Phân tích kết cấu chi phí

Một phần của tài liệu phân tích mối liên hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty tnhh tm dv kỹ thuật sản xuất an hạ (Trang 61)

2013 và cơ cấu doanh thu theo sản phẩm

4.3.3 Phân tích kết cấu chi phí

Bảng 4.14: Bảng thể hiện kết cấu chi phí của từng sản phẩm

Đvt: đồng Biến phí Định phí Mặt hàng Tổng chi phí Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Băng chuyền 2.849.059077,8 2.512.694.871,29 88,19 336.364.206,51 11,81 Khuôn chiên 2.742.417.582,14 2.496.936.123,49 91,05 245.481.458,65 8,95 Ly tâm tách nước 3.626.191.232,35 3.158.555.184,68 87,1 467.636.047,67 12,9 Nguồn: Tổng hợp từ bảng 10

Qua bảng trên ta thấy rằng biến phí của 3 sản phẩm đều chiếm tỷ trọng rất cao, và không có sự chênh lệch nhiều giữa biến phí của sản phẩm này với sản phẩm khác. Nguyên nhân là do chi phí nguyên vật liệu của các sản phẩm này rất cao, chiếm khoảng 70-80% tổng chi phí. Riêng sản phẩm khuôn chiên, có tỷ trọng biến phí cao nhất là do thời gian hoàn thành sản phẩm ngắn hơn nên tiết kiệm được chi phí nhân công. Đồng thời các công đoạn chế tạo đơn giản nên máy móc, thiết bị để chế tạo sản phẩm ít hơn, do đó chi phí khấu hao cũng thấp hơn. Chính vì vậy mà định phí của sản phẩm này chỉ chiếm 8,95%.

Do biến phí cao nên đã làm cho tỷ lệ SDĐP của các dòng sản phẩm không được cao. Do đó khi tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận cũng tăng (giảm) ít hơn. Tuy nhiên cơ cấu chi phí khả biến và bất biến của các dòng sản phẩm này không khác nhau nhiều. Vì thế, cơ cấu chi phí ít ảnh hưởng đến việc ra quyết định nên sản xuất nhiều hay ít loại sản phẩm nào.

4.3.4 Đòn bẩy kinh doanh

 Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của băng chuyền: 817.305.128,71

ĐBKD = = 1,7 lần

 Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của khuôn chiên: 641.757.476,51

ĐBKD = = 1,62 lần

641.757.476,51 – 245.481.458,65  Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của ly tâm tách nước:

903.944.815,32

ĐBKD = = 2,07 lần

903.944.815,32 – 467.636.047,67

Bảng 4.15: Bảng mối quan hệ giữa ĐBKD và lợi nhuận của các sản phẩm khi doanh thu thay đổi

Đvt: đồng Băng chuyền Khuôn chiên Ly tâm tách

nước

ĐBKD 1,7 1,62 2,07

Doanh thu tăng 20%

% tăng lợi nhuận 34 32,4 41,4

Lợi nhuận tăng 163.519.913,55 128.393.429,79

180.631.829,81

Nguồn: Tác giả tự tính toán

Ly tâm tách nước có ĐBKD lớn nhất 2,07%, như vậy theo lý thuyết thì độ lớn của ĐBKD cho ta biết khi doanh thu tăng 1% thì lợi nhuận tăng lên 2,07%. Vậy theo giả định mức doanh thu tăng 20% thì phần trăm tăng lợi nhuận sẽ tăng 2,07 x 20 = 41,4% tương tự với các sản phẩm còn lại. Ta thấy sản phẩm nào có độ lớn ĐBKD cao thì sản phẩm đó có tốc độ tăng lợi nhuận cao khi doanh thu tăng và ngược lại. Độ lớn ĐBKD của khuôn chiên là thấp nhất 1,62% và vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận của sản phẩm này là thấp nhất.

Độ lớn ĐBKD phụ thuộc kết cấu của chi phí, nếu Định phí chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu chi phí thì sản phẩm sẽ có ĐBKD cao và ngược lại Định phí chiếm tỷ lệ thấp thì ĐBKD cũng thấp. Cơ cấu chi phí của các sản phẩm mà công ty sản xuất đều có tỷ lệ Định phí thấp nên ĐBKD cũng khá thấp chỉ từ 1,62 đến 2,07%.

Từ nhận xét trên ta có thể rút ra kết luận, doanh nghiệp đang có kết cấu chi phí mà trong đó biến phí chiếm tỷ lệ cao. Điều này giúp doanh nghiệp có lãi ổn định hơn trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, tuy nhiên nếu trong vài năm tới tình hình kinh doanh có khởi sắc hơn mà doanh nghiệp vẫn giữ cơ cấu này thì sẽ không tận dụng được cơ hội.

4.3.5 Phân tích điểm hòa vốn

4.3.5.1 Sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn và đồ thị điểm hòa vốn

a. Đối với băng chuyền

* Sản lượng hòa vốn:

336.364.206,51

SLHV = = 0,83 cái

408.652.564,36

* Doanh thu hòa vốn:

336.364.206,51 DTHV = = 1.370.677.288 đồng 24,54% * Đồ thị hòa vốn: Doanh thu (1000đ) YD = px Lãi thuần YC = a + bx Điểm hòa vốn SDĐP YHV = 1.370.677 Định phí 336.364 a Biến phí XHV = 0,83 Khối lượng SP Hình 4.2 Đồ thị hòa vốn của băng chuyền Phương trình đường doanh thu: YD = 1.665.000.000X

Phương trình đường chi phí: YC = 1.256.347.435,65X + 336.364.206,51 Giao điểm của hai phương trình là điểm hòa vốn, vì tại giao điểm doanh thu bằng với chi phí. Đồ thị cho thấy khi tiêu thụ tại mức khối lượng 0,83 cái, với mức doanh thu đạt được 1.370.677 ngàn đồng, tức công ty chỉ cần tiêu thụ khoảng 83% hệ thống băng chuyền thì đã có thể đạt hòa vốn. Nghĩa là ở mức doanh thu và sản lượng này thì doanh thu đủ bù đắp chi phí.

Khi vượt qua điểm hòa vốn, sản phẩm này bắt đầu có lợi nhuận mà phần lợi nhuận này chính bằng sản lượng vượt qua điểm hòa vốn nhân với SDĐP đơn vị.

b. Đối với khuôn chiên * Sản lượng hòa vốn: 245.481.458,65 SLHV = = 1.745 cái 140.736,29

* Doanh thu hòa vốn:

245.481.458,65 DTHV = = 1.200.398.331 đồng 20,45% * Đồ thị hòa vốn: Doanh thu (1000đ) YD = px Lợi nhuận YC = a+ bx Điểm hòa vốn SDĐP YHV = 1.200.398 Định phí 245.481 a Biến phí XHV = 1.745 Khối lượng SP Hình 4.3 Đồ thị hòa vốn của khuôn chiên

Nhận xét : từ việc tính toán và đồ thị bên trên (hình 4.3) ta xác định được doanh thu hòa vốn và sản lượng hòa vốn của khuôn chiên lần lượt là 1.200.398 ngàn đồng và 1.745 cái. Công ty cần bán được ít nhất 1.745 cái khuôn chiên tương ứng 1.200.398 ngàn đồng mới có thể lấy lại vốn tức lợi nhuận bằng 0.

c. Đối với ly tâm tách nước * Sản lượng hòa vốn:

467.636.047,67

SLHV = = 5,2 cái

* Doanh thu hòa vốn: 467.636.047,67 DTHV = = 2.101.735.045,71 đồng 22,25% * Đồ thị hòa vốn: Doanh thu (1000đ) YD = px Lợi nhuận YC = a + bx Điểm hòa vốn SDĐP YHV = 2.101.735 467.636 Định phí a Biến phí XHV = 5,2 Khối lượng SP Hình 4.4 Đồ thị hòa vốn của ly tâm tách nước

Nhận xét: tương tự như băng chuyền và khuôn chiên ta xác định được doanh thu hòa vốn của ly tâm tách nước là 2.101.735 ngàn đồng, sản lượng hòa vốn của ly tâm tách nước là 5,2 cái. So sánh với các sản phẩm khác thì điểm hòa vốn của ly tâm tách nước lớn hơn băng chuyền và thấp hơn khuôn chiên.

Khi vượt qua điểm hòa vốn, tương ứng với sản lượng tiêu thụ hiện tại thì lợi nhuận tăng thêm của mỗi sản phẩm là bao nhiêu?

Băng chuyền: Lượng vượt hòa vốn = 2 – 0,83 = 1,17 hệ thống.

Lợi nhuận = 1,17 x 408.652.564,36 = 478.123.500,3 đồng. Khuôn chiên: Lượng vượt hòa vốn = 4.560 – 1.745 = 2.815 cái.

Lợi nhuận = 2.815 x 140.736,29 = 396.172.656,35 đồng. LTTN: Lượng vượt hòa vốn = 10 – 5,2 = 4,8 cái.

Lợi nhuận = 4,8 x 90.394.481,53 = 433.893.511,34 đồng. Mặc dù sản lượng vượt hòa vốn của khuôn chiên là cao nhất, nhưng do số dư đảm phí đơn vị của băng chuyền cao dẫn đến lợi nhuận tăng thêm của băng chuyền cao nhất, sau đó tới máy ly tâm tách nước và cuối cùng là khuôn chiên. Điều đó lại một lần nữa chứng tỏ giá trị đơn vị của một hệ thống băng chuyền là rất cao, nên khi vượt qua điểm hòa vốn thì chỉ với 1,17 hệ thống đã mang lại lợi nhuận là 478.123.500,3 đồng.

4.3.5.2 Tỷ lệ hòa vốn

Bảng 4.16: Bảng tỷ lệ hòa vốn các sản phẩm

Băng chuyền Khuôn chiên Ly tâm tách nước

Sản lượng hòa vốn 0,83 1.745 5,2

Sản lượng tiêu thụ trong kỳ 2 4.560 10

Tỷ lệ (%) 41,5 38,27 52

Nguồn: Tác giả tự tính toán

Trong 3 sản phẩm thì khuôn chiên là sản phẩm có tỷ lệ hòa vốn thấp nhất. Chứng tỏ trong 100% sản lượng tiêu thụ thì chỉ có 38,27% sản lượng hòa vốn, còn lại 61,7% là sản lượng đem lại lợi nhuận. Trong khi đó, 100% sản lượng tiêu thụ ly tâm tách nước, có đến 52% là sản lượng hòa vốn, 48% sản lượng còn lại đem lại doanh thu.

4.3.5.3 Doanh thu an toàn

Bảng 4.17: Bảng doanh thu an toàn của các sản phẩm

Đvt: đồng

Mặt hàng Doanh thu Doanh thu hòa vốn Doanh thu an toàn Băng chuyền 3.330.000.000 1.370.677.288 1.959.322.712 Khuôn chiên 3.138.693.600 1.200.398.331 1.938.295.269 Ly tâm tách nước 4.062.500.000 2.101.735.046 1.960.764.954

Nguồn: Tác giả tự tính toán

Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện được đã vượt qua mức doanh thu hòa vốn như thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thể hiện tính an toàn càng cao.

Qua kết quả tính toán trên ta khó nhận xét được điều gì bởi vì quy mô hoạt động cũng như giá trị của từng loại sản phẩm là khác nhau, để thấy rõ hơn ta phân tích chỉ tiêu tỷ lệ doanh thu an toàn.

Bảng 4.18: Bảng tỷ lệ doanh thu an toàn các sản phẩm

Đvt: đồng

Mặt hàng Doanh thu Doanh thu an toàn Tỷ lệ DTAT (%) Băng chuyền 3.330.000.000 1.959.322.712 58,8 Khuôn chiên 3.138.693.600 1.938.295.269 61,8 Ly tâm tách nước 4.062.500.000 1.960.764.954 48,3 Nguồn: Tác giả tự tính toán

Sản phẩm ly tâm tách nước có tỷ lệ doanh thu an toàn thấp nhất là 48,3%, do đó mức rủi ro của sản phẩm này cao hơn các sản phẩm khác. Nếu hoạt động kinh doanh không hiệu quả hoặc thị trường biến động khiến doanh thu giảm thì sản phẩm ly tâm tách nước sẽ lỗ nhiều hơn sản phẩm băng chuyền và khuôn chiên.

4.3.5.4 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với biến phí

* Ta phân tích trên 2 sản phẩm có giá trị đơn vị sản phẩm lớn là băng chuyền và máy ly tâm tách nước:

Giả sử các yếu tố khác như giá bán, định phí không đổi, nếu tăng hoặc giảm biến phí mỗi đơn vị sản phẩm 10% thì số dư đảm phí đơn vị mỗi sản phẩm sẽ thay đổi tương ứng như thế nào? và cần phải tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm mới có thể hòa vốn?

Dựa vào bảng phân tích bên dưới ta thấy khi giảm biến phí thì SLHV giảm, và biến phí tăng làm cho SLHV tăng lên.

Bảng 4.19: Điểm hòa vốn trong mối quan hệ với biến phí của băng chuyền và ly tâm tách nước

Đvt: đồng

Băng chuyền Ly tâm tách nước

Tăng 10% BP Hiện tại Giảm 10% BP Tăng 10% BP Hiện tại Giảm 10% BP

Giá bán 1.665.000.000 1.665.000.000 1.665.000.000 406.250.000 406.250.000 406.250.000 Biến phí 1.381.982.179,21 1.256.347.435,65 1.130.712.692,08 347.441.070,31 315.855.518,47 284.269.966,62 SDĐPđv 283.017.820,79 408.652.564,36 534.287.307,92 58.808.929,69 90.394.481,53 121.980.033,38 Định phí 336.364.206,51 336.364.206,51 336.364.206,51 467.636.047,67 467.636.047,67 467.636.047,67 SLHV 1,19 0,83 0,63 7,95 5,2 3,83 Nguồn: Tác giả tự tính toán

Đối với băng chuyền: khi giảm biến phí xuống 10% thì chỉ cần chế tạo khoảng 77% SLHV hiện tại thì đã có thể HV, còn nếu tăng biến phí lên 10%, thì phải chế tạo thêm 45% SLHV hiện tại, tức công ty phải tìm kiếm thêm đơn đặt hàng thì mới mong hòa vốn.

Tương tự đối với máy ly tâm tách nước khi giảm biến phí xuống 10% thì chỉ cần chế tạo khoảng 74% SLHV hiện tại, còn tăng 10% biến phí thì phải chế tạo thêm 54%, tương ứng phải chế tạo thêm 3 cái máy ly tâm nữa thì mới đạt SLHV.

Do sản lượng tiêu thụ hiện tại của công ty cách xa sản lượng hòa vốn nên khi biến phí biến động một lượng nhỏ thì sản lượng hòa vốn vẫn không vượt qua sản lượng tiêu thụ. Nếu công ty muốn nâng cao chất lượng sản phẩm mà không cần phải tăng giá bán hay các yếu tố khác thì công ty vẫn có lời.

Trên thực tế, việc giảm biến phí có thể sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm và kéo theo sản lượng tiêu thụ giảm. Theo điều này hoàn toàn không có lợi cho công ty. Nếu biến phí giảm là do năng suất lao động tăng hay do các biện pháp tiết kiệm không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thì phương án giảm biến phí này rất nên thực hiện.

Biến phí tăng làm tăng sản lượng hòa vốn, nếu sản lượng hòa vốn vượt khối lượng tiêu thụ hiện tại thì doanh nghiệp sẽ lỗ, nhưng thực tế tăng biến phí có thể làm tăng chất lượng sản phẩm từ đó khối lượng tiêu thụ tăng cao hơn sản lượng hòa vốn. Nhưng với tình hình kinh tế hiện nay việc sản xuất thêm nhiều sản phẩm làm cho định phí tăng lên vì vượt quá phạm vi phù hợp.

4.3.5.5 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán

Giả sử các yếu tố biến phí, định phí không đổi nếu tăng hoặc giảm giá bán 10% thì số dư đảm phí và sản lượng hòa vốn sẽ thay đổi như thế nào?

Giá bán tăng làm tăng số dư đảm phí đơn vị, vì thế làm giảm sản lượng hòa vốn, cụ thể khi tăng giá bán của một hệ thống băng chuyền lên 10% thì số dư đảm phí đơn vị tăng thêm 166.500.000 đồng tương ứng chỉ cần chế tạo khoảng 71% SLHV hiện tại thì đã có thể hòa vốn, còn khi giá bán giảm 10% thì từ SLHV hiện tại công ty phải chế tạo thêm 69% nữa mới đạt hòa vốn.

Tương tự đối với máy ly tâm tách nước để đạt hòa vốn phải chế tạo tăng thêm 82% so với SLHV hiện tại khi giảm giá bán xuống 10% và khi tăng giá bán lên 10% thì chỉ cần chế tạo khoảng 69% SLHV hiện tại.

Bảng 4.20: Bảng mối quan hệ giữa giá bán và điểm hòa vốn của băng chuyền và ly tâm tách nước

Đvt: đồng

Băng chuyền Ly tâm tách nước

Tăng 10% GB Hiện tại Giảm 10% GB Tăng 10% GB Hiện tại Giảm 10% GB

Giá bán 1.831.500.000 1.665.000.000 1.498.500.000 446.875.000 406.250.000 365.625.000

Biến phí 1.256.347.435,65 1.256.347.435,65 1.256.347.435,65 315.855.518,47 315.855.518,47 315.855.518,47

SDĐPđv 575.152.564,36 408.652.564,36 242.152.564,36 131.019.481,53 90.394.481,53 49.769.481,53

Định phí 336.364.206,51 336.364.206,51 336.364.206,51 467.636.047,67 467.636.047,67 467.636.047,67

SLHV 0,58 0,83 1,4 3,57 5,2 9,4

Đối với việc giảm giá bán, cũng tương tự như việc tăng biến phí sẽ làm tăng sản lượng hòa vốn. Đối với nền kinh tế như hiện nay thì việc giảm giá tăng khối lượng tiêu thụ sẽ dễ dàng thực hiện hơn, nhất là trong một số trường hợp ta muốn tạo dựng mối quan hệ với khách hàng mới. Tuy nhiên, là một công ty cơ khí, chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu nên công ty cũng cân nhắc kỹ giữa việc giảm giá và tăng biến phí.

4.3.6 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận

 Sản lượng và doanh thu để đạt lợi nhuận mong muốn

Giả định rằng doanh nghiệp đề ra mục tiêu kế hoạch là tăng lợi nhuận sau thuế mỗi loại sản phẩm lên 10%, ta tính được khối lượng tiêu thụ để đạt lợi nhuận mong muốn của mỗi loại sản phẩm và vẽ được đồ thị lợi nhuận của từng sản phẩm như sau:

a. Đối với băng chuyền:

* Khối lượng để đạt lợi nhuận mong muốn:

336.364.206,51 + 480.940.922,2*1,1

KL&LN = = 2,12 cái

408.652.564,36

* Doanh thu để đạt lợi nhuận mong muốn:

336.364.206,51 + 480.940.922,2*1,1 DT&LN = 24,54% = 3.526.484.193 đồng * Đồ thị lợi nhuận: Tiền (1000đ)

Đường lợi nhuận

529.035 480.941 Lãi mong muốn Lãi cũ 1.370.677 3.330.000 3.526.484 0’

Đường doanh thu

- 336.364

0 0,83 2 2,12 KL(cái) Hình 4.5 Đồ thị lợi nhuận của băng chuyền

Nhìn vào đồ thị ta thấy, khi không tiêu thụ được sản phẩm thì công ty sẽ bị lỗ phần định phí là 336.364 ngàn đồng. Tại điểm hòa vốn lợi nhuận bằng 0. Khi vượt qua điểm hòa vốn là công ty bắt đầu có lợi nhuận. Với sản lượng tiêu thụ hiện tại là 2 hệ thống băng chuyền thì thu được lợi nhuận là 480.941 ngàn đồng. Nhưng ở những kỳ tiếp theo công ty mong muốn có thể đạt được lợi nhuận là 529.035 ngàn đồng, tương ứng là phải tiêu thụ 2,12 hệ thống băng chuyền, tức phải tiêu thụ thêm 6% sản lượng tiêu thụ hiện tại.

Giải thích tương tự cho sản phẩm khuôn chiên và máy ly tâm tách nước.

b. Đối với khuôn chiên:

* Khối lượng để đạt lợi nhuận mong muốn:

245.481.458,65 + 396.276.017,86*1,1

KL&LN = = 4.842 cái

140.736,29

* Doanh thu để đạt lợi nhuận mong muốn:

245.481.458,65 + 396.276.017,86*1,1 DT&LN = 20.45% = 3.331.956.373 đồng * Đồ thị lợi nhuận: Tiền(1000đ)

Đường lợi nhuận

435.902 396.276 Lãi mong muốn Lãi cũ 1.200.398 3.138.694 3.331.956 0’

Đường doanh thu

-245.481

0

1.745 4.560 4.842 KL Hình 4.6 Đồ thị lợi nhuận của khuôn chiên

c. Đối với ly tâm tách nước:

* Khối lượng để đạt lợi nhuận mong muốn:

Một phần của tài liệu phân tích mối liên hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty tnhh tm dv kỹ thuật sản xuất an hạ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)