Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở Vĩnh Long trong suốt nhiều thập niên qua cũng đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến văn hóa ở các vùng nông thôn mà Đảng bộ tỉnh
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
Trang 2Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS TS Phan
Quốc Anh 2 TS Đinh Văn Hạnh
TRÀ VINH, NĂM 2024 LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do chính tôi thực hiệndưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phan Quốc Anh và TS Đinh Văn Hạnh Kết quảnghiên cứu, số liệu, hình ảnh trong luận án chính xác, trung thực và có trích nguồn rõràng được các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long cung cấp
Trà Vinh, ngày tháng năm 2024
Nghiên cứu sinh
Trang 3án được hoàn thành một cách tốt nhất
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN .ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC HÌNH VẼ ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ x
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1 2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3 3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4 4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4 5 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 4 7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 8 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8 9 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
11 1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
11 1.1.1 Nhóm công trình liên quan đến cơ sở lý luận và lý thuyết nghiên cứu 11 1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về văn hóa và biến đổi văn hóa 12 1.1.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về tỉnh Vĩnh Long 19 1.1.4 Đánh giá chung về tổng quan tình hình nghiên cứu 22 1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 24 1.2.1 Hệ thống khái niệm liên quan đến đề tài 24 1.2.2 Lý thuyết tiếp cận và khung lý thuyết nghiên cứu 32 1.3 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 39
1.3.1 Đặc điểm tự nhiên
Trang 539 1.3.2 Đặc điểm lịch sử hình thành tỉnh Vĩnh Long 40 1.3.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội – giáo dục 43
2.1 BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
49 2.1.1 Văn hóa sản xuất nông nghiệp truyền thống 49 2.1.2 Những biến đổi trong văn hóa sản xuất nông nghiệp 52 2.2 BIẾN ĐỔI VĂN HÓA ẨM THỰC 57 2.2.1 Văn hóa ẩm thực truyền thống 57 2.2.2 Những biến đổi trong văn hóa ẩm thực 60 2.3 BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TRANG PHỤC 65 2.3.1 Văn hóa trang phục truyền thống 65 2.3.2 Những biến đổi trong văn hóa trang phục 67 2.4 BIẾN ĐỔI VĂN HÓA CƯ TRÚ - NHÀ Ở 70 2.4.1 Văn hóa cư trú – nhà ở truyền thống 70 2.4.2 Những biến đổi văn hóa cư trú - nhà ở 71 2.5 BIẾN ĐỔI VĂN HÓA GIAO THÔNG 73 2.5.1 Văn hóa giao thông truyền thống 73 2.5.2 Những biến đổi văn hóa giao thông 77 Tiểu kết chương 2 81
CHƯƠNG 3: BIẾN ĐỔI VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Ở NÔNG THÔN
TỈNH VĨNH LONG
83
3.1 BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
83 3.1.1 Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo trong xã hội truyền
thống 83
3.1.2 Những biến đổi trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo trong xã hội hiện nay 90 3.2 BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TRONG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
Trang 696 3.2.1 Khái quát về lễ hội truyền thống ở tỉnh Vĩnh Long 96 3.2.2 Những biến đổi trong văn hóa lễ hội truyền thống 98 3.3 BIẾN ĐỔI VĂN HÓA PHONG TỤC TẬP QUÁN 102 3.3.1 Một số phong tục tập quán truyền thống 102 3.3.2 Những biến đổi trong phong tục tập quán truyền thống 109
iv
3.4 BIẾN ĐỔI VĂN HÓA ỨNG XỬ
118 3.4.1 Văn hóa ứng xử truyền thống 118 3.4.2 Những biến đổi trong văn hóa ứng xử hiện nay 121 Tiểu kết chương 3 123
CHƯƠNG 4: LUẬN BÀN VỀ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA NÔNG THÔN
TỈNH VĨNH LONG
125
4.1 MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG125 4.1.1 Đặc trưng về điều kiện tự nhiên sinh thái ảnh hưởng đến biến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long 125 4.1.2 Đặc trưng về kinh tế - văn hóa – xã hội ảnh hưởng đến biến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long
148
Trang 74.3.3 Biến đổi văn hóa nông thôn theo xu hướng hội nhập văn hóa quốc tế
151 4.4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUẬN BÀN VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA NÔNG THÔN Ở TỈNH VĨNH LONG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 153 4.4.1 Chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước tác động đến biến đổi văn hoá nông thôn tỉnh Vĩnh Long
153 4.4.2 Yếu tố truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn và phát huy văn hoá
155 4.4.3 Yếu tố tác động của công nghệ số trong xây dựng và phát triển bền vững văn hoá nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long 157
Tiểu kết chương 4
159 KẾT LUẬN
161 TÀI LIỆU THAM KHẢO
166 v PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT XÃ HỘI HỌC VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT
174 PHỤ LỤC 2 MẪU BẢNG PHỎNG VẤN 177 PHỤ LỤC 3 DANH SÁCH BIÊN BẢN PHỎNG VẤN 183 PHỤ LỤC 4 BIÊN BẢN PHỎNG VẤN 185 PHỤ LỤC 5 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 238
Trang 8vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
NCS : Nghiên cứu sinh
TDĐKXDĐSVHCS : Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở Tp : Thành phố
TT : Thị trấn
TX : Thị xã
UBND : Ủy ban Nhân dân
Trang 9vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Thống kê về trang phục của đại diện 04 cá nhân ở 03 địa phương 68 Bảng 2.2 Số liệu thể hiện đánh giá mức độ biến đổi văn hóa trang phục ở các vùng nông thôn của tỉnh Vĩnh Long 70 Bảng2.3 Tỷ lệ hộ gia đình có các phương tiện giao thông đường thủy (ghe,
xuồng, ) 77 Bảng 2.4 Tỷ lệ % km đường giao thông nông đạt các chuẩn mực theo chương trình xây dựng nông thôn mới ở Vĩnh Long (Tính đến tháng 4/2022) 78 Bảng 2.5 Tỷ lệ % hộ gia đình có các phương tiện giao thông đường bộ 79 Bảng 4.1 Khái quát mối tương quan giữa sự thay đổi nhận thức – nhu cầu – hành vi của người dân ở vùng nông thôn với sự biến đổi các biểu đạt, giá trị văn
hóa……… 133
viii
Trang 10DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Khung lý thuyết về tọa độ văn hóa nông thôn ở Vĩnh Long 37 Hình 1.2 Khung lý thuyết về biến đổi văn hóa nông thôn ở Vĩnh Long 38
Trang 11ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Thể hiện tỷ lệ đánh giá mức độ biến đổi văn hóa sản xuất nông nghiệp của
500 người dân tham gia khảo sát 55 Biểu
đồ 2.2 Thể hiện tỷ lệ đánh giá mức độ biến đổi văn hóa ẩm thực của 500 người dân tham gia khảo sát 61 Biểu đồ 3.1 Thể hiện sự đánh giá của người dân ở nông thôn Vĩnh Long về mức độ biến đổi đời sống tín ngưỡng, tôn giáo 91 Biểu đồ 3.2 Thể hiện
tỷ trọng các thông số về kết hôn của các cặp vợ chồng được khảo
sát 111 Biểu đồ 3.3 Thể hiện sự suy giảm số thanh niên Khmer tu học tại các Chùa theo phong tục truyền thống từ năm 2015 đến tháng 7/2022… 117
x
Trang 12(Nguồn: Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long, 2003, tr.278).
Đoạn ca dao trên cho thấy phần nào vai trò lịch sử của tỉnh Vĩnh Long, đặc biệt
là quá trình mở cõi về phương Nam của đất nước Đồng thời, đây cũng là địa phươnghiện vẫn còn nhiều dấn ấn của quá trình Pháp xâm lược Đông Dương Tên ban đầu củatỉnh Vĩnh Long là trấn Vĩnh Thanh Nhưng do kiêng trùng tên của Hiếu Minh hoànghậu nên triều đình nhà Nguyễn đã đổi trấn Vĩnh Thanh thành trấn Vĩnh Long vào tháng
2 năm Minh Mạng thứ 13 (1832) Đến tháng 10 cùng năm, tên trấn Vĩnh Long được đổithành tỉnh Vĩnh Long cho thống nhất với toàn quốc từ Quảng Nam trở vào Sau đó tỉnhVĩnh Long được Pháp đổi tên thành hạt Thanh tra Định Viễn Đến ngày 16/8/1867,Pháp đã đổi lại thành hạt Thanh tra Vĩnh Long Xét về diện tích, đơn vị hành chính nàychỉ rộng bằng một phần tư so với tỉnh Vĩnh Long thời nhà Nguyễn Bấy giờ, hạt ThanhTra Vĩnh Long là một trong số 24 hạt thanh tra toàn Nam Kỳ, lỵ sở đóng tại tỉnh lỵVĩnh Long cũ Ngày 5/1/1876, Pháp quy định các xã, thôn cũ đều đổi gọi thống nhất làlàng và hạt Thanh tra Vĩnh Long cũng gọi là hạt Tham biện Vĩnh Long nhưng dân giankhi ấy quen gọi là Tòa bố Ngày 26/12/1991, tỉnh Vĩnh Long được tái thành lập chođến nay từ quyết định của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Tỉnh
ủy – Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long, 2017, tr.632, 635 - 636)
Từ năm 1986 đến 2022, với mốc lịch sử quan trọng chuyển từ cơ chế kinh tế quan liêu,bao cấp sang cơ chế kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thịtrường có sự quản lý của nhà nước, kinh tế tỉnh Vĩnh Long có nhiều khởi sắc, luôn tăngtrưởng khá, nhiều mặt đời sống của người dân Vĩnh Long thay đổi tích cực, nhất là các
vùng nông thôn Người nông dân trước 1986 quá khó khăn,
1 ngày nay họ có điều kiện tài chính hơn để chi trả cho việc sửa sang nhà cửa, mua sắmcác phương tiện, đồ dùng lao động mới, tiên tiến, dành nhiều sự đầu tư hơn cho việchọc hành, vui chơi giải trí, đi du lịch…Về mặt cơ học, biến đổi văn hóa vật chất, địnhlượng thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần sau đổi mới được cải thiện rõ rệt và dễ
Trang 13cân đong đo đếm, dễ nhìn thấy được Tuy nhiên, biến đổi về tư duy, tâm thức, tínhcách, suy nghĩ của người nông dân, chiều sâu của văn hóa phi vật thể là điều khó giải
mã, là lý do chủ yếu để NCS thực hiện đề tài luận án này
Theo quy luật, cơ chế thị trường luôn có 2 mặt: mặt tích cực (chủ yếu là sự kích thích phát triển đời sống vật chất), mặt tiêu cực (biểu hiện chủ yếu trong các thành tố phi vật thể của văn hóa) Mặt trái của cơ chế thị trường luôn len lỏi trong đời sống xã hội Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở Vĩnh Long trong suốt nhiều thập niên qua cũng đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến văn hóa ở các vùng nông thôn mà Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long phải lưu tâm giải quyết như ô nhiễm môi
trường, đô thị hóa quá nhanh, mai một yếu tố truyền thống văn hóa, nhiều yếu tố văn hóa biến đổi theo chiều hướng tiêu cực, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, thước đo quan hệ xã hội bằng đồng tiền ngày càng lấn át yếu tố quan hệ tình làng nghĩa xóm, và trong đó có những biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống theo chiều hướng chưa tích cực Trong khi đó, nhiều yếu tố văn hóa mới thâm nhập vào đời sống xã hội của người dân vùng nông thôn Thực tế đó đã đặt ra nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đến đời sống
xã hội của người dân
Xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trên hầu hết nhữnglĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng là sứ mệnhchung của cả dân tộc, là xu hướng tất yếu để tiến tới xây dựng đất nước ngày càngphồn vinh, phát triển bền vững Nhưng đồng thời, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long cũng đặt ranhiệm vụ song hành là phải bảo tồn, gìn giữ và phát huy được những bản sắc văn hóatruyền thống của nhân dân từ nông thôn đến thành thị; giúp những giá trị văn hóa mới,phù hợp với văn hóa truyền thống của người dân có điều kiện phát triển hơn, từ đó giúpnhân dân có đời sống văn hóa vừa giàu bản sắc, vừa tiên tiến và hiện đại
Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu kép trên, rất cần những kết quả nghiên cứu khoahọc để làm cơ sở, nền tảng Đây là điểm khuyết mà hiện nay Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long
chưa khỏa lấp được Là một người công tác trong cơ quan nhà
2 nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long lâu năm, từng kinh qua nhiều vị trí công tác từ cơ sở
đi lên, thực tiễn trên đã thôi thúc bản thân nghiên cứu sinh thấy rằng cần thực hiện đề
tài nghiên cứu về “Biến đổi văn hóa nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến
Trang 14cơ học để tìm ra những biến đổi văn hóa từ trong tâm thức, suy nghĩ của chủ thể vănhóa là người nông dân ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long, tìm ra những đặc trưng riêng cótrên bình diện phát triển chung của cả vùng địa văn hóa đồng bằng sông Cửu Long Dùdưới góc độ văn hóa học, kết quả nghiên cứu cũng có thể đóng gớp vào sự nghiệp bảotồn, phát huy, phát triển các giá trị văn hóa ở các vùng nông thôn, cũng như tạo nênnhững thành tựu lớn hơn với sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Vĩnh Long ngàycàng giàu mạnh, văn minh, phát triển bền vững
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung
Nhận diện sự biến đổi văn hóa vật thể và phi vật thể vùng nông thôn tỉnh VĩnhLong trong quá trình đổi mới từ năm 1986 đến năm 2022 Từ những biến đổi cơ họcqua nghiên cứu định lượng các chỉ tiêu về kinh tế, đời sống vật chất để đi tìm nhữngbiến đổi trong văn hóa con người nông dân, những biến đổi định tính
trong tư duy, tâm thức, suy nghĩ của các thế hệ người nông dân tỉnh Vĩnh Long trong quá trình gần 40 năm đổi mới
Những biến đổi đó là cơ sở để nghiên cứu sinh xem xét, luận bàn, giải mã nhữngnguyên nhân, những vấn đề đặt ra theo lý thuyết lựa chọn hợp lý, sự thích nghi của người dân ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long trong quá trình phát triển cơ chế thị trường từ năm 1986; quá trình hội nhập quốc tế, đô thị hóa mạnh trong những năm gần đây; sự biến đổi kinh tế - xã hội dẫn đến những nguy cơ mai một, biến đổi không phù hợp với
văn hóa truyền thống người Việt ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long Mục tiêu cụ thể
- Nhận diện được đặc trưng văn hóa vật thể, phi vật thể truyền thống, hiện đại đang hiện hữu ở vùng nông thôn của tỉnh Vĩnh Long hiện nay
3
- Nhận diện sự biến đổi tích cực và chưa tích cực về giá trị văn hóa truyền thốngxét ở khía cạnh vật thể, phi vật thể ở một số vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long - Phân tích, giải mã được nguyên nhân làm biến đổi (hai chiều) những thành tố, những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của người dân tại một số vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long từnăm 1986 đến 2022
- Nhận diện những sự khác biệt về tự nhiên sinh thái, xã hội nhân văn, sự khác biệt của nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Vĩnh Long tác động đến biến đổi văn hóa truyền thống – hiện đại
- Tìm hiểu được tâm tư, nguyện vọng, tâm thức, tâm lý, sự lựa chọn của người dân ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long trong quá trình biến đổi kinh tế - xã hội, dẫn đến sự
Trang 15biến đổi văn hóa vật thể, phi vật thể ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long 3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa vật thể, phi vật thể được giới thuyết ở một số thành tố văn hóa cơ bản như: văn hóa sản xuất nông nghiệp, văn hóa ẩm thực (ăn, uống), văn hóa trang phục, văn hóa giao thông (đi lại), văn hóa cư trú (nhà ở), đời sống
tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, ứng xử 4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi thời gian: từ năm 1986 đến 2022 Lý do chọn mốc thời gian nghiêncứu là: Năm 1986 đã diễn ra Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ VI, đây là Đại hội đổimới, Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới, trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế; bắt đầuthời kỳ đổi mới cũng là bắt đầu quá trình biến đổi văn hóa Vì vậy, NCS lựa chọn phạm
vi thời gian nghiên cứu là từ năm 1986 đến năm 2022
- Phạm vi không gian: địa bàn tỉnh Vĩnh Long, trên cơ sở lựa chọn một số vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long ở các huyện Vũng Liêm, Trà Ôn và thị xã Bình Minh Đây làcác địa bàn có mức độ phát triển kinh tế khác nhau và có sự biến đổi văn hóa khác nhau
- Nội dung nghiên cứu: Những biến đổi văn hóa truyền thống vật thể, phi vật thể
ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long
5 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Nông thôn tỉnh Vĩnh Long có những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể truyền thống nào?
4
- Những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể truyền thống ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long biến đổi như thế nào? Tác nhân của những biến đổi đó là gì? - Tâm tư, nguyện vọng, sự lựa chọn về văn hóa vật thể, phi vật thể của người dân ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long trong quá trình biến đổi kinh tế - xã hội, dẫn đến sự biến đổi văn hóa vật thể, phi vật thể ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long như thế nào trong thời gian tới?
6 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Giả thuyết 1: Nông thôn tỉnh Vĩnh Long có những giá trị văn hóa vật thể, phi
vật thể rất phong phú, đa dạng, chứa đựng những thành tố văn hóa mang đậm sắc tháivăn hóa nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Giả thuyết 2: Những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể truyền thống ở nông
thôn tỉnh Vĩnh Long biến đổi theo quá trình đổi mới về kinh tế, văn hóa, xã hội của đấtnước, trong đó có những biến đổi theo những chiều hướng tích cực, cũng có những
Trang 16biến đổi theo chiều hướng chưa tích cực
Giả thuyết 3: Người nông dân ở Vĩnh Long luôn có sự lựa chọn về các thành tố
văn hóa vật thể, phi vật thể trong quá trình biến đổi kinh tế - xã hội theo xu hướng pháttriển của thời đại, đồng thời luôn có ý thức bảo tồn văn hóa truyền thống kết hợp vớitiếp thu, tiếp biến những tinh hoa văn hóa của thế giới trong quá trình hội nhập quốc tế
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Văn hóa là đối tượng của nhiều ngành
khoa học xã hội và nhân văn Văn hóa học vừa là khoa học độc lập, vừa có tính liênngành như dân tộc học, nhân học, lịch sử, nghệ thuật, tôn giáo tín ngưỡng… trong thựchiện đề tài nhằm sử dụng các kết quả nghiên cứu các ngành khoa học xã hội và nhânvăn làm tài liệu nghiên cứu các hiện tượng, quá trình vận động, biến đổi của văn hóatrong một chỉnh thể; có đánh giá khách quan những biến đổi văn hóa nông thôn ở tỉnhVĩnh Long
- Phương pháp điều tra xã hội học: Độ lớn của mẫu là 500 Đối tượng thực hiện khảo
sát là người nông dân tại 3 xã, 12 thôn ở các huyện Vũng Liêm, Trà Ôn và thị xã BìnhMinh Cách thức điều tra là phát phiếu điều tra cho các đối tượng chủ yếu là nông dân
trồng lúa, trồng rau, trong đó có một số nông dân có buôn bán nhỏ
5 trong thôn, ấp, một số cán bộ xã và cán bộ Sở, Phòng Nông nghiệp phát triển nôngthôn, cán bộ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Nhà nghiên cứu văn hóa Tỷ lệ 55% lànam giới, 45 % là nữ giới Độ tuổi 65 % trên 40 tuổi, 35% dưới 40 tuổi Nội dung khảosát là đánh giá sự biến đổi trong văn hóa sản xuất nông nghiệp, ẩm thực (ăn, uống),trang phục, giao thông (đi lại), cư trú (nhà ở), làng nghề, lễ hội truyền thống; đời sốngtín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán Các mức độ được đưa vào thang đánh giágồm: biến đổi rất nhiều, biến đổi nhiều, biến đổi tương đối nhiều, ít biến đổi và khôngbiến đổi Trong quá trình thực hiện cuộc khảo sát này, nghiên cứu sinh nhận được sựgiúp đỡ, hỗ trợ của nhiều cán bộ đang công tác ở cơ sở, nghiên cứu sinh sử dụng phầnmềm SPSS để phân tích kết quả khảo sát 500 phiếu; cùng với các số liệu thống kê, điền
dã dân tộc học, phương pháp chuyên gia có dữ liệu về những biến đổi văn hóa nôngthôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến 2022
- Phương pháp điền dã dân tộc học: Phương pháp này được thực hiện thông
qua 9 cuộc điền dã thực địa từ cuối năm 2021 đến giữa năm 2022 trên nhiều khu vựcnông thôn ở Vĩnh Long, trong đó tập trung nhất là các ấp An Điền, An Thành, Cầu Đá,
xã Trung Hiếu; ấp Trường Định, ấp Quang Minh, Quang Bình xã Quới An,
Trang 17huyện Vũng Liêm; ấp Trà Son, Vĩnh Hòa, Vĩnh Thành thuộc xã Hựu Thành; ấp NgãiHòa, Hiệp Hòa, Hiệp Nghĩa thuộc xã Hòa Bình, huyện Trà Ôn và ấp Mỹ Lợi, Mỹ Hưng,
Mỹ Tâm thuộc xã Mỹ Hòa, Phường Cái Vồn, Khóm 1,2,3 thuộc phường Thành Phướcthị xã Bình Minh Trong mỗi đợt điền dã dân tộc học, nghiên cứu sinh kết hợp ghi chépcác số liệu thống kê, quan sát thực địa, chụp hình và phỏng vấn sâu nhiều người dân tạinhững địa phương trên để có thêm cơ sở khoa học cho đề tài Cụ
thể, nghiên cứu sinh đã tiếp cận 205 hộ gia đình để nghiên cứu (huyện Vũng Liêm: 72
hộ, huyện Trà Ôn: 46 hộ và thị xã Bình Minh 87 hộ); 79 lễ cưới (huyện Vũng Liêm: 28
lễ, huyện Trà Ôn: 32 lễ và thị xã Bình Minh: 19 lễ), 19 lễ tang (huyện Vũng Liêm: 11đám, huyện Trà Ôn: 5 đám và thị xã Bình Minh: 03 đám), 27 đám tiệc và các sự kiệntín ngưỡng, tôn giáo khác (huyện Vũng Liêm: 09 đám, huyện Trà Ôn: 11 đám và thị xãBình Minh: 07 đám)
- Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này được thực hiện trong các đợt điền
dã thông qua tổ chức 20 cuộc phỏng vấn với các đối tượng khác nhau (Nông dân trồnglúa 08, trồng rau 01, cán bộ các ngành, các cấp 07, sinh viên 02, linh mục 01, sư 01 ởcác lứa tuổi, giới tính, các nghề trồng lúa, trồng rau, dịch vụ nông
6 nghiệp, các cán bộ quản lý các ngành liên quan ở các cấp thôn, ấp, xã, huyện, tỉnh, các nhà nghiên cứu về văn hóa (xem phụ lục biên bản phỏng vấn) Những ý kiến thông qua phỏng vấn sâu đã giúp nghiên cứu sinh có những nhìn nhận đa chiều hơn về các vấn đề được nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích (lịch đại và đồng đại): NCS thu
thập các số liệu thống kê từ nguồn dữ liệu được lưu trữ tại các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, từ thực tiễn thông qua hoạt động điền dã tại các địa phương được nghiên cứu Nội dung thu thập thống kê gồm: diện tích đất sản xuất nông nghiệp, số món ăn truyền thống/hiện đại; trang phục, số lượng khu vực dân cư định cư dọc sông, ngòi, kênh, rạch; đường giao thông và văn hóa giao thông, làng nghề truyền thống, đời sống tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, Các số liệu thống
kê được thu thập từ năm 1986 đến 2022 dù chưa đầy đủ do những hạn chế trong việc lưu trữ dữ liệu, nhưng ở một mức độ nào đã giúp nghiên cứu sinh có những so sánh vừalịch đại và đồng đại đối với những biến đổi văn hóa ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long tại cácđịa bàn được nghiên cứu
- Ngoài các phương pháp trên, còn sử dụng các cách tiếp cận khác trong từng phần của luận án như:
+ Cách tiếp cận hệ thống – cấu trúc: Đặt văn hóa trong toàn hệ thống của xã
Trang 18hội: Văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể, đời sống văn hóa vật chất, văn hóa tinh thầncủa người nông dân; lĩnh vực chính trị, kinh tế; xem xét mối quan hệ giữa văn hóa vớitoàn bộ hệ thống ở những chiều, cạnh chung và riêng của văn hóa
+ Cách tiếp cận không gian văn hóa: Các biểu đạt văn hóa cần tồn tại trong một
không gian (tọa độ) nhất định, bao gồm môi trường tác động và thời gian Các yếu tố
đó tương tác với văn hóa và tương tác lẫn nhau Do vậy, phải đặt văn hóa trong một tọa
độ nhất định để nghiên cứu các chiều tương quan với văn hóa Không gian văn hóa mà
đề tài tập trung nghiên cứu là ở các vùng nông thôn Vĩnh Long
+ Cách tiếp cận lịch sử văn hóa: Các giá trị văn hóa được sáng tạo trong lịch sử, được
bồi đắp, tích lũy, lựa chọn và giao lưu - tiếp biến trong chiều dài lịch sử của các cộngđồng Cách tiếp cận này thể hiện quan điểm triết học duy vật biện chứng lịch sử khi đặtcác vấn đề cần nghiên cứu trong một “dòng chảy” của thời gian Trong “dòng chảy” đó,những sự vận động, thay đổi của các giá trị văn hóa là tất yếu Trong đề tài này, cách
tiếp cận lịch sử văn hóa cho phép nghiên cứu sinh
7 nhận diện được những thay đổi của các giá trị văn hóa vật chất, tinh thần trong giai đoạn 1986 cho đến 2022
+ Tiếp cận văn hóa trong giao lưu – tiếp biến: Với cách tiếp cận này, nghiên
cứu sinh cho rằng những biến đổi các giá trị văn hóa ở các vùng nông thôn tỉnh VĩnhLong là kết quả của quá trình giao lưu – tiếp biến văn hóa giữa nhiều cộng đồng trongmột thời gian dài Quá trình đó diễn ra từ không gian địa lý thật, đến không gian ảothông qua các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại
8 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về sự biến đổi của các
hình thái, đặc trưng và giá trị văn hóa ở nông thôn nói chung, trong đó có nông thôntỉnh Vĩnh Long trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế sâu rộng, côngnghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay
Ý nghĩa thực tiễn: Phác họa bức tranh về quá trình và các xu hướng biến đổi của
các thành tố văn hóa nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long trong bối cảnh nói trên Giúp các nhà lãnh đạo, quản lý văn hóa có thêm cứ liệu khoa học trong việc định hướng phát triển văn hóa nói chung, đề ra những giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nông thôn nói riêng, đặc biệt là định hướng cho các giá trị văn hóa mới hình thành trong quá trình hội nhập và phát triển ở tỉnh Vĩnh Long trong bối cảnh hiện nay
9 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính
Trang 19văn của luận án được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn Để có cơ sở
nghiên cứu những biến đổi văn hóa nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến 2022,nghiên cứu sinh đã tìm hiểu một số công trình nghiên cứu nước ngoài và trong nướcliên quan đến lý thuyết nghiên cứu, văn hóa phát triển, công nghiệp hóa, đô thị hóanông nghiệp, nông thôn và các công trình nghiên cứu chung về biến đổi văn hóa vàbiến đổi văn hóa ở nông thôn Chương 1 cũng hệ thống hóa khái niệm nông thôn, nôngdân, văn hóa, văn hóa nông thôn, biến đổi văn hóa, giá trị văn hóa và sử dụng thuyếtcấu trúc – chức năng, thuyết vùng văn hóa, thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa, thuyếthiện đại hóa, thuyết sinh thái văn hóa kết hợp với khung lý thuyết về tọa độ văn hóa
nông thôn Ngoài ra, các đặc điểm tự
8 nhiên, lịch sử hình thành, kinh tế, xã hội, giáo dục về vùng đất Vĩnh Long đã được nghiên cứu sinh tìm hiểu khá chi tiết trong chương 1
Chương 2: Biến đổi văn hóa vật thể ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long Từ cơ sở lý
luận và thực tiễn đã phân tích tại chương 1, nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu về những biến đổi văn hóa vật thể ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến 2022 bao gồm văn hóa sản xuất nông nghiệp, văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, văn hóa cư trú – nhà ở, giao thông và làng nghề tại ba địa phương được chọn để nghiên cứu Nhằm
tô đậm thêm bức tranh biến đổi văn hóa, nghiên cứu sinh đã tìm hiểu những đặc trưng văn hóa truyền thống của vùng đất Vĩnh Long xưa qua nhiều khía cạnh như văn hóa sản xuất nông nghiệp, văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, văn hóa cư trú – nhà ở, giao thông Qua đó cho thấy, những giá trị văn hóa vật chất nơi đây ngày một biến đổi nhằm phù hợp với nhu cầu của người dân và xu hướng phát triển chung của xã hội, đất nước
Chương 3: Biến đổi văn hóa phi vật thể ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long
Chương 3 khai thác và phân tích các khía cạnh liên quan đến biến đổi văn hóa phi vật thể ở nông thôn của tỉnh Vĩnh Long Qua các tài liệu, công trình nghiên cứu về vùng đất Vĩnh Long, các nội dung về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo trong xã hội truyền thống, các đặc điểm văn hóa trong lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán truyền thống, văn hóa ứng xử (giao tiếp) truyền thống đã được nghiên cứu sinh nghiên cứu Từcác giá trị văn hóa tinh thần truyền thống được tìm hiểu đã góp phần khắc họa cụ thể những biến đổi về tín ngưỡng, tôn giáo trong xã hội hiện nay, biến đổi văn hóa trong lễ hội truyền thống, hay sự biến đổi văn hóa phong tục tập quán truyền thống Sự biến đổivăn hóa phi vật thể ở vùng nông thôn của tỉnh Vĩnh Long là xu hướng tất yếu
Trang 20Chương 4: Luận bàn về nguyên nhân, xu hướng và một số vấn đề về biến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long
Những biến đổi một số sắc thái văn hóa nông thôn của tỉnh Vĩnh Long xuất phát
từ nhiều nguyên nhân Đối với nguyên nhân chủ quan bắt nguồn từ sự thay đổi nhậnthức – nhu cầu – hành vi của người dân dẫn đến sự thay đổi các giá trị văn hóa truyềnthống (văn hóa sản xuất nông nghiệp, ẩm thực, cư trú – nhà ở, giao thông, làng nghề,đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, phong tục, tập quán) Đồng thời, nguyên nhânkhách quan chịu sự tác động từ quá trình đô thị hóa, chương trình mục
9 tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chuyển đổi mô hình kinh tế nông thôn, phongtrào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa 5 năm trở lại đây, mọi vùng nôngthôn ở Việt Nam đều đang phát triển mạnh kinh tế, dẫn theo sự biến đổi mạnh về vănhóa Những biến đổi đó tuân thủ theo quy luật của các lý thuyết mà nghiên cứu sinh đãứng dụng vào nghiên cứu Tuy nhiên, sự can thiệp của Nhà nước trong "xây dựng cơchế thị trường có sự quản lý của nhà nước" ít nhiều cũng giảm thiểu những mặt trái của
cơ chế thị trường, giảm thiểu những hiện tượng mai một của văn hóa truyền thống, bảotồn được các yếu tố truyền thống ẩn chứa trong văn hóa vật thể và phi vật thể ở nôngthôn tỉnh Vĩnh Long bằng các chủ trương, chính sách của Nhà nước Bên cạnh đó, quátrình đổi mới, hội nhập, hòa nhập, giao lưu, tiếp biến văn hóa với các tổ chức văn hóacủa thế giới như UNESCO ít nhiều cũng điều chỉnh sự biến đổi văn hóa nông thôn theokịp những bước phát triển của thời đại
Trang 2110
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN
CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1 Nhóm công trình liên quan đến cơ sở lý luận và lý thuyết nghiên cứu
Công ước ngày 17/10/2003 của UNESCO là một công ước về bảo vệ di sản vănhóa phi vật thể, trong đó có “xét đến mối tương quan chặt chẽ giữa di sản văn hóa phivật thể và di sản văn hóa vật thể và di sản thiên nhiên”1 Đây là công trình liên quanđến cơ sở lý luận về cấu trúc văn hóa theo hướng phân chia văn hóa vật thể và phi vậtthể Đây cũng là định hướng cấu trúc văn hóa cho các công trình nghiên cứu văn hóa,xây dựng các văn bản pháp quy về văn hóa Trong đó có Luật Di sản văn hóa Luật Disản văn hóa số 10/VBHN, ngày 23/7/2013 được Quốc hội ban hành là văn bản hợp nhấtLuật Di sản văn hóa Trong đó, mục giải thích từ ngữ đã làm rõ nội hàm của văn hóa vậtthể, văn hóa phi vật thể (Văn phòng Quốc Hội, 2013, Văn bản hợp nhất Luật Di sảnvăn hóa tr.1)
Công trình “Văn hóa nguyên thủy” của tác giả Tylor Edward là công trình quantrọng trong nghiên cứu biến đổi văn hóa theo xu thế ủng hộ thuyết tiến hoá văn hoá khiphân chia xã hội theo thứ bậc đơn tuyến và chung mẫu hình biến đổi xã hội và văn hoácông trình “Văn hóa nguyên thủy” gồm 02 tập: “The origins of primitive culture” và
“Religion in primitive culture”, xuất bản tại London năm 1874 cho rằng “Văn hóa hayvăn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng,nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được conngười chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội”
Lý thuyết Hiện đại hóa văn hóa của Talcott Parsons (1902 – 1979), yếu tố chứa đựng những biến đổi văn hóa từ môi trường nông thôn sang môi trường đô thị (đô thị hóa) nhấn mạnh 5 chiều kích trong tiến hóa và hiện đại hóa trong quan hệ và thiết chế
xã hội ở các địa phương bao gồm các thành tố văn hóa vật thể và phi vật thể
1 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Cong-uoc-bao-ve-di-san-van-hoa-phi-vat-the-130943.aspx (truy cập 26 10/2023)
11 Fredrik Barth (1928 – 2016) là một trong những tác giả của Thuyết sự lựa chọnduy lý Đây là dòng chính luận về sự lựa chọn của mỗi con người Theo đó, con ngườiđược hiểu là tập hợp các cá nhân có khả năng lựa chọn lý tính đối với các hành vi đờisống văn hóa xã hội của riêng mình và văn hóa cộng đồng được hình thành và vận hành
Trang 22trên nền tảng của sự lựa chọn lý tính ấy
Công trình “Lý thuyết về biến đổi văn hóa - Phương pháp luận về tiến hóa đahệ” (Theory of Cuture Change - The Methodology of Multilinear evolution) của JulianHaynes Steward do University of Illinois ấn hành tại Urbana năm 1955 Theo tác giả,mỗi nền văn hóa có cách tiến hóa khác nhau tùy thuộc vào những điều kiện đặc thù củanền văn hóa đó Để chứng minh nhận định này, ông tiến hành nghiên cứu so sánh cáccách tiến hóa của nhiều nền văn hóa qua phân tích quá trình phát triển lịch sử của mỗinền văn hóa Ông đặc biệt quan tâm đến vai trò quan trọng của điều kiện môi trườngtrong sự biến đổi mang tính tiến hóa của văn hóa Đề tài: “Văn hóa nông thôn tỉnh VĩnhLong, truyền thống và biến đổi” sẽ vận dụng lý thuyết về biến đổi văn hóa của các tácgiả khác nhau nhưng chủ yếu theo lý thuyết liên quan đến biến đổi của Julian Steward
1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về văn hóa và biến đổi văn hóa Đây là
nhóm các công trình nghiên cứu có nhiều nội dung liên quan đến văn hóa và biến đổi văn hóa nên có thể chia các nhóm nhỏ như sau:
1.1.2.1 Nhóm công trình liên quan đến văn hóa phát triển, công nghiệp hóa, đô thị hóa nông nghiệp nông thôn
Emery N Castle với công trình “Công nghiệp hóa nông nghiệp ở vùng nôngthôn nước Mỹ” (Agricultural industrialization in the American countryside), Henry A.Wallace, October 1998; Ralph L Beals (American Anthropologist): Cuộc sống đô thị,
đô thị hóa và sự tiếp biến văn hóa (Urbanism, Urbanization and Acculturation) Articlefirst published online: 28 OCT issue 2009 bởi American Anthropological AssociationIssue Volume 53, issue pages 1 - 10, January - March 1951 Đây là những công trình,bài viết của những nhà Nhân học đề cập đến những vấn đề đang thay đổi của nông thônnước Mỹ trước những chuyển dịch tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa Nhữngnghiên cứu về tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra trên nhiềubình diện, lĩnh vực văn hóa, xã hội, như sự gia tăng dân số, phát triển mạnh các khucông nghiệp gây nên sự căng thẳng về
12 nguồn lực lao động và ổn định, an toàn xã hội; vai trò, chức năng gia đình suy giảm,những vấn đề gia đình nảy sinh: tỷ lệ ly hôn tăng đáng kể, phá vỡ cấu trúc gia đìnhtruyền thống, vấn nạn tự tử báo động, làn sóng di dân ra thành thị, sự mất cân bằng vềgiới giữa thành thị và nông thôn Những vấn đề này được nghiên cứu ở nhiều góc độtiếp cận và những phương pháp nghiên cứu đa ngành, liên ngành, liên văn hóa, phântích hồi quy, thực chứng… Qua đó, đã cố gắng phác họa, đi sâu vào nghiên cứu nhữngtác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang diễn ra trên nhiều chiều khác
Trang 23nhau của đời sống văn hóa, xã hội
Có thể kể một số trong nhiều công trình: Paul S F Yip, Ka Y Liu, Jianping Huand X M Song, “Tỷ lệ tự tử ở Trung Quốc trong thập kỷ diễn ra những thay đổinhanh” (Suicide rates in China during a decade of rapid social changes); Karen A.Miller, “Tác động của công nghiệp hoá đến thái độ của nam giới về gia đình mở
rộng và quyền của người phụ nữ: một nghiên cứu xuyên quốc gia” (the effects ofindustrialization on Men’s attitudes toward the extended family and women’s rights: Across - national Study) do Tạp chí Hôn nhân và Gia đình, Journal of Marriage andFamily, Vol.46, No.1 (feb , 1984), pp.153 - 160; Published by, National council onfamily relations; hay bài viết của nhóm nghiên cứu Sara R Curran and Abigail C.Saguy, “Migration and Cultural change: a role for gender and social networks?” (Didân và thay đổi văn hóa: một vai trò giới và mạng xã hội?), Journal of InternationalWomen's Studies Volume 2, Issue 3 Article Đây là bài viết được nhóm tác giả nghiêncứu thu thập dữ liệu từ Thái Lan cùng tài liệu thứ cấp từ Mỹ La tinh (nhóm di cư vùngCaribe), với nỗ lực chứng minh là mạng xã hội và giới tính là những yếu tố thiết yếu đểhiểu về quá trình di cư và những thay đổi văn hóa
Trong các công trình của Ronald Inglehart (2004), Human beliefs and Values: across-cultural sourceebook based on the 1999-2002 values surveys (Những niềm tin vàgiá trị con người: một nghiên cứu xuyên văn hóa dựa trên những kết quả khảo sát năm
1999 - 2002); và công trình “Culture shift in advanced industrial society” (Sự thăngtrầm văn hóa trong xã hội công nghiệp phát triển), Publishsed by Princeton UniversityPress 1990 là những nghiên cứu sâu về biến đổi các giá trị văn hóa thông qua một cuộckhảo sát toàn cầu
13 Tác giả Ronald Inglehart (trên tạp chí Xã hội học): Globalization andpostmodern values (Toàn cầu hóa và những giá trị hậu hiện đại, The WashingtonQuarterly volume 23, Issue 1, 2000 p.215 - 228); Version of record first published: 07jan 2010… đã nhấn mạnh khi các nước trở nên công nghiệp hóa hơn, dường như người
ta không tìm thấy mối quan hệ trực tiếp giữa sức mạnh tài chính và tình cảm tốt đẹp.Trong khi thế giới hiện đại ưu tiên phát triển kinh tế thì xã hội hậu hiện đại sẽ đặt nhiều
sự quan tâm hơn vào bảo vệ môi trường và văn hóa truyền thống
Trong bài viết của Ronal Inglehart and Wayne “Modernization, cultural changeand the persistence of traditional values” (Hiện đại hóa, thay đổi văn hóa và sự hiệndiện những giá trị truyền thống), American Sociological Review; Vol 65, No 1, Feb.,
Trang 2419 - 51, được nhóm tác giả sử dụng dữ liệu từ ba cuộc khảo sát về giá trị thế giới, baogồm 65 quốc gia (70% dân số thế giới) đã nhấn mạnh rằng các giá trị văn hóa có sự ảnhhưởng lâu dài và tự trị đối với xã hội Nhóm tác giả khẳng định rằng đã tìm thấy bằngchứng về sự thay đổi văn hóa lớn và sự tồn tại của truyền thống văn hóa đặc biệt nhưcác di sản văn hóa của các nhóm xã hội theo đạo Tin Lành, Công giáo, Khổng giáo…
Sự phát triển kinh tế còn gắn liền với sự thay đổi các định mức và giá trị tuyệt đối vớicác giá trị ngày càng trở nên hợp lý, khoan dung, tin cậy và đồng thuận hơn Với nhữngnghiên cứu thực nghiệm này của tác giả, cho thấy giá trị văn hóa vẫn có một “quyềnlực” đặc biệt trong xã hội hiện đại nếu như bản thân cộng đồng địa phương biết lưu giữ
và tạo thành sức mạnh chung
Công trình “Biến đổi văn hóa Melayu ở Malaysia trong bối cảnh toàn cầu hóavăn hóa” do Phạm Thanh Tịnh chủ biên Tác giả đã góp phần làm sáng tỏ sự chuyển đổi
hệ giá trị văn hóa (về hôn nhân, các giá trị tình cảm, mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái
- vợ chồng; về đạo đức xã hội và văn hóa truyền thống; cá nhân và cộng đồng; về thẩmmỹ) ở Malaysia Tác giả cũng đưa ra những vấn đề mang tính gợi mở bài học kinhnghiệm cho Việt Nam trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc trong quátrình hội nhập khu vực và quốc tế Hội nhập và toàn cầu hóa một mặt sẽ xói mòn sự đadạng, đặc thù văn hóa tộc người, văn hóa truyền thống, đồng thời nhiều giá trị mớiđược hình thành và phát triển
Tóm lại, những công trình, bài viết nghiên cứu ngoài nước đã chú trọng sự biến đổi vănhóa do những tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa được tiếp cận từ nhiều góc độ
liên ngành và liên văn hóa; nhiều nghiên cứu được chứng minh
14 bằng thực nghiệm, phác họa những đặc điểm khác nhau giữa ba khái niệm: công nghiệphóa, tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa… trong nghiên cứu tác động của quá trìnhcông nghiệp hóa lên đời sống văn hóa, xã hội Đó là nguồn tài liệu tham khảo quantrọng cho đề tài cả về lý thuyết, phương pháp và kế thừa về mặt dữ liệu nghiên cứu.Đồng thời thông qua những nghiên cứu này, đề tài sẽ có cơ sở khoa học để dự báo xuhướng biến đổi văn hóa trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa mà các nước phát triển
đã trải qua và đang đối mặt với những vấn đề mới của xã hội hiện đại Đó như bài học
về sự phát triển của những xã hội đi trước Điều mà NCS kế thừa, học hỏi được từnhững công trình trên là góc độ tiếp cận khi nghiên cứu về
biến đổi văn hóa khá rộng, việc sử dụng các lý thuyết nghiên cứu khá linh hoạt Tuynhiên, do không gian, đối tượng và thời gian nghiên cứu khác biệt so với khu vực nôngthôn ở tỉnh Vĩnh Long, nên việc học hỏi, áp dụng các lý thuyết, góc độ tiếp cận từ
Trang 25những đề tài trên vào luận án là điều mà NCS cần phải suy nghĩ chu đáo hơn
1.1.2.2 Nhóm công trình nghiên cứu chung về biến đổi văn hóa và biến đổi văn hóa ở nông thôn
Nhóm công trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa nói chung
Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa ở các vùng nông thôn trong sự tương quan vớiquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được nhiều nhà khoa học trong nướcquan tâm khảo cứu và có nhiều kết quả nghiên cứu quan trọng như Ngô Đăng Thành vàcác cộng sự (2009) với công trình “Các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và bàihọc kinh nghiệm cho Việt Nam”; Bùi Thế Cường với công trình “Góp phần tìm hiểubiến đổi xã hội ở Việt Nam hiện nay” (2010)… nghiên cứu tiếp cận xã hội học về vấn
đề biến đổi xã hội ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Các khíacạnh được tác giả chú ý phân tích là dân số, văn hóa, kết cấu xã hội, phúc lợi xã hội Vềkết cấu xã hội, tác giả nhấn mạnh đến sự bất bình đẳng có xu hướng gia tăng giữa cáctộc người, khu vực, nghề nghiệp, đô thị, nông thôn…và biến đổi văn hóa được thể hiện
rõ trong các giá trị thượng tôn pháp luật
Tác giả Nguyễn Minh Hoàn với công trình “Công bằng xã hội trong tiến bộ xã hội”(2009) đã đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng cho bài toán phát triển đất nước theohướng bền vững, công bằng và tiến bộ xã hội như giảm sự phân tầng xã hội, khoảngcách giàu – nghèo; đảm bảo cho mọi công dân đều có thể tiếp cận được cái “quyền
nhân bản” nhất của một con người đó là hướng đến “sự công bằng trong
15
xã hội” - có nghĩa là hướng phát triển các hình thái kinh tế, xã hội sau phải tiến bộ hơn
xã hội trước và sự “công bằng xã hội” phải là động lực của sự tiến bộ xã hội Đây cũng
là vấn đề cốt yếu để dẫn đến những biến đổi, bất bình đẳng thậm chí là xung đột trong đời sống văn hóa của người dân ở giai đoạn phát triển mới của đất nước
Năm 2010, Lê Hồng Lý cùng cộng sự thực hiện đề tài khoa học cấp Bộ “Tổng quan về xu hướng biến đổi văn hóa Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI (2001-2010) và
dự báo thập niên tiếp theo (2011-2020) Công trình đã đề cập đến một số vấn đề quan trọng của nền văn hóa Việt Nam Nhóm nghiên cứu cho rằng sự phát triển của khoa họccông nghệ đã tác động đến đời sống văn hóa của con người, tạo nên những xu hướng biến đổi văn hóa thế giới Nhóm tác giả cũng đưa ra những dự báo về biến đổi văn hóa Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI và dự báo cho thập niên tiếp theo
Nhóm công trình nghiên cứu chung về biến đổi văn hóa nông thôn Năm 2009,
Nguyễn Thị Phương Châm nghiên cứu về “Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay”
Không gian nghiên cứu của công trình là các làng Đồng Kỵ, Trang Liệt và Đình Bảng
Trang 26thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Công trình cho thấy do chịu ảnh hưởng từ “hơi thở” của công nghiệp hóa, đô thị hóa, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của các địa phương này đã có nhiều biến đổi “Sự biến đổi này không chỉ ở trên bề mặt các yếu tố văn hóa mà còn ở tầng sâu hơn của những hệ giá trị truyền thống Sự biến đổi đó đủ để tạo nên những sự va chạm giữa truyền thống và hiện đại, giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa đô thị và nông thôn và cũng làm nên những sự thích nghi, những sự sáng tạo trong ứng xử văn hóa của các làng để một mặt duy trì những giá trị văn hóa truyền thống và mặt khác cập nhật những giá trị văn hóa công nghiệp và đô thị mới” (tr.132) Tác giả cũng chỉ ra xu hướng biến đổi văn hóa của các làng trên vừa có điểm tương đồng về kết quả nghiên cứu một số làng quê khác ở Bắc Bộ…nhưng “quá trình tái cấu trúc văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại ở ba làng quê này có những đặc trưng riêng gắn với bối cảnh cụ thể của từng làng” (Nguyễn Thị Phương Châm, 2009, tr.326)
Công trình “Đời sống văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng và sông CửuLong” do Phan Hồng Giang chủ biên đã tập trung đánh giá thực trạng và xu hướng pháttriển đời sống văn hóa ở nông thôn hai miền đồng bằng sông Hồng và
16 đồng bằng sông Cửu Long qua nghiên cứu xã hội học thực nghiệm Bức tranh về đời sống văn hóa ở nông thôn được phác họa qua những phân tích định lượng Từ công trình này, tác giả sẽ kế thừa một số phương pháp nghiên cứu của các tác giả có kinh nghiệm nghiên cứu
Giáo trình “Tiếp cận dưới góc độ xã hội học nông thôn” của Tống Văn Chung
đã khái quát toàn cảnh không gian nông thôn Việt Nam Tác giả diễn nghĩa “nôngthôn” với cách tiếp cận đa chiều, tổng hợp từ nhiều ý kiến, đi đến khái quát hoá xã hộinông thôn khá hoàn thiện Tài liệu cung cấp các nội dung có tính chất lý luận về vănhóa, xã hội ở nông thôn như khái niệm nông thôn, xã hội nông thôn, cơ cấu - cấu trúc
cá nhân, gia đình, dòng họ, thiết chế và văn hoá nông thôn… Tài liệu đề cập đến việctạo dựng khung nghiên cứu nông thôn với các mẫu nghiên cứu cụ thể: đối tượng, cáchtiếp cận, một số lý thuyết, phương pháp nghiên cứu cụ thể…
Công trình “Xây dựng nông thôn mới - những vấn đề lý luận và thực tiễn”,
“Xây dựng nông thôn mới khảo sát và đánh giá” với nội dung xoáy vào những vấn đề
lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nông thôn mới; thực tiễn xây dựngnông thôn mới ở Việt Nam và một số nước trên thế giới Các tác giả chỉ ra rằng chươngtrình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam và trên thế giới có những tác động lớn đến
sự biến đổi văn hóa, xã hội và kinh tế ở những vùng nông thôn
“Biến đổi về xã hội và văn hóa ở các làng quê trong quá trình đô thị hóa tại Hà
Trang 27Nội” của Trần Hồng Yến nghiên cứu về quá trình chuyển đổi từ xã (nông thôn) thànhphường (đô thị) Quá trình này kéo theo sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cơ cấukinh tế, tổ chức xã hội, chuyển đổi dân cư, kết cấu hạ tầng và thay đổi lối sống Vềphương diện xã hội, từ những kết quả phân tích tại 03 làng là: làng Trung Kính Thượng(phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy), thôn Tây (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ), vàlàng Thanh Trì (phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai), tác giả đã chỉ ra rằng sau khichuyển đổi từ xã thành phường tại 03 làng đã có những thay đổi trong cơ cấu nghềnghiệp, tổ chức xã hội, môi trường sống, các quan hệ xã hội truyền thống Quá trìnhchuyển từ xã thành phường cũng làm nhiều yếu tố vật chất liên quan đến đời sống xãhội, tinh thần, tâm linh của cư dân các làng bị mất, bị biến dạng hoặc bị xâm hại, sửdụng sai mục đích Một số di tích được phục dựng, cùng các di tích còn sót lại được tu
bổ theo hướng làm to, làm mới, vừa làm mất đi những dấu tích và những giá trị lịch sử,văn hóa, vừa thiếu tính thẩm mỹ Một số di tích bị
17 các dãy nhà cao tầng bao vây, che kín làm mất đi vẻ linh thiêng, gây bất bình trong dưluận xã hội, nhất là các bậc cao niên Tác giả cũng đề xuất những giải pháp trong việcđiều chỉnh chính sách quản lý đô thị ở vùng ven đô Hà Nội nói riêng và thủ đô Hà Nộinói chung
Năm 2016, Nguyễn Thị Phương Châm và Đỗ Lan Phương thực hiện công trình
“Làng ven đô và sự biến đổi văn hóa – Trường hợp làng Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm,thành phố Hà Nội” Trong công trình này, nhóm tác giả đã xem không gian cảnh quanlàng, sinh kế, lối sống, cách tiếp cận thông tin và các hình thức giải trí; sinh hoạt dòng
họ, phong tục cưới hỏi, tang ma; hệ thống di tích;… là những thành phần trong tổng thểcấu trúc văn hóa làng Xuân Đỉnh Công trình cho thấy các thành phần văn hóa củaLàng có sự biến đổi nhất định trong bối cảnh đô thị hóa, điển hình như “xu hướng táicấu trúc văn hóa truyền thống, du nhập các yếu tố văn hóa mới và gia tăng các hoạtđộng tín ngưỡng Quá trình đô thị hóa đã đưa Xuân Đỉnh từ một làng ven đô thànhphường nội đô, kéo theo sự “phủ sóng” của mô hình đô thị lên cơ cấu làng xưa…”(tr.328) Đồng thời, nhóm tác giả cũng khẳng định “vai trò của dân làng – các chủ thểvăn hóa đã luôn chủ động trong quá trình biến đổi, linh hoạt thích ứng…” (tr.329) Trên
cơ sở của những thực trạng đã được nghiên cứu dưới góc nhìn đa chiều về quá trìnhbiến đổi văn hóa làng Xuân Đỉnh, những nhân tố tác động, quá trình thích ứng củangười dân, nhóm tác giả đã đề xuất một số kiến nghị cho sự phát triển của làng ven đôtrong quá trình đô thi hóa và biến đổi văn hóa
Năm 2014, tác giả Ngô Thị Phương Lan công bố công trình “Từ lúa sang tôm”,
Trang 28hành vi giảm thiểu rủi ro và khai thác vốn xã hội của nông dân vùng đồng bằng sôngCửu Long Quyển sách này bắt nguồn từ luận án tiến sĩ với cách tiếp cận của nhân học
và dân tộc học về hành vi và phát triển kinh tế, dựa vào dữ liệu thực địa dài ngày củachính tác giả tại vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long chuyển từ trồng lúa sangnuôi tôm Công trình này được GS TS Lương Văn Hy đánh giá rất cao: "…đây làquyển sách không thể thiếu cho những ai quan tâm đến nông dân và nông nghiệp ViệtNam nói riêng và việc phát triển kinh tế tại những quốc gia đang phát triển nói chung"2.Nội dung quyển sách đề cập đến biến đổi văn hóa sản xuất nông nghiệp, thể hiện sự lựachọn duy lý của người nông dân dưới sự tác động
2 Lời giới thiệu của GS.TS Lương Văn Hy, Đại học Toronto, Canada trong cuốn sách Từ lúa sang tôm, hành vi giảm thiểu rủi ro và khai thác vốn xã hội của nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.
18 của bối cảnh phát triển, trong đó có sự chi phối của biến đổi khí hậu Tình hình chuyểnđổi cơ cấu nông nghiệp của Vĩnh Long trong những năm qua cũng đang trong hoàncảnh đó Số lượng diện tích chuyển từ trồng lúa sang nuôi tôm và trồng cây ăn trái ngàycàng nhiều vì nước ngày càng nhiễm mặn, hơn nữa giá trị sản phẩm nông nghiệp trênmột diện tích cao hơn trồng lúa
Trong những năm qua, nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự vận động, phát triển và biến đổi văn hóa nông thôn Các công trình trên là tiền đề cơ sở nhằm định hướng góc độ tiếp cận trong nghiên cứu về biến đổi văn hóa nông thôn ở tỉnhVĩnh Long từ năm 1986 đến 2022 của NCS Trong đó, NCS quan tâm đến những hướng tiếp cận đa chiều có tính chất đồng đại và tính lịch sử - có tính chất lịch đại trong việc xem xét các biến đổi văn hóa nông thôn ở Việt Nam nói chung, tại địa phương mà NCS nghiên cứu nói riêng
1.1.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về tỉnh Vĩnh Long
Từ lâu, tỉnh Vĩnh Long thu hút nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở các khía cạnhkhác nhau về văn hóa, xã hội Ví dụ: Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức;Đại Nam nhất thống chí (phần viết về Vĩnh Long) của Quốc sử quán triều Nguyễn;
“Thần tích thần sắc làng Long Hồ, tổng Bình Long tỉnh Vĩnh Long” do Viện thông tinKhoa học Xã hội ấn hành năm 1995; Kinh tế Vĩnh Long trong sự
nghiệp phát triển ở thập niên đầu thế kỷ XXI do Tỉnh uỷ, UBND Vĩnh Long xuất bảnnăm 2000; “Lịch sử tỉnh Vĩnh Long (1732 - 2000)” được xuất bản bởi Nxb Chính trịquốc gia Hà Nội vào năm 2002; “Ca dao hò vè tỉnh Vĩnh Long” của Nguyễn ChiếnThắng chủ biên, xuất bản năm 2005; Vĩnh Long 30 năm xây dựng và phát triển củaBan Tuyên giáo Tỉnh ủy, xuất bản năm 2005; Lịch sử - văn hóa Vĩnh Long tiếp cận bộphận của Trương Công Giang do Nxb Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và
Trang 29Hội Khoa học lịch sử tỉnh Vĩnh Long ấn hành năm 2019
Một trong những tài liệu tham khảo quan trọng là cuốn “Địa chí Vĩnh Long”gồm 2 tập và 1 tập “Từ điển địa chí Vĩnh Long” Công trình xuất bản năm 2017 đượcthực hiện dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Long Cuốn sách có 6 phần:Phần 1: Địa lý gồm 4 chương: Tự nhiên, Địa lý hành chính, địa lý dân cư, Dân tộc.Phần 2: Chính trị - Quân sự - An Ninh quốc phòng bao gồm 4 chương Phần 3: Kinh tế,gồm 11 chương Trong đó có chương II: Nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp và chương IV:
Đô thị và đô thị hóa tỉnh Vĩnh Long Phần 4: Lịch sử tỉnh
19 Vĩnh Long Phần 5: Văn hóa - xã hội, trong đó đáng chú ý có Chương II: Đời sống vậtchất Chương IV: Đời sống tinh thần và chương XII: Xóa đói, giảm nghèo là nhữngchương liên quan mật thiết đến đề tài Luận án Công trình giúp NCS có nguồn tài liệuđáng tin cậy để đặt sự biến đổi văn hóa ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long trong mối quan hệvới sự vận động có tính lịch đại giữa quá khứ - hiện tại
Cuốn “Vĩnh Long xưa và nay” của Huỳnh Minh (1967) được xem là “Một tácphẩm nói lên tình quê hương dân tộc, giúp quý bạn đọc tìm hiểu những chuyện xưa tích
cũ, qua bao hình ảnh cổ kính và trung thực của một tỉnh miền Nam văn vật, lịch sử…”
Nó giúp chúng ta hiểu chi tiết hơn về lịch sử vùng đất, lịch sử chống Pháp và một sốbản sắc văn hóa truyền thống của tỉnh Vĩnh Long từ giai đoạn đầu hình thành về mặtđơn vị hành chính đến năm 1967 Các di tích, huyền sử, giai thoại, tôn giáo cũng nhưvăn hóa, phong tục tập quán hay các ngành nghề đã tồn tại và đang trên đà phục hưngđược tác giả tìm hiểu cặn kẽ để cung cấp cho bạn đọc những người yêu mến vùng đấtVĩnh Long có nhiều cơ hội tiếp cận, nghiên cứu Dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng
“Vĩnh Long đã tiến theo chiều thuận, người Vĩnh Long không hổ thẹn với nhịp sốnghiền hòa mà dũng cảm… Đồng bào Vĩnh Long rất hãnh diện, tỉnh nhà đang trên đàphát triển về mọi mặt chính trị, quân sự, văn hóa, kinh tế, xã hội, Đạo giáo…” (tr.51)
Năm 2010, Nguyễn Xuân Hoanh công bố kết quả nghiên cứu “Nhà gỗ dân giantruyền thống của người Việt ở Vĩnh Long” Trong kho tàng văn hóa truyền thống củangười Vĩnh Long nói chung, vùng nông thôn nói riêng, Nhà gỗ dân gian là thành tốquan trọng, góp phần làm nên diện mạo văn hóa đặc trưng của tỉnh Vĩnh Long Tuynhiên, tác giả công trình cũng nhấn mạnh rằng sự tồn tại nhà gỗ truyền thống ở VĩnhLong đang đứng trước những thách thức do sự biến đổi của môi trường văn hóa, xã hội
Vì vậy, các giải pháp thiết thực cần phải được cơ quan chức năng cũng như người dânquan tâm để bảo tồn, trùng tu, phát huy có hiệu quả loại hình di sản văn hóa này
Năm 2012, Huỳnh Trung Hiếu công bố đề tài “Quá trình đô thị hóa ở thành phố
Trang 30Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long (1986 – 2010)” Theo tác giả, đô thị hóa ở thành phố VĩnhLong đã tạo ra những chuyển biến tích cực về dân số, mật độ dân số, nguồn nhân lực,lao động, giáo dục, y tế, hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể
thao, lối sống dân cư Tuy nhiên, điều đó cũng làm phát sinh nhiều vấn đề như sự
20 chênh lệch giàu - nghèo, chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; các hoạt động quản lý văn hóa, dịch vụ văn hóa có mặt chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ Các cụm văn hóa, sân chơi, bãi tập chưa đáp ứng tốt nhu cầu luyện tập, vui chơi giải trí cho thanh thiếu niên; chất lượng giáo dục chưa theo kịp nhu cầu đổi mới của đất nước Các vấn đề như tệ nạn xã hội, trật tự đô thị, ô nhiễm môi trường vẫn chưa được khắc phục triệt để (tr.127)
Trong công trình “Quản lý nhà nước về di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh VĩnhLong”, Huỳnh Thị Ngọc Lan (2017) cho biết “Vĩnh Long là tỉnh có nền văn hóa lâuđời, là nơi hội tụ của nhiều dòng chảy văn hóa; có một hệ thống di sản văn hóa rấtphong phú, đa dạng về loại hình và có giá trị cao về lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội…Các di sản văn hóa này đã và đang góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địaphương” (tr.2) Nhưng theo tác giả, bên cạnh một số thành tựu thì công tác quản lý nhànước về di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long vẫn còn nhiều hạn chế Điều này đãtạo cơ sở cho nhiều giá trị của di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh bị mai một, biến dạng,biến đổi và thay đổi chức năng
Công trình “Biến đổi văn hóa ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay” do Đinh Văn Hạnh vàNguyễn Tri Nguyên đồng chủ nhiệm (2020) có thể nói là công trình nghiên cứu toàndiện nhất, sâu sắc nhất về những biến đổi văn hóa của tỉnh Vĩnh Long Đặc biệt,chương 1 đã cung cấp đến người đọc những cơ sở lý luận biến đổi văn hóa, nhân tố vàđiều kiện tác động đến quá trình biến đổi văn hóa; việc sử dụng các lý thuyết để nghiêncứu về biến đổi văn hóa;… Phạm vi nghiên cứu tại Phường 5, thành phố Vĩnh Long(cộng đồng đô thị), thị trấn Trà Ôn (cộng đồng ven đô thị) và xã Tường Lộc (cộng đồngnông thôn) Với các phương pháp nghiên cứu liên ngành, quan sát, phân tích và tổnghợp tài liệu; nghiên cứu lịch sử; mô tả dân tộc học và phương pháp so sánh, nhómnghiên cứu đã công bố nhiều cứ liệu khoa học rất quý giá về những biến đổi văn hóa ởtỉnh Vĩnh Long từ sự tác động của đô thị hóa, quốc tế hóa và những chính sách củaĐảng và nhà nước, nhóm nghiên cứu cho rằng “Những sự biến đổi đó diễn ra rất đadạng, đa chiều, đa cấp độ, đa hình thức theo xu hướng phát triển chung của xã hội: dântộc hóa, quốc tế hóa, hiện đại hóa, đa dạng hóa, chính trị hóa, đời thường hóa và cánhân hóa…” (tr.326) Đồng thời, công trình cũng nhấn mạnh “xu hướng vận động và
Trang 31biến đổi văn hóa ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay đang biến đổi theo ba xu hướng chính; đó
là xu hướng cách tân – đổi mới, xu
21 hướng mai một và xu hướng bảo tồn” (tr.329) Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra quanđiểm rằng dù muốn hay không, quá trình biến đổi văn hóa ở Việt Nam cũng như tỉnhVĩnh Long vẫn đang diễn ra và đó được xem như là một quy luật tất yếu Vấn đề cầnđược giải quyết chính là đưa ra các giải pháp phù hợp để “phát huy vai trò của văn hóatrong sự phát triển bền vững của tỉnh trong giai đoạn mới” (tr.330) nhằm hạn chếnhững mặt tiêu cực Do đó, nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp: Chú trọng xâydựng văn hóa cá nhân; phát huy những giá trị văn hóa gia đình truyền thống; nâng caochất lượng đời sống văn hóa của người dân; cân bằng việc bảo tồn và phát huy các giátrị văn hóa; nâng cao nhận thức của người dân (tr.330 - 331)
Năm 2022, Nguyễn Diễm Phúc công bố kết quả nghiên cứu công trình “Văn hóa
ẩm thực người Việt Tây Nam Bộ trong phát triển du lịch – trường hợp tỉnh VĩnhLong” Tác giả nhấn mạnh rằng văn hóa ẩm thực của người Việt Tây Nam Bộ mang sắcthái đặc thù của một vùng văn hóa sông nước, thể hiện quá trình giao lưu, tiếp xúc vàtiếp biến văn hóa giữa các tộc người Việt - Chăm - Hoa - Khmer và văn hóa các nướcphương Tây Điều đó đã tạo nên tính đa lớp, đa dạng trong văn hóa ẩm thực của ngườiViệt Tây Nam Bộ Điều đó mở ra những cơ hội cho ngành kinh tế du lịch của VĩnhLong Nhưng thực tế, việc khai thác văn hóa ẩm thực vào hoạt động du lịch ở VĩnhLong vẫn còn nhiều bất cập Để đẩy mạnh du lịch văn hóa ẩm thực, Nguyễn Diễm Phúc
đề cập đến nhiều giải pháp quan trọng và nếu được thực hiện sẽ tạo ra những thay đổitích cực về văn hóa ẩm thực của người Việt ở Vĩnh Long (tr.40, 148)
1.1.4 Đánh giá chung về tổng quan tình hình nghiên cứu
Biến đổi văn hóa ở vùng nông thôn là một quá trình lịch sử diễn ra liên tục trêntoàn thế giới Từ đó đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này NCS đãphân chia ra 3 nhóm vấn đề: (i) Nhóm công trình liên quan đến cơ cở lý luận, lý thuyếtnghiên cứu; (ii) Nhóm công trình nghiên cứu về văn hóa và biến đổi văn hóa (iii) Nhómcông trình nghiên cứu về tỉnh Vĩnh Long
Đối với nhóm vấn đề (i) liên quan đến cơ sở lý luận và lý thuyết nghiên cứu Đã
có nhiều công trình liên quan đến vấn đề này nhưng để có thể áp dụng có hiệu quả vào
đề tài này, NCS lựa chọn những công trình liên quan đến cấu trúc văn hóa vật thể vàphi vật thể trong công ước của UNESCO 2003, văn bản hợp nhất luật Di
22
Trang 32sản văn hóa 2013 Để phục vụ lý thuyết nghiên cứu, các công trình về Lý thuyết Hiệnđại hóa văn hóa của Talcott Parsons (1902 – 1979); Thuyết Sự lựa chọn duy lý (FredrikBarth (1928 – 2016); Lý thuyết về biến đổi văn hóa - Phương pháp luận về tiến hóa đa
hệ (Theory of Cuture Change - The Methodology of Multilinear evolution) của JulianHaynes Steward do University of Illinois ấn hành tại Urbana năm 1955 Đây là nhữngcông trình kinh điển, có vai trò quan trọng trong việc ứng dụng các lý thuyết nghiêncứu vào thực hiện đề tài luận án
Đối với nhóm vấn đề (ii) Nhóm công trình nghiên cứu về văn hóa và biến đổivăn hóa được chia ra các nhóm nhỏ như nhóm công trình liên quan đến văn hóa pháttriển, quá trình đô thị hóa của một số nước và ở Việt Nam Những công trình này chútrọng sự biến đổi văn hóa do tác động của sự phát triển Đây là nguồn tài liệu quantrọng cho đề tài mà NCS sẽ kế thừa khá nhiều tư liệu; Nhóm vấn đề về biến đổi văn hóanói chung và biến đổi văn hóa ở nông thôn nói riêng Đây là nhóm liên quan chặt chẽ,sát hơn với đề tài luận án, là những công trình tiền đề cơ sở
nhằm định hướng nghiên cứu biến đổi văn hóa nông thôn ở Vĩnh Long, là nhóm tư liệuquý giá để NCS so sánh sự biến đổi văn hóa giữa các vùng khác nhau ở nông thôn ViệtNam
Nhóm (iii) các công trình nghiên cứu về văn hóa tỉnh Vĩnh Long và biến đổi vănhóa tỉnh Vĩnh Long là những tư liệu quý để NCS tìm ra những đặc trưng riêng có củađiều kiện tự nhiên sinh thái, xã hội nhân văn, đặc trưng văn hóa nông thôn và văn hóacon người nông dân tỉnh Vĩnh Long Trong bức tranh cùng gam màu chung của vănhóa đồng bằng Sông Cửu Long, vẫn có những nét riêng của văn hóa con người VĩnhLong
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu, các công trình nghiên cứu là tư liệu đểngười viết luận án này kế thừa và áp dụng về cơ sở lý luận, lý thuyết nghiên cứu, thànhtựu nghiên cứu liên quan đến đề tài của những người đi trước, đồng thời cũng để choNCS nhận thức được những khoảng trống trong quá trình dài sự biến đổi văn hóa vậtthể, phi vật thể ở nông thôn tình Vĩnh Long Qua Tổng quan vấn đề nghiên cứu, kếthợp với kết quả điều tra, khảo sát, luận án đi tìm sự biến đổi văn hóa vật thể và phi vậtthể ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long, tìm ra nguyên nhân của những sự
biến đổi đó và dự báo về sự biến đổi trong thời gian tới Những khoảng trống nghiên cứu đó cũng chính là tính mới của luận án
23
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2.1 Hệ thống khái niệm liên quan đến đề tài
Trang 331.2.1.1 Khái niệm nông thôn, nông dân
Nông thôn
Thuật ngữ “Nông thôn” có nội hàm được hiểu từ nhiều khía cạnh khác nhau.Theo Trần Minh Yến (2013): “Cho đến nay, nông thôn ở nước ta được hiểu là nơi sinhsống và làm việc của một cộng đồng bao gồm chủ yếu là nông dân, là vùng sản xuấtnông nghiệp chính Nông thôn có cơ cấu hạ tầng, trình độ tiếp cận thị trường, trình độsản xuất hàng hóa thấp hơn so với thành thị” (tr.14) Theo V Staroverov – nhà xã hộihọc người Nga thì “Nông thôn với tư cách là khách thể nghiên cứu xã hội học về mộtphân hệ xã hội có lãnh thổ xác định đã định hình từ lâu trong lịch sử Đặc trưng củaphân hệ xã hội này là sự thống nhất đặc biệt của môi trường nhân tạo với điều kiện địa
lý – tự nhiên ưu trội với kiểu loại tổ chức xã hội phân tán về mặt không gian” (tríchtheo Dương Văn Sơn, Nguyễn Trường Khánh, 2010, tr.27-28)
Lấy phạm vi hành chính của đô thị làm cơ sở, Bộ Nông nghiệp Phát triển nôngthôn (Việt Nam) xác định: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thịcác thành phố, thị xã, thị trấn; được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhândân xã” (2009, điều 1) Có thể nói đây là khái niệm dù rất đơn giản, thể hiện bản sắcđịa giới hành chính nhưng lại rất dễ hiểu và ứng dụng trong việc xác định nội hàm củakhái niệm “nông thôn” Do đó, trong đề tài “Biến đổi văn hóa nông thôn ở tỉnh VĩnhLong từ năm 1986 đến nay”, chúng tôi sử dụng khái niệm về
“nông thôn” của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn để chọn lựa các không giannghiên cứu Theo khái niệm trên về “nông thôn” của Bộ Nông nghiệp Phát triển nôngthôn, tỉnh Vĩnh Long có 88 đơn vị hành chính cấp xã, tương ứng với 88 khu vực đượccoi là nông thôn Trong đó, thành phố Vĩnh Long không có đơn vị hành chính là vùngnông thôn, Vũng Liêm là huyện có nhiều vùng nông thôn nhất với 18 xã và TX BìnhMinh là địa phương có ít vùng nông thôn nhất với 5 xã (Theo Vinhlong.gov.vn) Đâychính là địa bàn nghiên cứu chính về các biến đổi văn hóa từ năm 1986 đến 2022 ởVĩnh Long
Nông dân
Ở Việt Nam, “nông dân” là lực lượng sản xuất chủ yếu để nuôi sống xã hội Họ tập hợp lại thành những chủ thể hoạt động của xã hội nông thôn Đó là đặc trưng
24 của quần cư nông thôn, tạo thành những cách thức tổ chức đặc thù của các nhóm xãhội, các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng và giai cấp xã hội Đặc thù chung của nông dân làtrình độ học vấn trung bình trong tổng số dân thấp hơn khu vực thành thị Điều đó ảnhhưởng đến vị thế của họ trong cộng đồng xã hội nơi họ sinh sống Người nông dân có
Trang 34tính cách riêng và tạo ra xã hội nông dân Xã hội nông dân được đặc trưng bởi lối sốngnông dân, một lối sống mang đậm nét cộng đồng, thân thiện, thật thà, chất phát, đơngiản, đoàn kết trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, lối sống mang đậm nét truyền thống:
tự cung tự cấp, tự sản và tự tiêu (Dương Văn Sơn, Nguyễn Trường Khánh, 2010, tr.53 54) Huỳnh Thanh Hiếu (2016) cũng quan niệm “nông dân” “là lực lượng lao độngđông đảo trong xã hội, có vai trò quan trọng trong chính trị, kinh tế - xã hội, sống ởnông thôn và lao động trong lĩnh vực nông nghiệp Nông dân là lực lượng xã hội cólịch sử hình thành lâu dài và sớm nhất so với một số giai tầng khác trong lịch sử pháttriển của các hình thái kinh tế - xã hội từ thời kỳ xuất hiện xã hội chiếm hữu nô lệ đếnhiện nay” (tr.27)
-Chúng tôi đồng thuận với quan điểm của những nhà nghiên cứu đi trước xem
“nông dân” là những người sống ở nông thôn và làm nông nghiệp với những đặc điểm
về văn hóa, cơ cấu xã hội giàu tính truyền thống Với hướng tiếp cận này, những ngườisống ở nông thôn nhưng không tham gia sản xuất nông nghiệp thì cũng không thể đượcgọi là “nông dân” Tuy nhiên, khi đặt “nông dân” trong mối tương quan với những giátrị, bản sắc văn hóa vùng nông thôn, chúng ta thấy rằng dù nông dân là thành phần dân
cư chính của các vùng nông thôn, là lực lượng sản xuất nông nghiệp chính, nhưng đâykhông là chủ thể duy nhất tạo nên hệ thống các giá trị văn hóa ở nông thôn Điều nàycàng đúng trong bối cảnh phát triển nông thôn hiện nay, bên cạnh thành phần dân cưlàm nông nghiệp gọi là nông dân, thì còn có cả công nhân, tri thức, doanh nhân, ngườibuôn bán nhỏ, chung quy lại tất cả những chủ thể này đều có những đóng góp quantrọng vào việc xây dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa nông thôn Đây là quan điểm lýluận mà chúng tôi sử dụng trong đề tài này
1.2.1.2 Khái niệm văn hóa, văn hóa nông thôn
Văn hóa
Vào thế kỉ XIX, thuật ngữ “văn hóa” được những nhà nhân loại học phương Tây
sử dụng như một danh từ chính Những học giả này cho rằng văn hóa (văn
25 minh) thế giới có thể phân loại ra từ trình độ thấp nhất đến cao nhất, và văn hóa của họchiếm vị trí cao nhất Edward Burnett Tylor (1832 – 1917) là đại diện với quan điểm:Hiểu theo nghĩa dân tộc học rộng nhất, văn hóa hay văn minh là một thể phức hợp baogồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và những khả nănghay tập quán khác mà con người thu nhận được trong tư cách là một thành viên của xãhội (Theo Lê Minh Tiến dịch, 2020, tr.41 - 42) Định nghĩa của Tylor trong một thờigian dài đã trở thành cơ sở lý luận cho nhiều nhà nhân học, dân tộc học trên thế giới
Trang 35Tuy nhiên sự đồng nhất “văn hóa” và “văn minh” của Tylor đã tạo nên những hệ lụytrong việc nhận định, đánh giá và phân cấp văn hóa giữa các tộc người trên thế giới,nên quan điểm của Tylor đã được cải tiến cho phù hợp hơn
Đến thế kỷ XX, khái niệm “văn hóa” trên thế giới đã thay đổi Văn hóa không xét ởmức độ thấp cao mà ở góc độ khác biệt A.L Kroeber và C.L Kluckhohn quan niệmvăn hóa là loại hành vi rõ ràng và ám thị đã được đúc kết và truyền lại bằng biểu tượng,
và nó là thành quả độc đáo của nhân loại khác với các loại hình khác, trong đó bao gồm
cả đồ tạo tác do con người làm ra (Trích theo Trần Quốc Vượng và cộng sự, 2011,
tr.17) UNESCO cho rằng theo nghĩa rộng nhất:
Văn hóa hôm nay có thể là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trítuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xãhội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bảncủa con người, những hệ thống các giá trị, những phong tục và những tín ngưỡng Vănhóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân Chính văn hóa làm cho chúng
ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thânmột cách đạo lí Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân,
tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu củabản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo, tạo nên nhữngcông trình vượt trội lên bản thân (Trích theo Trần Quốc Vượng và cộng sự, 2011,tr.23)
Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu cũng tiếp thu và đưa ra nhiều định nghĩa,khái niệm về “văn hóa” như nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng, Phan Ngọc, Hồ BáThâm…Trong đó, khái niệm “văn hóa” của Hồ Chí Minh rất đáng lưu tâm Người viết:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
26 phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệthuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sửdụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” (Trích theo Trần QuốcVượng và cộng sự, 2011, tr.20) Quan niệm về “văn hóa” của Trần Ngọc Thêm (2016)cũng là một cơ sở lý luận quan trọng mà chúng tôi quan tâm Ông cho rằng “Văn hóa làmột hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũyqua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tựnhiên và xã hội của mình” (tr.22 - 27) Ở đây, chúng tôi sử dụng khái niệm văn hóa củaTrần Ngọc Thêm làm cơ sở lý luận chính
Về mặt phân loại văn hóa, Trần Ngọc Thêm (1996) đã phân thành: văn hóa nhận
Trang 36thức, văn hóa tổ chức cộng đồng: đời sống tập thể, đời sống cá nhân; văn hóa ứng xửvới môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội Các nhà nhân học thìphân chia văn hóa thành các thành tố: văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa xãhội (Trích theo Đinh Văn Hạnh, Nguyễn Tri Nguyên, 2020, tr.33 - 34) Tiếp thu vàthừa hưởng những kết quả nghiên cứu trước đó, trong luận án này, chúng tôi phânthành văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần để nghiên cứu
Văn hóa nông thôn
“Văn hóa nông thôn là một thuật ngữ mô tả tập hợp các giá trị, truyền thống,quan niệm và phong tục tập quán của cộng đồng dân cư sống ở vùng nông thôn Nó baogồm các yếu tố như lối sống, nghệ thuật, văn hóa vật thể và phi vật thể, cũng như cácquan hệ xã hội và giá trị tinh thần Văn hóa nông thôn thường phản ánh sự
gắn kết mạnh mẽ với đất đai, công việc nông nghiệp, và lối sống truyền thống của cộngđồng nông dân”3 Các tác giả Dương Văn Sơn và Nguyễn Trường Kháng (2010) chorằng “văn hóa nông thôn đa dạng, phong phú Ở mỗi vùng nông thôn có một nền vănhóa đặc thù, hệ thống văn hóa nông thôn bao gồm nhiều thành tố, đặc điểm Trong đó,văn hóa làng xã và văn hóa giao tiếp là những nét văn hóa truyền thống đặc thù củacộng đồng nông thôn” Theo đó, văn hóa làng xã như một loại hình văn hóa tổ chứccộng đồng, được tổ chức chặt chẽ, gọn nhẹ theo những nguyên tắc khác nhau Sinh kếchính của vùng nông thôn là nông nghiệp, nên sự sinh tồn, phát triển của vùng nôngthôn phụ thuộc nhiều yếu tố tự nhiên Cư dân trong làng xã phải liên kết với nhau đểthích nghi và sinh tồn cùng tự nhiên Đó là cơ sở quan
3 https://chat.openai.com/c/31e866b5-1f4d-4fab-82cd-0d3e83ce2807 (truy cập ngày 22/02/2024).
27 trọng để sinh ra tính cố kết cộng đồng trong văn hóa làng xã ở nông thôn Mặt khác,văn hóa làng xã còn thể hiện qua phong tục tập quán của làng Tính chất dân gian, quầnchúng và tính cộng đồng, tập thể của làng xã là điểm độc đáo ở những vùng nông thônViệt Nam Văn hóa làng xã còn thể hiện những giá trị tín ngưỡng dân gian của cộngđồng làng Thờ thần Thành Hoàng và những lễ hội truyền thống của các làng là sự điểnhình cho đời sống tín ngưỡng của làng xã nông thôn Việt Nam (Dương Văn Sơn vàNguyễn Trường Kháng (2010), tr.81 - 82)
Nông thôn Vĩnh Long là một phần hữu cơ của tổng thể vùng nông thôn ViệtNam Do đó, quan điểm của Dương Văn Sơn và Nguyễn Trường Kháng về văn hóalàng xã ở nông thôn Việt Nam đã cho thấy việc chúng tôi xác định các khía cạnhnghiên cứu về biến đổi văn hóa tinh thần ở vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long là tínngưỡng, tôn giáo, lễ hội truyền thống, phong tục, tập quán là có cơ sở lý luận
Trang 37Cũng theo Dương Văn Sơn và Nguyễn Trường Kháng (2010), “Văn hóa nông thôn” có những đặc trưng cơ bản sau:
- Mỗi cộng đồng làng xã ở mỗi vùng, miền nông thôn sẽ có các hệ giá trị vănhóa riêng Có “sự riêng” này là bởi văn hóa nông thôn là văn hóa của từng cộng đồngcác tộc người, dòng họ, nhóm xã hội đặc thù với những nét văn hóa, phong tục riêng.Điều đó tạo nên những sắc thái văn hóa nông thôn khác nhau Đặc điểm này thôngthường được quy định bởi những điều kiện tự nhiên, sinh kế chính hoặc những điểmtương đồng về mặt văn hóa tộc người của cộng đồng ở vùng nông thôn đó
- Văn hóa nông thôn luôn phản ánh nét văn hóa dân gian Lễ hội dân gian, nghề dân gian, trong đó nghề nông và những nghề thủ công gắn với nghề nông ở nông thôn lànét đặc thù của tính dân gian ở vùng nông thôn
- Văn hóa nông thôn luôn có tính cộng đồng làng xã bền chặt Tính bền chặt nàynhiều khi mạnh đến mức tạo nên tính tự trị của các làng xã Những câu như “Bán bàcon xa mua láng giềng gần”, “Phép vua thua lệ làng…là những minh chứng cho tính cốkết cộng đồng bền chặt ở những vùng nông thôn
- Văn hóa nông thôn có tính đa dạng với nhiều khía cạnh khác nhau như lễ hội, tín ngưỡng, sinh kế, giao thông, … Sự đa dạng đó tạo nên sự phong phú, hấp dẫn và sự sinh động, sôi động của đời sống văn hóa nông thôn
28
- Văn hóa nông thôn là văn hóa dân gian nên giàu tính nhân văn và tính hiệnthực Tính nhân văn được thể hiện bởi chức năng giáo dục, định hướng con người hànhđộng theo hệ giá trị chân – thiện – mỹ Tính hiện thực phản ánh các thực tại của xã hộinông thôn như nghề nông nghiệp, thủ công, đời sống vật chất còn hạn chế
- Văn hóa nông thôn mang tính truyền thống Điều đó được thể hiện qua việc sáng tạo và tiêu dùng văn hóa của người nông thôn; hệ giá trị, chuẩn mực xã hội nông thôn, cũng như cách thức tổ chức đời sống văn hóa gia đình, làng xã (tr.84 - 85)
Dù những đặc trưng trên không dành riêng cho bất kỳ vùng nông thôn nào ở ViệtNam nhưng những quan điểm đó đã giúp cho chúng tôi có cái nhìn mang tính lịch đạikhi xem xét những biến đổi văn hóa ở vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long Mặt khác, dù
“văn hóa nông thôn” truyền thống luôn gắn liền với văn hóa nông nghiệp lúa nước.Nhưng đối với vùng sông nước miền Tây như Vĩnh Long, nông nghiệp lúa nước chỉ làmột thành tố trong cơ cấu nông nghiệp của vùng nông thôn Ngoài làm lúa nước, ngườinông dân ở Vĩnh Long còn trồng nhiều cây, nuôi nhiều con
giống khác nhau, đặc biệt là các loại cây ăn trái như bưởi, cam, quýt, nhãn, xoài, chôm