Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNKHOA QUAN HỆ QUỐC TẾTIỂU LUẬN CUỐI KỲLỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAMĐỀ TÀI:SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN CÁ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM
ĐỀ TÀI:
SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CHIẾN LƯỢC/ TƯ DUY ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN NĂM 1975
Giảng viên hướng dẫn: ThS Lục Minh Tuấn Sinh viên thực hiện: Trần Thị Minh Thư Lớp: QH19-21 Hệ Chuẩn (Lớp A)
MSSV: 2157060215
Trang 2Thành phố Hồ Chí Minh, 1/2023
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
GIỚI THIỆU 2
NỘI DUNG 3
1 Đối ngoại nhân dân - "Công tác dân vận" 3
1.1 Lý Thường Kiệt và âm mưu xâm lược của nhà tống 3
1.2 Tình vua tôi bền chặt thời kỳ nhà trần 4
1.3 Chủ tịch hồ chí minh - người mở ra thời kỳ "của dân, do dân và vì dân" 5
2 Ngoại giao tâm công 6
2.1 Nhà Trần và chiến lược ngoại giao với nhà mông-nguyên 6
2.2 Nghệ thuật ngoại giao tâm công của nguyễn trãi 6
2.3 Ngoại giao "tâm công" hồ chí minh - kế thừa và phát huy truyền thống ngoại giao của dân tộc 8 KẾT LUẬN 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lục Minh Tuấn và thầy Trần Nam Tiến với những bài học cực kỳ sâu sắc và tâm huyết đã tạo điều kiện rất tốt xuyên suốt quá trình của môn học "Lịch sử Ngoại giao Việt Nam" Từ đó, em đã tiếp thu được thêm nhiều kiến thức về lịch sử xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nghệ thuật ngoại giao hết sức thâm thúy của cha ông ta
Không những bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích, môn học còn giúp em hiểu hơn về các chiến thuật, tư duy ngoại giao xuyên suốt quá trình lịch sử dựng nước và cứu nước, qua đó em có thể xây dựng một cái nhìn bao quát hơn về lịch sử nước nhà,
Bài tiểu luận của em được thực hiện dựa trên nền tảng kiến thức được học, vốn kiến thức sẵn có và các nguồn tài liệu bên ngoài Trong quá trình làm bài khó có thể tránh khỏi những sai sót, nên em hy vọng sẽ được nhận những ý kiến góp ý từ thầy để bổ sung cũng như phát triển tốt hơn trong tương lai
GIỚI THIỆU
Nước Việt Nam là một trong những cái nôi của loài người Nước ta nằm trên trục đường giao thương quốc tế thủy bộ quan trọng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, chịu ảnh hưởng lớn từ hai nên văn minh cổ Trung Quốc và Ấn Độ Vừa có vị trí chiến lược quan trọng vừa có tài nguyên phong phú, vì thế, nước ta luôn là đối tượng xâm lược của rất nhiều triều đại phong kiến phương Bắc và cũng là miếng mồi béo bở của chủ nghĩa tư bản
Từ sự kiện Khúc Thừa Dụ tự xưng Tiết độ sứ (năm 905), giành lại độc lập tự chủ không phải thông qua đấu tranh vũ trang, ông cha ta bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng của một hình thức đấu tranh mới: đấu tranh ngoại giao Nhận thức đó ngày càng được đưa vào thực tiễn, được kế thừa và phát huy cho đến tận ngày nay Từ Ngô, Đinh, Tiền
Lê, Lý, Trần đến thời Hậu Lê, Tây Sơn, đấu tranh ngoại giao gắn liền với đấu tranh quân
sự, cả hai phương thức trở thành thứ vũ khí tối thượng hỗ trợ lẫn nhau để chiến thắng thù trong giặc ngoài Ngoại giao thường được ông cha ta sử dụng là cú đánh quyết định cuối
Trang 5cùng trong các trận chiến Đấu tranh ngoại giao có khả năng kết thúc chiến tranh ít tốn xương máu mà vẫn có thể giành lấy được nền độc lập
Đến những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đường lối cũng như tư duy ngoại giao của tổ tiên được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và vận dụng rất khéo léo và linh hoạt Nhắc đến ngoại giao, không thể không kể đến Bộ trưởng bộ Ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam - chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, tư tưởng của Người là kim chỉ nam định hướng các hoạt động của Đảng, là yếu tố giúp đưa nước ta đi đến thắng lợi, độc lập tự chủ Những chiến thuật ngoại giao từ thời cha ông để lại như "ngoại giao tâm công", "vừa đánh vừa đàm" được Người kế thừa và sáng tạo để phù hợp với tình hình đất nước Từ đó ta có thể thấy, nền ngoại giao của dân tộc Việt Nam đã được hình thành từ rất sớm, qua nhiều thời kỳ đấu tranh giành độc lập, ngoại giao Việt Nam ngày một vững mạnh và có vị thế hơn trong đấu trường ngoại giao quốc tế hiện nay
NỘI DUNG
1 Đối ngoại nhân dân - "Công tác dân vận"
Đối ngoại nhân dân là bộ phận cực kỳ quan trọng trọng mặt trận ngoại giao, góp phần thực hiện những đường lối của Đảng và Nhà nước Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nhấn mạnh lợi ích của việc đoàn kết toàn dân "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công" Lực có mạnh đến đâu mà nhân dân không theo thì cũng như một cái cây bị rỗng ruột
Từ cổ chí kim, "công tác dân vận" là một thành tố không thể thiếu trong các hoạt động ngoại giao, vừa giúp xây dựng một tình đoàn kết bền chặt giữa nhân dân, vừa giảm đáng kể các vấn đề nội bộ không đáng có trong chiến tranh
1.1 Lý Thường Kiệt và âm mưu xâm lược của nhà tống
Sau những cuộc xung đột liên tiếp, quan hệ giữa nhà Tống và triều đình nhà Lý ngày càng trở nên căng thẳng Nhận thấy được dã tâm và mưu đồ xâm lược của nhà Tống Cuối năm 1075, Lý Thường Kiệt đã ra quyết định "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc" và nhận được nhiều sự tán thành của quan lại trong triều, và thế là 10 vạn quân lên đường sang đất Tống
Trang 6Trước khi mang quân sang đất Tống, ông đã cho truyền "lệ bố" khắp miền Quảng Đông, Quảng Tây nhằm xác định rõ mục đích của việc hành quân này là vì chính nghĩa, không phải để cướp nước hại dân Lý Thường Kiệt đã công khai vạch rõ những sai trái ngang ngược của triều đình nhà Tống, kể tội tể tướng nhà Tống là Vương An Thạch và triều đình nhà Tống đã dùng "tân pháp" để đàn áp, bóc lột chính nhân dân Tống1 Vì thế, cuộc hành quân này không chỉ vì lợi ích của dân Đại Việt mà còn vì chính lợi ích của nhân dân Tống2
"Lệ bố" truyền đi đã nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt tình của nhân dân Tống, cho nên khi quân Lý Thường Kiệt tiến vào đất Tống, không một người dân nào hoang mang, bỏ chạy hay chống đối chúng ta3 Nhờ đó, quân ta gặp thắng lợi liên tiếp, lần lượt tiêu diệt hơn 10 căn cứ quân sự của Tống ở Quảng Tây, hạ thành Ung Châu và nhiều thắng lợi khác, làm cho triều đình nhà Tống hoang mang lúng túng
1.2 Tình vua tôi bền chặt thời kỳ nhà trần
Nhà Trần là một trong những thời kỳ phong kiến kéo dài nhất trong lịch sử Việt Nam, từ khi vua Trần Thái Tông lên ngôi năm 1225, trải qua 12 triều vua, thời kỳ nhà Trần kéo dài đến 175 năm Đây cũng là một trong những triều đại hưng thịnh nhất trong lịch sử Bộ máy nhà nước hoàn thiện hơn; kinh tế - xã hội; giáo dục; văn hóa hoàn chỉnh hơn; lực lượng quân đội cũng được chú trọng hơn với khả năng đánh bại các đội quân hùng mạnh
Dưới triều Trần, không thể không kể đến chiến thắng oanh liệt khi Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn ba lần đánh bại quân Mông-Nguyên vốn được mệnh danh là hùng mạnh nhất bấy giờ Những chiến thắng vẻ vang đó một phần lớn là nhờ đến công lao to lớn của quần chúng nhân dân và công tác dân vận rất khéo léo của nhà Trần Như trong cuộc chiến chống Mông-Nguyên, việc điều toàn dân để thực hiện chiến lược "ngụ binh ư nông" đã cho thấy sự hiệu quả của việc ngoại giao nhân dân Cũng chính nhờ sự tin tưởng
1 T p bài đ c “L CH S NGO I GIAO VI T NAM – Phầần 1: Ngo i giao Vi t Nam t thu d ng n ậ ọ Ị Ử Ạ Ệ ạ ệ ừ ở ự ướ c đếến năm 1945”, Khoa Quan h Quốếc tếế, Tr ệ ườ ng ĐHKHXH&NV,tr.39
2 T p bài đ c L ch s ngo i giao Vi t Nam: Phầần 1 – Ngo i giao thu d ng n ậ ọ ị ử ạ ệ ạ ở ự ướ c đếến năm 1945 (L u hành n i b ) ư ộ ộ
3 T p bài đ c “L CH S NGO I GIAO VI T NAM – Phầần 1: Ngo i giao Vi t Nam t thu d ng n ậ ọ Ị Ử Ạ Ệ ạ ệ ừ ở ự ướ c đếến năm 1945”, Khoa Quan h Quốếc tếế, Tr ệ ườ ng ĐHKHXH&NV,tr.40
Trang 7nhân dân, trọng dụng nhân tài, nhiều tướng sĩ tài giỏi đã tự nguyện đầu quân cho nhà Trần như Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu, Mạc Đĩnh Chi,… Còn có nhà ngoại giao tài ba Trần Nhật Duật với thành công trong việc khiến cả vùng Đà Giang quy thuận mà không tốn một giọt máu Ông vốn là một người văn võ song toàn, thuần thục không chỉ nhiều ngoại ngữ mà còn về văn hóa của các vùng khác nhau Nhờ vậy, ông đã thành công trong việc đối đáp với chúa Đà Giang là Trịnh Giác Mật để từ đó quy thuận được cả một vùng Đà Giang mà không hao tổn một giọt máu hay mũi tên nào4
1.3 Chủ tịch hồ chí minh - người mở ra thời kỳ "của dân, do dân và vì dân"
Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định công tác vận động quần chúng là một nhiệm vụ chiến lược, có ý nghĩa quyết định cho sự thành bại của cách mạng Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận - công tác vận động quần chúng - là một hệ thống những quan điểm, phương thức dân vận được thấm nhuần trong cả cuộc đời và trong các tác phẩm của Người Ngoại giao nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện rõ nét ở mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng con người và đấu tranh vì những giá trị tốt đẹp của nhân loại; ở tính chính nghĩa, hòa hiếu, nhân đạo, tôn trọng hòa bình; và ở phong cách ứng xử ngoại giao dung dị và nhân ái, uyên bác và tinh tế đi vào lòng người Người viết: "Dân vận không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ"5 Thực hiện công tác dân vận là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân
Trong kháng chiến chống Mỹ trước đây, công tác dân vận giữ vai trò rất quan trọng Các bà, các chị không chỉ vận động trong giới mình, mà hầu như đã tham gia toàn diện công tác của Đảng Bằng tài trí và lòng nhiệt tình của mình, những cán bộ phụ vận
đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao vai trò, vị trí của người phụ nữ, giúp họ vượt qua những định kiến hẹp hòi, tự hào khẳng định những cống hiến to lớn trong cuộc kháng
4 Khi Tr nh Giác M t và Trầần Nh t Du t dùng cùng mầm r ị ậ ậ ậ ượ u, có bầầu r ượ u và dĩa th t nai muốếi đ ị ượ c b ng lến, Tr nh Giác M t ư ị ậ
đ a tay m i có ý thách th c Ông khống chút ngầần ng i cầầm th t ăn rốầi v a nhai v a ng a m t, cầầm gáo r ư ờ ứ ạ ị ừ ừ ử ặ ượ u bầầu t t dốếc vào ừ ừ mũi hếết s c thành th o nh ng ứ ạ ư ườ ị i đ a ph ươ ng Tr nh Giác M t kinh ng c thốết lến: “Chiếu Văn V ị ậ ạ ươ ng là anh em v i ta” Trầần ớ
Nh t Du t đáp l i “chúng ta t x a nay vầẫn là anh em” Trầần Nh t Du t sai t u đốầng m tráp lầếy ra nh ng chiếếc vòng b c trao ậ ậ ạ ừ ư ậ ậ ể ở ữ ạ cho t ng đầầu m c Đà Giang Nh ng ng ừ ụ ữ ườ i cầầm đầầu đ o Đà Giang hoan h đón lầếy t ng ph m kếết nghĩa theo đúng t c l c a h ạ ỉ ặ ẩ ụ ệ ủ ọ
t tay Trầần Nh t Du t mà h v a nh n làm anh em ừ ậ ậ ọ ừ ậ
5 T t ư ưở ng Hốầ Chí Minh vếầ Cống Tác Dần V n (2007) C ng Thống Tin Đi n T Phú Th Available at: htps://phutho.gov.vn/vi/tu- ậ ổ ệ ử ọ tuong-ho-chi-minh-ve-cong-tac-dan-van (Accessed: January 11, 2023).
Trang 8chiến chống ngoại xâm Làm tốt công tác dân vận cũng là thực hiện đúng quan điểm quần chúng của Đảng Chính vì thế, người cán bộ trong kháng chiến chống Mỹ đã để lại tình cảm thật tuyệt vời: đi dân nhớ, ở dân thương Đối với nhiều cán bộ, làm tốt công tác dân vận cũng là tạo ra cơ hội cho bản thân tránh được những mối hiểm nguy Như Bác Hồ đã dạy: "Lực lượng của dân rất to Việc dân vận rất quan trọng Dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công"6
2 Ngoại giao tâm công
2.1 Nhà Trần và chiến lược ngoại giao với nhà mông-nguyên
Từ khi tên sứ Nguyên đầu tiên đặt chân đến Đại Việt đến khi nhà Nguyên sụp đổ, quan hệ ngoại giao Trần - Nguyên trải dài hơn trăm năm, nhưng gay go, phức tạp nhất là giai đoạn 40 năm đầu gắn liền với ba cuộc chiến tranh Không hoàn toàn giống nhà Tống, nhà Nguyên có tiềm lực quân sự mạnh hơn, đồng thời tham vọng bành trướng cũng lớn hơn rất nhiều Vì vậy, trong giai đoạn đầu quan hệ với nhà Nguyên, nhà Trần một mặt tiếp thu những bài học ngoại giao của các triều đại trước, song sử dụng nghệ thuật ngoại giao uyển chuyển và linh hoạt hơn, mặc dù có lúc cương lúc nhu song không bao giờ khuất phục, luôn bình tĩnh và tỉnh táo trước âm mưu của kẻ thù Do phải đối đầu với kẻ địch mạnh, hung bạo và hiếu chiến nên trong quan hệ ngoại giao, nhà Trần một mặt đấu tranh bảo vệ nền độc lập tự chủ của quốc gia, bác bỏ các yêu sách của giặc, một mặt sáng suốt nhận rõ âm mưu, khai thác, tận dụng các sơ hở của địch, đưa ra các lý lẽ thuyết phục khiến kẻ thù không dễ viện cớ để gây việc binh đao Qua các văn thơ ngoại giao có thể thấy đường lối ngoại giao của nhà Trần hết sức uyển chuyển và linh hoạt, thâm trầm mà kín kẽ, lời văn sáng gọn, sắc bén, giọng điệu nhún nhường, mềm dẻo mà lý lẽ vững vàng, đáng làm khuôn mẫu cho các đời sau noi theo, xứng đáng gọi là “từ hàn khôn khéo”
2.2 Nghệ thuật ngoại giao tâm công của nguyễn trãi
Thế kỉ thứ XIII, Đào Tử Kỳ, một sứ giả của vua Trần từng nói: "Sự trực vi tráng, khúc vi lão", nghĩa là trong chiến tranh "lý thẳng thì thắng, lý cong thì thua, không phải
6 Quang, T.B L c l ư ượ ng Cống an nhần dần th c hi n tốết cống tác dần v n theo t t ự ệ ậ ư ưở ng Hốầ Chí Minh, góp phầần quan tr ng trong đ m b o an ninh tr t t c a đầết n ọ ả ả ậ ự ủ ướ c, Tiếếng Vi t Available at: htps://hochiminh.vn/tu-tuong- ệ dao-duc-ho-chi-minh/nghien-cuu-tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh/luc-luong-cong-an-nhan-dan-thuc-hien-tot-cong-tac-dan-van-theo-tu-tuong-ho-chi-minh-gop-phan-quan-trong-trong-dam-3269
Trang 9lấy lẽ mạnh, yếu mà bàn được" Nguyễn Trãi cũng đã nhấn mạnh sức mạnh của chính nghĩa:
"Lâý đại nghĩa thắng hung tàn Lấy chí nhân thay cường bạo"
(Nguyễn Trãi-Bình ngô đại cáo)
Đánh vào lòng người có nghĩa đối nội là dựa vào lòng dân, động viên toàn dân, đoàn kết các dân tộc, đối ngoại là tác động vào tinh thần binh sĩ địch, đưa chúng đến chỗ chán nản, phản chiến nhằm mục đích như Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô đại cáo:
"Ta mưu đánh vào lòng người, không chiến mà cũng thắng"7 Theo quan niệm của Nguyễn Trãi, đánh vào lòng người là hình thức tác chiến để hạ thành, là đánh thành
“không chiến mà thắng”
Khi được tin viện binh của Liễu Thăng sắp sang, nhiều tướng lĩnh yêu cầu Lê Lợi cho đánh thành Đông Quan, Lê Lợi đã gạt ý kiến đó và giải thích: “Đánh thành là hạ sách, ta đánh vào thành vững, hàng tháng hàng năm không hạ nổi (làm cho) quân ta sức kiệt khí nản, viện binh của giặc lại đến thì trước mặt, sau lưng đều bị giặc đánh, đó là con đường nguy Sao bằng nuôi dưỡng sức quân, giữ lấy nhuệ khí để đợi viện binh của giặc Viện binh bị phá thì thành tất phải hàng Làm một việc mà được cả hai, đó mới là kế vạn toàn vậy!”
Trong trận chiến với quân Minh, sau khi thành Khâu Ôn thất thủ, Nguyễn Trãi đã viết thư dụ hàng các thành Thư viết cho tướng Minh ông viết khác, viết cho tướng Ngụy ông viết khác Khác về cách viết, lời văn, cách phân tích các lẽ trái phải, được thua Với tướng Minh, ông cho chúng thấy sức mạnh và cái lẽ tất thắng của dân tộc ta, đồng thời vạch rõ yếu điểm của kẻ thù làm bọn chúng hoang mang Với tướng ngụy, ông nhấn mạnh tình yêu quê hương tổ quốc, ông bày tỏ sự thông cảm khi làm tay sai cho giặc bất
7 Ngo i Giao đ i Vi t - L u Văn L i (1970) Available at: ạ ạ ệ ư ợ
htps://lichsuhuyenbivietnam.blogspot.com/2013/02/ngoai-giao-ai-viet-luu-van-loi.html (Accessed: January 11, 2023)
Trang 10đắc dĩ, chứ không phải do bản tâm muốn thế8 Nhưng dù viết cho đối tượng nào cũng đều sáng ngời ngọn cờ chính nghĩa Thư nào ông cũng mở ra lối thoát cho địch, nêu rõ chính sách khoan hồng, không giết kẻ đầu hàng và thái độ đối xử tử tế, ân cần của quân dân ta đối với tù hàng binh, kể cả địch lẫn ngụy Thư của Nguyễn Trãi viết có sức mạnh đánh vào lòng người chính là ở những điểm đó
Những văn kiện địch vận của Nguyễn Trãi có sức thuyết phục mạnh mẽ, nêu bật tính chất chính nghĩa của chiến tranh giải phóng của dân tộc ta và tính chất phi chính nghĩa trong chiến tranh xâm lược của nhà Minh, nêu rõ sức mạnh đoàn kết của quân và dân ta và mâu thuẫn của nội bộ địch, nhằm mục tiêu làm tan rã tinh thần chiến đấu của chúng, đưa chúng đến chỗ hàng phục ta trong điều kiện bị vây hãm vào thế nguy khốn về quân sự Đánh bằng quân sự càng mạnh, quy mô càng lớn, thì đánh bằng binh vận cũng ngày càng mạnh, với quy mô càng lớn
2.3 Ngoại giao "tâm công" hồ chí minh - kế thừa và phát huy truyền thống ngoại giao của dân tộc
Trong hệ thống quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao thì ngoại giao
"tâm công" là điểm nổi bật, đặc sắc, thể hiện rõ thiên tài ngoại giao của Hồ Chí Minh Không chỉ kế thừa, Hồ Chí Minh đã phát triển phương pháp ngoại giao “tâm công” lên một tầm cao mới Người thực hiện "ngoại giao tâm công" để khơi dậy sự đồng tình, ủng
hộ của bạn bè thế giới đối với công cuộc bảo vệ tổ quốc Ngoại giao tâm công xuất phát
từ tinh thần nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của Hồ Chí Minh Không mong muốn đổ máu nên ngay cả trong chiến tranh Bác vẫn luôn tìm mọi cách để giảm thiểu thương vong
Một mặt, những am hiểu sâu sắc của Bác về văn hóa các nước là điều kiện cực kì thuận lợi để thực hiện ngoại giao tâm công Văn hóa kết hợp sức mạnh tinh thần của dân tộc Chọn văn hóa để đi vào lòng người là một cách nâng cao vị thế của dân tộc; phát huy tinh hoa văn hóa của dân tộc trong hoạt động đối ngoại sẽ tạo sự hiểu biết và tôn trọng của bạn bè thế giới đối với dân tộc mình
8 T p bài đ c “L CH S NGO I GIAO VI T NAM – Phầần 1: Ngo i giao Vi t Nam t thu d ng n ậ ọ Ị Ử Ạ Ệ ạ ệ ừ ở ự ướ c đếến năm 1945”, Khoa Quan h Quốếc tếế, Tr ệ ườ ng ĐHKHXH&NV,tr.116-117