1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn chính sách Đối ngoại việt nam Đề tài Đổi mới về tư duy Đối ngoại của việt nam từ năm 1986 Đến nay

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 98,15 KB

Nội dung

Bởi vậy mà Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng lĩnh vực ngoại giao, từ đó đưa ra những đường lối, chính sách phù hợp với mỗi giai đoạn, thời kỳ của đất nước từ đó việc hoạch định chính sách

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

- -TIỂU LUẬN MÔN: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:

ĐỔI MỚI VỀ TƯ DUY ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM

1986 ĐẾN NAY

Họ và tên sinh viên:

Mã sinh viên:

Lớp:

Hà Nội, 2023

Nguyễn Thảo My

2256140027 QHQT – TTTC (CLC) K42

TS Nguyễn Thị Thu Hà

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Với mỗi quốc gia, chính sách đối ngoại có vai trò vô cùng quan trọng đối

với sự phát triển của mình Đối ngoại không chỉ là công cụ để bảo vệ chủ quyền,

lợi ích quốc gia mà còn là cầu nối để tăng cường hợp tác quốc tế, thúc đẩy kinh tế,

văn hóa, và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế Một chính sách đối ngoại

linh hoạt và sáng tạo có thể mở ra nhiều cơ hội phát triển, thu hút đầu tư nước

ngoài, thúc đẩy xuất khẩu, và tăng cường hợp tác đa phương trong nhiều lĩnh vực

Ngược lại, một chính sách đối ngoại cứng nhắc, thiếu linh hoạt có thể dẫn đến sự

cô lập, giảm cơ hội phát triển, và gặp nhiều khó khăn trong việc bảo vệ lợi ích

quốc gia Bởi vậy mà Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng lĩnh vực ngoại giao, từ đó

đưa ra những đường lối, chính sách phù hợp với mỗi giai đoạn, thời kỳ của đất

nước từ đó việc hoạch định chính sách đối ngoại đã giúp dân tộc ta đạt được những

thành tựu nhất định về mặt kinh tế, chính trị, xã hội,

Trang 3

Năm 1986 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Việt Nam với

chính sách Đổi Mới (Đổi mới kinh tế) Cùng với sự đổi mới về kinh tế, tư duy đối

ngoại của Việt Nam cũng có những bước thay đổi mạnh mẽ Trước Đổi Mới, Việt

Nam theo đuổi chính sách đối ngoại khép kín, dựa vào sự hỗ trợ của một số ít quốc

gia đồng minh Tuy nhiên, từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu mở cửa, thực hiện

chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế

Hiện nay, ngoại giao Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thể

hiện qua việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nước lớn, tích cực tham gia vào

các tổ chức quốc tế và khu vực, và có tiếng nói trong các vấn đề quốc tế Việt Nam

đã và đang đóng vai trò quan trọng trong ASEAN, Liên Hợp Quốc, và nhiều tổ

chức quốc tế khác Đồng thời, chính sách đối ngoại hiện nay của Việt Nam cũng

chú trọng đến việc bảo vệ lợi ích quốc gia, duy trì hòa bình, ổn định khu vực, và

thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại tự do,

thu hút đầu tư nước ngoài, và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với nhiều quốc gia

Từ những thành tựu ấy, nhận thức được tầm quan trọng của chính sách đối

ngoại với mỗi quốc qia, hay cụ thể hơn là với Việt Nam, bài tiểu luận sẽ tập trung

phân tích đề tài “Đổi mới về tư duy đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay”.

Trang 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống, khái quát sau đó nghiên cứu, phân tích cơ sở hoạch

định và làm sáng tỏ nội dung và sự đổi mới trong tư duy đối ngoại của Việt Nam từ

năm 1986 đến nay Từ đó, tiểu luận đưa ra một số đánh giá về đường lối, chính

sách đối ngoại của Việt Nam trong trong giai đoạn đã nghiên cứu và đưa ra dự báo

cho thời kỳ sau

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để có thể đạt được mục đích nhiên cứu, tiểu luận cần thực hiện những

nghiệm vụ nghiên cứu sau đây:

Thứ nhất, nêu ra các khái niệm và giải thích cơ bản về tầm quan trọng của

chính sách đối ngoại với từng quốc gia, đặc biệt là với Việt Nam Từ đó đưa ra cơ

sở hình thành chính sách đối ngoại của Việt Nam từ năm 1968 đến nay

Thứ hai, trình bày và phân tích những nội dung cơ bản nội dung cơ bản của

chính sách đối ngoại Việt Nam từ năm 1968 đến nay và so sánh với chính sách đối

ngoại của giai đoạn trước nhằm làm sáng tỏ tư duy đổi mới

Trang 5

Thứ ba, đưa ra những đánh giá về thành tựu, hạn chế về nội dung và sự đổi

mới trong tư duy đối ngoại của thời kỳ này, từ đó đưa ra dự báo và bài học kinh

nghiệm cho tương lai

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là sự đổi mới về tư duy đối ngoại của

Chính sách đối ngoại Việt Nam từ năm 1986 đến nay

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Về thời gian, tiểu luận lấy mốc thời gian từ năm 1986 đến nay vì đây là giai

đoạn mở cửa, hội nhập với thế giới của Việt Nam Ngoài ra, để làm rõ nét đổi mới

trong tư duy đối ngoại của Chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn này, tiểu

luận sẽ so sánh với Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời đại trước

(1975-1986)

Về không gian, trong Việt Nam và các nước, các tổ chức quốc tế trên thế

giới có liên quan

Trang 6

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích tài liệu: Thu thập và phân tích các tài liệu như sách,

báo cáo, tạp chí khoa học, và văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước để

xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tư duy đối ngoại

- Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu quá trình phát triển của chính sách đối

ngoại Việt Nam từ năm 1986 đến nay, xem xét các sự kiện và thay đổi quan

trọng trong từng giai đoạn

- Phương pháp so sánh: Đối chiếu chính sách đối ngoại của Việt Nam từ năm

1986 đến nay với các giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1986, để làm rõ những

điểm mới và sự khác biệt trong tư duy và chiến lược đối ngoại

- Phương pháp phân tích hệ thống: Phân tích hệ thống các chính sách, chiến

lược và hoạt động đối ngoại của Việt Nam, xác định mối quan hệ giữa các

yếu tố này và tác động của chúng đến sự phát triển kinh tế, chính trị và xã

hội

- Phương pháp thống kê: Thu thập và phân tích dữ liệu về các thành tựu, hạn

chế và tác động của chính sách đối ngoại, sử dụng các số liệu thống kê về

kinh tế, thương mại, đầu tư nước ngoài và hợp tác quốc tế

Trang 7

- Phương pháp dự báo: Dự báo xu hướng phát triển của chính sách đối ngoại

Việt Nam trong tương lai dựa trên các phân tích về quá khứ và hiện tại, đề

xuất chiến lược và bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả chính sách

đối ngoại

5 Kết cấu của tiểu luận:

Tiểu luận gồm có phần Mở đầu, Nội dung, Kết luận, Danh mục tài liệu

tham khảo, trong phần Nội dung có 3 chương.

Trang 8

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

1.1 Một số vấn đề lý thuyết cơ bản:

1.1.1 Khái niệm “Chính sách”

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư (2011), Chính sách là những chuẩn tắc

cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; được thực hiện trong một thời gian nhất

định trên những lĩnh vực cụ thể nào đó Bản chất, nội dung và phương hướng của

chính sách tuy thuộc tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóá,

xã hội Hay nói ngắn gọn: “Chính sách công là chương trình hành động hướng

đích của chủ thể nắm hoặc chi phối quyền lực công cộng”

Chính sách đối ngoại thuộc thuộc chính sách công, chính sách của quốc

gia

1.1.2 Khái niệm “Chính sách đối ngoại”

Có rất nhiều khái niệm, quan điểm về Chính sách đối ngoại trên thế giới này

Theo Marijke Breuning, chính sách đối ngoại là tổng thể các chính sách và tương

Trang 9

tác với môi trường bên ngoài biên giới quốc gia Theo Steve Smith, Amelia

Hadfield và Tim Dunne, chính sách đối ngoại là chiến lược hoặc cách tiếp cận

được tiến hành bởi nhà cầm quyền nhằm đạt được mục tiêu trong quan hệ với các

thực thể khác bên ngoài lãnh thổ Theo Dương Văn Quảng, chính sách đối ngoại là

chủ trương, chiên lược, kê hoạch và biện pháp thực hiện cụ thê do một quôc gia đê

ra liên quan đến các mối quan hệ quốc tế mà quốc gia đó thiết lập với các quốc gia

và các chủ thể khác nhằm tăng cường và bảo vệ lợi ích quốc gia của mình

Vậy có thể hiểu rằng, chính sách đối ngoại là một tập hợp các chiến lược,

chủ trương, kế hoạch và biện pháp cụ thể mà một quốc gia xây dựng và thực hiện

nhằm tương tác và quản lý mối quan hệ với các thực thể bên ngoài lãnh thổ, bao

gồm các quốc gia và tổ chức quốc tế Chính sách đối ngoại hướng tới việc đạt được

ba mục tiêu cơ bản: đảm bảo an ninh quốc gia, thúc đẩy phát triển và gia tăng ảnh

hưởng trên trường quốc tế Ngoài ra, chính sách đối ngoại phải song hàng với lợi

ích của quốc gia mình

Chính sách đối ngoại là chính sách quốc gia – bộ phận không thể tách rời

của đường lối chính trị một quốc gia, nó thường được thể hiện dưới dạng các văn

kiện khác nhau của quốc gia như dạng văn kiện của Nhà nước hoặc Đảng cầm

quyền; trong phát biểu của lãnh đạo, đại diện quốc gia hay dưới dạng các điều ước

Trang 10

quốc tế mà quốc gia ký kết với mục tiêu bảo đảm an ninh quốc gia, phát triển đất

nước thông qua điều kiện quốc tế hay nâng cao vị thế, tầm ảnh hưởng dân tộc

1.1.3 Phân biệt chính sách đối ngoại với đường lối đối ngoại và hoạt động đối

ngoại:

Chính sách đối ngoại của một quốc gia là tập hợp các chiến lược mà quốc

gia đó sử dụng trong quá trình tương tác với các quốc gia khác và nhiều lĩnh vực

khác nhau

Đường lối đối ngoại là phương thức cụ thể; chủ trương có tính lâu dài của 1

nước Đường lối đối ngoại là một bộ phận của đường lối lãnh đạo chung của Đảng

ta, ở mỗi giai đoạn cách mạng có mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể và góp phần

phục vụ đường lối đối nội

Hoạt động đối ngoại là hoạt động cụ thể; cụ thể hóa đường lối, chính sách

tổng thể các hoạt động và quan hệ của một nước vối bên ngoài

Trang 11

1.2 Tình hình quốc tế, khu vực và tình hình trong nước giai đoạn từ năm

1986 đến nay.

1.2.1 Tình hình quốc tế và khu vực:

Giai đoạn từ năm 1986 đến nay, tình hình quốc tế và khu vực đã có nhiều

biến động và thay đổi lớn lao

Trên thế giới, cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô kết thúc vào năm

1991, đánh dấu sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết và sự tan rã của hệ thống xã hội

chủ nghĩa ở Đông Âu Sự kiện này đã tạo ra một trật tự thế giới mới, chuyển từ đối

đầu Đông – Tây sang một môi trường quốc tế đa cực, đa trung tâm với sự nổi lên

của nhiều trung tâm quyền lực mới Sự phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa và hội

nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức mới cho các quốc gia,

trong đó có Việt Nam Từ đầu thế kỷ XXI, giữa các nước lớn có sự cạnh tranh

quyền lực khởi nguồn từ sự tham vọng của Mỹ với sự đối đầu từ Trung Quốc, Liên

Bang Nga và các nước Tây Âu, từ đó mà các quốc gia, dân tộc phải điều chỉnh

chiến lược đối nội, đối ngoại sao cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong nước và

với đặc điểm quan hệ quốc tế lúc bấy giờ Dù các cuộc chiến tranh cục bộ, xung

đột và tranh chấp vẫn diễn ra nhưng xu thế chung là hòa bình, hợp tác và phát

triển Xu hướng chạy đua phát triển kinh tế đã đổi mới quan niệm về sức mạnh và

Trang 12

vị thế quốc gia, đồng thời thúc đẩy các nước đang phát triển đổi mới tư duy đối

ngoại

Sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ muốn trở thành một cực duy nhất chi phối và

làm bá chủ thế giới, trong khi Tây Âu gia tăng liên kết để thoát khỏi chiếc ô an

ninh của Mỹ và trở thành một cực độc lập Trong khoảng thời gian từ 1980 đến

1990, Nhật Bản vươn lên thành cường quốc kinh tế khu vực, còn Trung Quốc chịu

tổn thất về hình ảnh và các mối quan hệ kinh tế do sự kiện Thiên An Môn Liên Xô

và Trung Quốc đã ký văn kiện bình thường hóa quan hệ vào tháng 5 năm 1989

Cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, Nhật Bản suy giảm sức mạnh kinh tế trong khi

Trung Quốc trỗi dậy toàn diện với tham vọng đối trọng cân bằng chiến lược với

Mỹ Ngày 25/12/1991, Liên Xô tan vỡ dẫn đến sự chấm dứt hoạt động của SEV và

Hiệp ước Warszawa, gây ra khủng hoảng toàn diện và làm giảm sút vị thế quốc tế

của Liên bang Nga Đầu thế kỷ XXI, Nga phục hồi sức mạnh kinh tế, quân sự và

dần lấy lại vị trí chính trị quan trọng trong giải quyết các vấn đề quốc tế Năm

2018, căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc đã tác động mạnh mẽ đến nền

kinh tế thế giới Ngày 24/2/2022, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraina

đã tác động đến cục diện thế giới và quan hệ giữa các nước lớn

Trang 13

Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, xu thế hòa bình và hợp tác trong

khu vực được đẩy mạnh, mặc dù vẫn còn những vấn đề bất ổn Sự nổi lên của các

quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Singapore đã khiến các

nước lớn đều điều chỉnh chiến lược đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Đông Nam Á được đánh giá là khu vực phát triển năng động nhất châu Á – Thái

Bình Dương Sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN vào ngày 31/12/2015 đã

ảnh hưởng tích cực đến một khu vực ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh

cao

Những điểm trên giúp làm rõ hơn tình hình quốc tế và khu vực trong giai

đoạn từ năm 1986 đến nay, tạo nền tảng cho việc phân tích sâu hơn về sự đổi mới

trong tư duy đối ngoại của Việt Nam trong phần tiếp theo của tiểu luận

1.2.2 Tình hình trong nước:

Trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay, tình hình trong nước Việt Nam đã

có những biến đổi to lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách đối ngoại của đất

nước

Sau khi khởi xướng chính sách Đổi Mới từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986),

nền kinh tế Việt Nam đã chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa Điều này đã giúp nền kinh tế phát triển mạnh

Trang 14

mẽ, GDP bình quân đầu người tăng lên, và Việt Nam trở thành thành viên của Tổ

chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 Tuy nhiên, sự phát triển này

cũng đòi hỏi Việt Nam phải tìm kiếm các nguồn lực bên ngoài, thúc đẩy xuất khẩu,

và thu hút đầu tư nước ngoài để duy trì tốc độ tăng trưởng Các mục tiêu này đã

định hình chính sách đối ngoại theo hướng mở cửa và hội nhập quốc tế

Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam cũng có những thay đổi

quan trọng Tỷ lệ nghèo đói giảm, chất lượng cuộc sống của người dân được cải

thiện, và các dịch vụ y tế, giáo dục ngày càng được nâng cao Sự đô thị hóa và

công nghiệp hóa nhanh chóng cũng đặt ra nhiều thách thức về môi trường và an

sinh xã hội Để giải quyết những vấn đề này, Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ với

các quốc gia khác trong việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững, từ

đó ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường hợp tác quốc tế

trong các lĩnh vực này

Tình hình chính trị trong nước ổn định là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến

chính sách đối ngoại Việt Nam đã kiên định duy trì hòa bình, ổn định chính trị và

bảo vệ chủ quyền quốc gia Các văn kiện của Đảng và Nhà nước như Nghị quyết

32/BCT khóa V (1986), Nghị quyết 13/BCT khóa VI (1988), và các nghị quyết tại

các đại hội Đảng VII (1991), VIII (1996), IX (2001), X (2006), XI (2011) và XII

Trang 15

(2016) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì ổn định và mở rộng quan hệ

quốc tế để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước

Chính sách đối ngoại đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục

tiêu phát triển của Việt Nam Chính sách này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho

việc thu hút đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu mà còn giúp bảo vệ lợi ích quốc

gia, duy trì hòa bình và ổn định khu vực Việc thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp

tác với các quốc gia lớn và các tổ chức quốc tế đã giúp Việt Nam có tiếng nói quan

trọng trên trường quốc tế, đồng thời tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền

vững trong tương lai

Tóm lại, các yếu tố kinh tế, xã hội và chính trị trong nước đã và đang định

hình chính sách đối ngoại của Việt Nam, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho sự

phát triển bền vững và hội nhập quốc tế trong tương lai

Trang 16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Ngày đăng: 01/11/2024, 20:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w