2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu phân tích được thu thập trực tiếp từ phòng kế toán bao gồm báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị về tình hình phát sinh chi phí theo mặt hàng …Bên cạnh đó, tôi còn tham khảo một số tạp chí, sách báo, trang web để tìm hiểu, phân tích thị trường và dự đoán nhu cầu tương lai.
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
- Đối với mục tiêu 1: Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp số liệu về CPNVL, CPNCTT, CPSXC, CPBH, CPQLDN theo CPKB và CPBB của từng sản phẩm.
- Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê để thống kê số lượng và doanh thu của các sản phẩm, sau đó so sánh các khoản chi phí phát sinh, khối lượng tiêu thụ và lợi nhuận giữa các sản phẩm để thấy được tình hình kinh doanh của từng sản phẩm. Sử dụng phương pháp phân tích theo từng chỉ tiêu để thấy được tình hình biến động của chi phí, khối lượng và lợi nhuận. Đồng thời sử dụng phương pháp dự báo để đưa ra các phương án sản xuất trong tương lai và so sánh để tìm ra phương án hiệu quả nhất.
- Đối với mục tiêu 3: Dựa vào các kết quả phân tích ở mục tiêu 1 và 2 làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất cho công ty.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM DV KỸ THUẬT SẢN XUẤT AN HẠ
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TMDV KỸ THUẬT SẢN XUẤT AN HẠ THUẬT SẢN XUẤT AN HẠ
3.1.1 Lịch sử hình thành và lĩnh vực hoạt động của công ty
3.1.1.1 Sơ lược về quá trình thành lập và phát triển công ty
a. Tên công ty
- Tên đầy đủ: Công ty TNHH TM DV KT SX An Hạ - Tên viết tắt: Công ty TNHH An Hạ
- Tên tiếng Anh: ANHACo., ltd
b. Địa chỉ
- Văn phòng đại diện: 104 Dương Khuê, P. Hiệp tân, Q. Tân Phú, Tp. HCM
- Xưởng gia công: 331 Lê Trọng Tấn, P. Sơn Kỳ, Q. Tân Phú, Tp. HCM + Điện thoại: 08.3160062, Fax: 08.38161693
- Nhà máy: Ấp 5, Đức Hòa Đông, Đức Hòa, Long An + Điện thoại: 072.3779230, Fax: 072.3779233
c. Năm thành lập
- Ngày thành lập: 15/08/2000
- Giấy phép kinh doanh: 4102001887 do sở kế hoạch và đầu tư Tp.HCM cấp ngày 11/08/2000
- Mã số thuế: 0302072956
- Email: anha_co@yahoo.com.vn
d. Lịch sử hình thành và phát triển
- Công ty thành lập với nhân sự chỉ có 10 người, cơ sở vật chất rất hạn chế. Thời gian đầu quy mô công ty thu hẹp bởi nguồn vốn. Trải qua 13 năm hoạt động, công ty đã dần khẳng định được uy tín, chất lượng của sản phẩm làm ra đối với khách hàng nói riêng và đối với thị trường trong nước nói chung. Nhân sự cũng tăng nhanh 140 người.
Nhờ công tác tổ chức, quản lý bộ máy với một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, có tinh thần trách nhiệm cao, do đó các sản phẩm làm ra luôn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Do nhu cầu sử dụng của khách hàng ngày càng tăng, vì vậy Ban giám đốc đã quyết định mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng nhà máy và đi vào hoạt động ngày 18/08/2005 tại Long An.
3.1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty
- Thiết kế chế tạo các loại máy:
+ Các loại máy sấy, chế biến lương thực, thực phẩm nông sản, chế biến trà, cà phê
+ Hệ thống băng tải, băng chuyền.
+ Hệ thống hút bụi thông gió, quạt gió các loại. + Máy ép thủy lực, cắt dập.
+ Thiết bị dây chuyền cán thép.
Đặc biệt : Dây chuyền thiết bị chế biến tinh bột khoai mì.
- Gia công cơ khí:
+ Tiện, phay, Bào, Gò, Rèn, Hàn, Dập. + Cuốn Tole, cuốn V, cuốn ống. + Cắt , chấn tole.
- Gia công CNC: + Tiện, Phay, Cắt Dây.
3.1.2 Tổ chức bộ máy công ty
3.1.2.1 Sơ đồcơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Giám Đốc P.Giám Đốc P.Kinh doanh P.Kế Toán P.Kỹ Thuật Xưởng sản xuất P.Tổ Chức Hành Chánh Tổ LR2 CNC Dập P.Bào Tiện Tổ LR6 Tổ LR5 Tổ LR4 Tổ LR3 Tổ LR1
3.1.2.2 Giám đốc:
- Giám đốc là người điều hành toàn bộ công ty.
- Là những người trực tiếp lãnh đạo công ty và thực hiện bao quát các chức năng quản lý như kỹ thuật, kinh tế, ngoại giao, nhân sự, ký kết các hợp đồng kinh tế.
- Chỉ đạo phương hướng, chiến lược kinh doanh.
- Trực tiếp điều hành và chỉ đạo các bộ phận công ty thực hiện một cách nhịp nhàng và hiệu quả.
3.1.2.3 Phó Giám đốc:
- Là người đứng sau Giám đốc, giúp Giám đốc giải quyết các vấn đề của công ty khi Giám đốc vắng mặt.
- Quản lý xưởng sản xuất, tìm phương hướng và lập kế hoạch để xưởng phát huy hết năng suất và đạt hiệu quả cao.
- Kiểm tra đôn đốc vật tư cung cấp đúng tiến độ công việc.
3.1.2.4 Phòng Kỹ thuật:
- Là phòng chuyên môn – nghiệp vụ của công ty, làm công tác tham mưu, giúp BGĐ theo dõi, tổng hợp, phân tích tình hình hoạt động sản xuất và nghiệm thu sản phẩm khi xuất xưởng.
- Thiết kế và triển khai bản vẽ, yêu cầu vật tư theo từng lệnh sản xuất, theo từng công trình, theo dõi và báo cáo tiến độ công việc tại xưởng cũng như thi công công trình, lập báo cáo khối lượng thực hiện công trình, đề xuất thanh toán, quyết toán hạng mục công trình. Theo dõi, quản lý, bảo vệ, sử dụng vật tư, tài sản, máy móc, thiết bị thi công tại công trường. Thường xuyên nghiên cứu, tham khảo thực tế và tài liệu để sáng tạo ứng dụng trong quy trình sản xuất.
3.1.2.5 Phòng Kinh doanh:
- Chuyên môn làm công tác tham mưu cho BGĐ công ty về hoạt động kinh doanh – vật tư của công ty.
- Tìm kiếm nhà cung cấp vật tư, phối hợp với phòng kỹ thuật về quy cách vật tư để cung ứng đúng chủng loại và quy cách
- Tổng hợp, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và quá trình thực hiện kế hoạch của công ty. Xây dựng phương án thực thi cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch. Thực hiện công tác quản lý, khai thác và cung ứng có hiệu quả nguồn thiết bị, vật tư đúng theo yêu cầu chủng loại với giá thành hợp lý.
3.1.2.6 Xưởng sản xuất:Ban quản đốc: Ban quản đốc:
- Trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất của công ty, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về tình hình sản xuất và tiến độ triển khai các hợp đồng kinh tế.
- Trực tiếp giao và nhận các mặt hàng, các chi tiết bộ phận gia công và chỉ đạo công việc cụ thể trong từng thời điểm đối với các bộ phận trong công ty có liên quan.
- Trực tiếp chỉ đạo bộ phận gia công sản xuất, đề ra yêu cầu kỹ thuật cụ thể và xem xét kết quả gia công chế tạo đạt yêu cầu chất lượng và kỹ thuật đề ra giống như bản vẽ thiết kế.
- Quản lý nguồn nhân sự của xưởng, sắp xếp các công việc cụ thể và các cá nhân vào tổ sản xuất gia công.
Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS):
- Theo dõi và kiểm tra quá trình sản xuất từ khâu bán thành phẩm đến thành phẩm.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm khi xuất xưởng.
- Lập báo cáo cho Ban quản đốc tiến độ công việc và chất lượng từng sản phẩm.
3.1.2.7 Phòng Kế toán:
- Giúp BGĐ trong việc quản trị tài chính, kế toán, về công tác thống kê của công ty.
- Tham mưu công tác nhận và quản lý, sử dụng vốn, tài sản của công ty dùng trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và có hiệu quả. Quản lý công tác tài chính và hạch toán kinh doanh theo nguyên tắc “ quy chế quản lý tài chính” ghi chép, phản ánh trung thực, chính xác kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của năm kế hoạch. Lập báo cáo kết quả sản xuất – kinh doanh, thực hiện các chế độ, chính sách về thuế, tài chính do nhà nước ban hành, bảo quản, lưu trữ chứng từ, sổ sách, tài liệu kế toán theo chế độ Nhà nước.
3.1.2.8 Phòng tổ chức hành chính:
- Giúp Ban Giám Đốc trong việc công tác quản trị nhân sự, quản trị hành chính văn phòng.
- Công tác quản trị nhân sự: thực hiện việc tuyển dụng lao động, xây dựng nội quy, quy chế của công ty, thực hiện các chế độ theo quy định của nhà nước và các chế độ tài chính và phi tài chính khác. Xây dựng đơn giá tiền lương, giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến CBNV hoặc công ty đúng pháp
lệnh. Xây dựng các pháp lệnh thi đua phong trào nhằm thực hiện các chỉ tiêu Ban GĐ giao cho.
- Công tác quản trị hành chính - văn phòng: thực hiện công việc nhận và vào sổ công văn gửi đến, quản lý con dấu của công ty và sử dụng theo đúng quy định hiện hành, thực hiện bảo lãnh, bảo trì, sửa chữa các thiết bị văn phòng, soạn thảo công văn hành chính, cung cấp văn phòng phẩm, tổ chức các cuộc họp, hội nghị của công ty.
3.2 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 3.2.1 Nhân sự: gồm 06 người 3.2.1 Nhân sự: gồm 06 người
3.2.1.1 Kế toán trưởng
- Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong bộ máy kế toán của công ty. - Điều hành nhân viên thực hiện các công tác được giao, phổ biến hướng dẫn thi hành các quy định của nhà nước và cấp trên chỉ đạo xuống.
- Kiểm tra sổ sách mà nhân viên kế toán đã lập nhằm phát hiện, sửa chữa những sai sót thực hiện việc khoá sổ cuối tháng để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
- Hàng tháng, quý, năm tiến hành tổng hợp và lập báo cáo cho Giám Đốc. - Chịu trách nhiệm tính giá thành sản phẩm làm ra.
- Kiểm tra và ký duyệt trình BGĐ các vấn đề liên quan đến thuế. - Phê chuẩn các khoản mục liên quan đến tài chính kế toán.
3.2.1.2 Kế toán tổng hợp kiêm kế toán thuế
- Phải tổ chức ghi sổ sách theo chỉ đạo của kế toán trưởng, phản ánh chính xác trung thực toàn bộ tài sản của công ty.
- Theo dõi Tài sản cố định (TSCĐ), tình hình tăng giảm TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ.
- Lập Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Theo dõi mọi hoạt động thu chi của công ty.
- Theo dõi các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, báo cáo thuế. - Tổng hợp và báo cáo chi phí từng công trình sau khi nghiệm thu.
3.2.1.3 Kế toán kho kiêm mua hàng
- Tổng hợp và theo dõi phiếu yêu cầu vật tư để cung ứng vật tư, nguyên vật liệu kịp thời phục vụ sản xuất, công trình.
- Hằng ngày nhập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho để theo dõi hàng tồn. - Tổng kết nhập, xuất, tồn háng tháng, tổ chức kiểm kê vào ngày cuối tháng, báo cáo số liệu cho Ban Giám đốc.
- Tìm nhà cung cấp và báo giá vật tư theo yêu cầu vật tư, báo cáo lên ban Giám đốc để tìm nhà cung cấp thích hợp về giá cả và thích hợp về quy cách chủng loại mặt hàng.
- Lập đơn đặt hàng và chuyển qua kế toán công nợ theo dõi thanh toán tiền hàng.
- Lập giấy thanh toán khách hàng căn cứ phiếu nhập kho, đơn đặt hàng, hóa đơn giá trị gia tăng trình ký chuyển kế toán công nợ.
3.2.1.4 Kế toán công nợ
- Theo dõi công nợ, tình hình thanh toán với khách hàng. - Lập phiếu thu, chi dựa trên giấy thanh toán đã duyệt. - Viết hóa đơn giá trị gia tăng.
- Phát hành lệnh sản xuất đến các bộ phận.
- Theo dõi và tổng hợp phiếu giao hàng công trình và nội bộ để tổng kết vật tư từng công trình chuyển kế toán tổng hợp.
3.2.1.5 Kế toán tiền lương
- Hàng ngày nhập công của từng người căn cứ trên sổ chấm công của từng bộ phận.
- Nắm bắt tình hình công tác của nhân viên phòng hành chính kế toán, phòng kế hoạch vật tư và phòng kỹ thuật để lập bảng chấm công. Chịu trách nhiệm tuyển dụng công nhân cũng như phổ biến cho công nhân biết về nội quy của công ty. Cuối tháng, dựa vào bảng chấm công để lập bảng tiền lương.
- Theo dõi và báo cáo tình hình tăng, giảm nhân sự.
- Tổng kết và tách công cho từng công trình chuyển kế toán tổng hợp.
3.2.1.6 Thủ quỹ kiêm kế toán nội bộ
- Theo dõi các khoản thu chi tiền mặt, và tiến hành thu, chi dựa trên các chứng từ, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán hoá đơn… Đảm bảo tính an toàn cho tiền mặt tại quỹ, thống kê tiền mặt tại quỹ định kỳ hàng ngày.
- Đi công tác ngân hàng: rút séc, nộp tiền mặt vào tài khoản công ty hay khách hàng, chuyển khoản ủy nhiệm chi.
- Theo dõi các khoản tạm ứng và thanh toán: mua vật tư, mua hàng hóa, đi công tác, ... để có kế hoạch thu hồi tiền mặt hoặc thu hồi lương đối với những khoản chi thừa tiền hay chi tiền bổ sung đối với những khoản chi vượt trội số tiền đã ứng.
3.2.2 Tổ chức công tác kế toán
3.2.2.1 Hình thức kế toán
- Hiện nay, hình thức kế toán của công ty áp dụng là hình thức Nhật ký chung. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung:
Hình 3.2 Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung
Trong đó:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Trình tự ghi sổ:
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Chứng từ kế toán
Sổ cái
Báo cáo tài chính Sổ Nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh
- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.
- Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
3.2.2.2 Chế độ kế toán
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 của năm tài chính.
- Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp tính giá xuất kho: phương pháp bìnhquân gia quyền. - Đơn vị được áp dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (VND). - Ngôn ngữ sử dụng trong ghi chép kế toán là tiếng Việt. - Các chính sách kế toán áp dụng theo QĐ15/2006/QĐ-BTC.
3.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013. NĂM 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013.