Biến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nayBiến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nay
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nhận diện sự biến đổi văn hóa vật thể và phi vật thể vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long trong quá trình đổi mới từ năm 1986 đến năm 2022 Từ những biến đổi cơ học qua nghiên cứu định lượng các chỉ tiêu về kinh tế, đời sống vật chất để đi tìm những biến đổi trong văn hóa con người nông dân, những biến đổi định tính trong tư duy, tâm thức, suy nghĩ của các thế hệ người nông dân tỉnh Vĩnh Long trong quá trình gần 40 năm đổi mới.
Những biến đổi đó là cơ sở để nghiên cứu sinh xem xét, luận bàn, giải mã những nguyên nhân, những vấn đề đặt ra theo lý thuyết lựa chọn hợp lý, sự thích nghi của người dân ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long trong quá trình phát triển cơ chế thị trường từ năm 1986; quá trình hội nhập quốc tế, đô thị hóa mạnh trong những năm gần đây; sự biến đổi kinh tế - xã hội dẫn đến những nguy cơ mai một, biến đổi không phù hợp với văn hóa truyền thống người Việt ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long.
- Nhận diện được đặc trưng văn hóa vật thể, phi vật thể truyền thống, hiện đại đang hiện hữu ở vùng nông thôn của tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
- Nhận diện sự biến đổi tích cực và chưa tích cực về giá trị văn hóa truyền thống xét ở khía cạnh vật thể, phi vật thể ở một số vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long.
- Phân tích, giải mã được nguyên nhân làm biến đổi (hai chiều) những thành tố, những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của người dân tại một số vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến 2022.
- Nhận diện những sự khác biệt về tự nhiên sinh thái, xã hội nhân văn, sự khác biệt của nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Vĩnh Long tác động đến biến đổi văn hóa truyền thống – hiện đại.
- Tìm hiểu được tâm tư, nguyện vọng, tâm thức, tâm lý, sự lựa chọn của người dân ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long trong quá trình biến đổi kinh tế - xã hội, dẫn đến sự biến đổi văn hóa vật thể, phi vật thể ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Nông thôn tỉnh Vĩnh Long có những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể truyền thống nào?
- Những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể truyền thống ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long biến đổi như thế nào? Tác nhân của những biến đổi đó là gì?
- Tâm tư, nguyện vọng, sự lựa chọn về văn hóa vật thể, phi vật thể của người dân ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long trong quá trình biến đổi kinh tế - xã hội, dẫn đến sự biến đổi văn hóa vật thể, phi vật thể ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long như thế nào trong thời gian tới?
Giả thuyết 1: Nông thôn tỉnh Vĩnh Long có những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể rất phong phú, đa dạng, chứa đựng những thành tố văn hóa mang đậm sắc thái văn hóa nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Giả thuyết 2: Những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể truyền thống ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long biến đổi theo quá trình đổi mới về kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, trong đó có những biến đổi theo những chiều hướng tích cực, cũng có những biến đổi theo chiều hướng chưa tích cực.
Giả thuyết 3: Người nông dân ở Vĩnh Long luôn có sự lựa chọn về các thành tố văn hóa vật thể, phi vật thể trong quá trình biến đổi kinh tế - xã hội theo xu hướng phát triển của thời đại, đồng thời luôn có ý thức bảo tồn văn hóa truyền thống kết hợp với tiếp thu, tiếp biến những tinh hoa văn hóa của thế giới trong quá trình hội nhập quốc tế.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Văn hóa là đối tượng của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn Văn hóa học vừa là khoa học độc lập, vừa có tính liên ngành như dân tộc học, nhân học, lịch sử, nghệ thuật, tôn giáo tín ngưỡng… trong thực hiện đề tài nhằm sử dụng các kết quả nghiên cứu các ngành khoa học xã hội và nhân văn làm tài liệu nghiên cứu các hiện tượng, quá trình vận động, biến đổi của văn hóa trong một chỉnh thể; có đánh giá khách quan những biến đổi văn hóa nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Độ lớn của mẫu là 500 Đối tượng thực hiện khảo sát là người nông dân tại 3 xã, 12 thôn ở các huyện Vũng Liêm, Trà Ôn và thị xã Bình Minh Cách thức điều tra là phát phiếu điều tra cho các đối tượng chủ yếu là nông dân trồng lúa, trồng rau, trong đó có một số nông dân có buôn bán nhỏ trong thôn, ấp, một số cán bộ xã và cán bộ Sở, Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn, cán bộ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Nhà nghiên cứu văn hóa Tỷ lệ 55% là nam giới, 45 % là nữ giới Độ tuổi 65 % trên 40 tuổi, 35% dưới 40 tuổi Nội dung khảo sát là đánh giá sự biến đổi trong văn hóa sản xuất nông nghiệp, ẩm thực (ăn, uống), trang phục, giao thông (đi lại), cư trú (nhà ở), làng nghề, lễ hội truyền thống; đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán Các mức độ được đưa vào thang đánh giá gồm: biến đổi rất nhiều, biến đổi nhiều, biến đổi tương đối nhiều, ít biến đổi và không biến đổi Trong quá trình thực hiện cuộc khảo sát này, nghiên cứu sinh nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhiều cán bộ đang công tác ở cơ sở, nghiên cứu sinh sử dụng phần mềm SPSS để phân tích kết quả khảo sát 500 phiếu; cùng với các số liệu thống kê, điền dã dân tộc học, phương pháp chuyên gia có dữ liệu về những biến đổi văn hóa nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến 2022.
- Phương pháp điền dã dân tộc học: Phương pháp này được thực hiện thông qua 9 cuộc điền dã thực địa từ cuối năm 2021 đến giữa năm 2022 trên nhiều khu vực nông thôn ở Vĩnh Long, trong đó tập trung nhất là các ấp An Điền, An Thành, Cầu Đá, xã Trung Hiếu; ấp Trường Định, ấp Quang Minh, Quang Bình xã Quới An, huyện Vũng Liêm; ấp Trà Son, Vĩnh Hòa, Vĩnh Thành thuộc xã Hựu Thành; ấp Ngãi Hòa, Hiệp Hòa, Hiệp Nghĩa thuộc xã Hòa Bình, huyện Trà Ôn và ấp Mỹ Lợi,
Mỹ Hưng, Mỹ Tâm thuộc xã Mỹ Hòa, Phường Cái Vồn, Khóm 1,2,3 thuộc phường Thành Phước thị xã Bình Minh Trong mỗi đợt điền dã dân tộc học, nghiên cứu sinh kết hợp ghi chép các số liệu thống kê, quan sát thực địa, chụp hình và phỏng vấn sâu nhiều người dân tại những địa phương trên để có thêm cơ sở khoa học cho đề tài.
Cụ thể, nghiên cứu sinh đã tiếp cận 205 hộ gia đình để nghiên cứu (huyện Vũng Liêm: 72 hộ, huyện Trà Ôn: 46 hộ và thị xã Bình Minh 87 hộ); 79 lễ cưới (huyện Vũng Liêm: 28 lễ, huyện Trà Ôn: 32 lễ và thị xã Bình Minh: 19 lễ), 19 lễ tang (huyện Vũng Liêm: 11 đám, huyện Trà Ôn: 5 đám và thị xã Bình Minh: 03 đám), 27 đám tiệc và các sự kiện tín ngưỡng, tôn giáo khác (huyện Vũng Liêm: 09 đám, huyện Trà Ôn: 11 đám và thị xã Bình Minh: 07 đám).
- Phương pháp phỏng vấn : Phương pháp này được thực hiện trong các đợt điền dã thông qua tổ chức 20 cuộc phỏng vấn với các đối tượng khác nhau (Nông dân trồng lúa 08, trồng rau 01, cán bộ các ngành, các cấp 07, sinh viên 02, linh mục
01, sư 01 ở các lứa tuổi, giới tính, các nghề trồng lúa, trồng rau, dịch vụ nông nghiệp, các cán bộ quản lý các ngành liên quan ở các cấp thôn, ấp, xã, huyện, tỉnh, các nhà nghiên cứu về văn hóa (xem phụ lục biên bản phỏng vấn) Những ý kiến thông qua phỏng vấn sâu đã giúp nghiên cứu sinh có những nhìn nhận đa chiều hơn về các vấn đề được nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích (lịch đại và đồng đại): NCS thu thập các số liệu thống kê từ nguồn dữ liệu được lưu trữ tại các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, từ thực tiễn thông qua hoạt động điền dã tại các địa phương được nghiên cứu Nội dung thu thập thống kê gồm: diện tích đất sản xuất nông nghiệp, số món ăn truyền thống/hiện đại; trang phục, số lượng khu vực dân cư định cư dọc sông, ngòi, kênh, rạch; đường giao thông và văn hóa giao thông, làng nghề truyền thống, đời sống tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, Các số liệu thống kê được thu thập từ năm 1986 đến 2022 dù chưa đầy đủ do những hạn chế trong việc lưu trữ dữ liệu, nhưng ở một mức độ nào đã giúp nghiên cứu sinh có những so sánh vừa lịch đại và đồng đại đối với những biến đổi văn hóa ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long tại các địa bàn được nghiên cứu.
- Ngoài các phương pháp trên, còn sử dụng các cách tiếp cận khác trong từng phần của luận án như:
+ Cách tiếp cận hệ thống – cấu trúc: Đặt văn hóa trong toàn hệ thống của xã hội: Văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể, đời sống văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của người nông dân; lĩnh vực chính trị, kinh tế; xem xét mối quan hệ giữa văn hóa với toàn bộ hệ thống ở những chiều, cạnh chung và riêng của văn hóa.
+ Cách tiếp cận không gian văn hóa: Các biểu đạt văn hóa cần tồn tại trong một không gian (tọa độ) nhất định, bao gồm môi trường tác động và thời gian Các yếu tố đó tương tác với văn hóa và tương tác lẫn nhau Do vậy, phải đặt văn hóa trong một tọa độ nhất định để nghiên cứu các chiều tương quan với văn hóa Không gian văn hóa mà đề tài tập trung nghiên cứu là ở các vùng nông thôn Vĩnh Long.
+ Cách tiếp cận lịch sử văn hóa: Các giá trị văn hóa được sáng tạo trong lịch sử, được bồi đắp, tích lũy, lựa chọn và giao lưu - tiếp biến trong chiều dài lịch sử của các cộng đồng Cách tiếp cận này thể hiện quan điểm triết học duy vật biện chứng lịch sử khi đặt các vấn đề cần nghiên cứu trong một “dòng chảy” của thời gian Trong “dòng chảy” đó, những sự vận động, thay đổi của các giá trị văn hóa là tất yếu Trong đề tài này, cách tiếp cận lịch sử văn hóa cho phép nghiên cứu sinh nhận diện được những thay đổi của các giá trị văn hóa vật chất, tinh thần trong giai đoạn 1986 cho đến 2022.
+ Tiếp cận văn hóa trong giao lưu – tiếp biến: Với cách tiếp cận này, nghiên cứu sinh cho rằng những biến đổi các giá trị văn hóa ở các vùng nông thôn tỉnhVĩnh Long là kết quả của quá trình giao lưu – tiếp biến văn hóa giữa nhiều cộng đồng trong một thời gian dài Quá trình đó diễn ra từ không gian địa lý thật, đến không gian ảo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về sự biến đổi của các hình thái, đặc trưng và giá trị văn hóa ở nông thôn nói chung, trong đó có nông thôn tỉnh Vĩnh Long trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế sâu rộng, công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn: Phác họa bức tranh về quá trình và các xu hướng biến đổi của các thành tố văn hóa nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long trong bối cảnh nói trên.
Giúp các nhà lãnh đạo, quản lý văn hóa có thêm cứ liệu khoa học trong việc định hướng phát triển văn hóa nói chung, đề ra những giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nông thôn nói riêng, đặc biệt là định hướng cho các giá trị văn hóa mới hình thành trong quá trình hội nhập và phát triển ở tỉnh Vĩnh Long trong bối cảnh hiện nay.
BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính văn của luận án được chia làm 4 chương:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1 Nhóm công trình liên quan đến cơ sở lý luận và lý thuyết nghiên
Công ước ngày 17/10/2003 của UNESCO là một công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có “xét đến mối tương quan chặt chẽ giữa di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể và di sản thiên nhiên” 1 Đây là công trình liên quan đến cơ sở lý luận về cấu trúc văn hóa theo hướng phân chia văn hóa vật thể và phi vật thể Đây cũng là định hướng cấu trúc văn hóa cho các công trình nghiên cứu văn hóa, xây dựng các văn bản pháp quy về văn hóa Trong đó có Luật
Di sản văn hóa Luật Di sản văn hóa số 10/VBHN, ngày 23/7/2013 được Quốc hội ban hành là văn bản hợp nhất Luật Di sản văn hóa Trong đó, mục giải thích từ ngữ đã làm rõ nội hàm của văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể (Văn phòng Quốc Hội,
2013, Văn bản hợp nhất Luật Di sản văn hóa tr.1).
Công trình “Văn hóa nguyên thủy” của tác giả Tylor Edward là công trình quan trọng trong nghiên cứu biến đổi văn hóa theo xu thế ủng hộ thuyết tiến hoá văn hoá khi phân chia xã hội theo thứ bậc đơn tuyến và chung mẫu hình biến đổi xã hội và văn hoá công trình “Văn hóa nguyên thủy” gồm 02 tập: “The origins of primitive culture” và “Religion in primitive culture”, xuất bản tại London năm 1874 cho rằng “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội”.
Lý thuyết Hiện đại hóa văn hóa của Talcott Parsons (1902 – 1979), yếu tố chứa đựng những biến đổi văn hóa từ môi trường nông thôn sang môi trường đô thị (đô thị hóa) nhấn mạnh 5 chiều kích trong tiến hóa và hiện đại hóa trong quan hệ và thiết chế xã hội ở các địa phương bao gồm các thành tố văn hóa vật thể và phi vật thể.
1 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Cong-uoc-bao-ve-di-san-van-hoa-phi-vat-the-130943.aspx(truy cập 26 10/2023)
Fredrik Barth (1928 – 2016) là một trong những tác giả của Thuyết sự lựa chọn duy lý Đây là dòng chính luận về sự lựa chọn của mỗi con người Theo đó, con người được hiểu là tập hợp các cá nhân có khả năng lựa chọn lý tính đối với các hành vi đời sống văn hóa xã hội của riêng mình và văn hóa cộng đồng được hình thành và vận hành trên nền tảng của sự lựa chọn lý tính ấy.
Công trình “Lý thuyết về biến đổi văn hóa - Phương pháp luận về tiến hóa đa hệ” (Theory of Cuture Change - The Methodology of Multilinear evolution) của Julian Haynes Steward do University of Illinois ấn hành tại Urbana năm 1955 Theo tác giả, mỗi nền văn hóa có cách tiến hóa khác nhau tùy thuộc vào những điều kiện đặc thù của nền văn hóa đó Để chứng minh nhận định này, ông tiến hành nghiên cứu so sánh các cách tiến hóa của nhiều nền văn hóa qua phân tích quá trình phát triển lịch sử của mỗi nền văn hóa Ông đặc biệt quan tâm đến vai trò quan trọng của điều kiện môi trường trong sự biến đổi mang tính tiến hóa của văn hóa Đề tài: “Văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long, truyền thống và biến đổi” sẽ vận dụng lý thuyết về biến đổi văn hóa của các tác giả khác nhau nhưng chủ yếu theo lý thuyết liên quan đến biến đổi của Julian Steward.
1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về văn hóa và biến đổi văn hóa Đây là nhóm các công trình nghiên cứu có nhiều nội dung liên quan đến văn hóa và biến đổi văn hóa nên có thể chia các nhóm nhỏ như sau:
1.1.2.1 Nhóm công trình liên quan đến văn hóa phát triển, công nghiệp hóa, đô thị hóa nông nghiệp nông thôn
Emery N Castle với công trình “Công nghiệp hóa nông nghiệp ở vùng nông thôn nước Mỹ” (Agricultural industrialization in the American countryside), Henry
A Wallace, October 1998; Ralph L Beals (American Anthropologist): Cuộc sống đô thị, đô thị hóa và sự tiếp biến văn hóa (Urbanism, Urbanization and Acculturation) Article first published online: 28 OCT issue 2009 bởi American Anthropological Association Issue Volume 53, issue pages 1 - 10, January - March
1951 Đây là những công trình, bài viết của những nhà Nhân học đề cập đến những vấn đề đang thay đổi của nông thôn nước Mỹ trước những chuyển dịch tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa Những nghiên cứu về tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra trên nhiều bình diện, lĩnh vực văn hóa, xã hội, như sự gia tăng dân số, phát triển mạnh các khu công nghiệp gây nên sự căng thẳng về nguồn lực lao động và ổn định, an toàn xã hội; vai trò, chức năng gia đình suy giảm, những vấn đề gia đình nảy sinh: tỷ lệ ly hôn tăng đáng kể, phá vỡ cấu trúc gia đình truyền thống, vấn nạn tự tử báo động, làn sóng di dân ra thành thị, sự mất cân bằng về giới giữa thành thị và nông thôn Những vấn đề này được nghiên cứu ở nhiều góc độ tiếp cận và những phương pháp nghiên cứu đa ngành, liên ngành, liên văn hóa, phân tích hồi quy, thực chứng… Qua đó, đã cố gắng phác họa, đi sâu vào nghiên cứu những tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang diễn ra trên nhiều chiều khác nhau của đời sống văn hóa, xã hội.
Có thể kể một số trong nhiều công trình: Paul S F Yip, Ka Y Liu, Jianping
Hu and X M Song, “Tỷ lệ tự tử ở Trung Quốc trong thập kỷ diễn ra những thay đổi nhanh” (Suicide rates in China during a decade of rapid social changes); Karen A. Miller, “Tác động của công nghiệp hoá đến thái độ của nam giới về gia đình mở rộng và quyền của người phụ nữ: một nghiên cứu xuyên quốc gia” (the effects of industrialization on Men’s attitudes toward the extended family and women’s rights: A cross - national Study) do Tạp chí Hôn nhân và Gia đình, Journal of Marriage and Family, Vol.46, No.1 (feb , 1984), pp.153 - 160; Published by, National council on family relations; hay bài viết của nhóm nghiên cứu Sara R. Curran and Abigail C Saguy, “Migration and Cultural change: a role for gender and social networks?” (Di dân và thay đổi văn hóa: một vai trò giới và mạng xã hội?), Journal of International Women's Studies Volume 2, Issue 3 Article Đây là bài viết được nhóm tác giả nghiên cứu thu thập dữ liệu từ Thái Lan cùng tài liệu thứ cấp từ
Mỹ La tinh (nhóm di cư vùng Caribe), với nỗ lực chứng minh là mạng xã hội và giới tính là những yếu tố thiết yếu để hiểu về quá trình di cư và những thay đổi văn hóa.
Trong các công trình của Ronald Inglehart (2004), Human beliefs andValues: a cross-cultural sourceebook based on the 1999-2002 values surveys(Những niềm tin và giá trị con người: một nghiên cứu xuyên văn hóa dựa trên những kết quả khảo sát năm 1999 - 2002); và công trình “Culture shift in advanced industrial society” (Sự thăng trầm văn hóa trong xã hội công nghiệp phát triển),Publishsed by Princeton University Press 1990 là những nghiên cứu sâu về biến đổi các giá trị văn hóa thông qua một cuộc khảo sát toàn cầu.
Tác giả Ronald Inglehart (trên tạp chí Xã hội học): Globalization and postmodern values (Toàn cầu hóa và những giá trị hậu hiện đại, The Washington Quarterly volume 23, Issue 1, 2000 p.215 - 228); Version of record first published:
07 jan 2010… đã nhấn mạnh khi các nước trở nên công nghiệp hóa hơn, dường như người ta không tìm thấy mối quan hệ trực tiếp giữa sức mạnh tài chính và tình cảm tốt đẹp Trong khi thế giới hiện đại ưu tiên phát triển kinh tế thì xã hội hậu hiện đại sẽ đặt nhiều sự quan tâm hơn vào bảo vệ môi trường và văn hóa truyền thống.
Trong bài viết của Ronal Inglehart and Wayne “Modernization, cultural change and the persistence of traditional values” (Hiện đại hóa, thay đổi văn hóa và sự hiện diện những giá trị truyền thống), American Sociological Review; Vol 65,
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2.1 Hệ thống khái niệm liên quan đến đề tài
1.2.1.1 Khái niệm nông thôn, nông dân
Thuật ngữ “Nông thôn” có nội hàm được hiểu từ nhiều khía cạnh khác nhau. Theo Trần Minh Yến (2013): “Cho đến nay, nông thôn ở nước ta được hiểu là nơi sinh sống và làm việc của một cộng đồng bao gồm chủ yếu là nông dân, là vùng sản xuất nông nghiệp chính Nông thôn có cơ cấu hạ tầng, trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn so với thành thị” (tr.14) Theo V Staroverov – nhà xã hội học người Nga thì “Nông thôn với tư cách là khách thể nghiên cứu xã hội học về một phân hệ xã hội có lãnh thổ xác định đã định hình từ lâu trong lịch sử. Đặc trưng của phân hệ xã hội này là sự thống nhất đặc biệt của môi trường nhân tạo với điều kiện địa lý – tự nhiên ưu trội với kiểu loại tổ chức xã hội phân tán về mặt không gian” (trích theo Dương Văn Sơn, Nguyễn Trường Khánh, 2010, tr.27-28).
Lấy phạm vi hành chính của đô thị làm cơ sở, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn (Việt Nam) xác định: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn; được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã” (2009, điều 1) Có thể nói đây là khái niệm dù rất đơn giản, thể hiện bản sắc địa giới hành chính nhưng lại rất dễ hiểu và ứng dụng trong việc xác định nội hàm của khái niệm “nông thôn” Do đó, trong đề tài “Biến đổi văn hóa nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nay”, chúng tôi sử dụng khái niệm về
“nông thôn” của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn để chọn lựa các không gian nghiên cứu Theo khái niệm trên về “nông thôn” của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, tỉnh Vĩnh Long có 88 đơn vị hành chính cấp xã, tương ứng với 88 khu vực được coi là nông thôn Trong đó, thành phố Vĩnh Long không có đơn vị hành chính là vùng nông thôn, Vũng Liêm là huyện có nhiều vùng nông thôn nhất với 18 xã và TX Bình Minh là địa phương có ít vùng nông thôn nhất với 5 xã (Theo Vinhlong.gov.vn) Đây chính là địa bàn nghiên cứu chính về các biến đổi văn hóa từ năm 1986 đến 2022 ở Vĩnh Long.
Nông dân Ở Việt Nam, “nông dân” là lực lượng sản xuất chủ yếu để nuôi sống xã hội.
Họ tập hợp lại thành những chủ thể hoạt động của xã hội nông thôn Đó là đặc trưng của quần cư nông thôn, tạo thành những cách thức tổ chức đặc thù của các nhóm xã hội, các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng và giai cấp xã hội Đặc thù chung của nông dân là trình độ học vấn trung bình trong tổng số dân thấp hơn khu vực thành thị. Điều đó ảnh hưởng đến vị thế của họ trong cộng đồng xã hội nơi họ sinh sống. Người nông dân có tính cách riêng và tạo ra xã hội nông dân Xã hội nông dân được đặc trưng bởi lối sống nông dân, một lối sống mang đậm nét cộng đồng, thân thiện, thật thà, chất phát, đơn giản, đoàn kết trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, lối sống mang đậm nét truyền thống: tự cung tự cấp, tự sản và tự tiêu (Dương Văn Sơn, Nguyễn Trường Khánh, 2010, tr.53 - 54) Huỳnh Thanh Hiếu (2016) cũng quan niệm
“nông dân” “là lực lượng lao động đông đảo trong xã hội, có vai trò quan trọng trong chính trị, kinh tế - xã hội, sống ở nông thôn và lao động trong lĩnh vực nông nghiệp Nông dân là lực lượng xã hội có lịch sử hình thành lâu dài và sớm nhất so với một số giai tầng khác trong lịch sử phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội từ thời kỳ xuất hiện xã hội chiếm hữu nô lệ đến hiện nay” (tr.27).
Chúng tôi đồng thuận với quan điểm của những nhà nghiên cứu đi trước xem
“nông dân” là những người sống ở nông thôn và làm nông nghiệp với những đặc điểm về văn hóa, cơ cấu xã hội giàu tính truyền thống Với hướng tiếp cận này, những người sống ở nông thôn nhưng không tham gia sản xuất nông nghiệp thì cũng không thể được gọi là “nông dân” Tuy nhiên, khi đặt “nông dân” trong mối tương quan với những giá trị, bản sắc văn hóa vùng nông thôn, chúng ta thấy rằng dù nông dân là thành phần dân cư chính của các vùng nông thôn, là lực lượng sản xuất nông nghiệp chính, nhưng đây không là chủ thể duy nhất tạo nên hệ thống các giá trị văn hóa ở nông thôn Điều này càng đúng trong bối cảnh phát triển nông thôn hiện nay, bên cạnh thành phần dân cư làm nông nghiệp gọi là nông dân, thì còn có cả công nhân, tri thức, doanh nhân, người buôn bán nhỏ, chung quy lại tất cả những chủ thể này đều có những đóng góp quan trọng vào việc xây dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa nông thôn Đây là quan điểm lý luận mà chúng tôi sử dụng trong đề tài này.
1.2.1.2 Khái niệm văn hóa, văn hóa nông thôn
Vào thế kỉ XIX, thuật ngữ “văn hóa” được những nhà nhân loại học phươngTây sử dụng như một danh từ chính Những học giả này cho rằng văn hóa (văn minh) thế giới có thể phân loại ra từ trình độ thấp nhất đến cao nhất, và văn hóa của họ chiếm vị trí cao nhất Edward Burnett Tylor (1832 – 1917) là đại diện với quan điểm: Hiểu theo nghĩa dân tộc học rộng nhất, văn hóa hay văn minh là một thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và những khả năng hay tập quán khác mà con người thu nhận được trong tư cách là một thành viên của xã hội (Theo Lê Minh Tiến dịch, 2020, tr.41 - 42) Định nghĩa của Tylor trong một thời gian dài đã trở thành cơ sở lý luận cho nhiều nhà nhân học, dân tộc học trên thế giới Tuy nhiên sự đồng nhất “văn hóa” và “văn minh” của Tylor đã tạo nên những hệ lụy trong việc nhận định, đánh giá và phân cấp văn hóa giữa các tộc người trên thế giới, nên quan điểm của Tylor đã được cải tiến cho phù hợp hơn. Đến thế kỷ XX, khái niệm “văn hóa” trên thế giới đã thay đổi Văn hóa không xét ở mức độ thấp cao mà ở góc độ khác biệt A.L Kroeber và C.L. Kluckhohn quan niệm văn hóa là loại hành vi rõ ràng và ám thị đã được đúc kết và truyền lại bằng biểu tượng, và nó là thành quả độc đáo của nhân loại khác với các loại hình khác, trong đó bao gồm cả đồ tạo tác do con người làm ra (Trích theo Trần Quốc Vượng và cộng sự, 2011, tr.17) UNESCO cho rằng theo nghĩa rộng nhất:
Văn hóa hôm nay có thể là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những phong tục và những tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo, tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân (Trích theo Trần Quốc Vượng và cộng sự, 2011, tr.23). Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu cũng tiếp thu và đưa ra nhiều định nghĩa,khái niệm về “văn hóa” như nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng, Phan Ngọc, Hồ BáThâm…Trong đó, khái niệm “văn hóa” của Hồ Chí Minh rất đáng lưu tâm Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” (Trích theo Trần Quốc Vượng và cộng sự, 2011, tr.20) Quan niệm về “văn hóa” của Trần Ngọc Thêm (2016) cũng là một cơ sở lý luận quan trọng mà chúng tôi quan tâm Ông cho rằng “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” (tr.22 - 27) Ở đây, chúng tôi sử dụng khái niệm văn hóa của Trần Ngọc Thêm làm cơ sở lý luận chính.
Về mặt phân loại văn hóa, Trần Ngọc Thêm (1996) đã phân thành: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng: đời sống tập thể, đời sống cá nhân; văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội Các nhà nhân học thì phân chia văn hóa thành các thành tố: văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa xã hội (Trích theo Đinh Văn Hạnh, Nguyễn Tri Nguyên, 2020, tr.33
- 34) Tiếp thu và thừa hưởng những kết quả nghiên cứu trước đó, trong luận án này, chúng tôi phân thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần để nghiên cứu.
“Văn hóa nông thôn là một thuật ngữ mô tả tập hợp các giá trị, truyền thống, quan niệm và phong tục tập quán của cộng đồng dân cư sống ở vùng nông thôn Nó bao gồm các yếu tố như lối sống, nghệ thuật, văn hóa vật thể và phi vật thể, cũng như các quan hệ xã hội và giá trị tinh thần Văn hóa nông thôn thường phản ánh sự gắn kết mạnh mẽ với đất đai, công việc nông nghiệp, và lối sống truyền thống của cộng đồng nông dân” 3 Các tác giả Dương Văn Sơn và Nguyễn Trường Kháng (2010) cho rằng “văn hóa nông thôn đa dạng, phong phú Ở mỗi vùng nông thôn có một nền văn hóa đặc thù, hệ thống văn hóa nông thôn bao gồm nhiều thành tố, đặc điểm Trong đó, văn hóa làng xã và văn hóa giao tiếp là những nét văn hóa truyền thống đặc thù của cộng đồng nông thôn” Theo đó, văn hóa làng xã như một loại hình văn hóa tổ chức cộng đồng, được tổ chức chặt chẽ, gọn nhẹ theo những nguyên tắc khác nhau Sinh kế chính của vùng nông thôn là nông nghiệp, nên sự sinh tồn, phát triển của vùng nông thôn phụ thuộc nhiều yếu tố tự nhiên Cư dân trong làng xã phải liên kết với nhau để thích nghi và sinh tồn cùng tự nhiên Đó là cơ sở quan trọng để sinh ra tính cố kết cộng đồng trong văn hóa làng xã ở nông thôn Mặt khác, văn hóa làng xã còn thể hiện qua phong tục tập quán của làng Tính chất dân gian, quần chúng và tính cộng đồng, tập thể của làng xã là điểm độc đáo ở những vùng nông thôn Việt Nam Văn hóa làng xã còn thể hiện những giá trị tín ngưỡng dân gian của cộng đồng làng Thờ thần Thành Hoàng và những lễ hội truyền thống của các làng là sự điển hình cho đời sống tín ngưỡng của làng xã nông thôn Việt Nam (Dương Văn Sơn và Nguyễn Trường Kháng (2010), tr.81 - 82).
Nông thôn Vĩnh Long là một phần hữu cơ của tổng thể vùng nông thôn Việt Nam Do đó, quan điểm của Dương Văn Sơn và Nguyễn Trường Kháng về văn hóa làng xã ở nông thôn Việt Nam đã cho thấy việc chúng tôi xác định các khía cạnh nghiên cứu về biến đổi văn hóa tinh thần ở vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long là tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội truyền thống, phong tục, tập quán là có cơ sở lý luận.
Cũng theo Dương Văn Sơn và Nguyễn Trường Kháng (2010), “Văn hóa nông thôn” có những đặc trưng cơ bản sau:
- Mỗi cộng đồng làng xã ở mỗi vùng, miền nông thôn sẽ có các hệ giá trị văn hóa riêng Có “sự riêng” này là bởi văn hóa nông thôn là văn hóa của từng cộng đồng các tộc người, dòng họ, nhóm xã hội đặc thù với những nét văn hóa, phong tục riêng Điều đó tạo nên những sắc thái văn hóa nông thôn khác nhau Đặc điểm này thông thường được quy định bởi những điều kiện tự nhiên, sinh kế chính hoặc những điểm tương đồng về mặt văn hóa tộc người của cộng đồng ở vùng nông thôn đó.
- Văn hóa nông thôn luôn phản ánh nét văn hóa dân gian Lễ hội dân gian, nghề dân gian, trong đó nghề nông và những nghề thủ công gắn với nghề nông ở nông thôn là nét đặc thù của tính dân gian ở vùng nông thôn.
- Văn hóa nông thôn luôn có tính cộng đồng làng xã bền chặt Tính bền chặt này nhiều khi mạnh đến mức tạo nên tính tự trị của các làng xã Những câu như
“Bán bà con xa mua láng giềng gần”, “Phép vua thua lệ làng…là những minh chứng cho tính cố kết cộng đồng bền chặt ở những vùng nông thôn.
BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VẬT THỂ Ở NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG
BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1 Văn hóa sản xuất nông nghiệp truyền thống
Văn hóa sản xuất nông nghiệp truyền thống của người nông dân tỉnh VĩnhLong được thể hiện qua các khía cạnh khác nhau như tri thức chọn thời gian canh tác, chọn giống, phương thức và nông cụ canh tác, văn hóa tiêu thụ sản phẩm,… Vĩnh Long là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, quanh năm nước ngọt, ruộng lúa bao la, vườn rẫy hoa trái xum xuê, xanh tươi Tỉnh Vĩnh Long là một trong những vùng trọng điểm cung cấp các sản phẩm nông nghiệp của vùng Nam Kỳ xưa và nay. Ngay từ những ngày đầu khai hoang, đắp bờ, người dân luôn trau dồi, tích lũy các kinh nghiệm, tri thức dân gian trong quá trình lao động sản xuất Trước hết, người nông dân dựa vào con nước để quyết định thời điểm xuống giống sao cho đảm bảo năng suất cao nhất Theo Địa chí Vĩnh Long (Tập 1), “Từ tháng Giêng đến tháng 2,
3, 4 mực nước đều và thấp, tháng 5, 6 mực nước tối đa Nhưng từ tháng 7, 8, 9, 10,
11 thì nước dâng cao từ từ theo con nước và chảy lưu thông vào đồng ruộng, ngập lênh láng do con nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ xuống,…” (Tỉnh ủy - UBND Vĩnh Long, 2017a, tr.395) Với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp truyền thống trước kia phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, nên trong quá khứ, người nông dân Vĩnh Long canh tác cây lúa một vụ Bắt đầu mùa mưa (khoảng tháng 5 dương lịch đến tháng 1 – 2 dương lịch năm sau), người nông dân xuống giống lúa mùa chính vụ Để thích ứng với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng và không có nhiều loại giống ngắn ngày phù hợp, nên khi xưa, người nông dân Vĩnh Long thường chọn giống lúa có thời gian sinh trưởng dài ngày như lúa móng chim, nếp bầu hương, nếp than, tào túc, y đông túc, bo bo,… (Tỉnh ủy - UBND Vĩnh Long, 2017a, tr.400). Vào khoảng thời gian tháng 5 dương lịch, người nông dân bắt đầu gieo mạ để chuẩn bị vụ mùa Đầu tháng 6 dương lịch, họ sẽ tiến hành cấy dặm, tháng 9, 10 dương lịch cấy thật bằng hình thức cấy 1 hoặc 2 lần Nếu cấy mạ thì cấy tối đa 10 bụi lúa/tầm. Cấy lúa thì chỉ còn lại 8 bụi/tầm Nên khoảng cách giữa hai bụi lúa phụ thuộc kích thước của tầm chủ ruộng sử dụng Trước khi cấy lúa, người nông dân cày ải hoặc cày sau khi có mưa đầu mùa xuất hiện Đến tháng 8 – 9 dương lịch, khi nước lên đồng, đất phải được bừa, trục làm tơi nhuyễn và cỏ được làm sạch để chuẩn bị cho quá trình cấy lúa Nhưng ở những vùng trũng, đất chưa phát triển, người nông dân chỉ phát cỏ, bừa, trục hoặc không rồi cấy lúa. Đến những năm 1980 của thế kỷ trước, hệ thống thủy lợi được nâng cấp, tu bổ đồng bộ để phục vụ sản xuất nông nghiệp Các giống lúa ngắn ngày, năng suất cao cũng được gieo, trồng phổ biến hơn Vì vậy, người dân đã thay sản xuất lúa một vụ sang sản xuất lúa hai vụ là đông – xuân và hè – thu Giống lúa cho vụ đông – xuân có thời gian sinh trưởng dưới 120 ngày, nhưng sau này, thời gian rút ngắn chỉ còn 95 – 100 ngày Tuy nhiên, phụ thuộc vào từng vùng đất, khu vực, thời gian gieo trồng có khác nhau đôi chút Như huyện Trà Ôn, Vũng Liêm… nơi có vùng đất cao, đất ven sông, rạch thuận tiện về nguồn nước, vụ đông – xuân thường được bắt đầu gieo sạ từ tháng 10 – 11 dương lịch Đối với bắc Long Hồ, Tam Bình,… thuộc khu vực xa sông, đất thấp, người nông dân gieo sạ vào khoảng tháng 11 – 12 dương lịch do phải đợi nước rút Phần lớn diện tích vụ lúa đông – xuân đều sạ ướt Vụ mùa thu hoạch vào thời điểm tháng 2 – 4 dương lịch nên thời tiết khô ráo ít thất thoát, chất lượng lúa tốt (Tỉnh ủy - UBND Vĩnh Long, 2017a, tr.395 - 398).
Vụ hè – thu bắt đầu từ tháng 4 – 5 dương lịch và kết thúc vào tháng 8 – 9 dương lịch Giống lúa được sử dụng là loại ngắn ngày Do điều kiện tự nhiên là thường khô - ít mưa, nên bên cạnh hình thức sạ ướt, người nông dân cũng áp dụng phổ biến phương thức sạ khô để tiết kiệm lượng nước Đồng thời, lượng thóc được sạ cũng tăng hơn so với hình thức sạ ướt để bù phần hao hụt Ngoài ra, người nông dân Vĩnh Long còn học hỏi kỹ thuật sạ chay từ Cai Lậy, Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) để canh tác ba vụ và tránh lũ Sạ chay thường bắt đầu vào vụ hè – thu Các khu vực có địa hình thấp, trung bình và chân đất mùn hữu cơ thường cho sản lượng tốt, ổn định hơn khu vực có địa hình khác Khi vừa thu hoạch xong lúa đông - xuân, nông dân ủ giống và sạ ngay trên đất đó mà không làm đất Hạn chế của sạ chay là cây lúa dễ bị sâu bệnh do đã có sẵn từ vụ trước nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, sản lượng lúa Bên cạnh các vụ chính đông – xuân, hè – thu, nông dân Vĩnh Long còn tận dụng loại giống lúa ngắn ngày để lấp vụ hè – thu, thời gian gieo vào tháng 7 và cấy vào tháng 8 – 9 dương lịch Đồng thời, vụ lúa tái sinh do các chồi tái sinh của thân cây lúa vụ trước cũng được người nông dân áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và tránh lũ (Tỉnh ủy - UBND Vĩnh Long, 2017a, tr.398 - 399).
Bên cạnh cây lúa, người Vĩnh Long xưa còn biết trồng các cây lương thực khác như bắp nếp, bắp vàng, khoai lang, khoai đỏ, khoai tía, khoai sáp,… Các loại cây này chủ yếu được trồng trên khu vực đất gò, đất giồng cát hay trên bờ liếp vườn để phục vụ nhu cầu tại chỗ của người dân Trước giai đoạn 1954, Vĩnh Long còn nổi tiếng với những thửa ruộng được đắp bờ mới để trồng bí, cà, dưa hấu, dưa chuột, mướp, rau muống, đậu đen, đậu nành, đậu xanh, đậu đũa, bí đao,… Giống như canh tác lúa ở thời kỳ mới khai hoang, trồng trọt, kỹ thuật áp dụng trong suốt giai đoạn gieo trồng, sinh trưởng và đơm hoa kết trái của cây lương thực, thực phẩm rất thô sơ, đơn giản, phần lớn để thuận theo tự nhiên Người nông dân chưa am hiểu và chưa biết áp dụng đầu tư thâm canh, chưa sử dụng phân bón và các kỹ thuật nông nghiệp hiện đại nên năng suất cây trồng chưa cao Đặc biệt, vào những năm của thập niên 80, ở Tân Hưng, Bình Tân, nông dân đã nghiên cứu và biết trồng dưa hấu trên mô mùa nước nổi “Với kỹ thuật này, hằng năm vào khoảng trung tuần tháng 12 dương lịch, nông dân xuống giống dứt điểm để tận dụng thời gian trồng bằng cách độn các lục bình, rơm, bèo tai chuột, tro trấu bắt thành liếp xuống giống dưa, đến khi nước rút xuống là rễ vừa bắt vào đất tiếp tục sinh trưởng phát triển, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao” Ngoài ra, sau năm 1954, diện tích trồng cây ăn trái ở Vĩnh Long bắt đầu tăng nhanh với năng suất vượt trội hơn nhiều vùng khác ở ĐBSCL Để thu hoạch trái cây, người dân dựa vào những kinh nghiệm tích lũy được như màu sắc vỏ, mùi thơm,… để xác định độ chín Khi vận chuyển, trái cây được bảo quản trong các sọt tre, cần xé có lót rơm Với sự cần cù, chịu khó luôn sẵn sàng học hỏi các phương pháp kỹ thuật hay trong canh tác để thích ứng với điều kiện sinh thái, Vĩnh Long đã hình thành những vùng chuyên canh, cung cấp thực phẩm, rau củ như Lục Sĩ Thành (huyện Trà Ôn), Thuận An (huyện Bình Minh), Phước Hậu (huyện Long Hồ), vùng cây ăn trái nổi tiếng như bưởi Năm Roi (Bình Minh), nhãn tiêu (Long Hồ), cam sành (Tam Bình)… (Tỉnh ủy - UBND Vĩnh Long, 2017b, tr.405, 408).
Trong văn hóa sản xuất nông nghiệp truyền thống, người dân ở Vĩnh Long sử dụng những nông cụ thô sơ, đơn giản như phảng, bù cào, cái trang, cái cuốc,… Họ sáng tạo kết hợp một khúc gỗ uốn cong và một cái đế tam giác bằng sắt làm thành cái cày, đưa nước vào ruộng chỉ dựa vào sức người dùng gàu tát nước vào Khi ấy chưa có phân bón hóa học phổ biến, người nông dân chỉ cày dùi, dìm rơm rạ đã hoai mục xuống ruộng lúc cày (Tỉnh ủy - UBND Vĩnh Long, 2017b, tr.401) Trước năm
1986, phần lớn nông sản phục vụ cho nhu cầu tại chỗ của người dân trong tỉnh, buôn bán nhỏ ở các làng quê, một số ít khác được các thương lái thu gom để đưa đi tiêu thụ ở các đô thị lớn và các tỉnh, thành lân cận như Sài Gòn, Chợ Lớn,…
2.1.2 Những biến đổi trong văn hóa sản xuất nông nghiệp
Từ sau năm 1986, đất nước ta chuyển mình phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Cơ chế quan liêu bao cấp từng bước được xóa bỏ hoặc thay đổi thể thức thực hiện Điều đó đã tạo nên những biến đổi, thay đổi một cách toàn diện trong đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội ở Việt Nam Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Long cũng không ngoại lệ Trong tâm thức của những người lớn tuổi, thế hệ đã trải qua thời kỳ quan liêu bao cấp, kinh tế kế hoạch hóa từ trên xuống dưới và với mô hình hợp tác xã nông nghiệp thời đó, người nông dân chỉ biết nghe hiệu lệnh (kẻng, trống), chờ hiệu lệnh để về, với phương thức sở hữu chung, người nông dân không có quyền lựa chọn nên những cánh đồng, vựa lúa cả nước biến thành những cánh đồng "chung không ai khóc" Sống giữa vựa lúa Đồng bằng Sông Cửu Long mà không có gạo ăn Đến Đại hội VI (1986), với việc đổi mới tư duy mà chủ yếu là tư duy kinh tế, với chủ trương mở cửa, từ bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, người nông dân bắt đầu có quyền lựa chọn nuôi con gì? Trồng cây gì? Bằng cách nào? Tri thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp bắt đầu trỗi dậy, người nông dân bắt đầu dồn hết sức lực, tâm huyết và niềm tin vào sản xuất nông nghiệp.
Có thể nói, nguyên nhân lớn nhất, căn cơ nhất của biến đổi văn hóa sản xuất nông nghiệp chính là đổi mới cơ chế Cái quan trọng nhất mà người nông dân bắt đầu thay đổi là quyền sở hữu đất đai Ông K, người nông dân lớn tuổi đã trải qua thời kỳ trước năm 1986 cho biết: "Mãi hơn mười năm sau kể từ ngày Giải phóng 1975, chúng tôi mới được chia ruộng, bắt đầu mới có lúa, có gạo Đúng là khi chúng tôi được giao đất, giao ruộng là bắt đầu có lúa, có gạo ăn và có gạo để bán" (Trích BBPV số 3) Lý thuyết lựa chọn duy lý từ những thế kỷ trước bắt đầu được thể hiện trên cánh đồng lúa và trong văn hóa nông thôn Việt Nam, trong đó có vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long.
Thuyết Hiện đại hóa của Talcott Parsons đề cập tới vấn đề biến đổi văn hóa trong quá trình công nghiệp hóa, công nghệ hóa, hiện đại hóa từ môi trường nông thôn truyền thống sang môi trường ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại, từ văn hóa làng xã truyền thống đậm chất tiểu nông sang văn hóa tư duy công nghiệp Đây là quá trình chuyển đổi từ trong tâm thức, tư duy, suy nghĩ của người nông dân, từ môi trường sản xuất nông nghiệp lạc hậu sang môi trường ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, cũng là từ thế hệ lớn tuổi hơn sang thế hệ trẻ hơn Việc phân tích, đánh giá biến đổi văn hóa trong giai đoạn này vận dụng thuyết hiện đại hóa là phù hợp Giai đoạn từ những năm 2000 đến 2022 là quá trình đất nước chuyển đổi sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa Hệ thống hạ tầng sản xuất nông nghiệp được nhà nước đầu tư xây dựng Đến năm 2022, hệ thống thủy lợi nội đồng tương đối hoàn chỉnh như hệ thống đê bao khép kín, kênh mương nội đồng cấp, thoát nước hoàn thiện Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long, tính đến tháng 4 năm 2022, toàn tỉnh có đê bao (bờ bao) 405 tuyến với tổng chiều dài là 3.642 km; cống hở, cống tròn (bọng) có 6.046 cái; đập nhỏ (đập kiên cố hóa) 627 cái; kè 46 tuyến với tổng chiều dài 15,33 km; trạm bơm 17 trạm (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long, 2022, tr.1) Nhờ sự hỗ trợ của hệ thống thủy lợi này, nông dân Vĩnh Long hiện đã thuận lợi hơn rất nhiều trong việc canh tác nông nghiệp Từ đó, văn hóa canh tác nông nghiệp bắt đầu thay đổi theo chiều hướng tích cực Họ chuyển những vùng canh tác từ 1, 2 vụ/năm sang canh tác
2, 3 vụ/năm Xen kẽ những vụ chính, người nông dân cũng tích cực thâm canh cây trồng Đến thập niên 90 của thế kỷ XX, văn hóa canh tác nông nghiệp của nông dânVĩnh Long càng biến đổi mạnh mẽ hơn trong việc sử dụng phân bón, thuốc tăng trưởng cùng các phương pháp canh tác tiên tiến như IPM, 3 giảm 3 tăng được phổ biến rộng rãi; những thành tựu của khoa học công nghệ như cấy ghép, nhân giống,lai tạo con giống, xử lý cây trồng ra trái nghịch mùa,… ngày càng hiện diện sâu rộng trong văn hóa canh tác nông nghiệp của người nông dân ở Vĩnh Long Nhờ đó,năng suất cây trồng, vật nuôi tăng lên đáng kể Điều đó dẫn đến, văn hóa kinh doanh nông sản cũng thay đổi theo Thay vì chỉ phục vụ thị trường trong tỉnh, thì nay nhiều nông sản của nông dân Vĩnh Long còn được trưng bày ở nhiều trung tâm thương mại trong nước và đưa đi xuất khẩu nước ngoài Đặc biệt, với sự phát triển của thương mại điện tử, mạng xã hội, nhiều nông dân ở Vĩnh Long đã biết ứng dụng công nghệ để đưa nông sản lên các sàn giao dịch thương mại điện tử, trang bán hàng online của nhiều cá nhân thông qua ứng dụng tiktok, facebook, zalo… ThuyếtHiện đại hóa cho chúng ta nghiên cứu về sự biến đổi văn hóa theo thời gian và theo chiều hướng phát triển toàn diện cả về hiện đại hóa kinh tế thị trường trong xu thế hội nhập với thế giới Một thay đổi quan trọng trong văn hóa canh tác nông nghiệp của nông dân ở Vĩnh Long là ý thức về xây dựng thương hiệu vùng nông sản để gia tăng giá trị thương mại, tăng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất nông nghiệp Điển hình như các vùng trồng bưởi ở huyện Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn, TX BìnhMinh; các vùng trồng xoài ở huyện Vũng Liêm, Tam Bình, Bình Tân; vùng trồng cam như huyện Trà Ôn, Tam Bình, Vũng Liêm; vùng trồng sâu riêng ở huyện Vũng
Liêm, Mang Thít, Tam Bình;… (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long, 2022, tr.7).
Một khía cạnh khác cũng thể hiện sự thay đổi trong văn hóa canh tác nông nghiệp của nông dân Vĩnh Long là thái độ, ý thức và nhận định của họ về sự ảnh hưởng của tự nhiên đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Ngày nay, với sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của khoa học về nông nghiệp, khoa học về đất đai, khí hậu, người nông dân không còn có trạng thái bị động theo kiểu “trông trời, trông đất, trông mưa” khi canh tác nông nghiệp Thay vào đó, họ chủ động lựa chọn hướng đi cả về đầu tư kinh phí lẫn trang bị những tri thức khoa học, công nghệ áp dụng vào trong nông nghiệp để chủ động ứng phó, thích ứng với những điều kiện của tự nhiên về mưa, nắng, gió, thổ nhưỡng, sâu bệnh,… để đảm bảo năng suất cây trồng, vật nuôi Hình ảnh những nhà lưới, nhà kính để trồng cây ăn trái, rau củ; hình ảnh những trang trại sản xuất quy mô lớn có máy móc, thiết bị theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, để điều tiết lượng nước tưới cho phù hợp và ngày càng phổ biến ở nhiều vùng nông thôn Vĩnh Long là minh chứng cho sự thay đổi đó (Hình 1, 2, 3) Qua khảo sát
500 nông dân ở Vĩnh Long, có 89,3% tự nhận thấy rằng “Văn hóa sản xuất nông nghiệp” biến đổi rất nhiều và càng khẳng định sự vận dụng thuyết lựa chọn duy lý vào nghiên cứu là phù hợp Cụ thể ở Biểu đồ 2.1.
Biểu đồ 2.1 Thể hiện tỷ lệ đánh giá mức độ biến đổi văn hóa sản xuất nông nghiệp
Biến đổi rất nhiều Biến đổi nhiều Biến đổi tương đối nhiều Ít biến đổi
Như vậy, chính bản thân người nông dân cũng nhận diện được những biến đổi trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Long.
Tuy nhiên, bên cạnh những khía cạnh tích cực, sự biến đổi văn hóa canh tác nông nghiệp của người nông dân tỉnh Vĩnh Long cũng còn những khía cạnh chưa phù hợp với những chuẩn mực của xã hội, những yêu cầu, quy định của pháp luật như ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường theo hướng bền vững; việc sử dụng dư lượng quá tiêu chuẩn cho phép các chất cấm, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng trong các nông sản; uy tín kinh doanh nông sản đối với đối tác Tất cả những biểu hiện tiêu cực đó đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến văn hóa sản xuất nông nghiệp nói chung của người nông dân tỉnh Vĩnh Long Những biểu hiện tiêu cực trên của văn hóa canh tác nông nghiệp xuất phát từ nhiều yếu tố và nhiều nguyên nhân. Trong đó, áp lực nâng cao lợi nhuận, yêu cầu của thị trường, của thương lái và tâm lý tiêu dùng của khách hàng là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất Một nông dân chuyên canh tác rau ở huyện Trà Ôn đã tâm sự với chúng tôi rằng bản thân ông và gia đình cũng rất ý thức về những tác hại trong việc sử dụng các chất tăng trưởng, các loại phân hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật quá mức trong quá trình trồng rau Nhưng ông rất khó để chấm dứt chuyện này bởi thời tiết này nếu không dùng phân, thuốc hóa học và thuốc tăng trưởng thì rau rất khó đạt năng suất theo yêu cầu của thương lái, ngoài ra nếu không sử dụng thuốc hóa học thì rau sẽ dễ bị sâu bệnh tấn công Họ chê, thu mua với giá thấp thì thu không bù nổi chi, trong khi đây là sinh kế chính của gia đình ông Riêng việc cải tạo đất để khai thác lâu dài, người nông dân này cho biết gia đình ông thường dùng rơm, trấu, vỏ dừa được ủ cho mụt rồi trộn vào đất để tăng độ dinh dưỡng cho đất Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng cách này không thể thay thế cho các loại phân hóa học và thuốc tăng trưởng, thuốc bảo quản (Trích BBPV số 1).
Nếu theo thuyết Lựa chọn duy lý, ở đây có vấn đề liên quan đến tâm thức, suy nghĩ của người nông dân đứng trước các sự lựa chọn Nếu sử dụng chất hóa học để trừ sâu bệnh thì năng suất sẽ cao hơn, rau đẹp hơn và lợi nhuận sẽ tốt hơn (cho tất cả các sản phẩm nuôi trồng trong nông nghiệp, sản phẩm rau chỉ là một ví dụ).Người nông dân cũng biết rằng lạm dụng hóa chất sẽ có hại cho sức khỏe người tiêu dùng Nhưng trong khi sự kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, vẫn còn kẽ hở nên người nông dân nhìn nhau để chấp hành Nếu trong ấp có nhiều người chấp hành thì tôi sẽ chấp hành, nếu còn có người vi phạm thì tôi cũng vi phạm Chúng ta thấy sự biến đổi trong suy nghĩ của người nông dân phụ thuộc vào bối cảnh lịch sử Những năm đầu thời kỳ đổi mới, mặt trái của cơ chế thị trường, lợi nhuận, khát vọng thoát nghèo đã thúc đẩy người dân làm bất cứ việc gì, kể cả vi phạm những quy định trong việc sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng những năm gần đây, khi nước ta hòa nhập, ký kết với các tổ chức thương mại thế giới, một trong những điều kiện để xuất khẩu được hàng hóa với giá trị cao, người nông dân đã được các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tuyên truyền, chuyển giao ứng dụng công nghệ để có những sản phẩm nông nghiệp sạch Tuy vậy, cho đến hôm nay, người nông dân vẫn đang đứng trước những sự lựa chọn: Theo hay không theo con đường phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch để phát triển bền vững Trên con đường phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đây là một trong những thách thức của các nhà quản lý, các doanh nghiệp và bản thân người nông dân Một cán bộ ở Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn Vĩnh Long cho biết: Ở Vĩnh Long, 5 năm trở lại đây, việc tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch (nuôi trồng theo hướng hữu cơ) đang được Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở ban ngành liên quan đẩy mạnh Bà con nông dân, thông qua các doanh nghiệp thu mua nông sản trong và ngoài nước với các mức giá cao dành cho sản phẩm nông nghiệp sạch đã thấy được lợi ích về lợi nhuận nên đã tham gia các tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ kết hợp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (Trích BBPV số 9).
BIẾN ĐỔI VĂN HÓA ẨM THỰC
2.2.1 Văn hóa ẩm thực truyền thống
Trên bản đồ văn hóa ẩm thực và sản vật Việt Nam, mỗi vùng miền nổi bật một gam màu khác biệt, rực rỡ với những đặc sắc – tinh hoa riêng, không nơi nào giống với nơi nào Với các vùng nông thôn của tỉnh Vĩnh Long, ẩm thực truyền thống nhìn ở góc độ nào đó chính là quá trình ứng xử của “người con đối với mẹ thiên nhiên” Ở vùng đất, “cá tôm cũng theo nước mà vào rạch, xuống đìa” (SơnNam, 2009, tr 79) đã phần nào phản ánh được sự dồi dào và thoải mái không lo thiếu nguồn thực phẩm của người dân ở vùng sông nước Vĩnh Long Do đó, ở vùng nông thôn, các món ăn được chế biến từ thủy sản như cá sặc, lòng tong, bống, ngát, chạch, linh, cóc, chèn, cháy, thác lác, lóc, rô, bống tượng, mè, chép, rô phi, tôm tép, cua, lươn, ốc, xuất hiện từ rất sớm trên mâm cơm của người nông dân Vĩnh Long xưa Sơn Nam (2009) đã tâm đắc với những món ăn mộc mạc dân giã như sau:
Chọn những món “cây nhà lá vườn” tuy là tầm thường nhưng nếu ăn đúng lúc thì quả là phong lưu Trồng bầu vào tháng 9 âm lịch để rồi khi ra trái vừa lớn là tới lúc có cá trê, nấu cá trê canh bầu Vùng ruộng sạ, gạo không ngon nhưng gạo lúa sạ vừa mới gặt nấu cháo trắng ăn với khô cá lóc thì hương vị khó quên được Nắng hạn, rủ vài người bạn giữa đồng đem theo cái hộp quẹt, một gói muối hột, vài trái ớt rồi đến vùng nước khô cạn nào đó mà bắt cá lóc thứ to con, đốt gốc rạ và rơm mà nướng trui, chấm muối ớt, nhai thêm vài ngọn lá nghễ bên ao (tr.84). Đối với người nông dân tỉnh Vĩnh Long nói riêng và người Nam Bộ nói chung, các món ăn từ thủy sản nước ngọt chính là sản vật vô giá mà môi trường thiên nhiên ban tặng Kết hợp cùng với sự học hỏi và giao lưu văn hóa ẩm thực giữa các tộc người cùng sinh sống, các món ăn được làm mới trong cách chế biến để đáp ứng nhu cầu sống hàng ngày Vì vậy, thực khách sẽ cảm thấy bất ngờ với nguồn nguyên liệu chỉ là cá, tôm hoặc ốc, người dân nơi đây có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon khác nhau chỉ cần thay đổi gia vị và cách chế biến như cá lóc có thể chế biến ra các món: cá lóc nướng trui, cá lóc hấp bầu, canh chua cá lóc, cá lóc kho, khô cá lóc,…; tôm nướng mọi, nướng muối ớt, tôm rang me, tôm nấu canh chua, mắm tôm…; hay ốc luộc chấm với mắm sả ớt hoặc cơm mẻ, ốc hấp gừng, hấp tiêu, ốc nhồi thịt bằm… (Đinh Văn Hạnh, Nguyễn Tri Nguyên và cộng sự, 2020, tr.76) Bên cạnh đó, nhiều vùng nông thôn Vĩnh Long còn nổi tiếng với các món mắm, được làm bằng nhiều loại thủy sản khác nhau, do đó có màu sắc, mùi vị cũng khác nhau như mắm cá linh, mắm cá sặc, mắm tôm, mắm ruốc, mắm còng, mắm cua, mắm cá cơm… Tùy từng loại mắm mà quy trình, cách chế biến và gia vị tẩm ướp cũng không giống nhau nhưng tất cả đều đòi hỏi sự chu đáo, cẩn thận trong việc lựa chọn nguồn nguyên liệu cũng như sự khéo léo, tỉ mị trong khâu sơ chế để mắm thành phẩm không bị chua, hôi, nhanh hư,… Theo Nguyễn Diễm Phúc (2022), mắm vừa là món ăn kích thích vị giác, có thể dùng với cơm, bún, khoai, đồng thời cũng là loại gia vị thêm vào thức ăn để tăng sự đậm đà hương vị Phụ thuộc vào cách ăn,món ăn mà mắm được kết hợp với từng loại rau để ăn kèm được chuẩn bị đơn giản hay công phu Với mắm ruốc chỉ cần ăn kết hợp với một quả xoài đã tạo ra một món ăn dân giã mang đậm vị đồng quê khiến cho nhiều người đã từng thưởng thức phải mê mẩn (tr.86, 87). Ở những vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long, diện tích đồng ruộng rộng lớn là nơi trú ngụ của nhiều loài rắn, chuột, ếch, nhái, dơi sen, dơi quạ, các loài chim: le le, vịt trời, chìa vôi, mỏ quạ, Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều loại thảo mộc hoang dại vừa có tác dụng phòng ngừa một số bệnh vừa là rau xanh trong bữa ăn hàng ngày như: đọt non cây bằng lăng, đọt non cây săng máu, bồn bồn, cọng lá tai tượng, càng cua, cải đất, cải trời, rau muống đỏ, lá hẹ, rau dừa, lục bình, rau mác, bông súng, đọt xoài, rau dệu, rau trai, rau má, rau đắng Với nguồn nguyên liệu phong phú, người dân ở vùng nông thôn đã dễ dàng tạo nên những giá trị ẩm thực đồng quê đa sắc, mang đậm dấu ấn của thiên nhiên Cách thức chế biến món ăn của người dân ở vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long rất đơn giản, chủ yếu các món ăn được nấu, hấp – chưng, nướng, luộc, kho với phong cách tối giản trong việc dùng gia vị - chủ yếu là muối, ớt, tiêu.
Trước năm 1986, khi đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, thì văn hóa ẩm thực của người dân ở các vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long vào những ngày lễ tết, đám tiệc, tang ma cũng không có quá nhiều khác biệt so với ngày thường về cách thức chế biến, xuất xứ - nguồn gốc của các món ăn, thức uống Có khác chăng là số lượng và thành phần món phong phú hơn bởi nhiều người trong xóm, dòng họ mang đồ ăn, thức uống đến đóng góp với gia chủ Vì vậy, một trong những giá trị tốt đẹp được thể hiện qua các bữa ăn trong dịp lễ, đám tiệc, tang ma của người dân nông thôn Vĩnh Long là tính cố kết cộng đồng được thể hiện rất rõ nét Một nét khác là ở các vùng quê tỉnh Vĩnh Long trước kia, hầu hết đám cưới đều có tiệc trà, bánh kẹo, trái cây để đãi khách Trong đó, tất cả các loại bánh được chính chủ nhà và những người thân thiết xung quanh chung tay làm như bánh ít, bánh tét, bánh gai, bánh da lợn,… Những chiếc bánh này vừa được dùng để tráng miệng và “lại quả” cho những người đến dự đám tiệc (Tỉnh ủy – UBND tỉnh Vĩnh Long, 2017b, tr.308 - 309).
Bên cạnh các món ăn, nước uống cũng phản ánh những nét văn hóa ẩm thực đặc thù của vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long Người dân thường chọn các loại nước uống có tính giải nhiệt bằng cách tận dụng những loại trái, lá có sẵn trong vườn, ngoài môi trường tự nhiên như nước dừa, trà, nước nấu từ các loại lá cây, rễ cây (rễ tranh, rễ cây rau nghễ, sâm, sương sáo, lá tu hú, lá mối,…) Theo Trần Quốc Vượng và cộng sự (2011), “Dừa và các món ăn được chế biến từ dừa chiếm vị thế quan trọng trong các món ăn,… Các loại nước giải khát như nước dừa, nước quả được ưa thích Trà dùng để giải khát, chứ không để thưởng thức như ở Bắc Bộ” (tr.292). Điều này cho thấy, người dân ở ĐBSCL cũng như ở tỉnh Vĩnh Long rất linh hoạt khai thác các loại nguyên liệu làm đồ uống vừa giải nhiệt vừa phòng ngừa một số bệnh như “nước bột nưa để tăng cường sức khỏe; nước gừng tươi giúp ấm bụng; chữa bệnh đầy bụng, khó tiêu; nước rễ cây đu đủ nấu sôi có tác dụng như thuốc xổ đối với người táo bón; lá tràm phơi khô sao lên nấu nước uống giúp sản phụ chắc bụng,…” (Tỉnh ủy - UBND tỉnh Vĩnh Long, 2017b, tr.308 - 311) Cũng như nhiều vùng nông thôn khác, nhắc đến thức uống ở nông thôn Vĩnh Long không thể thiếu các loại rượu được nấu từ gạo nếp và gạo tẻ, rượu ngâm chuối hột, ngâm bông cúc, ngâm rắn, ngâm kỳ nhông, tắc kè,… Uống rượu hay dân gian còn gọi là “nhậu” cũng là nét riêng của người nông dân ở Vĩnh Long Rượu – thường là rượu trắng tinh chế từ gạo là thức uống chính, phổ biến trong hầu hết các dịp lễ, đám tiệc, tang ma,… Ngày thường, mỗi khi gia đình có khách đến thăm chơi, hoặc vào những lúc rảnh rỗi, những người sống ở nông thôn Vĩnh Long cũng thường uống rượu cùng với một vài món “nhâm nhi” đơn giản có sẵn trong nhà như cá khô, xoài xanh, cóc chua,… Trong những cuộc nhậu vui ấy cũng thường có sự hiện diện của những người hàng xóm “tối lửa tắt đèn có nhau” Họ cùng nhau chia sẻ, tâm tình kể bao câu chuyện buồn vui trong cuộc sống Đặc biệt, trong những cuộc vui này, tiếng đàn, giọng hát tài tử luôn được cất lên nhiều khi thâu đêm suốt sáng Có thể nói, xét về phương diện sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đây là một nét rất riêng, là môi trường sống của nghệ thuật đờn ca tài tử ở Vĩnh Long từ xưa đến nay.
2.2.2 Những biến đổi trong văn hóa ẩm thực
Theo thời gian, cùng với sự phát triển tích cực của thu nhập, người nông dânVĩnh Long có nhu cầu cải thiện bữa ăn, thức uống phong phú, chất lượng và hiện đại hơn Mặt khác, quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa ẩm thực giữa các vùng nông thôn với thành thị; giữa các tộc người khác nhau cũng là yếu tố làm biến đổi văn hóa ẩm thực ở các vùng nông thôn Vĩnh Long Ngoài ra, trong những năm gần đây, internet đã được phủ khắp mọi ngõ ngách ở hầu hết các vùng nông thôn Vĩnh
Long, cùng với đó là sự xuất hiện của các video hướng dẫn làm các món ăn, thức uống trên mạng xã hội như facebook, youtube, tiktok cũng là những động lực mới làm biến đổi văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây Về vấn đề này, chính bản thân người dân ở vùng nông thôn Vĩnh Long có nhận định được thể hiện qua Biểu đồ 2.2.
Biểu đồ 2.2 Thể hiện tỷ lệ đánh giá mức độ biến đổi văn hóa ẩm thực của 500 người dân tham gia khảo sát (Xem thêm bảng 5, phụ lục 1)
Như vậy, phần lớn người dân tham gia khảo sát đều nhận thấy sự biến đổi trong văn hóa ẩm thực ở vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long.
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, cái thay đổi dễ nhận thấy đầu tiên đó là các món ăn, thức uống không chỉ có xuất xứ “bản địa” trong giới hạn thôn làng truyền thống, mà được “du nhập” từ nhiều vùng, miền khác nhau, thậm chí có những món ăn, thức uống từ nước ngoài về, nhất là các loại rượu, trái cây, thực phẩm chức năng,… Mặt khác, nếu trước đây, phần lớn nguyên liệu để chế biến các món ăn chủ yếu được khai thác trực tiếp từ môi trường tự nhiên, hoặc được trồng, nuôi bán tự nhiên trong vườn nhà; thì ngày nay, ở các vùng nông thôn Vĩnh Long, nguyên liệu để chế biến món ăn được trồng, nuôi chuyên nghiệp theo hướng công nghiệp đã rất phổ biến Qua thống kê điển hình mâm cơm buổi chiều của 21 hộ gia đình trong số 205 hộ gia đình được tiếp cận, chúng tôi thấy trung bình trong một mâm cơm có đến 3/4 các món ăn được chế biến từ những thực phẩm được nuôi, trồng công nghiệp, phổ biến là các loại cá, thịt, rau củ Ngay cả gạo tưởng chừng
Biến đổi rất nhiều Ít biến đổi
Biến đổi nhiều Không biến đổi
Biến đổi tương đối nhiều như là loại lương thực mà người nông dân dễ dàng tự sản xuất được, nhưng trên thực tế, có đến 80% hộ gia đình ở các khu vực nông thôn mà chúng tôi khảo sát mua gạo về dùng.
Sự thay đổi cách chế biến món ăn ở các vùng nông thôn Vĩnh Long cũng là điều mà chúng tôi nhận thấy được trong quá trình khảo sát Ngày nay, người dân ở nông thôn có nhiều cách chế biến hơn so với trước Trong đó, chiên – rán là cách thức chế biến trở nên phổ biến hơn so với trước năm 1986 Đặc biệt, trong phương thức chế biến các món ăn, chúng tôi cũng thấy gia vị để nấu ăn ở các vùng nông thôn Vĩnh Long cũng phong phú hơn rất nhiều Các loại gia vị trước kia không thấy xuất hiện trong các món ăn của người nông dân, thì nay trở nên rất phổ biến như dầu chiên (trước kia thường là mỡ động vật), bột nêm canh, mì chín (bột ngọt), nước mắm công nghiệp, nước tương, các loại nước ướp gia vị sản xuất công nghiệp. Ngoài ra, nhiều người ở nông thôn Vĩnh Long cũng chú ý nhiều hơn đến tính thẩm mỹ trong việc bày biện các món ăn trong mâm cơm hàng ngày Điều này khác với việc bày biện xề xòa theo phong cách tối giản trong các bữa ăn ở quá khứ của họ.
Sự thay đổi văn hóa ẩm thực vào dịp lễ tết, đám tiệc ở các vùng nông thôn Vĩnh Long là điểm đáng lưu ý khác Theo đó, trong những năm gần đây, mỗi dịp lễ tết, đám tiệc, nhiều gia đình người dân ở nông thôn Vĩnh Long sử dụng các dịch vụ nấu đám hiện rất phổ biến thay vì huy động những thành viên trong gia đình và hàng xóm tham gia nấu ăn Trong trường hợp này, các món ăn được chế biến theo phong cách “công nghiệp” Đơn vị cung cấp dịch vụ cũng quan tâm nhiều đến hình thức trình bày món ăn, bàn tiệc để “định vị” thương hiệu của mình (Hình 24) Cũng nhiều trường hợp gia đình tự nấu để đãi khách Nhưng so với thời kỳ điều kiện kinh tế còn khó khăn trước năm 1986, hiện nay, số lượng món ăn trên bàn cỗ phong phú, đa dạng hơn; thành phần thực phẩm, cách chế biến, cách trình bày, cách nêm nếm gia vị các món ăn cũng theo xu hướng của xã hội đương đại Tại một bàn tiệc đám giỗ do một gia đình ở vùng nông thôn huyện Vũng Liêm tự nấu, chúng tôi thống kê được có 06 món chính và 03 món phụ gồm 01 món khai vị và 02 món tráng miệng(trái cây và bánh ngọt) Về gia vị, chúng tôi thống kê được 19 loại gia vị mà người nấu bếp đã cho vào thức ăn gồm: đường, muối, bột ngọt (mì chín), bột mêm, tỏi,hành, ớt, tiêu, nghệ, gừng, xa tế, xả, nước mắm, nước tương, 03 loại nước ướp công nghiệp (đóng chai/hộp), tương cà, tương ớt Cũng trong bữa tiệc của gia đình này, về thành phần thực phẩm để chế biến các món ăn, chúng tôi thống kê được: 04 loại thịt (heo, gà, vịt, bò), 02 loại cá (cá chẻm, cá thác lác), 03 loại hải sản (tôm, mực, sò), 03 loại củ (khoai lang, khoai mỡ, khoai từ), 09 loại rau Về thức uống, chúng tôi thống kê được có tất cả 06 loại gồm rượu trắng, bia (02 loại Tiger và Heniken), nước ngọt (Cocacola), nước suối (Lavie 350ml) và trà đá Trong đó, phần lớn thực khách là nam giới uống rượu trắng hoặc bia, còn phụ nữ và trẻ nhỏ thì uống nước ngọt, nước suối, một số ít uống bia (Hình 25) Khi quan sát và thống kê một bàn tiệc cưới của một gia đình ở vùng nông thôn huyện Trà Ôn do một cơ sở dịch vụ nấu ăn có tiếng trên địa bàn huyện cung cấp, chúng tôi cũng thu nhận được những thông số tương tự Những điều này rất hiếm thấy ở vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long trước năm 1986, trừ một số rất ít gia đình giàu có Đặc biệt, có đến khoảng 80% số nguyên liệu, gia vị, thức uống được sử dụng trong đám giỗ này được mua từ chợ, phần còn lại là của gia đình tự trồng, nuôi và một số ít được người thân, bạn bè, hàng xóm mang đến đóng góp Điều này khác biệt so với trong xã hội truyền thống. Một điều rất đáng chú ý khác về sự thay đổi văn hóa ẩm thực ở các vùng nông thôn Vĩnh Long là sự “đổi đời, lên ngôi” của nhiều món ăn vốn trước đây được xem là “cây nhà lá vườn” rất dân dã, “kém sang”, khai thác từ tự nhiên như cá đồng, tôm tép tự nhiên kho, các loại rau tự nhiên luộc, xào, các loại canh nấu với cua, tôm, cá tự nhiên,… trở thành “đặc sản” tại nhiều quán ăn gia đình, nhà hàng với giá cả mà mức thu nhập trung bình của người dân nông thôn khó có thể chi trả (Hình 20, 21, 22, 26, 27).
Là chủ thể trực tiếp thực hành và thụ hưởng những giá trị văn hóa ẩm thực, những người dân ở vùng nông thôn cũng tự nhận thấy những thay đổi trong bữa ăn hàng ngày của gia đình, cũng như mâm cỗ trong những dịp tết lễ, đám tiệc Khi được hỏi “chị nhận định thế nào về bữa ăn của gia đình mình hiện nay so với thời kỳ trước năm 1986”, một phụ nữ nông thôn 59 tuổi cho biết dù bản thân không còn nhớ quá chi tiết về bữa ăn của gia đình mình thời kỳ trước năm 1986, nhưng vẫn nhớ rằng thời kỳ đó, bữa cơm của gia đình chị rất đơn giản, thường chỉ có cơm (thường là cơm trộn với một thứ củ, trái gì đó), các loại rau có sẵn trong vườn, ngoài ruộng, ao, rào; các loại gà, cá, tôm, tép được đánh bắt trong vườn, ao, ruộng,
… Còn hiện nay, theo chị, bữa cơm gia đình có nhiều thịt, cá, rau được mua từ chợ,hoặc người bán dạo trong xóm làng Về cơ bản, bữa cơm gia đình hiện nay đủ chất hơn Nhưng chị cho rằng mức độ sạch, an toàn thực phẩm thì có thể không bằng trước kia (BBPV số 2) Chúng tôi cho rằng, ý kiến của người phụ nữ này ở khía cạnh nào đó đã phản ánh bộ mặt chưa tích cực của những biến đổi văn hóa ẩm thực ở vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long Vì thực tế cho thấy, trong quá trình biến đổi đó đã làm phát sinh các vấn đề mang tính thiếu bền vững cho sức khỏe của người dân như độ an toàn của các loại lượng thực, thực phẩm được mua từ chợ; việc sử dụng thường xuyên, quá mức, lâu dài các loại gia vị được sản xuất công nghiệp như đường, bột ngọt, bột nêm, nước mắm, nước tương, tương cà, tương ớt; các loại rượu, bia, nước ngọt,… Hơn nữa, chúng tôi thấy rằng sự thay đổi văn hóa ẩm thực còn kéo theo sự mất dần tính cố kết cộng đồng truyền thống ở những vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long.
Trước, sau thời kỳ đổi mới khoảng 10 năm (1975 – 1986 – 2000), trong bối cảnh lịch sử kinh tế đất nước rơi vào khủng hoảng Sống giữa một vùng đất trù phú, điều kiện sản xuất nông nghiệp đứng hàng đầu Đông Nam Á và Châu Á, nhưng người nông dân Vĩnh Long cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc Thế hệ đã trải qua thời kỳ khó khăn này đều còn nhớ rất rõ, làm sao để mọi người trong nhà có cái ăn cho no, cái mặc cho kín Nhưng những năm sau năm 2000, đất nước bước vào thời kỳ phát triển, thế hệ trẻ ngày nay đã đổi mới từ trong suy nghĩ Ăn cái gì cho ngon? Mặc cái gì cho đẹp, cho sang? Sự biến đổi vật chất từ số lượng đến chất lượng món ăn là sự biến đổi cơ học Sự biến đổi văn hóa trong ẩm thực là biến đổi trong tâm thức con người "Về vấn đề ăn, uống từ xưa đến nay đã đổi thay nhiều Ngày xưa thì lo ăn cho no vì thiếu đồ ăn Ngày nay người ta lựa chọn đồ ăn thức uống cho ngon." (Trích BBPV số 2). Đặc trưng tính cách văn hóa con người nông thôn Việt Nam xưa nay là hiếu khách Khác chăng chỉ là cách thể hiện Con người nông dân miệt vườn Tây Nam
Bộ nói chung, ở Vĩnh Long xưa nay hay bị gán cho cái chữ "hai lúa" (theo cách hiểu của người miền bắc là quê/quê mùa Hiểu theo nghĩa đẹp là sự thật thà, mộc mạc Người nông dân Vĩnh Long xưa nay hiếu khách Mời là mời thật, ăn thật, không suy nghĩ chi li, không tính toán, so đo "Thời thế có thể thay đổi, trong thời buổi phát triển kinh tế thị trường, con người nông dân "hai lúa" ở quê tôi vẫn vậy.
Ai giàu mặc ai, ai sang chảnh mặc ai, quan trọng với người nông dân quê tôi vẫn là tình làng nghĩa xóm, trên dưới, trong ngoài lễ nghĩa vẫn vậy" (trích BBPV số 2).
BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TRANG PHỤC
2.3.1 Văn hóa trang phục truyền thống
Mỗi khu vực khác nhau sẽ có những đặc trưng văn hóa, tạo nên những giá trị bản sắc riêng và trang phục cũng là một khía cạnh nổi bật thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, vùng miền, phản ánh mức độ phát triển đời sống kinh tế - xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định (Nguyễn Ngọc Thanh và cộng sự, 2018, tr.169). Đến thời Pháp thuộc, tầng lớp bình dân thích dùng quần làm từ hàng Mỹ A - loại lụa được nhuộn bằng trái cho màu đen thẫm, đẹp, mịn, dày, bóng Tầng lớp trung lưu lại thích lụa Tân Châu (An Giang), lụa Tây mềm mịn, mát, hay hàng cẩm nhung, gấm Thượng Hải… (Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long, 2003, tr.159) Ở một tài liệu khác, về trang phục của người dân Vĩnh Long, các nhà nghiên cứu cũng viết: vào cuối thế kỷ XIX đến khoảng nửa đầu thế kỷ XX, phụ nữ thường mặc áo dài rộng, cổ áo được thiết kế vuông và cao khoảng ba phân với màu sậm Những phụ nữ có điều kiện, cổ áo dài gồm hai lớp (lớp ngoài cùng thường màu sậm, lớp bên trong màu trắng và ló cao hơn khoảng nửa phân so với cổ ngoài) Phụ nữ trẻ và trung niên thường bó chặt tay áo ở cổ tay Phụ nữ lớn tuổi thường mặc tay áo rộng. Để nói lên sự chỉnh chu, tỉ mỉ trong trang phục của người dân ở Vĩnh Long, phải kế đến các cúc áo dài thường kết bằng hạt mã não, bằng đồng, nhà giàu sử dụng cúc bằng vàng trơn hoặc chạm rồng Nhưng mỗi khi đi tham dự đám tiệc, giỗ, cưới…, họ đều mặc bộ áo dài đen, sậm và cổ áo cao năm phân với hai lớp, lớp cổ trong màu trắng ló cao hơn lớp ngoài Những người thuộc trung lưu trở lên mặc quần lụa trắng, giầy mã vĩ lót lông đuôi ngựa, những người dân thường mặc quần vải đen, đi guốc, dép (Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long, 2003, tr.157 - 158).
Trang phục trong lễ cưới của các gia đình khá giả được đầu tư rất kỹ càng,thể hiện sự phóng khoáng, phong lưu của những người dân ở vùng đất Vĩnh Long.Nổi bật nhất là chiếc áo dài bằng hàng tơ tằm Sang gai màu đỏ, mặc bên ngoài là chiếc áo rộng hàng gấm màu xanh nhạt, quần lĩnh trắng, đôi hài màu cánh sen thêu cườm Bên cạnh đó, theo quan niệm các vật được sử dụng trong lễ cưới phải có đôi, có cặp nên các cô dâu còn mặc áo cặp và nhiều trường hợp mặc quần cặp.Thông thường, áo cặp là áo được may hai lớp và áo có gam màu đơn giản Ngoài ra,một số cô dâu mặc áo mớ năm với năm chiếc áo dài lụa được nhuộm từ năm màu khác nhau Bên ngoài, cô dâu khoác một cái áo tằng tiến – loại áo xuyến mỏng, đẹp và màu đen nhạt Nhưng phổ biến nhất là áo dài trong màu hồng, áo ngoài rộng màu đỏ ửng, xanh dương có vân hay áo dài rộng xuyến đen Trước kia, cô dâu mặc áo dài màu đen rất bình thường vì quan niệm màu đen là màu lành Trong những ngày long trọng, nam giới mặc quần dài lá nem, áo dài the hoặc xuyến đen, đội khăn đóng đen Đối với tầng lớp khá giả, nam giới hay mặc áo dài hàng gấm, hàng địa xanh đen có dệt hoa văn chữ phúc, chữ thọ… Các chú rể của gia đình giàu có sở thích mặc hai áo dài, bên trong áo đen, bên ngoài áo rộng bằng gấm (Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long, 2003, tr.159, 160).
Trang phục của người dân Vĩnh Long còn có áo dài rộng vạt ngắn che kín mông Về sau, áo dài trở thành trang phục được phụ nữ ưa thích khi đi ra khỏi nhà, ngay cả khi đi cấy, gánh lúa, dệt vải… để thể hiện sự kín đáo, chỉnh tề và lịch sự. Áo dài của nữ giới bình dân, lao động thường dùng vải ta dày màu đen hoặc màu sậm Với nữ giới giàu có thuộc tầng lớp trung lưu trở lên thì sử dụng các loại vải mịn, mỏng hơn và màu sắc cũng tươi sáng (Phan Thị Yến Tuyết, 2011) Ngay cả các cô gái khi về nhà chồng, mỗi ngày đều mặc áo dài trong nhà, với áo dài rộng, vạt được cắt ngang gối và che kín mông Bên cạnh áo dài thì áo túi là chiếc áo dành cho nữ giới mặc trong nhà hoặc mặc kèm theo phía trong áo bà ba khi ra khỏi nhà. Ngoài ra, nam giới có thêm áo lá, được sử dụng để mặc kèm với áo bà ba Áo lá được thiết kế ngắn, không có tay và chừa nách trống, có 2 túi ở vạt trước Đầu thế kỷ XX trở về trước, quần thường có hai loại: quần dài và quần cụt có đáy lá nem, lai cặp, lưng vận, rộng, cặp, ống rộng đều Trẻ em có thêm quần yếm. Đến giai đoạn 1945 – 1954, do ảnh hưởng của chiến tranh, cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn, không có kinh phí để mua vải may quần áo Trong khi đó, thị trường vải thiếu nghiêm trọng Những người phụ nữ tận dụng lại các áo dài cũ và chỗ nào rách thì vá lại để mặc Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chiếc áo dài thường nhật được thay thế bằng những chiếc áo ngắn, và cũng là điều kiện, thời điểm áo bà ba dần phổ biến Vải áo bà ba được dùng từ vải ta cứng và dầy, được dệt bằng bông Thời điểm này, chất nhuộm tốt hiếm nên chủ yếu nhuộm bằng các loại cây cỏ mọc hoang như vỏ cây cóc, vỏ cây trâm bầu, vỏ cây dà… nên màu vải chỉ có đỏ xỉn đen mốc, đen thâm Trang phục cưới cũng rất đơn giản, nhất ở vùng nông thôn chủ yếu là bộ quần áo bà ba tự dệt rồi nhuộm đen (Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long, 2003, tr.160).
Trước năm 1986, do đặc thù của nền kinh tế bao cấp, nên ở Việt Nam cũng như Vĩnh Long lúc bấy giờ rất hiếm nơi bán các loại vải, phụ kiện phục vụ cho nhu cầu may mặc trang phục Phần lớn người dân ở những vùng nông thôn Vĩnh Long sử dụng vải do nhà nước cấp theo tiêu chuẩn đầu người trên năm để may trang phục Loại vải được cấp là vải đơn màu, thường là nâu, xám, đen với công nghệ sản xuất thô sơ, lạc hậu Do đó, văn hóa trang phục của người dân sinh sống ở Vĩnh Long khá đơn giản, chất vải thô và tương đối giống nhau (Ngô Văn Lệ và cộng sự,
Bên cạnh các trang phục đã nêu trên, người dân Vĩnh Long nói chung, vùng nông thôn nói riêng thường sử dụng nón và các loại khăn Trong đó, chiếc khăn rằn quấn quanh đầu, đeo ở cổ, thắt lưng đã trở thành hình ảnh nổi bật, làm nên “thương hiệu” cho người dân vùng ĐBSCL nói chung, vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long nói riêng Trong xã hội truyền thống, với tính đa dụng, chiếc khăn rằn tham gia hầu hết các hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội của người dân vùng nông thôn Vĩnh Long. Nếu được dùng trong các buổi tiệc, thì khăn rằn là phụ kiện trang trí, nếu trong lao động, chiếc khăn vừa để che đầu, lau mồ hôi, định vị trang phục.
2.3.2 Những biến đổi trong văn hóa trang phục
Từ sau năm 1986 đến nay, văn hóa trang phục của người dân ở vùng nông thôn Vĩnh Long đã thay đổi ở nhiều khía cạnh Những biến đổi đó làm cho văn hóa trang phục ở các vùng nông thôn Vĩnh Long đa dạng, đa sắc và hiện đại hơn Những bộ đồ bà ba, chiếc khăn rằn theo phong cách truyền thống chỉ xuất hiện phổ biến trên các chương trình ca múa nhạc, hoạt cảnh, điện ảnh, hội họa… hoặc một số sự kiện văn hóa – chính trị mà cần phải thể hiện bản sắc văn hóa của người Tây Nam
Bộ nói chung, Vĩnh Long nói riêng Một số ít người lớn tuổi vẫn còn mặc đồ bà ba đen hay sậm màu khi lao động, hoặc sinh hoạt đời thường, hay phụ nữ có tuổi mặc áo bà ba được cải tiến mẫu mã, chất liệu trong các đám tiệc Trong khi đó, thường ngày, người dân ở các vùng nông thôn Vĩnh Long ưa chuộng các kiểu đồ bộ, quần tây, quần jean, áo sơ mi, áo thun… với nhiều màu sắc, chất liệu và thiết kế khác nhau.
Ngoài ra, ở vùng nông thôn Vĩnh Long ngày nay còn có sự xuất hiện phổ biến phong cách trang phục công sở - văn phòng đối với nhóm dân cư đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị công của nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân Kiểu thiết kế phổ biến của dạng trang phục này là các dạng áo sơ mi (ngắn, dài tay), các kiểu quần tây (Hình.14) Hầu hết, những trang phục này được sản xuất theo dây chuyền may công nghiệp Người dân có thể dễ dàng mua được ở nhiều cửa hàng thời trang thực địa, hoặc các trang bán hàng trực tuyến Cũng có một số ít người dân đặt may trang phục theo mẫu mã riêng tại một số ít tiệm may truyền thống.
Trang phục cưới của cô dâu, chú rể cũng thay đổi với các kiểu áo cưới được du nhập từ phương Tây Phổ biến nhất là chú rể mặc áo vest, đeo cà vạt, cô dâu mặc áo dài đỏ, hồng, đầu đội khăn đóng khi làm lễ gia tiên, và mặc váy cưới khi tiếp khách ở bàn tiệc (Hình.12) Về sự thay đổi này, một kết quả nghiên cứu khác cũng nhận định: “Các loại váy cưới soiree đa dạng, đa màu sắc được các cô dâu ưa thích hơn áo dài Chú rể cũng chuyển sang mặc veston Thông thường, các gia đình có tiệc hỷ như lễ cưới đều chọn thuê các bộ veston và áo dài cho người thân trong gia đình Vì thuê sẽ tiết kiệm được nhiều kinh phí hơn so với gia đình tự đi may” (Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long, 2003, tr.163 - 164).
Văn hóa trang phục hiện đại của người trẻ xuất hiện phổ biến các phụ kiện như nón, mắt kính, khuyên mũi, khuyên tai, bông tai, vòng đeo cổ, đồng hồ, vòng đeo tay, nhẫn, thắt lưng, vòng đeo chân, khăn, cà vạt, túi xách; Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1 Thống kê về trang phục của đại diện 04 cá nhân ở 03 địa phương
Stt Giới tính Địa phương Tuổi
Số lượng hiện vật thống kê Áo (Kiểu)
Chất liệu tạo nên trang phục mà người dân vùng nông thôn Vĩnh Long ngày nay cũng rất phong phú để đáp ứng nhu cầu thời trang, cũng như ứng phó với các điều kiện thời tiết trong từng mùa cụ thể, nhưng 100% được sản xuất công nghiệp. Kiểu dáng rất đa dạng để đáp ứng các mục đích khác nhau của người dân (Hình.30, 31) Tuy nhiên, những kiểu dáng này phần lớn được thiết kế và sản xuất công nghiệp Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển của ngành công nghiệp thời trang đại chúng.
Tâm sự về những biến đổi trong văn hóa trang phục, chị NTL - một nông dân ở huyện Trà Ôn (51 tuổi) cho rằng, ngày nay, trang phục của người dân ở nông thôn và thành thị không có nhiều khác biệt Hơn nữa, đã qua cái thời kỳ đói khổ rồi, nên giờ họ có quyền “ăn ngon mặc đẹp” nếu họ muốn Người phụ nữ cũng đánh giá rất cao khả năng nắm bắt các xu hướng ăn mặc của giới trẻ ở quê hương chị Chị cho rằng, các bạn trẻ ở xã của mình rất biết cách ăn mặc theo thời thế, theo “mốt” nên nhìn các bạn trẻ dù ở nông thôn nhưng cũng rất hiện đại, tiến bộ trong cách ăn mặc (Trích BBPV số 2). Ở một khía cạnh khác, là một người gắn bó, nghiên cứu lâu năm về văn hóa, ông T cho rằng những biến đổi văn hóa trang phục của người dân ngày nay nói chung là điều đã quá rõ ràng vì nó hiển hiện trước mắt, hàng ngày, hàng giờ Những thay đổi đó có cả điều tốt và chưa tốt Điều tốt ở đây là làm cho đời sống văn hóa của người dân đa sắc màu, tiện dụng và hiện đại hơn Nhưng điều chưa tốt là một bộ phận giới trẻ - nhất là những bạn đang ở độ tuổi mới lớn đã học đòi theo các phong cách ăn mặc của nước ngoài, của những bạn trẻ ở những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả nên đòi hỏi gia đình phải mua sắm chiều theo ý mình Một bộ phận bạn trẻ khác đôi khi ăn mặc, làm tóc không phù hợp với độ tuổi, với bối cảnh sinh hoạt. Điều này không thuần túy thể hiện “gu” ăn mặc, mà nó còn góp phần quan trọng vào định hình tính cách, quan điểm sống của các em (Trích BBPV số 2).
Qua khảo sát nhận định của 500 người dân ở các vùng nông thôn tỉnh VĩnhLong, chúng tôi nhận thấy bản thân người dân cũng nhận thấy mức độ thay đổi trong văn hóa trang phục ở những làng quê Vĩnh Long Bảng 2.2 dưới đây phản ánh điều đó.
Bảng 2.2 Số liệu thể hiện đánh giá mức độ biến đổi văn hóa trang phục ở các vùng nông thôn của tỉnh Vĩnh Long
Các khía cạnh văn hoá Biến đổi rất nhiều
Biến đổi tương đối nhiều Ít biến đổi
BIẾN ĐỔI VĂN HÓA CƯ TRÚ - NHÀ Ở
2.4.1 Văn hóa cư trú – nhà ở truyền thống
Theo nhiều sử liệu ghi chép lại đã cho thấy, Vĩnh Long từ rất lâu đã được các triều đại phong kiến, chính quyền Pháp ở Đông Dương, chính quyền Mỹ - Ngụy xem là “thủ phủ” của vùng ĐBSCL Do đó, văn hóa cư trú – nhà ở trước đây của người dân Vĩnh Long nói chung, các vùng nông thôn nói riêng cũng được hình thành rất sớm Trước kia, do diện tích đất đồng bằng thường bị chia cắt bởi mạng lưới sông ngòi, kênh rạch, đồng thời giao thông đường bộ kém phát triển, trong khi giao thông đường thủy chiếm phần lớn, nên người dân thường chọn những giồng đất bên bờ sông, rạch để lập làng, ấp, thôn xóm Cùng với đó, chợ được lập ngay tại bến sông hay đầu vàm đã hình thành nên khung cảnh “trên bến dưới thuyền” tấp nập, đông vui (Tỉnh ủy - UBND tỉnh Vĩnh Long, 2017, tr.539) Đây cũng được xem là những nguyên tắc, tiêu chí đề ra của người dân khi muốn tìm một địa thế để làm nhà (H 15, 16,17,18) Tác giả Nguyễn Tri Nguyên cho biết thêm: “Việc lựa chọn cách bố trí này vừa giúp cho họ dễ dàng trong việc lao động sản xuất cũng như trong các hoạt động bán buôn Họ thường sống tập trung thành một cụm dân cư, mà cụm dân cư này không hề có sự phân chia ranh giới một cách rõ ràng giữa làng này với làng kia” (tr.93).
Mặt khác, do điều kiện khí hậu ôn hòa thuận lợi với hai mùa mưa – nắng, ít gió lớn, bão như nhiều vùng miền khác ở Việt Nam, trong khi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nên trong quá khứ, phần lớn nhà cửa của người dân ở vùng nông thôn Vĩnh Long được xây dựng khá đơn giản, thô sơ Vật liệu xây dựng được khai thác tại chỗ là lá dừa nước và các loại gỗ thông dụng Nguyễn Xuân Hoanh (2010) gọi đó là nhà rội Tác giả này mô tả thêm: Đây là loại nhà có kết cấu đơn giản, ít tốn nguyên liệu để xây dựng, dễ thi công Đây là loại kiến trúc được xây dựng phổ biến cột chôn chân, vách lá dừa nước nhưng đôi khi là vách ván tạp nên độ bền của ngôi nhà không cao Về thiết kế, nếu là nhà một gian thì gồm hai cột cái, hai gian là ba cột cái Nếu chủ nhà cần mở rộng thêm gian thì chỉ cần bổ sung thêm cột Nhà rội thường được các gia đình có kinh tế khó khăn hay vợ chồng mới cưới xây cất để ở tạm nên cũng ít được chú ý về tính thẩm mỹ Nhưng các ngôi nhà thô sơ, bán kiên cố với mái là dừa đã trở thành nét văn hóa cư trú đặc trưng của những gia đình nông dân ở Vĩnh Long trước kia (Nguyễn Xuân Hoanh, 2010, tr.28 - 35) Đặc biệt, việc đánh dấu chủ quyền phần đất giữa các gia đình rất mờ nhạt Ranh giới giữa nhà này với nhà khác có khi chỉ là một con đường mòn nhỏ, hoặc là một con mương rộng độ vài mét Hàng rào phân định ranh giới và cổng nhà chỉ có ý nghĩa tượng trưng chứ ít có vai trò chống trộm Vì vậy, cổng nhà thường được làm bằng những vật liệu đơn giản, không kiên cố và hiếm khi được đóng (Đinh Văn Hạnh, Nguyễn Tri Nguyên và cộng sự, 2020, tr.93) Tuy nhiên, điều quan trọng hơn hết trong việc làm nhà của người dân tỉnh Vĩnh Long nói chung, ở các vùng nông thôn nói riêng đã phản ánh được tư tưởng, quan điểm nhân văn của họ đối với căn nhà của mình Họ quan niệm rằng: “Giá trị văn hóa của nhà ở tại Vĩnh Long không nằm trong sự bề thế, khang trang mà là lối ứng xử của con người đối với môi trường thiên nhiên, là sự hòa hợp với ngoại cảnh, là cách sống giản dị gắn liền với sông nước, cây cỏ; thể hiện nhân sinh quan cũng như chiều sâu trong tâm hồn” (Tỉnh ủy - UBND tỉnh Vĩnh Long, 2017b, tr.327).
2.4.2 Những biến đổi văn hóa cư trú - nhà ở
Từ sau năm 1986 đến nay, cùng với sự thay đổi toàn diện của đời sống kinh tế, sinh kế, văn hóa cư trú – nhà ở của người dân ở những vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long cũng đã có nhiều biến đổi Ngày nay, nhiều người dân không còn ưa chuộng chọn nơi cư trú lâu dài gần sông, kênh, rạch Thay vào đó, những mảnh đất “cận lộ”, “cận thị” là ưu tiên hơn Xu hướng này phát triển tỷ lệ thuận với quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới và tốc độ phát triển mạng lưới giao thông đường bộ Mặt khác, thực hiện theo quy định chung của Nhà nước, nhiều cụm dân cư được quy hoạch bài bản ở nhiều vùng nông thôn Vĩnh Long Do đó, bên cạnh những tuyến dân cư cố hữu dọc các sông, rạch vốn có từ trước, thì hình ảnh những tuyến,cụm dân cư dọc các tuyến đường, các khu định cư, tái định cư xa sông, kênh rạch cũng rất phổ biến (H 15, 16, 17).
Về kiến trúc và vật liệu xây dựng nhà ở các vùng nông thôn Vĩnh Long cũng thay đổi rất nhiều Theo đó, hình ảnh những căn nhà được xây cất đơn sơ bán kiên cố bằng các vật liệu tự nhiên như lá dừa, gỗ tạp ngày càng trở nên hiếm hoi, thậm chí nhiều vùng nông thôn không còn những ngôi nhà kiểu này Thay vào đó, những căn nhà được xây dựng theo kiến trúc hiện đại, bằng các vật liệu kiên cố là cát, sắt, thép, tôn, ngói đã chiếm tỷ lệ rất lớn Ở một số khu vực nông thôn có điều kiện kinh tế tốt, người dân còn xây dựng được nhà phố cao tầng, nhà mái Thái, biệt thự… (Hình 15, 16) Tác giả Nguyễn Xuân Hoanh (2010) cũng có nhận định tương tự trong công trình nghiên cứu của mình rằng: Ngày nay, nguyên vật liệu để làm các ngôi nhà thô sơ, bán kiên cố trở nên khan hiếm và đắt đỏ vì diện tích các vườn tre, trúc, là dừa nước bị thu hẹp thay thế vào đó là các khu công nghiệp, thương mại dịch vụ, chăn nuôi, vườn cây trái… (tr.35) Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tính đến tháng 4/2019, vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long có 245.540 hộ gia đình Trong đó, tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố và bán kiên cố là 87,9%, nhà ở thiếu kiên cố và thô sơ chiếm 12,1% (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2020, tr.627) Tất cả điều đó đã vẽ nên một bức tranh tươi sáng hơn về văn hóa cư trú – nhà ở của các vùng nông thôn ở Vĩnh Long Nó cũng là minh chứng cho những thành công về chính sách xây dựng và phát triển bền vững khu vực nông thôn Việt Nam của Đảng và Nhà nước trong suốt nhiều thập kỷ qua.
Tuy nhiên, bên cạnh những bình diện tích cực, qua nghiên cứu, chúng tôi còn nhận thấy những khía cạnh đáng lưu tâm đối với văn hóa cư trú – nhà ở của người dân ở vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long Điển hình như, xu hướng chọn xây nhà ở mặt tiền các tuyến đường lớn của người dân; xu hướng “hồi nông” của một bộ phận dân cư ở các vùng đô thị và các “chiêu thức” thổi giá đất của cò đất đã đẩy giá đất lên cao hơn so với khả năng chi trả của đại bộ phận dân cư ở các vùng nông thôn. Điều này dẫn đến việc hình thành các “bong bóng” bất động sản ở nhiều vùng nông thôn của tỉnh Vĩnh Long Hệ lụy của thực tế này là dù đất ở còn khá nhiều, nhưng người dân có nhu cầu đất ở để cất nhà không có khả năng tài chính để chi trả.
Mặt khác, do sự biến đổi tiêu cực về dòng chảy từ việc khai thác cát quá mức; hoạt động của tàu thuyền đi lại; sự mất cân bằng sinh thái; sự vắng bóng của hệ thực vật ven sông, ngòi, rạch, kênh nên việc sạt lở ở khu vực ven sông, kênh,rạch ở nhiều vùng nông thôn Vĩnh Long ngày càng nghiêm trọng hơn Điều này đã đặt những khu, tuyến, cụm dân cư dọc sông, ngòi, kênh, rạch vào tình thế nguy hiểm Nhiều vụ sạt lỡ đã xảy ra làm tiêu tốn rất nhiều tài sản của người dân Nhiều hộ gia đình đã phải chuyển cư đến nơi ở mới Điều đó đã gây ra nhiều sự xáo trộn trong đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội cho chính cộng đồng dân cư.
Nói về sự biến đổi văn hóa cư trú – nhà ở, ông N.V.Th., một người nông dân lớn tuổi cho biết: Trước đây người dân cất nhà rất đơn giản, thường làm nhà ở trong sâu có ao hồ, vườn cây ăn trái rộng rãi, thoáng mát Nhưng ngày nay, người dân bắt đầu lấn ra làm nhà lầu hai bên trục lộ lớn, có thời kỳ giá đất hai bên trục lộ tăng chóng mặt Khi giá đất bị các "cò" thổi lên và quy hoạch đường sá, cầu cống là khi người nông dân biết được giá trị đất vườn, đất ở Cũng nhiều người nông dân ở quê không có thông tin và thấy lời trước mắt nên bán sớm, bán vội rất rẻ so với giá thị trường, dẫn đến tình trạng mất đất ở Những năm gần đây, ở nông thôn Vĩnh Long, nhiều gia đình có con đi làm ăn xa, thành đạt, có con đi nước ngoài gửi tiền về phụ giúp cha mẹ xây cất được nhà cửa rất khang trang Đó là những điều tốt đẹp và tích cực của cuộc sống cần ghi nhận và phát huy (Trích BBPV số 8).
Sự biến đổi văn hóa cư trú – nhà ở vùng nông thôn Vĩnh Long còn được biểu đạt thông qua sự tự đánh giá của 500 người dân được chúng tôi khảo sát Theo đó, có đến 79,7% người dân trong nhóm khảo sát cho rằng ngày nay, văn hóa cư trú - nhà ở của họ đã biến đổi rất nhiều so với trước đây Số còn lại cho rằng văn hóa cư trú – nhà ở của họ đã biến đổi ở các mức độ “nhiều, tương đối nhiều, ít biến đổi”(Bảng 5, phụ lục 1).
BIẾN ĐỔI VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Ở NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG
BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
3.1.1 Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo trong xã hội truyền thống
3.1.1.1 Đời sống tín ngưỡng dân gian
Người dân Việt Nam luôn nghĩ “Sống về mồ mả, chứ không ai sống về cả bát cơm”, có nghĩa bên cạnh cái sống vật chất với thân xác còn có cuộc sống tinh thần với tâm linh, và như thế trong cộng đồng ngoài những thành viên đang cùng sống và làm việc với nhau, còn có thần linh nữa Vì thế, một hệ tư tưởng rất sâu bền ở mọi người là hệ tư tưởng và thần quyền với một hệ thống thần linh mà ai nấy đều luôn tôn trọng Ngay thời kỳ văn hóa Đông Sơn, qua truyền thuyết và các hiện vật khảo cổ đã cho thấy người Việt cổ đã có những tín ngưỡng dân gian phổ quát, được bám rễ sâu rộng trong nhân dân tạo nên sức mạnh bền chặt cho văn hóa dân tộc,quyết định sự tồn vong của cả dân tộc Chính nhờ sức mạnh văn hóa ấy, mà trong hoàn cảnh khó khăn mất nước, tổ tiên xưa của chúng ta đã thoát khỏi âm mưu đồng hóa của giặc phương Bắc, nhưng đồng thời cũng tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của họ để hình thành nên những bản sắc văn hóa Việt độc đáo (Chu Quang Trứ, 1996, tr.8).
Tỉnh Vĩnh Long có nhiều tộc người cùng định cư sinh sống trong một thời gian dài Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019, ở Vĩnh Long có 26 tộc người Trong đó, 4 tộc người có số dân đông nhất là: Kinh 996.195 người, chiếm 97,4% tổng dân số; Khmer 22.630 người, chiếm 2,2% tổng dân số; Hoa 3.627 người, chiếm 0,35% tổng dân số; Chăm 121 người, chiếm 0,01% tổng dân số (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2020, tr 189 – 190) Do đặc điểm đời sống tinh thần, tín ngưỡng của mỗi tộc người là khác nhau, nên từ xưa đến nay, người dân ở vùng nông thôn Vĩnh Long có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo khá phong phú, sôi động Ở khía cạnh tín ngưỡng dân gian, đa phần người dân nông thôn Vĩnh Long thờ ông bà, tổ tiên (đạo ông bà), thờ Thành hoàng (Hình 98, 116, 121) Đây là dạng tín ngưỡng có truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam nói chung, người dân Vĩnh Long ở vùng nông thôn nói riêng. Đền, miếu, đàn, từ là thiết chế tín ngưỡng ra đời từ thời nhà Nguyễn (Hình
120, 122, 123) Năm 1836, Vĩnh Long đã được xây dựng đàn Xã Tắc, đàn Tiên Nông, miếu Hội đồng để thờ thần đất, thần lúa, thần nông cùng các vị thần của tự nhiên như thần mây, thần mưa, thần gió, thần sấm Đối với dân gian, miếu Hội đồng chính là cơ sở tín ngưỡng quan trọng bởi đó là nơi thờ thần linh địa phương gồm nhiên thần và nhân thần Ngoài ra, từ thế kỷ XVIII, nhiều miếu, đình thờ Thành Hoàng được xây dựng ở nhiều vùng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Sau đó, những cơ sở tín ngưỡng này còn thờ các vị Phúc Thần mà nhân dân tín ngưỡng Trong đó, nhiều vị thần xuất phát từ Thăng Long, Quỳnh Lưu – Nghệ An… thậm chí trong miếu, đình thờ Thành Hoàng nhưng người dân thở cả Thổ công, Thổ địa, Hà bá, Long vương… (Trương Ngọc Tường, 2003, tr.201 - 210) Ngoài ra, người Việt ở Vĩnh Long có tục thờ các danh nhân, anh hùng liệt sĩ cách mạng, tứ sanh tứ lục đạo, các chiến sĩ vô danh, chiến sĩ trận vong Người dân ở nhiều vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long còn thờ cá Ông (Ông Nam Hải), nữ thần phù hộ xóm ấp, trong đó phải kể đến là thờ thần Thiên Y A Na – vị thần phù hộ dân cư xứ cù lao, hải đảo, thần phù hộ người đi biển (Trương Ngọc Tường, 2003, tr.201 - 238) Ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long còn lưu truyền câu ca dao:
Lịch thay địa phận Trà Ôn
Miếu Ông Điều Bát lưu tồn ngày nay 4
Ai về thăm lại Trà Ôn
Tháng giêng mồng bốn giỗ ông Ngọc Hầu 5 (Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long,
Các biểu tượng tín ngưỡng dân gian trên, dù vị thần được thờ tự khác nhau, nhưng tất cả đều có chung ý nghĩa là điểm tựa tinh thần của người dân, đặc biệt là những người sống ở các vùng nông thôn với phương thức sinh kế phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên; nơi mà niềm tin tín ngưỡng dân gian vẫn còn rất “mặn mà” trong tâm thức, tâm trí của người dân Những biểu đạt văn hóa tinh thần đó là nơi người dân Vĩnh Long gửi gắm nguyện vọng, lời cầu khẩn, nguyện ước vụ mùa bội thu, dân cư an lạc, gia đình hạnh phúc Để tạo nên sự gắn bó tinh thần với thần linh được thờ tự trong các cơ sở tín ngưỡng, người dân gần xa hay mang lễ vật đến dâng cúng vào những dịp quan trọng, hoặc cũng có thể không vào dịp lễ quan trọng, nhưng bản thân họ thấy cần khấn vái, trả ơn thì sẽ mang lễ vật đến dâng thần linh.
Trong xã hội truyền thống, lễ vật phần lớn là kiểu “cây nhà lá vườn” do chính họ nuôi, trồng như gà, vịt, con heo (lớn), hoa trái… Mặt khác, để thể hiện lòng tôn kính của mình với các vị thần linh được thờ tự, hàng năm, người dân thường định kỳ tổ chức các ngày kỵ, ngày giỗ, ngày cúng kèm với những hoạt động lễ hội vui nhộn Đây là dịp để tính cố kết cộng đồng thêm bền chặt, là thời điểm
“thiêng” để tổ chức những hoạt động “thiêng” tại những không gian “thiêng”. Những yếu tố “thiêng” giúp cho niềm tin tín ngưỡng của người dân vùng nông thôn Vĩnh Long được nuôi dưỡng, củng cố Ở một khía cạnh khác, việc người dân ở các vùng nông thôn Vĩnh Long có đời sống tín ngưỡng dân gian phong phú, đặt niềm tin với nhiều thế lực siêu nhiên, từ những nhân vật vốn là huyền thoại bước ra từ trí tưởng tượng của người dân, những vị thần “du nhập” từ những vùng đất xa xôi, đến những con người thật sự tồn tại chốn trần gian nhưng được thần thánh hóa đã phần nào minh chứng cho “tính mở”, “tính động”, tính “phóng khoáng” trong quá trình giao lưu – tiếp nhận – tiếp biến các giá trị văn hóa tinh thần của người dân miền sông nước Sức mạnh của các dạng thức tín ngưỡng dân gian của người dân Vĩnh Long, trong đó có những người sống ở nông thôn thâm nhập vào các hình thức tôn
4 Ông Điều Bát: Là ông Nguyễn Văn Tồn, người Khmer, phò Chúa Nguyễn có công lớn nên được phong chức tiền quân thống chế điều bát. giáo lớn như nhận định sau đây: Đạo Phật ở Vĩnh Long mang nhiều tính chất tín ngưỡng hơn tôn giáo Trong chùa, ngoài việc thờ Phật và các vị bồ tát, đôi khi còn thờ các vị thần theo tín ngưỡng nhân gian Trong sinh hoạt và các ngày lễ thuần túy, đạo Phật lại ít người đến chùa hơn vào các ngày lễ dân gian như ngày cúng sao hội (mùng 8 tháng giêng), ngày Tam ngươn (rằm tháng giêng, rằm tháng bảy, rằm tháng 10) Các ngày lễ dân gian này được đưa vào chùa, mang tính chất cầu phúc, cầu an (Tỉnh ủy – UBND tỉnh Vĩnh Long, 2017b, tr.392).
Tín ngưỡng dân gian truyền thống của người dân ở vùng nông thôn Vĩnh Long còn được biểu đạt trong không gian thờ tự của từng gia đình Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, cũng như quan sát của bản thân, NCS nhận thấy trước đây, trong khuôn viên nhiều gia đình ở các vùng nông thôn Vĩnh Long, người dân thờ thần Bếp, thần Nhà, thần Cửa, thần Giếng Người Khmer còn có “Bàn thiên” để thờ trời, đất Ngoài ra, người dân vùng nông thôn Vĩnh Long còn phổ biến tục thờ thần bản mệnh – vị thần phù hộ từng cá nhân Các tộc người khác nhau có những vị thần bản mệnh không giống nhau Nhưng với người Hoa, họ thực hành khá nhiều nghi lễ liên quan đến thần bản mệnh của mình để cầu mong mọi sự như ý (Trương Ngọc Tường, 2003, tr.212 - 217).
Một trong những tín ngưỡng dân gian truyền thống lâu đời của người dân ở Vĩnh Long, cũng như nhiều vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh là tục thờ cúng tổ tiên. Nhưng mỗi tộc người sẽ có cách thể hiện tín ngưỡng này khác nhau Đối với người Khmer, phần lớn thực hành tín ngưỡng liên quan đến thờ cúng tổ tiên được họ thực hiện tại chùa bên cạnh bàn thờ phật tại gia Trong khi đó, người Kinh và người Hoa lại thờ cúng tổ tiên tại nhà, từ đường Để tưởng nhớ tổ tiên, người dân ở nông thôn Vĩnh Long tổ chức nhiều ngày lễ với quy mô khác nhau tùy điều kiện kinh tế gia đình Nhiều gia đình người Hoa, trên bàn thờ tổ tiên, họ còn phối thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, Quan Công, Phúc Đức Chánh Thần, Thần Tài… Họ cũng rất coi trọng những ngày cúng vía trong nghĩa trang, từ đường, chùa, miếu (Đinh Văn Hạnh, Nguyễn Tri Nguyên và cộng sự, 2020, tr.136 -138).
Bên cạnh các dạng thức tín ngưỡng dân gian, bao đời nay, trong đời sống tinh thần của người dân vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long còn sự hiện diện của các tôn giáo nội sinh như Cao đài, Phật giáo Hòa hảo; và các tôn giáo du nhập từ nơi khác đến như Phật giáo Nam tông, Bắc tông, Thiên Chúa giáo, Tin lành, Hồi giáo, Nho giáo… (Đinh Văn Hạnh, Nguyễn Tri Nguyên và cộng sự, 2020, tr.130) Trong đó, Phật giáo là tôn giáo có nhiều tín đồ nhất tại Vĩnh Long Tôn giáo này đã hiện diện trong đời sống tinh thần các lưu dân lâu đời Đó cũng là tôn giáo đã đồng hành với sự gian nan, cần lao của người dân trong công cuộc khẩn hoang, xây dựng xóm làng để an cư của người dân nơi đây Phật giáo cũng đã góp phần tạo niềm tin – sức mạnh tinh thần để người nông thôn Vĩnh Long vượt qua được những gian truân, thử thách do điều kiện tự nhiên mang lại Trong quá khứ, Phật giáo vùng Nam bộ nói chung, ở Vĩnh Long nói riêng đã đồng hành, gắn bó mật thiết và có nhiều đóng góp trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Minh chứng là hiện nay ở Vĩnh Long, nhiều ngôi chùa từng là di tích lịch sử cách mạng, nơi cất giấu vũ khí, nuôi cách mạng (Thích Nhật Từ, 2021, tr.57) Do đó, thời Pháp thuộc, sau này là Mỹ - Ngụy, Phật giáo ở Vĩnh Long thường xuyên bị kìm kẹp, người dân bị khủng bố tinh thần trong đời sống tín ngưỡng của mình Không bị khuất phục, với lòng yêu nước, căm thù quân xâm lược, tu học với quan niệm “nhập thế”, nhiều trụ trì của các chùa ở Vĩnh Long đã đứng lên kêu gọi tăng, ni, phật tử và người dân đứng lên chống giặc cứu nước Thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược của dân tộc Việt Nam nói chung, nhân dân tỉnh Vĩnh Long nói riêng có một phần đóng góp quan trọng của lực lượng tăng, ni, phật tử (Tỉnh ủy – UBND tỉnh Vĩnh Long, 2017b, tr.395).
Bên cạnh Phật giáo, đời sống tôn giáo của người dân ở các vùng nông thôn Vĩnh Long, từ rất sớm đã có sự xuất hiện của Thiên Chúa giáo (Hình 100, 108, 114) Theo Địa chí Vĩnh Long, ngay thời kỳ khai hoang, lập ấp, Vĩnh Long đã có các tín đồ Thiên Chúa giáo Nhưng mãi đến ngày 08/01/1938, giáo phận Vĩnh Long mới chính thức thành lập và Ngô Đình Thục phụ trách giáo phận Vào thời kỳ đầu, do khoảng cách địa lý xa xôi, cũng như phương triện đi lại, hệ thống giao thông còn nhiều hạn chế, nên bà con tín hữu đi lễ và tham gia các hoạt động của cộng đoàn còn nhiều khó khăn Mặt khác, với tinh thần sống “Tốt đời đẹp đạo”, các giám mục, cha quản xứ luôn quan tâm đến việc phát triển giáo dục, an sinh xã hội và đời sống tinh thần của cộng đồng tín hữu Do đó, số lượng giáo dân mỗi ngày được tăng lên. Cũng như nhiều tôn giáo khác, bên cạnh một số ít có tư tưởng đối lập với nhà nước và chính quyền đương thời, phần lớn tín hữu Thiên Chúa giáo có lòng yêu nước, phản kháng các hành vi xâm lược và đàn áp của các thế lực ngoại quốc; họ luôn sống theo giáo lý, giáo điều và theo những quy định của Nhà nước Trong nhiều thập niên qua, cộng đồng tín hữu Thiên Chúa giáo ở các vùng nông thôn Vĩnh Long đã có nhiều đóng góp thiết thực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước (Tỉnh ủy – UBND tỉnh Vĩnh Long, 2017b, tr.402 - 403).
Sống và làm việc theo những giá trị nhân sinh quan, thế giới quan của Đạo Tin lành là một khía cạnh khác trong bức tranh tổng thể về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người dân ở các vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long So với các tôn giáo khác, Tin lành được thâm nhập vào đời sống tín ngưỡng của nhân dân ở các vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long khá muộn Theo tài liệu do Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long xuất bản năm 2003, đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, một người tên Huấn là tín hữu Tin lành đầu tiên tại Vĩnh Long Dần dần, số người trở thành tín đồ Tin lành ở Vĩnh Long có tăng lên nhưng không đáng kể Đến năm 1854, người đàn ông tên Văn Huyên đã thuê một căn phố khu Cầu Tàu để thành lập một nhà nguyện dành cho việc phụng sự, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân (Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long, 2003, tr 238) Sau này, do lượng giáo dân tăng lên đáng kể, nên nhiều nhà thờ, nhà nguyện của Đạo Tin lành đã được xây dựng ở nhiều địa phương nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Chi Hội Tin lành ở Vĩnh Long cũng đã được thành lập Vào những ngày cuối tuần, không khí sinh hoạt tín ngưỡng của người dân ở nông thôn Vĩnh Long ở các cơ sở thực hành giáo điều của Tin lành như nhà thờ, nhà nguyện rất sôi động. Đạo Cao đài là một thành tố quan trọng khác trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người dân nông thôn tỉnh Vĩnh Long trong suốt nhiều thập niên qua Khác với nhiều tôn giáo lớn khác ở vùng nông thôn Vĩnh Long, Đạo Cao đài – tên đầy đủ là Cao Đài đại đạo Tam kỳ Phổ độ là một tôn giáo bản địa (H.28) Tôn giáo nội sinh này xuất hiện vào khoảng năm 1926, do Ngô Minh Chiêu khởi phát Dù xuất hiện trong lòng xã hội khi mà nhiều tôn giáo lớn khác đã “bén rễ” khá sâu vào đời sống tín ngưỡng của người dân, nhưng Đạo Cao đài đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ khắp vùng ĐBSCL, trong đó có tỉnh Vĩnh Long Điểm nổi bật trong đời sống tín ngưỡng của người tín hữu Cao đài là ăn chay trường và thực hành nhiều nghi lễ trong năm tại gia hoặc tại cơ sở thờ tự chung của cộng đoàn Đạo Cao đài được người dân hưởng ứng vì bảo lưu được những giá trị văn hóa truyền thống và thể hiện được những đặc trưng của văn hóa Việt Nam như: “Tính dung hòa tổng hợp, tính cộng đồng, tính linh hoạt… Nhờ bảo lưu tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ Trời và những đặc trưng văn hóa Việt Nam đã giúp cho đạo Cao đài thu hút được đông tín đồ và phát triển đến ngày hôm nay (Nguyễn Mạnh Tiến, Nguyễn Thị Minh Thư, 2002, tr.96 - 103) Hiện nay, theo số liệu được công bố trên website của Thánh Thất Thánh Tịnh Cao đài, ở Vĩnh Long có 09 Thánh sở của tôn giáo này Trong đó tập trung phần lớn ở Thành phố Vĩnh Long, và có 02 cơ sở thuộc vùng nông thôn là Thánh Thất Tân Hòa ở ấp Mỹ Thuận, xã Tân Hội, Thành phố Vĩnh Long, và Thánh Thất Tân Hạnh ở ấp Tân Thành, xã Tân Hạnh, Thành phố Vĩnh Long 6
Trong đời sống tinh thần – tâm linh của người dân nông thôn tỉnh Vĩnh Long bấy lâu nay còn có sự hiện diện của những giá trị triết lý – đạo lý của Phật giáo Hòa Hảo (Hình.32) Đây là là một tôn giáo bản địa, phát tích từ tỉnh An Giang vào khoảng năm 1939 Năm 1945, ông Huỳnh Phú Sổ - người khởi lập tôn giáo này đến Vĩnh Long truyền bá đạo Theo Đinh Văn Hạnh, Nguyễn Tri Nguyên và cộng sự (2020), giáo lý của Phật giáo Hòa Hảo xoay quanh các giá trị cốt lõi là “Tứ trọng ân”, “Bát chính Đạo”, “Diệt Tam nghiệp” Những nội dung này có thể tóm tắt trong nguyên lý “Học Phật tu Nhân”: tức tu hành không cần xuất gia, không chay trường, không tuyệt dục Kinh kệ sáng tác bằng văn vần, lối văn mộc mạc Hình thức và nghi lễ thờ tự rất đơn giản, chủ trương thờ Phật (tượng trưng bằng tấm trần điều), trời đất (bàn thông thiên), tổ tiên (Cửu Huyền Thất Tổ) Lễ vật cúng chỉ dùng hoa và nước sạch Nhờ những tư tưởng phù hợp với nền tảng tín ngưỡng dân gian, nên người người dân ở Vĩnh Long, trong đó có các vùng nông thôn theo Phật giáo Hòa Hảo, đông đảo nhất là khu vực Cái Vồn, thị xã Bình Minh và các vùng phụ cận (tr.133).
Trong bức tranh tổng thể về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người dân nông thôn tỉnh Vĩnh Long, còn có cộng đồng tín đồ Hồi giáo dù không lớn Họ là những người từ An Giang di cư đến, phần lớn trong đó là người Chăm, hoặc gốc Chăm Cộng đồng này không sống tập trung mà rải rác ở nhiều vùng khác nhau trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Do không có thánh đường để hành lễ, nên mọi hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng tín đồ Hồi giáo chỉ diễn ra tại nhà riêng Vào những dịp lễ trọng hàng năm, các tín đồ Hồi giáo ở Vĩnh Long thường thực hiện các chuyến
6 Dữ liệu được công bố tại: http://thanhthatcaodai.org/trang/mien-nam/vinh-long/vinh-long-vinh-long/; đăng hành hương về những thánh đường lớn ở An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh (Tỉnh ủy – UBND tỉnh Vĩnh Long, 2017b, tr 405) Dù số lượng tín đồ Hồi giáo ở Vĩnh Long không đông đảo, nhưng sinh hoạt tôn giáo của họ cũng góp phần tạo nên tính đa sắc trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Vĩnh Long, góp phần minh chứng cho chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong suốt nhiều thập niên qua.
BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TRONG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
3.2.1 Khái quát về lễ hội truyền thống ở tỉnh Vĩnh Long
Trong tiến trình lịch sử dân tộc, lễ hội truyền thống Việt Nam nói chung, và lễ hội truyền thống của vùng ĐBSCL nói riêng hình thành rất sớm, từ khi chưa hình thành nhà nước, chưa có sự phân chia giai cấp, và phát triển mạnh mẽ hơn khi con người đạt trình độ phát triển cao trong tổ chức đời sống xã hội (Dương Văn Sáu,
2004, tr.20) Lễ hội truyền thống không chỉ đóng vai trò củng cố, liên kết các thành viên trong cộng đồng, mà nó còn tác động đến quá trình phát triển kinh tế của cộng đồng Tác động này thể hiện ở những khả năng như phát huy được các di sản văn hóa truyền thống và quy tụ được sức mạnh của nhân dân (nhân lực, tài lực, vật lực) xây dựng và phát triển cộng đồng (Nguyễn Xuân Hồng, 2014, tr.191) Nếu hội làng là dịp hội tụ những nét tinh hoa của nền văn minh xóm làng, thì đám rước là hình ảnh tập trung nhất của hội làng, là biểu trưng của sức mạnh cộng đồng đang vận động trước mắt mọi người một cách tráng lệ và rất thân quen (Lê Trung Vũ, Lê Hồng Lý, tr.5, 6).
Xét về nguồn gốc của lễ hội truyền thống, Dương Văn Sáu (2004), lễ hội truyền thống có các nguồn gốc hình thành cơ bản sau:
Một là, do phong tục, tập quán truyền thống của các địa phương truyền lại.
Những phong tục, tập quán này được hình thành từ bao đời, được lưu truyền qua bao thế hệ Những phong tục, tập quán đó thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn – ăn quả nhớ người trồng cây” Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ra đời của các lễ hội truyền thống ở Việt Nam Phong tục, tập quán của mỗi vùng, miền là yếu tố quyết định việc tồn tại và phát triển các lễ hội truyền thống ở các địa phương Do đó, lễ hội thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc ở từng vùng miền rất rõ nét.
Hai là, do qui định của thể chế chính trị - xã hội đương đại Là một hoạt động văn hóa, lễ hội ra đời, tồn tại và phát triển trong một môi trường xã hội nhất định Mà môi trường xã hội nào cũng gắn với thể chế chính trị của từng giai đoạn lịch sử nhất định Do lễ hội là hoạt động văn hóa có tác động và ảnh hưởng sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân, nên các chính thể cầm quyền thường sử dụng lễ hội như là một công cụ văn hóa để phục vụ các mục đích quản lý, duy trì và điều hành xã hội.
Thứ ba, do các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội đặt ra Là một thành tố văn hóa có chứa đựng các nội dung và yếu tố văn hóa, kinh tế Do đó, lễ hội được chính thể cầm quyền sử dụng, khai thác như là một tác động bổ trợ nhằm điều tiết và thúc đẩy sự phát triển của xã hội theo những mục tiêu, định hướng phát triển của từng thời kỳ khác nhau Mỗi thời kỳ, chính thể cầm quyền có những mục tiêu phát triển khác nhau, nên lễ hội cũng được khai thác thông qua các hình thức mang tính đặc thù để phát huy thế mạnh vốn có của các loại hình văn hóa – xã hội này.
Thứ tư, do nhu cầu vui chơi giải trí của các tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Lễ hội truyền thống – bên cạnh là cơ hội để người dân thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của mình, thì một phần không thể thiếu là đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của cộng đồng cư dân Người dân sau một thời gian lao động sản xuất mệt nhọc, vất vả, căng thẳng muốn nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí Do đó, lễ hội ra đời để họ có cơ hội đáp ứng nhu cầu đó Đây là quá trình tích nạp năng lượng, là sự bổ sung điều chỉnh để hoàn thiện mình trong những điều kiện, hoàn cảnh mới (tr.21 - 24). Đối với lễ hội truyền thống ở vùng ĐBSCL, Nguyễn Xuân Hồng (2014) viết rằng: “Lễ hội của người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long là sự tiếp nối, phát triển lễ hội của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong quá trình di cư mở mang đất nước” (tr.12 - 13) Đối với tỉnh Vĩnh Long, cư dân phần lớn là những người nhập cư Trong quá trình tạo lập làng, ấp ở vùng đất mới, kết hợp với những giá trị văn hóa mới và giá trị văn hóa cội nguồn, họ đã tạo ra các lễ hội để đáp ứng nhu cầu tinh thần của mình Ngô Đức Thịnh (2014) viết rằng các lễ hội được tổ chức tại Vĩnh Long phần lớn đều dựa trên những tri thức, giá trị dân gian được bảo lưu của người dân từ vùng đất cố hương tại miền Trung và Bắc Nhưng vì sống tại một vùng đất có điều kiện sinh thái, môi trường sinh tồn khác nên lễ hội nơi đây có nhiều khác biệt về thời điểm tổ chức, tần suất (tr.190) Mặt khác, lễ hội truyền thống còn là một trong những minh chứng cho sự đa dạng văn hóa ở tỉnh Vĩnh Long; là nơi người dân thể hiện, gửi gắm những tình cảm, mong ước về mặt tinh thần, phản ánh quá trình lao động, sáng tạo, chiến đấu bảo vệ vùng đất Vĩnh Long.
Cũng giống như các vùng miền khác, lễ hội truyền thống của người dân ở các vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long luôn hướng tới một đối tượng linh thiêng cụ thể như các vị tiên, phật, thần thánh (nhiên thần và nhân thần) Đây là các vị thần đã bảo hộ, giúp đỡ người dân trong sản xuất, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, phòng chống giặc… Vĩnh Long có khá nhiều lễ hội truyền thống và mỗi lễ hội được tổ chức với quy mô, hình thức, thời gian, cũng như thông điệp ý nghĩa khác nhau. Nhưng dù được tổ chức với bất kỳ quy mô lớn hay nhỏ thì phần lễ là phần gốc rễ, chủ đạo, phần hội là phần phái sinh, tích hợp (Ngô Đức Thịnh, 2014, tr.190) Như lễ hội Kỳ Yên là dịp để dân làng họp mặt, vui chơi, bàn chuyện, xem hát Nhưng quy cho cùng, các lễ hội truyền thống của người dân Vĩnh Long đều thể hiện sự biết ơn, lòng tri ân và cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến của mọi cư dân, qua đó tăng thêm tinh thần đoàn kết, sự cố kết cộng đồng giữa các dân tộc đang sinh sống trên cùng vùng đất Vĩnh Long. Ở Vĩnh Long có hệ thống lễ hội khá phong phú như Lễ cúng đình Vĩnh Long là tỉnh có nhiều đình làng, trong đó đình Long Thành, đình Tân Hoa được xếp hạng cấp quốc gia Đình Long Thành hàng năm có 2 lễ: Lễ Hạ Điền và lễ Thượng Điền Lễ hạ điền, thượng điền thường tổ chức 3 đến 4 ngày và các ngày 14, 15 tháng 3 âm lịch Lễ Kỳ Yên ở đình Long Thành và đình Tân Hoa có hàng nghìn người dân đến dâng hương, lễ bái Lễ Xuân Tế được tổ chức tại Công thần miếu Vĩnh Long; Tế Xuân Đỉnh và Thu Đỉnh tại Văn thánh miếu Tại Văn Xương, hàng năm có ngày giỗ cụ Phan Thanh Giản vào ngày 4 và 5 tháng 7 âm lịch Đây cũng là dịp tưởng nhớ đến người thầy Võ Trường Toản và các danh nho, trí thức, quan lại có công xây dựng Văn Thánh Miếu Cuối năm 2023, Lễ hội Văn Thánh Miếu được đưa vào danh mục văn hóa phi vật thể quốc gia Ngoài ra, ở Vĩnh Long cỏn hệ thống lễ hội ở các chùa (Địa chí Vĩnh Long 2017, tập II, tr 296 – 299).
3.2.2 Những biến đổi trong văn hóa lễ hội truyền thống
Cũng như các mặt hoạt động khác của đời sống con người, lễ hội từng bước hình thành, không ngừng biến đổi và hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của xã hội ở từng giai đoạn khác nhau của lịch sử (Dương Văn Sáu, 2004, tr.20) NguyễnXuân Hồng (2014) cũng nhận định: dù lễ hội truyền thống của người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long là sự tiếp nối những giá trị văn hóa có từ cội nguồn, nhưng môi trường sinh thái tự nhiên, kinh tế - xã hội ở vùng đất mới này có khác, nên lễ hội vận động và sáng tạo ra các giá trị mới theo quy luật đa dạng hóa và địa phương hóa trên cơ sở kế thừa và tái tạo Quá trình này là một tất yếu Quy luật này còn chịu sự tác động trực tiếp của yếu tố con người, vấn đề quản lý, nhu cầu của người dân (tr.13) Quan điểm của Dương Văn Sáu và Nguyễn Xuân Hồng thể hiện góc độ tiếp cận từ lý thuyết vùng văn hóa, sinh thái văn hóa Chúng tôi cũng đồng quan điểm với hai nhà nghiên cứu trên Đặc biệt, từ cơ sở nguồn gốc hình thành lễ hội truyền thống của Dương Văn Sáu (2004) cho thấy khi những nền tảng, cơ sở để hình thành lễ hội truyền thống là phong tục tập quán, quy định của thể chế chính trị
- xã hội, các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và nhu cầu vui chơi giải trí của các tầng lớp nhân dân thay đổi, thì tất yếu dẫn đến những thay đổi trong hoạt động lễ hội Nguyễn Xuân Hồng (2014) cho rằng đó là sự thích ứng của con người trước sự thay đổi của môi trường sống để tồn tại Ông viết: như vậy, sự thích ứng của con người trong mọi lĩnh vực ở môi trường mới (trong đó có lễ hội) là một hoạt động văn hóa sinh tồn (văn hóa thích ứng) Quan điểm này chỉ ra rằng lễ hội truyền thống tồn tại trong không gian, thời gian là một hiện tượng văn hóa đặc biệt, mang dấu tích của yếu tố địa văn hóa – nhân văn cụ thể Văn hóa thích ứng không hàm nghĩa cao hay thấp Vì vậy, một chuẩn mực ở vùng/miền này không thể quy chiếu vào một chuẩn mực ở vùng/miền khác.
Về sự biến đổi văn hóa của lễ hội truyền thống ở vùng ĐBSCL, theo Nguyễn Xuân Hồng (2014) ở Việt Nam, trong nhiều năm qua, lễ hội truyền thống người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long biến đổi theo hai hướng: Trước năm 1986, sinh hoạt lễ hội bị lắng xuống Nguyên nhân là vì hậu quả của chiến tranh để lại, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn; những nhà quản lý văn hóa – xã hội chưa nhận thức đúng về giá trị của lễ hội dẫn đến việc quản lý lễ hội nặng về cấm đoán hành chính Đến giai đoạn đất nước đổi mới, tình hình dường như có xu hướng ngược lại, lễ hội phát triển ồ ạt, xuất hiện các yếu tố ngoại lai trong lễ hội (tr.13, 14, 189).
Qua nghiên cứu lễ hội Kỳ Yên tại Đình Hồi Long, xã Tân An Luông, huyện Vũng Liêm; Lễ hội Đình Vĩnh Thành ở ấp Vĩnh Thành, xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn và lễ Kỳ Yên tại Đình thần Mỹ Hòa, ấp Mỹ Khánh 1, xã Mỹ Hòa, TX BìnhMinh, chúng tôi nhận thấy những biến đổi cơ bản sau:
Số người đến dự lễ hội ngày càng có xu hướng giảm qua các năm Thực tế vấn đề này có nhiều nguyên nhân khác nhau Trong đó, dù dân số của làng, xã tăng hơn nhiều so với trước năm 1986, nhưng số lượng nhân khẩu có mặt tại làng, xã vào thời điểm lễ hội được tổ chức không nhiều do một bộ phận không nhỏ dân cư đi học, đi làm ăn xa Một nguyên nhân khác là trước đây, phần lớn dân cư trong làng, xã theo tín ngưỡng thờ Thành Hoàng, thờ tổ tiên, thì ngày nay, một phần dân cư trong các làng này đã theo một số tín ngưỡng khác như Tin lành, Thiên Chúa giáo, Phật giáo Hòa Hảo… Khi niềm tin tín ngưỡng, đối tượng được thờ tự trong họ thay đổi, thì hiển nhiên việc đến dự các lễ hội ở đình làng cũng bị thay đổi Khi được hỏi về vấn đề này, một vị trong ban Hộ tự Đình Vĩnh Thành ở ấp Vĩnh Thành, xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn cho biết rằng: trong mấy năm gần đây, vì bà con phần lớn đi làm ăn xa, nên dịp cúng Đình không về dự được Lớp trẻ thì không thích đến ngày cúng Đình như thế này, chủ yếu những em đi cùng cha mẹ đến thôi Người dự thì chủ yếu xung quanh Đình thôi, một số ít ngày xưa sống gần Đình, giờ chuyển đi nơi khác sinh sống, nhưng đến ngày cúng, họ vẫn về, một số anh em cán bộ của xã cũng đến dự vào dịp này Trước đây, vào 2 ngày trước khi ngày lễ cúng chính thức diễn ra, rất đông bà con cô bác tụ hội về để cùng nhau chuẩn bị cho ngày lễ chính, tối đến cùng nhau ăn uống, xem Hát bội, Cải lương, Đờn ca tài tử Nhưng lễ cúng Đình ngày nay không còn đông vui như trước nữa Trước ngày lễ chính, chỉ có vài người cao tuổi trong ban Tế lễ, Ban hộ tự Đình và một số bà con thân thuộc với Đình đến làm công tác chuẩn bị (BBPV số 12).
Một thay đổi khác trong văn hóa lễ hội truyền thống tại các đình làng vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long là sự thay đổi thành phần người dân đến tham dự lễ hội.Theo quan sát của chúng tôi, dịp lễ cúng Đình trong những năm gần đây, khách đến cúng Đình vào dịp lễ quá nửa là phụ nữ Trong số khách đến, cũng có rất nhiều người đang sinh sống ở nơi khác đến cúng Đình Họ là những người hiện hoặc trước đây từng sinh sống trong xã, gần Đình, nhưng nay đi làm ăn xa, hoặc chuyển cư.Điều này khác với trước kia, phần lớn là nam giới đến cúng Đình, và gần 100% là những người đang sinh sống trong địa bàn xã Sự thay đổi đó đã phản ánh sự biến động về nhân khấu học, về điều kiện sống – xét về mặt kinh tế Bởi vấn đề đặt ra là tại sao nhiều người trong số những bà con, cô bác có quê quán ở đây lại phải “ly hương”, chuyển cư, hoặc phải đi mưu sinh ở những miền đất xa xôi Phải chăng điều kiện sống ở những vùng quê nông thôn tỉnh Vĩnh Long còn quá nhiều khó khăn, thiếu thốn Trong khi mức sống, nhu cầu sống mặt bằng chung của xã hội đã tăng cao hơn rất nhiều Thực tế đó đòi hỏi, họ phải “ly hương” đến vùng đất mới,
“vùng đất hứa” với mong ước về một sự “đổi đời” nào đó Đây là điều mà những nhà quản lý cần phải suy nghĩ.
Thành phần tổ chức lễ hội cúng Đình cũng có nhiều thay đổi Trước kia, thành phần lễ cúng Đình chỉ có những cao niên có uy tín trong làng xã, được bà con bầu chọn vào thành phần Ban tổ chức lễ cúng Đình Nhưng ngày nay, thành phần này còn có cán bộ văn hóa của địa phương tham gia Đó là sự thể hiện cho công tác quản lý của Nhà nước về văn hóa trên địa bàn làng, xã Sự tham gia này tất nhiên là cần thiết và thể hiện sự quan tâm của chính quyền đối với lễ hội truyền thống của bà con Tuy nhiên, nó lại tạo ra những rủi ro trong việc đánh mất vai trò chủ thể chính của cộng đồng khi cán bộ văn hóa can thiệp quá sâu vào công tác tổ chức của lễ cúng Đình.
Lễ vật cúng Đình cũng có nhiều thay đổi Trước đây, lễ vật cúng Đình phần lớn là sản vật của địa phương, do chính người dân nuôi trồng mang đến dâng lễ. Hoặc nếu phải mua, thì cũng là những sản vật có xuất xứ tại địa phương từ hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống Thế nhưng ngày nay, phần lớn lễ vật từ hoa, trái cây, gà, vịt, heo, gạo tẻ, nếp, rượu… đều được mua hàng có sẵn và có yếu tố sản xuất công nghiệp Trong đó, không ít lễ vật được nhập khẩu từ nước ngoài như hoa, trái cây, rượu… thậm chí có cả bia – thức uống tượng trưng cho xã hội công nghiệp hiện đại Do đó, mâm lễ cúng trở nên phong phú, hấp dẫn hơn nhờ sự đa dạng của các sản vật, lễ vật; trở nên cao cấp hơn nhờ có sự hiện diện của hàng
BIẾN ĐỔI VĂN HÓA PHONG TỤC TẬP QUÁN
3.3.1 Một số phong tục tập quán truyền thống
Phong tục tập quán của các tộc người là dấu tích minh chứng cho quá trình thích ứng, là cách ứng xử với môi trường tự nhiên, xã hội của từng tộc người trong quá trình tồn tại và phát triển Do đó, mỗi cộng đồng tộc người khác nhau, định cư ở những không gian văn hóa, tự nhiên khác nhau, sẽ có những phong tục tập quán không giống nhau Có lẽ vì vậy mà Đào Nam Sơn và Đặng Thị Ngọc Hồ (2016) viết rằng:
Phong tục tập quán truyền thống là một bức tranh rực rỡ sắc màu, các mảng màu khối đậm đà kết lại hài hòa và vô cùng sinh động, phản ánh sự tôn vinh giá trị con người, tình yêu thương, sự gắn kết con người trong cộng đồng dân tộc; đồng thời cũng nói lên trình độ tiến bộ xã hội, những quan niệm về thế giới và con người qua những thời kỳ lịch sử (tr.5).
Vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long vừa có các đặc điểm chung của một vùng đồng bằng sông nước Cửu Long, vừa có nhiều điểm khác biệt về môi trường sinh thái tự nhiên, nhân văn, tộc người Do đó, phong tục tập quán trong xã hội truyền thống ở khu vực này vừa mang những nét chung của vùng Tây Nam Bộ, nhưng cũng chứa đựng những đặc điểm thể hiện bản sắc văn hóa riêng của các tộc người nơi đây Trong đó, cộng đồng người Hoa có 3.627 người, chỉ chiếm 0,35% tổng dân số và phần lớn người Hoa sống ở các khu vực đô thị, nên vùng nông thôn Vĩnh Long nổi bật nhất là phong tục tập quán của tộc người Việt (Kinh) và Khmer (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2020, tr 189 – 190) Do đó, chúng tôi chỉ xin phép đề cập đến những đặc điểm văn hóa phong tục tập quán của 02 tộc người này.
Thứ nhất, một số phong tục tập quán truyền thống của người Việt (Kinh) ở vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long
Một trong những phong tục tập quán truyền thống điển hình của người Việt ở các vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long là gắn liền với vòng đời người Theo đó, trong việc sinh đẻ, người dân có nhiều kiêng kỵ và nghi lễ phản ánh đời sống tinh thần – tâm linh của họ Với người Việt, vốn có nguồn gốc từ khu vực phía Bắc và vùng Thuận – Quảng, nhưng di cư đến đây sinh sống cùng với những tộc người khác như Khmer, Hoa, Chăm… Do đó, các nghi lễ sinh đẻ truyền thống của người Việt vừa mang đậm nét văn hóa của vùng đất quê cha đất tổ, vừa phảng phất màu sắc văn hóa của người Chăm, Hoa, Khmer Điển hình như khi đứa trẻ được một tháng tuổi, gia đình làm lễ đầy tháng và đặt tên cho đứa bé Thông thường, tên đứa trẻ đã được ba mẹ hay ông bà thầm tính trước để đặt vào lễ đầy tháng Lễ đầy tháng cũng là dịp để gia đình tạ ơn các bà mụ đã bảo hộ đứa trẻ và giới thiệu đứa trẻ đến họ hàng hai bên, xóm giềng Lễ đầy tháng được tổ chức không thể thiếu mâm cúng 12 bà mụ và mâm cúng cho 3 Đức Thầy gồm: Thánh Sư, Tổ Sư và Tiên Sư có quyền năng truyền dạy lễ nghi, phép tắc, chữ nghĩa, nghề nghiệp cho trẻ Khi đứa bé được 12 tháng tuổi, gia đình sẽ làm lễ thôi nôi đánh dấu một bước trưởng thành mới của cuộc đời đứa bé Lễ vật cúng và đối tượng tín ngưỡng khá tương đồng với lễ đầy tháng.
Cũng là kết quả giao thoa giữa văn hóa gốc rễ với các giá trị văn hóa mới, người Việt ở vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long có tục thờ thần bản mệnh – vị thần phù hộ cá nhân của mỗi người Tục này phát sinh trên cơ sở quan niệm dân gian cho rằng một đứa trẻ từ khi được tượng hình trong lòng mẹ cho đến lúc ra đời và phát triển đến 12 tuổi đều có những vị nữ thần phù hộ, gọi là thần độ sinh hay nôm na là
“mẹ sanh” Tuy nhiên ở Vĩnh Long, tục thờ này không thống nhất do quan niệm tín ngưỡng khác nhau Có cộng đồng cho rằng Quan Công, Quan Bình Thái Tử (con nuôi Quan Công), Ngũ Công Nương Phật (gồm: Quan Công, Quan Bình, Châu Xương, Vương Linh Quan - tức thần Thiên Lôi và Văn Xương đế Quân - tức thần văn học), Tử Vi Đại Đế (vị Tinh Quân ở Bắc Cực chuyên trị tà ma), Cậu Trày, Cậu Quý (hai con của nữ thần Thiên Y A Na) độ mạng cho phái nam Cửu Thiên Huyền
Nữ (Nữ thần cai quản chín tầng trời), Bồ Tát Quan Âm, Chúa Tiên Nương Nương, Chúa Ngọc Nương Nương (hai dạng hóa thân của nữ thần Thiên Y A Na) hộ mạng cho phái nữ Có nơi ở Vĩnh Long, người dân xem thần độ mạng cho phái nam là Phật Tổ, Táo Quân, Ngũ Đế (tức Thanh, Bạch, Hoàng, Xích và Hắc Đế, tượng trưng cho ngũ hành), và hộ mạng cho phái nữ là Chúa Tiên, Chúa Ngọc và Thánh Anh La Sát Các vị thần bản mệnh được thờ phượng trang trọng Vào các ngày sóc vọng và ngày nguyên, gia chủ cúng trái cây, hoa, rượu (Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long,
Phong tục tập quán liên quan đến vòng đời người của người Việt ở các vùng nông thôn Vĩnh Long còn có các phong tục trong hôn nhân truyền thống Trước đây, hôn lễ của người Việt thường là 06 tiểu lễ Lễ cưới được tổ chức tại tư gia của nhà trai và nhà gái Các lễ vật được sử dụng trong lễ cưới phổ biến là trầu, cau, áo dài đỏ, trái cây, trà rượu, vòng vàng (Hình 134, 135) Nét đặc trưng nhất trong lễ cưới của người dân ở nông thôn Vĩnh Long rước dâu bằng ghe thuyền.
Phong tục tang ma của người Việt ở vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long cũng có nhiều điểm tương đồng với phong tục tang ma của người Việt ở các địa phương khác vùng đồng bằng sông nước Tây Nam Bộ Khi gia đình có tang sự, người thân trong gia đình chọn giờ phù hợp để làm lễ mộc dục (tắm gội), lễ ngậm hàm, lập tang chủ và người phụ tang; lễ khâm liệm; nhập tang, lễ thành phục, phát tang, nhạc tang… Trước khi nhà nước có những quy định về thời gian chôn cất người đã khuất, nhiều trường hợp các hộ dân tổ chức đám tang 2 - 3 ngày Sau khi an táng xong 3 ngày, gia chủ tiến hành lễ mở cửa mả Tuy nhiên, đối với những người Việt theo những tôn giáo khác nhau thì có những phong tục tang ma không giống nhau (Đinh Văn Hạnh, Nguyễn Tri Nguyên và cộng sự, 2020, tr.192).
Người Việt ở Vĩnh Long nói chung, ở các vùng nông thôn nói riêng còn có tục thờ Thần Bếp (còn gọi là Táo Quân) Trong tín ngưỡng dân gian của người dân nơi đây, Thần Bếp được coi là “nhất gia chi chủ” – tức vị thần đứng đầu thần Ngũ
Tự (gồm các thần: Thần Bếp, Thần Nhà, Thần Cửa, Thần Giếng và Trung Lưu Thần – Thần Gian Nhà Giữa) Tuy nhiên, trong dân gian Vĩnh Long có thờ hai dạng Thần Bếp Một dạng Thần Bếp gọi là Phật Táo hay Thần Táo Đây là vị thần thay mặt Thượng Đế coi việc lành, dữ của thế gian Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, vị thần này phải về Trời để tấu trình sự việc của nhân gian trong một năm qua Với quan niệm này, Thần Táo được thờ trên cao, nếu là nhà ba gian thì Ông được thờ ở gian giữa của ngôi nhà cùng với Quan Thánh Đế Quân (Quan Công), Phước Đức Chánh Thần (Ông Địa) Một quan niệm khác cho rằng Táo Quân gồm 3 vị thần: Thần Bếp, Thần Lửa (một bà, hai ông) Vị Thần này được thờ ngay cửa lò, gian bếp Quan niệm này là cơ sở để hình thành nên tục cúng tiễn Ông Táo về trời và còn lưu truyền đến ngày nay dù có một số biến đổi (Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long,
Với những người làm vườn, họ có tục sáng ngày Mồng ba Tết cổ truyền làm lễ ra mắt thần Hành Bình Hành Khiến (thần tai họa dịch bệnh), ra mắt Ngũ Thổ Long Thần và Thổ thần “gọi là Tết vườn”, thần Chăn nuôi, thần Gia súc gọi là Tết Ông Chuồng Bà Chuồng, tết Trâu) Lễ vật cúng trong các lễ ra mắt này thường là trầu cau, rượu, hoa và một con gà Khi cúng xong, người dân lấy giấy đỏ cắt hình bầu rượu, hình miếng chả… đem dán khắp các gốc cây ăn trái trong vườn, chuồng gia súc, gia cầm (Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long, 2003, tr.220).
Thứ hai, một số phong tục tập quán truyền thống nổi bật của người Khmer ở vùng nông thôn Vĩnh Long
Người Khmer có thể được xem là một trong những tộc người bản địa ở khu vực ĐBSCL, trong đó có tỉnh Vĩnh Long Sau nhiều thế kỷ định cư và sinh sống ở vùng đất Vĩnh Long, người Khmer đã sáng tạo nên nhiều phong tục tập quán đặc sắc Điểm đáng lưu ý là hầu hết mọi phong tục tập quán của người Khmer đếu gắn bó với ngôi chùa – biểu tượng của dòng Phật Giáo Tiểu Thừa Hay nói cách khác, tư trưởng triết lý nhà Phật thấm sâu vào mọi khía cạnh trong đời sống từ vật chất, đến tinh thần của người Khmer ở các vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long Cụ thể:
Người Khmer rất coi trọng những phong tục liên quan đến sinh đẻ vì họ quan niệm đó là “Chlon Tôn Lê” tức người phụ nữ sinh đẻ như là qua sông, qua biển với muôn vàn hiểm nguy Trước ngày đứa bé chào đời, người nhà (phần lớn là chồng của thai phụ) đến chùa nhờ các vị tăng, hoặc vị Achar tụng kinh cầu an cho mẹ và đứa bé Câu trì chú với nội dung “Sukhinīhotusuppavāsā koḷiya dhītā arogā arokam puttamvijātu” với ý nghĩa “cầu cho phụ nữ đang sinh con như mặt trời đang mọc lên, không có sợ hãi, được an vui, con gái cũng không có bệnh tật, con trai cũng không có bệnh tật” Nghi lễ được tổ chức để củng cố niềm tin cho người phụ nữ sắp sinh cũng như người thân vì tin rằng có đấng thần linh bề trên ban phép màu nhiệm. Ngay sau khi đứa trẻ được sinh ra, người Khmer làm lễ Pót Si Ma - lễ buộc chỉ ranh giới Trong lễ này, gia đình sẽ mời vị Achar đến nhà làm lễ buộc chỉ ranh giới để xua đuổi những điều không tốt từ những người lạ mang lại Lễ cắt bỏ chỉ buộc ranh giới được diễn ra sau bảy ngày và đây là thời điểm mọi người có thể đến thăm hỏi.
Lễ Pro Kok Pro Sết – lễ đầy tháng để chúc phúc, đặt tên cho đứa bé được tổ chức ngay tại tư gia Achar là nhân vật không thể thiếu và được mời đến tụng kinh chúc phúc cho người mẹ và đứa trẻ Trong lễ này, Achar thực hiện nghi thức Hao Prô Lưng - gọi hồn cho đứa trẻ Sau đó, Achar buộc sợi chỉ vào tay đứa trẻ với quan điểm giữ chắc 19 phần hồn trong cơ thể, tiếp đến tụng kinh chúc phúc, cầu bình an cho đứa trẻ; đặt tên cho đứa trẻ Sau nghi lễ này, người mẹ và đứa trẻ sẽ được ra khỏi phòng, gặp gỡ với mọi người (Danh Lùng, 2020, tr.52 - 53).
BIẾN ĐỔI VĂN HÓA ỨNG XỬ
3.4.1 Văn hóa ứng xử truyền thống
Văn hóa ứng xử là cách thức, phong cách tiếp xúc, xử lý các tình huống phát sinh của các cá nhân, cộng đồng trong mối tương tác giữa người với người, giữa người với môi trường cảnh quan Theo Trần Ngọc Thêm (1996), văn hóa ứng xử thuộc về yếu tố văn hóa tổ chức đời sống cá nhân theo cách phân loại các thành tố của văn hóa bao gồm văn hóa nhận thức; văn hóa tổ chức cộng đồng (đời sống tập thể, đời sống cá nhân); văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội (tr.7-8) Trong giới hạn của công trình này, lấy một phần quan điểm của Trần Ngọc Thêm làm cơ sở lý luận, chúng tôi đề cập đến văn hóa ứng xử giữa người với người ở vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long. Đánh giá một cách tổng thể nhất, Vĩnh Long là vùng đất hội tụ nhiều tộc người sinh sống và đông đảo nhất là người Việt (Kinh), Khmer và Hoa Trong đó, người Khmer được xem là cư dân có mặt ở vùng đất này sớm nhất, người Việt là lưu dân đến sau, và người Hoa di cư đến muộn hơn Là những con người cùng cảnh nghèo khổ, phải phiêu dạt nơi đất khách quê người, nên trong các xóm làng, mọi người đối xử với nhau thân ái, bình đẳng, sẵn sàng giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn trong cuộc sống mà không có những bất đồng, xung đột tộc người, thành phần xã hội Chính từ cuộc sống đầy gian lao, thử thách và trong mối quan hệ thân thương, đùm bọc lẫn nhau ấy đã hình thành nên những đức tính cao đẹp như giàu lòng trọng nghĩa khinh tài, sẵn sàng hi sinh vì nghĩa, chan hòa, cởi mở trong quan hệ hàng xóm láng giềng, cương trực thẳng thắn, rộng rãi, hiếu khách, coi trọng lẽ công bằng trong đối nhân xử thế, chí cốt và chung thủy trong tình bạn và tình yêu(Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long, 2003, tr.24) Trong kho tàng văn học dân gian củaVĩnh Long, ca dao Vĩnh Long có câu khái quát nên tấm chân tình, tình làng, nghĩa xóm của người dân Vĩnh Long:
Sông Măng Thít có dòng nước xoáy
Rạch Bà Xoay nước chảy vòng cung
Người đi mang nỗi nhớ nhung
Sông này vẫn giữ thủy chung với người.
Và: Đẹp thay tình nghĩa xóm giềng Đầy vun bát nước, ngọn đèn sáng trưng! (Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long,
Với những đặc trưng tính cách trên nên trong giao tiếp, người Vĩnh Long cũng như người Tây Nam Bộ dễ dàng tha thứ cho những ai lỗi lầm, sa ngã Họ không chủ trương tạo ra xung đột trong các mối quan hệ mà sống hòa hợp với quan niệm “chín bỏ làm mười”, “dĩ hòa vi quý” với tinh thần:
Dầu cho trăm giận ngàn phiền
Tìm nhau giả lả, hờn riêng nguội dần
Càng tha thứ, càng lại gần
Người thù cũng hóa người thân dễ dàng (Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long,
Họ làm việc nghĩa với tinh thần “Chẳng qua thấy sự bất bình, Hay vầy cũng chẳng đăng trình làm chi.”, và với thái độ dứt khoát “Làm ơn há dễ trông người trả ơn?” (Phạm Văn Luận, 2022, tr.77, 79) Văn hóa ứng xử truyền thống này cũng là những đặc điểm của người dân vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long và tương đồng với văn hóa ứng xử của người dân khu vực Tây Nam Bộ.
Bàn về văn hóa ứng xử của con người vùng đồng bằng sông nước miền TâyNam Bộ, trong đó có các vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long, Trần Duy Khương (2014) cho rằng họ có tính bộc trực, thẳng thắn nhưng hồn hậu và chất phác Họ có tinh thần dân chủ và bình đẳng, trọng phụ nữ và có tính thoáng mở đậm nét (tr.50 - 54).Cũng theo Trần Duy Khương (2014), những đặc trưng văn hóa giao tiếp trên có được và tồn tại trong thời gian dài bắt nguồn từ việc những người dân phải dựa vào nhau theo quan niệm “bán anh em xa, mua láng giềng gần” để cùng nhau chung sức, chung lòng vượt qua mọi khó khăn gian khổ để bảo vệ mạng sống, cũng như cùng khai hoang, mở đất, lập làng, sản xuất Bản thân mỗi người dân Nam Bộ nói chung, người Vĩnh Long nói riêng đều thấy mình là “kẻ tha phương” và ai cũng muốn được tự do, tự quyết, tự làm chủ Do đó, các mối quan hệ xã hội được xây dựng đều trên nguyên tắc tính trọng nghĩa, công bằng, ngang hàng nhau Trần Duy Khương (2014) nói thêm “Có thể nói rằng, với lối sống giản dị, phóng khoáng và có chút ngang tàng của người Việt miền Tây Nam Bộ, những cách xưng hô mang tính trang nghiêm hay tỏ ý kính trọng đối phương một cách khách sáo trở nên khập khiễng, ngượng nghịu” (tr.52).
Cũng tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ học, Trần Duy Khương (2014) cho rằng việc người Nam Bộ trong quá trình giao tiếp thường xuyên sử dụng các cách xưng hô “tao - mày”, “tui – bạn”, “má mày”, “tụi bây”, “tụi mày”, “ổng”, “bả”, “tôi – mình”, “tôi – nàng”, “bậu”,… mặc dù với người có phông nền văn hóa khác có thể thấy không “quen tai”, nhưng ở Nam Bộ, với những con người đối xử với nhau
“bụng dạ thật lòng” thì những cụm từ này lại rất gần gũi, chân chất như ca dao Vĩnh Long có câu “Lòng tôi tha thiết yêu nàng; Như vườn cam ngọt như đàn cá bơi” (tr.51). Điều này cũng phù hợp với văn hóa ứng xử trong xã hội truyền thống của người dân ở vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long Trong gia đình, dòng họ, hoặc trong những mối quan hệ xã hội mật thiết, người dân Vĩnh Long nói chung, cũng như người ở các vùng nông thôn cũng thường xưng hô bằng “thứ” theo vị trí của người đó trong gia đình Ví dụ: người con đầu trong gia đình thì sẽ được xưng hô là “anh hai” (Văn hóa miền Bắc, người con đầu trong gia đình sẽ là anh cả) Vậy nên, Vĩnh Long và nhiều vùng khác ở Tây Nam Bộ rất phổ biến cách xưng hô “anh hai, anh ba, anh tư; chị hai, chị năm, chị bảy; chú tư, chú sáu, chú tám; cô hai, cô tư, cô sáu; thím năm, thím báy, thím mười;…” Thậm chí, cách xưng hô này còn được dùng thường xuyên trong tình huống đôi bên lần đầu gặp mặt Với cách xưng hô trên cho thấy văn hóa giao tiếp của người nông thôn tỉnh Vĩnh Long có phần suồng sã nhưng thực chất lại hết sức tự nhiên, vô tư và chan chứa tình cảm (Trần Duy Khương,
2014, tr.50) Có thể nói đó chính là, bản sắc văn hóa ứng xử riêng của miền Tây Nam Bộ - trong đó có Vĩnh Long mà chúng ta khó tìm thấy một cách phổ biến ở các vùng miền văn hóa khác ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong văn hóa giao tiếp, người dân ở vùng nông thôn VĩnhLong còn thể hiện sự bộc trực, thẳng thắn và thật lòng Minh chứng cho đặc điểm văn hóa giao tiếp này là đoạn đối thoại giữa ông Chòi Mui (một người lớn tuổi) và
Năm Pho (người ít tuổi hơn), được trích từ tác phẩm “Hương rừng Cà Mau” của nhà văn Sơn Nam – người được mệnh danh là Nam Bộ Học:
Năm Pho: Ông già nãy giờ nói chuyện với ai vậy? Bộ có giấu bà nào trong mùng hả? Hèn chi tui nghe ông hát, thiệt hết sức muồi!
Chòi Mùi: Có thuốc rê cho tao một điếu Buồn, hát một mình Mấy bữa rày túng quá Sao? Có chuyện gì lạ không? (Đặng Ngọc Lệ, Huỳnh Công Tín, 2021, tr.11).
Văn hóa giao tiếp, ứng xử của người dân vùng nông thôn Vĩnh Long trước kia còn được thể hiện trong các cuộc vui của gia đình, cuộc vui chung của xóm làng Khi đó, thành phần tham gia cuộc vui (người miền Tây Nam Bộ hay gọi là
“nhậu”) rất phong phú đối tượng tham gia, có cả người trẻ - trung niên – người già; có cả nam và nữ Trong những cuộc vui ấy, rất ít dấu ấn của văn hóa giao tiếp thể hiện sự khác biệt về giới tính, độ tuổi, thân sơ Khi cuộc vui lên đến cao trào, họ cùng nhau hát tài tử, người này có thể bá vai người kia mà không cần quá khách sáo, e dè (Nguyễn Văn Nở, Huỳnh Thị Lan Phương, 2015, tr.98).
Một đặc điểm thú vị trong văn hóa giao tiếp truyền thống của người nông thôn Vĩnh Long là họ thường mượn tiếng đờn, lời ca tài tử làm phương tiện giao tiếp Tình bạn, tình anh em, nghĩa xóm làng, thậm chí là tình yêu đôi lứa càng thêm bền chặt khi tài tử đờn với tài tử ca cùng hòa nhịp Nếu tài tử ca hát chưa hay, chưa chuẩn, thì tài tử đờn phải dùng tiếng đờn của mình để “nâng, rước” – hỗ trợ bạn hát, bạn diễn Trong nhiều trường hợp, tài tử ca chỉ ca được với một tài tử đờn nhất định và ngược lại, nhiều tài tử đờn chỉ cảm thấy “hưng phấn nghệ thuật” với một tài tử ca nào đó vì đã “quen hơi” Ở một khía cạnh khác, người sáng tác nhạc tài tử lại “đo ni đóng giày” tác phẩm của mình cho tài tử ca mà mình “ưng ý” nhất trong việc thể hiện tác phẩm Văn hóa ứng xử, giao tiếp lấy đờn ca tài tử làm trọng tâm, là chất xúc tác chính để kết nối góp phần tạo nên tính cố kết cộng đồng bền chặt có lẽ là
“đặc sản” của vùng đất Tây Nam Bộ, trong đó vùng nông thôn Vĩnh Long là một phần không thể tách rời.
3.4.2 Những biến đổi trong văn hóa ứng xử hiện nay
Trước hết, chúng ta cần khẳng định rằng sự biến đổi trong văn hóa ứng xử ở từng thời điểm lịch sử khác nhau, trong những hoàn cảnh, môi trường kinh tế – văn hóa – xã hội khác nhau là điều hiển nhiên và tất yếu Sự biến đổi đó dù ở các mức độ khác nhau, nhưng nó đã phản ánh cách thức con người thích ứng với điều kiện sống mới để tối ưu hóa hiệu quả của hoạt động sống của họ Qua những nghiên cứu bước đầu, chúng tôi nhận thấy văn hóa ứng xử của người dân ở vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long có những thay đổi cơ bản sau:
Cách đối nhân xử thế giữa các thành viên trong xóm làng theo tinh thần chan hòa, đoàn kết, coi trọng nghĩa tình theo kiểu “tối lửa tắt đèn có nhau” có chiều hướng mai một, suy giảm so với trước đây Hệ lụy của thực trạng này là tính cố kết cộng đồng trong xóm làng có nguy cơ bị đứt gãy Nguyên nhân của vấn đề này là lối sống cá nhân, vị kỷ trong từng người dân ở vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long ngày càng gia tăng theo sự phát triển của kinh tế thị trường, của lối sống đô thị Một nguyên do là hiện nay, một bộ phận lớn người dân ở các vùng nông thôn “ly hương” đến các thành phố lớn để học tập, lập nghiệp Có những người ra đi mỗi năm chỉ về làng quê một lần Cũng có những người ra đi nhiều năm mới trở lại quê hương Nhưng cũng không ít người đã từ bỏ quê hương để lập nghiệp lâu dài ở vùng đất mới Mà dân gian vẫn thường nói “xa mặt thì cách lòng” Biết rằng việc những thành viên trong gia đình, dòng họ, xóm làng đi học tập, lập nghiệp xa quê là nhu cầu chính đáng, là cơ hội để họ phát triển bản thân, cải thiện điều kiện kinh tế gia đình, góp phần phát triển xã hội, đất nước Mặt khác, việc mở rộng không gian sống, không gian sinh tồn, không gian phát triển cũng là điều cần thiết của mỗi người Nhờ đó, người dân ở vùng nông thôn có mạng lưới xã hội dồi dào hơn, có nguồn vốn xã hội phong phú hơn Họ trở nên văn minh và hiện đại hơn Hay nói như ngôn ngữ thời nay là bớt “quê”, bớt “lúa”, bớt “phèn” Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa họ sẽ xa dần “tâm” văn hóa, gốc văn hóa của bản thân Xét ở phương diện văn hóa cộng đồng làng xã, việc đó dẫn đến hệ quả tình cảm giữa các thành viên trong dòng tộc, xóm làng ngày càng phai nhạt, hoặc chí ít là không có nhiều cơ hội để gắn kết, để sẻ chia, “đồng cam cộng khổ” Và có lẽ, những con người này rồi sẽ phải nhớ lắm câu ca dao nổi tiếng của vùng đất Vĩnh Long: “Vĩnh Long cảnh lịch người xinh Ruộng vườn tươi tốt, dân tình hiền lương” (Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long, 2003, tr.272).
Trong cách xưng hô trong quá trình giao tiếp, bên cạnh việc vẫn lưu giữ và thực hành thường xuyên những thuật ngữ dân giã, truyền thống thể hiện sự mộc mạc, chất phát, người dân vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long còn “cập nhật” những cách xưng hô mới do ảnh hưởng từ quá trình giáo dục trên ghế nhà trường, từ mạng xã hội, từ truyền hình và sách báo trong quá trình giao tiếp Đặc biệt, cách thức giao tiếp bên cạnh trực tiếp mặt đối mặt, còn phổ biến hình thức giao tiếp qua mạng xã hội, qua điện thoại… Trong đó, các hình thức giao tiếp mới này có xu hướng ngày càng tăng, trong khi thời gian, tần suất giao tiếp trực tiếp ngày càng giảm vì cơ hội gặp nhau giữa những thành viên trong gia đình, làng xóm ngày càng ít đi Đặc biệt, giới trẻ ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long ngày này cũng rất phổ biến các ngôn ngữ giao tiếp từ mạng xã hội Các em “bắt trend” rất nhanh những câu, cụm từ được xem là xu hướng trên không gian ảo để giao tiếp trong đời sống thật Trong quá trình giao tiếp của giới trẻ, các em dùng tiếng lòng, hoặc “sáng tạo” ra các ký tự khác tiếng Việt chuẩn để giao tiếp qua zalo, facebook, messenger… Điều đó không chỉ đặt ra những khả năng rủi ro cho sự trong sáng của tiếng Việt, mà còn có thể làm “rối loạn” văn hóa ứng xử, giao tiếp trong môi trường văn hóa nông thôn của tỉnh Vĩnh Long.
LUẬN BÀN VỀ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG
Đặc trưng về điều kiện tự nhiên sinh thái ảnh hưởng đến biến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long
Trong vùng Tây Nam Bộ, điều kiện tự nhiên, địa lý khí hậu liên quan đến nông thôn, nông nghiệp và nông dân của tỉnh Vĩnh Long nhìn một cách khái quát là tương đồng trong một vùng địa văn hóa Đồng Bằng sông Cửu Long Nhưng qua quá trình nghiên cứu, NCS cố gắng tìm ra được những sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, sinh thái, là một trong những nguyên nhân làm biến đổi văn hóa vật thể và phi vật thể ở nông thôn:
(i) Đặc trưng về vị trí địa lý: Vị trí địa lý của Vĩnh Long đóng vai trò trung tâm Tây Nam Bộ Là trung điểm của các giao lộ quan trọng trong hệ thống giao thông của cả miền Tây Nam Bộ bao gồm cả giao thông thủy, giao thông bộ kết nối với Đông Nam Bộ - Tây Nam Bộ có với 5 tuyến quốc lộ đi qua (1A,53,54,57 và 80) nên là yếu tố tạo tiềm năng phát triển kinh tế của Vĩnh Long Giao thông đường thủy ở Vĩnh Long có mạng lưới sông ngòi chằng chịt Với tổng chiều dài khoảng
955 km, trong đó có 3 tuyến đường thủy quốc gia đi qua gồm: Sông Tiền, sông Hậu vận chuyển hàng hóa: Cảng Vĩnh Long (sông Tiền); cảng Bình Minh (sông Hậu), Cảng An phước (sông Cổ Chiên)
(ii) Vĩnh Long là tỉnh "Bốn không": So với 13 tỉnh thành ở miền Tây Nam Bộ, điều kiện tự nhiên của Vĩnh Long có "4 không" Đó là Vĩnh Long không giáp biển, không giáp biên giới, không có rừng và không có núi.
(iii) Đặc trưng về điều kiện sản xuất nông nghiệp: Vĩnh Long là tỉnh nhỏ nhất so với các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (Sau Tp Cần Thơ) nên Vĩnh Long có diện tích là 152.573 ha, trong đó có đến 113.582 ha đất nông nghiệp, chiếm 74,44 % diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Trong đó, nhiều nhất là đất trồng lúa 64.500 ha, chiếm 42,27% và 2.300 ha đất nuôi trồng thủy sản Chủ yếu là nuôi cá, nuôi tôm trên các ao, hồ, sông, rạch Nhưng ngày nay do lợi nhuận từ trồng lúa thấp nên có người họ trồng lúa kết hợp với nuôi tôm trên ruộng lúa (nuôi xen canh). Những năm gần đây do biến đổi khí hậu nên nước biển lấn sâu từ cửa biển Trà Vinh lên nên bị nhiễm mặn ở 3 huyện của tỉnh (Vũng Liêm, Trà Ôn và Mang Thít), độ mặn có lúc lên đến 7‰ và thường xâm nhập vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm Vĩnh Long là tỉnh đứng thứ 3 trong 3 tỉnh (sau Tiền Giang và Đồng Nai), là trong số các tỉnh có diện tích cây ăn trái lớn của vùng với diện tích 44.200 ha. Định hướng phát triển cây ăn trái của tỉnh được xác định rõ việc cũng cố, phát triển các vùng chuyên canh tập trung, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các loại cây trái chủ lực, nâng cao diên tích sản xuất theo tiêu chuẩn GAP để mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.
(iv) Đặc trưng về biến đổi khí hậu: Vĩnh Long nằm giữa 2 con sông Tiền và sông Hậu, nhiều kinh rạch chằng chịt nên đến mùa lũ thường hay ngập lụt ở vùng các cửa sông và vùng đất trũng, thấp ở 2 huyện Vũng Liêm và Trà Ôn Biến đổi khí hậu làm cho tình trạng ngập lụt vùng trũng, sạt lở bờ sông, kinh rạch ngày càng nặng hơn.
Biến đổi khí hậu không chỉ gây ra hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa,hạn hán, lũ lụt…mà còn ảnh hưởng nặng nề đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Để đối phó với biến đổi khí hậu hiện nay ngành nông nghiệp của tỉnh đang tích cực tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp Những biện pháp được triển khai như: Chương trình, mục tiêu quốc gia ứng phó với nước biển dâng và biến đổi khí hậu bao gồm: xây dựng giải pháp quy hoạch đảm bảo diện tích đất lúa, canh tác lúa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, giảm phát khí thải nhà kính qua kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, sử dụng tiết kiệm chi phí đầu vào, thúc đẩy quy trình VietGAP trong chăn nuôi, cải tiến kỹ thuật và công nghệ trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm càng xanh, nuôi cá trong ruộng lúa ( nuôi xen canh) Đào ao nuôi cá những diện tích đất kém canh tác để mang lại hiệu quả kinh tế cao Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có khoảng 2.026,5 ha diện tích nuôi trồng thủy sản và 1.219 chiếc lồng bè trên sông (số lượng này duy trì từ nhiều năm nay).
Tùy theo từng thời kỳ có sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp như chuyển từ trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản như nuôi tôm, nuôi cá, biến đất trồng lúa thành đất trồng trái cây Một số đất miệt vườn biến thành đất ở (hợp pháp và không hợp pháp) Khi chuyển "từ xóm ấp lên phố phường, một số nông dân bỏ nghề trồng lúa chuyển sang làm nghề kinh doanh, dịch vụ phục vụ nông nghiệp Nông thôn Vĩnh Long biến đổi mạnh cả văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể Hai mảng của cấu trúc văn hóa này luôn hòa quyện với nhau Những giá trị văn hóa đã được hình thành từ thời khai quan, lập làng được người nông dân kế thừa, cải tiến, bổ sung, thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tiễn Mặt khác, không thể không tính đến mặt bằng dân trí, điều kiện kinh tế gia đình, nhu cầu đời sống và năng lực đáp ứng của người nông dân, tính cách, tâm hồn của họ, tất cả đều nằm trong cái gọi là “Tâm thức văn hóa” (trí tuệ, tâm trí và tiềm thức của người nông dân).
Về điều kiện tự nhiên sinh thái ít có sự biến đổi (trừ biến đổi khí hậu), nhưng về xã hội nhân văn biến đổi liên tục qua từng thời kỳ Qua khảo sát những người lớn tuổi từng sống trước thời kỳ đổi mới (1986) và sau thời kỳ đổi mới (hiện nay) cho rằng, nông thôn ở Vĩnh Long biến đổi khá mạnh.
Đặc trưng về kinh tế - văn hóa – xã hội ảnh hưởng đến biến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long
Đặc trưng về kinh tế: Theo báo cáo của UBND tỉnh Vĩnh Long về PCI năm
2022, Vĩnh Long xếp thứ 40/63 tỉnh thành phố trong cả nước, nhưng về thứ hạng giảm 17 bậc và xếp thứ 10/13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long Thu ngân sách năm 2023 được giao là 6.500 tỷ GRDP bình quân đầu người (năm 2022) đạt
69 triệu đồng tăng 9,1 triệu so với năm trước (2021) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng kinh tế phi nông nghiệp, lâm thủy sản đạt 61,2% Hiện nay, tỉnh định hướng phát triển kinh tế theo hướng “Nông nghiệp - công nghiệp - thương mại, dịch vụ và du lịch” và lấy nông nghiệp làm trụ đỡ của nền kinh tế. Đặc trưng về văn hóa dân tộc: Vĩnh Long có 24 dân tộc sinh sống Trong đó có 3 dân tộc chiếm số đông gồm: Dân tộc Kinh 997.792 người, chiếm 98,54%, dân tộc Khmer 21.820 người chiếm 2,1%, dân tộc Hoa 3.627 người, chiếm 0,35%; còn lại là các dân tộc khác nhưng số lượng không đáng kể Như vậy người Kinh là chủ yếu.
So với các tỉnh miền Tây Nam Bộ, số lượng người Khmer không đông Cũng giống như đa số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long là nơi hội tụ của 3 dân tộc chính là: Kinh, Khơmer, Hoa Người Khmer đông nhất là ở tỉnh Sóc Trăng (362.029 người), Trà Vinh (318.231 người), Kiên Giang (211.282 người), An Giang (75.878 người), Bạc Liêu (73.968 người) còn ở Vĩnh Long chỉ có 22.630 người, chiếm 2,1% dân số (2019 - Người Khmer ở Việt Nam) Đây cũng là một sự khác biệt khá rõ nét Ở Vĩnh Long, người Kinh chiếm số đông cùng với sự giao lưu, tiếp biến trên các lĩnh vực đời sống xã hội diễn ra xuyên suốt hơn 3 thế kỷ qua Trong đó, yếu tố văn hóa Việt có tính chi phối, ảnh hưởng mạnh đến văn hóa các tộc người khác nhau tạo nên diện mạo văn hóa đặc trưng của vùng đất này Mặt khác, trong lịch sử thời khai hoang Vĩnh Long là vùng đất sớm được lưu dân Việt đến khai thác do điều kiện tự nhiên đặc biệt là nằm giữa 2 dòng sông lớn (Sông Tiền và sông Hậu) nên nước ngọt quanh năm, khí hậu ôn hòa là một trong 6 tỉnh lớn của lục tỉnh Nam
Kỳ thuộc Pháp. Đặc trưng văn hóa con người Vĩnh Long: Con người trên mảnh đất Vĩnh
Long không chỉ được biết đến bởi tấm lòng nhân hậu, hiếu khách của người nông dân mà còn được nhắc đến như một vùng đất huyền thoại, những vị anh hùng dân tộc Vĩnh Long là vùng đất của “Địa linh nhân kiệt” đã sản sinh ra những người con tài năng cho đất nước mãi cho đến thời kỳ sau này Trong đó có Chủ tịch Hội đồng
Bộ Trưởng Phạm Hùng; Thủ tướng chính phủ Võ Văn Kiệt Vĩnh Long còn có những danh nhân kiệt xuất như nhà Bác học Trương Vĩnh Ký, Bùi Hữu Nghĩa, Anh hùng lao động Trương Minh Đức, Giáo sư, viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa…Người dân Vĩnh Long có tinh thần cần cù, hiếu học, ngày nay còn có nhiều tấm gương học giỏi đứng đầu cả nước Trong 3 lần tổ chức hội thi trí tuệ Đường lên đỉnh Olympia do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức tỉnh Vĩnh Long đã có 3 thí sinh lọt vào chung kết năm để đạt 2 chức vô địch và 1 giải nhì Tuy còn nhiều khó khăn nhưng con người Vĩnh Long vẫn hướng đến tinh thần hiếu học để lo tương lai và đất nước sau này Tinh thần ấy là điểm sáng cho Vĩnh Long vừa là nét đẹp truyền thống cho dân tộc Việt Nam.
Về tính cách người nông dân ở vùng văn hóa Tây Nam Bộ đã có nhiều tác giả nghiên cứu và xuất bản nhiều sách Để đi tìm sự khác biệt của người nông dân ở Vĩnh Long so với các địa phương khác là rất khó Tính cách văn hóa con người nông dân có sự biến đổi nhất định trong quá trình lao động sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế và đặc biệt là những nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh, từ "làng" đã biến thành "phố" Khi được hỏi về văn hóa con người tỉnh Vĩnh Long có sự khác biệt gì? Một nhà nghiên cứu văn hóa quê ở Vĩnh Long cho rằng: văn hóa con người nông dân Vĩnh Long so với văn hóa con người nông dân ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đều khá tương đồng trên tất cả các lĩnh vực như trong văn hóa ăn, văn hóa mặc, văn hóa ở, văn hóa đi lại, văn hóa tiêu xài, tích lũy, tiết kiệm…tính cách phóng khoáng (mở) và rất hào sảng Tuy nhiên, trong phát triển kinh tế thị trường, văn hóa con người ít nhiều cũng bị thay đổi Người nông dân Vĩnh Long ngày nay đã biết tích lũy, dành dụm để làm nhà cửa, mua sắm, thậm chí đầu tư làm kinh tế. Văn hóa "nhậu" ở đâu cũng như nhau, ở Vĩnh Long cũng vậy Nhưng ngày nay văn hóa nhậu cũng có những thay đổi, nhất là từ khi công an tăng cường đo nồng độ cồn (BBPV số 5).
Qua khảo sát một số nhà nghiên cứu văn hóa đều có kết quả là về hình thức, văn hóa con người có những thay đổi nhất định, nhưng về chiều sâu, văn hóa con người ở nông thôn vẫn giữ được vốn văn hóa truyền thống sâu đậm nhất so với các thành phần khác Anh Hoàng N Một người con quê Vĩnh Long, nay là nhà nghiên cứu văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Trãi qua nhiều thế hệ, tục ngữ có câu “Bà con xa không qua láng giềng gần” vẫn giữ nguyên giá trị Cái tình, cái nghĩa đậm đà với xóm làng được ông cha ta xây đắp bao đời đã soi rọi cho con cháu hôm nay tiếp tục giữ gìn và phát huy Dù trong thời chiến hay thời bình, truyền thống tốt đẹp ấy được gìn giữ và phát huy Câu nói tình làng, nghĩa xóm khi “tối lửa tắt đèn” có nhau đã được kết tinh trong quá trình lao động, sinh hoạt của ông cha ta từ những ngày đầu khai hoang, mở đất Tuy có nghèo về vật chất nhưng cái tình, cái nghĩa lại đầy ấp trong từng con người, làng xóm người nông dân chất phác quê mình (trích BBPV số 5).
Người phụ nữ ở miền Tây nói chung, Vĩnh Long nói riêng có vai trò, vị thế quan trọng trong gia đình Để có vị thế được coi họ là phần chủ động với tình yêu, hôn nhân và thể hiện năng lực cao dù là nội trợ hay trực tiếp sản xuất kinh doanh, tham gia lao động sản xuất Do đó, tiếng nói của họ có “trọng lượng” nên khi bàn bạc vấn đề gia đình, đặc biệt liên quan đến sự bình ổn và phát triển của các thành viên trong gia đình thì không ít những gia đình có nhiều con thì sẽ có 1 chị gái hoặc người em út sẵn sàng hy sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc lứa đôi của mình để lo cho các anh chị em và chăm sóc cha mẹ đến tuổi già (Trích BBPV số 11).
Phụ nữ Tây Nam Bộ nói chung, Vĩnh Long nói riêng những năm trước đây chịu một số dư luận trong việc đi làm dâu xứ người: Cũng cần suy nghĩ về một số thông tin trên mạng xã hội, một số bài viết không chính xác về vấn đề phụ nữ miền Tây nói chung, Vĩnh Long nói riêng đi lấy chồng nước ngoài (những năm trước đây) Những thông tin đó rất phiến diện, cho rằng con gái miền Tây thích đổi mới, tham cuộc sống vật chất (tiền bạc) mà bán rẻ phẩm giá của người phụ nữ Nhưng nếu hiểu kỹ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn mới giải mã được vì sao họ lại hành động như vậy Đối với người nông dân miền Tây quan niệm về cuộc sống, quan niệm về giá trị (lựa chọn những gì hữu ích, có ý nghĩa quan trọng) ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng phật giáo Trong đó chữ “hiếu”, “số phận và “sự chấp nhận” hiện thực cuộc sống chỉ phối đến nhận thức, hành vi, thái độ, cung cách ứng xử các mối quan hệ trong gia đình và xã hội Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Vĩnh Long, tỷ lệ phụ nữ nông thôn tỉnh Vĩnh Long đi lấy chồng nước ngoài trong những năm gần đây giảm rất nhiều Một trong những nguyên nhân cơ bản là sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt (Trích BBPV số 11).
Năm 1986 là mốc lịch sử quan trọng của đất nước Gần 40 năm đổi mới, nông thôn Vĩnh Long phát triển vượt bậc với nhiều thành tựu thể hiện trọng văn hoá vật thể và phi vật thể Trong sự phát triển vượt bậc ấy, có những mặt tích cực 7 , nhưng cũng có mặt thiếu tích cực Đời sống kinh tế, văn hoá vật thể, đời sống vật chật của người nông dân tăng lên rõ rệt, nhưng một số yếu tố văn hoá phi vật thể có
7 Mặt tích cực ở đây được hiểu theo nghĩa đem lại lợi ích chung cả về văn hóa vật thể và phi vật thể cho chiều hướng đi xuống theo góc độ tiếp cận văn hoá học Và từ những góc nhìn đó, cần nhận diện những nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan, từ đó dự báo sự biến đổi văn hoá trong tương lai, nhận định một số yếu tố tác động đến sự biến đổi văn hoá Đó là những vấn đề mà đề tài cần luận bàn với góc nhìn văn hoá học.
NGUYÊN NHÂN, XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG
Các thành tố văn hoá, dù ở nông thôn hay thành thị, đồng bằng hay miền núi, biển đảo xa xôi; ở thời xưa, thời nay hay tương lai; của tộc người đa số hay thiểu số thì đều do con người tạo nên, bảo tồn và phát huy nó Do đó, suy cho cùng, sự biến đổi, phát triển của văn hóa nông thôn ở Vĩnh Long, cũng như những giá trị văn hóa của xã hội đều bắt nguồn từ sự thay đổi trong nhận thức, nhu cầu, hành vi của chính con người Biến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long, bên cạnh biến đổi những thành tố văn hóa vật thể, phi vật thể, những con số định lượng về phát triển kinh tế - xã hội mà các cơ quan quản lý nhà nước thống kê mang tính cơ học, quan trọng hơn trong biến đổi văn hóa chính là biến đổi văn hóa con người Chủ thể văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long là con người nông dân đang hàng ngày vật lộn với cuộc sống mưu sinh Sự chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang kinh tế hàng hóa từ năm 1986 đến nay về cơ bản đã làm biến đổi văn hóa con người ở nông thôn Theo quy luật xã hội, con người luôn hướng tới cuộc sống đầy đủ, no ấm hơn về mặt vật chất, vui vẻ hơn, thoải mái hơn về mặt đời sống tinh thần Nhu cầu phát triển của chủ thể văn hóa là nguyên nhân chủ yếu nhất trong biến đổi văn hóa Nhu cầu của con người là trung tâm nhất Trần Quốc Vượng từng phát biểu rằng “Thế là sự sống còn xuất hiện là động cơ thúc đẩy mọi hoạt động của con người, và nhu cầu chỉ trở thành hiện thực khi con người hoạt động sản xuất và hoạt động tiêu dùng các đối tượng thỏa mãn nhu cầu” (Trần Quốc Vượng, 1997, tr.179) “Sự sống còn xuất hiện” mà Trần Quốc Vượng nói ở đây chính là nhu cầu tồn tại-sinh tồn của con người Khi nhu cầu đó thay đổi, thì dẫn đến những thay đổi về hành vi sản xuất của cải vật chất Trong khi đó, hành vi của con người lại phụ thuộc nhiều vào nền tảng của nhận thức Nhấn mạnh về mối quan hệ giữa nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần và hoạt động sản xuất của con người, Trần Quốc Vượng viết “Nhu cầu là những đòi hỏi không ngừng phát triển về đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân, với tư cách là một thành viên của xã hội, được thể hiện và đáp ứng thông qua trình độ hoạt động sản xuất và trình độ hoạt động tiêu thụ các sản phẩm vật chất và tinh thần của xã hội” (Trần Quốc Vượng, 1997, tr.182 - 183).
Với hướng tiếp cận xem văn hóa nông thôn là nền tảng cốt lõi hình thành nên nền văn hóa của Việt Nam ngày nay, nhà nghiên cứu Vũ Thị Phương Hậu viết rằng: nông dân, nông nghiệp, nông thôn là những hằng số của văn hóa Việt Nam Trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, đất nước, những giá trị cơ bản của văn hóa Việt Nam được hình thành, nuôi dưỡng và trao truyền qua các thế hệ trong sự tương tác giữa con người - nông dân, phương thức mưu sinh - nông nghiệp và không gian sống - nông thôn Chúng ta thấy, bất kỳ chiều tương tác nào, nông dân cũng là chủ thể chính kiến tạo nên những giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống Chính họ tạo nên hệ giá trị văn hóa, giá trị con người Việt Nam Nông nghiệp là sinh kế chính của người nông dân Phương thức sản xuất nông nghiệp đã chi phối mạnh mẽ tới việc hình thành các giá trị văn hóa, các chuẩn mực ứng xử và các hoạt động văn hóa truyền thống Hoạt động sản xuất nông nghiệp tác động đến quá trình hình thành và phát triển các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, từ hình thức quần cư, kiến trúc nhà ở, ẩm thực, trang phục, phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng đến các hình thức diễn xướng dân gian Do đó có thể nói, nông thôn – trong đó có nông thôn tỉnh Vĩnh Long là không gian sáng tạo, trao truyền, phát huy bản sắc văn hóa và các giá trị văn hóa của dân tộc (Vũ Thị Phương Hậu, 2022) 8 Một lần nữa, cơ sở lý luận khoa học đã khẳng định mối quan hệ hữu cơ giữa sự thay đổi các giá trị, biểu đạt văn hóa của con người nói chung, trong đó có vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long với nhu cầu và hành vi sản xuất của họ.
Thực tiễn điều này đối với những địa điểm nghiên cứu trường hợp trong đề tài này được khái quát qua Bảng 4.1.
8 Bài đăng tại: https://hdll.vn/vi/nghien-cuu -trao-doi/phat-huy-ban-sac-gia-tri-van-hoa-nong-thon-viet-nam.html ,
Bảng 4.1 Khái quát mối tương quan giữa sự thay đổi nhận thức – nhu cầu – hành vi của người dân ở vùng nông thôn với sự biến đổi các biểu đạt, giá trị văn hóa
STT Các biểu đạt/giá trị văn hóa Sự thay đổi nhận thức
- nhu cầu - hành vi Sự biến đổi các biểu đạt/giá trị văn hóa
1 Văn hoá sản xuất nông nghiệp
Hoạt động sản xuất nông nghiệp không còn phụ thuộc vào tự nhiên hoàn toàn - có sự can thiệp sâu sắc hơn của các thành tựu khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp; nhu cầu và hành vi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ở mức cao, xuất khẩu; sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao.
Trang trại nông sản ứng dụng công nghệ cao; bao bì sản phẩm nông sản; thương hiệu nông sản; phương tiện, máy móc sản xuất hiện đại.
2 Văn hoá ẩm thực Ăn không phải chỉ để no, mà ăn phải ngon, trang trí đẹp; các món ăn đồng quê được đưa vào nhà hàng, quán ăn gia đình; có nhiều thành phần mới trong chế biến món ăn; công thức chế biến món ăn cũng thay đổi.
Mâm cơm gia đình, mâm cỗ đẹp; các nhà hàng, quán ăn gia đình ở miền thôn quê.
3 Văn hoá cư trú - nhà ở
Nơi cư trú cũng là nơi để làm kinh tế; ở gần đường, gần chợ, gần khu đô thị, khu công nghiệp; ở nhà cao cửa đẹp.
Nhà cửa khang trang, đẹp; khu dân cư theo phong cách đô thị.
4 Văn hoá giao thông Đi nhanh, thuận tiện; sử dụng phương tiện giao động cơ khí – hiện đại.
Hệ thống đường giao thông; các phương tiện giao thông hiện đại như xe hơi, xe khách, xe máy;…
5 Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo
Chuyển từ đa thần sang độc thần, nhận thức về thực nghiệm khoa học có chiều hướng tăng; đời sống tín ngưỡng phát triển theo hướng văn hóa, lành mạnh; giảm hiện tượng mê tín dị đoan, lợi dụng niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo để cổ súy cho mê tín.
Nhà thờ, chùa, thánh thất, đền thờ, miếu; lễ vật, đi lễ chùa; quan điểm, xu hướng “sống tốt đời đẹp đạo”; đưa những giá trị tốt đẹp của tôn giáo, tín ngưỡng vào đời sống thực tiến như: làm điều thiện, sống nhân hòa, biết yêu thương, chung thủy, hiếu thảo,…
Lễ hội là dịp để vui chơi, thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng; gắn kết cộng đồng, trao truyền các
Màu cờ, lễ vật, các chương trình lễ, hội; biểu diễn nghệ thuật; giá trị văn hóa truyền thống,… niềm tin của cộng đồng vào vị thần linh được tôn vinh trong lễ hội.
Giảm dần những phong tục, tập quán lỗi thời, trái pháp luật; khôi phục, duy trì, bảo tồn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp, có ích;…
Gia đình văn hóa, ấp văn hóa, lối sống văn minh hòa quyện với lối sống văn hóa trong thời đại mới.
Sự biến đổi các giá trị văn hóa ở nông thôn Vĩnh Long xuất phát từ nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên cơ bản:
4.2.2.1 Chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường
Nguyên nhân đầu tiên, xuyên suốt quá trình đổi mới làm biến đổi văn hóa là cơ chế kinh tế thị trường Tính chất 2 mặt của kinh tế thị trường đã được bàn luận nhiều Mặt tích cực là kích thích sự phát triển – tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt bởi lợi nhuận Đây cũng là chất xúc tác xuất hiện mặt trái hay gọi cách khác là mặt thiếu tích cực, mặt hạn chế của kinh tế thị trường Một người con quê hương Vĩnh Long, nay là một cán bộ nghiên cứu văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh, khi được phỏng vấn về vấn đề này, anh cho rằng: "Trong môi trường kinh tế thị trường ấy, xuất hiện sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa người với người Người nông dân thời bao cấp khác, một thời quá khó khăn cũng làm cho con người ta khác đi, cũng có mặt xấu của thời đói nghèo, nhưng khi mở ra kinh tế thị trường, lại sinh ra những mặt trái, mặt xấu của kinh tế thị trường Người nông dân cũng cạnh tranh, cũng tích lũy làm giàu, muốn có nhiều tiền hơn, giàu hơn người khác Người nông dân cũng sĩ diện, khoe mẽ, muốn thể hiện sự sang chảnh, muốn hơn người" (trích BBPV số 05). Đề tài luận án lấy mốc thời gian nghiên cứu là năm 1986, là năm diễn ra Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VI Từ đây đất nước ta chuyển từ kinh tế quan liêu bao cấp, kế hoạch hóa sang cơ chế kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và từng bước phát triển cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Năm 1986 là mốc thời gian nghiên cứu gắn với sự chuyển mình của đất nước, sự thay đổi tư duy về kinh tế của người dân và có vai trò quyết định vận mệnh phát triển của đất nước Gần 40 năm đổi mới, văn hóa vật thể và phi vật thể ở nông thôn cả nước nói chung, ở Vĩnh Long đã phát triển vượt bậc, các chỉ số về kinh tế - xã hội qua các nhiệm kỳ Đại hội Đảng đã minh chứng đầy đủ Các số liệu điều tra xã hội học về biến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long cho thấy sự phát triển đi lên của đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân Tuy nhiên, đối với đề tài này, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến sự biến đổi trong tâm thức của người nông dân ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long Qua khảo sát định tính bằng các bảng hỏi phỏng vấn, có thể thấy các thế hệ khác nhau ở nông thôn đều có sự biến đổi khác nhau trong nhận thức, tư duy về kinh tế thị trường Một bác nông dân đã trải qua thời kỳ bao cấp: Tôi năm nay đã 75 tuổi, là nhân chứng cho quá trình thay đổi của đất nước Nếu như không có sự đổi mới từ năm 1986, không biết đất nước chúng ta sẽ như thế nào khi năm nào cũng mất mùa, đói kém Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, nhà cửa rách nát, cả làng có mấy cái xe đạp cũ, nhà khá giả mới có cái honda 50 hoặc 67 Sống giữa đồng bằng, vựa lúa
"đất Phương Nam" mà không có gạo ăn, phải ăn bo bo, khoai, bắp thay cơm Ngày nay đất nước ta phát triển, không phải lo ăn no mà tìm cách ăn ngon, có nhà cửa xây khang trang, điện đường trường trạm nông thôn ngày càng hoàn thiện Chúng tôi cũng bị cuốn theo kinh tế thị trường, cũng dành dụm vốn làm ăn, xây nhà cửa, mua sắm xe cộm, trang thiết bị, đồ dùng hiện đại Nhưng, thế hệ chúng tôi không bao giờ quên những tháng năm đói khổ trước thời kỳ đổi mới Lớp trẻ ngày nay khó mà hình dung ra những cái khổ ngày ấy (Trích BBPV số 18).
Lớp trẻ ở nông thôn hiện nay chỉ biết chiến tranh giải phóng và thời kỳ kinh tế bao cấp qua sách báo, lời kể của những người lớn tuổi Tuy cuộc sống ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long ngày nay vẫn còn có các vùng khó khăn, nhưng người dân dù sao cũng không còn phải lo cái ăn, cái mặc: "Ba má con cũng ít khi kể về quá khứ, về thời kỳ khó khăn, đói khổ, thiếu thốn Ngày nay gia đình con cũng bình thường như các nhà khác, chúng con được ăn ngon, mặc đẹp, được học hành và chúng con cũng có tư duy về kinh tế thị trường, bán hàng oline để tăng thêm thu nhập, để có quần áo đẹp, mỹ phẩm tốt sánh với bạn bè ở đô thị, để khi về thành phố, chúng con không bị nhìn như "đám miệt vườn" Ngày nay thanh niên nông thôn cũng rất đam mê những chương trình khởi nghiệp Kinh tế thị trường mở ra, ai muốn sản xuất kinh doanh, đầu tư làm gì cũng được nhưng có lẽ cũng vì ai cũng mở ra đầu tư làm ăn nên cũng tạo nên sự cạnh tranh, không phải ai cũng thành công" (Trích BBPV số 14).
Một trong những nguyên nhân làm nên thành công của công cuộc đổi mới đất nước là phương châm không nóng vội Đại hội VI chỉ rõ tập trung đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế Những số liệu về phát triển kinh tế - xã hội, về văn hóa vật thể và phi vật thể là những con số cơ học Cái quan trọng của biến đổi văn hóa là biến đổi tâm thức, suy nghĩ và tính cách của chủ thể văn hóa Người nông dân ở nông thôn Vĩnh Long ngay từ những ngày đầu của công cuộc đổi mới đã nhanh chóng chuyển đổi tư duy kinh tế - bởi trước năm 1975, cả miền Nam đã duy trì kinh tế thị trường Trong quá trình đổi mới, người nông dân đã lựa chọn cho mình một hướng đi để phát triển kinh tế Từng bước thay đổi và hình thành tư duy và hành vi tích lũy, dành dụm, tính toán làm ăn kinh tế, tạo dựng vốn để đầu tư phát triển theo quy luật của kinh tế thị trường Quá trình này diễn ra trong suốt gần 40 năm đổi mới và ngày càng phát triển nhanh hơn, song hành cùng chỉ số phát triển kinh tế Bên cạnh tính ưu việt của kinh tế thị trường là kích thích phát triển văn hóa vật thể, nâng cao đời sống vật chất cũng xuất hiện mặt trái của biến đổi văn hóa phi vật thể Bên cạnh sự phát triển đời sống vật chất là sự đi xuống của một số thành tố văn hóa đáng lo ngại như đạo đức xã hội, quan hệ ứng xử, văn hóa hôn nhân, gia đình, giới, họ hàng, trong xóm ấp và suy rộng ra là mối quan hệ xã hội Điều đáng mừng là ngay từ đầu thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã có những giải pháp để hạn chế mặt trái, mặt tiêu cực của kinh tế thị trường Chủ trương "Phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước" hướng tới tăng cường vai trò của Nhà nước để thị trường đi đúng hướng và hạn chế mặt trái, trong đó có việc "xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".
4.2.2.2 Quá trình đô thị hóa Đô thị hóa là quy luật phát triển xã hội có tính chất tất yếu, diễn ra phổ biến ở hầu hết các quốc gia, khu vực trên thế giới Điều này càng diễn ra mạnh mẽ hơn đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam Quá trình đó kéo theo sự chuyển đổi từ văn hóa nông thôn sang văn hóa đô thị Thuyết Hiện đại hóa củaTalcott Parsons đề cập tới vấn đề biến đổi văn hóa, chuyển đổi từ môi trường văn hóa nông thôn sang môi trường đô thị hiện đại Từ năm 1986 đến nay, tốc độ phát triển kinh tế càng về sau càng phát triển nhanh, giai đoạn sau nhanh hơn giai đoạn trước Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh Văn hóa vật thể thể hiện ở hạ tầng nông thôn như hệ thống thuỷ lợi, điện, đường, trường, trạm, nhà ở của người dân ngày càng được xây dựng khang trang, hiện đại Miệt vườn năm nào nay đã thành phố phường Nhưng đó mới chỉ là biến đổi cơ học về văn hóa vật thể. Theo thuyết Hiện đại hóa của Talcott Parsons, sự biến đổi văn hóa quan trọng là ở trong tâm thức người nông dân (Tallcott Parsons, 1971) Sự biến đổi trong quá trình đô thị hóa tương ứng với sự phát triển về vật chất, đó cũng là nguyên nhân làm thay đổi văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử và nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần Một bác nông dân ở ấp 2, xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm trả lời phỏng vấn về những thay đổi về đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân trong thời kỳ phát triển hiện đại hóa: Người nông dân quê tôi ngày nay đã quen với cuộc sống thời hiện đại, biết sử dụng điện thoại thông minh, một số còn sử dụng mạng xã hội để giao tiếp Một số gia đình giàu lên, xây nhà lầu, mua sắm đầy đủ trang thiết bị đồ dùng đời mới như ti vi, tủ lạnh, máy lạnh, xe máy, xe con, xe tải Khi có của cải vật chất, họ mua sắm công cụ sản xuất, máy móc hiện đại, tiếp cận nông nghiệp công nghệ cao cả trong nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi thuỷ hải sản… người nông dân như tôi không còn “hai lúa” như trước nữa đâu” (Trích BBPV số 3) Rõ ràng, quá trình đô thị hoá nông thôn đã làm biến đổi văn hoá cả về lượng và chất.
Trần Ngọc Khánh cho rằng quá trình đô thị hóa có thể diễn ra ở nông thôn, hoặc ở các vùng ven đô thị hiện hữu Song quá trình này không triệt tiêu văn hóa nông thôn, mà có thể diễn ra quá trình nông thôn hóa đô thị trong các quan hệ tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên, bảo tồn các giá trị thuộc về bản sắc văn hóa, di sản văn hóa, nếp sống văn hóa Khi đó, văn hóa nông thôn trở thành một bộ phận cấu thành văn hóa đô thị, góp phần hình thành và phát triển văn hóa đô thị (Trần Ngọc Khánh, 2012, tr.33) Chu Thị Yến (2014) cũng kết luận:
LUẬN BÀN XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG
4.3.1 Xu hướng biến đổi từ văn hóa nông thôn sang văn hóa đô thị Để luận bàn về xu hướng biến đổi từ văn hoá nông thôn sang văn hoá đô thị, NCS vận dụng lý thuyết Vùng văn hóa, lý thuyết Hiện đại hoá và lý thuyết Lựa chọn duy lý.
Bức tranh về tự nhiên, sinh thái của Vĩnh Long ít có sự biến đổi (trừ biến đổi khí hậu là bức tranh chung của toàn cầu), nhưng bức tranh xã hội, nhân văn có sự biến đổi rõ rệt Đất nước phát triển, văn hóa vật thể phát triển, hạ tầng cơ sở được xây dựng, giao thông nông thôn ngày càng hoàn thiện, tốc độ đô thị hóa nông thôn biến "từ làng lên phố", không gian mạng phủ sóng khắp xóm ấp Từ những biến đổi văn hóa vật thể dẫn đến biến đổi văn hóa phi vật thể Trong giai đoạn hiện nay, với tốc độ phát triển như hiện nay, đời sống vật chất và đời sống tinh thần biến đổi hàng ngày và cho ta thấy sự biến đổi mạnh mẽ theo nhiều xu hướng Sau khi đất nước đổi mới, gần 40 năm, văn hoá vật thể và phi vật thể vùng đồng bằng Sông Cửu Long thay đổi mạnh mẽ Sự giao lưu văn hoá các vùng miền đất nước, sự mở rộng hội nhập và sự lựa chọn trong phát triển kinh tế ít nhiều đã làm thay đổi tính cách con người nông dân tỉnh Vĩnh Long Con người Vĩnh Long cũng đã biết tích luỹ, tính toán trong đầu tư làm ăn kinh tế, dành dụm mua sắm, xây dựng nhà cửa, trang bị hiện đại v.v…
Lý thuyết Hiện đại hóa cho thấy người nông dân tỉnh Vĩnh Long đang trong nhịp sống hiện đại, hoà mình vào thời đại phát triển chuyển đổi số, công nghệ số, kinh tế số, xã hội số Người nông dân Vĩnh Long đang tự tạo ra những điều kiện để biến đổi mọi thứ trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần theo chiều hướng hiện đại hóa Đối với các quan điểm về biến đổi, có những giá trị truyền thống được giữ gìn (chủ động và bị động) nhưng cũng có những giá trị truyền thống đang dần dần mất đi Nghiên cứu xu hướng biến đổi và nguyên nhân biến đổi văn hóa để con người có tính chủ động trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống ấy Tuy nhiên, không phải tất cả những giá trị văn hóa truyền thống (quá khứ) đều phù hợp với đời sống hiện đại.
Xu hướng này xuất hiện và phát triển mạnh mẽ như là một sự tất yếu, đồng thời với quá trình đô thị hóa Trong đó, đô thị hóa như một chất xúc tác, là nguồn động lực thúc đẩy sự chuyển biến văn hóa nông thôn sang văn hóa đô thị Xu hướng này gắn với lý thuyết vùng văn hóa.
Từ lý thuyết Lựa chọn duy lý, người nông dân Vĩnh Long ngày nay đang đứng trước nhiều sự lựa chọn Với những gen di truyền văn hoá Nam Bộ, người nông dân Vĩnh Long với tính cách truyền thống của mình, một mặt bảo vệ truyền thống với một tư chất hơi bảo thủ, nhưng một mặt với gen văn hoá mở của vùng văn hoá Tây Nam bộ, người nông dân Vĩnh Long cũng rất nhanh nhạy với cái mới, sẵn sàng tiếp nhận cái mới, ít nhiều làm biến đổi của tính cách con người nông thôn tỉnh Vĩnh Long. Đối với vùng nông thôn ở Vĩnh Long, chính quyền địa phương đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa đạt 25% Đồng thời, Tỉnh cũng chủ trương từng bước hiện đại, kết nối đồng bộ, thông suốt với Cần Thơ và các tỉnh vùng ĐBSCL; huy động đầu tư hạ tầng đô thị, khu, cụm công nghiệp, hạ tầng du lịch, giao thông, thủy lợi; phối hợp với các ngành Trung ương đầu tư mở rộng, nâng cấp các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lộ; từng bước hình thành tuyến công nghiệp - đô thị dọc quốc lộ 1A và khu, tuyến du lịch - nông nghiệp sinh thái; đẩy mạnh phát triển hạ tầng đô thị, nhà ở; tiếp tục đầu tư xây dựng cho TT Vũng Liêm, TT Long
Hồ đạt đô thị loại IV, đô thị Phú Quới (huyện Long Hồ) đạt đô thị loại V; triển khai hiệu quả các dự án ODA về nâng cấp đô thị, thu gom, xử lý nước thải, chất thải (Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long, 2020, tr 56) Những mục tiêu, định hướng trên chắc chắn sẽ thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở các vùng nông thôn Vĩnh Long diễn ra nhanh chóng hơn, mạnh mẽ hơn, từ đó kéo theo sự chuyển đổi các giá trị văn hóa nông thôn thành văn hóa đô thị Ông V.T một nhà nghiên cứu văn hóa lâu năm cũng đồng tình nhận định này của chúng tôi Ông nói thêm rằng, việc đô thị hóa dẫn đến những biến đổi văn hóa là điều không thể tránh khỏi Vấn đề là cần phải làm sao để quá trình biến đổi đó càng ít cái xấu càng tốt, càng nhiều cái tốt đẹp càng tốt Nếu không, thì thay vì những biến đổi tốt lại sinh ra nhiều cái xấu hơn, nhiều tệ nạn xã hội hơn Đó là điều mà các nhà quản lý phải lưu tâm để đưa ra quyết sách quản lý đúng đắn, kịp thời Còn các nhà khoa học thì phải bắt tay vào nghiên cứu để cung cấp cơ sở khoa học giúp cho các quyết sách của cơ quan quản lý nhà nước chính xác và thiết thực hơn (Trích BBPV phỏng vấn số 13).
Lý thuyết Hiện đại hóa văn hóa của Talcott Parsons cho rằng yếu tố chứa đựng những biến đổi văn hóa từ môi trường nông thôn sang môi trường đô thị (đô thị hóa) nhấn mạnh 5 chiều kích trong tiến hóa và hiện đại hóa trong quan hệ và thiết chế xã hội ở các địa phương bao gồm các thành tố văn hóa vật thể và phi vật thể và có những đặc điểm phù hợp với biến đổi văn hóa nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long.
Về cơ bản, xu hướng biến đổi văn hóa nông thôn sang văn hóa thành thị có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, những giá trị, biểu đạt văn hóa đô thị thường hình thành muộn hơn so với quá trình đô thị hóa Điều này xảy ra bởi quá trình đô thị hóa thường chịu sự tác động trực tiếp và mạnh mẽ của các quy luật kinh tế thị trường, những chủ trương, quyết sách của chính quyền và gắn với lợi ích kinh tế của mỗi người dân.
Thứ hai, quá trình biến đổi từ văn hóa nông thôn sang văn hóa đô thị diễn ra trong một thời gian dài, chậm hơn so với tốc độ đô thị hóa bởi các giá trị, biểu đạt văn hóa nông thôn gắn liền với thói quen, phong tục tập quán vốn đã hình thành rất lâu đời, nên rất khó sửa đổi – biến đổi Ông bà ta từng nói “Đánh chết cái nếp cũng không chừa”, hay “Non sông dễ đổi, bản tính khó dời” cũng có thể hiểu theo khía cạnh này Chính vì sự “đi sau” của các giá trị văn hóa nông thôn so với quá trình đô thị hóa, nên chúng ta thấy rất rõ ở những khu đô thị mới xây dựng tại các vùng nông thôn, phần lớn người dân ở đây dù đã được xem là cư dân “đô thị” nhưng rất nhiều nếp sống, cách sống vẫn “rặc” nông dân Điều này dẫn đến đặc điểm thứ hai của xu hướng này.
Thứ ba, tốc độ, mức độ biến đổi các biểu đạt, giá trị văn hóa nông thôn sang văn hóa đô thị không giống nhau và không diễn ra đồng thời Đặc điểm này tồn tại là bởi sức “bền”, độ “chịu đựng” của các giá trị văn hóa nông thôn là không giống nhau Thông thường những biểu đạt, giá trị nào lệch chuẩn so với môi trường văn hóa đô thị, những quy định của Nhà nước sẽ biến đổi trước.
Thứ tư, trong quá trình chuyển đổi từ văn hóa nông thôn sang văn hóa đô thị, nhiều giá trị văn hóa nông thôn không biến đổi hoàn toàn sang văn hóa đô thị, mà mang tính “trung gian”, “tổng hợp” cả những biểu hiện của văn hóa đô thị và văn hóa nông thôn Đó có thể được xem là giai đoạn “quá độ” trong quá trình chuyển đổi này Ngược lại, cũng có nhiều trường hợp, văn hóa đô thị lại bị “nông thôn hóa”.
Thứ năm, trong quá trình biến đổi những “bản sắc” văn hóa nông thôn sang văn hóa đô thị, lớp công chúng trẻ sẽ thích nghi và biến đổi nhanh hơn so với các nhóm tuổi khác Bởi những người trẻ thường có tư duy năng động và dễ tiếp nhận những giá trị mới hơn; môi trường xã hội của họ rộng và sôi động hơn.
4.3.2 Xu hướng biến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long theo những định hướng của Đảng và Nhà nước
Văn hóa nông thôn là một bộ phận hữu cơ cấu thành nên nền văn hóa của cả dân tộc, nhưng đồng thời cũng là một thành tố không thể tách rời của đời sống kinh tế - xã hội nông thôn nói chung Do đó, những định hướng của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển đời sống kinh tế – xã hội – văn hóa ở vùng nông thôn là cơ sở để hình thành nên những xu hướng biến đổi văn hóa phù hợp với những định hướng đó Tiếp cận từ quan điểm đó sẽ thấy xu hướng biến đổi văn hóa nông thôn theo những định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển khu vực nông thôn sẽ có những đặc điểm cơ bản sau:
Một là, xu hướng biến đổi văn hóa nông thôn gắn với chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Có thể nói, với quyết tâm của nhà nước nhằm thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước trên toàn lãnh thổ Việt Nam, cũng như ở Vĩnh Long sẽ là nhân tố tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến việc hình thành và duy trì xu hướng biến đổi văn hóa ở vùng nông thôn trong giai đoạn mới Theo đó, bên cạnh duy trì những thành quả đạt được các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, tỉnh Vĩnh Long hướng tới xây dưng nông thôn mới kiểu mẫu; ấp - khu dân cư mới kiểu mẫu Phấn đấu đến năm 2025, Tỉnh có 74 xã (85% xã) đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 40% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 10% xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và có thêm 2 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; có 20/20 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị Tỉnh Vĩnh Long ra sức huy động các nguồn lực để nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn; duy tu, bảo tồn các công trình văn hóa; phát triển sản xuất gắn với thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, phát triển bền vững và nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn; hướng dẫn Nhân dân thực hiện các nội dung văn hóa, xã hội, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai; xây dựng nếp sống văn minh, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp, tình làng nghĩa xóm gắn với xây dựng khu dân cư, gia đình văn hóa, tham gia bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, xây dựng xóm, ấp
“sáng - xanh - sạch - đẹp” Mặt khác, tỉnh Vĩnh Long tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh”, đẩy mạnh phong trào thi đua “Vĩnh Long chung sức xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh”, đầu tư, cải tạo, sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa gắn với thực hiện chương trình về xây dựng nông thôn mới (Đảng ủy tỉnh Vĩnh Long, 2020, tr.57, 58). Ở khía cạnh khác, trong giai đoạn sau năm 2021, tỉnh Vĩnh Long tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả, hướng đến phát triển bền vững Tỉnh sẽ tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; phấn đấu giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 tăng bình quân từ 2 -2,5%/năm; giá trị sản xuất trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản trên 01ha diện tích canh tác đến năm 2025 đạt 280 triệu đồng/ha Các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy sang phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả, đa dạng theo yêu cầu của thị trường; từ phát triển theo số lượng sang chất lượng để có hiệu quả cao hơn; sử dụng linh hoạt đất trồng lúa, đảm bảo an ninh lương thực; tăng diện tích các loại cây trồng có hiệu quả hơn ở những nơi có điều kiện; phát triển thương hiệu, duy trì, mở rộng các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, nhân rộng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với phát triển hợp tác xã nông nghiệp; quản lý và chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao và có khả năng chống chịu với dịch bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu; tổ chức lại ngành chăn nuôi theo hướng phát huy lợi thế và tiềm năng thị trường, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu Tỉnh cũng tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản; phát triển và xây dựng mạng lưới cung ứng giống thủy sản; hỗ trợ phát triển cá lồng bè, phát triển nuôi trồng theo hướng công nghiệp, thâm canh, tăng hiệu quả, bảo vệ môi trường và duy trì cân bằng sinh thái, nhân rộng diện tích nuôi và mở rộng thị trường tiêu thụ của các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ Tỉnh sẽ tạo môi trường thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông - thủy sản và hoạt động khởi nghiệp trong nông nghiệp Có chính sách ưu tiên nguồn lực hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp, gắn với hình thành vùng sản xuất quy mô lớn, có thương hiệu; liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; hỗ trợ đầu tư cơ giới hóa, bảo quản, chế biến, giảm tổn thất sau thu hoạch và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp; tăng cường liên kết vùng, trao đổi kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp với các tỉnh trong khu vực và cả nước (Đảng ủy tỉnh Vĩnh Long, 2020, tr.52 - 53) Một khi tất cả các tiêu chí, tiêu chuẩn xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đạt được, thì hiển nhiên đời sống kinh tế – văn hóa – xã hội của người dân ở vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long cũng chuyển biến theo hướng tích cực Ở khía cạnh văn hóa, những biến đổi các giá trị, biểu đạt văn hóa của người dân sẽ gắn bó mật thiết với quá trình thực hiện các tiêu chí, tiêu chuẩn xây dựng nông thôn mới khác nhau như kinh tế, xã hội, giáo dục, giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp, an ninh trật tự, môi trường sinh thái, Đây chính là nét đặc trưng nhất, cơ bản nhất của xu hướng biến đổi văn hóa này.
Hai là xu hướng biến đổi văn hóa nông thôn gắn với phong trào TDĐKXDĐSVHCS
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUẬN BÀN VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA NÔNG THÔN Ở TỈNH VĨNH LONG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 153
Nằm trong vùng văn hóa Tây Nam Bộ, nhưng Vĩnh Long có những đặc trưng riêng về điều kiện tự nhiên và quá trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là văn hóa ở vùng nông thôn mà chủ thể là người nông dân Từ năm 1986 đến nay, bức tranh nông thôn Tây Nam Bộ nói chung, Vĩnh Long nói riêng đã có nhiều biến đổi Biến đổi văn hóa nông thôn trên thực tế được diễn ra theo những quy luật vận hành xã hội nên chúng ta không thể đảo ngược hoặc ngăn chặn nó Tuy nhiên, trong quá trình biến đổi đó, bên cạnh những điều tích cực, tốt đẹp thì đồng thời cũng xuất hiện những biểu đạt chưa tốt đẹp, tiêu cực, không phù hợp với nền tảng văn hóa truyền thống của dân tộc như cảnh quan văn hóa nông thôn dần biến mất, lối sống cá nhân, thực dụng phát triển quá mức làm xóa mờ lối sống chan hòa và gắn kết với cộng đồng truyền thống; các vấn đề xã hội có chiều hướng tăng như tệ nạn xã hội, ly hôn, bất hòa trong đời sống gia đình, khủng hoảng tâm lý do áp lực kinh tế; sinh kế nông thôn truyền thống biến mất kéo theo sự mai một của nhiều giá trị văn hóa gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp; lối sống, phong cách sống giàu “bản sắc” nông thôn phai nhạt dần, nhưng lối sống đô thị mới chưa kịp hình thành hoàn thiện, hoặc đã hình thành nhưng chưa tương thích với tâm lý của người nông dân dẫn đến những khủng hoảng tâm lý người,… Tất cả những điều đó tạo ra những rủi ro, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của các vùng nông thôn nói chung, trong đó có các giá trị văn hóa Để luận bàn về quá trình biến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long, cần nhận diện những đặc trưng văn hóa của vùng đất này.
4.4.1 Chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước tác động đến biến đổi văn hoá nông thôn tỉnh Vĩnh Long
Thuyết Lựa chọn duy lý là khung lý thuyết nghiên cứu cơ bản trong quá trình vận hành xã hội Năm 1986 là mốc lịch sử tác động mạnh đến sự vận hành xã hội Việt Nam Cái chính của mốc lịch sử này là sự chuyển đổi mạnh mẽ từ kinh tế quan liêu bao cấp sang kinh tế hàng hoá, thị trường Nếu như trước năm 1986, người nông dân không có nhiều sự lựa chọn, sau năm 1986 xã hội được cởi mở, người dân có nhiều sự lựa chọn cho cuộc sống lao động sản xuất và hưởng thụ Kinh tế thị trường như một liều thuốc kích thích, là yếu tố động lực quyết định sự phát triển kinh tế xã hội Người nông dân bung ra lao động sản xuất trước hết để thoát nghèo rồi đến làm giàu Kinh tế hàng hoá thực sự đã thúc đẩy sự phát triển Nhưng mặt trái của cơ chế thị trường luôn đi song hành với sự phát triển Trong một chừng mực nào đó, kinh tế thị trường thúc đẩy kinh tế phát triển, nhưng lại kéo văn hoá đi xuống Sự đi xuống hay thiếu tích cực của văn hoá thể hiện cả trong văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long.
Các yếu tố tự nhiên (khí hậu, đất đai, sông ngòi), yếu tố kinh tế - xã hội (nghề nghiệp, thu nhập, giáo dục, đô thị hóa), yếu tố văn hóa (giao lưu, tiếp biến văn hóa, thành phần tộc người), yếu tố chính trị (định hướng, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước) và yếu tố không gian điện tử (truyền hình, truyền thanh, internet,…) sẽ tác động làm biến đổi văn hóa nông thôn ở các khía cạnh văn hóa vật thể như: văn hóa sản xuất nông nghiệp, ẩm thực, trang phục, cư trú – nhà ở, giao thông (đi lại); các khía cạnh văn hóa phi vật thể như đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; lễ hội, phong tục, tập quán Để văn hoá phát triển theo hướng bền vững, một trong những yếu tố tác động mạnh đến sự biến đổi văn hoá nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long là chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với lĩnh vực văn hoá Đó là:
- Bảo tồn, giữ gìn các thành tố của cảnh quan tự nhiên nông thôn như ao, hồ, sông, ngòi, kênh, rạch; hệ thống rừng; đất đai, khí hậu Điều này có thể thực hiện thông qua các văn bản pháp quy hiện hành về bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên quốc gia.
- Duy trì, cải tiến và ban hành mới các chính sách đầu tư tài chính, thu hút nhà đầu tư, hỗ trợ vốn cho nông dân để xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế nông thôn theo hướng xanh – bền vững – có khả năng thích ứng trước những biến đổi khí hậu với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nền tảng, từ đó gia tăng giá trị thương mại sản phẩm nông nghiệp Đồng thời, tỉnh cần có chính sách phát triển các ngành chế biến nông sản để hỗ trợ nông nghiệp phát triển Khi chính sách này được thực hiện, thu nhập của người dân ở vùng nông thôn sẽ được cải thiện.
- Thúc đẩy giáo dục vùng nông thôn phát triển ở mọi cấp học, trong đó đặc biệt lưu tâm đến bậc mầm non và tiểu học, vì đây là lứa tuổi quan trọng để tích lũy và hình thành nên các nền tảng văn hóa nông thôn truyền thống Trong chính sách phát triển giáo dục nông thôn, cần lưu tâm đến công tác trang bị những kiến thức về kinh tế nông thôn, văn hóa nông thôn đối với nhóm xã hội làm nghề nông.
- Xây dựng quy hoạch và quản lý quá trình đô thị hóa nông thôn để đảm bảo việc đô thị hóa không phá vỡ những kiến trúc không gian – cảnh quan nông thôn cơ bản Quản lý quá trình đô thị hóa nông thôn để không xuất hiện những bong bóng bất động sản làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân. Trong quá trình đô thị hóa, cần trang bị những tri thức về đời sống, nếp sống đô thị để họ trở thành những “thị dân” văn hóa.
- Xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cho truyền hình, truyền thanh và đặc biệt là internet ở nông thôn Đồng thời, những chương trình tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ người dân ở nông thôn quản lý, sử dụng và khai thác những giá trị ưu việt của các phương tiện truyền thông điện tử phục vụ nhu cầu lao động sản xuất, vui chơi giải trí, kinh doanh,… cần được thực hiện.
4.4.2 Yếu tố truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn và phát huy văn hoá
Trong khung lý thuyết về biến đổi văn hóa nông thôn ở Vĩnh Long, chúng tôi xác định yếu tố chính trị - được biểu hiện qua những định hướng, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước có tác động đến quá trình biến đổi các giá trị văn hóa nông thôn ở Vĩnh Long Tuy nhiên, để những yếu tố đó tác động hiệu quả, tích cực cần có công tác thông tin tuyền truyền đến người dân, giúp người dân hiểu rõ hơn về nội dung, bản chất, mục đích của những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở mọi lĩnh vực Vì trên thực tế, việc người dân thực hiện tốt những quy định, định hướng của Đảng và Nhà nước dù ở lĩnh vực nào cũng đều có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp và ở các mức độ khác nhau đến đời sống văn hóa, tinh thần, sản xuất, từ đó làm cơ sở cho việc biến đổi văn hóa nông thôn. Đối với lĩnh vực văn hóa, trong công tác thông tin tuyên truyền, điều quan trọng là cơ quan chính quyền cần xác định chính xác những chuẩn mực, giá trị văn hóa nông thôn nào người dân cần bỏ, hoặc đổi mới cho phù hợp với thời đại; giá trị văn hóa nông thôn nào người dân cần thường xuyên thực hành, bảo tồn và phát huy.Bởi thực tế, lịch sử trong nước và trên thế giới đã cho thấy trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình, sự can thiệp của chính quyền đã góp phần quan trọng, thậm chí là cốt yếu làm biến đổi, mai một và biến mất nhiều giá trị văn hóa truyền thống quý giá Đó là bài học lịch sử mà tỉnh Vĩnh Long nói riêng, cả nước nói chung cần phải tránh Tuy nhiên, để làm được điều đó, cơ quan chính quyền rất cần sự giúp sức, cộng tác của các nhà khoa học về văn hóa, trong đó có văn hóa nông thôn.
Trong những năm qua, mạng lưới thiết chế văn hóa các cấp ở Vĩnh Long đã chọn nông thôn làm địa bàn hoạt động chính với mục tiêu góp phần rút ngắn khoảng cách mức độ thụ hưởng văn hóa tinh thần của người dân ở nông thôn và thành thị; tăng cường cơ hội tiếp cận các nội dung thông tin, tuyên truyền của Đảng và Nhà nước Nhờ đó, hệ thống thiết chế văn hóa ở Vĩnh Long đã đóng góp rất quan trọng vào định hướng những biến đổi văn hóa của người dân ở nông thôn theo hướng tích cực, gắn với chủ trương, đường lối phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nước, gần với xu hướng phát triển văn hóa của quốc tế Đây là cơ sở thực tiễn để trong giai đoạn mới, công tác thông tin tuyên truyền của hệ thống thiết chế văn hóa tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa bởi hệ thống các thiết chế văn hóa Thế nhưng, để công tác này hiệu quả hơn, tỉnh Vĩnh Long cần giải quyết các vấn đề vốn tồn tại nhiều năm nay tại các thiết chế văn hóa đó là nguồn tài chính thấp, nhân lực thiếu, yếu chuyên môn, cơ sở vật chất hạn chế; hình thức tuyên truyền nghèo nàn, thiếu hấp dẫn công chúng và có khoảng cách khá lớn với các hình thức truyền thông, giải trí khác Đồng quan điểm với nhận định này, chị H., một công chức văn hóa cơ sở đã về hưu tâm sự: "công việc dưới cơ sở của anh em thì nhiều lắm nhưng số người làm việc có hạn Vào mùa cao điểm như lễ, tết…, anh em cán bộ văn hóa cơ sở phải thường xuyên đi sớm, về khuya và làm việc xuyên trưa Nhưng thu nhập thì thấp,mức đầu tư cho ngân sách cho các chương trình tuyên truyền rất hạn chế, trong khi đơn vị cơ sở không đủ trang thiết bị chuyên dụng cần thiết nên chất lượng chương trình chỉ là “cây nhà lá vườn” thì làm sao hấp dẫn người dân được Mà họ không đến thưởng thức thì coi như thất bại về mặt tuyên truyền Tuy nhiên, công tác văn hóa cơ sở ngày nay được sự hỗ trợ từ nhiều phong trào khác Phong trào xây dựng nông thôn mới với 2 tiêu chí về văn hóa có tác động rất tích cực vào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nhất là ở vùng nông thôn Vĩnh Long" (Trích BBPV số 11).
4.4.3 Yếu tố tác động của công nghệ số trong xây dựng và phát triển bền vững văn hoá nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long
Cả thế giới ngày nay đứng trước cuộc cách mạng khoa học công nghệ Việt Nam là một quốc gia đang trên con đường chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, chính phủ số Đây là yếu tố có tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi văn hoá vật thể và phi vật thể Khoa học công nghệ cũng là một trong yếu tố Hiện đại hoá mà người nông dân bị chi phối trong hoạt động sản xuất kinh doanh và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho chính mình Thời đại số hoá đưa người nông dân đứng trước nhiều sự lựa chọn mà theo thuyết lựa chọn duy lý, con người sẽ lựa chọn những gì phù hợp với mình nhất, vừa an toàn vừa có sự phát triển đi lên Đối với hệ thống chính trị, Đảng bộ Vĩnh Long cũng phải cân nhắc, lựa chọn tốc độ phát triển, phương hướng quy hoạch kế hoạch theo hướng phát triển nhanh nhưng bền vững. Không vì tốc độ phát triển mà tàn phá môi trường tự nhiên, không vì phát triển kinh tế mà lãng quên văn hoá. Ở khía cạnh người dân ở nông thôn – mà chính yếu là người nông dân, họ là chủ thể sáng tạo và nuôi dưỡng sự tồn tại, phát triển các giá trị văn hóa nông thôn. Nhưng đồng thời, họ cũng là đối tượng, đích đến của các chương trình, hoạt động thông tin tuyên truyền của Đảng và Nhà nước Do đó, người dân ở nông thôn phải đủ năng lực thẩm định, nhận biết được đâu là những giá trị văn hóa của cộng đồng cần phải được giữ gìn, bảo tồn và phát huy Khi đó, họ cần đủ bản lĩnh để ra sức bảo vệ di sản khi nhận thấy những rủi ro, mối nguy hại làm mai một, thui chột, biến đổi các giá trị của di sản đó đến từ công tác thông tin tuyên truyền của Nhà nước Thực tiễn ở Việt Nam đã từng có nhiều trường hợp, các biểu đạt, thực hành văn hóa của cộng đồng bị cơ quan Nhà nước “dán nhãn” là mê tín dị đoan, phi văn hóa nên cần phải “cấm” Nhưng người dân một mặt ra sức bảo vệ, một mặt chứng minh, thuyết phục với cơ quan Nhà nước về giá trị của nó Nhờ đó, các giá trị văn hóa này đã từng bước được thừa nhận, khôi phục và phát triển Tín ngưỡng thờ Mẫu – hầu đồng, múa bóng rỗi là những ví dụ điển hình Thế nhưng, để người dân nông thôn có thêm nội lực để làm được điều này, họ rất cần những công bố khoa học của các nhà nghiên cứu Bởi đây là, cơ sở khoa học có tính thuyết phục cao để các cơ quan nhà nước tin và thừa nhận những biểu đạt văn hóa đó có giá trị. Đối với các tổ chức, đơn vị kinh doanh sản xuất, kinh doanh ở nông thôn:
Người dân ở nông thôn chủ yếu có sinh kế chính là nông nghiệp Đây cũng là nền tảng cốt lõi để hình thành các giá trị văn hóa nông thôn Do đó, các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nông thôn có tác động rất lớn, trực tiếp đến quá trình biến đổi văn hóa ở khu vực này Nhận diện được điều này, các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở nông thôn cần hết sức cẩn trọng trong việc lựa chọn mô hình, phương thức, công cụ sản xuất, kinh doanh để không làm nảy sinh các xung đột văn hóa, đặt các giá trị văn hóa nông thôn truyền thống gắn với kinh tế nông nghiệp trước những rủi ro, thách thức về sự tồn tại, phát triển Để làm được điều đó, họ cần sự hỗ trợ của các nhà khoa học về văn hóa nông thôn, sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước, và sự tham vấn sâu sát của người dân nông thôn, đặt người dân ở nông thôn với những giá trị văn hóa thuộc về họ làm trung tâm trong chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh của đơn vị, tổ chức. Đối với nhà khoa học về văn hóa nông thôn: Lực lượng này có thể không tham gia trực tiếp tạo ra các giá trị văn hóa nông thôn, không tham gia thực hành, thụ hưởng trực tiếp bởi những giá trị này, nhưng kết quả lao động khoa học của họ có vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn, phát huy, phát triển các giá trị văn hóa nông thôn sao cho phù hợp với thời cuộc Rõ ràng, các cơ quan quản lý Nhà nước có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học này để xây dựng chính sách, chiến lược, chương trình hành động, kế hoạch hoạt động và các quyết định quản lý ở nhiều khía cạnh cụ thể liên quan trực tiếp đến người dân ở nông thôn Đối với người dân ở nông thôn, các kết quả nghiên cứu khoa học sẽ là “điểm tựa” đáng tin cậy nhất để họ ra sức bảo vệ di sản văn hóa do họ tạo ra trước những rủi ro, thách thức từ nhiều phía, trong đó có thể nhận được sự tham gia của cơ quan nhà nước. Mặt khác, những kết quả nghiên cứu khoa học văn hóa nông thôn sẽ giúp bản thân người dân ở vùng này hiểu hơn về chính mình – về những giá trị văn hóa của cha ông để lại, từ đó ý thức cao hơn về trách nhiệm, nghĩa vụ phải bảo vệ, giữ gìn Xét từ bình diện các đơn vị, tổ chức sản xuất, kinh doanh ở nông nghiệp, nếu họ biết trân trọng và sử dụng các kết quả nghiên cứu về văn hóa nông thôn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, thì không những tạo cho họ thêm những lợi thế, điều kiện thuận lợi để sản xuất, kinh doanh, mà chính họ còn có thể thực hiện tốt hơn những đóng góp xã hội của doanh nghiệp, đơn vị mình trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa nông thôn trong thời đại mới.
Từ kết quả nghiên cứu của các chương trước, chương 4 đi tìm và đúc kết những đặc trưng về điều kiện tự nhiên sinh thái, xã hội nhân văn của văn hóa con người nông dân gắn với nông nghiệp và nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long Về điều kiện tự nhiên, Vĩnh Long cũng có nhiều nét khác biệt về vị trí địa lý, diện tích, đặc điểm môi trường Về xã hội nhân văn Vĩnh Long cơ bản tương đồng nhưng cũng có những nét khác biệt với các tỉnh khác trong vùng văn hóa Tây Nam Bộ Về tính cách, con người Vĩnh Long có những nét chung mang cơ sở văn hóa nông nghiệp Tây Nam Bộ như tích cách anh Hai, chị Hai, hào sảng nghĩa tình nhưng có những nét riêng, là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra nhiều danh nhân và nhân tài cho đất nước.
Những yếu tố tác động mạnh đến biển đổi văn hóa nông thôn Vĩnh Long trong bối cảnh lịch sử hiện nay là quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chuyển đổi mô hình kinh tế nông thôn cũng đã góp phần rất lớn trong công cuộc biến đổi các biểu đạt văn hóa ở vùng nông thôn Vĩnh Long Các nhà máy xí nghiệp, HTX, tổ hợp tác xuất hiện ngày một nhiều đã kéo theo sự thay đổi nhanh chóng phương thức sinh kế của người dân trên địa bàn theo chiều hướng tích cực Đời sống được nâng cao nhu cầu thưởng thức văn hóa, nghệ thuật, cũng như các nhu cầu về ăn ngon, mặc đẹp và cấu trúc không gian sinh sống được chú trọng Người nông dân ở nông thôn ngày nay đã thay đổi tư duy trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường, sống trong môi trường cạnh tranh Người nghèo thì phải tìm cách thoát nghèo, người ăn nên làm ra bắt đầu có tư duy tích lũy vốn để làm giàu và xuất hiện mặt trái của kinh tế thị trường Xuất hiện tư tưởng làm giàu để có cuộc sống sang chảnh hơn, thịnh vượng hơn Đó là điều đáng mừng nhưng đó cũng là một trong những nguy cơ mai một văn hóa truyền thống.
Khá tương đồng với nhiều vùng nông thôn khác của Việt Nam, xu hướng biến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long đã và đang vận động theo chiều hướng