kiến bằng văn bản. Mỗi thành viên hội đồng quản
trị có một phiếu biểu quyết. Hội đồng quản trị bầu và bãi nhiệm với đa số
phiếu bằng thể thức trực tiếp bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết (nếu cần).
Tổng giám đốc: Là người đứng đầu công ty, điều hành các hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty, chủ động, linh hoạt sử dụng hiệu
quả các nguồn vốn và không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
Phó tổng giám đốc kinh doanh và đầu tư: Có nhiệm vụ giúp đỡ
tổng giám đốc những vấn đề thuộc lĩnh vực của mình. Đồng thời chỉ đạo
các phòng ban thuộc mình quản lí, giải quyết những công việc tổng giám
đốc ủy quyền khi đi vắng.
Giám đốc mảng kinh doanh đại lí: Quản lí kinh doanh hai sản
phẩm chính của công ty là tấm lợp Fibrocement và ống thép của công ty
theo mảng đại lí.
Giám đốc mảng kinh doanh cửa hàng: Quản lí tình hình tiêu thụ
sản phẩm của công ty, quản lí hai của hàng VLXD, xưởng cán Tole và xà
gồ chữ C, đồng thời bộ phận kinh doanh cửa hàng phải tổ chức khai thác,
phát triển kinh doanh VLXD và trang trí nội – ngoại thất.
Giám đốc kế hoạch – sản xuất – cung ứng: Lập kế hoạch, quản lí
theo dõi sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh.
Phó tổng giám đốc nội vụ: Quản lí phòng tổ chức hành chính, sắp
xếp lao động, quy hoạch, củng cố phát triển nguồn nhân lực.
Phòng tổ chức hành chính: Quản lí công văn, tài liệu đi và đến, có
nhiệm vụ nhận và chuyển các báo cáo cho các phòng ban, giải quyết các
vấn đề nhân sự, trình độ, lực lượng lao động, tiền lương cho cán bộ, công
nhân viên.
Phòng kế toán – hành chính: Quản lí chung việc hạch toán, theo
dõi các khoản thu chi, các sổ sách, chứng từ, quan hệ với các tổ chức tín
dụng, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Xưởng cán Tole – xà gồ: Sản xuất và quản lí việc cán Tole và xà
gồ của công ty.
Nhà máy tấm lợp Fibrocement: Sản xuất và quản lí sản xuất sản
phẩm tấm lợp Fibrocement.
Đảng ủy công ty và các đoàn thể: Các tổ chức Đảng cộng sản
Việt Nam, công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, chi hội
cấp cán bộ và hội phụ nữ trong công ty hoạt động theo hiến pháp, pháp
luật của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và điều lệ tổ chức.
3.4. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG THỜI GIAN QUA
3.4.1. Thuận lợi
Sự phát triển của nền kinh tế khi nước ta gia nhập WTO kết hợp với
chính sách mở của của nhà nước ngày càng thông thoáng, thủ tục hành
chính ngày càng đổi mới tạo điều kiện cho công ty phát triển một cách
lớn mạnh.
Cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông ngày càng được nâng cấp và
phát triển giúp công ty dễ dàng cho việc tiêu thụ sản phẩm.
Khai thác nguồn năng lực sẵn có. Đồng thời áp dụng các tiến bộ
của khoa học kĩ thuật vào sản xuất làm cho số lượng sản phẩm tiêu thụ
ngày càng tăng.
Bên cạnh đó công ty còn có đội ngũ công nhân viên nhiệt tình, đoàn
kết, ban lãnh đạo nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh và trong việc quản
lí nhân viên.
3.4.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đó thì công ty cũng gặp không ít khó
khăn, cần phải tìm ra biện pháp khắc phục trong thời gian tới để công ty
có thể phát triển một cách vững vàng hơn.
Do tình hình kinh tế diễn biến không thuận lợi trong năm 2012
làm cho doanh thu giảm mạnh, chủ yếu là doanh thu BH & CCDV
nên công ty đã cắt giảm hầu hết các chi phí làm ảnh hưởng đến lợi
nhuận của công ty.
Giá cả nguyên vật liệu, nhiên liệu tăng liên tục, làm ảnh hưởng
đến giá thành sản phẩm, chi phí vận chuyển tăng cao.
Giá cả trang thiết bị phụ tùng thay thế đều tăng, làm giá chi phí
sửa chữa máy móc thiết bị đầu tư cơ bản tăng theo.
Đội ngũ tiếp thị trong công ty chưa nắm được các diễn biến phức
tạp của thị trường.
Để nắm rõ hơn tình hình hoạt động của công ty trong những năm
gần đây và những khó khăn mà công ty đang gặp phải ta cùng xem bảng
báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010 – 2012 và 6
tháng đầu năm 2013 trong phần sau (3.5)
3.4.3. Chiến lược phát triển của công ty
Hướng phát triển trong tương lai, công ty đã nghiên cứu và từng
bước hoàn thiện các đề án tham gia các lĩnh vực kinh doanh khác như:
xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê, nhà hàng khách sạn tại khu vực
trung tâm thành phố Cần Thơ; chế biến cung ứng gỗ xuất khẩu; nuôi
trồng, chế biến thủy hải sản; và đặc biệt quan tâm đến chiến lược kinh
doanh thông qua việc làm đại lí hay nhượng quyền phân phối từ các đơn
vị sản xuất VLXD và trang trí nội, ngoại thất. Công ty sẵn sàng đón nhận
sự hợp tác đầu tư của các đối tác trong cũng như ngoài nước.
3.5 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 6/2013
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ đã có bề lịch
sử hoạt động trên 20 năm, đã trải qua nhiều giai đoạn kinh doanh phát
triển và chỉ mới chuyển sang công ty cổ phần năm 2007. Tuy vậy công ty
đã từng bước phát triển và khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Để
thấy rõ được điều này và có cái nhìn tổng quát về kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty trước khi đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu thì chúng ta
sẽ phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thông qua bảng
báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây 2010 – 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013.
Bảng 3.1: Báo cáo kết quả HĐKD của công ty giai đoạn 2010 – 2013
ĐVT: Triệu đồng
Năm
ChỈ tiêu
2010
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi vay
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Chi phí thuế TNDN hiện hành
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
2011
2012
78.147
109
78.037
61.755
16.282
38
1.254
1.254
7.771
4.052
3.243
1.975
920
1.055
4.298
1.074
92.233
560
91.672
72.581
19.090
341
1.611
1.611
8.199
5.170
4.450
1.045
596
448
4.899
882
58.932
435
58.497
47.761
10.736
24
1.242
1.242
5.274
4.680
(436)
736
251
485
48
12
3.223
4.017
36
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
Giá trị
%
Giá trị
%
14.086
18,0
(33.301)
(36,1)
451
413,8
(125)
(22,3)
13.635
17,5
(33.175)
(36,2)
10.826
17,5
(24.820)
(34,2)
2.808
17,2
(8.354)
(43,8)
303
797,4
(317)
(93,0)
357
28,5
(369)
(22,9)
357
28,5
(369)
(22,9)
428
5,5
(2.925)
(35,7)
1.118
27,6
(490)
(9,5)
1.207
37,2
(4.886)
(109,8)
(930)
(47,1)
(309)
(29,6)
(324)
(35,2)
(345)
(57,9)
(607)
(57,5)
37
8,3
601
14,0
(4.851)
(99,0)
(192)
(17,9)
(870)
(98,6)
794
(Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần VLXD Motilen Cần Thơ)
24,6
(3.981)
(99,1)
Bảng 3.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 2013
ĐVT: Triệu đồng
ChỈ tiêu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi vay
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Chi phí thuế TNDN hiện hành
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
6 Tháng đầu
năm 2012
6 Tháng đầu năm
2013
Chênh lệch
giá trị
%
30.150
132
30.018
24.396
5.622
4
466
34.331
60
34.270
27.906
6.363
8
586
4.181
(72)
4.252
3.510
741
4
120
13,9
(54,5)
14,2
14,4
13,2
100,0
25,8
2.371
1.899
888
150
179
(29)
860
3.222
2.186
376
591
219
381
748
851
287
(512)
441
40
410
(112)
35,9
15,1
(57,7)
294,0
22,3
(1.413,8)
(13,0)
860
748
(112)
(13,0)
(Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần VLXD Motilen Cần Thơ)
Qua hai bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm
2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 nhìn chung kết quả hoạt động của
công ty tăng 2010 – 2011 nhưng lại giảm trong năm 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013.
Dựa vào bảng 3.1 ta nhận thấy trong hai năm 2010 – 2011 doanh
thu thuần của năm 2011 tăng lên 13.635 triệu đồng tương ứng 17,5% so
với năm 2010 nhưng bên cạnh đó thì giá vốn hàng bán, các khoản giảm
trừ doanh thu và các loại chi phí bán hàng, chi phí quản lí, chi phí tài
chính cũng tăng theo, làm cho lợi nhuận tăng chậm, nguyên nhân của sự
tăng chi phí là do giá nguyên vật liệu tăng công ty phải đầu tư mua nhiều
nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và do tình trạng lạm phát nên làm
cho mọi chi phí đều tăng lên. Sang năm 2012 tình hình doanh thu giảm
nhiều so với năm 2011 chênh lệch là 33.175 triệu đồng tương ứng
36,1%, doanh thu tài chính giảm 317 triệu đồng tương ứng 93%, thu
nhập khác giảm 309 triệu đồng tương ứng 29,6% và các khoản mục chi
phí của công ty cũng giảm theo như chi phí lãi vay giảm 369 triệu đồng
tương ứng 22,9%, chi phí bán hàng giảm 2.925 triệu đồng tương ứng
35,7%, chi phí quản lí doanh nghiệp giảm 490 triệu đồng tương ứng
9,5%, chi phí khác giảm 345 triệu đồng tương ứng 57,9%. Nguyên nhân
là trong năm 2012 do tình hình kinh tế diễn biến không thuận lợi nên
công ty thực hiện nhiều biện pháp tiết kiệm các khoản chi như điện nước,
hội họp, giấy tờ... và cắt giảm nhiều khoản phí khác để giảm bớt sự tăng
cao các khoản chi phí cho công ty. Việc giảm đột biến các khoản doanh
thu của công ty và tốc độ giảm của chi phí lại chậm hơn tốc độ giảm của
doanh thu là nguyên nhân làm cho lợi nhuận của công ty trong năm 2012
giảm 3.981 triệu đồng tương ứng 99,1% so với năm 2011. Nguyên nhân
của sự giảm đột biến,các khoản mục doanh thu, chi phí và lợi nhuận của
công ty là do tình hình chung của nền kinh tế toàn cầu từ năm 2011 –
6/2013 trong tình trạng tương đối khó khăn, đặc biệt là ngành xây dựng.
Từ việc cắt giảm đầu tư của Chính phủ, các dự án bất động sản tạm dừng
hoặc giảm tiến độ, nhiều công trình xây dựng không có vốn để triển
khai...đã khiến không ít các doanh nghiệp vật liệu xây dựng phải giảm
sản lượng hoặc ngừng sản xuất, sản phẩm tồn kho với số lượng lớn, kinh
doanh thua lỗ. Những vấn đề trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Motilen
Cần Thơ dẫn đến nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng trong năm 2012 và 6
tháng đầu năm 2013 giảm đáng kể.
Dựa vào bảng 3.2 bảng báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu
năm 2013 nhận thấy mặc dù doanh thu thuần tăng 4.252 triệu đồng tương
ứng 14,2% so với cùng kì năm trước, doanh thu tài chính tăng 4 triệu
đồng tương ứng 100%, thu nhập khác tăng 441 triệu đồng tương ứng
294%. Nhưng bên cạnh đó thì giá vốn hàng bán tăng 3.510 triệu đồng
tương ứng 14,4 %, chi phí tài chính tăng 120 triệu đồng tương ứng
25,8%, chi phí bán hàng tăng 851 triệu đồng tương ứng 35,9 %, chi phí
quản lí doanh nghiệp tăng 287 triệu đồng tương ứng 15,1%, chi phí khác
tăng 40 triệu đồng 22,3%. Nguyên nhân vẫn chủ yếu là do giá cả các yếu
tố nguyên vật liệu đầu vào tăng , đặc biệt là giá xăng dầu tăng đáng kể
dẫn đến chi phí sản xuất của công ty tăng cao nên công ty đã giảm sản
lượng sản xuất các loại sản phẩm và cũng giảm việc nhập thêm các mặt
hàng kinh doanh do các sản phẩm còn tồn trong kho với số lượng lớn.
Cũng chính vì tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn tốc độ tăng của doanh
thu nên làm cho lợi nhuận của 6 tháng đầu năm 2013 giảm 112 triệu
đồng tương ứng 13% so với 6 tháng đầu năm 2012.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬT LIỆU XÂY DỰNG MOTILEN CẦN THƠ
4.1. GIỚI THIỆU VÀ TRÌNH BÀY QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẤM
LỢP FIBROCEMENT
4.1.1. Nhà máy sản xuất tấm lợp Fibrocement
Qua nhận định về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tấm lợp Fibrocement ở
Cần Thơ và khu vực ĐBSCL, bắt đầu từ tháng 09/1990 đến cuối năm
1993 Xí nghiệp đã liên doanh với Nhà Máy Sản Xuất Tấm lợp
Fibrocement Đồng Nai đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất tấm lợp
Fibrocement tại xí nghiệp và đây cũng là nhà máy sản xuất tấm lợp
fibrocement đầu tiên và duy nhất ở ĐBSCL có khả năng cung cấp sản
phẩm này cho toàn khu vực.
Đến tháng 06/2001 để mở rộng qui mô sản xuất, công ty đã di dời
phân xưởng sản xuất tấm lợp fibrocement vào Khu Công Nghiệp Trà
Nóc, vào ngày 15/11/2001 khánh thành và đưa vào hoạt động. Nhà Máy
Sản xuất Tấm lợp Fibrocement với công suất 1.000.000 mét /năm với
vốn đầu tư 5,6 tỷ đồng và đến năm 2002 thông qua đầu tư vào chiều sâu
nhằm hạ giá thành sản phẩm Công ty đã lắp đặt hệ thống xì lô, cân định
lượng và xe bồn chuyên chở xi măng rờ
Nhà máy sản xuất tấm lợp Fibrocement với dòng sản phẩm gồm:
tấm sóng (đen, màu xanh, màu đỏ), tấm phẳng và sắp nóc, là nhà sản
xuất và cung cấp tấm lợp Fibrocement tại khu vực ĐBSCL có uy tín và
bề dày kinh nghiệm hơn 20 năm, luôn tạo được sự tín nhiệm từ khách
hàng về sự ổn định của chất lượng sản phẩm cũng như các dịch vụ tư
vấn, chăm sóc, hậu mãi.
Sản phẩm tấm lợp Fibrocement đạt huy chương vàng chất lượng
ngành xây dựng, được bảo hành 20 năm, bền vững trong môi trường
nước phèn, nước mặn, chống ồn, chống cháy, chịu lực tốt, dễ di dời lắp
ráp, giá thành thấp.
4.1.2. Quy trình sản xuất tấm lợp Fibrocement
Công nghệ sản xuất tấm lợp Fibrocement hiện nay là công nghệ xeo
ướt Hatschek. Quy trình sản xuất cụ thể như sau:
Nạp amiăng vào máy nghiền: amiăng chrysotile (amiăng trắng)
theo tỷ lệ yêu cầu được làm ẩm bằng nước trong quá trình nghiền ở máy
nghiền xa luân, sau đó được định lượng và đưa và máy trộn Missenard
cùng với nguyên liệu bột giấy cũng đã được cân theo đúng tỷ lệ. Toàn bộ
hỗn hợp trên được chuyển vào máy trộn Hollander .
Nạp xi măng vào máy trộn nguyên liệu:Xi măng từ các silo chứa
được đưa tới bồn cân để định lượng rồi chuyển tới máy trộn Hollander.
Hỗn hợp gồm bột giấy, amiăng, xi măng sao khi trộn đều được chuyển
tới bồn chứa để phân phối cho các bể xeo.
Tại các bể xeo, hốn hợp nguyên liệu được xeo dán vào băng tải
phớt, được nén ép thành tấm trên xi lanh tạo hình tấm phẳng. Khi đủ độ
dày theo quy định, tấm phẳng được tách khỏi xi lanh và được các băng
tải chuyển đến bộ phận cắt theo quy cách để chuyển đến khâu tạo hình.
Sau thời gian bảo dưỡng trên khuôn, các tấm sóng được gỡ, kiểm
tra chất lượng và xếp thành từng kiện trên máy gỡ khuôn.
Các kiện sản phẩm được nhập kho và tiếp tục bảo dưỡng đủ 28
ngày trước khi xuất bán hoặc sử dụng.
4.1.3. Sản phẩm
Tấm phẳng thường có chiều dày 4mm và có 3 loại kích thước sau:
400 x 400 x 4 mm: Tấm thường
400 x 300 x 4mm: Tấm lợp mép
400 x 200 x 4 mm: Tấm viền gờ
Yêu cầu đối với tấm lợp phẳng là không có vết nứt, không sứt góc cạnh,
cường độ chịu uốn theo phương bất kỳ phải đạt 200 kg/cm2, độ hút nước
không được vượt quá 18%. Loại tấm này dùng lợp nhà ở và nhà công
cộng.
Các tấm lượn sóng và nửa sóng có quy cách như sau:
1200 x 700 x 6mm
1800 x 1000 x 6mm
2000 x 1000 x 6mm
1200 x 750 x 6mm
800 x 550 x 6mm
Yêu cầu đối với loại tấm này là không sứt góc cạnh không rạn nứt và
cường độ uốn phải lớn hơn 140 kg/cm2; riêng đối với tấm lớn thì cường
độ chịu uốn phải lớn hơn 180kg/cm2. Độ hút nước phải nhỏ hơn 25%.
Các tấm này được dùng lợp nhà ở, công trình công cộng, nhà máy.
4.2. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ DOANH THU – CHI PHÍ – LỢI
NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG
MOTILEN QUA 3 NĂM ( 2010 – 2012 )
4.2.1. Phân tích tình hình doanh thu
Doanh thu đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi công ty, doanh
thu của công ty là kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh, nó phản
ánh hiệu quả tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động tài chính của doanh
công ty. Doanh thu của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Motilen Cần
Thơ chủ yếu bao gồm doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ,
doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác.
Bảng 4.1: Tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2010 -2012
ĐVT: Triệu đồng
Nămo
Chênh lệch
Chỉ tiêu
2010
DT thuuần BH & CCDV
Doanh thu tài chính
Thu nhập khác
Tổng doanh thu
2011
2012
78.147 92.233 58.932
38
341
24
1.975 1.045
736
80.160 93.619 59.692
2011/2010
2012/2011
Giá trị
%
Giá trị
%
14.086
18,0 (33.301) (36,1)
303 797,4
(317) (93,0)
(930) (47,1)
(309) (29,6)
13.459
16,8 (33.927) (36.2)
Nhìn vào bảng trên ta thấy năm 2011/2010 tổng doanh thu của công
ty đều ở mức cao, năm 2011 tổng doanh thu tăng lên 13.459 triệu đồng
tương ứng tăng 16,8% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự tăng lên
này là do sự tăng lên từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá
trị tăng là 14.086 triệu đồng tương ứng tăng 18% so với năm 2010, bao
gồm các sản phẩm chính như: Tấm lợp Fibrocement, ống thép, xà gồ,
tole sóng vuông... và các sản phẩm kinh doanh như gạch đá, giấy dán
tường, xi măng...Trong năm 2011 tính hình sản xuất các sản phẩm chính
của công ty tiến triển thuận lợi. Công ty đã đầu tư dây chuyền công nghệ
sản xuất hiện đại, góp phần cho các sản phẩm của công ty đạt chất lượng
tốt, bên cạnh đó nhu cầu về vật liệu xây dựng trên thị trường vào thời
gian này tăng cao đã làm cho số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty
không ngừng tăng lên . Ngoài ra do tình hình kinh doanh thuận lợi nên
doanh thu tài chính năm 2011 cũng góp phần tăng 303 triệu đồng tương
ứng tăng 797,4% nguyên nhân là do công ty trong thời gian này nhận
nhiều đơn đặt hàng với số lượng lớn và được thanh toán bằng chuyển
khoản làm tăng tài khoản tiền gửi của công ty do đó doanh thu từ khoản
tiền lãi tăng lên. Tuy nhiên thu nhập khác năm 2011 lại giảm 930 triệu
đồng tương ứng giảm 47,1% so với năm 2010 do công ty chưa thu hồi
được một số khoản thu từ dịch vụ cho thuê kho bãi và dịch vụ vận tải,
thu từ thanh lí tài sản cố định...
Đến năm 2012 tổng doanh thu trong năm chỉ đạt 59.692 triệu đồng
giảm 33.927 triệu đồng tương ứng giảm 36,2% so với năm 2011, do
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 33.301 triệu đồng tương
ứng 36,1%, doanh thu tài chính giảm 371 triệu đồng tương ứng 93%, thu
nhập khác giảm 309 triệu đồng tương ứng 29,6% so với năm 2011.
Nguyên nhân khách quan là do năm 2012 tình hình kinh tế diễn biến
không thuận lợi, trong hoạt động xây dựng đã gặp không ít những khó
khăn. Nhu cầu về các công trình xây dựng đã tạm ngừng hoặc dừng tiến
độ thi công. Điều đó ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu sản phẩm và làm ảnh
hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Nhìn chung thì tình hình doanh thu của các mặt hàng luôn biến
động qua các năm với mức tăng giảm khác nhau và mặt hàng tấm lợp
Fibrocement vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất mang lại phần doanh thu lớn
nhất cho công ty qua các năm. Để đạt được mức tăng trưởng ổn định và
bảo đảm tiêu thụ được hết các sản phẩm, công ty cần không ngừng duy
trì và đề ra các chiến lượt kinh doanh góp phần thu hút khách hàng đến
với các sản phẩm của công ty mình.
4.2.2. Tình hình chi phí của công ty
Bảng 4.2: Tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2010 – 2012
ĐVT: Triệu dồng
Năm
Chênh lệcholumn7
Chỉ tiêu
Giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lí
Chi phí tài chính
Chi phí khác
Tổng chi phí
2010
2011
2012
61.755
7.771
4.052
1.254
920
75.752
72.581 47.761
8.199 5.274
5.170 4.680
1.611 1.242
596
251
88.157 59.208
2011/2010
2012/2011
Giá trị
%
Giá trị
%
10.826
17,5 (24.820) (34,2)
428
5,5 (2.925) (35,7)
1.118
27,6
(490)
(9,5)
357
28,5
(369) (22,9)
(324) (35,2)
(345) (57,9)
12.405
16 (28.949)
(33)
Qua bảng tổng hợp chi phí của công ty ta nhận thấy chi phí tăng lên
trong năm 2011 và giảm trong năm 2012. Cụ thể tổng chi phí trong năm
2011 tăng lên 12.405 triệu đồng tăng 16% so với năm 2010, tổng chi phí
năm 2012 giảm 28.949 tương ứng 33% so với năm 2011. Trong đó bao
gồm giá vốn hàng bán tăng 10.826 triệu đồng tương ứng 17,5% do sản
lượng các mặt hàng tăng nhiều hơn so với năm 2010, nhưng sang năm
2012 do tình hình kinh tế biến động ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản
xuất của công ty thì chi phí giá vốn hàng bán giảm 24.820 triệu đồng
tương ứng 34,2% so với năm 2011.
Chi phí bán hàng của công ty thể hiện toàn bộ các chi phí liên quan
đến quá trình bán hàng như: chi phí nhân viên, chi phí vật liệu bao bì, chi
phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao tài sản cố định...Qua bảng số liệu
chi phí bán hàng trong năm 2011 tăng 428 triệu đồng tương ứng 5,5% so
với năm 2010, nguyên nhân là do trong năm công ty đã mở rộng thêm thị
trường nên đã đầu tư nhiều chi phí cho đội ngũ nhân viên như khen
thưởng cho nhân viên bán hàng khi hoàn thành tốt doanh số trong kì, chi
trả tiền bao bì sản phẩm, bảo hành máy móc thiết bị....Đến năm 2012 do
tình hình kinh doanh không thuận lợi nên chi phí bán hàng giảm 2.925
triệu đồng tương ứng 35,7% so với năm 2011.
Chi phí quản lí trong năm 2011 tăng 1.118 triệu đồng tương ứng
27,6% so với năm 2010, do mức lợi nhuận của công ty vẫn tăng ổn định
nên công ty đã đầu tư mua thêm các thiết bị cho nhân viên như thiết bị
văn phòng, máy fax, điện thoại bàn...Nhưng trong năm 2012 lại giảm
490 triệu đồng tương ứng 9,5% so với năm 2011. Trong năm 2012 do
tình hình kinh tế biến động nên công ty đã cắt giảm và tiết kiệm nhiều
khoản chi phí, đồng thời một số nhân viên của công ty về hưu xin nghỉ
việc chính vì thế mà chi phí trả lương cho nhân viên cũng giảm bớt một
phần.
Chi phí tài chính và chi phí khác hai khoản mục chi phí này chiếm
tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí, nó không ảnh hưởng nhiều đến lợi
nhuận của công ty. Công ty trả chi phí tài chính chủ yếu là trả tiền lãi vay
của ngân hàng, năm 2011 tăng 357 triệu đồng tương ứng 28,5% so với
năm 2010, bên cạnh đó thì cũng trong năm 2011 chi phí khác lại giảm
324 triệu đồng tương ứng 35,2% so với năm 2010. Trong năm 2012 do
tình hình kinh tế biến động thì cả chi phí tài chính và chi phí khác đều
giảm cụ thể lại chi phí tài chính giảm 369 triệu đồng tương ứng 22,9%,
chi phí khác giảm 345 triệu đồng tương ứng 57,9% so với năm 2011.
4.2.3. Tình hình lợi nhuận của công ty
Lợi nhuận là yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động kinh
doanh của công ty. Nó phản ánh toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh và
sự thành công hay thất bại của công ty. Do đó việc phân tích tình hình lợi
nhuận của công ty là hết sức cần thiết.
Bảng 4.3: Tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 2010 -2012
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
LN thuần từ HĐKD
Lợi nhuận khác
LN trước thuế
Thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế
2010
2011
2012
3.243 4.450 (436)
1.055
448
485
4.298 4.899
48
1.074
882
12
3.223 4.017
36
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
Giá trị
%
Giá trị
%
1.207
37,2 (4.886) (109,8)
(607) (57,5)
37
8,3
601
14,0 (4.851) (99,0)
(192) (17,9)
(870) (98,6)
794
24,6 (3.981) (99,1)
Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty cổ phần VLXD Motilen Cần Thơ
Qua bảng báo cáo tình hình doanh thu ta nhận thấy tình hình lợi
nhuận của doanh nghiệp có chiều hướng giảm. Trong năm 2011 lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng 1.207 triệu đồng tương
ứng 37,2%, lợi nhuận trước thuế tăng 601 triệu đồng tương ứng 14% so
với năm 2010. Bên cạnh đó năm 2011 lợi nhuận khác giảm 607 triệu
đồng tương ứng 57,5%, thuế TNDN giảm 192 triệu đồng tương ứng
17,9%, lợi nhuận sau thuế tăng 794 triệu đồng tương ứng 24,6% so với
năm 2010. Tình hình lợi nhuận của công ty trong năm 2011 tăng chủ yếu
ảnh hưởng bởi lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong đó có lợi
nhuận gộp về BH & CCDV tăng đột biến trong năm, ngoài ra phần
doanh thu hoạt động tài chính và phần lợi nhuận khác cũng góp phần làm
tăng lợi nhuận trong năm 2011. Tuy chi phí tăng đều qua các năm nhưng
tốc độ tăng của doanh thu tăng cao hơn, nguyên nhận lợi nhuận tăng
trong năm 2011 vẫn là việc công ty đã kinh doanh tốt hơn, mang về phần
doanh thu BH & CCDV đáng kể, ngoài ra còn có sự biến động của khoản
chi phí thuế TNDN nhưng khoản chi phí này cũng tương đối nhỏ, chính
vì thế vẫn đảm bảo phần lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên.
Năm 2012 do tình hình biến động kinh tế, nên nhìn chung doanh
thu, chi phí, lợi nhuận của công ty đều giảm. Cụ thể lợi nhuận thuần từ
HĐKD giảm 4.886 triệu đồng tương ứng 109,8%, lợi nhuận trước thuế
giảm 4.851 triệu đồng tương ứng 99%, chi phí thuế TNDN giảm 870
triệu đồng tương ứng 98,6% so với năm 2011. Chính vì những khoản
mục giảm mạnh của doanh thu thuần và các khoản lợi nhuận từ hoạt
động tài chính bên cạnh đó là sự tăng của chi phí nhanh hơn tốc độ của
tăng doanh thu nên đã làm lợi nhuận sau thuế giảm mạnh 3.981 triệu
đồng tương ứng 99,1%. Vì thế công ty cần đưa ra nhiều phương án kinh
doanh hơn nữa để góp phần tốc độ tăng trưởng, khắc phục tình trạng
giảm lợi nhuận trong thời gian tới.
4.3. PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CÁCH ỨNG XỬ CỦA CHI PHÍ
Bảng 4.4: Căn cứ ứng xử để xác định biến phí định phí
Chỉ tiêu
Định phí
Chi phí NVL (621): Sản lượng sản xuất
NVL chính
NVL phụ
Chi phí khác
x
Nhân công trực tiếp (622): CP NVL
Sản xuất chung (672): Sản lượng sản xuất
Chi phí nhân viên PX
Chi phí CCDC
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Mức độ HĐ
Chi phí khấu hao TSCĐ
x
Chi phí BHXH, BHYT
x
Chi phí khác
Chi phí BH (641) & QLDN (642): Doanh thu
Lương nhân viên
Kinh phí công đoàn
Chi phí BHXH, BHYT
x
Chi phí nhiên liệu (641)
Chi phí văn phòng phẩm (642)
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Định mức điện thoại
x
Chi phí khấu hao TSCĐ
x
Chi phí phân bổ CCDC
x
Chi phí khác
x
Biến phí
Hỗn hợp
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Trong phần này chúng ta sẽ phân tích 3 mặt hàng tấm lợp có mức
sản xuất và tiêu thụ cao của công ty và là sản phẩm chủ lực ảnh hưởng
đến doanh thu của công ty trong tháng 6/2013:
Tấm sóng chính phẩm
Tấm phẳng chính phẩm
Sắp nóc
4.3.1. Chi phí khả biến
Chi phí khả biến là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay
đổi của mức độ hoạt động. Tuy nhiên có loại chi phí khả biến tỷ lệ thuận
trực tiếp với biến động của mức hoạt động như chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp... nhưng có chi phí khả biến chỉ thay
đổi khi mức hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng như chi phí lao động
gián tiếp, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị...Biến phí rất đa dạng, tuỳ
thuộc vào từng loại hình sản xuất- kinh doanh, từng phạm vi, mức độ
hoạt động, quy trình sản xuất...của từng doanh nghiệp.
4.3.1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT)
Mỗi một loại tấm lợp đều có một chỉ tiêu nhất định về thành phần
và khối lượng. Các loại chi phí nguyên vật liệu bao gồm chi phí nguyên
liệu chính, nguyên liệu phụ, và một số loại chi phí khác.
Từng tháng công ty sẽ xác định từng loại sản phẩm phải sản xuất
cho các phân xưởng , tổ sản xuất. Sau đó căn cứ trên sản lượng cần sản
xuất và định mức tiêu hao NVL. Công ty sẽ xác định số nguyên vật liệu
cần xuất kho cho sản xuất, cuối kì chi phí nguyên vật liệu sẽ được phân
bổ cho các sản phẩm theo tiêu thức sản lượng sản xuất, ta có công thức
phân bổ sau:
Mức PB chi phí
Tổng CP NVL phát sinh trong tháng
NVL cho từng sp=
Tổng SL sản xuất
SL sản xuất
x của từng SP
Bảng 4.5: Chi phí nguyên vật liệu chính
ĐVT: Đồng
Tên sản phẩm
ĐVT
XMCP 30 (Xá)
Amiang CB – 6D
Amiang A3
Amiang A5
Bột giấy
Tổng
Tấn
Kg
Kg
Kg
Kg
Tấm sóng
Tấm phẳng
Sắp nóc
chính phẩm
chính phẩm
1.310.770.310 67.862.960 19.095.090
1.012.971.495 52.444.920 14.756.805
355.650.363
18.413.208 5.181.057
989.853.652
51.248.032 14.420.028
134.493.461
6.963.176 1.959.279
3.803.739.281 196.932.296 55.412.259
Tổng
1.397.728.360
1.080.173.220
379.244.628
1.055.521.712
143.415.916
4.056.083.836
(Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần VLXD Motilen Cần Thơ, T6/2013)
Bảng 4.6: Chi phí nguyên liệu phụ
ĐVT: Đồng
Tên sản phẩm
ĐVT
Tấm sóng
chính phẩm
Tấm phẳng
chính phẩm
Sắp nóc
Tổng
Dạ kĩ thuật
Lưới Inox mịn
Dây thau
Lưới nhựa bạt dứa
Tổng
Tấm
14.235.125
737.000
207.375
15.179.500
Mét
12.640.791
654.456
184.149
13.479.396
569.405
29.480
8.295
607.180
1.138.810
58.960
16.590
1.214.360
28.584.131
1.479.896
416.409
30.480.436
Kg
Tấm
( Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần VLXD Motilen Cần Thơ, T6/2013)
Bảng 4.7: Chi phí nguyên liệu khác
ĐVT: Đồng
Tấm sóng Tấm phẳng
chính phẩm chính phẩm
569.405
29.475
Chi phí phụ tùng thay thế
569.405
29.475
Đá mài dao (viên)
Tổng
1.138.810
58.950
Tên sản phẩm
Sắp nóc
Tổng
8.295
607.175
8.295
607.175
16.590 1.214.350
( Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần VLXD Motilen Cần Thơ, T6/2013)
Tổng
Tấm sóng
chính phẩm
Chi phí NVL (621)
3.833.462.222đ
198.471.142đ
55.845.258đ
113.881sp
5.896sp
1.659sp
Sản lượng
Tấm phẳng
chính phẩm
Sắp nóc
Qua bảng tổng hợp chi phí trên ta nhận thấy mặt hàng tấm sóng chính
phẩm có tổng chi phí NVL là 3.833.462.222đ lớn hơn hai sản phẩm còn
lại là tấm phẳng chính phẩm có chi phí NVL là 198.471.142đ và sắp nóc
có chi phí NVL là 55.845.258đ. Đứng trên góc độ này ta mới thấy rõ chi
phí bỏ ra cho từng sản phẩm. Nguyên nhân do định mức tiêu hao nguyên
liệu của các sản phẩm khác nhau nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là
khác nhau.
4.3.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT)
Chi phí NVL sp X sản xuất trong tháng t
Chi phí NCTT của sp X =
Tổng CP NVL trong tháng t
x Tổng chi phí NCTT
trong tháng t
Do công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm nên việc xác định chi phí
NCTT cho từng sản phẩm được tính bằng cách phân bổ dựa vào chi phí
NVL. Với cách phân bổ thì chi phí NCTT lớn hay nhỏ tùy thuộc vào chi
phí NVL của sản phẩm tương ứng
Bảng 4.7: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
ĐVT: Đồng
Tấm sóng Tấm phẳng
Sắp nóc
Tổng
chính phẩm chính phẩm
13.693.428 2.642.787 197.748.648
Tiền lương phải trả 181.412.433
29.950.703
2.260.748
436.317
Bảo hiểm
32.647.768
Tổng
211.363.136
15.954.176 3.079.104 230.396.416
Khoản mục
( Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần VLXD Motilen Cần Thơ, T6/2013)
Qua bảng tổng hợp chi phí NCTT trên ta thấy có sự tỉ lệ thuận giữa
chi phí NVL và chi phí NCTT. Chi phí NVL của sản phầm nào càng cao
thì chi phí NCTT sản xuất càng nhiều. Mặt hàng tấm sóng chính phẩm có
chi phí NCTT 211.363.136đ cao nhất do có chi phí NVL
3.833.462.222đ, mặt hàng sắp nóc có chi phí NCTT là 3.079.104đ thấp
nhất do có chi phí NVL 55.845.258đ thấp nhất.
4.3.1.3. Chi phí sản xuất chung (CPSXC)
Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh ở phân xưởng và
các bộ phận sản xuất nhằm phục vụ và quản lí liên quan đến các quá
trình sản xuất và kinh doanh ở công ty: Công cụ dụng cụ là các dụng cụ
lao động xuất dùng cho phân xưởng, phục vụ sữa chữa máy móc thiết
bị.... chi phí dịch vụ mua ngoài là các chi phí thuê xe, tiền thuê bóc xếp,
chi phí bảo trì...các chi phí khác như chi phí điện, nước...tất cả đều phát
sinh tại phân xưởng và tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh
doanh, là những chi phí tăng, giảm theo mức độ hoạt động của nhà máy
nên chúng được xem là biến phí.
Do công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm nên đối với chi phí dịch
vụ mua ngoài là chi phí hỗn hợp được tính bằng cách áp dụng phương
pháp cực đại cực tiểu phân bổ biến phí, định phí và giả định rằng sản
phẩm tồn đầu kì bằng sản phẩm tồn cuối kì, ta có công thức sau:
CP khả biến ĐV
mức độ hoạt động =
CP ở mức độ
_
hoạt động cao nhất
CP ở mức độ
hoạt động thấp nhất
Mức độ HĐ cao nhất – Mức độ HĐ thấp nhất
Trong 6 tháng đầu năm 2013 ta có tổng chi phí dịch vụ mua ngoài
của tháng 3 cao nhất 74.463.942đ với sản lượng 145.723 sản phẩm,
tháng 1 có tổng chi phí thấp nhất 49.642.628đ với sản lượng là 97.149
sản phẩm, áp dụng công thức ta có biến phí đơn vị cho một sản phẩm là
511đ.
Bảng 4.8: Biến phí SXC dịch vụ mua ngoài của 3 sản phẩm
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Biến phí đơn vị
Sản lượng
Tổng BP DV mua ngoài
Tấm sóng
chính phẩm
511
113.881
58.193.191
Tấm phẳng
chính phẩm
511
5.896
3.012.345
Sắp nóc
Tổng
511
1.659
847.749
511
145.723
62.053.285
Tại phân xưởng sản xuất tấm lợp của Công ty cổ phần vật liệu
Motilen, chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất của 3 loại sản
phẩm dựa trên sản lượng ta có công thức:
Tổng biến phí SXC của 3 SP * Sản lượng sp X
Biến phí SXC sản phẩm X =
Tổng sản lượng
Bảng 4.9: Biến phí sản xuất chung
ĐVT: Đồng
Tiền ăn + Phụ cấp
VL phụ tùng thay thế
Phí CCDC sữa chữa
Phân bổ CCDC sản xuất
Chi phí bằng tiền khác
Chi phí nhiên liệu
Chi phí DV mua ngoài
Tấm sóng
chính phẩm
30.406.227
2.391.501
52.157.498
45.780.162
16.171.102
40.199.993
58.193.191
Tổng
245.299.674
Chỉ Tiêu
Tấm phẳng
chính phẩm
1.573.965
123.795
2.699.910
2.369.790
837.090
2.081.288
3.012.345
Sắp nóc
442.953
34.839
759.822
666.918
235.578
585.627
847.749
Tổng
32.423.145
2.550.135
55.617.230
48.816.870
17.243.770
42.866.908
62.053.285
12.698.183 3.573.486 261.571.343
( Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần VLXD Motilen Cần Thơ, T6/2013)
.Qua bảng 4.9 trên ta nhận thấy chi phí sản xuất chung khả biến của
mặt hàng tấm sóng chính phẩm là cao nhất, tiếp theo là mặt hàng tấm
phẳng chính phẩm và thấp nhất là mặt hàng sắp nóc. Nguyên nhân là do
yêu cầu kĩ thuật của mỗi sản phẩm khác nhau nên chi phí sản xuất chung
của mỗi mặt hàng cũng khác nhau.
4.3.1.4. Chi phí bán hàng và quản lí khả biến
Chi phí bán hàng và quản lí khả biến là những chi phí phát sinh
trong quá trình tiêu thụ sản phẩm tại công ty bao gồm:
Chi phí vận chuyển bốc xếp hàng đi bán.
Chi phí phục vụ quản lí và bán hàng như: chi phí điện thoại, chi
phí ngân hàng, phí chuyển tiền.
Chi phí lương ở bộ phận bán hàng và quản lí.
Chi phí hoa hồng cho bộ phận bán hàng.
Do công ty hiện nay đang kinh doanh rất nhiều loại sản phẩm nên
việc tính biến phí quản lí doanh nghiệp và biến phí bán hàng được thực
hiện bằng cách phân bổ cho các sản phẩm dựa vào doanh thu bán ra.
DT sản phẩm X trong tháng t
Chi phí BH (QLDN) của =
sản phẩm X trong tháng t
Tổng DT trong tháng t
x
Tổng CPBH
(QLDN) trong tháng t
Bảng 4.10: Biến phí bán hàng và quản lí
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Biến phí BH
Biến phí QL
Tổng
Tấm sóng
chính phẩm
26.317.145
898.681
27.215.826
Tấm phẳng
chính phẩm
2.686.002
91.722
2.777.724
Sắp nóc
Tổng
254.760
8.700
263.459
29.257.907
999.102
30.257.009
( Nguồn: phòng kế toán công ty cổ phần VLXD Motilen Cần Thơ,T6/2013)
Từ các số liệu được tập hợp ở trên ta xác định được tổng chi phí khả biến
của từng loại đá như sau:
Bảng 4.11: Tổng hợp chi phí khả biến
ĐVT: Đồng
Nội dung
Chi phí NVLTT
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí SXC
Chi phí bán hàng và quản lí
Tổng
Tấm sóng
chính phẩm
3.833.462.222
211.363.136
Tấm phẳng
chính phẩm
198.471.142
15.954.176
55.845.258
3.079.104
245.299.674
12.698.183
3.573.486
27.215.826
4.317.340.813
2.777.724
229.901.225
263.459
62.761.307
Sắp nóc
( Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần VLXD Motilen Cần Thơ, T6/2013)
4.3.2. Chi phí bất biến
Chi phí bất biến hay còn gọi là định phí đó là các khoản chi phí
thường không thay đổi trong phạm vi giới hạn của quy mô hoạt động,
nhưng chi phí trung bình của một đơn vị hoạt động thì thay đổi tỷ lệ
nghịch với mức biến động của mức hoạt động. Chi phí cố định không
thay đổi về tổng số trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động, nhưng
nếu mức độ hoạt động tăng vượt quá phạm vi phù hợp đó thì chi phí
khấu hao máy móc thiết bị sản xuất sẽ tăng vì phải đầu tư thêm máy móc
thiết bị sản xuất. Chi phí bất biến tại công ty gồm:
Định phí sản xuất chung.
Định phí bán hàng.
Định phí quản lí.
4.3.2.1. Định phí sản xuất chung
Bảng 4.12: Định phí sản xuất chung
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
CP khấu hao TSCĐ
CP thuê mặt bằng
Tiền lương QL PX
Bảo hiểm
Tổng
Tấm sóng
chính phẩm
30.975.632
15.373.935
52.613.022
10.021.528
108.984.117
Tấm phẳng
Sắp nóc
Tổng
chính phẩm
1.603.440
451.248 33.030.320
795.825
223.965 16.393.725
2.723.490
766.458 56.102.970
518.760
145.992 10.686.280
5.641.515 1.587.663 116.213.295
( Nguồn: phòng kế toán công ty cổ phần VLXD Motilen Cần Thơ, T6/2013)
Qua bảng tổng hợp định phí sản xuất chung như trên ta thấy chi phí
khấu hao TSCĐ của 3 sản phẩm là 33.030.320đ và tiền lương cho nhân
viên phân xưởng là 56.102.280đ cao nhất chiếm phần lớn tổng định phí
sản xuất chung. Giống như biến phí thì sản phẩm tấm sóng chính phẩm
luôn có chi phí cao hơn hai mặt hàng còn lại là tấm phẳng chính phẩm và
sắp nóc.
4.3.2.2. Định phí bán hàng
Định phí bán hàng được phân bổ theo tiêu thức doanh thu tiêu thụ,
bao gồm các loại phí như:
Chi phí nhân viên bán hàng.
Chi phí dụng cụ đồ dùng cho bán hàng.
Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng.
Tất cả các chi phí này đều không thay đổi theo mức độ hoạt động
của công ty nên được coi là định phí và được phân bổ theo tiêu thức
doanh thu tiêu thụ.
Định phí bán hàng sp X =
Tổng ĐP BH trong kì * Doanh thu sp X
trong kì
Tổng doanh thu
Bảng 4.13: Định phí bán hàng
ĐVT: Đồng
Tấm sóng
chính phẩm
Chỉ tiêu
191.345.140
Định phí BH
Tấm phẳng
chính phẩm
Sắp nóc
Tổng
9.906.577 2.787.485 204.039.203
4.3.2.3. Định phí quản lý doanh nghiệp
Định phí quản lí bao gồm các loại chi phí như:
Chi phí nhân viên quản lí.
Chi phí điện thoại, đồ dùng văn phòng...
Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lí
Thuế, phí và lệ phí.
Tương tự như định phí bán hàng thì định phí quản lí doanh nghiệp
cũng được phân bổ theo tiêu thức doanh thu tiêu thụ.
Tổng ĐP QL trong kì x Doanh thu sp X trong
Định phí quản lí sp X = kì
Tổng doanh thu
Bảng 4.14: Định phí quản lí doanh nghiệp
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Tấm sóng
chính phẩm
Định phí quản lí
159.163.910
Tấm phẳng
chính phẩm
Sắp nóc
Tổng
8.240.448 2.318.674 169.723.032
4.3.3. Tổng hợp chi phí
Ở phần này chi phí sẽ được trình bày theo hai dạng:
Tổng hợp chi phí theo lượng sản xuất trong tháng 6/2013.
Tổng hợp chi phí theo lượng tiêu thụ nhằm tập hợp chi phí để tính
hiệu quả kinh doanh.
Bảng 4.15: Tổng hợp chi phí theo lượng sản xuất
ĐVT: Đồng
Loại chi phí
Chi phí NVL
Đơn vị (đ/sp)
Chi phí NCTT
Đơn vị (đ/sp)
Chi phí SXC
Đơn vị (đ/sp)
Chi phí BH&QL
Đơn vị (đ/sp)
Tổng đơn vị (đ/sp)
Chi phí sản xuất chung
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lí
Tổng định phí
Tấm sóng
chính phẩm
Biến phí
3.833.46.222
33.662
211.363.136
1.856
245.299.674
2.154
27.215.826
239
37.911
Định phí
108.984.117
191.345.140
159.163.910
459.493.168
Tấm phẳng
chính phẩm
Sắp nóc
198.471.142 55.845.258
33.662
33.662
15.954.176 3.079.104
2.706
1.856
12.698.183 3.573.486
2.154
2.154
2.777.724
263.459
471
159
38.993
37.831
5.641.515
9.906.577
8.240.448
23.788.540
1.587.663
2.787.485
2.318.674
6.693.822
Bảng 4.16: Tổng hợp chi phí theo sản lượng tiêu thụ
ĐVT: Đồng
Loại chi phí
Biến phí NVL
Biến phí NCTT
Biến phí SXC
Biến phí BH&QL
Tổng biến phí
Định phí SXC
Định phí bán hàng
Định phí quản lí
Tổng định phí
Tấm sóng chính
Tấm phẳng
phẩm
chính phẩm
Biến phí
3.833.462.222
198.471.142
211.363.136
15.954.176
245.299.674
12.698.183
27.215.826
2.777.724
4.317.340.858
229.901.225
Định phí
108.984.117
5.641.515
191.345.140
9.906.577
159.163.910
8.240.448
459.493.168
23.788.540
Sắp nóc
55.845.258
3.079.104
3.573.486
263.459
62.761.307
1.587.663
2.787.485
2.318.674
6.693.822
Nhìn vào bảng 4.15 ta thấy rằng đây là bảng cho ta biết được giá
thành của từng loại sản phẩm, đặc biệt có thể nhìn thấy một cách đầy đủ
từng khoản mục chi phí cấu thành giá thành của sản phẩm, có thể giúp
nhà quản trị đưa ra biện pháp hạ giá thành ở từng khâu.
Bảng 4.16 không khác gì nhiều so với bảng 4.15. Vì vậy khi nhìn
vào bảng này ta không thấy được gì nhưng nếu sản xuất và bán ra khác
số lượng thì ta sẽ rõ. Trong trường hợp này nếu tổng chi phí sản xuất ra
cao mà tổng doanh thu của sản phẩm bán ra trong kì thấp thì thấy rõ ràng
là sản phẩm này kinh doanh không có hiệu quả ở đây do không có sự
khác biệt nên chúng ta không thấy. Nhưng nếu có sự khác biệt thì bảng
này quả là có sự đóng góp tích cực cho nhà quản trị trong quá trình ra
quyết định.
4.4. BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ
4.4.1. Số dư đảm phí
Bảng 4.17: Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu
CP khả biến
Tấm sóng
ĐV
chính phẩm
(đ/sp)
4.898.660.987 43.016
4.317.340.858 37.911
Tấm phẳng
ĐV
ĐV
Sắp nóc
chính phẩm (đ/sp)
(đ/sp)
268.764.356 45.584 75.233.478 45.349
229.901.225 38.993 62.761.307 37.831
SDĐP
CP bất biến
581.320.129
459.493.168
5.105
4.035
38.863.131
23.788.540
6.591 12.472.171
4.035 6.693.822
7.518
4.035
Lợi nhuận
121.826.962
1.070
15.074.591
2.557
3.483
5.778.348
( Nguồn: phòng kế toán công ty cổ phần VLXD Motilen Cần Thơ, T6/2013)
Qua bảng báo thu nhập theo số dư đảm phí ta thấy sản phẩm tấm
sóng chính phẩm có doanh lớn nhất, chi phí khả biến, chi phí bất biến lớn
nhất đồng thời cũng là dòng sản phẩm có lợi nhuận biếu hiện bằng số
tuyệt đối lớn nhất. Sản phẩm sắp nóc có lợi nhuận thấp nhất, nếu tính
trên một đơn vị sản phẩm thì sản phẩm sắp nóc có lợi nhuận cao nhất
3.438đ và ngược lại sản phẩm tấm sóng chính phẩm là thấp nhất với
1.070đ. Đối với sản phẩm sắp nóc có lợi nhuận đơn vị cao nhất, mặc dù
giá bán trên một đơn vị sản phẩm cao nhưng do sản lượng tiêu thụ thấp
nên lợi nhuận đạt được không cao.
Để kết luận sản phẩm nào trong 3 sản phẩm hoạt động đạt hiệu quả
cao và chiếm một phần lợi nhuận đáng kể trong tổng lợi nhuận mà Công
ty đạt được, ta cần xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố chi phí khả biến,
chi phí bất biến, sản lượng tiêu thụ tác động như thế nào đến giá bán và
ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh, cụ thể hơn là từ mối quan hệ
này có thể tìm ra sản phẩm thích hợp cho việc mở rộng thị trường, củng
cố năng lực sản xuất. Đồng thời thấy được mức độ hoạt động của công ty
thay đổi thì sản phẩm nào ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh nhiều nhất.
Bảng 4.18: Bảng báo cáo KQKD theo từng sản phẩm
ĐVT: Đồng
Tổng cộng
Chỉ tiêu
Doanh thu
Biến phí
Số dư đảm phí
Tổng định phí
Lợi nhuận
Doanh thu theo từng loại sản phẩm
Tỷ
Tấm sóng
Tấm phẳng
Số tiền
trong
chính phẩm chính phẩm
%
5.242.658.821
100 4.898.660.987 268.764.356
4.610.003.390 87.9 4.317.340.858 229.901.225
632.655.431 12.1
581.320.129
38.863.131
489.975.530
142.679.901
Sắp nóc
75.233.478
62.761.307
12.472.171
( Nguồn: phòng kế toán công ty cổ phần VLXD Motilen Cần Thơ, T6/2013)
Để xem phần chi tiết đóng góp ta xem hai bảng sau
Bảng 4.19: Báo cáo chi tiết thu nhập của từng sản phẩm
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu
Chi phí khả biến
Số dư đảm phí
Chi phí bất biến
Lợi nhuận
Tấm sóng
chính phẩm
43.016
37.911
5.105
4.035
1.070
Tấm phẳng
chính phẩm
45.584
38.993
6.591
4.035
2.557
Sắp nóc
45.349
37.831
7.518
4.035
3.483
Để nhìn rõ hơn mối quan hệ tỷ lệ số dư đảm phí trung bình của 3 dòng
sản phẩm trên ta có bảng sau.
Bảng 4.20: Bảng tính số dư đảm phí từng sản phẩm
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Giá bán
Biến phí
Số dư đảm phí
Tỷ lệ số dư đảm phí (%)
Tỷ lệ % chiếm trong tổng DT (%)
Tấm sóng
Tấm phẳng
Sắp nóc
chính phẩm chính phẩm
43.016
45.584
45.349
37.911
38.993
37.831
5,105
6.591
7.518
12%
14%
17%
93.44%
5.13%
1.44%
Qua bảng này ta thấy rõ tỷ lệ phần trăm của từng sản phẩm trong
tổng doanh thu, phản anh kết cấu cá biệt của từng sản phẩm. Như phần lí
thuyết đã trình bày thì số dư đảm phí đơn vị là chênh lệch giữa giá bán
và chi phí khả biến, SDĐP được dùng trước hết là bù đắp phần định phí
và sau đó còn là lợi nhuận. Theo bảng trên ta nhận thấy sản phẩm sắp
nóc có tỷ lệ SDĐP cao nhất là 7.518đ, khi vượt qua điểm hòa vốn ( tức là
bù đắp hết phần định phí), cứ một sản phẩm sắp nóc bán thêm sẽ được
lợi nhuận là 7.518đ tức là bằng toàn bộ số dư đảm phí đơn vị. Tương tự
nếu vượt qua điểm hòa vốn thì lợi nhuận trên sản phẩm tấm sóng chính
phẩm là 5.105đ và sản phẩm tấm phẳng chính phẩm là 6.591đ.
Với cách tính như vậy ta có thể tính nhanh lợi nhuận tăng thêm
bằng cách lấy SDĐP đơn vị nhân với lượng tiêu thụ vượt qua điểm hòa
vốn. Công thức thể hiện rõ mối quan hệ giữa SDĐP và lợi nhuận. Có thể
nói SDĐP tỷ lệ thuận với lợi nhuận, do đó sản phẩm nào có tỷ lệ SDĐP
càng lớn thì khi vượt qua điểm hòa vốn lợi nhuận tăng lên càng nhiều.
Bảng 4.21: Quan hệ giữa SDĐP và lượng tiêu thụ
ĐVT: Đồng
SDĐP
Lượng vượt hòa vốn
1Sp
1000SP
10000SP
100000SP
1000000SP
Tấm sóng
chính phẩm
5.105
Tấm phẳng
chính phẩm
6.591
5.105
5.105.000
51.050.000
510.500.000
5.105.000.000
6.591
7.518
6.591.000
7.518.000
65.910.000
75.180.000
659.100.000
751.800.000
6.591.000.000 7.518.000.000
Sắp nóc
7.518
Qua ví dụ trên ta thấy rõ mối quan hệ giữa sản lượng tiêu và lợi
nhuận, nếu vượt qua điểm hòa vốn càng nhiều sản phẩm thì sản phẩm
nào có SDĐP càng lớn thì lợi nhuận tăng thêm càng nhiều. Cùng một
lượng hòa vốn như nhau thì lợi nhuận của sản phẩm sắp nóc là tăng lên
nhiều nhất do SDĐP lớn nhất và lợi nhuận của sản phẩm của tấm sóng
chính phẩm là thấp nhất do SDĐP thấp nhất.
Và qua khái niệm SDĐP, chúng ta có thể tính được độ chênh lệch
lợi nhuận của các sản phẩm khi đã vượt qua điểm hòa vốn bằng cách lấy
cùng một lượng tiêu thụ tăng lên nhân với độ lệch của SDĐP
Ví dụ: Khi tăng cùng một lượng tiêu thụ của sản phẩm sắp nóc và
tấm sóng chính phẩm thì lợi nhuận của sản phẩm sắp nóc lớn hơn sản
phẩm tấm sóng chính phẩm là (7.518 - 5.105) x 10.000 = 24.130.000đ
Điều này có ý nghĩa đối với các nhà quản trị trong việc quyết định
sẽ xuất bán thành phẩm của sản phẩm nào với số lượng lớn để được
nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên quyết định này chỉ đúng khi các yếu tố
khác không thay đổi như giá bán ra sao, chi phí bán hàng như thế nào,
địa điểm giao hàng có thuận lợi hay không...nên nó chỉ có ý nghĩa tham
khảo. Và một điểm nữa, chỉ qua khái niệm SDĐP mà kết luận không sản
xuất sản phẩm nào đó do lợi nhuận thấp là hơi vội vàng. Do đó để có
quyết định đúng đắn thì ngoài khái niệm này các nhà quản trị luôn kết
hợp sử dụng với các khái niệm khác mà chúng ta sẽ gặp ở các phần sau.
4.4.2. Tỷ lệ số dư đảm phí
Bảng 4.22: Tỷ lệ SDĐP của từng loại sản phẩm
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu
CP khả biến
SDĐP
CP bất biến
Lợi nhuận
Tấm sóng
chính phẩm
Tổng
%
4.898.660.987 100
4.317.340.858 88
581.320.129 12
459.493.168
121.826.962
Tấm phẳng
Sắp nóc
chính phẩm
Tổng
%
Tổng
%
268.764.356 100 75.233.478 100
229.901.225 86 62.761.307 83
38.863.131 14 12.472.171 17
23.788.540
6.693.822
15.074.591
5.778.348
Qua bảng trên thì ta thấy sản phẩm sắp nóc có tỷ lệ SDĐP cao nhất,
cụ thể là cứ 100% doanh thu thì có 17% là SDĐP (tức là định phí và lợi
nhuận) hoặc cứ 100đ doanh thu thì có 17đ lợi nhuận. Trong khi đó thì lợi
nhuận của hai sản phẩm còn lại thấp hơn, thấp nhất là tấm sóng chính
phẩm 12%. Và khi doanh thu sau hòa vốn tăng 1.000đ thì lợi nhuận của
sản phẩm sắp nóc là: 70đ = 1.000 x 17% . Với cách tính như vậy chúng
ta có thể tính nhanh lợi nhuận của các sản phẩm khác bằng cách lấy
doanh thu tăng thêm nhân với tỷ lệ SDĐP.
Giống như SDĐP, việc sử dụng khái niệm tỷ lệ SDĐP để dự kiến
lợi nhuận khi có biến động doanh thu cũng rất dễ dàng. Bằng những con
số tương đối chúng ta sẽ thấy được đơn vị sản phẩm nào có tỷ lệ SDĐP
cao nhất. Điều này rất có ý nghĩa với công ty trong việc chú trọng đến
những sản phẩm có SDĐP cao nhất để bù đắp chi phí bất biến và để thu
nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên để quyết định đúng đắn các nhà quản trị cần
nên xem xét những yếu tố khác như năng lực sản xuất có thể sử dụng
ngay được, mức bảo hòa của thị trường.
4.4.3. Cơ cấu chi phí
Cơ cấu chi phí là một nội dung quan trọng trong việc phân tích hoạt
động kinh doanh vì có biết được cơ cấu chi phí của từng sản phẩm mới
thấy được sự ảnh hưởng của từng sản phẩm đến lợi nhuận của công ty. Ở
đây cơ cấu chi phí mà chúng ta xem xét là tỷ trọng của chi phí bất biến,
chi phí khả biến chiếm trong tổng chi phí kinh doanh.
Bảng 4.23: Cơ cấu chi phí
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Tổng chi phí
CP khả biến
CP bất biến
Tấm sóng
Tấm phẳng
Sắp nóc
chính phẩm
chính phẩm
Tổng
%
Tổng
%
Tổng
%
4.776.834.025
100 253.689.765
100 69.455.130
100
4.317.340.858 90,38 229.901.225 90,62 62.761.307 90,36
459.493.168 9,62 23.788.540 9,38 6.693.822 9,64
Nhìn vào bảng 4.23 ta thấy chi phí khả biến của tất cả các chi phí
đều chiếm tỷ trọng lớn và lớn hơn 90%. Trong các loại sản phẩm thì sản
phẩm có chi phí khả biến chiếm tỷ trọng cao nhất là tấm phẳng chính
phẩm 90,62%, sản phẩm tấm sóng chính phẩm 90,38% và sắp nóc là
90,36%. Nhìn chung thì chi phí khả biến của 3 loại sản phẩm đều chiếm
tỷ trọng cao chủ yếu là do chi phí nguyên vật liệu của các sản phẩm này
cao. Bên cạnh đó do chi phí khả biến của sản phẩm tấm sóng chính phẩm
cao nên sản phẩm này có tỷ lệ SDĐP nhỏ, do đó khi tăng giảm doanh
thu thì lợi nhuận của sản phẩm này cũng tăng giảm ít hơn.
Đối với sản phẩm sắp nóc là sản phẩm có tỷ lệ định phí cao nhất
nên khi có tăng doanh thu thì lợi nhuận có tốc độ nhanh nhất. Nhưng nếu
giảm doanh thu thì nó cũng là sản phẩm có độ giảm lợi nhuận là nhiều
nhất.
Bảng 4.24: Báo cáo thu nhập theo tỷ lệ % của các sản phẩm
Chỉ tiêu
Giá bán
Chi phí khả biến
SDĐP
Chi phí bất biến
Lợi nhuận
Tấm sóng chính
phẩm %
100
88,13
11,87
9,38
2,49
Tấm phẳng
chính phẩm %
100
85,54
14,46
8,85
5,61
Sắp nóc
%
100
83,42
16,58
8,90
7,68
Qua bảng trên ta nhận thấy được nhược điểm của sản phẩm tấm
sóng chính phẩm, cả chi phí bất biến và khả biến nhìn cũng khá cao. Sản
phẩm có kết cấu chi phí như vậy thường hoạt động không hiểu quả cho
lắm và có kết quả xấu trong trường hợp doanh thu có xu hướng tăng. Do
tỷ lệ SDĐP nhỏ nên khi tăng doanh thu thì lợi nhuận tăng không nhiều
tuy nhiên khi giảm doanh thu trong thời kì khủng hoảng thì lợi nhuận
giảm không nhiều do đó lỗ không diễn ra nhanh chóng do đó lợi nhuận
của sản phẩm tấm sóng chính phẩm sẽ bền vững hơn.
Ngoài trường hợp của sản phẩm tấm sóng chính phẩm thì mỗi sản
phẩm đều có ưu và khuyết điểm khác nhau. Nếu tình hình kinh doanh
của các sản phẩm tấm phẳng chính phẩm và sắp nóc theo chiều hướng
thuận lợi, tức doanh thu ngày càng tăng thì lợi nhuận sẽ tăng với tốc độ
rất nhanh, tức là khi doanh thu ngày càng tăng thì những sản phẩm có tỷ
trọng SDĐP cao thì lợi nhuận sẽ tăng cao còn ngược lại khi doanh thu
giảm thì lỗ sẽ diễn ra nhanh chóng.
Một điểm cần lưu ý trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là
khi sản lượng tiêu thụ càng tăng thì chi phí bất biến tính cho một sản
phẩm sẽ càng giảm, do đó chi phí cho một sản phẩm sẽ giảm dần dẫn đến
lợi nhuận trên một sản phẩm (= giá bán – Chi phí cho một sản phẩm ) sẽ
càng tăng.
Tóm lại cơ cấu chi phí cho ta thấy được chi phí khả biến, chi phí
bất biến chiếm trong tổng chi phí có ý nghĩa như thế nào, trong khi mỗi
sản phẩm có mức tiêu thụ và doanh thu đạt được trong từng tháng là
khác nhau nên tỷ lệ của các chỉ tiêu được tính trên doanh thu không
giống nhau. Qua bảng cơ cấu chi phí ta nhận thấy kết cấu chi phí của hai
sản phẩm tấm sóng chính phẩm và sắp nóc khá giống nhau. Nhưng với
kết cấu chi phí của 3 sản phẩm như trên thì không thể làm cơ sở cho việc
chọn sản phẩm mang lại lợi nhuận cao, mà cần phải dựa vào nhiều yếu tố
khác. Kết cấu chi phí trong điều kiện khối lượng bán (doanh số bán) tăng
trưởng thì sản phẩm nào có tỷ lệ chi phí bất biến lớn khả biến trong tổng
chi phí sẽ có khả năng tạo ra lợi nhuận nhiều hơn. Ngược lại trong điều
kiện bán (doanh số bán) sụt giảm thì sản phẩm nào có tỷ lệ chi phí khả
biến lớn hơn bất biến trong tổng chi phí sẽ có khả năng chống đỡ tổn thất
tốt hơn.
4.4.4. Đòn bẫy kinh doanh
Tổng SDĐP
Độ lớn của đòn bẫy kinh doanh =
Lợi nhuận
Ta có độ lớn của đòn bẫy kinh doanh của các sản phẩm hoạt động như
sau:
Tấm sóng chính phẩm: 581.329.129/121.826.962 = 4,7
Tấm phẳng chính phẩm: 38.863.131/15.074.591 = 2,6
Sắp nóc
: 12.472.171/5.778.348 = 2,2
Chỉ tiêu
Tấm sóng chính
phẩm
Tổng SDĐP
581.329.129đ
38.863.131đ
12.472.171đ
Lợi nhuận
121.826.962đ
15.074.591đ
5.778.348đ
4,7
2,6
2,2
Độ lớn
Tấm phẳng
chính phẩm
Sắp nóc
Để thấy mối quan hệ giữa đòn bẫy hoạt động và lợi nhuận ta giả sử
trong tháng 6/2013 công ty tăng chi phí quảng cáo để đưa các sản phẩm
mẫu mã đẹp, chất lượng đến gần hơn với người tiêu dùng, đồng thời
nâng cao uy tín của công ty. Xây dựng chi phí hoa hồng bán hàng để tạo
sự hăng say trong công việc đối với bộ phận bán hàng, dự kiến doanh thu
20% ta có bảng lợi nhuận sau:
Bảng 4.25: Lợi nhuận tăng khi doanh thu tăng 20%
Chỉ tiêu
Độ lớn của ĐBHĐ
Doanh thu tăng
% Tăng của lợi nhuận
Lợi nhuận tăng
Tấm sóng
chính phẩm
4,7
94%
114.517.344đ
Tấm phẳng
Sắp nóc
chính phẩm
2,6
2,2
20%
52%
44%
7.838.787đ 2.542.473đ
Qua kết quả trên ta nhận thấy độ lớn ĐBHĐ của các sản phẩm khá
cao, cao nhất là sản phẩm tấm sóng chính phẩm với độ lớn ĐBHĐ là 4,7
tương ứng với % tăng của lợi nhuận là 94%, tiếp theo là sản phẩm tấm
phẳng chính phẩm có độ lớn ĐBHĐ là 2,6 tương ứng với % tăng của lợi
nhuận là 52% và thấp nhất là sản phẩm sắp nóc có độ lớn ĐBHĐ là 2,2
tương ứng với % tăng của lợi nhuận là 44% . Tuy nhiên không phải cứ
độ lớn ĐBHĐ nào càng lớn thì càng có lợi, ta cùng xét bảng sau:
Bảng 4.26: So sánh các chỉ tiêu ảnh hưởng đến ĐBHĐ
Chỉ tiêu
Tỷ lệ định phí
Tỷ lệ SDĐP
Độ lớn ĐBHĐ
Tỷ lệ lợi nhuận
Tấm sóng
chính phẩm
Tấm phẳng
chính phẩm
Sắp nóc
9,38%
8,85%
8,9%
11,87%
14,46%
16,58%
4,7
2,6
2,2
2,49%
5,61%
7,68%
Như chúng ta đã biết độ lớn ĐBHĐ phụ thuộc vào định phí và tỷ lệ
thuận với định phí. Báo cáo thu nhập theo tỷ lệ % của các sản phẩm
(bảng 4.24) thì độ lớn ĐBHĐ của sản phẩm tấm sóng chính phẩm lớn do
định phí chiếm tỷ trọng lớn 9,38%, điều này góp phần làm cho tốc độ
tăng lợi nhuận của sản phẩm tấm sóng chính phẩm là rất cao nhưng do tỷ
lệ SDĐP nhỏ nên lợi nhuận sau khi tăng chẳng bao nhiêu, sau đó là sản
phẩm tấm phẳng chính phẩm có tỷ lệ định phí là 8,85% và tỷ lệ SDĐP là
14,46%. Trong khi đó độ lớn ĐBHĐ của sản phẩm sắp nóc là 2,2 thấp
hơn so với hai sản phẩm còn lại nhưng hoạt động hiệu quả hơn do có tỷ
lệ SDĐP cao nhất 16,58%. Tốc độ tăng giảm lợi nhuận do độ lớn ĐBHĐ
quyết định, mà ĐBHĐ là do hệ quả của cơ cấu chi phí. Ví dụ sản phẩm
tấm sóng chính phẩm có tỷ lệ chi phí bất biến cao nhất trong 3 sản phẩm
9,38% dẫn đến độ lớn ĐBHĐ là 4,7, nhưng do tỷ lệ SDĐP thấp 11,87%,
khi tăng doanh thu thì mặc dù tốc độ tăng lợi nhuận của sản phẩm tấm
sóng chính phẩm cao hơn hai sản phẩm còn lại nhưng lợi nhuận mang về
thấp hơn . Nhưng ngược lại khi doanh thu giảm thì sản phẩm này sẽ an
toàn hơn. Bên cạnh đó qua khái niệm ĐBHĐ chúng ta thấy rằng không
phải sản phẩm nào có độ lớn ĐBHĐ càng lớn là càng hoạt động hiệu quả
mà còn phải căn cứ vào cơ cấu chi phí và tỷ lệ SDĐP của từng sản phẩm.
Một lần nữa ta lại thấy được hiệu quả của sản phẩm sắp nóc có độ lớn
ĐBHĐ thấp nhất nhưng có tỷ lệ lợi nhuận cao nhất 7,68%, tiếp theo là
sản phẩm tấm phẳng chính phẩm 5,61%, cuối cùng là sản phẩm tấm sóng
chính phẩm 2,49%.
4.5. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN
4.5.1 Doanh thu hòa vốn
Ta có công thức:
Định phí
Sản lượng hòa vốn =
Số dư đảm phí đơn vị
Ta có sản lượng hòa vốn của các dòng sản phẩm như sau:
Tấm sóng chính phẩm: 459.493.168 /5.105 = 90.008sp
Tấm phẳng chính phẩm: 23.788.540 /6.591 = 3.609sp
Sắp nóc
: 6.693.822/7.518 = 890sp
Bảng 4.27: Sản lượng hòa vốn
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Định phí
SDĐP đơn vị
SL hòa vốn
Tấm sóng
chính phẩm
459.493.168
Tấm phẳng
chính phẩm
23.788.540
5.105
6.591
7.518
90.0008sp
3.609sp
890sp
Sắp nóc
6.693.822
Ta thấy sản lượng hòa vốn của các dòng sản phẩm rất khác nhau,
nguyên nhân chủ yếu là do qui mô các sản phẩm. Dòng sản phẩm nào có
chi phí càng lớn thì sản lượng hòa vốn càng nhiều để có thể bù đắp chi
phí. Tại mức sản lượng hòa vốn công ty sẽ không lời và không lỗ. Nếu
muốn có lời thì công ty phải bán vượt qua sản lượng hòa vốn của mình,
và cứ một sản phẩm được bán thêm sẽ được lợi nhuận bằng chính SDĐP
của sản phẩm đó.
Nếu nhìn thì ta không thấy rõ được mỗi dòng sản phẩm cần sản
xuất như thế nào để đạt tới điểm hòa vốn. Sản phẩm tấm sóng chính
phẩm sản xuất với sản lượng là 79% sản lượng tiêu thụ thì sẽ đạt tới
điểm hòa vốn, hai sản phẩm còn lại là tấm phẳng chính phẩm và sắp nóc
lần lượt là 61% và 54%
Doanh thu hòa vốn = Sản lượng hòa vốn x giá bán
Doanh thu hòa vốn của các sản phẩm:
Tấm sóng chính phẩm: 90.008 x 43.016 = 3.871.784128đ
Tấm phẳng chính phẩm: 3.609 x 45.584 = 164.512.656đ
Sắp nóc
: 890 x 45.349 = 40.360.610đ
Bảng 4.28: Doanh thu hòa vốn
Chỉ tiêu
SL hòa vốn
Tấm sóng
chính phẩm
90.0008sp
Tấm phẳng
chính phẩm
3.609sp
40.016
45.548
Giá bán
DT hòa vốn
3.871.784128
164.512.656
ĐVT: Đồng
Sắp nóc
890sp
45.349
40.360.610
Cũng giống như sản lượng hòa vốn thì doanh thu hòa vốn của các dòng
sản phẩm cũng khác nhau và nó phụ thuộc chủ yếu vào qui mô hoạt động
của các dòng sản phẩm.
4.5.2. Thời gian hòa vốn
Doanh thu hòa vốn
Thời gian hòa vốn =
Doanh thu bình quân 1 ngày
Trong đó:
Doanh thu dự kiến trong kì
Doanh thu bình quân một ngày =
360 ngày
Ta có thời gian hòa vốn của các sản phẩm như sau:
3.871.784.128
Tấm sóng chính phẩm:
= 284 ngày
4.898.660.987 /360
Tấm phẳng chính phẩm:
Sắp nóc
164.512.656
268.764.356/360
40.360.610
:
75.233.478/360
= 220 ngày
= 193 ngày
Bảng 4.29: Thời
/360 gian hòa vốn
ĐVT: Đồng
DT hòa vốn
Tấm sóng
chính phẩm
3.871.784128
Tấm phẳng
chính phẩm
164.512.656
DT dự kiến
4.898.660.987
268.764.356
75.233.478
284 ngày
220 ngày
193 ngày
Chỉ tiêu
Thời gian hòa vốn
Sắp nóc
40.360.610
Kết quả trên cho thấy rằng thời gian hòa vốn của sản phẩm sắp nóc là ít
nhất 193 ngày và sản phẩm tấm sóng chính phẩm có thời gian hòa vốn
dài nhất là 284 ngày. Điều này cũng có thể nói rằng tuy tốc độ tăng lợi
nhuận của sản phẩm sắp nóc khá cao bên cạnh đó thời gian hòa vốn lại
ngắn cho thấy đây là sản phẩm hoạt động khá hiệu quả hơn hai sản phẩm
còn lại. Tuy nhiên do loại hình kinh doanh mặt hàng này thu hồi vốn lâu
nên hầu hết 3 sản phẩm có thời gian hòa vốn khác nhau.
4.5.3. Tỷ lệ hòa vốn
Sản lượng hòa vốn
Tỷ lệ hòa vốn =
x 100%
Sản lượng tiêu thụ trong kì
Ta có tỷ lệ hòa vốn của các dòng sản phẩm sau:
Tấm sóng chính phẩm:
90.008
x 100 = 79%
113.881
Tấm phẳng chính phẩm:
3.609
x 100 = 61%
5.896
Sắp nóc
:
890
1659
x 100 = 54%
Bảng 4.30: Tỷ lệ hòa vốn
Chỉ tiêu
SL hòa vốn
SL tiêu thụ trong kì
Tấm sóng
chính phẩm
90.008 sp
Tấm phẳng
chính phẩm
3.609 sp
113.881 sp
5.896 sp
1659 sp
79%
61%
54%
Tỷ lệ hòa vốn
Sắp nóc
890 sp
Tỷ lệ hòa vốn có thể được coi là thước đo sự rủi ro. Trong khi sản
lượng hòa vốn càng ít càng tốt thì tỷ lệ hòa vốn cũng vậy, càng thấp càng
an toàn. Và kết quả trên một lần nữa ta thấy sản phẩm tấm sóng chính
phẩm có tỷ lệ hòa vốn cao, trong 100% sản phẩm tiêu thụ thì đã có 79%
sản lượng hòa vốn là một lượng tiêu thụ không hề có lợi nhuận và có
21% sản lượng tiêu thụ có lợi nhuận nhưng nhìn chung cũng khá cao
trong khi sản phẩm tấm sóng chính phẩm có SDĐP thấp hơn hai mặt
hàng còn lại nên khi vượt qua điểm hòa vốn lợi nhuận cũng không tăng
lên đáng kể.
Bên cạnh đó hai sản phẩm tấm phẳng chính phẩm và sắp nóc có tỷ
lệ hòa vốn thấp hơn điều đó chứng tỏ sản lượng hòa vốn của hai mặt
hàng còn lại chiếm tỷ lệ trong tổng sản phẩm tiêu thụ thấp hơn mặt hàng
tấm sóng chính phẩm, cho nên tỷ lệ sản lượng tiêu thụ có lợi nhuận của
hai sản phẩm sẽ cao hơn. Cụ thể như sản phẩm tấm phẳng chính phẩm
chỉ cần tiêu thụ 61%, sắp nóc 54% trong tổng lượng tiêu thụ là đã hòa
vốn.
4.5.4. Doanh thu an toàn
Doanh thu an toàn = Doanh thu đạt được – Doanh thu hòa vốn
Doanh thu an toàn của các sản phẩm như sau:
Tấm sóng chính phẩm: 4.898.660.987 – 3.871.784.128 = 1.026.876.859đ
Tấm phẳng chính phẩm: 268.764.356 – 164.512.656 = 104.251.700đ
Sắp nóc
: 75.233.478 – 40.360.610 = 34.872.868đ
Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thực hiện được đã vượt
qua mức hòa vốn doanh thu như thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn
thể hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mức doanh thu an toàn
Tỷ lệ số dư an toàn =
x 100
Mức doanh thu thực hiện
Ta có tỷ lệ số dư an toàn của các dòng sản phẩm như sau:
Tấm sóng chính phẩm:
1.026.876.859
x 100 = 20,9%
4.898.660.98
7 104.251.700
Tấm phẳng chính phẩm:
268.764.356 x 100 = 38,8%
Sắp nóc
:34.872.868 x 100 = 46,3%
đ
75.233.478
Bảng 4.31: Tổng hợp chỉ tiêu các thước đo hòa vốn
Chỉ tiêu
Tấm sóng
chính phẩm
Sản lượng hòa vốn
90.008sp
Doanh thu hòa vốn
3.871.784.128đ
Thời gian hòa vốn
Tỷ lệ hòa vốn
Tấm phẳng
chính phẩm
3.609sp
Sắp nóc
890sp
164.512.656đ 40.360.610đ
284 ngày
220 ngày
193 ngày
79%
61%
54%
Doanh thu an toàn
1.026.876.859đ
Tỷ lệ số dư an toàn
20,9%
104.251.700đ 34.872.868đ
38,8%
46,3%
Các sản phẩm có tỷ lệ số dư an toàn được xếp theo thứ tự giảm dần:
Sắp nóc, tấm phẳng chính phẩm, tấm sóng chính phẩm. Sản phẩm nào có
doanh thu an toàn thấp so với doanh thu hòa vốn là do tỷ lệ định phí
trong tổng chi phí cao. Điều này có nghĩa là mức rủi ro của các sản phẩm
có tỷ lệ số dư an toàn thấp sẽ cao hơn các sản phẩm có tỷ lệ số dư an toàn
cao. Nếu hoạt động kinh doanh không thành công hoặc thị trường biến
động khiến doanh thu giảm thì sản phẩm nào có tỷ lệ số dư an toàn thấp
sẽ lỗ nhiều hơn các sản phẩm khác cụ thể là sản phẩm tấm sóng chính
phẩm sẽ lỗ nhiều hơn hai sản phẩm còn lại là do sản phẩm tấm sóng
chính phẩm có tỷ lệ số dư an toàn thấp nhất 20,9% qua đó ta có thể thấy
mức độ rủi ro của sản phẩm này là cao nhất. Sản phẩm sắp nóc có tỷ lệ
số dư an toàn cao nhất 46,3% cho thấy mức độ rủi ro của sản phẩm này
thấp nhất nhưng nếu tốc độ tiêu thụ ổn định, nếu không lỗ sẽ diễn ra
nhanh chóng nếu lượng tiêu thụ giảm. Trong khi đó mặt hàng tấm phẳng
chính phẩm có kết cấu chi phí khá tốt và có tỷ lệ số dư an toàn là 38,8%,
mặc dù lợi nhuận tăng chậm hơn so với hai mặt hàng còn lại, nhưng nếu
sản lượng tiêu thụ tăng giảm không ổn định thì lỗ sẽ diễn ra chậm hơn
hai sản phẩm tấm sóng chính phẩm và sắp nóc.
4.6 ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI
LƯỢNG – LỢI NHUẬN TRONG TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG MOTILEN CẦN
THƠ
4.6.1 Phân tích dự báo doanh thu
Từ mức lợi nhuận theo kế hoạch đặt ra, công ty có thể tìm được
mức sản lượng và doanh thu cần thiết để đạt được mức lợi nhuận đó. Với
nội dung phân tích này giúp được cho rất nhiều nhà quản trị nói chung và
công ty nói riêng trong việc định ra chính sách bán hàng, lập kế hoạch
sản lượng và tiêu thụ.
Trong tình hình giá cả leo thang như hiện nay, các khoản mục chi
phí NVL đều tăng giá, nhất là chi phí nhiên liệu và công ty dự kiến chi
phí nhiên liệu sẽ tăng, tỷ lệ lạm phát cũng không có xu hướng giảm.
Trước tính hình đó công ty thấy phải tăng giá bán sản phẩm vào tháng tới
từ 4% - 12%. Công ty cũng dự kiến mức lợi nhuận đạt được của các sản
phẩm vào tháng 7/2013 sẽ tăng 10% so với tháng 6/2013.
Bảng 4.32: Chỉ tiêu giá bán lợi nhuận của 3 sản phẩm trong tháng
7/2013
Lợi nhuận
Giá bán
Giá bán
Sản phẩm
mong muốn hiện tại
(4% - 12%)
134.009.658
43.016 44.736 – 48.177
Tấm sóng chính phẩm
16.582.050
45.794 47.626 – 51.289
Tấm phẳng chính phẩm
6.356.183
45.349 47.163 – 50.791
Sắp nóc
Ta có công thức tính sản lượng tiêu thụ cần thiết như sau:
Sản lượng tiêu thụ để đạt
được lợi nhuận mong muốn =
Định phí + Lợi nhuận mong muốn
SDĐP đơn vị
Ta có sản lượng mong muốn của các sản phẩm:
Tấm sóng chính phẩm: 116.268SP
Tấm phẳng chính phẩm: 6.097SP
Sắp nóc
: 1.736SP
4.6.2 Ứng dụng mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận
trong việc lựa chọn phương án kinh doanh
Tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ sản xuất và
kinh doanh sản phẩm tấm phẳng chính phẩm trong tháng 6/2013 có các
tài liệu như sau:
Trong tháng sản xuất và tiêu thụ 5.896 sản phẩm đơn giá
45.584đ/sp, chi phí khả biến đơn vị là 38.993đ, chi phí bất biến là
23.788.540đ. Báo cáo kết quả kinh doanh theo dạng số dư đảm phí của
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Motilen như sau:
Bảng 4.33: Báo cáo thu nhập theo SDĐP của sản phẩm tấm phẳng
chính phẩm tháng 6/2013
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu
Chi phí khả biến
Số dư đảm phí
Chi phí bất biến
Lợi nhuận
Tấm phẳng chính phẩm
Tổng số
Đơn vị
Tỷ lệ %
268.764.356
45.584
100
229.901.225
38.993
85,5
38.863.131
6.591
14,5
23.788.540
4.035
15.074.591
2.557
Chúng ta sẽ nghiên cứu sự tác động của các nhân tố biến phí, định
phí, giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ đến sự biến động của lợi nhuận
thông qua các trường hợp sau.
4.6.2.1 Lựa chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến và
sản lượng thay đổi:
Để sản phẩm tấm phẳng chính phẩm đầu ra đạt năng suất cao
công ty dự tính sẽ đầu tư thêm máy móc, đảm bảo năng suất hoạt động
tốt hơn, sản phẩm tạo ra nhiều hơn. Đồng thời khi đó số nguyên vật liệu
bị hao hụt và sản phẩm hỏng sẽ giảm, làm tăng sản lượng cho công ty.
Như vậy công ty phải bỏ ra 1.500.000.000đ và thời gian khấu hao là 5
năm. Khi đó sản lượng tiêu thụ dự kiến tăng 10%. Công ty có nên chọn
phương án này hay không?
Phân tích:
Lượng tiêu thụ dự kiến tăng 10%: 5.896 x 110% = 6.486sp
Chi phí khấu hao cho máy móc:
1.500.000.000
5 x12
= 25.000.000đ
Chi phí khấu hao phân bổ cho sản phẩm tấm phẳng chính phẩm:
(25.000.000 x 6.486)/122.026= 1.328.815đ
Chi phí bất biến mới là: 23.788.540 + 1.328.815 = 25.117.355đ
LN mới là: 6.486 x (45.584 – 38.993) – 25.117.355= 17.631.817đ
Lợi nhuận tăng thêm: 17.631.817 – 15.074.591 =2.557.280đ
Ta thấy nếu thực hiện theo phương án này thì lợi nhuận sẽ tăng
2.557.280đ và công ty nên thực hiện phương án này.
4.6.2.2 Lựa chọn phướng án kinh doanh khi chi phí khả biến và
sản lượng thay đổi
Qua việc khảo sát của phòng kinh doanh, trong mấy tháng gần
đây, lượng đơn đặt hàng của khách hàng có dấu hiệu giảm sút. Với tình
hình thực tế trên công ty dự kiến kì tới sẽ thực hiện chính sách xây dựng
khoản chi phí hoa hồng bán hàng 2.000đ/sp đối với nhân viên bán hàng,
góp phần nâng cao hiệu quả làm việc của bộ phận bán hàng. Sản lượng
tiêu thụ dự kiến tăng 40%. Công ty có nên thực hiện biện pháp này hay
không?
Phân tích:
Lượng tiêu thụ dự kiến tăng 40%: 5.896 x 140% = 8.254sp
Một sp thì được hưởng hoa hồng 2.000 ta có chi phí khả biến đv
mới: 38.993 + 2.000 = 40.993đ/sp
Chi phí bất biến không đổi: 23.788.540đ
Lợi nhuận mới là:
8.254 x (45.584 – 40.993) – 23.788.540 = 14.105.574đ
Lợi nhuận giảm: 14.105.574 – 15.074.591 = (969.017)đ
Nếu thực hiện theo phương án này lợi nhuận công ty sẽ bị giảm
(969.017)đ công ty không nên thực hiện phương án này.
4.6.2.3 Lựa chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến giá
bán, sản lượng thay đổi
Hiện nay vấn đề cạnh tranh giữa các công ty ngày càng gay gắt. Để
giữ khách hàng cũ, tìm thêm khách hàng mới. Công ty dự kiến kì tới thực
hiện chính sách giảm giá bán 2.000đ/sp để thu hút khách hàng, tăng chi
phí quảng cáo dự kiến 10.000.000đ để giới thiệu nhiều hơn về các mặt
hàng mới, mẫu mà đẹp và sang trọng, cũng như những dây chuyền sản
xuất hiện đại của công ty, đưa các sản phẩm của công ty đến gần hơn
người tiêu dùng, đặc biệt là chương trình ưu đãi giảm giá bán mà công
ty đang áp dụng. Dự kiến sản lượng tiêu thụ tăng 30%. Công ty có nên
thực hiện biện pháp này hay không?
Phân tích:
Lượng tiêu thụ tăng 30%: 5896 x 130% = 7.665sp
Giảm giá bán 2.000đ/sp ta có giá bán mới:
45.584 – 2.000 = 43.584đ
Tăng chi phí quảng cáo 10.000.000đ ta có chi phí phân bổ của sản
phẩm tấm phẳng chính phẩm:
(10.000.000 x 7.665)/123.205 = 622.133đ
Chi phí bất biến mới: 23.788.540 + 622.133 = 24.410.673đ
Lợi nhuận mới là:
7.665 x (43.584 – 38.993) – 24.410.673 = 10.779.342đ
Lợi nhuận giảm: 10.779.342 – 15.074.591 = (4.295.249)đ
Lợi nhuận bị giảm (4.295.249)đ công ty không nên thực hiện phương án
này.
4.6.2.4 Chọn lựa phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, chi
phí khả biến và sản lượng thay đổi.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt cũng như yêu cầu của khách
hàng ngày càng cao. Ban giám đốc công ty đã đưa ra một giải pháp nhằm
tăng doanh thu và lợi nhuận. Qua đó công ty cần có đội ngũ công nhân
tay nghề cao, đầu tư thêm máy móc mới. Như vậy công ty phải bỏ ra
thêm 1.000.000.000đ, thời gian khấu hao là 5 năm. Đồng thời thuê thêm
một số công nhân có kinh nghiệm cao trong việc sử dụng các loại máy
móc mới làm cho chi phí nhân công tăng thêm 500đ/sp. Bên cạnh đó thì
với máy móc hiện đại và đội ngũ công nhân lành nghề thì thì các thành
phẩm sẽ có chất lượng tốt hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng, lượng hao hụt nguyên vật liệu và phế phẩm giảm do được giám sát
chặt chẽ. Khi đó sản lượng tiêu thụ dự kiến tăng 20%. Công ty có nên
chọn phương án này không?
Phân tích:
Sản lượng tiêu thụ tăng 20%: 5.896 x 120% = 7.075sp
Chi phí khấu hao cho máy móc:
1.000.000.000/(5x12) = 16.666.667đ
Vậy chi phí phân bổ cho sp tấm phẳng chính phẩm:
(16.666.667 x 7.075)/122.615 = 961.682đ
Chi phí bất biến mới: 23.788.540 + 961.682 = 24.750.222đ
Chi phí nhân công tăng trung bình 500đ/sp
Chi phí khả biến mới là: 38.993 + 500 = 39.493đ
Lợi nhuận mới là:
7.075 x (45.584 – 39.493) – 24.750.222 = 18.343.603đ
Lợi nhuận tăng thêm: 18.343.603 – 15.074.591 = 3.269.012đ
Theo phương án này thì lợi nhuận công ty tăng thêm 3.269.012đ công ty
nên chọn phương án này.
4.6.2.5 Chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, chi phí
khả biến, giá bán và sản lượng thay đổi
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, công ty muốn phát triển hơn nữa
nên ban giám đốc công ty đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng doanh
thu và lợi nhuận. Công ty dự kiến kì tới thực hiện chính sách giảm giá
bán 2.000đ/sp bởi vì sự cạnh tranh giữa các công ty xây dựng ngày càng
gay gắt nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay thì việc
giảm giá bán để giữ chân khách hàng cũ đồng thời tìm thêm khách hàng
mới. Đồng thời công ty quyết định tăng chi phí quảng cáo dự kiến là
10.000.000đ để giới thiệu rộng rãi hơn các mặt hàng mới với mẫu mã
đẹp, chất lượng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đưa chúng đến gần
hơn với người tiêu dùng. Giới thiệu dây chuyền sản xuất hiện đại, bảo
đảm chất lượng của sản phẩm, nâng cao uy tín của công ty. Ngoài ra
công ty còn xây dựng chi phí hoa hồng bán hàng là 2.000đ/sp dành cho
nhân viên bán hàng để tăng hiệu quả làm việc, tạo sự hăng say trong
công việc, góp phần làm tăng sản lượng bán ra. Dự kiến sản lượng tiêu
thụ tăng lên 30%. Công ty có nên chọn phương án này không?
Phân tích:
Lượng tiêu thụ tăng 30%: 5.896 x 130% = 7.665sp
Giảm giá bán 2.000đ/sp, giá bán mới:
45.584 – 2.000 = 43.584đ/sp
Thực hiện chính sách hoa hồng cho khách hàng là 2.000đ/sp, ta có
chi phí khả biến đv mới:
38.993 – 2.000 = 36.993đ/sp
Tăng chi phí quảng cáo 10.000.000đ, ta có chi phí phân bổ cho sản
phẩm tấm phẳng chính phẩm là:
10.000.000 x 7.665/123.205 = 622.133đ
Chi phí bất biến mới: 23.788.540 + 622.133 = 24.410.673đ
Lợi nhuận mới:
7.665 x (43.584 – 36.993) – 24.410.673 = 26.109.342đ
Lợi nhuận tăng thêm: 26.109.342 – 15.047.591 = 11.061.751đ
Nếu thực hiện phương án này thì lợi nhuận công ty sẽ tăng thêm
11.061.751đ Công ty nên thực hiện phương án này.
Xét về 5 phương án kinh doanh đối với mặt hàng tấm phẳng chính
phẩm ta có nhận xét như sau:
Phương án 1: Lựa chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất
biến và sản lượng thay đổi: Nếu thực hiện theo phương án này sẽ tăng
lợi nhuận lên 2.557.580đ. Tuy nhiên lợi nhuận đạt được không cao do
lượng tiêu thụ dự kiến tăng thấp và giá bán không đổi, về lâu dài thì
phương án này không mang lại hiệu quả.
Phương án 2: Lựa chọn phương án kính doanh khi chi phí
khả biến và sản lượng thay đổi: Mặc dù sản lượng tăng cao nhưng do
giá sản phẩm vẫn giữ nên lợi nhuận tăng lên đã bù đắp cho chi phí hoa
hồng khi bán sản phẩm nên phương án này không mang lại lợi nhuận
cho công ty và có khả năng bị lỗ. Công ty không nên thực hiện phương
án này.
Phương án 3: Lựa chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất
biến, giá bán, sản lượng thay đổi: Nếu thực hiện theo phương án này
thì lợi nhuận công ty sẽ bị giảm 4.295.294đ. Do sản lượng dự kiến tăng
chậm trong khi đó công ty vừa giảm giá sản phẩm và tăng chi phí bất
biến dẫn đến lợi nhuận giảm theo. Công ty không nên thực hiện phương
án này.
Phương án 4: Lựa chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất
biến, chi phí khả biến và sản lượng tiêu thụ thay đổi: Nếu thực hiện
theo phương án này thì lợi nhuận công ty sẽ tăng thêm 3.269.012đ.
Trong phương án này thì khối lượng sản xuất và chất lượng sản phẩm đạt
cao hơn do đầu tư thêm dây chuyền thiết bị mới và thuê mướn thêm nhân
công nhiều kinh nghiệm, do đó lượng nguyên vật liệu hao hụt và sản
phẩm hỏng ít hơn do các sản phẩm đều được quản lí chặt chẽ qua từng
khâu. Mạng lại những sản phẩm chất lượng và mẫu mã đa dạng đến với
người tiêu dùng. Từ đó sẽ giữ chân được khách hàng cũ và thu hút thêm
khách hàng mới.
Phương án 5: Chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất
biến, chi phí khả biến, giá bán và sản lượng thay đổi: Với phương án
này sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty là 11.061.751đ. Phương án này
phù hợp với tình hình công ty hiện nay và mang về lợi nhuận cao hơn 4
phương án trên. Công ty nên áp dụng phương án này để mang về lợi
nhuận lâu dài.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
5.1. GIẢI PHÁP TĂNG DOANH THU ĐỐI VỚI VIỆC LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
Qua 5 phương án trên đối với sản phẩm đại diện là tấm phẳng chính
phẩm, ta nhận thấy phương án 5 là phương án mang lại lợi nhuận cao
nhất cho công ty phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay, để phương án
thật sự có hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao, công ty cần giải quyết tốt
các vấn đề sau:
Giá cả: Với quyết tâm mang lại cho khách hàng những sản phẩm tốt
nhất đi kèm với chất lượng luôn được công ty đặt lên hàng đầu. Bên cạnh
đó với giá cả hợp lí cùng với những chính sách đãi ngộ cho khách hàng
thì công ty sẽ luôn giữ chân được khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều
khách hàng mới.
Dây chuyền công nghệ - nhân công: Khẳng định thế mạnh và tạo thêm
uy tín bằng việc không ngừng cải tiến thiết bị, máy móc ngày càng hiện
đại. Nhân công lành nghề và có kinh nghiệm trong việc quản lí giám sát
các khâu trong quá trình sản xuất, do đó giảm lượng hao hụt nguyên vật
liệu hao hụt và sản phẩm hỏng do được quản lí chặt chẽ. Tạo ra nhiều sản
phẩm mới, mẫu mã đa dạng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Marketing: Quảng cáo rộng rãi và đưa các sản phẩm của công ty đến
người tiêu dùng không chỉ là trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài
góp phần nâng cao uy tín của công ty.
Chính sách đãi ngộ dành cho nhân viên: Bên cạnh đó thì việc xây
dựng chính sách hoa hồng dành cho bộ phận bán hàng vô cùng hiệu quả
trong việc tạo tinh thần hăng say làm việc đã góp phần không nhỏ trong
việc tăng sản lượng sản phẩm bán ra, do đó làm tăng lợi nhuận cho công
ty. Công ty nên chọn phương án này để mang về lợi nhuận lâu dài.
Tóm lại: Thông qua các phương án đề ra phần nào giúp cho công
ty có cái nhìn tổng quát hơn về việc ra quyết định kinh doanh không chỉ
với riêng mặt hàng tấm phẳng chính phẩm mà tương tự đối với hai mặt
hàng tấm sóng chính phẩm và sắp nóc. Từ khối lượng sản phẩm tiêu thụ
và các chi phí tương ứng, công ty sẽ xác định được lợi nhuận. Vấn đề
được đặt ra là công ty phải có những biện pháp kiểm soát chi phí ở mức
thấp nhất với mỗi sản phẩm được sản xuất để từ đó tối đa hóa lợi nhuận.
Muốn vậy công ty phải nắm rõ kết cấu chi phí của từng loại sản phẩm,
ưu nhược điểm để có những biện pháp thích hợp trong việc kiểm soát chi
phí và cắt giảm chi phí, và đưa ra những chiến lược sản xuất kinh doanh
hiệu quả đối với cả 3 sản phẩm: tấm phẳng chính phẩm, tấm sóng chính
phẩm, sắp nóc.
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG
MOTILEN CẦN THƠ
5.2.1 Tăng doanh thu
Như đã phân tích ở những phần trên thì doanh thu của công ty có
được chủ yếu là nhờ vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nên
biện pháp tích cực để tăng doanh thu là giữ quan hệ hợp tác tốt với các
cửa hàng đại lí nằm trong kênh phân phối của công ty, đồng thời tìm
kiếm thêm thị trường đê mở rộng kênh phân phối và nâng cao sản lượng
tiêu thụ, củng cố mới quan hệ với khách hàng cũ, xây dựng và tìm kiếm
thêm khách hàng mới.
Xúc tiến bán hàng bằng các chương trình khuyến mãi ưu đãi và hỗ
trợ khách hàng vì trong điều kiện cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt để
đảm bảo tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ buộc doanh nghiệp phải có
những chính sách, biện pháp để có thêm khách hàng mới, giữ chân khách
hàng cũ vì khách hàng là nhân tố quan trọng nhất trong việc mang lại lợi
nhuận cho Công ty, lợi nhuận càng nhiều Công ty càng hoạt động có
hiệu quả. Do đó công ty cần có chính sách ưu đãi đối với các khách hàng
lớn và lâu năm, có mức chiết khấu hợp lí và thường xuyên đối với họ.
Việc lựa chọn các phương thức bán hàng và thanh toán tiền hàng
cũng có ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty, vì thế
công ty nên áp dụng thêm nhiều hình thức bán hàng như bán trực tiếp ở
cửa hàng, bán lẻ, bán qua kho, bán qua mạng...để làm tăng sản lượng tiêu
thụ.
Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đây là tiêu
chí quyết định đến sự thành công của sản phẩm trên thị trường đầy cạnh
tranh. Xây dựng chương trình định giá cho các loại sản phẩm dựa trên
giá của các công ty khác để đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh và có lãi.
Nắm vững nhu cầu thị trường tìm hiểu do đâu sản phẩm khó bán,
khó tiêu thụ bằng cách tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Nếu doanh thu
có thể bù đắp chi phí thì nên tăng chi phí quảng cáo hoặc chi phí
marketing để làm mới sản phẩm. Công ty nên tạo niềm tin cho khách
hàng bằng chất lượng các mặt hàng mà công ty đang cung ứng, tránh làm
mất lòng tin của khách hàng, để họ không chỉ đến với công ty một lần
mà còn giữ mối quan hệ ở những lần sau và có thể giới thiệu công ty với
những khách hàng khác.
Tích cực khai thác khách hàng ở địa phương, phương thức mua bán
thuận tiện. Bên cạnh đó chú ý cải tiến quy trinh sản xuất nâng cao chất
lượng mẫu mã cho phù hợp với tình hình mới. Bên cạnh đó cần chấp
hành định mức dự trữ hàng hóa, nguyên vật liệu. Vận dụng tiền lương
tiền thưởng để kích thích tăng năng suất ở các khâu giao nhận, vận
chuyển, phân loại, chọn lọc, đóng gói hàng hóa. Cải tiến cơ cấu mặt
hàng, phương thức bán giá cả, công tác điều động, phân phối hàng và
phương thức thanh toán.
5.2.2. Giảm chi phí
Như chúng ta đã phân tích một trong những nguyên nhân làm giảm
lợi nhuận của công ty là do chi phí khá cao. Do đó công ty cần thấy
những chi tiêu cần hạn chế và những nguồn nhân lực cần khai thác mà
trong tổng chi phí ta luôn thấy giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao.
Việc hạ thấp các khoản chi phí này là một biện pháp hữu hiệu, giúp cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng tốt hơn.
Chi phí và lợi nhuận tỉ lệ nghịch với nhau do đó muốn tăng lợi
nhuận thì phải giảm chi phí. Trong những năm qua do ảnh hưởng của
tình hình kinh tế nên chi phí của công ty luôn tăng cao, để hạn chế sự
tăng nhanh của chi phí cần kiểm soát chặt chẽ sự phát sinh của các loại
chi phí sau trong quá trình hoạt động kinh doanh:
Chi phí nguyên vật liệu: Để tránh chi phí hao hụt khi mua
nguyên vật liệu nên có kế hoạch thu mua rõ ràng theo yêu cầu của sản
xuất, thường xuyên phân tích biến động để có biện pháp xử lí. Tổ chức
quản lí chặt chẽ vật tư, thành phẩm, hàng hóa. Phân công, phân cấp quản
lí trên cơ sở đó kịp thời phát hiện những nguyên liệu, thành phẩm kém,
hư hỏng. Cần phải có kế hoạch dự toán chi phí sản xuất nhằm kiểm soát
chi phí đến mức có thể. Từ đó có sự so sánh thực tế với kế hoạch nhằm
tìm ra nguyên nhân giải quyết.
Chi phí nhân công: Bằng cách tăng năng suất lao động, cần
nghiên cứu cải tiến công nghệ, áp dụng KHKT vào sản xuất, tổ chức lao
động, để tránh lãng phí sức lao động. Nghiên cứu bố trí lao động phù hợp
với trình độ tay nghề công nhân để hạn chế mức thấp nhất tỉ lệ sản phẩm
hỏng. Bên cạnh đó công ty áp dụng chế độ khen thưởng cho tập thể, cá
nhân có sáng kiến mang lại hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Chi phí sản xuất chung: Trên cơ bản thì chi phí sản xuất chung
có thể chuyển thành định phí mà không làm giảm lợi nhuận nhiều, mà
trái lại còn giúp sản phẩm có lợi nhuận nhiều hơn. Muốn như vậy cần có
sự thường xuyên của chi phí sửa chữa, gần như là chi phí bảo trì thiết bị.
Bên cạnh đó cũng cần xây dựng mức tiêu hao hợp lí chi phí nguyên phụ
liệu. Ngoài ra công ty cũng cần tận dụng tốt công suất của máy móc thiết
bị, làm cho các thiết bị sản xuất phát huy hết khả năng hiện có của
chúng, sản xuất được nhiều sản phẩm hơn, làm cho chi phí khấu hao và
một số chi phí khác giảm tương ứng trong một đơn vị sản phẩm
Chi phí quản lí doanh nghiệp: Phân công, phân cấp quản lí chi
phí. Phòng kế toán tài vụ phải kiểm tra theo dõi nếu có những khoản chi
không hợp lí thì kiên quyết không thanh toán. Thực hiện công khai chi
phí đến từng bộ phận có liên quan để đề ra phương pháp cụ thể và tiết
kiệm chi phí. Công ty cần sử dụng tiết kiệm tránh sử dụng lãng phí các
thiết bị dụng cụ văn phòng để phục vụ cho lợi ích riêng, sử dụng tiết
kiệm chi phí in ấn, chi phí tiếp khách, hội họp...vv
Chi phí bán hàng: Công ty cần sử dụng hợp lí các khoản chi phí
như chi phí quảng bá, quảng cáo sản phẩm, chọn những vùng miền thích
hợp với nhu cầu về sản phẩm vật liệu xây dựng để tổ chức marketing
rộng rãi những sản phẩm của công ty. Ngoài ra công ty cũng cần xem
xét, chọn những mặt hàng chủ lực để quảng cáo trên các phương tiện
truyền thông, góp phần sử dụng hợp lí và tiết kiệm các khoản chi phí
này. Cần làm tốt việc nghiên cứu báo cáo thị trường, cung cấp thông tin
chính xác kịp thời để hỗ trợ cho ban giám đốc cùng phòng kinh doanh
có cơ sở để ra quyết định. Định kì tổ chức phân tích tính hình thực hiện
kế hoạch lợi nhuận qua đó thấy được nguyên nhân tăng giảm lợi nhuận,
từ đó có biện pháp quản lí thích hợp.
Ngoài ra định kì hàng tháng, công ty nên tiến hành phân tích tình
hình lợi nhuận để thường xuyên thấy được biến động của lợi nhuận, qua
đó thấy được nguyên nhân tăng giảm của lợi nhuận, từ đó đề ra những
biện pháp khắc phục kịp thời những hạn chế, đồng thới phát huy tối đa
những điểm mạnh sao cho mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.
CHƯƠNG 6
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
6.1 KIẾN NGHỊ
6.1.1 Đối với công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ
Công tác quản trị chi phí
Với mục đích hoạt động hiệu quả hơn, nhiều công ty đang tìm những
công thức khác nhau để đẩy mạnh doanh số bán hàng và tăng lợi nhuận.
Khi bắt tay vào xây dựng các chiến lượt sản xuất kinh doanh có một điều
quan trọng mà công ty không được phép bỏ qua là phải tính đến việc các
chi phí sẽ được quản lí và sử dụng như thế nào, xem các đồng vốn bỏ ra
hiệu quả đến đâu, có đem lại lợi nhuận mong muốn nhu ban đầu hay
không. Có thể nói quản lí chi phí là một yếu tố thiết yếu trong đầu tư
kinh doanh. Yếu tố chi phí luôn đóng vai trò quan trọng trong bất cứ kế
hoạch mở rộng và tăng trưởng kinh doanh.
Theo em giải pháp để quản trị chi phí hiệu quả là công ty nên tập
trung làm tốt những việc sau:
Tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu chi phí và nguồn huy
động tối ưu cho từng đơn vị trong toàn công ty trong từng thời kì.
Thiết lập một chính sách phân chia chi phí đi kèm với mức lợi
nhuận hợp lí, vừa bảo vệ được quyền lợi của công ty, vừa bảo đảm lợi
ích hợp pháp, hợp lí cho người lao động, xác định phần lợi nhuận có lợi
từ sự phân phối này để đưa ra các quyết định về mở rộng sản xuất hoặc
đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh mới, tạo điều kiện cho công ty có mức
tăng trưởng cao và bền vững.
Kiểm soát việc sử dụng tài sản trong công ty trong tình trạng sử
dụng sai mục đích.
Lập định mức chi phí, cụ thể là định mức cho các khoản chi phí
theo những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp cụ thể. Như vậy, phải có
sự nghiên cứu các dữ liệu trước đây, đưa ra một sự so sánh chuẩn cũng
như căn cứ vào diễn biến giá cả trên thị trường và chieesb lượt phát triển
của công ty.
Thu thập thông tin về chi phí thực tế. Công việc này không chỉ là
trách nhiệm của kế toán mà tất cả các bộ phận đều phải tham gia để chủ
động hơn trong việc xử lí thông tin chi phí.
Phân tích biến động giá cả trên thị trường theo định kì, dựa trên
những thông tin chi phí thực tế và so sánh với những định mức đó để
thiết lập dễ dàng xác định giữa chi phí thực tế với định mức, đồng thời
khoanh vùng những nơi phát sinh chi phí biến động.
Cơ cấu chi phí
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ với kết cấu chi
phí chiếm tỷ trọng lớn, định phí chiếm tỷ trọng nhỏ được xem là hợp lí
trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Tuy nhiên nếu quản lí chi phí chặt chẽ
như giảm biến phí một cách thấp nhất và tận dụng tối đa năng lực sản
xuất của máy móc thiết bị thì hiệu quả hoạt động sẽ lớn hơn rất nhiều.
Lựa chọn phương án kinh doanh
Các phương án trong chương 4 đều là những phương án thực tiễn,
có tính ứng dụng cao đối với công ty, giúp cho công ty có thể lựa chọn
những phương án mang lại lợi nhuận cao nhất và tránh những phương án
làm giảm lợi nhuận. Do công ty sản xuất nhiều mặt hàng nên việc phân
tích lựa chọn phương án kinh doanh chưa chi tiết cho từng sản phẩm.
Thông qua việc phân tích này, công ty cần có nhiều chính sách hơn nữa
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để tăng khối lượng sản
phẩm tiêu thụ, tăng lợi nhuận cho công ty.
6.1.2 Đối với Nhà nước
Để áp dụng kế toán quản trị vào doanh nghiệp thì nhất thiết phải có
sự can thiệp từ phía Nhà nước, bằng những hành động cụ thể như không
nên can thiệp quá sâu vào nghiệp vụ kĩ thuật kế toán quản trị ở các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh bằng chính sách kế toán hay những qui định
trong hệ thống kế toán doanh nghiệp mà chỉ nên dừng lại ở sự công bố
khái niệm, lí luận tổng quát và công nhận kế toán quản trị trong hệ thống
kế toán ở doanh nghiệp.
Đồng thời Nhà nước cần hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh trong đào tạo nhân lực, nghiên cứu, triển khai, phát triển kế
toán quản trị. Và về lâu dài Nhà nước cần tổ chức các ngân hàng tư liệu
thông tin kinh tế - tài chính có tính chất vĩ mô để hỗ trợ tốt hơn trong
việc thực hiện nghiệp vụ kế toán quản trị ở doanh nghiệp.
6.2 KẾT LUẬN
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một việc
làm hết sức cần thiết cho nhà quản trị, thông qua điều này thấy được mối
quan hệ của 3 nhân tố chính, quyết định sự thành công của mỗi công ty.
Từ khối lượng bán ra với chi phí tương ứng công ty sẽ xác định được lợi
nhuận thu về. Và để có thể ra quyết định nhằm tối đa hóa lợi nhuận thì
vấn đề tiên quyết đầu tiên là phải kiểm soát chi phí. Muốn được như vậy
thì mỗi công ty phải biết được cơ cấu chi phí của mình, biết được ưu
nhược điểm để từ đó có thể có những biện pháp thích hợp trong việc
kiểm soát và điều chỉnh chi phí sao cho phù hợp với tình hình hoạt động.
Mặt khác công ty cũng dựa trên mối quan hệ này để thiết lập những
chiến lượt kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất.
Đối với tôi trong thời gian nghiên cứu đề tài này đã giúp tôi hiểu rõ
và sâu hơn công tác kế toán và quản trị của công ty. Nhưng để có thể làm
được phải đòi hỏi sự chính xác về số liệu, khả năng phân tích và phải
nắm rõ tình hình hoạt động của công ty. Trong khi đó một mặt do hạn
chế về thời gian thực tập mặt khác do công ty chưa có hệ thống kế toán
quản trị nên những thông số liên quan phải lấy từ kế toán tài chính, dẫn
đến bài viết không thể tránh khỏi những sai sót và thiếu chính xác.
Nhưng tôi cũng hi vọng rằng thông qua bài nghiên cứu này, sự đóng góp
nhỏ bé này có thể giúp công ty quản lí và hoạt động hiệu quả hơn, có sự
quan tâm đúng mức đến kế toán quản trị đặc biệt là trong giai đoạn cạnh
tranh khốc liệt hiện nay và nếu như công ty muốn mở rộng hệ thống sản
xuất trong thời gian tới.
Trong quá trình hoạt động sản xuất ban lãnh đạo công ty cùng toàn
thể cán bộ công nhân viên luôn quyết tâm vượt qua thử thách, bộ phận
nghiệp vụ quản lí luôn có tinh thần trách nhiệm cao làm tốt công việc
chuyên môn của từng bộ phận. Luôn quyết tâm sản xuất và cung cấp sản
phẩm cho người tiêu dùng với phương châm: chất lượng sản phẩm đạt
tiêu chuẩn Việt Nam giá cả hợp lí, phương thức thanh toán nhanh gọn và
bảo đảm yêu cầu thẩm mĩ về kiến trúc, chất lượng ổn định làm thỏa mãn
yêu cầu khách hàng. Vì vậy sản phẩm của công ty luôn giữ vững được
thị trường tiêu thụ và nhiều khách hàng biết đến sản phẩm của công ty từ
nhiều thị trường của các tỉnh khác nhau.
Điều quan trọng là Công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà
nước góp phần váo sự phát triển của xã hội, nâng cao chất lượng cuộc
sống của cán bộ công nhân viên và đời sống của người dân quanh vùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kế toán quản trị - trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM – Nhà xuất bản
thống kê – 2000.
2. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh – Th.s Phạm Văn Dược –
Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM – Nhà xuất bản thống kê.
3. Phân tích điểm hòa vốn và đòn cân định phí – Quản trị tài chính –
Th.s Nguyễn Văn Thuận – Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM.
4. Phân tích điểm hòa vốn và đòn cân định phí – Tài chính doanh
nghiệp – Th.s Nguyễn Minh Kiều – Trường Đại Học Kinh Tế
TP.HCM.
5. Lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu – Th.s Nguyễn Tấn Bình
– Phân tích hoạt động doanh nghiệp – Nhà xuất bản đại học quốc gia
TP.HCM.
6. Website: Http://www.motilenct.com.vn
7. Các chuyên đề, khóa luận có liên quan.
[...]... thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận nên em đã chọn đề tài : “ Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công Ty cổ phần vật liệu xây dựng Motilen ” làm đề tài nghiên cứu 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Phân tích khái quát tình hình doanh thu chi phí và lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 Phân loại chi phí theo cách... PHÁP LUẬN 2.1 KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHẬN (CVP) Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận ( cost – volume –profit ) là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố: giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh nghiệp Phân tích mối quan hệ CPV nhằm giúp cho các... biến phí, định phí Phân tích các chỉ tiêu ảnh hưởng đến mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận Ứng dụng phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận và các phương án đề ra 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phương pháp nghiên cứu chung Nghiên cứu mô tả từ quá trình hoạt động của công ty đến những phân tích kết luận và giải pháp 1.3.2 Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ... quản trị đã là một nội dung quan trọng và cần thiết cho các nhà quản trị doanh nghiệp Trong đó phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tỏ ra là một công cụ hữu ích hỗ trợ cho nhà quản trị khi chọn lọc thông tin phù hợp trong quá trình ra quyết định Phân tích CVP là xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố giá bán, biến phí, định phí trong mối quan hệ với mức lợi nhuận mong muốn Mọi doanh... nhiều lợi nhuận doanh nghiệp phải luôn đổi mới Ví dụ như đổi mới máy móc thiết bị (điều này có thể giảm bớt lực lượng lao động ) Giá bán sản phẩm không đổi Tuy nhiên giá bán không chỉ do doanh nghiệp định ra mà còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG MOTILEN CẦN THƠ 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG... đa hóa lợi nhuận với nguồn lực hiện có 2.2 MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP Phân tích CPV là một trong những công cụ mạnh nhất giúp cho nhà quản trị trong việc điều hành hoạt động công ty Mục đích phân tích của CPV chính là phân tích sự biến động về giá bán, cơ cấu chi phí ( gồm chi phí bất biến và chi phí khả biến ) số lượng sản phẩm tiêu thụ để thấy được tác động của các nhân tố đó đến lợi nhuân... tăng cùng một lượng doanh thu (do tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ) ở các bộ phận khác nhau thì bộ phận nào có tỷ lệ SDĐP càng lớn thì lợi nhuận sẽ tăng lên càng nhiều 2.5.3 Cơ cấu chi phí Cơ cấu chi phí là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại chi phí khả biến (CPKB), chi phí bất biến (CPBB) trong tổng chi phí của từng doanh nghiệp Phân tích cơ cấu chi phí là nội dung quan trọng của phân tích hoạt động... SLHV: SXC: SP: BP: ĐP: Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận Tài sản cố định Kế toán chi phí sản xuất Nguyên vật liệu Số dư đảm phí Nhân công trực tiếp Chi phí khả biến Chi phí bất biến Sản phẩm sản xuất Chi phí bán hàng Chi phí hỗn hợp Quản lý doanh nghiệp Đòn bẩy kinh doanh Doanh thu an toàn Sản lượng hòa vốn Sản xuất chung Sản phẩm Biến phí Định phí CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong... nói cách khác là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất Để thực hiện phân tích mối quan hệ CPV cần thiết phải nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến, bất biến, phải hiểu rõ báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, đồng thời phải nắm... kinh doanh cùng với hệ thống dịch vụ hoàn hảo, luôn tạo sự thuận lợi và an tâm cho khách hàng Công ty luôn sẵn sàng hợp tác, liên doanh với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước nhằm hướng tới sự phát triển và đa dạng về sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng 3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 3.1.2.1 Chức năng kinh doanh của công ty Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ hoạt động mạnh