1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Pháp luật kinh doanh quy Định pháp luật về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thực tiễn vi phạm Ở việt nam

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Định Pháp Luật Về Các Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Và Thực Tiễn Vi Phạm Ở Việt Nam
Tác giả Mạc Diệu Huyền Mai, Lê Thị Nhã Loan, Đỗ Thị Sao Mai, Nguyễn Xuân Mai, Ngô Thị Minh Lý
Trường học Đại Học Sài Gòn
Chuyên ngành Pháp Luật Kinh Doanh
Thể loại Tiểu Luận
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 131,69 KB

Nội dung

Vậy tác giả rút ra được kết luận “ hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh” là những biểu hiện của sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế, giữa cách doanh nghiệp, bất chấp nhữn

Trang 1

TRƯỜNG: ĐẠI HỌC SÀI GÒN

PHÁP LUẬT KINH DOANH QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

VÀ THỰC TIỄN VI PHẠM Ở VIỆT NAM

NHÓM 6:

Mạc Diệu Huyền Mai: 3121380144 (NT)

Lê Thị Nhã Loan: 3120420217

Đỗ Thị Sao Mai: 3121420208 Nguyễn Xuân Mai: 3121380147Ngô Thị Minh Lý: 3121380143

Trang 2

- Quy định của pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh

- Thực tiễn cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam

Hành vi cạnh tranh là hoạt động cần thiết để thúc đẩy doanh nghiệp và sự phát triển của thị trường, tuy nhiên bạn đọc cần nhìn nhận đúng đắn và phận biệt được hành vi nào là được phép

và không được phép theo quy định của pháp luật( căn cứ theo bộ luật cạnh tranh hiện hành 2018)

Trang 3

-CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG KINH DOANH

Trong chương trình học về luật cạnh tranh, giảng viên đã cung cấp cho chúng tôi rất nhiều kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn

- Đầu tiên cần làm rõ “ cạnh tranh ( kinh doanh )” là gì Theo Wikipedia “ cạnh tranh(kinh doanh)” là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình

Hay theo nhà kinh tế học người Anh là Adam Smith đưa ra “Cạnh tranh trong kinh tế luôn liên quan đến quyền sở hữu, nói cách khác, sở hữu là điều kiện để cạnh tranh kinh tế diễn ra”

Cá nhân tôi có ấn tượng với đề mục “các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong kinhdoanh” với các hành vi điển hình được đề cập trong bộ luật cạnh tranh -2018 “ Hành vi

cạnh tranh không lành mạnh” được quy định Theo khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018

là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương

mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến

quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác

Vậy tác giả rút ra được kết luận “ hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong kinh

doanh” là những biểu hiện của sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế, giữa cách doanh

nghiệp, bất chấp những chuẩn mực đạo đức, làm trái với nguyên tắc thiện chí; cố tình

gây thiệt hại hoặc xâm phạm đến quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp

khác nhằm thu lại lợi nhuận kinh tế lớn nhất cho doanh nghiệp của mình

I Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh được đề cập

Theo Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018

1 Xâm phạm thông tin bí mật kinh doanh

Bí mật kinh doanh : được hiểu là trí tuệ, thông tin được thu từ hoạt động đầu tư tài chính,

chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh (Theo khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009))

Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh

- Theo Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định về điều

kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ:

Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được

Trang 4

- Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi

thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó

- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó

không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được

1.1 Tiếp cận, thu thập thông tin kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp

bảo mật của người sở hữu thông tin đó

- Tiếp cận, thu thập các thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này đệ trình theo thủ tục xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc xin cấp giấy phép lưu hành sản phẩm Đặc biệt là dược phẩm và sản phẩm hóa nông

(1) - chống lại các biện pháp bảo mật của các cơ quan hành chính; trang thông tin;

nhóm chat nội bộ của doanh nghiệp sở hữu bí mật kinh doanh : như tấn công qua hệ

thống thông tin; các hình thức hacking (thâm nhập trái phép), cyberterrorism (khủng bố

mạng), cybercrime (tội phạm mạng) cũng như các hình thức tương tự

Mối nguy hại cạnh tranh không lành mạnh từ những cuộc tấn công mạng đối với các

doanh nghiệp:

Nghiên cứu với tiêu đề "Nghiên cứu kết quả an ninh mạng phần 2" của Cisco1 nhấn mạnh, 31%công nghệ an ninh mạng hiện đang sử dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam bị các chuyên gia

an ninh và bảo mật làm việc tại các tổ chức này đánh giá là đã lỗi thời

Dữ liệu là mục tiêu hàng đầu của tin tặc khi thực hiện các cuộc tấn công vào doanh nghiệp Dữ liệu của doanh nghiệp không chỉ có thông tin khách hàng mà còn gồm bí mật kinh doanh và tàisản trí tuệ Một khi tin tặc đã xâm nhập được vào hệ thống, chúng sẽ đánh cắp toàn bộ kho dữ liệu này

Các doanh nghiệp bị đối thủ cạnh tranh không lành mạnh thông qua tấn công mạng sẽ

phải đối mặt các mối đe dọa bảo mật; ảnh hưởng nghiêm trọng tới tổn thất tài chính,

hình ảnh và sự phát triển doanh nghiệp.

Về tổn thất tài chính : Nghiên cứu của Cybersecurity Ventures cho thấy, trên phạm vi

toàn cầu, tính đến năm 2025, tội phạm mạng được dự đoán sẽ gây thiệt hại cho nền kinh

tế thế giới khoảng 10,5 nghìn tỷ USD

Rất khó để đo lường mức thiệt hại tài chính của doanh nghiệp sau một cuộc tấn công

mạng Bởi ngoài những chi phí xử lý lỗ hổng ban đầu, doanh nghiệp còn bị mất đi những

khoản lợi nhuận hứa hẹn trong tương lai Cụ thể, sau tấn công mạng, chắc chắn doanh

nghiệp sẽ mất một lượng khách hàng đáng kể Rất khó để họ có thể đặt niềm tin vào một

1 Cisco.com(2023) – security outcome volume 2

Trang 5

doanh nghiệp không thể đảm bảo an toàn cho chính mình.Hướng giải quyết của doanh nghiệp trước tình huống này ra sao? Liệu phương án doanh nghiệp đưa ra có thỏa mãn tin tặc để chúng trả lại thông tin của khách hàng hay không?… Đó chỉ là một vài trong hàng trăm câu hỏi của khách hàng khi bị tin tặc đe dọa Tương tự vậy, các khách hàng mới đang có dự định giao dịch hoặc đầu tư vào doanh nghiệp đó cũng sẽ không ngại mà đáp trả một cái lắc đầu từ chối Khi nhìn thấy những rủi ro ngay trước mắt, không ai có

đủ can đảm để bước chân vào Đó là tâm lý chung của bất cứ khách hàng nào Doanh nghiệp bạn phải là người ngăn chặn những bất trắc có thể xảy ra

Mức thiệt hại tài chính càng nặng nề hơn với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như ngân hàng, sản xuất, thương mại điện tử… Khi bị tấn công, mọi giao dịch sẽ bị ngưng trệ, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh Website không thể truy cập được, giao dịch mua bán tụt dốc không phanh, phí duy trì kho bãi vẫn phải trả trong khi không sử dụng… Đặc biệt, thời gian tạm dừng càng lâu, chi phí tổn thất càng lớn Các doanh nghiệp thường mất một đến ba ngày để khắc phục và đưa hệ thống trở lại bình thường Tuy nhiên, có những trường hợp mất đến vài tuần hay vài tháng để doanh

nghiệp có thể ổn định

Về tổn thất uy tín : Uy tín thương hiệu là điều quan trọng với bất cứ doanh nghiệp nào

Uy tín giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và thúc đẩy hành vi giao dịch của khách hàng Khi bị tấn công mạng, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị sụp đổ ngay trong chốc lát Mọi nỗ lực xây dựng uy tín dường như trở nên vô nghĩa sau biến cố này Khách hàng sẽ chỉ nhớ đến doanh nghiệp bạn với ba chữ “tấn công mạng” Hậu quả, doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn khi đi đàm phán hay thực hiện giao dịch với khách hàng

PwC mới đây đã khảo sát 3.522 lãnh đạo doanh nghiệp, lãnh đạo về công nghệ và bảo mật trên nhiều quốc gia Kết quả khảo sát cho thấy 2/3 số lãnh đạo coi tội phạm mạng là mối đe dọa đáng kể nhất trong năm tới, và 38% cho rằng sẽ có nhiều cuộc tấn công nghiêm trọng hơn qua đám mây vào năm 2023

1.2Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó

Đối với doanh nghiệp, bảo vệ thông tin bí mật kinh doanh là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự bền vững và thành công của họ khi bị đối thủ cạnh tranh tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng:

Đối với doanh nghiệp :

- Mất lợi thế cạnh tranh: Nếu thông tin bí mật kinh doanh được tiết lộ cho đối thủ

cạnh tranh, doanh nghiệp có thể mất lợi thế cạnh tranh và thị phần trên thị trường

Trang 6

-Mất niềm tin từ khách hàng: Khi thông tin bí mật kinh doanh bị tiết lộ, khách hàng

có thể mất niềm tin vào doanh nghiệp và sản phẩm/dịch vụ của nó Điều này có thể dẫn đến mất khách hàng, giảm doanh số và tiềm lực tài chính

- Mất lòng tin từ đối tác: Việc sử dụng thông tin bí mật kinh doanh mà không có sự

cho phép có thể làm mất lòng tin từ đối tác, nhà cung cấp và đối tác chiến lược Điều này có thể gây khó khăn trong việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ kinh doanh

- Thiệt hại về danh tiếng: Mất điều kiện pháp lý và tin tức tiêu cực có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến danh tiếng của công ty Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến hình ảnh công ty trong lòng công chúng, nhà đầu tư và nhân viên

Đối với người tiêu dùng :

Sau những phản ứng “tẩy chay” tưởng chừng là thực hiện quyền của mình, thì chẳng được gì ngoài việc mất lòng tin vào sản phẩm, vào doanh nghiệp và ngày càng e dè, quan ngại với những sản phẩm khác trên thị trường

1.3Xử lí vi phạm theo quy định pháp luật

ngày 26/9/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh Theo đó, từ ngày 01/12/2019, đối với hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh:

 Phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

 Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin;

 Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép củachủ sở hữu thông tin…

Hình thức xử phạt bổ sung:

 Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;

 Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm

2.Ép buộc khách hàng đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi

đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với

doanh nghiệp đó ( Khoản 2-Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 )

Trang 7

Trước hết ta cần làm rõ các khái niệm sau:

Theo từ điển tiếng Việt “Giao dịch” là những hành vi của công dân và của các tổ chức

nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự Phần lớn các giao dịch là sự thoả thuận của hai hoặc nhiều người hoặc chỉ cần sự biểu hiện ý chí của một bên".

Trong kinh doanh, “Giao dịch” là một thỏa thuận giữa người mua và người bán để trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản tài chính thành tiền

“ Ép buộc” hay cưỡng chế là việc buộc người khác phải hành động một cách không tự

nguyện bằng cách sử dụng đe dọa hoặc vũ lực Nó liên quan đến một loạt các hành động mạnh mẽ khác nhau vi phạm ý chí tự do của một cá nhân để tạo ra một phản ứng mong muốn

Vậy tác giả có thể kết luận “ ép buộc không giao dịch với doanh nghiệp cạnh tranh”:

có thể hiểu là sử dụng các biện pháp đe dọa, lợi dụng điểm yếu hoặc thậm chí là vũ lực

để buộc đối tác kinh doanh của doanh nghiệp đối thủ phải thỏa thuận không trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản tài chính thành tiền với doanh nghiệp đó nữa

Dưới góc độ của luật, những giao dịch như vậy thiếu sự tự nguyện, tự định đoạt của một trong các bên tham gia và chúng có thể bị tuyên bố vô hiệu

2.1 Hành vi này được biểu hiện :

-Buộc người tiêu dùng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác có biểu hiện khách quan là gây áp lực bằng việc đe dọa hoặc cưỡng ép khiến chủ thể bị gây áp lực phải hànhđộng theo ý chí của chủ thể vi phạm Đây là hành vi dù không tác động trực tiếp đến đối thủ cạnh tranh, thể hiện rõ tinh chất trái chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh nhưng hệ quả của hành vi này lại tác động trực tiếp đến đối thủ cạnh tranh

Ép buộc trong kinh doanh luôn luôn hoặc tiềm ẩn xuất hiện từ những quan hệ kinh

doanh không có sự tương xứng về thế mạnh thị trường giữa các bên

Theo đó bên có thế mạnh sẽ khai thác lợi thế của mình để ép buộc chủ thể kinh doanh nhỏ hơn phải chấp nhận hợp đồng hoặc điều kiện mà bên có thế mạnh đưa ra, bởi vậy chủ thể kinh doanh nhỏ phải từ bỏ hoặc ngừng giao dịch với những doanh nghiệp thuộc mối quan hệ cũ của họ

2.2 đặc trưng về hậu quả của hành vi này gây ra:

-đối tượng bị đe dọa, cưỡng ép không thiết lập được giao dịch với nhà sản xuất, nhà cung cấp mà mình mong muốn, hoặc không tiếp tục giao dịch với nhà sản xuất, nhà cungcấp mà minh đang hợp tác Hành vi này không chỉ ảnh hưởng đến đối tượng trực tiếp bị

Trang 8

đe dọa, cưỡng ép mà còn khiến đối thủ cạnh tranh bị mật khách hàng hoặc cơ hội kinh doanh, dẫn đến các hệ quả về tài chính, về hoạt động kinh doanh Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, việc ngăn chặn mối quan hệ này có thể khiến khách hàng sẽ phải chuyển sang giao dịch với chính bên thực hiện hành vi vi phạm Như vậy, hành vi ép buộc mangbản chất côn đồ trong kinh doanh, có thể gây ra những xáo trộn trong xã hội, gây ảnh hưởng lớn đến trật tự an ninh của cộng đồng, là những dấu hiệu không lành mạnh trong đời sống kinh doanh đòi hỏi pháp luật và công quyền phải thẳng tay trừng trị.

2 Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp ép buộc khách hàng hoặc đối tác kinh doanh lớn nhất của đối thủ cạnh tranh

3 Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với hành vi viphạm tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên

( khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 )

3.1 Những ảnh hưởng tiêu cực của hành vi nêu trên đối với uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

-Mất khách hàng và doanh số:

Khách hàng không tin tưởng : Khi doanh nghiệp bị tung tin sai sự thật, khách hàng

có thể mất lòng tin và không muốn giao dịch với doanh nghiệp nữa Họ có thể chuyển sang đối thủ cạnh tranh hoặc tìm các sự lựa chọn khác

Trang 9

Giảm doanh số : Khi mất khách hàng và không có giao dịch mới, doanh số của

doanh nghiệp sẽ giảm, dẫn đến giảm doanh thu và lợi nhuận

-Thiệt hại về danh tiếng và hình ảnh:

1 Mất lòng tin của công chúng : Việc tung tin sai sự thật có thể làm mất lòng tin của

công chúng và bị nhìn nhận là một doanh nghiệp không đáng tin cậy Điều này có thể gây ảnh hưởng lớn đến danh tiếng và hình ảnh của doanh nghiệp

2 Tiếng xấu lan rộng : Nếu thông tin sai được lan truyền, nó có thể lan rộng và tác

động xấu về doanh nghiệp Điều này có thể gây ra sự tiêu cực trong cộng đồng kinh doanh và công chúng, và làm cho công ty khó khăn trong việc xây dựng lại

uy tín và lòng tin từ khách hàng và đối tác

-Thiệt hại về đầu tư và hợp tác:

Mất động lực đầu tư : Việc tung tin sai sự thật có thể làm mất niềm tin và động lực

của nhà đầu tư để đầu tư vào doanh nghiệp, khi họ coi đây là một rủi ro không đáng chấp nhận

Mất đối tác kinh doanh: Các đối tác kinh doanh có thể do dự hoặc không muốn hợp

tác với doanh nghiệp nếu có tin đồn hoặc thông tin sai lệch về doanh nghiệp Điều này có thể dẫn đến mất cơ hội hợp tác lớn và gây rối trong chuỗi cung ứng

3.2 Hình thức xử phạt:

Căn cứ vào Điều 18 của Nghị định số 75/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh, hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bị xử phạt như sau:

Phạt tiền

- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó

- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó

- Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với hành vi vi phạm tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên

Hình thức xử phạt bổ sung:

Trang 10

+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;

+ Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính công khai

4 Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp

đó ( khoản 4 – điều 45 luật cạnh tranh 2018 )

Trước hết ta sẽ làm rõ thuật ngữ :

“Gây rối hoạt động kinh doanh” là hành vi của chủ thể kınh doanh sử dụng bất kỳ

phương tiện cạnh tranh bất hợp pháp để đạt được lợi thế trong kinh doanh thông qua việcthực hiện các hành vi gây rối, ngăn cản làm cho doanh nghiệp bị gây rối không thể tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh một cách bình thường (Khoản 4, Điều 45, Luật Cạnhtranh năm 2018)

Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác thuộc nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh mang tính chất công kích, cản trở Đây là nhóm hành vi có tác động trực tiếp đến đối thủ cạnh tranh với nhiều cách thức thực hiện, phụ thuộc vào mục tiêu công kích, cảnh trở làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với mục đích loại bỏ hẳn đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

4.1 Đặc trưng của hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác

Với quy định pháp luật như trên, nhận thấy các dầu hiệu đặc trưng của hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bao gồm:

 Thứ nhất, về chủ thể thực hiện hành vi: Chủ thể thực hiện hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là một doanh nghiệp, có mối quan hệ cạnh tranh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh với doanh nghiệp bị gây rối Khác với hành vi ép buộc, trong hành vi gây rối thì bên vi phạm không nhắm vào khách hàng của doanh nghiệp đối thủ mà nhằm trực tiếp đến chính doanh nghiệp

đó

 Thứ hai, về hình thức thực hiện hành vi Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác có thể được thực hiện dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác có thể dochính doanh nghiệp đó thực hiện hoặc thông qua một chủ thể khác để thực hiện làm cản trở hoặc ngừng hoạt động của đối thủ cạnh tranh

4.2 đặc trưng về hậu quả của hành vi này gây ra

Trang 11

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh này khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bị cản trở, gián đoạn, dẫn đến không thể hoạt động một cách bình thường

Đây là đặc điểm nhận dạng hành vi quan trọng nhất đối với hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác Nhưng có thể thấy rằng trên thực tế, mọi hành vi cạnh tranh, cho dù là hoàn toàn hợp pháp và chính đáng của doanh nghiệp, đều có khả năng cản trở, ảnh hưởng xấu đối với hoạt động kınh doanh của các đối thủ cạnh tranh

Do đó, để đánh giá hành vi, chúng ta quay lại xem xét các tiêu chí đánh giá về tính

“trung thực”, “thiện chí” cùng các chuẩn mực thông thường về đạo đức kınh doanh

Ví dụ

Một số doanh nghiệp vận tải hành khách tại tỉnh X chặn đầu không cho xe khách của 1 đối thủ cạnh tranh xuất bến dẫn đến tình trạng hành khách không được vận chuyển, ảnh hưởng đến trật tự công cộng và tắc nghẽn giao thông Hành vi trên bị coi là gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác theo Luật Cạnh tranh.

4.3

Hình thức xử phạt:

Căn cứ vào Điều 19 của Nghị định số 75/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh, hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bị xử phạt như sau:

Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực thi hành;+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;+ Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm

5.Lôi kéo khách hàng bất chính

Theo Từ điển Tiếng Việt, “bất chính” là “không chính đáng, trái với đạo đức luật

pháp”

“Lôi kéo bất chính” có thể sử dụng để mô tả nhiều hành vi cạnh tranh khác nhau, với

chung bản chất là tác động sai trái lên khách hàng để khiến họ lựa chọn mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ của mình đồng nghĩa với việc không hoặc ngừng mua hàng hoá của

Trang 12

đối thủ cạnh tranh Trên thực tế, các chủ thể kinh doanh có khả năng sáng tạo ra rất nhiều cách thức khác nhau để lôi kéo khách hàng Tuy nhiên, khoản 5 Điều 45 Luật cạnhtranh năm 2018 chỉ giới hạn ở hai dạng hành vi là:

5.1Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ

mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;

Quy định về hành vi “đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng" được

phát triển dựa trên quy định cũ tại khoản 3 Điều 45 Luật cạnh tranh năm 2004

về “quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm lẫn” Tại Luật cạnh tranh năm 2018, hành vi

này đã được khái quát hoá, điều chỉnh tất cả các hình thức đưa thông tin từ doanh nghiệpđến khách hàng, mà trong đó quảng cáo chỉ là một hình thức thông tin

Cơ chế cạnh tranh chỉ được vận hành tốt khi các thông tin thị trường đầy đủ và minh bạch Thông tin không trung thực, không đầy đủ không chỉ cản trở cạnh tranh, mà còn khiến cạnh tranh trở nên méo mó, sai lệch Vì vây, pháp luật đưa ra quy định cấm đối với việc đưa ra các thông tin dạng này

Thông tin gian dối gây nhầm lẫn có thể xuất hiện trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau với những biểu hiện khác nhau, có thể lấy ví dụ một số dạng thông tin cụ thể như sau:

Ví dụ:

 Trong ngành hàng không, thông tin gian dối gây nhầm lẫn thường liên quan đến những tuyên bố về giá vé máy bay Các hãng hàng không thường quảng cáo vé máy bay giá rẻ nhưng trên thực tế thường lờ đi những khoản tiền khác mà khách hàng phải trả như lệ phí sân bay, phụ phí nhiên liệu, phí đặt chỗ,… khiến chi phí thực tế họ phải trả cao hơn nhiều

 Trong ngành kinh doanh bất động sản, thông tin gian dối, gây nhầm lẫn thường liên quan đến diện tích bất động sản được bán, cũng như các tiện nghi, dịch vụ kèm theo

 Trong ngành bảo hiểm, thông tin gian dối, gây nhầm lẫn thường là các ưu đãi về dịch vụ bảo hiểm, cam kết và trả bảo hiểm mà sau đó doanh nghiệp không sẵn sàng áp dụng

 Trong ngành phân phối và bán lẻ, thông tin có vấn đề thường liên quan đến các chương trình khuyến mại, giảm giá của doanh nghiệp

5.1.1Xử phạt đối với quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Ngày đăng: 22/10/2024, 20:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w