1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

pháp luật của liên minh châu âu về môi trường và phát triển bền vững bài học kinh nghiệm cho việt nam

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật của Liên minh Châu Âu về môi trường và phát triển bền vững: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Tác giả Lê Quang Thanh
Người hướng dẫn PGS.TS Ngô Hữu Phước
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Tiểu luận môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 384,68 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬTLÊ QUANG THANHPHÁP LUẬT CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAMTIỂU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT



LÊ QUANG THANH

PHÁP LUẬT CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU

VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

TIỂU LUẬN MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TP HỒ CHÍ MINH – Năm 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT



LÊ QUANG THANH

PHÁP LUẬT CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU

VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380107

TIỂU LUẬN MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GIẢNG VIÊN: PGS.TS NGÔ HỮU PHƯỚC

TP HỒ CHÍ MINH – Năm 2023

MỤC LỤC Phần mở đầu 4

Trang 3

1 Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài 4

2 Tình hình nghiên cứu 5

3 Mục đích nghiên cứu 6

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

5 Câu hỏi, giả thuyết và lý thuyết nghiên cứu 6

6 Phương pháp nghiên cứu 7

7 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

8 Tính mới của đề tài 8

9 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 8

10 Cơ cấu của đề tài 8

Chương 1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 9

1.1 Các khái niệm cơ bản 9

1.2 Các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững 11

1.2.1.1 Về kinh tế 12

1.2.1.2 Về xã hội 12

1.2.1.3 Về môi trường 12

1.2.2.1 Về kinh tế 13

1.2.2.2 Về xã hội 14

1.2.2.3 Về môi trường 15

1.3 Môi trường và phát triển bền vững trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) 16

1.4 Phát luật Việt Nam về môi trường và phát triển bền vững 16

1.4.1 Các chính sách, pháp luật trong lĩnh vực môi trường 16

1.4.1.1 Việc xây dựng, thực thi và vận hành các cơ chế định giá các-bon 16

1.4.1.2 Thúc đẩy thị trường các-bon trong nước và quốc tế 16

1.4.1.3 Công nghệ khí thải thấp và năng lượng tái tạo 17

1.4.1.4 Kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính 19

1.4.1.5 Phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường 19

1.4.2 Các chính sách, pháp luật trong lĩnh vực kinh tế 19

Trang 4

1.4.2.1 Chính sách tăng trưởng xanh 19

1.4.2.2 Chính sách tài chính 19

1.4.2.3 Phát triển kinh tế tuần hoàn 19

1.4.2.4 Phát triển kinh tế xanh 19

1.4.3 Các chính sách, pháp luật trong lĩnh vực xã hội 19

1.4.3.1 Bảo đảm an sinh xã hội 19

1.4.3.2 Bình đẳng giới 19

Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật và giải pháp thực hiện bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của Việt Nam 19

2.1 Thực trạng công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tại Việt Nam 19

2.2 Cơ hội và thách thức 19

2.2.1 Cơ hội của Việt Nam khi ký kết hiệp định EVFTA 19

2.2.2 Những thách thức trong tiến trình thực hiện cam kết của Việt Nam .19

2.3 Kinh nghiệm quốc tế 19

2.3.1 Mô hình năng lượng tái tạo của Đức 19

2.3.2 Mô hình nông nghiệp hữu cơ của Mỹ 19

2.3.3 Mô hình kinh tế xanh của Singapore 19

2.4 Giải pháp cho Việt Nam 22

2.4.1 Hoàn thiện về cải cách thể chế 22

2.4.2 Hoàn thiện về mặt xây dựng pháp luật 22

2.4.3 Hoàn thiện về mặt tổ chức, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp 22

Phần mở đầu

Trang 5

1 Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài

Trong những năm gần đây tình hình kinh tế, xã hội, chính trị thế giớiđang có nhiều biến động nhanh chóng, hết sức phức tạp và khó lường Cácnước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấutranh kiềm chế lẫn nhau quyết liệt, giành vị thế và lợi ích gây ra tình hìnhphức tạp tại nhiều khu vực và nhiều nước Xung đột dân tộc, tôn giáo, khủng

bố quốc tế, chiến tranh cục bộ, chiến tranh kinh tế, chiến tranh mạng, các hoạtđộng can thiệp, lật đổ, bất tuân dân sự, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, tàinguyên… diễn ra dưới những hình thức mới, gay gắt hơn Những vấn đề toàncầu và an ninh phi truyền thống như: an ninh lương thực, an ninh năng lượng,

an ninh nguồn nước, an ninh tài chính, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, thiêntai, dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng Chủ nghĩa dân tuý, chủ nghĩa cườngquyền nước lớn, chủ nghĩa thực dụng gia tăng mạnh mẽ trong quan hệ quốc

tế Luật pháp quốc tế và các thể chế đa phương toàn cầu đứng trước nhữngthách thức lớn Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng với quá trìnhtoàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang là hai xu thế lớn, chi phối sâu sắc tiếntrình phát triển của nhân loại Sự đan xen của các quá trình hội nhập đưa thếgiới đến một loạt các hiệp định tự do thương mại (FTA) trên nhiều tuyến vànhiều cấp độ, trong đó phải kể đến các FTA thế hệ mới

Trước bối cảnh đó, sự gắn kết về lợi ích gia tăng cùng với nhận thức vềtrách nhiệm chung trong giải quyết những vấn đề toàn cầu trở thành yếu tốthuận lợi cho không khí hợp tác và đối thoại Các nước có cơ hội để triển khaihiệu quả chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, tranh thủ cácnguồn lực bên ngoài để phát triển, nhất là về ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm

an sinh xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, pháttriển hợp tác, tăng cường thương mại, chú trọng đổi mới sáng tạo, là những

Trang 6

kinh nghiệm quý giúp các nước vượt qua được những thách thức đó để để cómột nền thương mại xanh, phát triển nhanh và bền vững.

Việt Nam được đánh giá là một trong những nước chịu tác động lớn từbiến đổi khí hậu và hiện đang phải đối mặt với những thách thức của tiếntrình phát triển, như: biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an sinh xã hội Các áp lực giải quyết các vấn đề mới về năng lượng, lương thực và nhanhchóng thực hiện chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi phương thức phát triểntrong bối cảnh thiếu hụt về tài nguyên, năng lượng… Những kinh nghiệm củacác quốc gia đi trước như Liên minh Châu Âu (EU) rất quý báu đối với tiếntrình hiện thực hóa mục tiêu hoàn thiện một nền kinh tế xanh và phát triển bềnvững tại Việt Nam

Bởi những nguyên nhân nói trên, tôi cho rằng việc nghiên cứu đề tài:

“Pháp luật của Liên minh Châu âu về môi trường và phát triển bền vững - Bàihọc kinh nghiệm cho Việt Nam” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn khá lớn Việcnghiên cứu đề tài này có thể góp phần hoàn thiện và nhìn nhận sâu sắc hơnnữa về môi trường và phát triển bền vững, qua đó đóng góp giải pháp để pháttriển hiệu quả hơn ở Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu

Thực tế cho thấy, việc nghiên cứu về vấn đề môi trường trong việc pháttriển bền vững và việc thực thi pháp luật đó luôn là một nội dung thu hút sựquan tâm của các nhà nghiên cứu và quản lý ở hầu hết các quốc gia, dù đó làquốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển

Đặc biệt, ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã có nhiều tác giả và tậpthể tác giả nghiên cứu về môi trường và phát triển bền vững Một số côngtrình có giá trị nghiên cứu về khung pháp luật về kinh tế xanh, thương mạixanh, môi trường và phát triển bền vững cũng đã được công bố rộng rãi,chẳng hạn, đề tài: Những vấn đề lý luận về phát triển bền vững và kinh tế

Trang 7

xanh ở Việt Nam - Đỗ Phú Hải; Những cam kết về môi trường trong Hiệpđịnh đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP), cơ hộithách thức đặt ra đối với Việt Nam – Nguyễn Quang Huy; Hoàng Xuân Huy(2019), Cam kết, nghĩa vụ về môi trường của Việt Nam trong Hiệp địnhThương mại tự do (EVFTA), Tạp chí Môi trường, số 7/2019; Nguyễn LâmTrâm Anh (2021), Nội luật hóa các cam kết về môi trường, ứng phó biến đổikhí hậu trong CPTPP và EVFTA, Tạp chí Công Thương, số 4/2021…

3 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nhằm mục đích luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong

Pháp luật của Liên minh Châu âu về môi trường và phát triển bền vững; tiến

trình thực thi của Việt Nam trong thời gian qua Trên cơ sở đó, xác định giảipháp, góp phần giúp Chính phủ Việt Nam xây dựng, thực thi, nâng cao hiệulực, hiệu quả thực hiện chính sách bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ởViệt Nam

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu 1: Làm rõ các vấn đề lý luận về môi trường, pháttriển bền vững

Nhiệm vụ nghiên cứu 2: Phân tích, đánh giá pháp luật về môi trường vàphát triển bền vững của Liên minh Châu âu

Nhiệm vụ nghiên cứu 3: Phân tích, đánh giá pháp luật về môi trường vàphát triển bền vững của Việt Nam

Nhiệm vụ nghiên cứu 4: Đề xuất giải pháp thực hiện bảo vệ môi trường

và phát triển bền vững của Việt Nam

5 Câu hỏi, giả thuyết và lý thuyết nghiên cứu

Làm thế nào việc nghiên cứu về môi trường và phát triển bền vững cóthể góp phần giải quyết những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu

Trang 8

6 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả vận dụng tổng thể các phương pháp phù hợp với yêu cầunghiên cứu từng nội dung của luận văn như phương pháp lịch sử, phươngpháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh luật học, trong đó, phươngpháp phân tích, tổng hợp là phương pháp nghiên cứu xuyên suốt của luận văn

Cụ thể như sau:

Chương 1: Sử dụng phương pháp lịch sử để thấy được tiến trình hìnhthành, phát triển của pháp luật các quốc gia EU trong lĩnh vực môi trường vàphát triển bền vững; phương pháp tổng hợp, phân tích, để hệ thống hóa các tàiliệu, công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố để làm rõ các nội dung,kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài, xác định những vấn đề cần tiếp tụcnghiên cứu của luận văn

Chương 2: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp sosánh luật học để tìm hiểu kinh nghiệm của EU trong thực hiện môi trường vàphát triển bền vững, đánh giá thực trạng luận giải và đề xuất giải pháp thựchiện môi trường và phát triển bền vững của Việt Nam, cụ thể là trên lĩnh vựcphát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường

7 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Môi trường và phát triển bền vững là lĩnh vực rộng, bao gồm nhiều lĩnhvực khác nhau Trong phạm vi giới hạn của Luận văn, với mục đích đóng gópcác đề xuất cho việc thực hiện môi trường và phát triển bền vững của ViệtNam Luận văn này chỉ nghiên cứu, so sánh, phân tích và luận giải thực trạngpháp luật liên quan đến ba vấn đề chính mà chúng tôi cho rằng có ảnh hưởngtrực tiếp đến môi trường và phát triển bền vững của Việt Nam, bao gồm: pháttriển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường Đảm bảo hợp với khả

Trang 9

năng thực thi của Việt Nam, kể từ thời điểm có hiệu lực đối với Việt Nam,ngày 01/8/2020 cho đến nay.

8 Tính mới của đề tài

Luận văn là công nghiên cứu tiếp cận chung về môi trường và pháttriển bền vững của Việt Nam hiện nay Luận văn có những điểm mới sau:

- Luận văn đã đề xuất giải pháp để tiếp tục hoàn thiện pháp luật, xácđịnh … yếu tố ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững của ViệtNam trên lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường

9 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Luận văn là công trình tiếp cận và nghiên cứu lĩnh vực môi trường vàphát triển bền vững một cách tổng thể, có hệ thống và toàn diện Tuy nhiên,đây là vấn đề rộng, phức tạp, mang tính chiếc lược và cần có đầy đủ nguồnlực để nghiên cứu Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ giải quyếtđược vấn đề lý luận và đưa ra 03 giải pháp, các giải pháp này có giá trị thamkhảo đối với các cơ quan có thẩm quyền trong xây dựng, hoạch định chínhsách; xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật môi trường và pháttriển bền vững Luận văn còn có thể là tài liệu tham khảo, phục vụ cho côngtác nghiên cứu, giảng dạy Trong tương lai, nếu có cơ hội chúng tôi sẽ tiếp tụcphát triển để hoàn thiện hơn

10 Cơ cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,luận văn gồm hai chương:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật và giải pháp thực hiện môitrường và phát triển bền vững của Việt Nam

Trang 10

Chương 1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1 Các khái niệm cơ bản

Thị trường Carbon: Thuật ngữ thị trường các-bon bắt nguồn từ Nghị

định định thư Kyoto 1977 của Công ước Khung Liên Hợp Quốc về biến đổikhí hậu Theo Điều 17 Nghị định thư Kyoto 1997 thì thị trường carbon đượchiểu là các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ cácquốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu đã cam kết Từ đó, trên thếgiới xuất hiện một loại hàng hóa mới được tạo ra dưới dạng chứng chỉgiảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính Do carbon (CO2) là khí nhà kính quy đổitương đương của mọi khí nhà kính nên các giao dịch được gọi chung là muabán, trao đổi carbon, hình thành nên thị trường carbon hay thị trường tín chỉcarbon

Tín chỉ Carbon: Tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương

mại và thể hiện quyền phát thải một lượng khí CO2 hoặc một lượng khí nhàkính khác quy đổi sang CO2 tương đương Một tín chỉ tương đương với 1 tấnCO2 hoặc 1 tấn CO2 quy đổi tương đương

Năng lượng tái tạo: Năng lượng tái tạo là năng lượng được khai thác

từ nước, gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, sóng biển, nhiên liệu sinh học và các nguồn tài nguyên năng lượng có khả năng tái tạo khác.

Nông nghiệp hữu cơ: Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định

109/2018/NĐ-CP thì nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinhthái và sức khỏe con người, dựa vào các chu trình sinh thái, đa dạng sinh học

Trang 11

thích ứng với điều kiện tự nhiên, không sử dụng các yếu tố gây tác động tiêucực đến môi trường sinh thái.

Nông nghiệp hữu cơ là sự kết hợp kỹ thuật truyền thống và tiến bộ khoahọc để làm lợi cho môi trường chung, tạo mối quan hệ công bằng và cuộcsống cân bằng cho mọi đối tượng trong hệ sinh thái

Kinh tế xanh Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) định

nghĩa nền “kinh tế xanh” là: “Nền kinh tế nâng cao đời sống con người và cảithiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu đáng kể những rủi ro môi trường

và những thiếu hụt sinh thái” Nói một cách đơn giản, nền kinh tế xanh cómức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xãhội

Kinh tế tuần hoàn: Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp

quốc (UNIDO), kinh tế tuần hoàn là một chu trình sản xuất khép kín, các chấtthải được quay trở lại, trở thành nguyên liệu cho sản xuất, từ đó giảm mọi tácđộng tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người

Tăng trưởng xanh: Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng dựa trên quá

trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợithế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông quaviệc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạtầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khínhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạođộng lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững

Công nghiệp xanh: Công nghiệp xanh là nền công nghiệp thân thiện

với môi trường, là nền công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm thân thiện vớimôi trường và giúp cho các điều kiện tự nhiên của môi trường tốt hơn Trongtoàn bộ quá trình sản xuất, công nghiệp xanh giúp giảm thiểu tối đa tác độngxấu tới môi trường

Trang 12

Tài chính xanh: Theo định nghĩa của UNEP, 2016, tài chính xanh liên

quan đến việc đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ tài chính được cung cấpbởi các định chế tài chính hướng tới sự phát triển bền vững của quốc gia.Ngoài ra, tài chính xanh còn được định nghĩa là những hỗ trợ về tài chínhhướng đến tăng trưởng xanh thông qua việc cắt giảm khí phát thải nhà kính và

ô nhiễm môi trường một cách có ý nghĩa (Chowdhury và cộng sự, 2013)

Phát triển bền vững: Phát triển bền vững là một khái niệm được định

nghĩa là “phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm hại khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của họ“ Đây là một mục

tiêu toàn cầu được thể hiện qua Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) củaLiên Hợp Quốc, bao gồm 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu nhằm giải quyết cácthách thức lớn về kinh tế, xã hội và môi trường

Phát triển xanh Thuật ngữ “phát triển xanh” xuất hiện lần đầu tiên vào

năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hộiBảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nộidung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tớiphát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và

sự tác động đến môi trường sinh thái học” Khái niệm này được phổ biến rộngrãi vào năm 1987 trong Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo OurCommon Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới -WCED (nay

là Ủy ban Brundtland) Báo cáo này ghi rõ: Phát triển xanh là “sự phát triển

có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng,tổn hại đếnnhững khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai ” Nói cách khác,phát triển xanh phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội côngbằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ Để đạt được điều này, tất cả cácthành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội phải bắt tay

Ngày đăng: 09/07/2024, 10:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w