Biến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nay
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
BÙI VĂN NỞ
BIẾN ĐỔI VĂN HÓA NÔNG THÔN
TỈNH VĨNH LONG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
Ngành: Văn hoá học
Mã ngành: 9229040
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HOÁ HỌC
TRÀ VINH, NĂM 2024
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Trà Vinh
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS Phan Quốc Anh
2 TS Đinh Văn Hạnh
Phản biện 1: ………
Phản biện 2: ………
Phản biện 3: ………
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường
họp tại Trường Đại học Trà Vinh Vào lúc …… giờ … ngày … tháng … năm 2024
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Trường Đại học Trà Vinh
- Quốc gia Việt Nam
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Theo Từ điển Địa chí Vĩnh Long, tên ban đầu của tỉnh Vĩnh Long
là trấn Vĩnh Thanh Sau nhiều lần đổi tên, ngày 26/12/1991, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ra nghị quyết tái lập tỉnh Vĩnh Long cho đến nay
Từ năm 1986, với mốc lịch sử quan trọng chuyển từ cơ chế thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc cải cách đất nước theo hướng kinh tế thị trường, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế tỉnh Vĩnh Long có nhiều khởi sắc, luôn tăng trưởng khá, nhiều mặt đời sống của người dân Vĩnh Long thay đổi tích cực, nhất là các vùng nông thôn
Tuy nhiên, trong suốt các thập niên qua, nhiều vấn đề liên quan đến các vùng nông thôn mà Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long phải lưu tâm giải quyết như tình trạng ô nhiễm môi trường tự nhiên, sự biến đổi theo chiều hướng tiêu cực ở một số lĩnh vực trong môi trường văn hóa, gia tăng sự phân hóa giàu nghèo và trong đó có những biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống theo chiều hướng chưa tích cực
Do đó, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long đặt ra nhiệm vụ song hành là phải bảo tồn, gìn giữ và phát huy được những giá trị văn hóa truyền thống của người dân từ vùng nông thôn đến thành thị; phải tạo những giá trị văn hóa mới phù hợp với văn hóa truyền thống của người dân có điều kiện phát triển hơn, giúp cho đời sống văn hóa của người dân vừa giàu bản sắc, đa dạng, vừa tiên tiến và hiện đại
Để đạt được những mục tiêu kép trên, rất cần những kết quả nghiên cứu khoa học để làm cơ sở, nền tảng Là một người công tác trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long lâu năm, thực tiễn trên đã thôi thúc
bản thân NCS thấy rằng cần thực hiện đề tài nghiên cứu về “Biến đổi văn hóa nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nay” NCS mong rằng, kết
quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần xây dựng và hoàn thiện các chính sách để bảo tồn, phát huy, phát triển các giá trị văn hóa ở các vùng nông thôn, cũng như tạo nên những thành tựu lớn hơn với sự nghiệp xây dựng
và phát triển tỉnh Vĩnh Long ngày càng giàu mạnh, văn minh, phát triển bền vững
Trang 42 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Nhận diện sự biến đổi văn hóa vật thể và phi vật
thể vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long trong quá trình đổi mới từ năm 1986 đến năm 2022
- Phân tích, giải mã được nguyên nhân làm biến đổi (hai chiều) những thành tố, những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của người dân tại một số vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến 2022
- Nhận diện những sự khác biệt về tự nhiên sinh thái, xã hội nhân văn, sự khác biệt của nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Vĩnh Long tác động đến biến đổi văn hóa truyền thống – hiện đại
- Tìm hiểu được tâm tư, nguyện vọng, tâm thức, tâm lý, sự lựa chọn của người dân ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long trong quá trình biến đổi kinh
tế - xã hội, dẫn đến sự biến đổi văn hóa vật thể, phi vật thể ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long
3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa vật thể, phi vật thể: văn hóa sản xuất nông nghiệp, văn hóa ẩm thực (ăn, uống), văn hóa trang phục, văn hóa giao thông (đi lại), văn hóa cư trú (nhà ở), đời sống tín ngưỡng, tôn giáo,
lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, ứng xử
4 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Từ năm 1986 đến 2022
- Phạm vi không gian: địa bàn tỉnh Vĩnh Long, trên cơ sở lựa chọn một số vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long ở các huyện Vũng Liêm, Trà Ôn
và thị xã Bình Minh
- Nội dung nghiên cứu: Những biến đổi văn hóa truyền thống vật thể, phi vật thể ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long
5 Câu hỏi nghiên cứu
- Nông thôn tỉnh Vĩnh Long có những giá trị văn hóa vật thể, phi
vật thể truyền thống nào?
Trang 5- Những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể truyền thống ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long biến đổi như thế nào? Tác nhân của những biến đổi
6 Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết 1: Nông thôn tỉnh Vĩnh Long có những giá trị văn hóa
vật thể, phi vật thể rất phong phú, đa dạng, chứa đựng những thành tố văn hóa mang đậm sắc thái văn hóa nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Giả thuyết 2: Những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể truyền
thống ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long biến đổi theo quá trình đổi mới về kinh
tế, văn hóa, xã hội của đất nước, trong đó có những biến đổi theo những chiều hướng tích cực, cũng có những biến đổi theo chiều hướng chưa tích cực
- Giả thuyết 3: Người nông dân ở Vĩnh Long luôn có sự lựa chọn
về các thành tố văn hóa vật thể, phi vật thể trong quá trình biến đổi kinh
tế - xã hội theo xu hướng phát triển của thời đại, đồng thời luôn có ý thức bảo tồn văn hóa truyền thống kết hợp với tiếp thu, tiếp biến những tinh hoa văn hóa của thế giới trong quá trình hội nhập quốc tế
7 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
- Phương pháp điều tra xã hội học
- Phương pháp điền dã dân tộc học
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích (lịch đại và đồng đại)
- Ngoài các phương pháp trên, còn sử dụng các cách tiếp cận khác trong từng phần của luận án như:
+ Cách tiếp cận hệ thống - cấu trúc
+ Cách tiếp cận không gian văn hóa
+ Cách tiếp cận lịch sử văn hóa
+ Tiếp cận văn hóa trong giao lưu - tiếp biến
Trang 68 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về sự biến
đổi của các hình thái, đặc trưng và giá trị văn hóa ở nông thôn nói chung, trong đó có nông thôn tỉnh Vĩnh Long
Ý nghĩa thực tiễn: Phác họa bức tranh về quá trình và các xu hướng
biến đổi của các thành tố văn hóa nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long
Giúp các nhà lãnh đạo, quản lý văn hóa có thêm cứ liệu khoa học trong việc định hướng phát triển văn hóa nói chung, đề ra những giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nông thôn nói riêng, đặc biệt là định hướng cho các giá trị văn hóa mới hình thành trong quá trình hội nhập và phát triển
về biến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1 Nhóm công trình liên quan đến cơ sở lý luận và lý thuyết nghiên cứu
Công ước ngày 17/10/2023 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có “xét đến mối tương quan chặt chẽ giữa di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa vật thể và di sản thiên nhiên” Đây là công trình liên quan đến cơ sở lý luận về cấu trúc văn hóa cho các công trình nghiên cứu văn hóa, xây dựng các văn bản pháp quy về văn hóa
Lý thuyết hiện đại hóa văn hóa của Talcott Parsons (1902-1979) yếu tố chứa đựng những biến đổi văn hóa từ môi trường nông thôn sang môi trường
đô thị Fredrik (1928-2016) là một trong những tác giả của lý thuyết của sự lựa chọn duy lý
Trang 7Công trình “Lý thuyết về biến đổi văn hóa - phương pháp luận về tiến hóa đa hệ” (Theory of Cuture Change - The Methodology of multilinear evolution của Tulian Haynes Steward - do University of Illinois) ấn hành tại Urbara năm 1955 Đề tài “Biến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm
1986 đến nay” sẽ vận dụng lý thuyết biến đổi văn hóa của tác giả khác nhau nhưng chủ yếu liên quan đến biến đổi của Julia Steward
1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về văn hóa và biến đổi văn hóa
1.1.2.1 Nhóm công trình liên quan đến văn hóa phát triển, công
nghiệp hóa, đô thị hóa nông nghiệp nông thôn
Emery N.Castle với công trình “ Công nghiệp hóa nông thôn ở vùng nông thôn nước Mỹ” Agriculture indurtrialization in the American Countryside), Henry A.Wallace, October 1998; Ralph L.Beals (American Anthzopolgist): cuộc sống đô thị, đô thị hóa và sự tiếp biến văn hóa (Urbasism, Urbanization and Acculturation) Article first published online:
28 Oct issue 2009 bởi American Anthropolgical Association Issue Volume
53, Issue Pages 1-10, January - March 1951 Đây là những công trình, những bài viết của những nhà nhân học đề cập đến những vấn đề đang thay đổi của nông thôn nước Mỹ trước những chiến dịch tác động của công nghiệp hóa
và đô thị hóa
1.1.2.2 Nhóm công trình nghiên cứu chung về biến đổi văn hóa và biến đổi văn hóa ở nông thôn
Nhóm công trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa nói chung
Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa ở các vùng nông thôn trong sự tương quan với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được nhiều nhà khoa học trong nước quan tâm khảo cứu như Ngô Đăng Thành và các cộng sự (2009) với công trình “các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” Bùi Thế Cường với công trình “góp phần tìm hiểu biến đổi xã hội ở Việt Nam hiện nay (2010) Nguyễn Minh Hoàn với công trình “công bằng xã hội trong tiến bộ xã hội” (2009)
Nhóm công trình nghiên cứu chung về biến đổi văn hóa nông thôn
Năm 2009, Nguyễn Phương Châm nghiên cứu về “Biến đổi văn hóa làng quê hiện nay” Công trình “đời sống văn hóa ở nông thôn, đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long” do Phan Hồng Giang chủ biên Giáo trình “Tiếp cận dưới góc độ xã hội học nông thôn” của Tống Văn Chung Công trình “xây dựng nông thôn mới - những vấn đề lý luận và thực tiễn”; xây dựng nông thôn mới khảo sát và đánh giá” “Biến đổi về xã hội và văn hóa ở các làng quê trong
Trang 8quá trình đô thị hóa tại Hà Nội” của Trần Hồng Yến Nguyễn Thị Phương Châm và Đỗ Lang Phượng (2016) công trình “Làng ven đô và sự biến đổi văn hóa - Trường hợp ở làng Xuân Định, huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội” Nguyễn Thị Phương Lan công bố công trình “Từ lúa sang Tôm” công trình này được GS.TS Lương Văn Huy đánh giá rất cao và được vận dụng nghiên cứu phù hợp với đề tài này
1.1.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về tỉnh Vĩnh Long
Một trong những tài liệu tham khảo quan trọng là cuốn “Địa chí Vĩnh Long” gồm 02 tập và 01 tập “Từ điển địa chí Vĩnh Long” Công trình xuất bản năm 2017 của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Cuốn “ Vĩnh Long xưa và nay” của Huỳnh Minh “Nhà gỗ dân gian truyền thống của người Vĩnh Long” của Nguyễn Xuân Hoành “ Quá trình đô thị hóa ở thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long (1986 - 2010)” của Huỳnh Trung Hiếu ”Quản lý nhà nước về di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long” của Huỳnh Thị Ngọc Lan (2017) “ Biến đổi văn hóa ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay” của Đinh Văn Hạnh và Nguyễn Tri Nguyên chỉnh biên (2020) “Văn hóa ẩm thực người Việt Tây Nam Bộ trong phát triển du lịch - trường hợp tỉnh Vĩnh Long.” của Nguyễn Diễm Phúc (2022)
1.1.4 Đánh giá chung về tổng quan tình hình nghiên cứu
Biến đổi văn hóa ở vùng nông thôn là một quá trình lịch sử diễn ra liên tục trên toàn thế giới Từ đó đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này NCS đã phân chia ra 3 nhóm vấn đề: (i) Nhóm công trình liên quan đến cơ cở lý luận, lý thuyết nghiên cứu; (ii) Nhóm công trình nghiên cứu về văn hóa và biến đổi văn hóa (iii) Nhóm công trình
nghiên cứu về tỉnh Vĩnh Long
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2.1 Hệ thống khái niệm liên quan đến đề tài
1.2.1.1 Khái niệm nông thôn, nông dân
Nông thôn: Theo Trần Minh Yến (2013) Nông thôn là cơ sở hạ tầng,
trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn so với thành
thị” (tr.14)
Nông dân: Ở Việt Nam, “nông dân” là lực lượng sản xuất chủ yếu để
nuôi sống xã hội
1.2.1.2 Khái niệm văn hóa, văn hóa nông thôn
Văn hóa: theo quan niệm về văn hóa của Trần Ngọc Thêm (2016)
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
Trang 9người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” Văn hóa nông thôn: “Văn hóa nông thôn” đa dạng, phong phú Ở mỗi
vùng nông thôn có một nền văn hóa đặc thù và văn hóa nông thôn mang tính truyền thống
1.2.1.3 Khái niệm biến đổi văn hóa
Biến đổi văn hóa: “Biến đổi văn hóa” là chủ đề đã được nhiều thế hệ
các khoa học xã hội nhân văn nghiên cứu Theo Nguyễn Phương Châm và Đỗ Lam Phương (2016) Đinh Văn Hạnh và Nguyễn Tri Nguyên và cộng sự
(2020)
1.2.2 Lý thuyết tiếp cận và khung lý thuyết nghiên cứu
1.2.2.1 Lý thuyết tiếp cận: (i) Lý thuyết hiện đại hóa (modernization,
modernization theory); (ii) Thuyết lựa chọn duy lý; (iii) Thuyết giao lưu và
tiếp biến văn hóa (Acculturation)
1.2.2.2 Khung lý thuyết nghiên cứu
Lý thuyết nghiên cứu về “Biến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nay”, chúng tôi dựa vào 2 cơ sở lý luận cơ bản sau:
Một là, lý thuyết về tọa độ của Văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm (1996); Hai là, có yếu tố tác động vào sự biến đổi văn hóa nông thôn
1.3 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đặc điểm tự nhiên
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm khu vực ĐBSCL, cách thành phố
Hồ Chí Minh 135km, là trung điểm của các giao lộ quan trọng bậc nhất trong hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ kết nối giữa miền Đông Nam Bộ - Tây Nam Bộ nên Vĩnh Long giữ vị thế quan trọng trong chiến lược phát triển chung của toàn vùng ĐBSCL Nhờ đó, Vĩnh Long trở thành nơi hội tụ và lan tỏa nhiều giá trị văn hóa của vùng đất Nam Bộ Vĩnh Long còn có hệ thống sông ngòi dày đặc, phân bố đều khắp trong tỉnh với trữ lượng phù sa cao đã tạo điều kiện cho việc chủ động tưới tiêu, thâm canh, tăng vụ, cải tạo đất, bảo đảm cho sự phát triển nông nghiệp,
nhất là nghề trồng lúa và cây ăn quả
1.3.2 Đặc điểm lịch sử hình thành tỉnh Vĩnh Long
Vĩnh Long là vùng đất có nhiều biến động từ giai đoạn lịch sử của những cuộc Nam tiến nối dài trong hằng trăm năm cho đến đời chúa Ninh Vương Nguyễn Phúc Chu; Nguyễn Phúc Khoát… và đã nhiều lần sáp nhập đổi tên Tháng 2/1976, Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng hòa
Trang 10miền Nam Việt Nam ban hành Nghị định thành lập tại miền Nam 21 đơn
vị hành chính trực thuộc Trung ương Tỉnh Vĩnh Long sáp nhập với Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa VIII tháng 5/1992, Quốc hội quyết định tách Cửu Long thành hai tỉnh là Vĩnh Long
và Trà Vinh Tại thời điểm tái thành lập tỉnh, Vĩnh Long có 5 huyện và một thị xã Tính đến năm 2022, Vĩnh Long có 6 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố với 94 xã, 5 thị trấn và 10 phường
1.3.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội - giáo dục
1.3.3.1 Đặc điểm kinh tế
Trong những năm gần đây, kinh tế Vĩnh Long liên tục phát triển và tăng trưởng; Thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng 1,75 lần, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 1,02%; đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo còn 1,16%
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá Khu vực nông thôn tiếp tục mở rộng và phát triển nhất là các làng nghề, ngành nghề truyền thống
Các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, năm 2020 chiếm 44,98%
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư đồng bộ Chương trình giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững được tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả
Các đô thị cơ bản phát triển đúng theo định hướng
Chương trình xây dựng nông thôn mới tạo sự chuyển biến khá toàn diện
1.3.3.2 Đặc điểm xã hội - giáo dục
Chính sách an sinh xã hội và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” được
thực hiện tốt Lao động, việc làm được triển khai đồng bộ, kịp thời Công tác giáo dục, đào tạo nghề chuyển biến tích cực, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được đẩy mạnh
Tiểu kết chương 1
Để có cơ sở nghiên cứu, lý luận, NCS đã tìm hiểu một số công trình liên quan đến biến đổi văn hóa văn hóa trong phát triển, giao lưu, hội nhập, văn hóa trong quá trình xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hay biến đổi văn hóa ở nông thôn, đô thị, làng xã trong thời kỳ đất nước chuyển sang kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trang 11Vĩnh Long là trung tâm khu vực ĐBSCL có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng
Tuy nhiên, sự biến đổi trong lĩnh vực kinh tế đã kéo theo nó sự chuyển đổi trong cơ cấu nghề nghiệp, quá trình di dân, dân số tăng nhanh… Trong lĩnh vực văn hóa đó là chuyển dịch - thay đổi từ những giá trị văn hóa nông thôn sang việc tiếp nhận thêm những giá trị hiện đại:
từ thẩm mỹ, giáo dục, nghệ thuật, giá trị gia đình, quan điểm cá nhân đến
sự thay đổi trong lối sống… Văn hóa nông thôn, tính bền vững của văn hóa nông thôn tồn tại và chuyển dịch trong quá trình tương tác với biến đổi kinh tế, xã hội
Đề tài luận án được thực hiện với mục đích tìm hiểu những biến đổi văn hóa vật chất, tinh thần ở vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long trên một số bình diện như văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể trong quá trình văn hóa nông thôn - làng xã chuyển sang phố thị
CHƯƠNG 2: BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VẬT THỂ Ở NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG
2.1 BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1 Văn hóa sản xuất nông nghiệp truyền thống
Trước đây nông dân Vĩnh Long chỉ canh tác lúa một vụ để thích ứng với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng Đến những năm 1980, hệ thống thủy lợi được nâng cấp để phục vụ sản xuất nông nghiệp, các giống lúa ngắn ngày, năng suất cao cũng được gieo, trồng phổ biến hơn Bên cạnh trồng lúa người dân Vĩnh Long còn trồng nhiều loại cây lương thực khác Trong văn hóa sản xuất nông nghiệp truyền thống, người dân sử dụng những nông cụ thô sơ, đơn giản
2.1.2 Những biến đổi trong văn hóa sản xuất nông nghiệp
Từ sau năm 1986 đất nước ta chuyển mình phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Cơ chế quan liêu bao cấp từng bước được xóa bỏ hoặc thay đổi thể thức thực hiện
Đến thập niên 90 của thế kỷ XX, văn hóa canh tác nông nghiệp của nông dân Vĩnh Long càng biến đổi mạnh mẽ hơn trong việc sử dụng phân bón, thuốc tăng trưởng, canh tác tiên tiến như IPM, “3 giảm 3 tăng” được phổ biến rộng rãi; cấy ghép, nhân giống, lai tạo con giống, xử lý cây trồng
ra trái nghịch mùa Ngoài ra, nông dân ở Vĩnh Long còn biết ứng dụng khoa học công nghệ để đưa nông sản lên các sàn giao dịch thương mại
Trang 12điện tử…và chủ động trang bị những tri thức khoa học, công nghệ áp dụng vào trong sản xuất nông nghiệp
2.2 BIẾN ĐỔI VĂN HÓA ẨM THỰC
2.2.1 Văn hóa ẩm thực truyền thống
Đối với người nông dân tỉnh Vĩnh Long, các món ăn từ thủy sản nước ngọt chính là sản vật vô giá mà môi trường thiên nhiên ban tặng nên nguồn nguyên liệu chế biến trong ẩm thực cũng hết sức phong phú Cách thức chế biến món ăn cũng rất đơn giản
Các vùng nông thôn Vĩnh Long vào những ngày lễ tết, đám tiệc, tang
ma cũng không có quá nhiều khác biệt so với ngày thường về cách thức chế biến, xuất xứ - nguồn gốc của các món ăn, thức uống Vì vậy, một trong những giá trị tốt đẹp được thể hiện qua các bữa ăn trong dịp lễ, đám tiệc, tang ma của người dân nông thôn Vĩnh Long là tính cố kết cộng đồng được thể hiện rất rõ nét
2.2.2 Những biến đổi trong văn hóa ẩm thực
Sự thay đổi văn hóa ẩm thực có thể nhận thấy rõ vào dịp lễ, tết Ngày nay hầu hết đã thuê các dịch vụ nấu đám để phục vụ thay vì huy động những thành viên trong gia đình và hàng xóm tham gia nấu nướng Nhiều món ăn vốn trước đây được xem là “cây nhà lá vườn” rất dân dã lại trở thành món
“đặc sản”
2.3 BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TRANG PHỤC
2.3.1 Văn hóa trang phục truyền thống
Mỗi vùng văn hóa khác nhau có những đặc trưng văn hóa trang phục khác nhau Chỉ có một vài khác biệt trong trang phục lao động sản xuất, trang phục trong lễ, tết, hội, hè
2.3.2 Những biến đổi trong văn hóa trang phục
Từ năm 1986 đến nay, văn hóa trang phục của người dân ở vùng nông thôn Vĩnh Long đã thay đổi khá nhiều Những bộ đồ bà ba, chiếc khăn rằn truyền thống giờ chỉ còn xuất hiện trên các chương trình ca múa nhạc, hoạt cảnh, điện ảnh, hội họa, sự kiện văn hóa – chính trị
Ngoài ra, ở vùng nông thôn ngày nay còn có sự xuất hiện phổ biến phong cách trang phục công sở Trang phục cưới ở vùng nông thôn ngày nay đều thuê mướn trang phục hiện đại Trang phục lớp trẻ ngày nay thay đổi theo thời trang, theo “mốt”
2.4 BIẾN ĐỔI VĂN HÓA CƯ TRÚ - NHÀ Ở
2.4.1 Văn hóa cư trú - nhà ở truyền thống
Trang 13Vĩnh Long bị chia cắt bởi mạng lưới sông ngòi, kênh rạch, đồng thời
do giao thông đường bộ kém phát triển, trong khi giao thông đường thủy chiếm phần lớn, nên người dân thường chọn những giồng đất bên bờ sông, rạch để lập làng, ấp, thôn xóm
Do khí hậu ôn hòa với hai mùa mưa - nắng, ít gió lớn, bão như nhiều vùng miền khác, do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nên phần lớn nhà của người dân ở vùng nông thôn Vĩnh Long trước đây được làm bằng những nguyên vật liệu đơn giản, dễ kiếm, dễ làm Về thiết kế, nếu là nhà một gian thì gồm hai cột cái, hai gian là ba cột cái Đây đã trở thành nét văn hóa cư trú đặc trưng của những gia đình nông dân ở Vĩnh Long trước kia
2.4.2 Những biến đổi văn hóa cư trú - nhà ở
Ngày nay do đời sống kinh tế, sinh kế, văn hóa cư trú – nhà ở của người dân ở những vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long có nhiều biến đổi Nhiều người dân không còn quan niệm chọn nơi cư trú lâu dài gần sông, kênh, rạch mà thay vào đó, những mảnh đất “cận lộ”, “cận thị” là lựa chọn ưu tiên
Về kiến trúc và vật liệu xây dựng nhà ở các vùng nông thôn Vĩnh Long cũng thay đổi rất nhiều Những căn nhà được xây cất bằng các vật liệu tự nhiên đã trở nên hiếm hoi, thậm chí không còn Thay vào đó, những căn nhà được xây dựng theo kiến trúc hiện đại, bằng các vật liệu kiên cố
2.5 BIẾN ĐỔI VĂN HÓA GIAO THÔNG (ĐI LẠI)
2.5.1 Văn hóa giao thông truyền thống
Văn hóa giao thông đường thủy
Do trước đây mạng lưới giao thông đường bộ chưa phát triển nên phương tiện đi lại chính của người dân vùng đất Vĩnh Long chủ yếu là ghe, xuồng và thuyền Đây cũng là nét văn hóa giao thông đặc trưng của vùng sông nước Tây Nam Bộ nói chung và Vĩnh Long nói riêng
Văn hóa giao thông đường bộ
Trước năm 1986, đường bộ bước đầu được hình thành Những con đường đất này được phục vụ cho việc đi lại của người đi bộ, xe trâu, xe
bò hay người cáng kiệu cho quan… Đến khi chiếm được vùng Vĩnh Long, Pháp từng bước xây dựng, mở rộng một số tuyến đường bộ; một số tuyến chính được rải đá, trải nhựa đường; xây cầu bắc qua nhiều con sông, kênh,