1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

pháp luật cạnh tranh việt nam về hành vi lôi kéo khách hàng bất chính trong nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh

16 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật cạnh tranh Việt Nam về hành vi lôi kéo khách hàng bất chính trong nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Tác giả Trương Thảo Quyên
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Luật
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Bài viết
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,06 MB

Nội dung

Điều này dẫn đến các doanh nghiệp trong nước sẽ có xu hướng hoạt động CTKLM với quy mô cũng như mức độ về chiêu trò và thủ đoạn sẽ ngày cảng đa đạng và tính vi hơn nhằm đạt được những mụ

Trang 1

PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM VỀ HÀNH VI LÔI KÉO KHÁCH HÀNG BÁT CHÍNH TRONG NHÓM HÀNH VI

CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

Trương Thảo Quyên

Sinh viên khóa 19 khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Luật

Tóm tắt:

Luật Cạnh tranh (LCT) năm 2018 đã có sự đôi mới khi quyết định loại bỏ hai hành vi quảng cáo và khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh (CTKLM) ở LCT

2004 và thay thế bằng một quy định toàn diện hơn là hành vi lôi kéo khách hàng bất chính (LKKHBC) vào nhóm hành vị CTKLM bị cấm Dựa trên cơ sở nghiên cứu về

hành vi LKKHBC trong pháp luật Việt Nam hiện hành, bài viết đưa ra một số đánh giá

kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy phạm pháp luật đề áp dụng vào thực tiễn một cách chặt chẽ, nhất quán và đủ tính răn đe, từ đó xây dựng một môi trường cạnh tranh đúng nghĩa cho các chủ thê tham gia vào hoạt động kinh doanh

Từ khóa: lôi kéo khách hàng bắt chính, cạnh tranh không lành mạnh, luật cạnh tranh

Abstract: The Competition law 2018 had an innovation when it was decided to remove the two acts of "unfair competition in advertising and promotion" in the Competition law 2004 and replace them with a more comprehensive regulation than by

"illicit offerings to customers” into the group of acts of unfair competition is prohibited On the basis of studying the behavior of illicit offerings to customers in the current Vietnamese law, the article provides some evaluation recommendations to improve the legal regulations for strict application in practice, uniformly and sufficiently deterrent, building a truly competitive environment for entities involved in business activities

Trang 2

Keyword: illegal offerings to customers, unfair competitive acts, competition law

Dễ dàng nhận thấy răng, cạnh tranh đang được xem là một trong những điều kiện tất yêu đề đây mạnh sự phát triển kinh tế xã hội trong các hoạt động kinh doanh của nền kinh tế thi trường hiện nay Cạnh tranh đem lại sự phan đấu, sự phát triển cho công

ty doanh nghiệp cũng như làm đa dạng hơn về sự lựa chọn cho người tiêu dùng Tuy nhiên, với áp lực trong việc duy trì sự tồn tại, mở rộng thị trường để tiêu thụ sản phẩm cũng như tìm kiếm lợi nhuận tối đa thì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp đối thủ sẽ cảng trở nên gay gắt hơn Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển ngày cảng mạnh mẽ, sự vận động của các quan hệ kinh tế cũng ngày càng phong phú hơn Điều này dẫn đến các doanh nghiệp trong nước sẽ có xu hướng hoạt động CTKLM với quy mô cũng như mức độ về chiêu trò và thủ đoạn sẽ ngày cảng đa đạng

và tính vi hơn nhằm đạt được những mục đích trên.' Sự xuất hiện quá nhiều các hành

vi CTKLM này có lẽ do những chính sách trong công tác lập pháp và thực thi pháp luật cạnh tranh vẫn chưa thực sự hiệu quả, khả năng quản lý các vẫn đề về cạnh tranh của nước ta còn quá ít kinh nghiệm.”

Theo báo cáo thường niên Cục quản lý cạnh tranh 2018 thì một trong những hành

vi bị khiếu nại nhiều nhất trong thời gian qua là hành vi LKKHBC Hành vi này đã gây nên rất nhiều hoang mang, ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu đùng, tác động xấu đến tên tuổi, hoạt động kinh doanh cũng như gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế của doanh nghiệp bị ảnh trên thị trường

1 TS Nguyêên Như Phát - Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, “Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranhở Vệ t Nam,” Thê gỡ ¡ Ltậ t, truy ập ngày 18/08/2021, htps://thegioiluatvn/bai-viet-hoc-thuat/canh- tranh-va-xay-dung-phap-luat-canh-tranh-o-viet-nam-7546/

2 Nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý 3 (KD3), Chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam: những vấn đề đặt ra và giải pháp, Công trình nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Ngoại thương

Trang 3

Qua đó, bài viết sẽ thê hiện một số lý luận chung về CTKLM và cụ thể là hành vi

LKKHEC tại Phần II Tiếp tục phần II là những phân tích về hành vi này thông qua các quy định pháp luật hiện hành tại Việt Nam Đồng thời, phần IV sẽ nêu lên những thực trạng pháp luật cạnh tranh ở nước ta hiện nay, từ đó đi đến một số kiến nghị chủ yếu, mục đích cải thiện các quy định này một cách thống nhất và hiệu quả hơn, tạo lập

và duy trì một môi trường cạnh tranh trong sạch, bình đắng cho sự phát triển thị trường kinh doanh tại Việt Nam

H Một số vấn đề lý luận về hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi

lôi kéo khách hàng bất chính

1 Hành vi cạnh tranh không lành mạnh

CTKLM là một hình thái đối lập hoàn toàn với tính chất hành vi của cạnh tranh lành mạnh - sự ganh đua mang tính hợp pháp, tôn trọng lẫn nhau của các nhà kinh doanh cùng hoạt động chung một lĩnh vực, ngành nghề Hành vi CTKLM được quy định là “hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh đoanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác”

Theo những lý thuyết được các nước châu Âu lục địa công nhận rằng hành vi CTKLM có bản chất vi phạm quyền dân sự và có các yếu tô cấu thành cũng tương tự với trách nhiệm dân sự truyền thông, bao gồm xuất hiện hành vi CTKLM, yếu tổ lỗi,

có phát sinh thiệt hại và tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại xảy ra

5

Dựa trên khái niệm được nêu trên, có ba đặc điểm nổi bật thể hiện bản chất của hanh vi CTKLM:

Thứ nhất, được thực hiện bởi các chủ thê tham gia kinh doanh trên thị trường nhằm đem lại lợi nhuận to lớn hơn Đặc điểm này được thể hiện trong quy định về đối tượng điều chỉnh của LCT, bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong mọi ngành và

3 Khoản 6 Điêu 3, Luật Cạnh tranh 2018

4S giao thoa gi zữLu tậS hữu trí trệvà Luật Œạ nh tranh đốỗi # ¡ hành viạc nh tranh khống lành

mạnh, GVHD: Châu Quốc An, Trường Đại học Kinh tê - Luật

5 “Unfair Competition,” LIl / Legal Information Institute, accessed August 18, 2021,

Trang 4

lĩnh vực kinh tế thuộc nhà nước, các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; các hiệp hội ngành, nghề; cơ quan, tô chức, cá nhân trong và ngoài nước." Tuy nhiên,

trong định nghĩa về hành ví CTKLM, chủ thế thực hiện chỉ nhắc đến doanh nghiệp

Chính vì vậy, quy định của LCT hiện nay vẫn chưa có sự nhất quán chặt chẽ khi còn hạn chế trong việc áp dụng điều chỉnh với một số chủ thê khác trên thị trường.”

Thứ hai, hành vi CTKLM là hành vi cụ thê, đơn phương, thê hiện bản chất không

lành mạnh, đi ngược với nguyên tắc, đạo đức và các chuân mực khác nhưng không phải là hành vi bất hợp pháp hay vi phạm pháp luật Ngoài các quy định được nêu ra trong Công ước Paris 1883 - đây là một trong những Điều ước Quốc tế quy định về việc chống các hành vi CTKLM sớm nhất, việc xác định hành vi CTKLM được căn cứ theo từng điều kiện, hoàn cảnh và tập quán kinh doanh thông thường của từng quốc gia Khi nền kinh tế thị trường phát triển và thay đôi sẽ kéo theo các nguyên tắc và chuân mực đạo đức này cũng sẽ thay đổi đổi dựa trên sự phát triển đó và hành vi

CTKLM cũng sẽ liên tục biến đối không ngừng Chính vì lý do đó, thực tế sẽ khó có

thê xác định chính xác và rõ ràng trong việc nhận diện cụ thể hành vi như thế nào là CTKLM.?

Thứ ba, hành vi này gây tác động tiêu cực và làm tôn hại đến đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hướng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp khác và người tiêu dùng.!" Đặc điểm nay có ý nghĩa rất quan trọng đến việc tố tụng, cần phải xác định được mức độ hoặc khả năng gây thiệt hại cụ thể của hành vi mà các chủ thê đã thực hiện khi xử lý cạnh tranh được tiến hành trong các vụ kiện dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại

Theo quy định được đề cập tại Điều 45 LCT 2018, có bảy dạng cơ bản về hành ví

CTKLM bi cam:

6 Điêu 2 Luật Cạnh tranh 2018

7 GVHD: Chau Quéc An, tldd

8 Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Cạnh tranh và xây dựng pháp Luật Ca nh tranh ở V4 t Nam

hiện nay, Nhà xuât bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2001

9 Hoàng Duy, Trân Duy Khá, Nguyêên M nhạTuân, Nguyêên Kh_ ưng Duy, Nguyêên H ư Luân, Nguyêên Thị

Ly - GVHD: Nguyêân Thị Hông Phước, Th ự tếễn áp d mg quy định vễễ hành vi a nh tranh khống lành mạ nh,

Trường Đại học Thủ Dâu Một

10 Đặng Vũ Huân, “Pháp luật vê kiểm soát độc quyên và chông cạnh tranh không lành mạnh ở Việt

Trang 5

Thứ nhất, hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh 1a (i) viée tiép cận, chiếm đoạt những thông tin bi mật trong kinh doanh thông qua việc lợi dụng, lừa gạt hoặc xâm phạm đến các phương thức bảo mật của người quản lý hợp pháp thông tin nay; (ii) sử dụng hoặc rò rỉ thông tin bí mật nhằm mục đích kinh doanh nhưng không được sự đồng ý của chủ sở hữu Điều này gây bắt lợi rất lớn trong hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp đó trên thị trường

Thứ hai, hành ví ép buộc khách hàng, đối tác kinh đoanh của doanh nghiệp khác

là hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép nhằm bắt buộc họ không hoặc thôi giao dịch với doanh nghiệp đó Mục đích đề phá vỡ quan hệ hợp đồng của doanh nghiệp đối thủ với khách hàng và giành piật khách hàng của nhau Hành vị đe dọa và cưỡng ép được thực hiện bằng lời nói hoặc hành động, tạo áp lực lên cho đối tượng khiến cho họ phải làm theo yêu câu của người thực hiện hành vi do

Thứ ba, hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác Hành vi này được thực hiện qua các hình thức khác nhau từ đơn giản đến phức tạp, doanh nghiệp có thê trực tiếp cung cấp thông tin cho khách hàng bằng lời nói, văn bản hoặc gián tiếp truyền tải thông tin đến khách hàng thông qua một bên thứ ba Mục đích

đề đưa ra những thông tin không đúng sự thật về đối thủ cạnh tranh, tác động xấu đến nhận thức và đánh giá của khách hàng về uy tín, niềm tin đối với doanh nghiệp hoặc sản phẩm dịch vụ, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

đó

Thứ tư, hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác Hành vị này được thể hiện dưới nhiều hình thức và thủ đoạn như trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm trục trặc đến các phương tiện sản xuất, lưu thông: phá rối tại cơ sở, địa điểm kinh doanh của đối thủ cạnh tranh, làm gián đoạn và ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của họ

Thứ năm, hành vi lôi kéo khách hàng bất chính Hành vi này được biếu hiện qua

việc: (1) Cung cấp những thông tin gian dối hoặc gây nhằm lẫn về doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện và phương thức giao dịch liên quan; đưa ra những

lý do đề khách hàng tin vào những thông tin được cung cấp, từ đó tác động đến thái độ

và quyết định chọn lựa của khách hàng đối với sản phẩm, địch vụ của minh; (ii) So

Trang 6

sánh hàng hóa, dịch vụ củng loại của mình với của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội đung nhằm thu hút, giành giật khách hàng của họ về phía mình Thứ sáu, bản hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ Đây là hành vị bán hàng, cung ứng dịch vụ với mức giá thấp hơn tông các chỉ phí bao gồm chỉ phí sản xuất hàng hóa, dịch vụ hoặc giá thành mua hàng hóa đề bán lại; chi phí sử dụng đề lưu thông hàng hóa, dịch vụ” với mục đích loại bỏ, triệt tiêu hoạt động thương mại của doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó

Thứ bảy, các hành vi CTKLM khác bị cắm theo quy định của những luật khác như: Luật Quảng Cáo, Luật Sở hữu Trí tuệ

0 Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính

Hành vi LKKHBC cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa cụ thê nào được đưa

ra Tuy nhiên, dựa vào những tính chất và đặc điểm hành vi, chúng ta có thể khái quát hanh vi LKKHBC là những hành vị làm trái với đạo đức luật pháp trong kinh doanh, được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân kinh doanh tìm kiếm cơ hội cung cấp hàng hóa, dịch vụ của mình với nhiều hình thức cạnh tranh khác nhau Bản chất của hành vi nảy

là tác động vào niềm tin của khách hàng khiến họ tin tưởng lựa chọn mua và sử dụng hàng hoá, địch vụ của mình Hậu quả của hành vi này dẫn đến rất nhiều thiệt hại đối với người tiêu dùng và cả các doanh nghiệp làm ăn chân chính khác

Ngoài thế hiện bản chất là một hành vi CTKLM, hành vi LKKHBC còn có bốn

đặc trưng tiêu biếu sau đây:

Thứ nhất, chủ thê thực hiện hành vi LKKHBC được gọi chung là doanh nghiệp,

là những chủ thể tham gia kinh doanh hoạt động trong cùng một lĩnh vực nhất định, bao gồm tô chức kinh tế và cá nhân kinh doanh

Thứ hai, đối tượng tác động là những khách hàng quan tâm đến sản phâm, dịch

vụ hoặc là các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Các doanh nghiệp này có mong muốn tác động đến tâm lý, niềm tin, thói quen của khách hàng dé thuyét phục họ lựa chọn sản phẩm và dịch vụ của mình thay vì của doanh nghiệp khác, nhằm thu về lợi nhuận kinh tế lớn hơn

11 Điêu 24 và 25 Nghị định 116/2005/NĐ-CP

Trang 7

Thứ ba, đoanh nghiệp sẽ sử dụng những hình thức khác nhau như: (¡) truyền tải đến khách hàng những thông tin gian đối, không chính xác hoặc chưa đầy đủ để gây nhằm lẫn; (ii) so sánh phiến diện, không trung thực hàng hóa, dịch vụ với sản phâm cùng loại của các doanh nghiệp khác nhưng không đưa ra được những chứng cứ đề xác minh được nội dung so sánh

Thứ tư, hậu quả của hành vi này có thể gây thiệt hại đối với doanh nghiệp khác

đang hoạt động trong cùng lĩnh vực cạnh tranh Cụ thể như giảm sút doanh thu, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lợi trong hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh và tôn hại đến cả danh tiếng của doanh nghiệp đó trên thị trường khi bị mất đi khách hảng tiềm năng

Tính chất không lành mạnh của hành vi này được biểu hiện qua sự thiếu trung thực và thiện chí của chủ thê khi cố tình đưa ra những thông tin gian đối, gây nhầm lẫn

về hàng hóa, dịch vụ hay những thông tin cần thiết liên quan đến điều kiện giao dịch,

về giải thưởng trong khuyến mại; truyền tải thông tin không đúng sự thật về bản thân doanh nghiệp hoặc che đậy những thông tin bất lợi mà chỉ công khai về những ưu điểm, mặt tốt của sản phâm, dịch vụ đó nhằm mục đích đề giành giật khách hàng của doanh nghiệp khác.” Điều này trước mắt gây hiểu nhằm cho khách hàng và người tiêu dùng dẫn đến việc mua hàng không đúng với mong muốn, khả năng và nhu cầu ban đầu của họ; xa hơn là gây thiệt hại cho các doanh nghiệp đối thủ từ việc bị mắt khách hàng, làm giảm sức tiêu thụ sản phâm Nếu gay gắt hơn sẽ dẫn đến doanh nghiệp đó có nguy cơ bị phá sản và bị loại bỏ ra khỏi thị trường cạnh tranh

Hanh vi CTKLM noi chung và hành vị LKKHBC nói riêng là những hành vi gây tôn hại đến cho xã hội, ảnh hưởng xấu đến người tiêu đùng và các đối thủ cạnh tranh

Vì vậy, rất nhiều quy định xử lý hành vi CTKLM được ra đời nhằm duy trì môi trường cạnh tranh công bằng, đảm bảo quyên và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh, người tiêu dùng và cả Nhà nước

Các hình thức xử lý vi phạm về hành vi CTKLM theo quy định của LCT Việt

Nam chủ yếu là các chế tài về hành chính, mang tính răn đe thông qua các hình thức

12 TS Trân Thăng Long - Phó Trưởng khoa Ngoại ngữ pháp lý, Trường Đại học Luật TP Hô Chí Minh and Th.S Nguyêên Ng ọ Hân - Phong H 4 can, Céng an Tp Can Th Ñguyêên Ngọc, “Hành vỉ lôi kéo khách hàng bãt chính trong pháp luật Việt Nam” Tp chí Nghiễn ctu lập pháp sốố 20 (396), tháng 10/2019

Trang 8

xử phạt và để khắc phục những hậu quả mà hành vi vi phạm đã gây ra Ngoài ra, các chế tài hình sự và dân sự chỉ được áp dụng xử lý trong một số trường hợp cụ thê ' LCT 2018 quy định mức phạt tối đa cho hành vi vi phạm CTKLM là 2 tỷ đồng“

và tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm của các tô chức, cá nhân vi phạm sẽ áp dụng xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ra thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân hay của Nhà nước thì phải bồi thường

Căn cứ theo quy định tại Khoản I Điều 20 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định

về xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện các hành

vi LKKHBC bằng các phương thức được nêu tại Khoản 5 Điều 45 LCT năm 2018 thì

có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng và phạt gấp đôi mức

tiền quy định trên khi hành vi vi phạm này được thực hiện trong phạm vi từ hai tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương trở lên.'°

Ngoài phạt tiền, nghị định này còn quy định thêm các hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động: Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng hoặc lợi nhuận từ việc thực hiện hành vị vị phạm; và biện pháp khắc phục gồm: Buộc cải chính công khai; Loại bỏ các yếu tô vi phạm có trên hàng hóa, bao bì, phương tiện, vật phâm ”

HI Pháp luật cạnh tranh về hành vi lôi kéo khách hàng bắt chính

1 Quy định về hành vi lôi kéo khách hàng bất chính

11 Quy định của Luật Cạnh tranh 2018

Nhằm nâng cao vị thé trên thị trường, cũng như lôi kéo được khách hàng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của mình, thực tế trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại, các chủ thê kinh doanh đã sử dụng nhiều cách thức khác nhau dé dat được mục

13 Hoàng Duy, Trân Duy Khá, Nguyêên M nhguân, Nguyêên Kh_ 6g Duy, Nguyêên H ư Luân, Nguyêên Thị

Ly - GVHD: Nguyêên Thị Hông Phước, tlđd

14 Khoản 3 Điêu 111 Luật Cạnh tranh 2018

15 Điêu 110 Luật Cạnh tranh 2018

16 Xem thêm: Khoản 2 Điêu 20 Nghị định 75/2019/NĐ-CP

17 Xem thêm: Khoản 3,4 Điêu 20 Nghị định 75/2019/NĐ-CP

8

Trang 9

đích với những thủ thuật canh tranh nay ngay cang da dang, tinh vi hon Tai Khoan 5 Diéu 45 LCT 2018 da quy dinh hai nhom co ban vé hanh vi LKKHBC:

Thứ nhất, cung cấp thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng, Quy định về hành vi này được phát triển dựa trên quy định cũ tại Điều 45, 46 LCT năm 2004 về quảng cáo và khuyến mại nhằm CTKLM LCT năm 2018 đã khái quát hơn về các hình thức đưa thông tin gây nhằm lẫn hoặc gian dối đến khách hàng

nhằm mở rộng phạm vi áp dụng đối với hoạt động kinh doanh mà không chỉ mỗi hình

thức quảng cáo hay khuyến mại Và trên thực tế, quảng cáo là một trong những hình thức lôi kéo khách hàng được áp dụng điển hình nhất, vì vậy tác giả sẽ tập trung phân tích vào hình thức “quảng cáo đưa thông tin gian dối và gây nhằm lẫn” đề LKKHBC Quảng cáo là một dạng hành vi CTKLM phổ biến được quy định trong hầu hết pháp luật cạnh tranh của các quốc gia (1) Quang cao théng tin gian dối là trường hợp người bán đưa những thông tin không chính xác về giá cả hàng hóa, dịch vụ; phóng dai, nói quá lên về chất lượng, tính năng, kiểu dáng, nguồn gốc xuất xứ và tình trạng cung ứng và những đặc điểm khác hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin làm cho người khác nhằm tướng về sản phâm Hành vi này xuất phát từ việc lợi dụng sự nhẹ

dạ, lòng tin của khách hàng, dẫn đến sự lựa chọn không chính xác, xâm phạm quyền tự

do giao kết hợp đồng của người tiêu dùng và thường gặp nhất là về những thông tin liên quan đến giá cả hàng hóa, dịch vụ 'Š (2) Quảng cáo thông tin gây nhằm lẫn là hành

vi vô ý hoặc cỗ ý cung cấp thông tin mập mờ, không đầy đủ hoặc khuếch trương, “thôi phông sự thật” về những thông tin cần thiết về đữ liệu hàng hóa, địch vụ của doanh nghiệp; các thông tin khác liên quan đến phương thức điều kiện thương mại Từ đó

khiến khách hàng có cách hiểu sai hoặc không đây đủ, chính xác về hàng hóa, dich vu,

khuyến mại hoặc những thông tin về doanh nghiệp của mình, của người khác Việc này

sẽ ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu đùng tới các sản phâm quảng cáo khác của doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc nguy cơ mắt đi khách hàng rất cao

Những hành vi đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn tác động lên những đối tượng sau:

18 Phạm Đức Hòa, Hoàn thí § pháp lu §vễŠ cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo ở Vã t Nam l§ n nay

Luận án Tiên sĩ, Học viện Chính trị Quỗc gia Hồ Chí Minh, tr 88

9

Trang 10

Một là, về doanh nghiệp: Các thông tin này sẽ được cung cấp một cách phô trương về tính chất, quy mô hoạt động, uy tín thương hiệu, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp Nhưng thực chất các thông tin đó chỉ là một trong những hình thức nhăm “thôi phồng” giá trị của doanh nghiệp.'? Người tiêu dùng khi nghe đến những doanh nghiệp có hoạt động quy mô lớn, có thương hiệu uy tín, sản phẩm được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất từ các chuyên gia nỗi tiếng hàng đầu sẽ luôn cảm thấy yên tâm

khi sử đụng sản phẩm Chỉ với hình thức này, rất nhiều đoanh nghiệp đã thu hút được lượng lớn khách hàng về cho mình

Hai là, về sản phâm: Đưa ra những thông tin gian dối hoặc thông tin gây nhằm lẫn về bao bì, gia công, xuất xứ hàng hóa, nơi sản xuất, công dụng hàng hóa Cụ thé vào năm 2020, đã xuất hiện vụ việc Công ty Cô phần sữa Việt Nam khiếu nại về việc

Cơ sở chế biến thực phâm bánh kẹo Đức Việt sản xuất và phân phối một số sản phẩm

có sử đụng trái phép nhãn hiệu “Vinamilk” đã được bảo hộ của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam.?° Đây là hành vi CTKLM gây ra sự nhằm lẫn về nhận thức cho khách hàng, khiến họ mua phải sản phẩm không đúng với mong muốn cũng như ảnh hưởng đến doanh nghiệp có sản phẩm bị gây nhằm lẫn

Ngoài ra, các đoanh nghiệp cung cấp những thông tin không chính xác hoặc thôi phông chất lượng của hàng hóa như đồ ăn, thực phâm, mỹ phâm, được phẩm, các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe Xuất hiện phô biến nhất là trong quảng cáo về đồ

ăn, doanh nghiệp sẽ có hành vi sử dụng thành phần chỉ chiếm tỉ lệ cực nhỏ trong sản phẩm đề đặt tên cho cả sản phẩm, khiến người tiêu dùng hiểu sai hoặc nhằm lẫn về sản phâm được quảng cáo

Một ví dụ thực tế cho hành vi này: Sản phẩm mì khoai tây Omachi được quảng cáo trên khắp các phương tiện truyền thông rằng 100% sợi mì được làm từ khoai tây nguyên chất, không lo bị nóng Nhưng trong thông tin được viết trên bao bì, thành phần lượng bột khoai tây chỉ chiếm 5% Ngoài ra, trên thực tế, khoai tây cũng giống như những loại củ quả cung cấp tính bột khác nên vẫn nó gây ra cảm giác nóng cho

19 Nguyêên Th Thanh Trúc— Ng ườh ướp dâên khoa học: TS Trân Thăng Long, Pháp luật vê hành vi lôi kéo cạnh tranh không lành mạnh thông qua hoạt động quảng cáo ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Kinh tê TP Hô Chí Minh, tr.23

20 Bộ công thương, “Báo cáo thường niên 2020”, Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, tr 22

10

Ngày đăng: 26/08/2024, 13:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w