Định phí và sản lượng tiêu thụ thay đổi

Một phần của tài liệu phân tích mối liên hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty tnhh tm dv kỹ thuật sản xuất an hạ (Trang 76)

2013 và cơ cấu doanh thu theo sản phẩm

4.4.2 Định phí và sản lượng tiêu thụ thay đổi

Công ty đang dần mở rộng thị trường không chỉ trong nước mà công ty cũng đã và đang có không ít đơn đặt hàng của nước ngoài. Do sản xuất theo đơn đặt hàng và phải làm theo tiến độ nên đây có thể coi là một lợi thế nhưng cũng có thách thức rất lớn. Vấn đề cấp thiết đối với nhà máy là phải tăng số lượng sản xuất, nhưng dường như sản phẩm sản xuất ra không kịp tiến độ giao hàng cho khách hàng. Nguyên nhân là do hệ thống máy móc, CCDC của công ty chưa đầy đủ nên trong khi chế tạo một số sản phẩm, công ty phải thuê gia công và thời gian chế tạo cũng lâu hơn . Chính vì thế công ty dự định đầu tư máy móc, thiết bị để tiện lợi cho việc sản xuất, chế tạo của công ty. Và việc đầu tư này sẽ làm định phí của công ty tăng lên 70%. Dự kiến công ty sẽ nhận thêm một số đơn đặt hàng và làm tăng sản lượng tiêu thụ lên 50%. Giả định các yếu tố khác như giá bán và biến phí không thay đổi.

Ta chỉ phân tích trên 2 sản phẩm là băng chuyền và ly tâm tách nước, do khuôn chiên có các chi tiết đơn giản hơn, và những máy móc, thiết bị để chế tạo khuôn chiên của công ty cũng tương đối đầy đủ, không phải đầu tư thêm.

Bảng 4.22: Bảng mối quan hệ giữa định phí, doanh thu và lợi nhuận các sản phẩm

Đơn vị tính: đồng

Băng chuyền Khuôn chiên Ly tâm tách nước

Hiện tại KL tăng 50% Hiện tại KL tăng 50% Hiện tại KL tăng 50%

Giá bán 1.665.000.000 1.665.000.000 688.310 688.310 406.250.000 406.250.000 Khối lượng 2 3 4.560 6.840 10 15 BPĐV 1.256.347.435,65 1.256.347.435,65 547.573,71 547.573,71 315.855.518,47 315.855.518,47 SDĐPĐV 408.652.564,36 408.652.564,36 140.736,29 140.736,29 90.394.481,53 90.394.481,53 Tổng định phí 336.364.206,51 571.819.151,07 245.481.458,65 417.318.479,71 467.636.047,67 794.981.281,04 Lãi thuần 480.940.922,2 654.138.542 396.276.017,86 545.317.735,06 436.308.767,65 560.935.941,94

Nhận xét: Kể cả ba sản phẩm băng chuyền, khuôn chiên và ly tâm tách nước đều mang lại lợi nhuận cao hơn hiện tại. Như vậy, phương án này tương đối có hiệu quả.

4.4.3 Định phí, biến phí, sản lượng tiêu thụ thay đổi

Nhận thấy năng suất làm việc của công nhân chưa cao. Sau khi tìm hiểu nguyên nhân chủ yếu là do công nhân chưa có tinh thần trách nhiệm cao. Vì công ty trả lương cho công nhân tính theo giờ công lao động. Do đó, một số người chỉ mang tâm trạng hết giờ làm việc rồi về, hiệu quả không cao. Vì vậy, công ty dự tính thay đổi hình thức trả lương cho công nhân từ lương tính theo giờ công sang lương khoán. Nghĩa là lương công nhân sẽ được tính dựa vào năng suất làm việc và khối lượng sản phẩm sản xuất. Giả định giá bán không thay đổi, công ty dự đoán rằng khi tính lương theo cách này sẽ làm tăng biến phí lên 10%, định phí sẽ giảm 30% và số lượng sản phẩm sản xuất cũng tăng lên. Như vậy công ty có thể nhận thêm nhiều đơn đặt hàng và khối lượng tiêu thụ dự tính sẽ tăng từ 50%.

Khi trả lương theo sản phẩm sản xuất thì công nhân làm việc có trách nhiệm hơn, họ cố gắng làm nhiều hơn để tăng thu nhập cho bản thân. Với cách làm này có vẻ khả thi hơn. Bởi vì khi thay đổi như vậy thì cả ba sản phẩm đều mang lại lợi nhuận cao hơn lợi nhuận hiện tại.

Bảng 4.23: Bảng mối quan hệ giữa biến phí, định phí, khối lượng và lợi nhuận các sản phẩm

Đơn vị tính: đồng

Băng chuyền Khuôn chiên Ly tâm tách nước

Hiện tại KL tăng 50% Hiện tại KL tăng 50% Hiện tại KL tăng 50%

Giá bán 1.665.000.000 1.665.000.000 688.310 688.310 406.250.000 406.250.000 Khối lượng 2 3 4.560 6.840 10 15 BPĐV 1.256.347.435,65 1.381.982.179,21 547.573,71 602.331,08 315.855.518,47 347.441.070,31 SDĐPĐV 408.652.564,36 283.017.820,79 140.736,29 85.978,92 90.394.481,53 58.808.929,69 Định phí 336.364.206,51 235.454.944,56 245.481.458,65 171.837.021,06 467.636.047,67 327.345.233,37 Lãi thuần 480.940.922,2 613.598.517,81 396.276.017,86 416.258.775,19 436.308.767,65 554.788.711,91

Kết luận:

Như vậy công ty cần lựa chọn phương án nào cho kế hoạch 6 tháng cuối năm 2013? Phương án nào mang lại hiệu quả cao nhất cho công ty? Ta xem xét bảng tổng hợp lợi nhuận của các phương án như sau:

Bảng 4.24: Bảng tổng hợp lợi nhuận các phương án

Đvt: đồng

LN tăng thêm

Phương án

Băng chuyền Khuôn chiên Ly tâm tách nước Tổng Phương án 1 31.748.333,66 (53.661.680,27) (21.810.870,04) (43.724.216,65) Phương án 2 173.197.619,8 149.041.717,2 124.627.174,29 446.866.511,29 Phương án 3 132.657.595,61 19.982.757,33 118.479.944,26 271.120.297,2

Nguồn: Tác giả tự tính toán

Qua bảng trên ta thấy khi thay đổi các yếu tố như biến phí, định phí, hoặc cả biến phí và định phí nhằm tăng sản lượng tiêu thụ lên 50%.

Đối với phương án thay đổi biến phí thì chỉ có băng chuyền mới mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty, trong khi khuôn chiên và máy ly tâm tách nước lại làm giảm lợi nhuận của công ty. Do đó phương án này không khả thi.

Còn phương án thay đổi định phí, thì cả ba sản phẩm đều mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty. Khi thực hiện phương án này thì băng chuyền mang lại hiệu quả cao hơn do nó làm tăng lợi nhuận nhiều hơn.

Phương án cuối cùng, thay đổi cả biến phí và định phí cũng giúp cho ba sản phẩm mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty.

Qua 3 phương án trên, tôi thấy phương án 2 là hiệu quả nhất, bởi vì khi thực hiện phương án này, tổng lợi nhuận mà ba sản phẩm này mang lại cao hơn lợi nhuận hiện tại là 446.866.511,29 đồng và cao hơn tổng lợi nhuận của hai phương án còn lại. Nhưng trên thực tế, khi số lượng tiêu thụ tăng lên, tức số sản phẩm sản xuất tăng, như vậy để chế tạo thêm một sản phẩm thì cần phải tăng khối lượng vật tư, dẫn đến biến phí của sản phẩm đó cũng tăng theo. Mà theo giả định của phương án 2 là biến phí không đổi không phù hợp với tình hình thực tế, do đó phương án này không có khả thi. Công ty nên chọn phương án 3 để thực hiện, vừa phù hợp tình hình hiện tại vừa mang lại lợi nhuận lớn hơn cho công ty.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP GIẢM CHI PHÍ VÀ NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO CÔNG TY

5.1.NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY. PHẨM CỦA CÔNG TY.

5.1.1. Mặt tích cực

Qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 của Công ty TNHH TM DV KT SX An Hạ, cho ta thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển và đem lại nhiều lợi nhuận. Cụ thể như doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 là 54.511.561.387 đồng cao hơn doanh thu của 6 tháng đầu năm 2012 cũng như của cả năm 2011. Để đạt được kết quả này, công ty đã nỗ lực rất nhiều trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm kiếm nhiều đơn đặt hàng mới có giá trị cao.

Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2013 sản phẩm băng chuyền đã mang lại cho công ty mức lợi nhuận đáng kể, đây cũng là sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí cao nhất, đồng nghĩa với việc nếu tăng doanh thu của sản phẩm này bằng với doanh thu của máy ly tâm tách nước thì số dư đảm phí của sản phẩm này tạo ra cũng lớn hơn. Hiện tại công ty đã nhận được một số đơn đặt hàng của Công ty hàng không chi nhánh Tuy Hòa và Phú Quốc,…

Bên cạnh sản phẩm này, máy ly tâm tách nước cũng là một sản phẩm chủ lực của công ty. Mặc dù trong 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận của sản phẩm này không cao bằng lợi nhuận của băng chuyền, nhưng nó có đòn bẩy kinh doanh cao hơn đồng nghĩa với tốc độ tăng lợi nhuận của nó lớn hơn.

Khuôn chiên là sản phẩm có tỷ lệ doanh thu an toàn cao nhất. Đồng thời đây là sản phẩm có số lượng tiêu thụ ngày càng tăng.

Để sản xuất ra những sản phẩm chất lượng này công ty đã trang bị một đội ngũ công nhân có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm trong ngành cơ khí. Thêm vào đó, công ty còn có một xưởng gia công máy móc công nghệ cao chuyên gia công các mặt hàng đòi hỏi sự chính xác.

Ngoài ra công ty còn có 2 công ty liên kết là Công ty TNHH An Hạ Bình Thuận và Công Ty TNHH An Hạ Long An, giúp cho công ty dễ dàng lưu động nguồn vốn kinh doanh cũng như phương tiện vận chuyển.

5.1.2 Mặt hạn chế

Dưới góc độ phân tích C-V-P, các sản phẩm có một cơ cấu chi phí mà trong đó biến phí chiếm phần lớn, định phí chiếm tỷ trọng nhỏ. Vì vậy tỷ lệ số dư đảm phí và đòn bẩy kinh doanh đều không lớn. Nghĩa là lợi nhuận sẽ phản ứng chậm chạp so với mức biến động của doanh thu.

Trong 3 sản phẩm phân tích, máy ly tâm tách nước có tỷ lệ doanh thu an toàn thấp nhất, do đó mức rủi ro của nó cũng nhiều nhất.

Bên cạnh đó bộ phận vật tư chưa đáp ứng được nhu cầu vật tư của xưởng, làm trì trệ quá trình sản xuất, do đó làm chậm tiến độ giao hàng.

Công ty chưa có đầy đủ các trang thiết bị nên trong quá trình chế tạo công ty phải đem đi gia công dẫn đến quá trình sản xuất bị gián đoạn.

Chi phí lương công nhân được trả cố định theo từng tháng nên công nhân chưa có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

Công ty chưa có bộ phận kinh doanh riêng, mà gộp chung với bộ phận kỹ thuật nên làm giảm hiệu quả của phòng kỹ thuật. Vì vừa phải phụ trách kỹ thuật của công ty, vừa phải tìm kiếm đơn đặt hàng và gặp gỡ khách hàng.

Công ty luôn phải cạnh tranh với các công ty cơ khí khác, đặc biệt là những công ty có quy mô lớn và sản phẩm đa dạng hơn công ty. Chính điều này đã gây cản trở rất nhiều cho công ty trong công tác tìm kiếm khách hàng và tiêu thụ sản phẩm.

5.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 5.2.1 Đối với sản phẩm: 5.2.1 Đối với sản phẩm:

- Đối với sản phẩm băng chuyền, tuy đây là sản phẩm mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty, nhưng để chế tạo được một hệ thống băng chuyền cần nhiều thời gian và nó có đặc thù là chỉ chế tạo cho các Công ty Hàng Không nên số lượng tiêu thụ không nhiều. Vì vậy công ty cần mở rộng tìm kiếm khách hàng không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Ngoài ra công ty cũng nên tìm kiếm những hợp đồng gia công một số chi tiết trong hệ thống băng chuyền để tạo thêm lợi nhuận. Như trong tháng 6 đầu năm 2013 công ty mới nhận một đơn đặt hàng gia công với giá trị gần 1 tỷ đồng. Đồng thời công ty có thể thực hiện phương án tăng biến phí lên 5% để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tạo uy tín và thu hút được nhiều khách hàng, khi đó sản lượng tiêu thụ sẽ tăng lên và chỉ cần tăng đến 20% thì đã có thể thu được lợi nhuận cao hơn hiện tại.

- Đối với máy ly tâm tách nước, đây là một sản phẩm đặc biệt của công ty - một trong những bộ phận của hệ thống sản xuất tinh bột mì. Trong mảng này công ty đã có danh tiếng từ lâu, được nhiều khách hàng biết đến. Đồng thời qua phân tích ta thấy được, đây là sản phẩm có tốc độ tăng lợi nhuận cao. Vì thế, công ty phải đẩy mạnh việc tìm kiếm khách hàng để có được những đơn hàng giá trị. Mặc dù mức rủi ro của sản phẩm này cao hơn hai sản phẩm còn lại là do tỷ trọng định phí của nó cao hơn. Nhưng về lâu dài nếu có thể tiếp tục thay đổi kết cấu chi phí, giảm biến phí và tăng định phí của sản phẩm này thì tốc độ tăng lợi nhuận của sản phẩm này sẽ cao hơn nữa.

- Mặt hàng khuôn chiên của công ty được sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho các công ty thực phẩm như Acecook, Á Châu,…Như chúng ta đã biết Acecook là một công ty sản xuất mì ăn liền lớn nhất Việt Nam, nên hàng năm công ty nhận được rất nhiều đơn đặt hàng từ Acecook, không chỉ là Acecook chi nhánh Tân Bình, mà còn có ở Vĩnh Long, Bình Dương, Hưng Yên,…Với những điều kiện thuận lợi đó, công ty nên có những chiến lược chăm sóc khách hàng để giữ được khách hàng đầy tiềm năng này.

5.2.2 Đối với nguyên vật liệu

Do chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm nên để giảm biến phí ta cần tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu. Bằng cách thường xuyên kiểm tra quá trình sản xuất, ngăn chặn hiện tượng mất mát và sử dụng lãng phí nguyên vật liệu.

Cần phải nắm bắt rõ tình hình cung cầu của thị trường nguyên liệu, từ đó có chiến lược thu mua với giá cả hợp lý mà vẫn đảm bảo chất lượng.

Kết hợp chặt chẽ kế hoạch sản xuất với cung ứng nguyên vật liệu nhằm đáp ứng kịp thời, đảm bảo quá trình sản xuất liên tục, không bị gián đoạn.

Cần quản lý chặt chẽ từ khâu mua bán, vận chuyển đến khi đưa vào sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu phù hợp với nhu cầu sản xuất, xây dựng và kiểm tra định mức tiêu hao nguyên vật liệu đối với từng sản phẩm.

5.2.3 Đối với các bộ phận trong công ty

- Doanh nghiệp cần có bộ phận kế toán quản trị để dáp ứng nhu cầu về quản lí chi phí và tận dụng tối đa các nguồn lực của công ty.

- Nhân công trực tiếp: Tổ chức tốt công tác quản lý và sử dụng lao động, thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân sản xuất để nâng cao năng suất lao động, đặc biệt là nhóm công nhân CNC.

- Bộ phận vật tư : cần có trách nhiệm cung ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vật tư của xưởng. Đồng thời phải tìm kiếm những nhà cung cấp có uy tín và chất lượng để tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu cho công ty. Để đảm bảo chất lượng vật tư đưa vào sản xuất cần kết hợp với KCS để kiểm tra vật tư nhập kho.

- Bộ phận kỹ thuật: cần tách riêng nhân viên kinh doanh và nhân viên phụ trách kỹ thuật để phát huy tối đa năng lực của từng nhân viên. Hiện tại thì công ty đang đẩy mạnh tìm kiếm thị trường nên việc tách riêng bộ phận kinh doanh là rất cần thiết. Nhờ đó công ty mới có thể đưa ra những chiến lược chăm sóc khách hàng và tìm kiếm được những khách hàng tiềm năng cho công ty. Riêng các nhân viên kỹ thuật cần đầu tư cho việc thiết kế các bản vẽ mới có thể đưa vào thực tiễn để mang lại hiệu quả cho công ty.

- Bộ phận hành chính: cần chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên được ổn định bằng cách có những quy định cụ thể về chế độ ăn, uống, nghỉ ngơi phù hợp với thời gian làm việc của công nhân viên. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và các buổi tập huấn về an toàn lao động. Đặc biệt chú trọng tới chế độ lương thưởng nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của công nhân viên.

5.2.4 Các giải pháp khác

- Mặc dù công ty đang trong giai đoạn phát triển, nhưng về lâu dài công ty nên mở rộng quy mô, đầu tư thêm một số máy móc để thời gian sản xuất được rút ngắn và số lượng sản phẩm sản xuất sẽ tăng lên. Như vậy công ty có thể nhận thêm nhiều đơn đặt hàng.

- Công ty nên trả lương cho công nhân theo sản phẩm để tăng năng suất làm việc của từng công nhân, vì nếu ai làm nhiều thì sẽ hưởng lương cao hơn,

Một phần của tài liệu phân tích mối liên hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty tnhh tm dv kỹ thuật sản xuất an hạ (Trang 76)