1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài quá trình triển khai hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện giữa việt nam và liên minh châu âu từ năm 2016 đến nay

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trong đó, khu vực nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ cho nền kinh tế với tăng trưởng đạt 3,83%; khu vực thương mại tăng trưởng 6,82% với một số ngành dịch vụ tăng trưởng ổn định trong khi khu

Trang 1

ĐỀ TÀI

QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ ĐỐI TÁC VÀ HỢP TÁCTOÀN DIỆN GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU TỪ NĂM 2016 ĐẾN

NAY

Trang 2

MỞ ĐẦU

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ TIÊNMINH CHÂU ÂU

1.1 Khái quát về Liên minh châu Âu

- Thành lập năm 1957, tiền thân Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC).- Thành viên: 27 quốc gia.

- Diện tích (2020): 4,1 triệu km2.- Số dân(2020): 447,7 triệu người.- Đơn vị tiền tệ: đồng tiền chung Ơ-rô.

1.2 Khái quát về tình hình kinh tế Việt Nam

Năm 2023, kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế thế giới Các động lực của nền kinh tế chưa phát huy được hiệu quả như những năm trước, đặc biệt trong giai đoạn nửa đầu năm Tuy vậy, xu hướng tích cực hơn trong những tháng cuối năm đã giúp tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 đạt 5,05% và là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới Trong đó, khu vực nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ cho nền kinh tế với tăng trưởng đạt 3,83%; khu vực thương mại tăng trưởng 6,82% với một số ngành dịch vụ tăng trưởng ổn định trong khi khu vực công nghiệp, xây dựng gặp nhiều khó khăn với mức tăng trưởng chỉ đạt 3,74%

1.3 Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu

1.3.1.Về chính trị

Về an ninh - chính trị, sự hiện diện của EU tại khu vực châu Á - Thái Bình Dươngkhông rõ ràng và mạnh mẽ như ở lĩnh vực kinh tế Chính vì vậy, tiếng nói của EUtrong các vấn đề xung đột hiện nay chưa có nhiều tác động sâu sắc Việt Nam cần

Trang 3

xác định rõ tầm ảnh hưởng của EU trong các vấn đề này để từ đó có thể tận dụngvị thế “trung gian” và quan điểm ủng hộ hòa bình và luật pháp quốc tế của EU.Quan hệ Việt Nam - EU trong thời gian tới cũng phụ thuộc vào sự phát triển củaEU Chính vì vậy, những khó khăn gần đây trong nội khối EU, như khủng hoảng vềdi cư, xu thế dân túy, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, việc nước Anh rời EU (Brexit), cũng có những tác động nhất định đến việc thúc đẩy quan hệ giữa hai bên NếuEU tiếp tục phát triển theo hướng nhất thể hóa, trở thành một chủ thể thống nhấttrên tất cả các lĩnh vực, có tiếng nói trọng lượng hơn trên trường quốc tế sẽ gópphần mạnh mẽ vào việc thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, hòa bình và ổn định ởchâu Âu cũng như trên thế giới Một điều thấy rõ rằng, Việt Nam sẽ là một trongnhững đối tác được “hưởng lợi” từ sự lớn mạnh của EU.

Kể từ thời điểm ký kết FCA đến nay, quan hệ Việt Nam - EU đã chuyển từ quan hệmang tính bị động, một chiều giữa “nước nhận viện trợ và nhà tài trợ” thành quanhệ đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện, phát triển bền vững và ngày càng đivào chiều sâu Trên cơ sở những lợi ích song trùng, việc củng cố, tăng cường quanhệ Việt Nam - EU bình đẳng, đôi bên cùng có lợi là nhu cầu chiến lược của cả haibên, do đó, quan hệ hợp tác Việt Nam - EU sẽ ngày càng phát triển theo chiều sâuvà hiệu quả hơn nữa

1.3.22 Về kinh tế

- Với một thị trường 512 triệu dân, chiếm 22% GDP thế giới, thu nhập bình quân đầu người 36.580 USD/năm, EU là một đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, một trong ba đối tác thương mại và thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ) Kim ngạch thương mại Việt Nam-EU đã tăng 17 lần trong 20 năm qua, đạt 56,45 tỉ USD năm 2019 và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong ASEAN (sau Singapore), trong đó Việt Nam xuất khẩu vào EU 41,54 tỉ USD hàng hóa và nhập khẩu từ EU 14,9 tỉ USD EU luôn là thị trường Việt Nam xuất siêu lớn thứ hai (sau Hoa Kỳ), khối lượng ngày càng tăng, giúp Việt Nam bù đắp được thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc, Hàn Quốc Ngay khi EVFTA có hiệu lực, tháng 8/2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã đạt 3,25 tỷ USD, tăng 4,65% so với tháng 7 và tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2019 Nhờ EVFTA có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam tuy bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19 vẫn tăng xuất khẩu sang EU.

- EU nằm trong nhóm năm nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam (cùng với Hàn Quốc, Nhật, Singapore và Đài Loan - Trung Quốc)[3] Xu thế đầu tư của EU chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, gần đây có xu hướng phát triển sang các ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, văn phòng cho thuê, bán lẻ ) Các nhà đầu tư EU có ưu thế về công nghệ, đóng góp tích cực vào việc chuyển giao công nghệ,

Trang 4

tạo ra một số ngành, nghề mới và sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao, tạo thêm nhiều việc làm mới Đầu tư của Việt Nam sang EU không nhiều, nhưng các dự án đầu tư này đã góp phần giúp doanh nghiệp Việt Nam khai thác được lợi thế kinh doanh, tiếp cận và mở rộng thị trường EU có sức mua lớn.

1.3.3 Về Văn hóa

Đa sắc màu, đầy quyến rũ

Có thể cảm nhận, nền văn hóa châu Âu giống như tổng hòa các nền văn hóa đan xen lẫnnhau qua các thời kỳ lịch sử Nền tảng của văn hóa châu Âu được gây dựng bởi người HyLạp, được củng cố bởi những người La Mã, được ổn định bởi người Cơ Đốc giáo, được cảicách và hiện đại hóa trong thời kỳ Phục hưng (thế kỷ XV), sau đó được cải cách và toàn cầuhóa bởi các đế chế châu Âu vào thế kỷ XIX và XX Trong xã hội đương đại, bề dày văn hóalâu đời của các quốc gia châu Âu là bệ đỡ cho sự phát triển đầy năng động và sáng tạo củachâu Âu hiện đại, khiến châu lục này có một sức hấp dẫn khó cưỡng Trải qua biến động củalịch sử, kinh tế và xã hội, châu Âu vẫn giữ được những đường nét văn hóa cổ điển và sangtrọng.

Châu Âu có hơn 15.000 viện bảo tàng lớn nhỏ - cầu nối giữa quá khứ và hiện tại cùng nhiềukỳ quan thế giới cổ đại Châu lục này cũng xây dựng cho mình một phong cách kiến trúcriêng ở mỗi thời kỳ lịch sử như kiến trúc La mã cổ, kiến trúc Gothic, kiến trúc Phục hưng….Nền mỹ thuật châu Âu sở hữu những tác phẩm nghệ thuật thuộc nhiều trường phái khácnhau Âm nhạc châu Âu đa dạng về thể loại, từ âm nhạc bác học đến âm nhạc đường phố Bên cạnh những lễ hội văn hóa được tổ chức suốt cả năm, văn hóa giao thông châu Âu cũnglà niềm tự hào khiến cả thế giới ngưỡng mộ Tất cả những điều đó, đã tạo nên vẻ quyến rũđặc biệt của châu lục này.

Việt Nam trong lòng châu Âu

Những năm qua, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đã phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chứcnhiều chương trình nghệ thuật phong phú, giới thiệu các loại hình văn hóa - nghệ thuật đặcsắc, những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đến với người dân châu Âu Đặc biệt làtại các sự kiện Việt Nam kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước châu Âu.Đặc sắc văn hóa châu Âu tại Việt Nam

Không chỉ văn hóa Việt Nam được quảng bá rộng rãi tại châu Âu, văn hóa châu Âu cũng liêntục được giới thiệu rộng rãi tại Việt Nam thông qua các trung tâm văn hóa như Viện Goethe(Đức), Trung tâm Văn hóa Pháp, Hội đồng Anh, Ngôi nhà Italy…

Đồng thời, một số nước châu Âu cũng thành lập quỹ hỗ trợ văn hóa, nghệ thuật để thúc đẩygiao lưu văn hóa và phát triển nghệ thuật đương đại tại Việt Nam Có thể thấy, dù ở đâu, cácnước châu Âu luôn ưu tiên phát triển văn hóa, coi đó là hình thức hữu hiệu để quảng bá hìnhảnh quốc gia.

Nhiều hoạt động văn hóa trong khuôn khổ đa phương của các nước châu Âu được tổ chứcthường niên tại Việt Nam như: Liên hoan âm nhạc châu Âu, Liên hoan phim châu Âu, Liênhoan phim tài liệu, Ngày văn học châu Âu, Liên hoan múa đương đại châu Âu gặp gỡ châu Á…Thông qua các hoạt động này, các nghệ sỹ Việt Nam có cơ hội được trao đổi, học hỏi kinhnghiệm từ các nghệ sỹ châu Âu Khán giả Việt Nam cũng có dịp thưởng thức nét văn hóa đadạng và những trào lưu hiện đại trên thế giới.

Trang 5

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều hoạt động song phương giữa Việt Nam và các nước châu Âunhư các hội thảo, đối thoại về chính sách văn hóa, các chương trình văn hóa, nghệ thuật,triển lãm, thời trang

“Trong thời gian tới, đẩy mạnh thực hiện Chiến lược Văn hóa Đối ngoại được Thủ tướngChính phủ phê duyệt vào tháng 2/2015, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác văn hóa vớicác nước châu Âu, tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật giới thiệu sự đa dạng và độc đáocủa nền văn hóa Việt Nam Đồng thời, kêu gọi sự hưởng ứng tham gia và đóng góp từ cácđịa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức văn hóa - nghệ thuật và cá nhân các nghệ sỹ,khuyến khích cộng đồng người Việt Nam ở ngoài tham gia các hoạt động quảng bá

1.4 Vai trò hỗ trợ và phát triển thị trường của Liên minh châu Âu đối với sự pháttriển của Việt Nam

1- Việc thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1990 giữa Việt Nam và EU (khi đó là Cộng đồng Châu Âu, với 12

quốc gia thành viên ở Tây Âu) là sự kiện quan trọng, đánh dấu việc nước ta bắt đầu thoát khỏi sự bao vâycấm vận của các nước phương Tây[1] và tác động tích cực đến quan hệ đối ngoại và tiến trình hội nhậpquốc tế của Việt Nam được triển khai theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng tháng 12/1986.

2- Quan hệ hợp tác Việt Nam - EU được khởi đầu trên các vấn đề nhân đạo[2], khắc phục hậu quả chiếntranh, tiếp đó dẫn đến việc ký Hiệp định khung về Hợp tác giữa hai bên (FCA) tháng 7/1995 Từ đó, EU đãđồng hành cùng Việt Nam trong suốt thời kỳ bắt đầu công cuộc hội nhập đầy thử thách với nhiều hoạtđộng hỗ trợ quan trọng Đặc biệt là:

- EU đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong hoạch định chính sách và nâng cao năng lực thể chế, từ đó gópphần thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam Sự hỗ trợ này được thực hiện trong nhiều chươngtrình, dự án khác nhau, tiêu biểu là Chương trình hỗ trợ quá trình chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trườngở Việt Nam (EuroTAPViet) từ 1994 đến 1999 (là chương trình hỗ trợ kỹ thuật lớn nhất của EU ở châu Á),Chương trình hỗ trợ chính sách Thương mại đa phương (MUTRAP) từ 1998 đến 2017.

- EU là nhà cung cấp viện trợ phát triển ODA không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam Giai đoạn 1993-2013,ODA của EU chiếm 20% tổng cam kết của các nhà tài trợ quốc tế đối với Việt Nam, trong đó viện trợkhông hoàn lại là 1,5 tỉ USD Giai đoạn 2014 - 2020, EU đã viện trợ 400 triệu EUR cho Việt Nam, tập trungvào các lĩnh vực năng lượng bền vững và tăng cường năng lực thể chế Các dự án ODA của EU đã hỗ trợhiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam Hai bên còn đẩy mạnh hợp tác về văn hóanghệ thuật, bảo tồn di sản, giáo dục, giao lưu nhân dân…

3- Việt Nam và EU cùng có chung quan điểm về cách tiếp cận đa phương, về vai trò của luật pháp quốc tếvà các thể chế đa phương trong quan hệ quốc tế Hai bên thường xuyên trao đổi, tham vấn và phối hợplập trường trên nhiều vấn đề toàn cầu và khu vực cùng quan tâm, đặc biệt về hòa bình an ninh, ứng phóbiến đổi khí hậu, tự do hóa thương mại dựa trên luật lệ, phát triển bền vững, các thách thức về an ninh phitruyền thống

Tiểu kết

- Hiện có rất nhiều cơ hội và thuận lợi để tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - EU trong thời

gian tới Cả hai bên đều có lợi ích và đã cùng nhau tạo dựng đầy đủ các khuôn khổ, cơ chế để đẩy mạnhmối quan hệ này.

- Quan hệ hợp tác toàn diện với EU, một trung tâm kinh tế-chính trị quan trọng hàng đầu thế giới, luôn làmột trong những định hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam Quanhệ Việt Nam - EU còn được củng cố bằng các mối quan hệ song phương giữa Việt Nam với 27 nướcthành viên EU, đặc biệt là quan hệ "đối tác chiến lược" với Đức, Anh[4], Pháp, Italia, Tây Ban Nha; quan

Trang 6

hệ "đối tác toàn diện" với Hà Lan, Đan Mạch, Hunggary; quan hệ bạn bè truyền thống với tất cả các nướcthành viên Đông Âu của EU…

- Phía EU cũng có lợi ích thúc đẩy quan hệ với Việt Nam Như phát biểu ngày 05/11/2020 của Phó Chủtịch Ủy ban Châu Âu kiêm Đại diện cấp cao EU về An ninh và Đối ngoại Josep Borrell: "Việt Nam giờ đâytrở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực…, một trong những nước năng độngnhất ở châu Á - Thái Bình Dương" và "Việt Nam là một đối tác song phương hấp dẫn của Liên minh ChâuÂu cũng như thông qua tư cách thành viên ASEAN và LHQ, nơi Việt Nam đã thể hiện cam kết rõ ràng củamình đối với chủ nghĩa đa phương và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ…" Nền kinh tế Việt Nam có độ mởlớn, tốc độ phát triển nhanh và ổn định, đã tham gia 11 FTAs, đặc biệt là thành viên của Hiệp định CPTPPvà sắp tới là RCEP, sẽ là điểm đến đầy hứa hẹn của các doanh nghiệp EU kể từ khi EVFTA có hiệu lực.2- Trong khi những cơ hội và thuận lợi là cơ bản, quan hệ Việt Nam - EU cũng tồn tại những thách thứckhông nhỏ từ cả hai phía.

Là một trung tâm kinh tế toàn cầu, lợi ích và quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư của EU tại Đông Á -Thái Bình Dương rất lớn (ví dụ mỗi năm có nhiều trăm tỉ đô la hàng hóa đến và từ EU đi qua Biển Đông),nhưng vai trò chính trị của EU đối với hòa bình, ổn định trong khu vực còn khiêm tốn so với nhiều đối tácquan trọng khác Điều này một phần do khoảng cách địa lý và EU còn có nhiều quan tâm lớn ở khu vựccận biên Quan hệ EU - Việt Nam cũng phụ thuộc vào nhiều vấn đề nội tại của EU, trong đó có xu thế dântúy, chủ nghĩa bảo hộ, dân tộc cực đoan, hậu quả nặng nề do đại dịch Covid đang tác động nhất địnhđến việc thúc đẩy quan hệ Mặt khác, giữa Việt Nam và EU vẫn tồn tại một số khác biệt, đặc biệt về quanđiểm và cách tiếp cận trên các vấn đề dân chủ nhân quyền, mặc dù trong 30 năm qua, cả hai bên đềuhiểu và nhìn nhận rõ các khác biệt này.

- Thách thức lớn nhất của Việt Nam là cần tận dụng tối đa cơ hội mà Hiệp định EVFTA mang lại Số liệuthống kê đến tháng 10/2020 cho thấy thương mại hai chiều Việt Nam-EU chưa có dấu hiệu bứt phá, trongbối cảnh đại dịch Covid vẫn đang tác động nặng nề đến nền kinh tế của mỗi bên, đặc biệt là EU Để tăngtốc về xuất khẩu vào một thị trường khó tính như EU, các doanh nghiệp Việt Nam phải có nhiều đổi mới,nâng cao chất lượng sản phẩm, thương hiệu, đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm… Mặt khác,để tận dụng cơ hội từ EVFTA và tiếp cận được các dòng đầu tư với công nghệ cao từ EU, Việt Nam cầntiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật theo hướng minh bạch, phù hợp với thông lệquốc tế, qua đó góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướngbền vững, bao trùm hơn.

3- Từ các phân tích trên và với quyết tâm từ cả hai phía, có thể tin tưởng rằng quan hệ Việt Nam - EU sẽngày càng phát triển thực chất, toàn diện và sâu rộng, nhất là về kinh tế, chính trị, thương mại và đầu tư.Cả hai bên đã thiết lập các khuôn khổ chung để thúc đẩy quan hệ, nhất là Hiệp định Đối tác-Hợp tác toàndiện Việt Nam - EU, đã tạo ra bước đi đột phá là Hiệp định EVFTA thế hệ mới đầy tham vọng và sắp tới làHiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA), ký tháng 6/2019, đã được Quốc hội hai bên thông qua và đang chờ 27nước thành viên EU phê chuẩn, sau khi có hiệu lực sẽ tạo ra đột phá về đầu tư giữa Việt Nam và EU Tuyhai bên vẫn tồn tại một số khác biệt, như vấn đề dân chủ nhân quyền, nhưng cũng như trong suốt 30 nămqua, những khác biệt này không lớn so với lợi ích tổng thể và không thể cản trở đà phát triển của quan hệViệt Nam - EU; hai bên cũng đã thiết lập cơ chế đối thoại-hợp tác để xử lý các khác biệt trong quan hệ.

Chương 2: ĐỐI TÁC VÀ HỢP TÁC TOÀN DIỆN GIỮA VIỆT NAM VÀ TIÊNMINH CHÂU ÂU

2.1 Quá trình hình thành và phát triển hiệp định khung về đối tác hợp tác toàndiện giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu

Trang 7

Ngày 22-10-1990, Việt Nam và Cộng đồng châu Âu (EC) chính thức thiết lập quanhệ ngoại giao Đây là kết quả của một quá trình vận động từ cả hai phía trướcnhững biến động sâu sắc của tình hình thế giới và khu vực Thập niên 80 của thếkỷ XX đầy biến động tạo tiền đề kết thúc Chiến tranh lạnh đã khiến tất cả cácquốc gia phải định hướng lại những ưu tiên đối ngoại của mình Tháng 2-1986, ECđã ký Đạo luật châu Âu thống nhất (SEA), đặt mục tiêu đưa EC trở thành một thịtrường chung duy nhất và thiết lập Hợp tác chính trị châu Âu(1) là nền tảng cho sựra đời của EU theo Hiệp ước Ma-xtrích năm 1992 Về phía Việt Nam, Đại hội VI củaĐảng (tháng 12-1986) cũng đã tạo ra một bước ngoặt đổi mới cho đất nước trêntất cả các lĩnh vực, trong đó chính sách đối ngoại mới “mở rộng quan hệ với tất cảcác nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình” đã dần thay đổi hình ảnh về ViệtNam với cộng đồng quốc tế Có thể nói, EC là một trong những đối tác tiên phongtrong việc ghi nhận những động thái thay đổi của Việt Nam Ngay sau khi ViệtNam rút quân khỏi Cam-pu-chia (năm 1989) và thậm chí khi Mỹ còn chưa thực sựbình thường hóa quan hệ với Việt Nam, EC đã quyết định thiết lập quan hệ ngoạigiao với Việt Nam Mặc dù, trước đó Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao songphương với 22/27 nước thành viên của EU hiện nay, song việc thiết lập quan hệvới EC là một chủ thể đặc biệt với các nước thành viên Tây Âu là một sự kiện cótính then chốt đối với công cuộc đổi mới của Việt Nam.

Các hoạt động hợp tác song phương giữa EC và Việt Nam trong những năm đầutiên thiết lập quan hệ ngoại giao được khởi đầu từ một vấn đề nhân đạo Đó làChương trình quốc tế của EC (European Community International Programme -ECIP) do EC phối hợp với Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn, hỗ trợ cho ngườiViệt Nam hồi hương và tái hòa nhập cộng đồng Kết quả của chương trình này cóý nghĩa quan trọng đối với quan hệ Việt Nam - EC nói chung khi mở ra cánh cửahợp tác trong các lĩnh vực khác(2), và đối với Việt Nam nói riêng, khi thông qua đó,cộng đồng quốc tế thấy được sự nghiêm túc, độ tin cậy của Việt Nam trong cáccam kết quốc tế với châu Âu cũng như thế giới.

Tháng 7-1995 đã đi vào lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam với ba dấu mốc quantrọng có tính chất bước ngoặt(3) Trong đó, ngày 17-7-1995, Việt Nam và EU ký kếtFCA(4) Có thể nói, đây là dấu mốc quan trọng thiết lập cơ sở pháp lý cho việc xâydựng quan hệ giữa hai bên, mở rộng quan hệ đối tác ngoài phạm vi hợp tác nhânđạo ban đầu Ngay sau đó, tháng 9-1995, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ma-nu-enMa-rin đã đến thăm Việt Nam và nhất trí thành lập một phái đoàn ngoại giaothường trực tại Thủ đô Hà Nội Như vậy, EU với tư cách là một chủ thể thống nhất,cùng với việc ký kết FCA và đặt cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam (năm1996), đã xác nhận và khẳng định quan hệ ngoại giao chính thức và đầy đủ vớiViệt Nam Không chỉ vậy, FCA cũng là hiệp định có tính tiên phong vì quá trìnhđàm phán hiệp định đã diễn ra trước cả khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận và khôi phụcquan hệ ngoại giao với Việt Nam, do đó ít nhiều đã tác động đến Mỹ và các đốitác khác tiến tới bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.

Kể từ khi hai bên ký kết FCA đến nay, quan hệ Việt Nam - EU đã có những bướctiến vượt bậc Quan hệ Việt Nam - EU bắt đầu mở rộng và tiếp cận cả những lĩnhvực vốn được coi là “nhạy cảm” Năm 2003, Việt Nam và EU đã chính thức tiếnhành đối thoại về vấn đề quyền con người Năm 2004, Hội nghị cấp cao Việt Nam- EU lần thứ nhất đã được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội Năm 2008, hai bên chính

Trang 8

thức khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam - EU(PCA) và đến năm 2010, PCA đã được hai bên tiến hành ký tắt.

Nếu giai đoạn 2000 - 2010, hợp tác giữa Việt Nam và EU bắt đầu đi vào chiều sâu,việc PCA chính thức được ký kết vào ngày 27-6-2012 đã tạo nên một bước đột phámới trong quan hệ giữa hai bên PCA đã trở thành nền tảng pháp lý thay thế FCA,thể hiện cam kết của EU trong việc tiến tới mối quan hệ hiện đại, trên diện rộngvà cùng có lợi với Việt Nam PCA mở rộng phạm vi hợp tác Việt Nam - EU vượt qualĩnh vực thương mại và hợp tác kinh tế, sang cả những lĩnh vực khác, như môitrường, năng lượng, công nghệ, quản trị công hiệu quả, du lịch, văn hóa, di cư, anninh, chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức Có thể nói, sau Hiệp ước Li-xbon(năm 2009) và PCA, quan hệ chính trị giữa hai bên được tăng cường, thể hiệnbằng tần suất và cấp độ của các cuộc tiếp xúc cao hơn, như chuyến thăm EU củaTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (năm 2013), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn TấnDũng (năm 2015), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (năm 2019) Về phíaEU thăm Việt Nam có: Chủ tịch Hội đồng châu Âu Hơ-man Van Rôm-pơi (năm2012), Đại diện cấp cao về đối ngoại và an ninh của EU Ca-tơ-rin Át-xtơn (năm2014), Chủ tịch Ủy ban châu Âu Giô-giê Man-nu-en Ba-rô-sô (năm 2007 và năm2014)

Ý tưởng về ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa EU và Việt Nam đã đượcỦy viên Thương mại EU Ca-ren đơ Gút đề xuất trong cuộc gặp với Thủ tướngChính phủ Nguyễn Tấn Dũng từ tháng 6-2010 Chỉ 4 tháng sau, hai bên đã nhất tríkhởi động đàm phán FTA Việt Nam - EU (EVFTA) Tiến trình đàm phán EVFTA đãbắt đầu từ tháng 6-2012 và kết thúc vào tháng 12-2015 Tháng 6-2018, hai bênđã nhất trí tách phần đầu tư ra thành Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) Ngày 30-6-2018, EU và Việt Nam đã chính thức ký kết EVFTA và IPA Hai năm sau, EVFTAđược Hội đồng châu Âu thông qua vào ngày 30-3-2020 và phía Việt Nam phêchuẩn vào ngày 8-6-2020 Ngày 1-8-2020, EVFTA chính thức có hiệu lực.

2.1.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ Việt Nam và Liên minh Châu Âu

Hai mươi lăm năm sau khi FCA ra đời, quan hệ Việt Nam - EU đã phát triển khôngchỉ về bề rộng mà còn cả chiều sâu mà IPA và EVFTA là minh chứng rõ nét Việcký kết thành công hiệp định này đánh dấu một mốc mới trên chặng đường hợptác và phát triển giữa Việt Nam và EU, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình kinh tế,chính trị thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp và khó đoán định Có thể coiđây là một thông điệp tích cực về quyết tâm phát triển mối quan hệ hai bên củacả Việt Nam và EU.

Quan hệ Việt Nam - EU trong thời gian tới có xu hướng thuận lợi nhiều hơn tháchthức do cả hai bên đều có nhu cầu thúc đẩy quan hệ song phương này Đặc biệtsau Hiệp ước Li-xbon, EU muốn tăng cường mạnh mẽ hơn nữa vị thế trên trườngquốc tế, trong đó có việc đẩy mạnh quan hệ với châu Á Việt Nam là đối tác hàngđầu của EU ở khu vực Đông Nam Á Việc phát triển quan hệ với một đối tác đặcbiệt gồm 27 thành viên như EU không chỉ phù hợp với chính sách đối ngoại đaphương của Việt Nam mà còn giúp Việt Nam cân bằng quan hệ với các nước lớn.Mối quan hệ này còn được củng cố bằng các mối quan hệ song phương, đối tácchiến lược, đối tác toàn diện giữa Việt Nam và các nước thành viên chủ chốt của

Trang 9

EU, như Đức, Pháp, I-ta-li-a, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Hà Lan, tạo nên sự đanxen lợi ích và chiến lược cho tất cả các bên.

Với EVFTA và IPA, quan hệ thương mại đã trở thành trụ cột trong phát triển quanhệ giữa hai bên Việc triển khai hai hiệp định này sẽ mở rộng thị trường cho cácngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (dệt may, giầy dép, hàng nông sản ),cũng là cơ hội tiếp cận với các thiết bị, công nghệ, kỹ thuật cao của EU, đồng thờicó điều kiện để hoàn thiện hơn nữa thể chế, chính sách, pháp luật theo hướngminh bạch, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, cũng có những khó khăn nhất định trongquan hệ kinh tế Ví dụ như, sự khắt khe của thị trường EU với nhiều tiêu chuẩnmới, đòi hỏi cao hơn về kỹ thuật, môi trường, vệ sinh an toàn, bảo vệ quyền ngườilao động, cùng với chính sách bảo hộ nông nghiệp Hay việc EU tập trung vựcdậy thị trường nội khối, thắt chặt chi tiêu và hạn chế đầu tư ra bên ngoài sẽ cónhững tác động nhất định đến việc thu hút dòng đầu tư chất lượng cao của ViệtNam Mặc dù hợp tác phát triển giữa Việt Nam và EU đến nay về cơ bản là ổnđịnh, nhưng sau năm 2020, EU có thể điều chỉnh chính sách hợp tác phát triển vớiViệt Nam, lồng ghép nhiều hơn nữa các điều kiện tiếp nhận viện trợ phát triểnchính thức, điều chỉnh nhóm nước ưu tiên sang khu vực các nước Bắc Phi Thêmvào đó, do Việt Nam đã vượt lên nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bìnhnên chính sách của EU sẽ hướng đến các lĩnh vực phát triển khác, như biến đổi khíhậu, phát triển năng lượng bền vững, tăng cường thể chế

Về an ninh - chính trị, sự hiện diện của EU tại khu vực châu Á - Thái Bình Dươngkhông rõ ràng và mạnh mẽ như ở lĩnh vực kinh tế Chính vì vậy, tiếng nói của EUtrong các vấn đề xung đột hiện nay chưa có nhiều tác động sâu sắc Việt Nam cầnxác định rõ tầm ảnh hưởng của EU trong các vấn đề này để từ đó có thể tận dụngvị thế “trung gian” và quan điểm ủng hộ hòa bình và luật pháp quốc tế của EU.

Quan hệ Việt Nam - EU trong thời gian tới cũng phụ thuộc vào sự phát triển củaEU Chính vì vậy, những khó khăn gần đây trong nội khối EU, như khủng hoảng vềdi cư, xu thế dân túy, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, việc nước Anh rời EU (Brexit), cũng có những tác động nhất định đến việc thúc đẩy quan hệ giữa hai bên NếuEU tiếp tục phát triển theo hướng nhất thể hóa, trở thành một chủ thể thống nhấttrên tất cả các lĩnh vực, có tiếng nói trọng lượng hơn trên trường quốc tế sẽ gópphần mạnh mẽ vào việc thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, hòa bình và ổn định ởchâu Âu cũng như trên thế giới Một điều thấy rõ rằng, Việt Nam sẽ là một trongnhững đối tác được “hưởng lợi” từ sự lớn mạnh của EU.

Kể từ thời điểm ký kết FCA đến nay, quan hệ Việt Nam - EU đã chuyển từ quan hệmang tính bị động, một chiều giữa “nước nhận viện trợ và nhà tài trợ” thành quanhệ đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện, phát triển bền vững và ngày càng đivào chiều sâu Trên cơ sở những lợi ích song trùng, việc củng cố, tăng cường quanhệ Việt Nam - EU bình đẳng, đôi bên cùng có lợi là nhu cầu chiến lược của cả haibên, do đó, quan hệ hợp tác Việt Nam - EU sẽ ngày càng phát triển theo chiều sâuvà hiệu quả hơn nữa

Trang 10

2.1.2 Quá trình hình thành hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện giữa ViệtNam và Liên minh Châu Âu

Hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) đã được ký kết vào ngày 30 tháng 6 năm 2019 sau hơn hai năm đàm phán

- Đàm phán: Quá trình đàm phán giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu bắt đầu vào tháng 6 năm 2012 Cả hai bên đã tiến hành nhiều vòng đàm phán để thảo luận về các vấn đề liên quan đến thương mại, đầu tư, văn hóa, lao động, môi trường và các lĩnh vực khác.

- Hoàn thiện văn bản: Sau nhiều vòng đàm phán, Việt Nam và Liên minh Châu Âu đã hoàn thiện văn bản của EVFTA vào tháng 12 năm 2015 Tuy nhiên, quá trình kiểm tra và dịch thuật văn bản đã kéo dài thời gian và đến tháng 2 năm 2016, tài liệu dịch thuật chính thức của EVFTA mới được công bố.

- Ký kết: Sau khi hoàn thiện văn bản, EVFTA đã được ký kết vào ngày 30 tháng 6 năm 2019 tại Hà Nội, Việt Nam Việc ký kết này đánh dấu một bước quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu.

- Quá trình phê chuẩn: Sau khi ký kết, EVFTA cần được phê chuẩn bởi các bên tham gia Ở Việt Nam, EVFTA đã được thông qua bởi Quốc hội Việt Nam vào ngày 8 tháng 6 năm 2020 Các nước thành viên của Liên minh Châu Âu cũng đã tiến hành quá trình phê chuẩn tương ứng - Áp dụng: EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2020 sau khi các quy trình phê chuẩn hoàn tất từ cả hai bên Hiện nay, EVFTA đang được áp dụng và tạo ra những cơ hội hợp tác và phát triển kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu.

2.1.2 Quá trình hình thành hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu

Ngày đăng: 05/05/2024, 21:22

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w