1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu sâu về nền văn hóa giáo dục dưới thời trần từ năm 1226 đến năm 1400 trên cơ sở của khoa học và cơ sở thực tiễn

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 87,45 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (4)
  • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (5)
  • 3. Mục đích nghiên cứu (5)
  • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu (6)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (6)
    • 5.1 Phương pháp lịch sử (6)
    • 5.2 Phương pháp logic (6)
    • 5.3 Phương pháp tổng hợp tài liệu (7)
    • 5.4 Phương pháp đánh giá tổng hợp (7)
  • 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (7)
    • 6.1 Đối tượng nghiên cứu (7)
    • 6.2 Phạm vi nghiên cứu (7)
  • 7. Bố cục chủ đề nghiên cứu (7)
  • Chương 1: Bối cảnh lịch sử trong triều đại nhà Trần (0)
  • Chương 2: Những đặc điểm khía cạnh trong nền Văn hoá – Giáo dục thời Trần (9)
    • 2.1 Văn hóa dưới triều Trần (9)
      • 2.1.1 Tư tưởng xã hội (9)
      • 2.1.2 Phong tục tập quán (11)
      • 2.1.3 Tín ngưỡng – Tôn giáo (11)
        • 2.1.3.1 Tín ngưỡng (11)
        • 2.1.3.2 Tôn Giáo (12)
      • 2.1.4 Các lĩnh vực xoay quanh đời sống tinh thần (15)
        • 2.1.4.1 Văn học – nghệ thuật (16)
        • 2.1.4.2 Thiên văn học và lịch pháp (18)
        • 2.1.4.3 Sử học (18)
        • 2.1.4.4 Y học (19)
        • 2.1.4.5 Khoa học quân sự (19)
    • 2.2 Giáo dục khoa cử thời trần (20)
      • 2.2.1 Giáo dục (20)
      • 2.2.2 Khoa cử (23)
  • Chương 3: Kết Luận và các giá trị bài học (31)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (33)

Nội dung

Lý do chọn đề tài:Dọc theo những trang sử vẻ vang của dân tộc Đại Việt viết về tiến trình xây dựng và phát triển nổi bật của các triều đại phong kiến mà ở đó thể hiện vượt trội nhất là q

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Về chủ đề nghiên cứu Văn hóa – Giáo dục này, đây là một khía cạnh khá phong phú nên dưới nhiều góc độ cũng đã có không ít công trình nghiên cứu về lĩnh vực Văn hóa – Giáo dục thời Trần từ năm 1226 đến năm 1400 Các tác phẩm được lấy làm tư liệu nghiên cứu như Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Tiến trình Lịch sử của Nguyễn Quang Ngọc, Lịch sử Việt Nam cổ trung đại của Huỳnh Công Bá… đã ghi chép tổng quát lại tiến trình xã hội qua các giai đoạn nhất định và đã có những nhận định về mặt xã hội – văn hóa – giáo dục thời Trần Cũng có những bài nghiên cứu đi sâu vào từng khía cạnh chủ đề, chẳng hạn:

Thích Nữ Lệ Khiết (Ngô Thị Diệu Phúc) trên Tiểu Luận Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh với nghiên cứu đề tài Nét đặc sắc trong Văn hóa Việt Nam thời Lý Trần đã nêu rõ đặc điểm trong từng khía cạnh – tư tưởng – tín ngưỡng văn hóa Đại Việt dưới thời Lý Trần. Đưa ra những giá trị văn hóa giữa sự kết hợp yếu tố bình dân với triết lý trong xã hội.

Trần Thị Thái Hà (2021) với nghiên cứu Giáo dục nho học thời Trần

(thế kỉ XIII– thế kỉ XIV) trên Tạp chí của Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội, Trường Đại học Sài Gòn đã trình bày một cách cụ thể ở khái cạnh giáo dục của Nho học đang chiếm ưu thế trong nền giáo dục – thi cử xã hội thời Trần Tác giả đã có những nhận định và đánh giá khách quan về sự linh hoạt, sáng tạo trong chế độ tuyển chọn nhân tài, tổ chức khoa thi dưới thời Trần trước nhu cầu của thực tiễn vận hành bộ máy quản lí Nhà nước.

Nguyễn Phan Thùy Dung (2019) trên Luận án Đại học Quốc gia TP.

Hồ Chí Minh có tựa đề "Tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần và bài học lịch sử của nó đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam hiện nay" đã hệ thống hóa, khái quát hóa những tư tưởng giáo dục thời Trần và đưa ra những hạn chế về mặt nội dung chưa mang tính toàn diện và chưa thực sự là tư tưởng giáo dục cho toàn dân, còn mang dấu ấn của đẳng cấp xã hội tồn tại trong triều đại phong kiến.

Vô số công trình nghiên cứu tổng quát về chủ đề này đều hướng đến việc góp phần cung cấp nội dung và đi sâu lý giải, làm rõ các khía cạnh xã hội và đó là cơ sở tư liệu mà nhóm thực hiện làm nền tảng tiếp thu.

Mục đích nghiên cứu

Chủ đề nghiên cứu về nền Văn hóa – Giáo dục dưới thời Trần trong khoảng thời gian từ năm 1226 đến năm 1400 hướng đến 3 mục đích cơ bản và cụ thể như sau:

- Nghiên cứu một cách tổng quát về bối cảnh đương thời, về lối sinh hoạt, các tín ngưỡng, tôn giáo hiện tồn bên trong cùng với đó là các lệ thi, khoa cử được đặt ra trong xã hội triều đại nhà Trần

- Tiến sâu nhìn nhận theo hướng hệ thống hóa, phân tích theo tiến trình nối tiếp những đặc điểm, tư tưởng về Văn hóa – Giáo dục hiện hữu mà ở những triều đại trước - triều Lý còn mờ nhạt và hạn chế và cũng như để hiểu rõ hơn về lịch sử đi lên của xã hội lúc bấy giờ.

- Hướng đến việc đưa ra những mặt ảnh hưởng của Văn hóa – Giáo dục tác động bên trong xã hội, rút ra các bài học giá trị lịch sử thiết thực góp phần vào công cuộc phát triển và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tiếp cận và khai thác các tư liệu lịch sử một cách hiệu quả, đầy đủ để phản ánh toàn diện sự nối tiếp phát triển trong nền Văn hoá – Giáo dục trong triều đại của “Hào khí Đông A”.

- Đánh giá, đưa ra quan điểm nhìn nhận một cách trung thực về độ tin cậy và tính xác thực của sử liệu được lựa chọn nghiên cứu Áp dụng các phương pháp nghiên cứu sử học một cách phù hợp nhằm mang lại góc nhìn tiệm cận với Giáo dục – Văn hoá trong từng khía cạnh xoay quanh xã hội triều Trần.

- Bám sát tính khách quan, cấp thiết, thực tiễn nội dung trong quá trình nghiên cứu, phát hiện những ưu nhược, những truyền thống được lưu truyền nhằm hướng đến các giá trị được đề cao làm cơ sở cho sự phát triển trong xã hội ngày nay.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp lịch sử

Dựa trên những nguồn tư liệu lịch sử có liên quan để tiếp cận, khôi phục, mô tả lại những sự kiện, những sự biến đổi một cách tương đối theo tiến trình trong nền Văn hóa – Giáo dục triều Trần ở các yếu tố sâu trong ngõ ngách chủ đề.

Phương pháp logic

Thông qua những nguồn tư liệu đã được tổng hợp, khái quát trong phương pháp lịch sử mà trên cơ sở đó đi sâu tìm rõ bản chất, tổng quát cái tất yếu, quy luật phát triển nền Văn hóa – Giáo dục thờiTrần theo tiến trình Từ đó nhận định lại những tác động ảnh hưởng,phản ánh khách quan thực tiễn lịch sử.

Phương pháp tổng hợp tài liệu

Tổng hợp các nguồn tài liệu trên cơ sở tiệm cận, đáng tin cậy gần với nội dung chủ đề qua sách báo, giáo trình, thông tin trên internet,

… nhưng đòi hỏi đúng trọng tâm, khách quan và khoa học.

Phương pháp đánh giá tổng hợp

Phương pháp được vận dụng gắn với phương pháp tổng hợp, dựa trên tài liệu được tìm hiểu và đề cập từ đó tiến hành đánh giá, lý giải và đưa ra quan điểm về đặc điểm trình bày ở nội dung nền Văn hóa– Giáo dục triều Trần với cái nhìn toàn diện.

Bố cục chủ đề nghiên cứu

Chương 1: Bối cảnh lịch sử trong triều đại nhà Trần.

Chương 2: Những đặc điểm khía cạnh trong nền Văn hoá – Giáo dục thời Trần.

Chương 3: Kết luận và các giá trị bài học.

II/ Phần nội dung nghiên cứu:

Chương 1: Bối cảnh lịch sử trong triều đại nhà Trần:

Dưới triều Lý từ giữa thế kỷ XII, xã hội đã bắt đầu hiện hữu những biến động lớn về chính trị - quân sự, cụ thể là sự suy yếu của chính quyền trung ương, sự bỏ bê triều chính của các vua quan nhà Lý kể từ đời vua Lý Cao Tông, được sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét trong ĐVSKTT rằng : “…vua mê mãi rong chơi, say đắm thanh sắc, ham tiền của, thích xây dựng, dạy tính lười tham cho các quan, gây lòng oán giận ở trăm họ, làm cho cơ đồ nhà Lý phải hao mòn, đến nỗi mất nước” [tr.153] Từ việc đó đã dẫn đến xã hội trong nước bấy giờ rơi vào đà suy thoái, kinh tế rối loạn, lòng dân oán than dẫn đến mâu thuẫn nhân dân ngày càng lớn, nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình kế tiếp nhau bùng nổ Thêm vào đó, xã hội năm 1209 dấy lên loạn Quách Bốc, đây cũng xem như là dấu mốc đặt nền tảng cho việc nhà Trần bắt đầu dính dáng đến quyền lực nhà Lý Từ việc Trần

Lý gả con gái cho Thái tử Sảm nhân lúc đến Hải Ấp để tạm tránh khỏi loạn lạc 1209 mà theo ĐVSKTT chép rằng: “Nhà Trần Lý nhờ nghề đánh cá nên giàu, người quanh vùng theo về, nhân có quân chúng, cùng nổi lên làm giặc Thái tử đã lấy con gái của Lý, trao cho

Lý tước minh tự, phong cho cậu người con gái ấy là Tô Trung Từ làm Điện tiền chỉ huy sứ” [tr.153] Được trao cho các chức vị, quyền lợi nên nhà Trần bắt đầu xây dựng địa vị trong xã hội – dần dần, nhân cơ hội chiến tranh giữa các thế lực phong kiến mà lấy danh nghĩa mộ quân tiến đánh dẹp loạn nên nhanh chóng tập hợp quyền lực về mình tạo nên một sức mạnh lấn áp cả sức mạnh triều đình Lý, chi phối hoạt động trong nhà Lý Và với những hành động mưu mô ấy, việc xóa bỏ triều Lý chỉ còn là thời gian và cơ hội cụ thể để “thay đổi thời đại” Trần Lý, Trần Tự Khánh hay Trần Thừa, Trần Thủ Độ mỗi người với vai trò và công lao khác nhau, đã từng bước dọn đường, mở đầu cho sự trị vì của nhà Trần

Sự kiện nổi bật nhất là từ vào cuối năm 1225 – đầu năm Bính Tuất

1226, bằng tài mưu lược với việc xây dựng các thế lực và nắm bắt thời cơ nắm giữ chính quyền, mở rộng sự khống chế, thâu tóm quyền hành – đưa người vào giữ các chức vụ chủ chốt trong triều, Trần Thủ Độ là người dàn dựng kịch bản buộc vua Lý Huệ Tông truyền ngôi cho con gái út là Lý Chiêu Hoàng Sau đó lại sắp xếp để

Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi vua cho chồng là Trần Cảnh vào cuối tháng 12 – 1225, khi nhà Lý rơi vào thế loạn lạc triền miên Với sự sắp đặt tài ba ấy đã đặt nền tảng cho việc chuyển ngôi vua từ dòng họ Lý sang tay của dòng họ Trần Và sau khi nhận được sự truyền ngôi đó, Trần Cảnh với miếu hiệu là Trần Thái Tông lên ngôi vua, kể từ đây triều Trần chính thức bước vào tiến trình triều đại phong kiến huy hoàng, mở đầu cho sự trị vì của triều đại “Hào khí Đông A”.

Triều Trần tồn tại trên vũ đài chính trị phong kiến Đại Việt trong khoảng 175 năm từ năm 1226 đến năm 1400 và trải qua tất cả là 13 đời vua (ở đây tính luôn cả việc Dương Nhật Lễ tiếm ngôi vào năm 1369) và đây cũng được xem là triều đại của “Hào khí Đông A”- một triều đại của sức mạnh hùng dũng, cường thịnh bậc nhất trong xã hội phong kiến với những chính sách kinh tế - chính trị - ngoại giao – văn hóa – quân sự vượt trội, điển hình khi nhắc đến là qua 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (1258 -1285 - 1288) với tinh thần hào kiệt vang dội, bảo vệ nền độc lập tự chủ, làm nên uy danh lịch sử nước nhà.

Thời đại nhà Trần để lại dấu ấn trong lịch sử Việt Nam, là thời đại phục hưng dân tộc trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam Và trên cơ sở có sự ổn định về chính trị, xã hội, sự phát triển kinh tế của đất nước trong bối cảnh độc lập, thống nhất đã tạo tiền đề thuận lợi, vững chắc cho sự phát triển của nền Văn hóa - Giáo dục, khoa cử mang yếu tố tác động quan trọng dưới nhà Trần Và nối tiếp nền tảng Văn hóa - Giáo dục của nhà Lý - một cột mốc quan trọng đánh dấu cho sự khởi đầu của sự nghiệp văn hóa - khoa cử Đại Việt, nền Văn hóa – Giáo dục thời Trần theo đó đã tiến bước lên một tầm cao mới, vượt trội, phát triển trên mọi phương diện được xem như võ công văn trị vẹn toàn, một thời kỳ mà theo lời Phan Huy Chú “có tiếng là văn minh".

Chương 2: Những đặc điểm khía cạnh trong nền Văn hoá – Giáo dục thời Trần.

2.1 Văn hóa dưới triều Trần:

Triều Trần - một triều đại vững mạnh với những chính sách tiến bộ đưa xã hội phong kiến phát triển ở mọi khía cạnh, một triều đại hiện hữu những bước tiến rực rỡ trong nền văn hóa văn minh Do vậy, trên nền tảng cơ sở văn hóa đó mà Văn hóa thời Trần phát triển một cách phong phú, sáng tạo thể hiện qua những tư tưởng xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng – tôn giáo, các lĩnh vực xoay quanh đời sống tinh thần,…

Xã hội thời Trần phát triển cường thịnh theo đó đã dẫn đến việc hình thành những chuẩn mực tư tưởng đạo đức tốt đẹp cốt lõi trong mỗi người lúc bấy giờ và ngoài tinh thần thượng võ, ý thức tự cường,… đã tồn tại thì nổi bật ở xã hội đó còn là nền tư tưởng yêu nước, thân dân dần chiếm vị trí chủ đạo trên nền tư tưởng triều đại

- Tư tưởng yêu nước: một nền tư tưởng dường như đã có sẵn trong dòng máu của mỗi cư dân Đại Việt ta từ bao đời và dưới thời Trần, qua công cuộc gây dựng triều đại cũng như rõ hơn là qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thì tinh thần yêu nước ấy như được nêu sáng Tư tưởng ấy thể hiện ở mức độ cao nhất ở hành động các tướng lĩnh nhà Trần, theo sử liệu, để tỏ rõ ý chí quyết tiêu diệt giặc ngoại xâm, bảo vệ giang sơn xã tắc, trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần 2 năm 1285, quan quân nhà Trần tất thảy đều xăm lên cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết quân Thát Đát, tức quân Mông Cổ) Sách ĐVSKTT chép: “Ngày 12, giặc đánh vào Gia

Lâm, Vũ Ninh, Đông Ngàn, bắt được quân của ta, thấy người nào cũng thích hai chữ "Sát Thát" bằng mực vào cánh tay, chúng tức lắm, giết hại rất nhiều” [tr.191] Điều đó càng tôn lên nghĩa khí của sĩ quân cũng như tư tưởng đạo đức hiện hữu trong họ Hay cũng thể hiện qua những tấm gương như: Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng với câu nói khẳng khái: “Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc” khi đứng trước lời dụ hoặc sẽ phong vương nếu ông quy hàng của bọn xâm lăng, hay cũng qua việc Hoài văn Hầu Trần Quốc Toản đã phất cao ngọn cờ thêu sáu chữ vàng: “Phá cường địch, báo hoàng ân” đánh đuổi kẻ thù khi bọn giặc lăm le tiến đánh ta một lần nữa sau thất bại ở lần 1 năm 1258,…

- Tư tưởng thân dân dưới thời Trần được nêu rõ ở việc qua thắng lợi vẻ vang của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm hay sau các đợt thiên tai, mất mùa đói kém thì các vua Trần đã xuống chiếu đại xá cho thiên hạ, giảm thuế khóa, thi hành chính sách khoan hòa, thân dân, đối với quần thần như tay chân, vỗ về muôn dân như con, nhẹ hình phạt, thưởng phạt nghiêm,… Theo sách Vương triều Trần 1226

– 1400 ghi chép: “Tháng 4 năm Tân Sửu (năm 1301), trời hạn hán nên xảy ra nạn đói Tháng 9 năm Đinh Mùi (năm 1307), nước dâng lên làm vỡ đê Đam Đam, dân chúng lại bị đói Năm 1310, nước lại dâng to, nạn đói tiếp diễn Mỗi dịp như vậy, triều đình lại phải chẩn cấp hoặc đại xá Như ngày 15 tháng Giêng năm Quý Mão (năm 1303), Thượng hoàng Nhân Tông ở phủ Thiên Trường, “mở hội Vô lượng pháp ở chùa Phổ Minh, bố thí vàng bạc tiền lụa để chẩn cấp dân nghèo trong nước và giảng kinh Giới thí” Hay cũng qua chính bậc thánh nhân Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng đã từng nhận định: “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước” càng nêu lên tư tưởng đúng đắn ấy trong xã hội, lấy dân làm gốc và tư tưởng ấy còn được nối tiếp mãi về sau điển hình qua câu nói của Nguyễn Trãi “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”.

Và dưới triều Trần chính nhờ biết phát huy tinh thần yêu nước, thương dân, trọng nghĩa khí đó trong xã hội đã tạo nên sức mạnh đoàn kết để xây dựng và bảo vệ đất nước, là “chìa khoá” của triều đại, là chuẩn mực đạo đức cao nhất trong xã hội phong kiến thời bấy giờ và đó cũng chính là nền tư tưởng văn hóa truyền thống bao đời của các cha ông ta trong các triều đại trước, được truyền tiếp mãi về sau

Từ trong xã hội văn hóa xa xưa của Đại Việt ta, từ đời vua Hùng Vương đã có tục xăm chữ hay vẽ mình trên người và được nối tiếp kể từ đó, dưới thời Trần thì tục ấy cũng khá phổ biến Đầu thời Trần vẫn thường xăm hình vằn long ở bụng, lưng và hai đùi Sứ nhà Nguyên là Trần Phu đến Đại Việt hồi thế kỉ XIII đã mô tả tục xăm mình của cư dân rằng: “Người người đều vẽ trên mình những nét ngòng ngoèo chằng chịt, giống như văn tự trên các lư đồng cổ vậy Lại có người xăm chữ vào bụng rằng “Nghĩa dĩ quyên khu, hình vu báo quốc”

Những đặc điểm khía cạnh trong nền Văn hoá – Giáo dục thời Trần

Văn hóa dưới triều Trần

Triều Trần - một triều đại vững mạnh với những chính sách tiến bộ đưa xã hội phong kiến phát triển ở mọi khía cạnh, một triều đại hiện hữu những bước tiến rực rỡ trong nền văn hóa văn minh Do vậy, trên nền tảng cơ sở văn hóa đó mà Văn hóa thời Trần phát triển một cách phong phú, sáng tạo thể hiện qua những tư tưởng xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng – tôn giáo, các lĩnh vực xoay quanh đời sống tinh thần,…

Xã hội thời Trần phát triển cường thịnh theo đó đã dẫn đến việc hình thành những chuẩn mực tư tưởng đạo đức tốt đẹp cốt lõi trong mỗi người lúc bấy giờ và ngoài tinh thần thượng võ, ý thức tự cường,… đã tồn tại thì nổi bật ở xã hội đó còn là nền tư tưởng yêu nước, thân dân dần chiếm vị trí chủ đạo trên nền tư tưởng triều đại

- Tư tưởng yêu nước: một nền tư tưởng dường như đã có sẵn trong dòng máu của mỗi cư dân Đại Việt ta từ bao đời và dưới thời Trần, qua công cuộc gây dựng triều đại cũng như rõ hơn là qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thì tinh thần yêu nước ấy như được nêu sáng Tư tưởng ấy thể hiện ở mức độ cao nhất ở hành động các tướng lĩnh nhà Trần, theo sử liệu, để tỏ rõ ý chí quyết tiêu diệt giặc ngoại xâm, bảo vệ giang sơn xã tắc, trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần 2 năm 1285, quan quân nhà Trần tất thảy đều xăm lên cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết quân Thát Đát, tức quân Mông Cổ) Sách ĐVSKTT chép: “Ngày 12, giặc đánh vào Gia

Lâm, Vũ Ninh, Đông Ngàn, bắt được quân của ta, thấy người nào cũng thích hai chữ "Sát Thát" bằng mực vào cánh tay, chúng tức lắm, giết hại rất nhiều” [tr.191] Điều đó càng tôn lên nghĩa khí của sĩ quân cũng như tư tưởng đạo đức hiện hữu trong họ Hay cũng thể hiện qua những tấm gương như: Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng với câu nói khẳng khái: “Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc” khi đứng trước lời dụ hoặc sẽ phong vương nếu ông quy hàng của bọn xâm lăng, hay cũng qua việc Hoài văn Hầu Trần Quốc Toản đã phất cao ngọn cờ thêu sáu chữ vàng: “Phá cường địch, báo hoàng ân” đánh đuổi kẻ thù khi bọn giặc lăm le tiến đánh ta một lần nữa sau thất bại ở lần 1 năm 1258,…

- Tư tưởng thân dân dưới thời Trần được nêu rõ ở việc qua thắng lợi vẻ vang của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm hay sau các đợt thiên tai, mất mùa đói kém thì các vua Trần đã xuống chiếu đại xá cho thiên hạ, giảm thuế khóa, thi hành chính sách khoan hòa, thân dân, đối với quần thần như tay chân, vỗ về muôn dân như con, nhẹ hình phạt, thưởng phạt nghiêm,… Theo sách Vương triều Trần 1226

– 1400 ghi chép: “Tháng 4 năm Tân Sửu (năm 1301), trời hạn hán nên xảy ra nạn đói Tháng 9 năm Đinh Mùi (năm 1307), nước dâng lên làm vỡ đê Đam Đam, dân chúng lại bị đói Năm 1310, nước lại dâng to, nạn đói tiếp diễn Mỗi dịp như vậy, triều đình lại phải chẩn cấp hoặc đại xá Như ngày 15 tháng Giêng năm Quý Mão (năm 1303), Thượng hoàng Nhân Tông ở phủ Thiên Trường, “mở hội Vô lượng pháp ở chùa Phổ Minh, bố thí vàng bạc tiền lụa để chẩn cấp dân nghèo trong nước và giảng kinh Giới thí” Hay cũng qua chính bậc thánh nhân Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng đã từng nhận định: “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước” càng nêu lên tư tưởng đúng đắn ấy trong xã hội, lấy dân làm gốc và tư tưởng ấy còn được nối tiếp mãi về sau điển hình qua câu nói của Nguyễn Trãi “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”.

Và dưới triều Trần chính nhờ biết phát huy tinh thần yêu nước, thương dân, trọng nghĩa khí đó trong xã hội đã tạo nên sức mạnh đoàn kết để xây dựng và bảo vệ đất nước, là “chìa khoá” của triều đại, là chuẩn mực đạo đức cao nhất trong xã hội phong kiến thời bấy giờ và đó cũng chính là nền tư tưởng văn hóa truyền thống bao đời của các cha ông ta trong các triều đại trước, được truyền tiếp mãi về sau

Từ trong xã hội văn hóa xa xưa của Đại Việt ta, từ đời vua Hùng Vương đã có tục xăm chữ hay vẽ mình trên người và được nối tiếp kể từ đó, dưới thời Trần thì tục ấy cũng khá phổ biến Đầu thời Trần vẫn thường xăm hình vằn long ở bụng, lưng và hai đùi Sứ nhà Nguyên là Trần Phu đến Đại Việt hồi thế kỉ XIII đã mô tả tục xăm mình của cư dân rằng: “Người người đều vẽ trên mình những nét ngòng ngoèo chằng chịt, giống như văn tự trên các lư đồng cổ vậy Lại có người xăm chữ vào bụng rằng “Nghĩa dĩ quyên khu, hình vu báo quốc”

( được dịch ra rằng “Vì việc nghĩa mà liều thân, thể hiện ở sự báo đền ơn nước”) Tục xăm mình, vẽ chữ ấy được dân trong nước ưa chuộng nhằm thể hiện việc nhớ gốc gác, lòng ơn nước nối tiếp truyền thống dân tộc được truyền lại Nhưng tập tục này kéo dài đến đời vua Trần Anh Tông thì giảm đi, không còn ràng buộc Cũng như các tập tục ăn trầu, nhuộm răng đen,… cũng đã được phổ biến, lưu truyền trong xã hội Đây là những nét văn hóa phong tục tích cực, tạo nên nền văn hóa đa dạng cổ truyền nước ta

Về cách ăn mặc của dân Đại Việt dưới thời Trần được Trần Cương Trung trong sách Sứ Giao châu thi tập và Trần Phu mô tả khá tỷ mỷ :

“Nhân dân đi chân đất, quan lại mang giày Con trai đầu trọc, người nào có quan chức thì trùm đầu bằng khăn xanh, nhân dân đều như sư cả” “Người trong nước đều mặc lụa thâm, áo hoa, quần mỏng, áo cổ tròn khâu bằng là, đàn bà cũng mặc áo thâm, nhưng màu trắng ở trong rộng hơn để viền vào cổ áo, rộng bốn tấc, họ cho thế là khác với áo đàn ông, các sắc xanh, hồng vàng tía, tuyệt nhiên không có”

Thời Trần - những tín ngưỡng dân gian cổ truyền vẫn phổ biến trong xã hội, trong đó các tục thờ tích cực được mở rộng như tục thờ tổ tiên, thờ bà, thờ mẹ, thờ Phật Mẫu Man nương (có nguồn gốc từ chùa Dâu), thờ các vị anh hùng chẳng hạn Đức Thánh Trần Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn (20/8 thần tích và lễ hội Đức Thánh

Trần) Cư dân cũng thờ các vị tôn thất nhà Trần khác như Trần

Khánh Dư, Trần Quốc Điền, được đề cập khá rõ trong Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên và Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp, Những tục thờ ấy được sùng bái và thờ cúng ở rất nhiều nơi.

Nhưng bên cạnh đó, xã hội cũng có những tín ngưỡng “mê tín, dị đoan” như vạn vật hữu linh, ma quỷ… đã được nhà nước và các quan lại có ý thức hủy bỏ nhưng vẫn còn hạn chế Đây là tín ngưỡng tiêu cực nhưng trong nhân dân vẫn còn tồn tại ít nhiều bởi nhân dân còn tin vào những điều thần bí mà họ không giải thích được hay xuất phát từ tâm tính nhìn nhận của họ.

Và trong một thời gian dài, những tín ngưỡng dân gian cổ truyền vẫn giữ một vị trí quan trọng trong sinh hoạt tâm linh của cư dân Đại Việt dưới thời Trần Nó trở thành một truyền thống, một nhân tố tồn tại vững bền trong xã hội văn hóa thời đại Bất kể một triều đại hay ở giai đoạn nào thì trong xã hội vẫn sẽ có những tín ngưỡng dân gian được lưu truyền đó.

Giáo dục khoa cử thời trần

Cũng giống như vương triều Lý trước đó, chúng ta có thể thấy được sự sùng bái đạo Phật và đạo Phật vẫn giữ được cho mình một vị trí chủ đạo trong đời sống của mọi tầng lớp nhân dân lúc bấy giờ, tuy nhiên lúc bấy giờ Đạo giáo cùng với những nghi lễ thần bí dù vẫn chưa được tôn sùng như một quốc giáo nhưng đối với đời sống nhân dân rất là quan trọng Nhưng đối với đạo trị nước thì các vua nhà Trần đã không tìm thấy đường lối trong các giáo lý này, cho nên vì thế học tập đạo Nho đã ngày càng được phổ biến hơn và dần dần Nho giáo cũng dần được phát triển mạnh mẽ và giữ một vị trí độc tôn

Theo (Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí đã viết) : “Xem việc thi cử hay hay dở thì biết nước thịnh hay suy” Câu nói đó đã phản ảnh mối tương quan chặt chẽ giữa sự phát triển của giáo dục, thi cử và sự hưng thịnh của đất nước Với nền giáo dục khoa cử thời Trần, điều này cũng không là ngoại lệ. Ở đầu thời Lý có thể nói rằng nền giáo dục Đại Việt chủ yếu được xem là Phật học Vào năm 1070 nhà Lý đã cho thành lập Văn Miếu ở Thăng Long, tiếp đó là vào năm 1075 mở ra khoa thi đầu tiên cũng là mở đầu cho nền giáo dục khoa cử nước nhà với nội dung thi là

"Khoa học tam trường" và người đỗ đầu trong khoa thi này đó là LêVăn Thịnh Song đó 1076 cho thành lập Quốc tử giám và được ví xem như là trường học đầu tiên của nước Đại Việt tuy nhiên Quốc tử giám không phải dành cho tất cả các đối tượng vào học mà chỉ dành riêng cho các con vua, chúa và các bậc triều đại quyền quý trong triều đình được vào học Qua đây nhìn chung về mặt giáo dục nhà Lý đã có ra sức quan tâm, tuy nhiên việc giáo dục ở thời Lý còn khá hạn chế. Để tiếp nối cho triều Lý, triều đại mở đầu cho thời kì độc lập tự chủ lâu dài của nước Đại Việt ta cùng với sự mở đầu cho nền giáo dục nước nhà, nhà Trần đã thật sự có những lựa chọn quan trọng, coi trọng, giáo dục được xem như là quốc sách hàng đầu đối với nhà trần lúc bấy giờ Đồng thời cũng mở ra sự phát triển mạnh mẽ của nền giáo dục Nho học của nước Đại Việt Hệ thống chất lượng khoa cử được nâng lên một cách rõ rệt được thể hiện như sau:

Hệ thống trường học gồm có trường công và trường tư.

Trường công thì gồm có Quốc tử viện, Quốc học viện Trong đó Quốc tử viện không phải là dành cho tất cả các đối tượng mà chỉ dành cho con em các quan văn và tụng quan vào học Theo Toàn thư có chép:

"Tháng 10 năm Bính Thân ( 1236 ) cho Phạm Ứng Thần làm Tri thư Quốc tử viện, trong nôm cho con em các quan văn và tụng quan vào học" Có thể thấy rằng việc cho con em các quan văn và tụng quan vào học Nho giáo lúc này cốt là đào tạo người kế tục sự nghiệp của cha anh Song song đó là do nhu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước nên đòi hỏi phải từng bước kiện toàn tổ chức chính quyền nhà nước từ trung ương đến địa phương nên giáo dục Nho học đã không chỉ dừng lại ở đối tượng con em các quan văn trong triều mà từ nữa sau thế kỷ XIII trở đi thì đối tượng vào học đã là tất cả các nho sĩ trong nước Theo Toàn thư chép:" Năm Quý Sửu (1253), xuống chiếu cho các nho sĩ trong nước đến Quốc tử viện giảng học tứ thư lục kinh"

Tiếp theo đó là vào năm 1281 triều đình đã cho lập thêm nhà học ở Phủ Thiên Trường đây là kinh đô thứ hai của nhà Trần (nay thuộc tỉnh thành phố Nam Định) Tuy nhiên sử cũ không ghi rõ được đối tượng vào học mà chỉ cho biết những người thuộc hương Thiên

Thuộc không được vào học Theo Sử chép: "Tân Tỵ (1281), lập nhà học ở phủ Thiên Trường, cấm người hương Thiên Thuộc không được vào học ( Lệ cũ của nhà Trần, quân sĩ Thiên Thuộc không được vào học văn nghệ, vì là sợ khí lực kém đi)"

Bên cạnh đó thì hệ thống trường học do Nhà nước tổ chức về cơ bản thì được tập trung chủ yếu ở kinh thành.

Trường tư: Bên cạnh trường quốc lập như Quốc học viện chúng ta còn thấy sự xuất hiện của những trường tư được sử cũ chép đến như trường của Chu Văn An, trường của Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc.Các trường học tư ở kinh thành thì cũng đã thu hút được nhiều nho sĩ đến học, các học trò của Chu Văn An thì cũng có người đỗ đạt cao.

Theo Toàn thư: Chu Văn An là người" học vấn tinh thuần, tiếng đồn gần xa, học trò đầy cửa, thỉnh thoảng học trò đỗ đại khoa, vào chính phủ như Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát đã làm hành khiển mà đều giữ lễ học trò".

Ngoài ra còn có các Trường học ở các địa phương Có thể đã tồn tại trên thực tế, song tiếc thay chúng ta lại không có tư liệu nào cho biết được thực trạng ra sao, cách thức tổ chức như thế nào, mãi đến năm 1397 mới thấy sử cũ chép đến việc nhà Trần đặt chức giáo thụ ở châu và trấn Cùng với năm này, vua Trần thuận Tông còn xuống chiếu đặt học quan ở các châu huyện, Chiếu viết: "Đời xưa, nước có nhà học, đảng có nhà tự, toại có nhà tường (đảng là 500 nhà; toại là làng Tự và tường là tên trường học), là để tỏ rõ giáo hóa, giữ gìn phong tục, ý trẫm rất mộ Nay quy chế ở kinh đô đã đủ mà ở châu huyện thì còn thiếu, làm thế nào mở rộng giáo hóa cho dân được? Nên hạ lệnh cho các lộ phủ Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Đông, đều đặt một học quan, cho ruộng công theo thứ bậc khác nhau, phủ châu lớn thì 15 mẫu, phủ châu vừa thì 11 mẫu, phủ châu nhỏ thì 1o mẫu, để cung chi phí cho nhà học (một phần để cúng ngày mồng một, một phần về nhà học, một phần về đèn sách) Quan lộ và quan đốc học dạy bảo học trò cho nên tài nghệ, cứ đến cuối năm chọn người nào ưu tú tiến cử lên triều đình, trẫm sẽ thân hành thi để lấy dùng" Tuy nhiên Chiếu này trong thực tế không được thi hành Theo nội dung của Chiếu này thì việc học tập ở các địa phương do quan lộ và quan đốc học chịu trách nhiệm và triều đình trả lương bổng bằng ruộng và những người người học giỏi đều được triều đình trọng dụng nhưng không rõ việc thực hiện đến đâu Mặc dù thế, việc giáo dục ở các địa phương vào cuối thời Trần đã được triều đình quan tâm và có quy củ.

Như vậy, có thể thấy được ở thời Trần đã tồn tại trường công và trường tư Bên cạnh đó thì trong dân gian vẫn có nhiều hình thức, nhiều cơ sở truyền đạt tri thức Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Nhưng các ngôi chùa vẫn là cơ sở quan trọng rèn tập chữ Hán và tri thức Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo cho tầng lớp bình dân lúc bấy giờ.

Bên cạnh đó nội dung chương trình dạy và học trong các trường công và tư ở thời kì này chắc hẳn có lẽ tập trung vào các sách vở kinh điển của Nho giáo như Tứ thư, Ngũ kinh là chủ yếu Theo nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Liễn, trong thế kỉ XIII-XV, Tống Nho chi phối, ảnh hưởng ở Việt Nam Nhưng nhìn chung từ khi được du nhập vào Việt Nam, diện mạo tư tưởng của Hán Nho hay Tống Nho đều chưa thể hiện rõ nét Các Nho sĩ trí thức Việt Nam thời Trần cũng như sau này thì mới chỉ chú trọng đến từ chương, khoa cử còn phần học vấn sâu xa về nghĩa lý của kinh sách mang tính triết học thì chưa có ai theo đuổi Theo quan điểm của Tống Nho thể hiện rõ ở một số Nho sĩ thời Trần như Trương Hán Siêu, Lê Quát, Chu Văn An, Lý Tử Tấn

Khi nói về nội dung giáo dục khoa cử cũng như cách tổ chức và quy chế thi nếu như ở đầu thời Lý việc tổ chức chưa quỷ củ thì sang thời Trần mới thành thể lệ và về sau càng quy củ và chặt chẽ hơn

Thuyết" Tam cương ngũ thường" đã trở thành tiêu chuẩn chuẩn mực và đạo đức của con người Nhằm để thiết lập và ổn định một xã hội Buổi đầu thời Trần, giáo dục Nho học chưa phải là nội dung duy nhất, tuy nhiên qua các kì thi tam giáo đã chứng tỏ được rằng, giáo dục được chú trọng đến Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo Cũng giống như thời Lý, nhà Trần là một hệ thống tổ chức quyền lực theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền Bên trong cơ chế quân chủ tập trung ấy, nhà Trần đã tăng cường củng cố bộ máy nhà nước bằng con đường tuyển dụng, sử dụng tầng lớp quan lại nho sĩ, đặc biệt là tuyển dụng quan lại bằng khoa cử

Mặc dù thời gian tồn tại ngắn hơn nhà Lý nhưng lại tổ chức được nhiều khoa thi hơn và chất lượng khoa cử đã được nâng lên một cách rõ rệt Nhằm để tìm ra những người thực sự tài giỏi để giúp nước thì nhà Trần đã tổ chức ra các kì thi khoa cử "Con đường tìm người tài giỏi, trước hết là khoa mục Phàm muốn thu được người tài năng, tuấn kiệt vào trong phạm vi của mình, thì người làm vua một nước không thể nào không có khoa cử" Khoa cử thời Trần chủ yếu là thực hiện các kỳ thi Thái học sinh ( giống như thi Tiến sĩ đời sau) Và đương nhiên nội dung thi cử là kết quả của nền giáo dục Nho học Được thể hiện như sau: có 3 hình thức thi khoa cử đó là thi lại viên, thi tam giáo và thi thái học sinh a Thi lại viên: Lại viên (hay còn gọi là lại điển, liêu thuộc) là những người giúp việc cho các quan, tương đương với địa vị của các công chức hệ thống chính trị của ta hiện nay, lại có thể chuyển thành quan nếu có công lao và thành tích làm việc

Dưới thời Trần Thi lại viên được tổ chức thành 4 khoa thi cụ thể như sau:

+ Khoa thi thứ nhất được tổ chức vào đời vua Trần Thái Tông tháng

2 năm 1228 , thi lại viên bằng thể thức công văn ( bạ đầu sách ). Người nào được trúng tuyển ở khoa này thì được được sung vào làm thuộc các sảnh viện

Ngày đăng: 29/04/2024, 06:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w