1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài phân tích mối quan hệ cung cầu và tiềm năng phát triển thị trường xăng dầu tại việt nam

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nguồn cung trong nước Hiện nay, các nhà máy chế biến xăng dầu ở Việt Nam đang tự chủ được khoảng 75% lượng xăng dầu tiêu thụ trong nước trong đó, đóng góp nhiều xăng dầu nhất cho thị trư

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ThS Ngô Thu Hằng Mã học phần: INE1150 **

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1 Phân tích sự thay đổi của cung xăng dầu từ năm 2017 -2021 5

1.1 Số liệu từ năm 2017 – 2021 về nguồn cung xăng dầu 5

a Nguồn cung trong nước 5

b Nhập khẩu 5

1.2 Biến động nguồn cung thị trường xăng dầu 7

CHƯƠNG 2: Phân tích sự thay đổi cầu xăng dầu từ năm 2017 - 2021 9

2.1 Số liệu từ năm 2017 – 2021 về nguồn cầu xăng dầu 9

2.2 Sử dụng các nhân tố ảnh hưởng đến cầu phân tích nguyên nhân sự thay đổi 10

CHƯƠNG 3: Sự thay đổi giá cả thị trường xăng dầu 13

3.1 Số liệu từ năm 2017 – 2021 về sự thay đổi giá xăng dầu 13

3.2 Phân tích nguyên nhân sự thay đổi 15

TỔNG KẾT 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Xăng dầu có vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội Trên phương diện kinh tế, giá trị của mọi sản phẩm hàng hoá dịch vụ ít nhiều đều chứa đựng giá trị của xăng dầu Có thể nói: Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu xăng dầu ngày càng lớn và vai trò của xăng dầu ngày càng trở nên quan trọng

Thời gian qua, mặc dù thị trường xăng dầu thế giới có những biến động lớn, đặc biệt là giá cả diễn biến rất khó lường, nhưng thị trường xăng dầu trong nước vẫn ngày càng phát triển Quy mô thị trường xăng dầu ngày càng tăng, đã có nhiều chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường và le lói yếu tố cạnh tranh, giá cả xăng dầu bị ảnh hưởng bởi thị trường nhưng có sự điều tiết của Nhà nước nên cơ bản ổn định, không có xáo trộn lớn, hệ thống phân phối xăng dầu trên thị trường Việt Nam không ngừng được mở rộng và phát triển

Tuy nhiên, hiện nay thị trường xăng dầu nước ta chưa vận hành đúng với cơ chế thị trường, yếu tố cạnh tranh trên thị trường chưa thực sự được phát huy, thị trường xăng dầu cơ bản vẫn do Nhà nước độc quyền, Chính phủ vẫn trực tiếp kiểm soát toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu Giá cả thị trường xăng dầu còn chịu sự chi phối lớn bởi các chính sách của Nhà nước làm cho kết quả kinh doanh không phản ánh đầy đủ và trung thực hoạt động kinh doanh xăng dầu

Trong những năm gần đây giá xăng dầu trong nước luôn luôn trong tình trạng bất ổn và khó dự đoán gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sản xuất và tiêu dùng nói riêng và nền kinh tế nói chung Do đó, một vấn đề được đặt ra là cần tìm ra những nguyên nhân gây biến động giá xăng dầu từ đó rút ra các giải pháp cần thiết nhằm ổn định thị trường xăng dầu nội địa Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nêu trên, nhóm tác giả lựa chọn

đề tài: “Phân tích mối quan hệ cung cầu thị trường xăng dầu tại Việt Nam giai đoạn

2017-2021, trên cơ sở đó khẳng định tiềm năng phát triển thị trường”

Trang 5

CHƯƠNG 1 Phân tích sự thay đổi của cung xăng dầu từ năm 2017 -2021

1.1 Số liệu từ năm 2017 – 2021 về nguồn cung xăng dầu

a Nguồn cung trong nước

Hiện nay, các nhà máy chế biến xăng dầu ở Việt Nam đang tự chủ được khoảng 75% lượng xăng dầu tiêu thụ trong nước trong đó, đóng góp nhiều xăng dầu nhất cho thị trường là Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn Ngoài ra còn có một số nhà máy nhỏ với công suất sản xuất nhỏ hơn so với 2 nhà máy trọng điểm trên

Nguồn Năm

Dung Quất (Nghìn tấn)

Nghi Sơn (Nghìn tấn)

Khác (Nghìn tấn)

Tổng (Nghìn tấn)

b Nhập khẩu

Trang 6

Hình 1.2 Biểu đồ tổng khối lượng xăng dầu nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021

Từ năm 2017 đến năm 2021, khối lượng nhập khẩu các sản phẩm từ xăng dầu đã giảm khoảng 5,87 triệu tấn, tương đương hơn 45%

Thị trường nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam chủ yếu từ các nước Đông Á và Đông Nam Á Trong đó, 3 thị trường nhập khẩu chính là Hàn Quốc, Malaysia và Singapore Năm 2017, Singapore giữ vai trò là nhà cung cấp xăng dầu lớn nhất của Việt Nam Tuy nhiên, chỉ sau 5 năm, khối lượng nhập khẩu từ thị trường này đã giảm hơn 70% Cho đến năm 2021, Malaysia là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn nhất của nước ta nhưng có khối lượng nhập khẩu giảm nhẹ so với năm 2017

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Trang 7

1.2 Biến động nguồn cung thị trường xăng dầu

Từ năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế trên thế giới Trong tình hình đó, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên thế giới bị sụt giảm nghiêm trọng, các lệnh hạn chế đi lại được ban bố ở nhiều quốc gia khiến hoạt động giao thông và sản xuất sụt giảm, cung vượt cầu, các doanh nghiệp tìm cách đẩy hàng, giảm tồn kho

Năm 2021, nhiều nước có lượng xăng dầu dự trữ giảm mạnh do thời gian dịch bệnh kéo dài, hoạt động kinh tế đóng băng, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu gần như “tê liệt” trong nhiều tháng làm cho khối lượng xăng dầu nhập khẩu giảm mạnh Những tháng cuối năm 2021, các nước đồng loạt mở cửa nền kinh tế, đẩy lượng cầu xăng dầu tăng mạnh Nhu cầu dự trữ xăng dầu gia tăng, tuy nhiên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC+) lại quyết định giữ nguyên sản lượng cung hàng năm, cung không đáp ứng đủ cầu làm cho giá xăng tăng lên nhanh chóng Đây là lý do gây ra hiện tượng giá xăng tăng mạnh trong thời gian mở cửa - cuối 2021

Trang 8

Dự kiến trong năm 2022, tổng nguồn cung xăng dầu cho thị trường Việt Nam sẽ là 20,7 triệu tấn, trong đó sản xuất trong nước khoảng 14,418 triệu tấn, nhập khẩu khoảng 6,282 triệu tấn Theo đó, nguồn cung nội địa tiếp tục gia tăng, nguồn cung từ thị trường nước ngoài giảm Tuy nhiên, nguồn cung xăng dầu của Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn Ở trong nước, 3 tháng đầu năm nay, Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn phải liên tục cắt giảm công suất xuống còn 55-80% do những khó khăn về tài chính và các sự cố kỹ thuật Bên cạnh đó, nhập khẩu xăng dầu đang phải hứng chịu tác động của xung đột quân sự Nga-Ukraine Tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine khiến các nước phương Tây ra các lệnh trừng phạt đến với nền kinh tế Nga, Mỹ quyết định ngừng nhập khẩu dầu từ Nga khiến nguồn cung xăng dầu trở nên khan hiếm, giá dầu luôn neo ở mức cao (hơn 100 đô/thùng) Thậm chí, đầu tháng 3 vừa qua, giá dầu Brent đã đạt đến mức đỉnh gần 130 đô/thùng Vì vậy, để vượt qua những khó khăn trước mắt, Việt Nam cần khắc phục những điểm khiến sản xuất trong nước suy giảm, hài hòa giữa sản xuất và nhập khẩu

Trang 9

CHƯƠNG 2: Phân tích sự thay đổi cầu xăng dầu từ năm 2017 - 2021

2.1 Số liệu từ năm 2017 – 2021 về nguồn cầu xăng dầu

Năm 2017: Theo ước tính, nhu cầu tiêu thụ nội địa về xăng dầu của cả nước khoảng 14,65 triệu tấn xăng dầu các loại Như vậy, sản xuất trong nước năm 2017 đáp ứng khoảng trên 40% tổng nhu cầu tiêu thụ nội địa Trong khi đó, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ xăng, dầu, khí ngày càng tăng, không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong dài hạn do sự bùng nổ dân số, các ngành công nghiệp tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự tăng tốc của ngành giao thông do nhu cầu đi lại ngày càng nhiều… Mỗi năm thị trường Việt Nam vẫn đang thiếu hụt trung bình khoảng 0,8 triệu tấn xăng và 1,8 triệu tấn dầu DO.

Năm 2018:Nhu cầu tiêu thụ nội địa về xăng dầu của cả nước khoảng 18,6 triệu m3/tấn xăng dầu các loại Như vậy, sản xuất trong nước năm 2018 đáp ứng khoảng trên 60% tổng nhu cầu tiêu thụ nội địa Giá dầu thế giới đã giảm mạnh và liên tục trong quý IV/2018, chiết khấu thị trường luôn ở mức cao kỷ lục và việc tiêu thụ xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối vẫn rất khó khăn khi chênh lệch giá cơ sở và giá bán lẻ lớn Tổng sản lượng kinh doanh xăng dầu toàn hệ thống PVOIL năm 2018 ước đạt 3,1 triệu m3, hoàn thành 99% kế hoạch năm; sản lượng 5 tháng công ty cổ phần ước đạt 1,212 triệu m3, hoàn thành 94% kế hoạch Riêng sản lượng bán hàng qua kênh tiêu thụ trực tiếp (CHXD) tiếp tục tăng trưởng gần 8% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm tỷ trọng 25,3% tổng sản lượng tiêu thụ nội địa, tăng 2,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2019:Nhu cầu tiêu thụ nội địa về xăng dầu của cả nước khoảng 21,9 triệu m3/tấn xăng dầu các loại Như vậy, sản xuất trong nước năm 2019 đáp ứng khoảng 60% tổng nhu cầu tiêu thụ nội địa.Tiêu thụ xăng dầu lúc này của Việt Nam đang ở mức thấp do tỷ lệ sở hữu xe/người vẫn ở mức thấp với khoảng 3.1% (năm 2017 theo số liệu của Asean Statistics), trong khi tỷ lệ này ở Thái Lan là 55%, Malaysia là 90% Theo số liệu của Bộ Giao thông vận tải, số lượng xe lưu hành đến cuối tháng 11/2019 đạt 3,63 triệu xe, tăng thêm 355 nghìn xe so với 2018 Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công

Trang 10

thương Việt Nam cũng đưa ra dự báo, số lượng xe hơi tăng thêm hàng năm của Việt Nam sẽ đạt khoảng 800 nghìn xe/năm vào năm 2025 và 1.700 nghìn xe vào năm 2030 Như vậy, rõ ràng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước sẽ ngày càng tăng lên cùng với

sự phát triển kinh tế, lưu chuyển hàng hóa và đặc biệt thị trường xe ô tô cá nhân tăng lên

Năm 2020:Đại dịch Covid-19 đã làm nhu cầu tiêu thụ xăng dầu giảm mạnh, giá dầu thế giới diễn biến phức tạp, tăng giảm nhanh với biên độ lớn.Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước giảm khoảng 10% so với năm 2019 (theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2020 của Hiệp hội xăng dầu Việt Nam).

Năm 2021: Nhu cầu tiêu thụ xăng phục hồi, nhưng vẫn giảm 30% so với cùng kỳ

2020; nhu cầu tiêu thụ dầu DO giảm khoảng 16% so với cùng kỳ 2020; nhu cầu tiêu thụ xăng máy bay Jet tiếp tục phục hồi nhưng mức độ chậm hơn so với tiêu thụ xăng dầu trong quý IV/2021 Theo PVN, trong 9 tháng của năm 2021, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng mạnh đến tiêu thụ xăng dầu trong nước Lượng di chuyển trên đường tại Việt Nam từ tháng 5-9 giảm tới 60% so với mức bình thường Tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, thị trường chiếm khoảng 20% tổng lượng tiêu thụ xăng dầu cả nước, trong

giai đoạn giãn cách nhu cầu xăng dầu giảm khoảng 80%

Theo dự báo của BMI, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trên 4% đến 2025, với nhu cầu tiêu thụ khoảng 570 nghìn thùng/ngày (dầu thô)

vào năm 2020 và 675 nghìn thùng/ngày vào năm 2025

2.2 Sử dụng các nhân tố ảnh hưởng đến cầu phân tích nguyên nhân sự thay đổi.

Hiện nay, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam Có thể kể đến một số yếu tố nổi bật sau:

Thu nhập của người tiêu dùng: Khi thu nhập tăng, cầu đối với hầu hết các loại

hàng hóa đều tăng vì với thu nhập cao hơn, người tiêu dùng thường có xu hướng mua

Trang 11

với các nhu cầu đi lại, vận chuyển, thương mại và dịch vụ Ở nhân tố này, đường cầu sẽ dịch chuyển về phía bên phải khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên.

Thị hiếu (sở thích): Sở thích phản ánh thái độ của người tiêu dùng đối với hàng

hoá Đứng trước cùng một loại hàng hoá, người này có thể thích, người kia có thể không thích với những mức độ đánh giá khác nhau Khi sở thích của người tiêu dùng thay đổi,

lượng cầu của người tiêu dùng ở từng mức giá cũng thay đổi

Giá của hàng hóa liên quan: Nhu cầu tiêu dùng đối với xăng chịu ảnh hưởng

bởi giá của các hàng hóa có liên quan:

Hàng hóa thay thế: X và Y được gọi là hàng hoá thay thế khi việc sử dụng X có thể

thay thế cho việc sử dụng Y nhưng vẫn giữ nguyên được mục đích sử dụng ban đầu Ở đây người tiêu dùng có thể chuyển từ mặt hàng này sang mặt hàng khác (vd: điện) khi giá cả của xăng thay đổi Cầu đối với xăng sẽ tăng/giảm đi khi giá của hàng hóa thay thế (điện) tăng/giảm, nếu các yếu tố khác không đổi.

Hàng hóa bổ sung: X, Y được gọi là hàng hoá bổ sung khi việc sử dụng X phải đi

kèm với việc sử dụng Y để đảm bảo giá trị sử dụng của hai hàng hoá Xe máy chạy bằng xăng và xăng là hàng hóa bổ sung Cầu đối với xăng dầu sẽ giảm/tăng khi giá của các hàng hóa bổ sung (xe máy) tăng/giảm, nếu các yếu tố khác không đổi.

Giá cả của chính loại hàng hóa đó trong tương lai (Gía kỳ vọng): Cầu đối với

xăng dầu có thể phụ thuộc vào sự dự đoán của người tiêu dùng về giá của xăng dầu trong tương lai Ví dụ: trước diễn biến của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra cuối tháng 02/2022, các chuyên gia và người tiêu dùng đã dự đoán được sẽ có một sự thay đổi lớn về giá cả hàng hóa trong tương lai, đặc biệt là đối với mặt hàng xăng dầu Vì thế mà phần lớn người tiêu dùng đã đổ xô đi mua xăng trước khi giá xăng tăng cao, cầu lúc này là rất lớn.

Trang 12

Các yếu tố khác: Sự thay đổi cầu đối với xăng dầu còn phụ thuộc vào một số yếu

tố khác Đó có thể là các yếu tố tự nhiên, khí hậu, thời tiết, quá trình khai thác dầu, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 hay những yếu tố mà chúng ta không thể dự đoán trước được Trong 2 năm qua, đại địch Covid-19 là tác nhân ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu do các biện pháp hạn chế đi lại và giảm thiểu các hoạt động sản xuất công nghiệp trên cả nước

Trang 13

CHƯƠNG 3: Sự thay đổi giá cả thị trường xăng dầu

3.1 Số liệu từ năm 2017 – 2021 về sự thay đổi giá xăng dầu

Năm 2017: Giá dầu thế giới biến động mạnh theo chiều hướng tăng Giá dầu WTI tăng khoảng 8%, còn dầu Brent tăng mạnh 16%, phản ánh những nỗ lực hạn chế sản lượng của OPEC và một số nhà sản xuất ngoài OPEC, gồm cả Nga bắt đầu từ tháng 1/2017 Tuy nhiên, có một số yếu tố đã hạn chế đà tăng của giá dầu gồm sản lượng của Mỹ ngày càng tăng và sản lượng của Libya và Nigeria - hai nước được miễn trừ tham gia cắt giảm sản lượng trong thỏa thuận của OPEC - cũng tăng Giá nhập khẩu xăng dầu sau khi đã giảm mạnh trong năm 2016 bắt đầu phục hồi trong năm 2017 Giá nhập khẩu bình quân cả năm ở mức 547 USD/tấn, tăng 27% so với mức giá nhập khẩu bình quân năm 2016 (433 USD/tấn). Trong khi đó tại Việt Nam, có tất cả 24 lần điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ 15 ngày, trong đó 10 kỳ tăng giá, 3 kỳ giữ nguyên giá xăng và 11 kỳ giảm giá Trong kỳ điều chỉnh cuối cùng của năm 2017 vào ngày 20/12, liên Bộ Tài chính - Công Thương đã có quyết định giá xăng RON 92 vẫn giữ ở mức 18.580 đồng/lít, xăng E5 là 18.243 đồng/lít.

Năm 2018: Đã có 21 lần giá xăng dầu được điều chỉnh; trong đó, phần lớn ổn định giá, không tăng giảm quá nhiều Tính chung cả năm 2018, giá xăng trong nước giảm hơn 1.000 đồng mỗi lít, trong khi đó giá dầu tăng 800-1.600 đồng/lít, kg tùy loại

Năm 2019: Bộ Công Thương đã ban hành 25 văn bản điều hành giá xăng dầu trong nước, cụ thể như sau:

Mặt hàng Số lần giảm

Tổng mức giảm (đồng/lít)

Số lần tăng

Tổng mức tăng (đồng/lít)

Chênh (đồng/lít)

Giữ ổn định

Bảng 3.1 Số liệu thị trường xăng dầu trong nước năm 2019 – Nguồn Cục Quản lý Giá

Nhìn vào bảng trên có thể thấy, giá xăng RON 95 có 10 lần tăng, 11 lần giảm, còn lại giữ nguyên Tổng cộng cả năm, giá xăng RON 95 tăng 2.501 đồng Giá xăng E5

Trang 14

RON 92 có 10 lần tăng, 11 lần giảm, 4 lần giữ ổn định Tổng mức giảm 3.753 đồng/lít Giá dầu diesel có 10 lần tăng, 11 lần giảm, tổng mức tăng 4.218 đồng/lít; dầu hỏa 11 lần tăng, 10 lần giảm, tổng tăng 3.877 đồng/lít; dầu mazut 10 lần tăng, 11 lần giảm, tổng tăng 5.415 đồng/lít

9/2020 đến 9/2021: Liên bộ Công thương - Tài chính cho biết, từ đầu năm 2021

đã thực hiện chi sử dụng liên tục Quỹ bình ổn giá ở mức cao nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 Việc điều hành giá xăng, dầu cũng nhằm góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và bình ổn thị trường năm 2021 Chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng RON95 được tiếp tục duy trì ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ

Hình 3.2 Biểu đồ biến động giá xăng dầu giai đoạn 2019-2021

Ngày đăng: 16/07/2024, 14:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w