Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu phân tích mối liên hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty tnhh tm dv kỹ thuật sản xuất an hạ (Trang 47)

- Tiếp tục giữ gìn những thành quả mà công ty đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời công ty dự định sẽ mở rộng quy mô hoạt động ở các tỉnh như Tây Ninh, Bình Dương một mặt góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước, mặt khác là để khẳng định vị thế và tiềm năng của công ty trên thương trường.

- Để có những bước phát triển mạnh hơn nữa, công ty sẽ cân nhắc để hạn chế những đơn hàng ít hiệu quả, gặp nhiều rủi ro. Tập trung khai thác những mặt hàng vốn là thế mạnh của công ty.

- Xây dựng và quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu sang nước ngoài.

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao công suất làm việc của cán bộ, công nhân viên, giải quyết công việc nhanh chóng.

- Có những biện pháp khuyến khích khả năng sáng tạo của nhân viên, để từ đó chế tạo được những sản phẩm mới, chất lượng cao.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP CỦA CÔNG TY TNHH TM DV KỸ THUẬT SẢN XUẤT AN HẠ

4.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 VÀ CƠ CẤU DOANH THU THEO SẢN PHẨM

4.1.1 Tình hình tiêu thụ các mặt hàng chủ lực của công ty

Công ty chuyên sản xuất chế tạo các loại máy, khi có đơn đặt hàng thì công ty sẽ sản xuất, chế tạo ra các mặt hàng theo yêu cầu của khách hàng, nên đặc thù của công ty là không có hàng tồn kho và các sản phẩm của công ty rất đa dạng, bao gồm các loại máy, các dây chuyền thiết bị chế biến tinh bột, các băng tải, băng chuyền,…Với đề tài này, tôi quyết định chọn 3 sản phẩm thuộc 3 công trình khác nhau đó là băng chuyền, khuôn chiên và máy ly tâm tách nước để phân tích, nhằm thấy rõ hơn tầm quan trọng của từng sản phẩm đối với công ty.

Đối với các băng chuyền, do có giá trị cao, thời gian để hoàn thành một hệ thống lâu và đây là những sản phẩm thường được yêu cầu bởi tổng Công ty Hàng Không Việt Nam, nên số lượng sản xuất và tiêu thụ không cao. Trong năm 2013 công ty cũng đã nhận được một số đơn đặt hàng như đơn đặt hàng của hàng không Tuy Hòa, Phú Quốc,…

Còn đối với các sản phẩm thuộc dây chuyền thiết bị chế biến tinh bột như máy ly tâm tách nước thường được chế tạo theo yêu cầu của các công ty chế biến tinh bột mì như Công ty Cổ phần nông sản Quảng Ngãi, Công ty TNHH An Hạ Bình Thuận,…có số lượng tiêu thụ lớn hơn.

Hằng năm công ty nhận được số lượng đơn hàng rất lớn từ các công ty chế biến thực phẩm như Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam, Công ty Cổ phần thực phẩm Á Châu,…về các khuôn chiên, tuy giá trị một sản phẩm không cao nhưng đây là sản phẩm có số lượng tiêu thụ khá lớn và ổn định, đã mang lại cho công ty mức doanh thu không hề nhỏ.

Để có được khái quát về cơ cấu cũng như tầm quan trọng của từng sản phẩm đối với công ty, ta theo dõi tình hình tiêu thụ của ba sản phẩm đầu năm 2012 và 2013 như sau:

Bảng 4.1: Bảng tình hình tiêu thụ ba sản phẩm chủ lực của công ty

Đvt: đồng 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013

Tên hàng Số

lượng Tổng giá vốn

Số

lượng Tổng giá vốn Băng chuyền oval đến

- - 2 2.662.717.542 Khuôn chiên 12 chén + nắp khuôn chiên 1.140 637.545.000 4.560 2.550.180.000 Ly tâm tách nước 4 1.359.232.000 10 3.398.080.000 Tổng 1.144 1.996.777.000 4.572 8.610.977.542

Nguồn: Số liệu lấy từ bảng kê nhập xuất tồn thành phẩm 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Qua bảng trên ta thấy số lượng tiêu thụ ba sản phẩm 6 tháng đầu năm 2013 lớn hơn rất nhiều so với 6 tháng đầu năm 2012. Đầu năm 2012, công ty mới chỉ chế tạo các băng chuyền thẳng phần inox và thép, chưa chế tạo băng chuyền oval đến. Số lượng tiêu thụ của khuôn chiên là 1.140 cái, thấp hơn 4 lần so với đầu năm 2013. Máy ly tâm tách nước tiêu thụ được 4 cái trong khi đầu năm 2013 tiêu thụ được 10 cái.

Nguyên nhân là do đầu năm 2012 công ty mới bắt đầu thực hiện những đơn đặt hàng lớn, một phần là do công ty chưa bắt kịp tiến độ nên chưa sản xuất được ở mức công suất tối đa. Đây cũng là khoảng thời gian công ty tìm kiếm vật tư và chuẩn bị chu đáo cho việc thực hiện các đơn hàng của Tổng Công ty Hàng Không và các công ty chế biến tinh bột,…một trong những khách hàng lớn của công ty. Đồng thời công ty không ngừng mở rộng xưởng sản xuất, thay đổi các chiến lược. Để cuối năm 2012 công ty có thể tập trung sản xuất, chế tạo ở trạng thái tốt nhất. Bắt đầu từ cuối năm 2012, với sự chỉ đạo của ban giám đốc, công suất làm việc của công ty đã tăng cao và dần ổn định. Từ những phát triển vượt bậc của năm 2012 đã tạo đà cho sự phát triển hơn nữa của năm 2013.

Nhìn chung, đây là những sản phẩm rất có tiềm năng của công ty, đã và đang nhận được rất nhiều đơn đặt hàng. Từ cuối năm 2012, đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2013, ba sản phẩm này có doanh thu giữ vai trò chủ đạo trong tổng doanh thu của công ty.

4.1.2 Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm

Việc tìm hiểu về cơ cấu doanh thu theo từng sản phẩm cùng với phân tích CVP giúp nhà quản trị định hướng được hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó họ sẽ biết được cần phải chú trọng sản xuất sản phẩm nào, sản phẩm nào cần phải cắt giảm để có biện pháp lập kế hoạch cho các bộ phận. Cụ thể như cần phải lựa chọn đơn đặt hàng nào, cần yêu cầu những vật tư gì để chọn nhà cung cấp có thể tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chế tạo trong thời gian bao lâu, phân bổ công việc phù hợp với từng bộ phận.

Bảng 4.2: Cơ cấu doanh thu của từng sản phẩm

Đvt: đồng Băng chuyền Khuôn chiên Ly tâm tách

nước Giá bán 1.665.000.000 688.310 406.250.000 Sản lượng 2 4.560 10 Doanh thu 3.330.000.000 3.138.693.600 4.062.500.000 Tỷ trọng (%) 31,62 29,8 38,58

Nguồn : Số liệu phòng kế toán

Qua bảng trên ta thấy doanh thu của máy ly tâm tách nước là cao nhất, chiếm 38,58% tổng doanh thu của ba sản phẩm. Do đây là sản phẩm thuộc hệ thống chế biến tinh bột mì, một sản phẩm truyền thống và nổi tiếng của công ty, đã tạo được uy tín với khách hàng nên số lượng tiêu thụ ngày càng tăng. Đồng thời đây là sản phẩm có giá trị đơn vị cao, góp phần không nhỏ trong việc làm tăng doanh thu của công ty, do đó công ty cần có những chiến lược để phát huy hơn nữa dòng sản phẩm này.

Công ty chỉ mới nhận đơn đặt hàng về sản phẩm băng chuyền từ đầu năm 2012, do đó số lượng tiêu thụ chưa cao. Mặc dù còn giới hạn về số lượng tiêu thụ, nhưng nhờ chất lượng sản phẩm của công ty được đánh giá cao nên từ đầu năm 2013, số lượng đơn hàng đã bắt đầu tăng. Cũng nhờ sản phẩm này mà năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu của công ty đã tăng lên đáng kể. Trong ba sản phẩm chủ lực của công ty thì băng chuyền chiếm 31,62% tổng doanh thu của ba sản phẩm.

Còn lại là khuôn chiên, có số lượng tiêu thụ rất lớn. Mặc dù vậy nhưng do giá trị của sản phẩm thấp nên doanh thu của sản phẩm này chỉ chiếm 29,8% tổng doanh thu 3 sản phẩm.

Nhưng đó chỉ là xét về doanh thu, còn thực chất lợi nhuận của từng sản phẩm đem lại cho công ty là bao nhiêu thì cần phải phân tích một số yếu tố về chi phí.

4.2 PHÂN LOẠI CHI PHÍ CỦA TỪNG SẢN PHẨM THEO CÁCH ỨNG XỬ CHI PHÍ XỬ CHI PHÍ

4.2.1 Căn cứ ứng xử của chi phí

Để phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí thì trước hết ta phải nắm rõ tính chất của từng loại chi phí phát sinh, xác định được căn cứ ứng xử của từng loại chi phí đó và sau cùng mới phân loại chúng là biến phí hay định phí. Trong quá trình sản xuất kinh doanh để đo lường các mức độ hoạt động thì mỗi loại chi phí có một căn cứ ứng xử riêng. Các căn cứ thường dùng là khối lượng sản phẩm sản xuất, số giờ công, số giờ máy, số lượng sản phẩm tiêu thụ…

Bảng 4.3: Bảng căn cứ ứng xử của từng chi phí

Chi phí Căn cứ ứng xử

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Khối lượng sản phẩm sản xuất (cái) Chi phí nhân công trực tiếp Số giờ công lao động (giờ)

Chi phí sản xuất chung Số lượng máy sản xuất (cái) Chi phí bán hàng Số lượng sản phẩm tiêu thụ (cái) Chi phí quản lý doanh nghiệp Số lượng máy sản xuất (cái)

Số giờ công lao động (giờ)

Việc phân bổ chi phí cho từng sản phẩm là rất quan trọng, đòi hỏi căn cứ phân bổ phải thích hợp và dựa vào tình hình sử dụng chi phí của các sản phẩm này. Các căn cứ thường được dùng để phân bổ là tỷ lệ sử dụng nguyên vật liệu, tỷ lệ sử dụng lao động, số lượng sản phẩm sản suất, giá vốn, doanh thu, khối lượng sản phẩm bán ra.

Trong luận văn này, tôi lấy số liệu 6 tháng đầu năm 2013 để phân tích vì phân tích CVP có những hạn chế của nó. Nếu lấy cả 3 năm thì thời gian quá dài làm cho các giả định không xác với thực tế. Chẳng hạn, sản lượng tiêu thụ, giá bán của các mặt hàng mỗi năm mỗi khác, nếu giả định cả 3 năm số liệu này không thay đổi thì quá xa rời thực tế. Hơn nữa, phân tích CVP dùng để lập kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn nên việc xem xét tình hình kinh doanh trong ngắn hạn để lập kế hoạch ngắn hạn sẽ hợp lý hơn.

4.2.2 Biến phí

4.2.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trước mỗi kỳ sản xuất, căn cứ vào hợp đồng hay kế hoạch sản xuất, phòng kỹ thuật sẽ xác định nguyên vật liệu (NVL) cần dùng và lập bảng dự trù NVL, lập bảng tổng hợp yêu cầu vật tư rồi chuyển qua phòng kế hoạch vật tư.

Khi đó, bộ phận vật tư sẽ lên kế hoạch và xúc tiến mua hàng. NVL được sử dụng chủ yếu là tole, thép, inox, bạc đạn,…Thông thường, khoản mục này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm, khoảng từ 70-80% trong tổng giá thành sản phẩm.

Chi phí NVL phụ thuộc vào sản lượng sản phẩm sản xuất ra. Do đó, chi phí NVL được xác định là biến phí. Dưới đây là bảng định mức chi phí nguyên vật liệu cho từng sản phẩm.

Bảng 4.4: Bảng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của các sản phẩm

Đvt: đồng Mặt hàng NVL CP NVLTT đơn vị Số lượng CP NVLTT Tỷ trọng (%) Tole 474.600.000 Thép 38.640.000 Inox 528.000.000 … …

Băng chuyền oval đến 1.131.090.000 2 2.262.180.000 30,65 Inox 495.000 Điện cực 19.000 Khuôn chiên 514.884 4.560 2.347.871.040 31,81 Bạc đạn 34.366.875 Tole 67.660.170 Inox 17.902.545 … … Ly tâm tách nước 276.992.595 10 2.769.925.950 37,53 Tổng 7.379.976.990 100,00

Nguồn: Bảng định mức vật tư năm 2013

Băng chuyền là sản phẩm có chi phí nguyên vật liệu cho một sản phẩm cao nhất với 1.131.090.000 đồng. Đây là sản phẩm thường được chế tạo cho Công ty Hàng Không, nên rất cần chú ý đến mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Để đáp ứng yêu cầu đó, công ty đã lựa chọn những vật tư như tole Đài Loan và inox Nhật Bản thay vì sử dụng inox Trung Quốc, đồng nghĩa với việc công ty phải chịu giá vật tư cao hơn. Đồng thời, sản phẩm này cũng thường được đặt hàng theo một hệ thống nên số lượng vật tư được dùng để chế tạo ra sản phẩm này rất lớn.

Máy ly tâm tách nước là sản phẩm truyền thống của công ty nên chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu. Vì vậy công ty rất kĩ khi chọn loại vật tư cũng như nhà cung cấp. Những nhà cung cấp thường được công ty chọn để mua tole, inox,…là Công ty Toàn Thắng, Kim Khí Số 1, Vạn Đức, Thiên

Vương,…Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, công ty phải bỏ ra 276.992.595 đồng chi phí nguyên vật liệu cho một máy ly tâm tách nước. Đây chỉ là một máy thuộc hệ thống chế biến tinh bột mì, máy này tương đối phức tạp, cần nhiều loại vật tư. Chính vì thế với số lượng tiêu thụ là 10 cái trong 6 tháng đầu năm 2013, thì sản phẩm này có tổng chi phí nguyên vật liệu cao nhất với 2.769.925.950 đồng, chiếm 37,53% trong tổng chi phí của 3 sản phẩm.

Cuối cùng là các khuôn chiên, do sản phẩm này đơn giản hơn, cần ít loại vật tư, chủ yếu là inox nên chi phí nguyên vật liệu để tạo ra một cái khuôn chiên chỉ mất 514.884 đồng. Nhưng đây cũng là sản phẩm có số lượng tiêu thụ hằng năm rất lớn, do đó xét theo tổng chi phí nguyên vật liệu thì với 2.347.871.040 đồng nó chiếm vị trí thứ 2 tương ứng 31,82% trong tổng chi phí nguyên vật liệu của 3 sản phẩm.

Sở dĩ có sự khác nhau trong CP NVLTT đơn vị là do số lượng sản xuất giữa các sản phẩm khác nhau. Băng chuyền tuy sản xuất ít nhưng giá thành đơn vị cao, do khâu chế tạo phức tạp, thời gian chế tạo lâu và thường chỉ sản xuất khi có đơn đặt hàng của các Công ty Hàng Không. Khuôn chiên có giá thành đơn vị thấp nhưng đơn giản hơn, mất thời gian ngắn hơn để chế tạo ra một sản phẩm, đồng thời số lượng khách hàng đặt hàng sản phẩm này rất lớn và ổn định.

4.2.2.2 Biến phí sản xuất chung

Biến phí sản xuất chung phụ thuộc vào khối lượng sản xuất sản phẩm, sản xuất càng nhiều thì biến phí sản xuất chung càng nhiều, bao gồm các chi phí có liên quan đến bộ phận phân xưởng như chi phí điện, nước, sửa chữa, chi phí vận chuyển vật tư, thiết bị ,…

Bảng 4.5: Bảng biến phí sản xuất chung

Đvt: đồng

Mặt hàng Biến phí SXC Số

lượng

Biến phí SXC đơn vị Băng chuyền oval đến 238.319.837,6 2

119.159.918,80 Khuôn chiên 137.570.646,8 4.560 30.169 Ly tâm tách nước 373.751.659,8 10 37.375.165,98 Tổng cộng 749.642.144,2

Nguồn: Tác giả tự tính toán

Cũng tương tự như chi phí nguyên vật liệu, nếu xét về tổng biến phí sản xuất chung thì máy ly tâm tách nước có biến phí SXC cao nhất với 373.751.659,8 đồng do vừa có giá trị cao và sản xuất cũng nhiều. Nhưng xét

về biến phí SXC đơn vị thì băng chuyền oval có biến phí SXC cao hơn, với 119.159.918,8 đồng, do sản xuất ít nhưng giá trị của nó cao hơn.

4.2.2.3 Chi phí bán hàng

Nhà máy cơ khí An Hạ có đầy đủ các phương tiện phục vụ cho quá trình bán hàng như xe nâng, xe cẩu, xe tải thùng,… nên chi phí bán hàng chủ yếu là tiền xăng, dầu,…Mà chi phí này phụ thuộc vào số lượng sản phẩm tiêu thụ nên nó được xác định là biến phí.

Chi phí bán hàng là chi phí phát sinh chung, đối với doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm thì cần phải phân bổ chi phí này cho từng loại sản phẩm và tiêu chí được dùng để phân bổ là doanh thu bán hàng.

3.330.000.000 BPBH băng chuyền = x 199.630.729 = 12.195.033,69 đồng 54.511.561.387 3.138.693.600 BPBH khuôn chiên = x 199.630.729 = 11.494.436,69 đồng 54.511.561.387 4.062.500.000 BPBH LTTN = x 199.630.729 = 14.877.574,88 đồng 54.511.561.387

Sau khi phân bổ xong biến phí bán hàng cho từng sản phẩm ta tổng hợp được bảng số liệu sau:

Bảng 4.6: Bảng biến phí bán hàng

Đvt: đồng Mặt hàng Doanh thu Biến phí bán

hàng

Biến phí bán hàng đơn vị Băng chuyền oval đến

3.330.000.000 12.195.033,69 6.097.516,85 Khuôn chiên 3.138.693.600 11.494.436,69

Một phần của tài liệu phân tích mối liên hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty tnhh tm dv kỹ thuật sản xuất an hạ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)