- Giúp BGĐ trong việc quản trị tài chính, kế toán, về công tác thống kê của công ty.
- Tham mưu công tác nhận và quản lý, sử dụng vốn, tài sản của công ty dùng trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và có hiệu quả. Quản lý công tác tài chính và hạch toán kinh doanh theo nguyên tắc “ quy chế quản lý tài chính” ghi chép, phản ánh trung thực, chính xác kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của năm kế hoạch. Lập báo cáo kết quả sản xuất – kinh doanh, thực hiện các chế độ, chính sách về thuế, tài chính do nhà nước ban hành, bảo quản, lưu trữ chứng từ, sổ sách, tài liệu kế toán theo chế độ Nhà nước.
3.1.2.8 Phòng tổ chức hành chính:
- Giúp Ban Giám Đốc trong việc công tác quản trị nhân sự, quản trị hành chính văn phòng.
- Công tác quản trị nhân sự: thực hiện việc tuyển dụng lao động, xây dựng nội quy, quy chế của công ty, thực hiện các chế độ theo quy định của nhà nước và các chế độ tài chính và phi tài chính khác. Xây dựng đơn giá tiền lương, giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến CBNV hoặc công ty đúng pháp
lệnh. Xây dựng các pháp lệnh thi đua phong trào nhằm thực hiện các chỉ tiêu Ban GĐ giao cho.
- Công tác quản trị hành chính - văn phòng: thực hiện công việc nhận và vào sổ công văn gửi đến, quản lý con dấu của công ty và sử dụng theo đúng quy định hiện hành, thực hiện bảo lãnh, bảo trì, sửa chữa các thiết bị văn phòng, soạn thảo công văn hành chính, cung cấp văn phòng phẩm, tổ chức các cuộc họp, hội nghị của công ty.
3.2 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 3.2.1 Nhân sự: gồm 06 người 3.2.1 Nhân sự: gồm 06 người
3.2.1.1 Kế toán trưởng
- Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong bộ máy kế toán của công ty. - Điều hành nhân viên thực hiện các công tác được giao, phổ biến hướng dẫn thi hành các quy định của nhà nước và cấp trên chỉ đạo xuống.
- Kiểm tra sổ sách mà nhân viên kế toán đã lập nhằm phát hiện, sửa chữa những sai sót thực hiện việc khoá sổ cuối tháng để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
- Hàng tháng, quý, năm tiến hành tổng hợp và lập báo cáo cho Giám Đốc. - Chịu trách nhiệm tính giá thành sản phẩm làm ra.
- Kiểm tra và ký duyệt trình BGĐ các vấn đề liên quan đến thuế. - Phê chuẩn các khoản mục liên quan đến tài chính kế toán.
3.2.1.2 Kế toán tổng hợp kiêm kế toán thuế
- Phải tổ chức ghi sổ sách theo chỉ đạo của kế toán trưởng, phản ánh chính xác trung thực toàn bộ tài sản của công ty.
- Theo dõi Tài sản cố định (TSCĐ), tình hình tăng giảm TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ.
- Lập Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Theo dõi mọi hoạt động thu chi của công ty.
- Theo dõi các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, báo cáo thuế. - Tổng hợp và báo cáo chi phí từng công trình sau khi nghiệm thu.
3.2.1.3 Kế toán kho kiêm mua hàng
- Tổng hợp và theo dõi phiếu yêu cầu vật tư để cung ứng vật tư, nguyên vật liệu kịp thời phục vụ sản xuất, công trình.
- Hằng ngày nhập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho để theo dõi hàng tồn. - Tổng kết nhập, xuất, tồn háng tháng, tổ chức kiểm kê vào ngày cuối tháng, báo cáo số liệu cho Ban Giám đốc.
- Tìm nhà cung cấp và báo giá vật tư theo yêu cầu vật tư, báo cáo lên ban Giám đốc để tìm nhà cung cấp thích hợp về giá cả và thích hợp về quy cách chủng loại mặt hàng.
- Lập đơn đặt hàng và chuyển qua kế toán công nợ theo dõi thanh toán tiền hàng.
- Lập giấy thanh toán khách hàng căn cứ phiếu nhập kho, đơn đặt hàng, hóa đơn giá trị gia tăng trình ký chuyển kế toán công nợ.
3.2.1.4 Kế toán công nợ
- Theo dõi công nợ, tình hình thanh toán với khách hàng. - Lập phiếu thu, chi dựa trên giấy thanh toán đã duyệt. - Viết hóa đơn giá trị gia tăng.
- Phát hành lệnh sản xuất đến các bộ phận.
- Theo dõi và tổng hợp phiếu giao hàng công trình và nội bộ để tổng kết vật tư từng công trình chuyển kế toán tổng hợp.
3.2.1.5 Kế toán tiền lương
- Hàng ngày nhập công của từng người căn cứ trên sổ chấm công của từng bộ phận.
- Nắm bắt tình hình công tác của nhân viên phòng hành chính kế toán, phòng kế hoạch vật tư và phòng kỹ thuật để lập bảng chấm công. Chịu trách nhiệm tuyển dụng công nhân cũng như phổ biến cho công nhân biết về nội quy của công ty. Cuối tháng, dựa vào bảng chấm công để lập bảng tiền lương.
- Theo dõi và báo cáo tình hình tăng, giảm nhân sự.
- Tổng kết và tách công cho từng công trình chuyển kế toán tổng hợp.
3.2.1.6 Thủ quỹ kiêm kế toán nội bộ
- Theo dõi các khoản thu chi tiền mặt, và tiến hành thu, chi dựa trên các chứng từ, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán hoá đơn… Đảm bảo tính an toàn cho tiền mặt tại quỹ, thống kê tiền mặt tại quỹ định kỳ hàng ngày.
- Đi công tác ngân hàng: rút séc, nộp tiền mặt vào tài khoản công ty hay khách hàng, chuyển khoản ủy nhiệm chi.
- Theo dõi các khoản tạm ứng và thanh toán: mua vật tư, mua hàng hóa, đi công tác, ... để có kế hoạch thu hồi tiền mặt hoặc thu hồi lương đối với những khoản chi thừa tiền hay chi tiền bổ sung đối với những khoản chi vượt trội số tiền đã ứng.
3.2.2 Tổ chức công tác kế toán
3.2.2.1 Hình thức kế toán
- Hiện nay, hình thức kế toán của công ty áp dụng là hình thức Nhật ký chung. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung:
Hình 3.2 Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung
Trong đó:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Trình tự ghi sổ:
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Chứng từ kế toán
Sổ cái
Báo cáo tài chính Sổ Nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh
- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.
- Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
3.2.2.2 Chế độ kế toán
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 của năm tài chính.
- Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp tính giá xuất kho: phương pháp bìnhquân gia quyền. - Đơn vị được áp dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (VND). - Ngôn ngữ sử dụng trong ghi chép kế toán là tiếng Việt. - Các chính sách kế toán áp dụng theo QĐ15/2006/QĐ-BTC.
3.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013. NĂM 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013.
3.3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012. 2011, 2012.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010-2012
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch
2011/2010 2012/2011
Stt Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 46.781.317.653 53.815.581.855 83.863.940.596 7.034.264.202 15,04 30.048.358.741 55,84
2 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 46.781.317.653 53.815.581.855 83.863.940.596 7.034.264.202 15,04 30.048.358.741 55,84
3 Giá vốn hàng bán 42.926.524.871 48.982.726.685 76.116.088.962 6.056.201.814 14,11 27.133.362.277 55,39
4 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.854.792.782 4.832.855.170 7.747.851.634 978.062.388 25,37 2.914.996.464 60,32
5 Doanh thu hoạt động tài chính 8.989.512 79.504.552 19.986.310 70.515.040 784,41 -59.518.242 -74,86
6 Chi phí tài chính 1.258.174.434 1.995.287.110 1.864.332.651 737.112.676 58,59 -130.954.459 -6,56
Trong đó: Chi phí lãi vay 1.218.167.724 1.960.209.591 1.802.726.355 742.041.867 60,91 -157.483.236 -8,03
7 Chi phí bán hàng 307.124.198 0 307.124.198
8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.021.392.902 2.120.301.399 3.087.301.580 98.908.497 4,89 967.000.181 45,61
19 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 584.214.958 796.771.213 2.509.079.515 212.556.255 36,38 1.712.308.302 214,91
10 Thu nhập khác 163.636.364 72.727.273 580.100.050 -90.909.091 -55,56 507.372.777 697,64
11 Chi phí khác 116.736.136 37.175.695 270.416.506 -79.560.441 -68,15 233.240.811 627,40
12 Lợi nhuận khác 46.900.228 35.551.578 309.683.544 -11.348.650 -24,20 274.131.966 771,08
13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 631.115.186 832.322.791 2.818.763.059 201.207.605 31,88 1.986.440.268 238,66
14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 157.778.797 145.656.489 493.283.535 -12.122.308 -7,68 347.627.046 238,66
15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 473.336.389 686.666.302 2.325.479.524 213.329.913 45,07 1.638.813.222 238,66
3.3.1.1 Chỉ tiêu doanh thu
Qua kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần nhất của công ty có thể thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty ngày càng tăng.
Năm 2011, doanh thu toàn công ty đạt 53.815.581.855 đồng tăng 7.034.264.202 đồng so với năm 2010. Năm 2012 tăng 55,84% so với năm 2011 đạt 83.863.940.596 đồng. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do qua mỗi năm công ty tìm thêm được nhiều khách hàng mới, không chỉ trong nước mà bên cạnh đó, công ty cũng đã nhận được một số đơn đặt hàng của những khách hàng nước ngoài. Đồng thời công ty đang dần tạo dựng được uy tín với khách hàng nên qua từng năm, số lượng đơn đặt hàng ngày càng tăng. Đặc biệt là năm 2012, công ty đã nhận được nhiều đơn đặt hàng có giá trị lớn nên đã làm cho doanh thu của năm này tăng lên con số đáng kể.
Đóng góp vào tổng doanh thu của đơn vị là doanh thu từ hoạt động tài chính. Khoản doanh thu này tăng giảm không đều qua các năm, năm 2011 đạt 79.504.552 đồng tăng 70.515.040 đồng so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 chỉ còn 19.986.310 đồng giảm 59.518.242 đồng so với năm 2011. Về hình thức đây là một khoản doanh thu làm tăng thu nhập cho công ty, khoản thu nhập này đến chủ yếu từ lãi tiền gửi tại ngân hàng và khoản này ít nghĩa là dòng tiền được xoay vòng nhanh để tái đầu tư vào sản xuất, nhất là khi hiện nay việc vay vốn là rất khó khăn đối với các doanh nghiệp. Do năm 2011, công ty đang đầu tư vốn để chuẩn bị cho những hợp đồng lớn, kể cả trong nước và nước ngoài, nên lãi tiền gửi ngân hàng năm 2011 là cao nhất, đến năm 2012 thì công ty đã dùng một số tiền lớn để thực hiện các đơn đặt hàng nên khoản thu từ lãi tiền gửi ngân hàng đã giảm mạnh.
3.3.1.2 Chỉ tiêu chi phí
Chi phí là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách cẩn thận để hạn chế những khoản gia tăng không đáng có hay sự thất thoát lãng phí trong quá trình sản xuất.
Là một công ty cơ khí, nên chi phí vật tư chiếm phần lớn trong tổng chi phí, do đó chi phí giá vốn hàng bán cũng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí. Năm 2011 tăng 14,11% so với năm 2010, năm 2012 tăng 55,39% so với năm 2011. Ta có thể dễ dàng nhận thấy nguyên nhân chủ yếu là do lượng tiêu thụ cũng như giá vật tư ngày càng tăng qua các năm.
Chi phí bán hàng chỉ phát sinh từ năm 2012, vì trong những năm trước công ty chủ yếu bán hàng cho những khách hàng trong cùng khu vực, và những chi phí vận chuyển thường là do khách hàng chịu. Hoặc nếu có phát sinh chi phí bán hàng, do giá trị không lớn nên được cộng vào chung với chi
phí quản lý doanh nghiệp. Để tăng doanh số bán, thì từ năm 2012, công ty đã mở rộng quy mô và tăng doanh số bán ra những khu vực xa hơn kể cả nước ngoài, chính vì thế chi phí bán hàng phát sinh lớn, nên công ty đã tách riêng để dễ quản lý.
Chi phí quản lý doanh nghiệp tương đối ổn định từ năm 2010-2011, chỉ chênh lệch 4,89%. Chi phí quản lí doanh nghiệp ít biến động là do chi phí này phần lớn là lương, bảo hiểm nhân viên văn phòng, nhân viên quản lí là những khoản chi phí cố định ít biến đổi. Năm 2012, số lượng nhân viên của công ty đã tăng lên, và thường xuyên phải làm thêm giờ do yêu cầu công việc, đồng thời công ty đã trang bị mới cũng như thay thế một số máy móc, thiết bị trong văn phòng để công tác quản lí được thực hiện dễ dàng và năng suất làm việc của nhân viên cũng được nâng cao. Chính vì thế chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 đã tăng 45,61% so với năm 2011.
3.3.1.3 Chỉ tiêu lợi nhuận
Để đánh giá được hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp thì chỉ tiêu quan trọng nhất là lợi nhuận. Doanh thu dù có cao bao nhiêu, tăng trưởng bao nhiêu cũng vô nghĩa nếu trong số những đồng doanh thu đó không mang lại nhiều lợi nhuận.
Nhìn chung, lợi nhuận của công ty tăng dần qua các năm. Năm 2011 lợi nhuận sau thuế của công ty là 686.666.302 đồng, tăng 45,07% so với năm 2010. Đặc biệt năm 2012, lợi nhuận đã tăng lên con số đáng kể đạt 2.325.479.524 đồng, tăng 238,66% so với năm 2011.
Lợi nhuận tăng là do doanh thu tăng. Riêng năm 2012 với phương châm “chất lượng đặt lên hàng đầu” công ty đã tạo dựng được niềm tin với khách hàng, do đó khách hàng đã tin tưởng và bắt đầu đặt hàng những đơn hàng giá trị lớn nên lợi nhuận của năm này đã tăng gấp 3 lần so với năm trước. Điều đó cho thấy công ty đang có những bước nhảy vọt dựa trên những chiến lược đúng đắn trong năm 2012. Với sự phát triển này sẽ là đòn bẩy cho sự phát triển của năm 2013.
3.3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Năm 2012 đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên một con số đáng kinh ngạc. Không dừng ở đó, đến đầu năm 2013, công ty không những giữ vững được phong độ mà trên đà phát triển của năm 2012, công ty tiếp tục đưa ra những chính sách đúng đắn góp phần đẩy mạnh hơn nữa sự tăng trưởng của công ty.
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: đồng Chênh lệch
Stt Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm
2012
6 tháng đầu năm
2013 Số tiền Tỷ lệ (%)
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 31.448.977.724 54.511.561.387 23.062.583.663 73,3 2 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 31.448.977.724 54.511.561.387 23.062.583.663 73,3