MỤC LỤC
Sứ nhà Nguyên là Trần Phu đến Đại Việt hồi thế kỉ XIII đã mô tả tục xăm mình của cư dân rằng: “Người người đều vẽ trên mình những nét ngòng ngoèo chằng chịt, giống như văn tự trên các lư đồng cổ vậy. “Người trong nước đều mặc lụa thâm, áo hoa, quần mỏng, áo cổ tròn khâu bằng là, đàn bà cũng mặc áo thâm, nhưng màu trắng ở trong rộng hơn để viền vào cổ áo, rộng bốn tấc, họ cho thế là khác với áo đàn ông, các sắc xanh, hồng vàng tía, tuyệt nhiên không có”.
Từ trong xã hội văn hóa xa xưa của Đại Việt ta, từ đời vua Hùng Vương đã có tục xăm chữ hay vẽ mình trên người và được nối tiếp kể từ đó, dưới thời Trần thì tục ấy cũng khá phổ biến. Nhưng bên cạnh đó, xã hội cũng có những tín ngưỡng “mê tín, dị đoan” như vạn vật hữu linh, ma quỷ… đã được nhà nước và các quan lại có ý thức hủy bỏ nhưng vẫn còn hạn chế. Đây là tín ngưỡng tiêu cực nhưng trong nhân dân vẫn còn tồn tại ít nhiều bởi nhân dân còn tin vào những điều thần bí mà họ không giải thích được hay xuất phát từ tâm tính nhìn nhận của họ.
Nếu như trước thời Trần, ở nước ta tồn tại ba Thiền phái là Tỳ ni đa lưu chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường được du nhập sang thì đến thời Trần, đứng trước nhu cầu thống nhất hệ tư tưởng, cùng với việc lựa chọn Phật giáo làm trục trung tâm, ảnh hưởng lớn lao của các nhà Thiền học Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ và đến Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng dần đi đến chỗ thống nhất để trở thành một Thiền phái duy nhất: Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Ở đây, xuất phát từ giáo lý Thiền Tông, phái thiền Trúc Lâm lấy sự giác ngộ trong lòng làm gốc, mong muốn đưa Phật đến mọi nhà, mọi người đồng thời cũng gần Phật với cuộc sống thực tại, với vận mệnh dân tộc, trở thành nhân tố dệt nên hệ tư tưởng và tính chất xã hội độc đáo. Tuy nhiên, từ năm sau thời Trần thì ưu thế của Phật giáo ngày càng giảm sút dần, phần vì hệ tư tưởng Nho giáo tổ ra phù hợp và đóng vai trò tích cực hơn trong việc xây dựng thể chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền biểu hiện qua việc đào tạo nhân tài giúp nước qua hệ thống khoa cử theo lối Nho học.
Bên cạnh đó, niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước chân chính lan truyền trong các nhà Nho bấy giờ chiếm ưu thế đã làm nên hàng loạt thơ, phú "khôi kì, hùng vi" như bản thiên cổ hùng văn Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo có thể xem là áng văn bất hủ cho dòng văn học về đạo lí làm người dân Việt trước họa xâm lăng, khí thế anh hùng của cả dân tộc - lời hiệu triệu các tướng sĩ một lòng đoàn kết đứng lên đánh đuổi kẻ thù, được sáng tác vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần 2 năm 1285 và được đọc ở tại cuộc duyệt binh ở bế Đông Bộ Đầu (Thăng Long) theo các nguồn ghi chép. Dưới thời nhà Trần thì bộ máy nhà nước được xây dụng quy củ hơn, do đó cũng đã hình thành nên nhiều cơ quan chuyên môn, trong đó có cơ quan Quốc sử viện 1253 chuyên lo việc sưu tầm và biên soạn lịch sử nước nhà và đây cũng là lần đầu tiên, cơ quan chuyên trách biên soạn sử được thành lập một cách hoàn chỉnh Chính vì vậy, sử học nước ta đã bước đầu tạo lập được nền tàng và đạt được thành tựu khả quan, nguồn sử liệu cũ đã nhắc đến sách sử của Đỗ Thiện thời Lý nhưng tiêu biểu là tác phẩm Đại Việt sử kí của Bảng nhãn Lê Văn Hưu gồm 30 quyển mới được xem là bộ sử đầu tiên của nước ta ghi chép những sự kiện diễn ra từ đời Triệu Đà cho đến những năm đầu của thời Lý Chiêu Hoàng, được biên tập từ thời Trần Thái Tông, đến năm 1272 đời vua Trần Thánh Tông thì hoàn thành. Từ những năm tiến hành các cuộc chiến tranh chẳng giặc ngoại xâm và lập nên nhiều chiến công oanh liệt, nổi bật hơn cả là ba lần kháng chiến chống giặc ngoại xâm Mông – Nguyên của nhà Trần, qua đó đã xây dựng nền tảng cho sự ra đời của nền khoa học quân sự dân tộc Việt Nam gắn liền với tên tuổi của những tướng lĩnh đồng thời cũng là những Vị anh hùng dân tộc kì tài như Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão,… tiêu biểu nhất là nhà thiên tài quân sự Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.
Và thời đại nhà Trần khi trải qua hững cuộc xâm lăng của kẻ ngoại xâm, điển hình là việc đối mặt với 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên đã đúc kết được những chiến lược, chiến thuật cốt yếu, táo bạo và đã để lại cho đời sau những giá trị quý báu về sự nghiệp giữ nước – bảo vệ nước nhà, những phương diện tác chiến, chiến thuật độc đáo. Song song đó là do nhu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước nên đòi hỏi phải từng bước kiện toàn tổ chức chính quyền nhà nước từ trung ương đến địa phương nên giáo dục Nho học đã không chỉ dừng lại ở đối tượng con em các quan văn trong triều mà từ nữa sau thế kỷ XIII trở đi thì đối tượng vào học đã là tất cả các nho sĩ trong nước. Có thể đã tồn tại trên thực tế, song tiếc thay chúng ta lại không có tư liệu nào cho biết được thực trạng ra sao, cách thức tổ chức như thế nào, mãi đến năm 1397 mới thấy sử cũ chép đến việc nhà Trần đặt chức giáo thụ ở châu và trấn Cùng với năm này, vua Trần thuận Tông còn xuống chiếu đặt học quan ở các châu huyện, Chiếu viết: "Đời xưa, nước có nhà học, đảng có nhà tự, toại có nhà tường (đảng là 500 nhà; toại là làng. Tự và tường là tờn trường học), là để tỏ rừ giỏo húa, giữ gỡn phong tục, ý trẫm rất mộ.
Trong đó Trung thư sảnh thì có Trung thư lệnh, thị lang, tả hữu gián nghị đại phu, tả hữu chính ngôn, tả hữu tham nghị, giữ việc đề nghị các việc lên vua và vâng tuyên mệnh lệnh; Còn Môn hạ sảnh vốn là Quan Triều cung hành khiển ty, đến đời Thiệu Phong thì đổi tên này, có các chức hành khiển, tả hữu ty lang trung, viên ngoại lang, giữ việc vâng theo lệnh chỉ của Thượng hoàng,…vv. Nói về các khoa thi tam giáo thời Lý - Trần thì Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí có nhận xét rằng là: "Đời Lý – Trần đều chuộng Phật giáo và Đạo Giáo cho nên buổi ấy chọn người muốn được thông cả hai giáo ấy, dù là chính đạo hay dị đạo đều tôn chuộng không phân biệt mà học trò đi thi khoa ấy nếu không học rộng biết nhiều thì cũng không đỗ được". Bên cạnh đó vì Châu Hoan và Châu Ái ở xa kinh thành nên việc giáo dục chưa được thấm nhuần là bao, đồng thời các nhân tài cũng không nhiều bằng ở các kinh trấn cho nên để khuyến khích điều này mỗi khoa thi lấy người giỏi nhất về bên trại gọi là Trại Trạng Nguyên, cho ngang hàng với Kinh Trạng Nguyên.
Như vậy ở lần quy định lại của nhà Trần đã bãi bỏ ám tả cổ văn mà thay vào đú là kinh nghĩa lờn ở vị trớ kỳ một rừ ràng đó cho chỳng ta thấy được mục đích của nhà Trần đó chính là vừa nhằm nâng cao đội ngũ tri thức đối với những người dự thi song cũng loại được ngay vòng đầu tiên đối với những người về mặt tư duy không đáp ứng được yêu cầu của triều đình, qua các nội dung được xếp theo mức độ tăng dần từ dễ cho đến khó đã thấy được nhà Trần đã thực sự đặt những nấc thang quan trọng ban đầu cho triều đại của mình. Đối với cách thức tuyển chọn của nhà Trần này thì Phan Huy Chú đã có nhận xét rằng là "Thời Trần đã đặt khoa cử, nhưng sự bổ dụng không bắt buộc phải có khoa cử, các chức ở sảnh, viện, quán, cục đều dùng những nho sĩ hay chữ để làm, hoặc dùng học sinh vào Trung thư sảnh (như đời Thánh Tông cho Đỗ Quốc Tá là chân Nho sĩ được làm chức Trung thư lệnh), hoặc dùng người bình dân lên làm Mật viện (như đời Anh Tông, Đoàn Nhữ Hài là người bình dân được cất vào tham dự chính sự), nhảy lên địa vị cao quý không câu nệ ở tư cách..".