1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam

69 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

DO THANH THUY

KIEM SOAT HANH VI LAM DUNG VI TRI THONG LINH THI TRUONG THEO PHAP LUAT CANH TRANH VIET NAM HIEN NAY

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VAN THẠC SĨ LUAT HOC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thi Vân Anh

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới tập thể giảng viên Khoa Pháp luật kinh té, các thay cô giáo khoa Sau Đại học, Dai học Luật Hà Nội đã tạo diéu kiện thuận lợi nhất để tác giả có thể hoàn thành

luận văn của mình.

Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Van Anh - giảng viên trực tiếp hướng dân, giúp đỡ tác giả trong suốt

thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận van.

Bên cạnh do, tác giả cũng xin gửi loi cảm ơn tới gia đình, bạn bè

đã luôn tạo diéu kiện giúp đỡ, ủng hộ dé tác giả có thể hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.

Học viên thục hiện

Đố Thanh Thúy

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE KIEM SOÁT HANH VI LAM DUNG VI TRI THONG LINH THI TRUONG

1.1.1.2.

Khái quát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Khái quát pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Quá trình phát triển pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí

thống lĩnh thị trường ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế về kiếm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM VE KIEM SOÁT HANH VI LAM DUNG VỊ TRÍ THONG LĨNH THI TRUONG

2.1 Quy định pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện hành về kiếm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

2.2 Đánh giá quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trị trường

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆNPHÁP LUAT CẠNH TRANH VE KIÊM SOÁT HANH VI LAM DUNG

Trang 4

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Cạnh tranh là bản chất và là cơ chế vận hành chủ yếu có tính chất kinh điển của kinh tế thị trường, là động lực thúc day sản xuất phát triển, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều lợi ích cho xã hội và sự lựa chọn của người tiêu dùng Vị trí thống lĩnh thị trường được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và gây ra những ton thất, hậu quả lớn cho xã hội như kìm hãm sản xuất, hạn chế sản lượng, tăng giá bán, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, đồng thời còn ngăn cản tự do kinh doanh, cản trở

cạnh tranh

Dé phát huy những lợi ích của cạnh tranh và duy trì môi trường cạnh tranh, đồng thời kiểm soát và hạn chế các mặt tiêu cực của việc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường thì vai trò của Nhà nước rất quan trọng và có tính chất quyết định Trong thời gian vừa qua, hệ thống các chính sách triển khai thực thi ở Việt Nam đã góp phần quan trọng tạo ra môi

trường cạnh tranh lành mạnh, hoạt động kinh doanh thuận lợi và có hiệu quả, năng lực cạnh

tranh của các doanh nghiệp ngày càng được cải thiện Song, hệ thống các chính sách của Chính phủ vẫn nghiêng nhiều về giảm bớt khó khăn, giảm bớt bất lợi chứ chưa tạo ra những tác động hỗ trợ pháp lý về môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đăng và kiểm soát hành vi lam dụng vi trí thống lĩnh thị trường.

Mặt khác, Việt Nam đang ở trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng Điều đó có nghĩa là thị trường ngày càng được mở rộng, các cơ hội và rủi ro trong kinh doanh nhiều hơn, phải đối mặt với những thách thức và cạnh tranh quyết liệt hơn Với tư cách là người quản lý xã hội và điều hành nén kinh tế của đất nước, Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách hiện tại, nghiên cứu, hoạch định các chính sách mới theo hướng bảo đảm tự do kinh doanh, duy trì cạnh tranh, kiểm soát những hành vi lạm dụng vị trí thông lĩnh thị trường nhằm góp phan tái cau trúc nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu

quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và của toàn bộ nên kinh tê.

Trang 5

Xuất phát từ thực trạng trên, cũng như tính cấp thiết và tính thời sự của nó, tác giả lựa chọn đề tài: “ Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống linh thị trường theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Cơ chế kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được hình thành từ khá sớm trong lịch sử, và dần trở thành nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia Ở nước ta, từ khi có chủ trương xây dựng nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách cạnh tranh về van dé này đã bước đầu được nghiên cứu Có thể kế đến một số tài liệu như Nguyễn Như Phát (1997), “Xây dựng pháp luật cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật; Phạm Duy Nghia (2000), “Pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam: nhu cẩu, khả năng và một vài kiến nghị”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật; Phạm Duy Nghĩa (2003), “Độc quyên hành chính: Góp phân nhận điện và tiếp cận từ pháp Luật cạnh tranh”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp; Đặng Vũ Huân (2002), Pháp luật về kiểm soát độc quyên và chong cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Luận văn tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên mang nặng tính chất chính sách và định hướng xây dựng khung cơ chế mà chưa có bước triển khai cụ thể Cho đến khi Luật cạnh tranh chính thức ra đời năm 2004, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như: Nguyễn Ngọc Sơn (2006), “Luật cạnh tranh: Sứ mệnh và triển vọng”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp; Nguyễn Ngọc Sơn (2006), “Xác định thị

trường liên quan theo Luật cạnh tranh 2004”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp; Phan Thị Vân

Hồng (2005), Độc quyén và pháp luật về kiểm soát độc quyên ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Kim Phượng (2007), Kiểm soát hành vi lạm dụng vi tri thống lĩnh thị trường, vi trí độc quyền theo luật cạnh tranh của Việt nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nôi; Đào Ngọc Báu (2004), “Vấn đề độc quyên ở Việt Nam”, Tap chí nghiên cứu lập pháp, Lê Nết, Nguyễn Anh Tuấn (2006), “Ludt cạnh tranh và những vấn dé về hợp đồng, phân phối, tài trợ trong thương mai”, Tạp chí

nghiên cứu lập pháp; Nguyễn Như Phát, Nguyễn Ngọc Sơn (2006), “Phân tích và luận giải

các quy định của Luật cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyên để hạn chế cạnh tranh ”

Trang 6

Đến nay, Luật cạnh tranh được thi hành gần mười năm nên trong quá trình thực thi đã bộc lộ nhiều bất cập Vì vậy, với việc nghiên cứu đề tài: Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay, tác giả mong muốn tìm ra những bat cập, nguyên nhân của bat cập trong các quy định của pháp luật cạnh tranh về kiếm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp để

hoàn thiện cơ chê này.

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và lý luận của nền luật học nước ta, luận văn đặt mục đích nghiên cứu các vấn đề lý luận về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường Nêu thực trạng bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam và đánh giá thực trạng pháp luật cạnh tranh hiện hành trong việc kiểm soát các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường Từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này Từ mục

đích nghiên cứu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ cụ thê sau:

- Tìm hiểu, phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến vị trí thống lĩnh thị trường, hành vi lạm dụng vi trí thống lĩnh thị trường và kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh

thị trường:

- Đưa ra quan niệm về pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị

trường, đặc điêm và vai trò của cơ chê;

- Nêu kinh nghiệm quốc té trong kiém soat hanh vi lam dung vi tri thong linh thi

Trang 7

Về phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dung các phương pháp khác nhau như: phương pháp tong hợp và phân tích dé đánh giá các quy định về lạm dung vi trí thống lĩnh thị trường, qua đó đưa ra hướng hoàn thiện; phương pháp so sánh và đối chiếu ( luận văn đưa ra quy định của một số nước về vấn đề thống lĩnh thị trường, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt nam); kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn ( luận văn có đưa ra những vụ việc cụ thể, thực tế giải quyết những vụ việc đó, dé đánh giá chính xác tác động, hiệu quả của các chính sách đối với nội dung nghiên cứu chủ yếu của luận văn) Các phương pháp được thực hiện trên nền tảng của phương pháp luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng; quan điểm đường lối về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Về phạm vi nghiên cứu Tác giả nghiên cứu và phân tích chính sách cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vi tri thong lĩnh thi trường Tac gia đã dựa vào các nội dung, sử dụng các tiêu chí và chỉ tiêu thành phần để phân tích các quy định của pháp luật, đồng thời phân tích và nhận diện các nhân tố tích cực thúc đây cạnh tranh và các nhân tổ hạn chế cạnh tranh, đặc biệt là những hạn chế phát sinh từ các quy định và thể chế của Chính phủ.

- Đề tài lấy ví dụ va dẫn chứng cụ thé những vụ việc lạm dung vi trí thống lĩnh thi trường đã xảy ra trên thực tế.

- Tình hình, số liệu và thời gian nghiên cứu của đề tài chủ yếu là 4-5 năm gần đây, đặc biệt là sau Hội nhập kinh té quốc tế và khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150

của WTO.

5 Những đóng góp của luận văn

Một là, Luận văn đã nghiên cứu một cách hệ thong những van đề lý luận về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, khái niệm về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; quan niệm chung, đặc điểm và vai trò của pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường Nêu và phân tích kinh nghiệm một số nước để chúng ta tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh về vấn đề này.

Hai là, Luận văn đã trình bày thực trạng, tình trạng lạm dụng vị trí thống lĩnh thị

trường ở Việt Nam Hơn het, luận văn chỉ ra những hạn chê và nguyên nhân hạn chê còn tôn

Trang 8

tại trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

Ba là, Luận văn đã đưa ra một số giải pháp cụ thé dựa trên những định hướng được căn cứ vào các quan điểm, đường lối của Đảng và nhà nước; của các nguyên tắc và quy luật thị trường; và những đòi hỏi từ thực tiễn dé kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị

trường ở Việt Nam có hiệu quả.6 Kêt cầu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3

Trang 9

VI TRI THONG LINH THI TRUONG 1.1 Khái quát hành vi lam dụng vi trí thống lĩnh thị trường

1.1.1 Khái niệm vị trí thống lĩnh thị trường (dominant market position)

Do sự tập trung tư bản ở các lĩnh vực và đặc điểm kinh tế - xã hội trên các vùng lãnh thổ khác nhau nên pháp luật các nước đưa ra khái niệm nhận dạng vi trí thong lĩnh thị trường cũng không giống nhau Về quan niệm vị trí thống lĩnh, pháp luật của cộng hoà Pháp đưa ra hai cách tiếp cận khác nhau (bồ sung cho nhau) là cách tiếp cận mang tính học thuyết và cách tiếp cận mang tính thực tiễn.

Dưới góc độ lý thuyết, doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh là doanh nghiệp có khả năng

thoát khỏi cạnh tranh, không chịu sự ràng buộc của thị trường va đóng vai trò chủ đạo trên thi

trường đó Quan điểm này xuất phát từ suy luận răng hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp bình thường luôn chịu sự chi phối bởi các quy luật thị trường Với vị trí thống lĩnh,

doanh nghiệp có khả năng thoát khỏi sự ràng buộc đó và tự làm luật trên thị trường mà chúnghoạt động.

Dưới góc độ thực tiễn, pháp luật của Pháp có thé kết luận về sự tồn tại vi trí thống lĩnh trên một thị trường cụ thể nào đó khi trên thị trường đó xuất hiện hành vi không thể có trong môi trường cạnh tranh thực sự Cách tiếp cận này đưa ra sự so sánh giữa thị trường cạnh tranh giả định và một thị trường cụ thê đang xem xét Lý luận của quan điểm này là một doanh nghiệp có hành vi lạm dụng chưa han muốn lam dụng, nhưng doanh nghiệp thực hiện hành vi lạm dụng chắc chắn phải có khả năng lạm dụng [35].

Dù cách diễn đạt có khác nhau, song hai quan niệm trên đều mô tả vị trí thống lĩnh thi trường là khả năng thực hiện những hành vi chi phối thị trường của những doanh nghiệp cụ thé Khả năng đó không thé là kết quả của sự suy luận chủ quan mà phải dựa trên những phân tích từ một hành vi cụ thể có đối tượng tác động, có thể gây ra những hậu quả hạn chế cạnh tranh trên thực tế.

Trang 10

Ở Việt Nam, Luật cạnh tranh 2004 là đạo luật trực tiếp điều chỉnh các hành vi cạnh tranh và kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh, nhưng không đưa ra một khái niệm cụ thể thế nào là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vi tri thong lĩnh thi trường, ma đưa ra các điều kiện dé xác định vị tri thống lĩnh thị trường thông qua phương pháp định lượng , tức là xác định qua thị phan của chúng trên thị trường liên quan ( Điều 11, Luật cạnh tranh ).

Theo Điều 102 Hiệp ước Cộng đồng kinh tế Châu Âu (TFEU), “vi trí thống lĩnh thị trường” được định nghĩa là :“Thế mạnh kinh tế hình thành do việc thực hiện hành vi ngăn cản cạnh tranh hiệu quả vốn được duy trì trên thị trường liên quan, thông qua đó, doanh nghiệp có thé hành xử độc lập đáng kê trước đối thủ cạnh tranh, khách hàng và cuối cùng là

người tiêu dùng”.

“Vj trí thống lĩnh thị trường” dưới góc độ pháp luật cạnh tranh được hiểu là một doanh nghiệp trên thị trường liên quan có khả năng tăng giá bán sản phẩm, hạn chế số lượng sản phâm đầu ra hoặc thậm chí hạn chế quá trình d6i mới sản phẩm và những điều này có thé gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường liên quan [15,tr54].

1.1.2 Nguyên nhân hình thành vi trí thống lĩnh thi trường

Thị trường là sự tương tác giữa cung và cầu, qua đó xác định giá và lượng hàng hoá hoặc dịch vụ trao đổi Tinh đa dang trong hoạt động trao déi giữa người mua và người bán hình thành nên các hình thái thị trường khác nhau — Vị trí thống lĩnh thị trường có thé

được hình thành thông qua:

- Do sáp nhập, hợp nhất các doanh nghiệp dé tập trung các nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ vào một doanh nghiệp, tạo ra nhiều ưu thế hơn khi cạnh tranh, loại bỏ đối thủ, độc

chiêm và kiêm soát toàn bộ thị trường.

- Liên kết và thông đồng “ngầm” giữa các doanh nghiệp về giá, sản lượng, khách hàng

và vùng tiêu thụ sản phâm, lĩnh vực sản xuat

- Do còn tổn tại những vật cản về pháp lý, hành chính và kinh tế đối với khả năng gia nhập thị trường của các doanh nghiệp tiềm năng.

Trang 11

- Độc quyền tự nhiên do đặc thù của công nghệ sản xuất, hoặc do đặc thù của ngành

hàng, lĩnh vực kinh doanh.

- Vị trí thống lĩnh còn được hình thành do quyết định hành chính của cơ quan nhà nước đặc biệt là ở Việt Nam Day là hình thức thống lĩnh dé Nhà nước có thé chi phối những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân, hoặc để đảm bảo những nhu cầu thiết yếu và bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, đảm bảo an sinh xã hội Việc duy trì độc quyền Nhà nước cũng cần phải chia thành những cấp độ nhất định và trong từng cấp độ ấy cũng phải tạo ra áp lực cạnh tranh để nâng cao năng lực của bản thân các doanh nghiệp Nhà nước Tùy theo lĩnh vực và ngành kinh doanh mà Nhà nước quản lý toàn diện, chặt chẽ (an ninh, quốc phòng), hay nắm quyền kiểm soát , điều tiết và chi phối ( Ngành kinh tế công cộng, Tài chính

— Ngân hàng ).

1.1.3 Khái niệm, đặc điểm của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường 1.1.3.1 Khải niệm hành vi lam dung vị trí thong linh thị trường

Hiện nay, có hai xu hướng cơ bản trong pháp luật của các nước và các tô chức quôc tê

khi mô tả về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

Xu hướng thứ nhất, pháp luật đưa ra khái niệm và có những quy định cụ thé về từng hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường Điển hình cho xu hướng này là các quy định trong Bộ quy tắc về cạnh tranh của Liên hiệp quốc được thông qua ngày 22 thang 4 năm 1980 và Luật mẫu về cạnh tranh của Tổ chức thương mai va phát trién Liên hiệp quốc Theo đó, hành vi lạm dung vi tri thong linh dé han ché canh tranh la hanh vi han ché canh tranh mà doanh nghiệp có vị trí thông lĩnh sử dung dé duy trì hay tang cường vị trí của no trên thi trường bằng cách hạn chế khả năng gia nhập thị trường hoặc hạn chế quá mức cạnh tranh

[36, tr 52].

Xu hướng thir hai, pháp luật không đưa ra khái niệm của hành vi mà chỉ quy định một

cách khái quát các dấu hiệu cấu thành của hành vi, đồng thời có những quy định cụ thê liệt kê các hành vi bị coi là lạm dụng vi tri thống lĩnh thị trường Ví dụ điển hình cho xu hướng này là Pháp luật cạnh tranh của Canada Khoản I Điều 79 Luật cạnh tranh Canada không đưa ra

Trang 12

khái niệm mà quy định về ba dấu hiệu của hành vi nay: (1) Một hoặc một nhóm doanh nghiệp về cơ bản hoặc hoàn toàn kiểm soát một loại hình hoặc một phân đoạn kinh doanh, dù trên toàn lãnh thé Canada hay tại bat kỳ khu vực nào đó của nó; (2) Đã hoặc đang thực hiện

hành vi phản cạnh tranh được quy định trong luật cạnh tranh; (3) Hành vi đó đã, đang hoặc

có khả năng làm cản trở hoặc hạn chế cạnh tranh trên thị trường một cách đáng kể Bên cạnh các dấu hiệu của hành vi được quy định trong Điều 79, Điều 78 Luật cạnh tranh Canada liệt kê 9 nhóm hành vi phản cạnh tranh có thé bị cắm.[38]

So sánh hai xu hướng này, có thé thấy rằng sự khác biệt căn bản thé hiện ở hai điểm chính sau:(1) Khác nhau về kĩ thuật thiết kế quy phạm pháp luật Nếu như xu hướng thứ nhất tìm cách khái quát hoá hành vi băng một khái niệm chung thì xu hướng thứ hai tập trung vào quy định mô tả từng hành vi cu thé Việc liệt kê các dấu hiệu của hành vi đơn giản chỉ là những nội dung bắt buộc phải chứng minh khi xử lý một vụ việc cụ thể về hành vi hạn chế cạnh tranh (2) Hai xu hướng này còn khác biệt nhau ở dấu hiệu chủ quan của hành vi.

Pháp luật cạnh tranh của Việt Nam theo xu hướng thứ hai Luật cạnh tranh năm 2004

chỉ đưa ra khái niệm chung về hành vi hạn chế cạnh tranh mà không định nghĩa thế nào là hành vi lạm dung vi trí thống lĩnh thị trường Theo đó, hanh vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gom thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dung vi trí thong lĩnh thị trường, vị trí độc quyền và tập trung kinh té (Khoản 3 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004).

Điều 13 Luật cạnh tranh 2004 liệt kê các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

bao gôm:

- Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh

- Áp đặt giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;

- Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kĩ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng:

Trang 13

- Ap dat diéu kién thuong mai khac nhau trong giao dich nhu nhau nham tao bat binh dang trong canh tranh;

- Ap đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hang hoá dich vu hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng:

- Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.

Như vậy, có thể hiểu “Hành vi lạm dung vị tri thong lĩnh thị truong là những hành vi do doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị tri thong lĩnh thị trường thực hiện nhằm củng cố vị trí thong lĩnh bằng cách loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường; ngăn cản, kìm hăm doanh nghiệp khác không cho gia nhập thị trường, phát triển kinh doanh hoặc nhằm thu lợi nhuận độc quyên bằng cách bóc lột khách hàng” [39, tr 104].

1.1.3.2 Đặc điểm của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Theo Luật cạnh tranh Việt Nam năm 2004, hành vi lạm dung vị trí thống lĩnh thị

trường có những đặc diém sau:

Thứ nhất, chủ thé thực hiện hành vi là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vi trí thống lĩnh thị trường trên thị trường liên quan Chế định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để hạn chế cạnh tranh chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp đang có vị trí thống lĩnh thị trường nhưng không chống lại vị trí của chúng trên thị trường Về mặt học thuật, cần phải lưu ý rằng hành vi lạm dụng chỉ xảy ra sau khi vị trí thống lĩnh trên thị trường liên quan đã được xác lập Do đó, pháp luật chống lạm dụng không nhằm đến việc xoá bỏ vị trí thông lĩnh của doanh nghiệp, pháp luật chỉ hướng đến việc loại bỏ hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường dé trục lợi hoặc dé bóp méo cạnh tranh Một khi doanh nghiệp có quyền lực thị trường chưa có các biểu hiện của sự lạm dụng thì chúng vẫn là chủ thé được pháp luật

bảo vệ.

Thứ hai, doanh nghiệp thông lĩnh thị trường đã thực hiện những hành vi mà pháp luật quy định là hạn chế cạnh tranh trên thị trường Luật cạnh tranh năm 2004 nghiêm cấm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thực hiện các hành vi được quy định tại Điều 13 Một hành vi của

Trang 14

doanh nghiệp thống lĩnh trên thị trường chỉ bị quy kết là lạm dụng dé hạn chế cạnh tranh khi nó mang đầy đủ các dấu hiệu của một hành vi nào đó đã được luật quy định là lạm dụng vi trí thong lĩnh thị trường Khi chưa thé hoặc chưa có đủ chứng cứ cần thiết dé kết luận về việc doanh nghiệp đã thực hiện một trong số các dang vi phạm được quy định thì cũng không thé quy kết trách nhiệm về sự lạm dụng Dưới góc độ lý luận, hành vi lạm dụng vịt rí thống lĩnh thị trường mang trong mình nó không chỉ những thủ đoạn lợi dụng lợi thế do sức mạnh thị trường đem lại cho doanh nghiệp, mà còn là nguyên nhân gây ra những hậu quả không tốt

cho tình trạng cạnh tranh trên thị trường hiện tại hoặc tương lai.

Thứ ba, hậu quả của hành vi lạm dụng là làm sai lệch, can trở hoặc giảm cạnh tranh

giữa các đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan Mỗi hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh

làm cản trở, giảm và sai lệch cạnh tranh ở những mức độ với những cách thức khác nhaunhăm mục đích duy trì, củng cô vi trí hiện có hoặc bóc lột khách hang.

Trong khái niệm về hành vi hạn chế cạnh tranh, Khoản 3 Điều 3 Luật cạnh tranh đã sử dụng hậu quả dé mô tả về hành vi hạn chế cạnh tranh, theo đó hành vi hạn chế cạnh tranh là

hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường Tuy

nhiên, luật không giải thích thé nào là sai lệch, cản trở hoặc giảm cạnh tranh và cũng không dua ra những căn cứ dé xác định mức độ thiệt hại gây ra Căn cứ vào quy định trên, có thé nhận định rằng dau hiệu về hậu quả của hành vi hạn chế cạnh tranh chỉ được diễn tả rất khái quát, mang tính định dạng về mặt lý luận hơn là lượng hoá bằng những căn cứ cụ thể Vì thế,

khoa học pháp lý và thực tiễn áp dụng buộc phải dựa vào việc phân tích từng hành vi vi phạm

dé kết luận về kha năng va mức gây thiệt hại của nó đối với thị trường Theo đó, từng hành vi có thé làm cản tré, giảm và sai lệch cạnh tranh ở những mức độ và với những cách thức

khác nhau.

1.1.4 Khái niệm kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Hiểu một cách chung nhất, kiểm soát hành vi lạm dung vi trí thống lĩnh thị trường được hiểu là: (i) tong thé các cơ chế, thiết chế bao đảm cho chủ thé có quyền kiểm soát han chế cạnh tranh thực hiện chức năng theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện, chấp hành, tuân thủ các quy chuẩn hành vi dao đức và pháp luật của các chủ thé bị kiểm soát; (ii) thực hiện

Trang 15

chức năng ngăn ngừa nhằm bảo đảm cho những đối tượng này luôn nằm trong quỹ đạo của các yêu cầu về pháp luật, các chuẩn mực đạo đức kinh doanh và bảo đảm để các quy định về cạnh tranh được thực hiện đúng và có hiểu quả; (11) pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường quy định việc áp dụng các chế tài xử phạt nghiêm khắc dé loại bỏ

những hoạt động sai trái va vi phạm.

Bản chất của kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được thé hiện thông qua hai góc độ hành vi và góc độ cơ chế Nhìn từ góc độ hành vi, kiểm soát sự lạm dụng là sự tác động từ phía cơ quan, chủ thé có thâm quyền đối với doanh nghiệp bị kiểm soát Ở góc độ cơ chế, vẫn đề này được thể hiện ở ba khía cạnh là sự phân quyền trong nội bộ chủ thé có quyền kiểm soát; kiểm soát dựa trên sự giới hạn của chủ thé có thâm quyền đối với quyền tự do kinh doanh của khách thé; và kiểm soát dựa trên mối liên hệ giữa chủ thé và khách thê kiểm soát.

Về chủ thể kiểm soát, theo Luật cạnh tranh Việt nam năm 2004, Cục quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh là hai cơ quan quản lý trực tiếp của Nhà nước về cạnh tranh Theo kinh nghiệm xây dựng pháp luật về cạnh tranh của nhiều quốc gia trên thé giới, co quan quản lý Nhà nước về cạnh tranh cần phải chuyên nghiệp và được tổ chức như một thực thê

độc lập tương đôi với các cơ quan khác của Bộ máy Nhà nước.

Về nội dung kiểm soát, hệ thống các quy định của pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thong lĩnh thị trường phải thể hiện được các nội dung cơ bản sau:

- Kiểm soát được các hành vi lạm dung vi trí thống lĩnh thị trường, chống các hành vi

cạnh tranh không lành mạnh và cản trở cạnh tranh, loại trừ cạnh tranh.

- Khuyến khích và duy trì các hoạt động cạnh tranh lành mạnh, thực hiện nguyên tắc thị trường và vận hành theo cơ chế thị trường.

- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thé kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của cả cộng đồng.

Trang 16

- Bảo đảm tự do kinh doanh và cạnh tranh, tự do gia nhập và rút lui khỏi thị trường trong

khuôn khô pháp luật dé phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực với mục đích tối đa hóa lợi

- Ban hành các thé chế, chế tài, công cụ và giải pháp chính sách hợp ly và cứng rắn như thué, tài chính, kiểm soát giá cả, điều chỉnh và điều tiết vị trí thống lĩnh.

Về cách thức kiểm soát, Nhà nước quy đinh các biện pháp dé kiểm soát hành vi lạm dụng vi trí thống lĩnh thị trường:

- Biện pháp hành chính và kinh tế Day là biện pháp thường xuyên của Nhà nước dé kiểm tra, kiểm soát và điều chỉnh các quan hệ trên thị trường thông qua các chính sách thuế, giá cả và điều chỉnh vi trí thống lĩnh ở một số lĩnh vực trong nên kinh tế.

- Ban hành và thực hiện pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vi trí thông lĩnh Đây là biện pháp trực tiếp và cứng rắn của Nhà nước đề xử lý các quan hệ, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường gây hậu quả tiêu cực đến thị trường và xã hội.

- Biện pháp điều chỉnh Dé tạo lập và duy trì môi trường cạnh tranh và dé cạnh tranh thực sự là động lực thúc đây nền kinh tế phát triển thì Nhà nước can thiết phải đưa ra hệ thông các chính sách điều chỉnh các quan hệ cạnh tranh phù hợp với bản chất và quy luật khách quan của thị trường Đồng thời, phải có các chế định và giải pháp chính sách cứng ran dé chống hanh vi lạm dụng vi trí thong

lĩnh thị trường.

Thông qua lý luận về vi trí thống lĩnh thị trường, có thé nhận thấy doanh nghiệp có vi trí thống lĩnh luôn có động cơ để thực hiện các hành vi nhằm gia tang lợi nhuận siêu ngạch của mình va dé củng có vị trí thống lĩnh của mình Vị trí thống lĩnh đem lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác và đem lại khả năng chi phối các quan hệ với khách hàng Những lợi thế cạnh tranh có thé là khả năng kiểm soát các yêu tô của thị trường (như nguồn nguyên liệu, giá cả, số lượng sản phẩm đáp ứng cho người tiêu dung; khả năng tài chính; thói quen tiêu dùng của khách hàng ) và các yếu tố tạo ra địa vị không ngang bằng trong cạnh tranh giữa doanh nghiệp thống lĩnh trên thị trường và các đối thủ của nó ( bao gồm cả đối thủ tiềm năng).

Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh có điều kiện tận dụng những ưu thé trên nhằm gây khó khăn cho đối thủ trong quá trình kinh doanh hoặc ngăn cản việc gia nhập thị trường Đối với khách hàng, vị trí thống lĩnh đã khang định địa vi quan trong của doanh nghiệp trong cung ứng hoặc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường liên quan bởi họ là nguồn cung hoặc nguồn

Trang 17

cầu chủ yếu của thị trường Vì thé, quyén lựa chon cua khách hàng đã bị han chế, nhu cầu của khách hàng bị lệ thuộc vào khả năng đáp ứng của doanh nghiệp Doanh nghiệp có cơ hội

để bóc lột khách hàng thông qua việc áp dụng những điều kiện giao dịch không công bằng Chính vì những hậu quả tiêm tàng như vậy, việc điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường luôn là trọng tâm của chính sách cũng như pháp luật cạnh tranh các nước Mục tiêu kiểm soát hành vi lam dụng vị trí thống lĩnh thị trường là bảo vệ cạnh tranh trên thị trường, tạo ra một khuôn khô cạnh tranh trong đó mọi doanh nghiệp đều có cơ hội thành công hay thất bại tuỳ thuộc vào năng lực cạnh tranh Do đó, ngay cả khi có những

doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường do không đủ năng lực cạnh tranh, pháp luật cũng không

thê quy kết hậu quả đó cho các doanh nghiệp đang thống lĩnh thị trường.

1.2 Khái quát pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống

lĩnh thị trường

Nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, điều hòa lợi ích của các chủ thé trên thị trường, thúc đây nền kinh tế phát triển, các quốc gia đều phải xây dựng một khung pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát hành vi lạm dung vi trí thống lĩnh thị trường Theo Giáo sư Yves Serra, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Luật cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khoa Luật, Đại học Mortpellier, Luật cạnh tranh được hiểu là “tổng hợp các quy phạm pháp luật áp dụng với các tác nhân kinh tế trong hoạt động cạnh tranh nhằm bảo đảm

cho cạnh tranh diễn ra một cách hợp lý, tức là không thái quá” [41] Luật cạnh tranh chính là

các biện pháp mà Nhà nước sử dụng để điều tiết, đảm bảo cho cạnh tranh không diễn ra một

cách “vô chính phủ”.

Pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vi trí thống lĩnh thị trường có đặc điểm sau: Thứ nhất, pháp luật về kiểm soát hành vi thống lĩnh thị trường có tính tiếp cận từ mặt trái Đây cũng là đặc trưng của cơ chế điều chỉnh pháp luật cạnh tranh nói chung Trong khi các văn bản pháp luật về kinh tế khác tập trung quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ-những việc được làm và phải làm- của chủ thê tham gia kinh doanh, thì pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường chỉ khoanh vùng các hành vi bị ngăn cấm trong hoạt động cạnh tranh, chứ không hướng dẫn các đối tượng điều chỉnh cần làm những gì hoặc phải làm những gì Về mặt thực tiễn, hoạt động cạnh tranh của các doanh

Trang 18

nghiệp hết sức đa dạng và phong phú, do đó quy định đóng khung các hành vi cạnh tranh

“được phép” sẽ kìm hãm, ngăn cản sự sang tạo trong kinh doanh, ảnh hưởng tiêu cực đên sự

phát triển của nền kinh tế Cách tiếp cận từ mặt trái của cạnh tranh phù hợp với nguyên tắc chung của tự do trong kinh doanh, theo đó doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh có thê tự do “làm những việc mà pháp luật không cắm”.

Pháp luật một số nước cũng có tính tiếp cận từ mặt trái Hiện nay, Luật cạnh tranh của Mỹ sau khi được được bổ sung, hoàn thiện thì nội dung chủ yếu vẫn là cắm thỏa thuận hạn

chế canh tranh, cắm phân biệt đối xử về gia Chinh sách cạnh tranh cua Trung Quốc, loại bỏ

các thỏa thuận, thông đồng và các hành vi han chế cạnh tranh, đặc biệt là nghiêm cấm các hành vi lam dung vi tri thống lĩnh thị trường.

Thứ hai, chế tài áp dụng đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường rất nghiêm khắc Một điểm chung của hau hết các cơ quan cạnh tranh trên thé giới là việc xem phạt tiền như một hình thức răn đe hơn là biện pháp bồ thường [15, tr 61] Cụ thể, phạt tiền không chi dé trừng phạt hành vi vi phạm mà còn dùng dé ngăn chặn việc thực hiện hành vi phạm pháp giống và tương tự trong tương lai của những đối tượng tiềm tàng có khả năng thực hiện hành vi lạm dụng vi tri thống lĩnh thị trường.

Mặc dù pháp luật mỗi quốc gia quy định khác nhau về mức phạt tiền đối với doanh nghiệp vi phạm, tuy nhiên các cơ quan cạnh tranh đều phải xem xét một số yếu tô nhất định dé tính toán mức phạt cuối cùng Trong đó, hầu hết cơ quan cạnh tranh đều nhận ra rang tong

số tiền phạt phụ thuộc vào mức độ vi phạm Bên cạnh những hình thức phat truyền thống, cũng cân lưu ý tới các cách thức khác đê có thê ngăn chặn hành vi vi phạm.

1.2.2 Vai trò, mục tiêu của pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Hau hết các quốc gia đều nhận thức được rằng không thé xóa bỏ vị trí thống lĩnh bằng sức mạnh Nhà nước hay bằng bất kỳ cách thức nào khác Trái lại, Nhà nước chỉ có thể áp dụng những biện pháp nhằm hạn chế và kiểm soát vị trí thống lĩnh Băng những thuộc tính của mình, đặc biệt là tính quy pham và tính cưỡng chế bắt buộc, pháp luật cạnh tranh được xem là công cụ quan trọng nhất cho việc kiểm soát hành vi lạm dụng vi trí thong linh thi trường Tinh trang lam dụng vi tri thống lĩnh thị trường chỉ duoc kiểm soát tốt nêu như các

Trang 19

hành vi của doanh nghiệp bị kiềm tỏa bởi hệ thống các quy định của pháp luật ồn định, chặt chẽ đi kèm những chế tài nghiêm khắc Thực tế này đã góp phần khắng định vai trò quan trọng của pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, đó

Thứ nhất, gop phần duy trì tương quan thị trường trong môi trường cạnh tranh lành mạnh Giới hạn các quyền và lợi ích của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường nhằm tránh hành vi lạm dụng Dong thời, điều hòa loi ich giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường với lợi ích chung của toàn xã hội Pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường cho phép đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế thị trường, ngăn chặn các tác hại của hoạt động cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

Thứ hai, khuyên khích doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bằng con đường

cạnh tranh lành mạnh Thực hiện các biện pháp ngăn chặn các hậu quả tiêu cực do hành vi

lạm dung vi trí thống lĩnh gây ra Góp phần bảo đảm sự ổn định và phát triển của nền kinh tế

thị trường.

Thứ: ba, thúc đây sự phát triển của nguyên tắc tự do kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo có sự quản lý và điều tiết của nhà nước Đóng góp cho việc xây dựng khung hành lang pháp lý chống hạn chế cạnh tranh nói riêng và pháp luật kinh doanh nói riêng.

Thứ tw, bảo đảm quyền va lợi ich hợp pháp của các đối thủ cạnh tranh lành mạnh nhưng yếu thé của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường (bảo đảm quyền lợi của các chủ thé kinh doanh khác đối với cùng một loại hàng hóa, dịch vụ ở một khu vực địa lý nhất định) Bảo đảm quyền lợi và tăng cường sức mạnh tự bảo vệ của người tiêu dùng trước những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh của các doanh nghiệp này.

Pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có những mục tiêu hướng đến cụ thé Mặc dù có nhiều điểm khác nhau về chính sách và pháp luật cạnh tranh giữa các quốc gia, nhưng các quốc gia đều thống nhất về ba mục tiêu chính

của pháp luật cạnh tranh là: (1) đảm bảo một quá trình cạnh tranh hiệu quả; (2) tăng cườngphúc lợi xã hội, đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng; và (3) tôi đa hoá hiệu quả sản xuât,

Trang 20

kinh doanh, phân bô các nguôn lực xã hội Vì vậy, luật cạnh tranh là công cụ đê bảo vệ và

đem lại lợi ich cho nền kinh tế, xã hội và người tiêu dùng[ 1 5,tr49].

Với vai trò là một bộ phận không tách rời của chính sách và pháp luật cạnh tranh,

pháp luật về kiêm soát hành vi lạm dung vị trí thong lĩnh thị trường cũng hướng đến những mục tiêu chung đã nêu trên Điểm quan trọng nhất cần lưu ý là mặc du tình trạng độc quyền của thị trường có thé dẫn đến tốn thất chung cho xã hội nhưng pháp luật cạnh tranh không cắm các doanh nghiệp bằng sức mạnh nội tại của mình, thông qua các biện pháp cạnh tranh, đạt được vị trí thông lĩnh Pháp luật cạnh tranh hướng tới mục tiêu hiệu quả và lợi ích người tiêu dùng thông qua việc đảm bảo cạnh tranh trên thị trường chứ không phải bảo vệ đối thủ

cạnh tranh.

Do đó, pháp luật cạnh tranh chỉ điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường nhằm hạn chế, ngăn chặn việc thực hiện các hành vi lam dụng sức mạnh thị trường để loại bỏ cạnh tranh và gây thiệt hại cho người tiêu dùng Nói cách khác, việc áp dụng pháp luật chống lạm dụng vi trí thống lĩnh không nhằm xoá bỏ vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp mà chỉ loại bỏ hành vi lam dụng vi trí thống lĩnh dé trục lợi hoặc bóp méo cạnh tranh.

1.3 Quá trình phát triển pháp luật kiếm soát hành vi lam dung vi trí thống lĩnh thị trường ở Việt Nam và Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống

lĩnh thị trường

1.3.1 Quá trình phát triển pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị

trường ở Việt nam

1.3.1.1 Giai đoạn trước khi có Luật cạnh tranh năm 2004

Trước khi có Luật cạnh tranh năm 2004, ở Việt Nam đã có các quy định điều tiết các hoạt động cạnh tranh trong các văn bản pháp luật khác nhau điều chỉnh các hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm tạo môi trường pháp lý cho hoạt động cạnh tranh, đảm bảo quyền cạnh tranh hợp pháp của các chủ thé kinh doanh trong nền kinh tế.

Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bố sung năm 2001) quy định các nguyên tắc cơ bản dé đảm bảo quyền cạnh tranh của các chủ thé kinh doanh, như đã khang định chế độ kinh tế

Trang 21

được vận hành theo cơ chế thị trường (Điều 15), ghi nhận quyền bình dang trước pháp luật của các chủ thé thuộc mọi thành phan kinh tế (Điều 22), thừa nhận nguyên tắc bảo đảm quyền tự do kinh doanh (Điều 27).

Tiếp đó, Bộ luật dân sự năm 1995 đã quy định những nguyên tắc cơ bản trong giao dịch dân sự, tạo tiền đề và cơ sở quan trọng cho việc xây dựng các quy định pháp luật chống lạm dung vị tri thống lĩnh Bộ luật dân sự năm 1995 đã khang định một số nguyên tắc sau: nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp (Điều 4); nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận (Điều 7); nguyên tắc bình đăng (Điều 8); nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật (Điều 395); nghĩa vụ bôi thường thiệt hại của các chủ thé kinh doanh khi gây thiệt hại cho các chủ thể khác trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình (Điều 609).

Luật Thương mại năm 1997 là văn bản pháp luật đầu tiên ở nước ta quy định về nguyên tắc tự do cạnh tranh trong hoạt động thương mại “thương nhân được cạnh tranh hợp pháp trong hoạt động thương mại” (Khoản 1 Điều 8) Tất cả các quy định nêu trên đã thé hiện chính sách nhất quán của Nhà nước ta trong việc từng bước xây dựng một hệ thống pháp luật cụ thê trong việc điều chỉnh hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trong hoạt động cạnh

tranh sau này.

Như vậy, có thể thay rang, trước khi Luật cạnh tranh năm 2004 được ban hành, mặc

dù chưa có một văn bản pháp luật riêng điều chỉnh hành vi lạm dung vi trí thống lĩnh nhưng rải rác trong các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh ở nước ta đã có những quy định điều chỉnh hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh.

1.3.1.2 Giai đoạn từ khi Luật cạnh tranh được ban hành đến nay

Ké từ khi thực hiện đường lỗi đổi mới chuyên đổi nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý cua Nhà nước, các hành vi lam dung vi trí thống lĩnh thị trường đã xuất hiện với những biểu hiện khá đa dạng và bước đầu được điều chỉnh trong khá nhiều các văn bản pháp luật khác nhau Các văn bản pháp luật này đã góp phần tạo khung pháp lý cần thiết cho cạnh tranh Xuất pháp từ nhu cầu thực tiễn và thực trạng pháp luật về kiểm soát

Trang 22

hành vi lạm dụng vị trí thong lĩnh thi trường, việc ban hành Luật cạnh tranh là rất cần thiết góp phần phát huy những mặt tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường Sau khi Luật cạnh tranh năm 2004 ra doi, cơ quan Nhà nước có thâm quyền của Việt Nam đã ban hành một số văn bản dé thực thi Luật, trong đó có van bản quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh, có văn bản quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực pháp luật cạnh tranh, có văn bản quy định về việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tô chức của cơ quan cạnh tranh Mặt khác, đến năm 2005, Quốc hội nước ta đã thông qua Bộ luật dân sự mới, Luật thương mại mới, Luật doanh nghiệp mới và Luật đầu tư Những văn bản này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh

thị trường.

1.3.2 Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát hành vỉ lạm dụng vi trí thống lĩnh thị trường 1.3.2.1 Trung Quốc

Trung Quốc là nước có nhiều đặc điểm chính trị xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế giống với Việt Nam Qúa trình hình thành và hoàn thiện chính sách cạnh tranh của Trung Quốc đồng thời cũng là quá trình day mạnh chuyên đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường Trung Quốc ban hành Luật cạnh tranh vào năm 2007 Về kiểm soát hành vi lạm dụng vi trí thống lĩnh thị trường, pháp luật Trung quốc cấm các doanh nghiệp đang có được vị trí thống lĩnh thị trường: sử dụng mọi hành vi hối lộ, đút lót để có được lợi thế khi mua bán hàng hóa; nghiêm cam mọi hành vi bán phá giá một cách phi lý để loại trừ cạnh tranh Trường hợp doanh nghiệp ban phá giá hoặc hạ giá các hàng hóa tươi sống: hàng é hoặc sắp hết hạn sử dung; hàng hóa theo mùa sẽ được miễn trừ trách nhiệm Đối với các trường hợp không thuộc trường hợp miễn trừ, các chế tài kinh tế, hành chính hoặc hình sự sẽ được áp dụng tùy theo tính chất và mức độ của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh Thanh tra Trung ương có trách nhiệm giám sát chính và có toàn quyền xử lý các trường hợp vi phạm.

Hiện nay và trong thời gian sắp tới, chính sách cạnh tranh của Trung Quốc sẽ coi trọng

hơn và thực hiện kiên quyết hơn việc ngăn cấm, loại bỏ các thỏa thuận, thông đồng và các hành

vi hạn chế cạnh tranh, hành vi lạm dụng vi trí thống lĩnh thị trường Đồng thời, đỡ bỏ các rào cản hành chính đối với cạnh tranh, loại bỏ độc quyền hành chính, nâng cao sức cạnh tranh của

các doanh nghiệp.1.3.2.2 My

Trang 23

Chính sách cạnh tranh của Mỹ được coi là bộ phận cơ bản, đóng vai trò trung tâm của

phát triển kinh tế Qua đó, có thé lý giải tại sao nước Mỹ rat tích cực trong việc xóa bỏ các kiểm soát về giá và gia nhập thị trường Ba tiêu chuẩn trong chính sách cạnh tranh của Mỹ là: tăng phúc lợi cho người tiêu dùng: bảo vệ quá trình cạnh tranh; tăng hiệu quả kinh tế.

Theo Pháp luật Mỹ, các thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh như giá, sản lượng được coi là phạm pháp và phải chịu hình phạt rất nặng về tiền hoặc bỏ tù Pháp luật cạnh tranh Mỹ được đánh giá là chặt chẽ và nghiêm khắc, có thê điều chỉnh các vấn đề phát sinh sau khi thực hiện thay đổi thê chế trên thị trường.

1.3.2.3 Canada

Pháp luật cạnh tranh Canada chủ yếu chỉ cấm đoán các hành vi có mục tiêu trừng phạt, xoá số hay ngăn cản đối thủ cạnh tranh và đưa đến kết qua là cạnh tranh bị ngăn can trên thi trường Pháp luật cạnh tranh của Canada không đưa ra khái niệm mà quy định về ba dấu hiệu của hành vi lam dụng vi trí thống lĩnh thị trường là: (1)Một hoặc một nhóm doanh nghiệp về cơ bản hoặc hoàn toàn kiểm soát một loại hình hoặc một phân đoạn kinh doanh, dù trên toàn lãnh thổ Canada hay tại bất kỳ khu vực nào đó của nó; (2) Đã hoặc đang thực hiện hành vi phản cạnh

tranh được quy định trong luật cạnh tranh; (3) Hành vi đó đã, đang hoặc có khả năng làm cản trở

hoặc hạn chế cạnh tranh trên thị trường một cách đáng kê Bên cạnh đó, Luật cạnh tranh Canada liệt kê 9 nhóm hành vi phản cạnh tranh có thê bị cắm Tuy nhiên, cách tiếp cận này có vẻ trừu

tượng, khó xác định.

Pháp luật cạnh tranh của Canada định nghĩa về vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp từ quan niệm doanh nghiệp có vi trí thống lĩnh là doanh nghiệp có quyên lực thị trường Sức mạnh thị

trường là khả năng định giá cao hơn mức giá cạnh tranh mà vẫn có lợi nhuận trong một khoảng

thời gian đáng kế Với khái niệm trên, Pháp luật cạnh tranh cua Canada mô tả vi trí thống lĩnh

của doanh nghiệp một cách cụ thể, được xác định từ khả năng chi phối giá của thị trường bằng

cách áp đặt và duy trì bán sản phẩm cao hơn so với giá cạnh tranh.[34]

1.3.2.4 Pháp

Việc đánh giá các yếu tô được sử dung dé xác định vị trí thống lĩnh của cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh Pháp có sự khác biệt với các quốc gia khác Các yêu tô bao gồm: thị phần của doanh nghiệp; sự mất cân đối giữa các lực lượng trên thị trường, quy mô của các doanh nghiệp, quan hệ giữa doanh nghiệp với các tập đoàn lớn trên thị trường; xu hướng thay đổi thi

Trang 24

phần trên thị trường Ở Pháp, cơ quan cạnh tranh cho rằng trong các tiêu chí được sử dụng, không có tiêu chí nào có vai trò quyết định [35] Việc đánh giá tổng hợp các tiêu chí nêu trên cho thấy doanh nghiệp có khả năng thực hiện những hành vi không thể có trong môi trường cạnh tranh thực sự thì kết luận có vị trí thong lĩnh và ngược lại.

Từ kinh nghiệm về xây dựng và điều hành chính sách kiểm soát vị trí thống lĩnh thị trường của một SỐ quốc gia, có thé rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

Một là, xây dung đồng bộ và có hiệu lực hệ thống các quy định về hành vi lạm dụng vị tri thống lĩnh thị trường với ba tiêu chí chủ yếu là tăng phúc lợi cho người tiêu dùng, bảo vệ quá trình cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh tế.

Hai là, không thể có cạnh tranh khi không loại bỏ hành vi lạm dụng vị tri thong linh thi trường Không có sự cạnh tranh khi khu vực kinh tế tư nhân bị chèn ép, kìm hãm va kém phát triển.

Ba là, không thé có cạnh tranh đạt hiệu quả đối với doanh nghiệp nhà nước khi mà doanh nghiệp nhà nước nhận được nhiều ưu đãi từ phía Nhà nước.

Bốn là, điều kiện quan trọng nhất trong chính sách cạnh tranh và kiểm soát vị trí thống lĩnh của bất kỹ một quốc gia nào là mở cửa thị trường, thực hiện đa dạng hóa và đa phương hóa, đồng thời phải tuân thủ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, gan chính sách cạnh tranh với

chính sách tự do hóa kinh doanh.

Năm là, bộ máy quản lý Nhà nước về cạnh tranh phải chuyên nghiệp và độc lập tương đối với bộ máy quan lý của Nhà nước Có đầy đủ nguồn lực tài chính và cán bộ dé quản lý, điều hành, phân tích, đánh giá và xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Ở chương một, tác giả đã khái quát và phân tích những van đề lý luận cơ bản về kiểm soát hành vi lam dung vi trí thong lĩnh thị trường Cách tiếp cận của pháp luật cạnh tranh Việt Nam về co bản có một số điểm mạnh, tương đồng với pháp luật cạnh tranh của một số nước Bên cạnh đó, tác giả trình bày những kinh nghiệm của nước ngoài, mặc dù mỗi quốc gia có cách làm và điều hành khác nhau, có những đặc điềm khác nhau, nhưng đều là những bài học

kinh nghiệm có giá trị và hữu ích cho các nhà quản lý hoàn thiện và hoạch định chính sách

của Việt Nam Khi vận dụng những bài học hữu ích về chính sách cạnh tranh, kiểm soát hành vi lạm dung vi tri thống lĩnh thị trường, đòi hỏi Việt nam phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt dé phù hợp với hoàn cảnh thực tế của hoạt động cạnh tranh trong nước.

Trang 25

CHUONG 2 THỰC TRẠNG PHAP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM VE KIEM SOÁT HANH VI LAM DỤNG VỊ TRÍ THONG LĨNH THỊ TRUONG

2.1 Quy định pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện hành về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

2.1.1 Những quy định về xác định thị trường liên quan

Xác định thị trường liên quan được xem là một bước quan trọng, mang tính quyết định đối với một vụ việc hạn chế cạnh tranh Xác định thị trường liên quan giúp đánh giá được sức mạnh thị trường mà doanh nghiệp có được, các đối thủ cạnh tranh và tác động của hành vi do doanh nghiệp có sức mạnh thị trường thực hiện Trên thế giới, một doanh nghiệp được xem là có vị trí thống lĩnh khi có sức mạnh thị trường đáng ké ( theo Điều 102 Hiệp ước về chức năng của Liên minh Châu Âu).

Thông thường, cơ quan cạnh tranh xác định thị trường liên quan căn cứ trên cả

phương diện sản pham và phương diện địa lý Mục đích của việc xác định thị trường trên cả hai phương diện này là nhằm xác định các đối thủ cạnh tranh thực sự của doanh nghiệp thống lĩnh cũng như khả năng các đối thủ này có thể ngăn cản doanh nghiệp thống lĩnh có những

hành động đơn phương tăng giá hoặc áp đặt giá trên mức giá cạnh tranh Mặt khác, việc xác

định thị trường liên quan sẽ hỗ trợ việc tính toán thị phần (không tính đến các yếu tố khác), qua đó xác định được sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp có liên quan đối với hành vi hạn chế cạnh tranh.

Liên quan đến việc xác định thị trường liên quan, có hai phương pháp xác định chính: xem xét khả năng thay thế về cầu và khả năng thay thế về cung Trong hầu hết các trường hợp, thị trường thường được xác định dựa trên quan điểm của khách hàng, tức là xét từ góc độ khả năng thay thế về cầu Trên quan điểm kinh tế học, khả năng thay thế về cầu tạo nên sức mạnh thường xuyên, có hiệu quả và ngay tức thì cho các nhà cung cấp một loại sản pham cụ thé Nếu như khách hàng có thé dé dàng chuyên sang sử dụng sản phẩm thay thé sẵn có hoặc chuyên sang một nhà cung cấp ở một khu vực địa lý khác, thì một doanh nghiệp, hoặc một nhóm doanh nghiệp không bi coi là có tác động đáng kể lên những điều kiện ban hàng thông thường như giá bán hàng hoá, dịch vụ Về cơ bản, việc xác định thị trường bao gồm

Trang 26

xác định các nguôn cung vé mặt sản phâm va vi trí địa lý của nhà cung cap có kha năng thay

thế hiệu quả cho khách hàng của các doanh nghiệp liên quan trên thị trường 2.1.1.1 Về thị trường sản phẩm liên quan

Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế được cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả Khi xác định thị trường sản phâm liên quan, cơ quan cạnh tranh cần xác định nhóm các sản phẩm được coi là thuộc thị trường sản phẩm liên quan để phục vụ quá trình phân tích các tác động cạnh tranh mà hành vi gây hạn chế cạnh tranh đang bị nghi ngờ có thé gây ra đối với những sản phẩm đó.

Một số phương pháp xác định thị trường liên quan mà các cơ quan cạnh tranh trên thế giới thường sử dụng, gồm: Phân tích kha năng thay thế về cầu của sản phẩm dẫn đến hình thành một nhóm các sản phẩm mà theo đánh giá của người tiêu dùng đó là các sản phẩm có khả năng thay thế cho nhau; Phân tích khả năng thay thế về cung trong trường hợp ảnh hưởng của khả năng thay thế về cung tương đương với khả năng thay thế về cầu liên quan đến tính hiệu quả và kịp thời.

2.1.1.2 Về thị trường địa lý liên quan

Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thé (được do bằng khoảng cách không gian, có thé là một quận, một thành phố, một quốc gia ) trong đó có những hang hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt

đáng kê so với các khu vực lân cận.

Vì vậy, khi xác định thị trường địa lý liên quan, cơ quan cạnh tranh cần xác định khu vực địa lý cu thé dé phục vụ quá trình phân tích các tác động cạnh tranh mà hành vi gây han chế cạnh tranh đang bị nghi ngờ có thể gây ra trong khu vực đó Một số bằng chứng mà cơ quan cạnh tranh có thé xem xét dé đưa ra kết luận về thị trường địa lý liên quan như: Bằng chứng về sự phân chia đơn đặt hàng tới các khu vực khác nhau trong quá khứ; Các đặc tính cơ bản của cầu; quan điểm của khách hàng và đối thủ cạnh tranh; mô hình mua sắm địa lý

hiện tại; Các rào cản gia nhập và rút khỏi thị trường

Trang 27

Tuy nhiên, khi xác định thị trường liên quan, cơ quan điều tra gặp khá nhiều vướng mắc như: (¡) trong xác định thị trường sản phẩm liên quan, mức tăng giá giả định của Việt nam chưa phù hợp, dễ dẫn đến sự lạm dụng do không có biên độ dao động cụ thể; (ii) xác định thị trường địa lý liên quan trong thực tế gặp rất nhiều phức tạp do các loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường rất đa dạng, nhiều sản phẩm có khả năng thay thế cho nhau và nhu cầu của người tiêu dùng là khác nhau nên nên điều kiện tiêu thụ sản phẩm cũng khác nhau; trong

xác định các doanh nghiệp trên cùng một thị trường liên quan, khó khăn đặt ra là việc phân

biệt thay thế về cung với cạnh tranh tiềm năng.

2.1.2 Những quy định về xác định vị trí thống lĩnh thị trường

Việc đánh giá vị trí thống lĩnh thị trường phải gắn liền trong mối quan hệ với thị trường liên quan cụ thé, không thé mang tính chất trừu tượng chung chung Tức là, bản thân doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp thống lĩnh phải có vị trí dẫn đầu trên thị trường so

với các đôi thủ cạnh tranh của mình.

Cần phân biệt rõ ràng giữa khái niệm ““sức mạnh thị trường” và “sức mạnh thị trường đáng ké/ hoặc vi trí thông lĩnh” Sức mạnh thị trường được hiểu là khả năng doanh nghiệp có thé thực hiện hành vi kiểm soát giá cả hàng hoá, dịch vụ trên thị trường Sức mạnh thị trường đáng kê tồn tại khi các nỗ lực cản trở cạnh tranh bởi các đối thủ cạnh tranh hầu như không có tác động đến doanh nghiệp đó Trong trường hợp đó, các quyết định của doanh nghiệp có vị trí thông lĩnh về sản lượng và giá cả có thể gây ảnh hưởng đến thị trường đầu ra.

Việc sở hữu vị trí thong lĩnh thi trường không vi phạm Luật cạnh tranh, nhưng việc

đánh giá đóng vai trò quan trọng trong việc rà soát, xác định liệu doanh nghiệp đó có khảnăng đơn phương thực hiện hành vi phản cạnh trạnh hay không Luật Cạnh tranh Việt Nam

phân định rõ ràng giữa hành vi đơn phương gây ra bởi một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường và các tác động kết hợp hình thành do một nhóm các doanh nghiệp có vị trí thống

2.1.2.1 Xác định vị trí thống lĩnh cua một doanh nghiệp

Trang 28

Nhăm xác định liệu một doanh nghiệp có vi trí thông lĩnh trên thị trường liên quan haykhông, cơ quan cạnh tranh thường căn cứ trên nhiêu yêu tô: thị phân, các rao cản gia nhập vamở rộng sản xuât, rào cản rút lui khỏi thị trường, sức mạnh của người mua, độ co giãn vêcâu, khả năng sinh lợi nhuận, mức chênh lệch giữa gia va chi phi

Trong các yếu tố nêu trên, thị phần là một yếu t6 quan trọng được cơ quan cạnh tranh sử dung dé đánh giá vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp trên thị trường Khi doanh nghiệp nam được thị phần cao trong thời gian dài trên thị trường, không cần nhiều chứng cứ cũng có thê giả định rằng doanh nghiệp đó có vị trí thống lĩnh Ngược lại, với doanh nghiệp có thị phần thấp, co quan cạnh tranh cần thu thập thêm nhiều chứng cứ dé có thé kết luận chắc chắn về vi trí thông lĩnh của doanh nghiệp Biến động về thị phần cho thấy cạnh tranh hiệu quả giữa các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Theo Điều 11 Luật cạnh tranh năm 2004, doanh nghiệp có vi tri thống lĩnh khi thuộc

một trong những trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất: Một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phan từ 30% trở lên trên thị trường liên quan (Trong thực tế các doanh nghiệp có vi trí thong

lĩnh thị trường như Việt nam airline, viettel, vinaphone ) Trong trường hợp này, pháp luật

đã hoàn toàn dựa vào thị phần dé xác định vị trí thống lĩnh thi trường Khoản 5 Điều 3 Luật cạnh tranh quy định thi phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phan trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tat cả

các doanh nghiệp kinh doanh loại hang hoá, dich vụ đó trên thị trường liên quan hoặc ty lệ

phan trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tat

cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo

tháng, qui, năm Như vay, căn cứ dé xác định thi phan là (i) tổng doanh thu hoặc doanh số của tat cả các doanh nghiệp cùng trên một thị trường liên quan; (ii) doanh thu hoặc doanh số của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp bị điều tra Doanh thu, doanh số mua vào đối với một loại hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp được xác định theo quy định của pháp luật về thuế, chuẩn mực kế toán Việt Nam [Điều 9 Nghị định 116/2005/NĐ-CP|.

Trang 29

Như vậy, thị phần phản ánh tỷ trọng phần cung (phần cầu) của một doanh nghiệp trên tong nguồn cung (tổng nguồn cầu) của toàn bộ thị trường liên quan Dựa vào thị phan, chúng ta có thể xác định được khả năng của doanh nghiệp trong việc chi phối quan hệ cung cầu, từ đó chi phối giá của sản phẩm trên thị trường Việc sử dụng một cơ sở duy nhất cho thấy pháp luật cạnh tranh đã dùng phương pháp suy đoán mặc nhiên trong việc xác định vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp Theo đó, một doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan mặc nhiên là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường Cơ quan có thâm quyền không cần chứng minh về khả năng chi phối giá hay khả năng thực hiện các hành vi chỉ phối thị trường trên thực tế của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khi áp dụng căn cứ thị phần để xác định vị trí thống lĩnh thị trường, cơ quan điều tra gặp phải một số vướng mắc sau: (¡) Thị phần luôn thay đổi theo thời gian và theo nhu cầu của thị trường Mọi diễn biến trên thị trường hoặc những yếu tố khách quan khác đều có thé ảnh hưởng đến cấu trúc thị phần của thị trường liên quan đó; (ii) doanh thu, doanh số của doanh nghiệp có thé được hình thành từ nhiều thị trường liên quan Việc kiểm tra chứng từ, số sách kế toán, tài chính chưa thé đem lại kết luận cần thiết và việc bóc tách số liệu sẽ không đơn giản do cần phải biết được phân khúc thị trường dé xác định thị phan; (iii) nếu theo nguyên tắc tính thị phần, cơ quan điều tra phải cộng dồn doanh thu, doanh số của tất cả các chủ thể trên phân khúc thị trường liên quan Tuy nhiên, trên một trục dọc các hàng hóa, dịch vụ bị cộng dồn, doanh thu của một số doanh nghiệp đã bị cộng chồng, trong khi lượng hàng hóa, dịch vụ luân chuyền trong các doanh nghiệp này là như nhau Dé xử lý van dé này, cơ quan điều tra phải tốn kém thời gian bóc tách số doanh thu của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh với nhau, sau đó mới xác định thi phan của từng doanh nghiệp; (iv) việc an định mức thị phần tương ứng với doanh nghiệp và nhóm doanh nghiệp không đủ dé chứng minh các doanh nghiệp này có vị trí thống lĩnh thị trường Thị phần chỉ là một trong những chỉ tiêu đánh giá sức mạnh thị trường, nhưng cần khăng định răng thị phần đóng vai trò là yếu tố quyết định.

Trường hợp thứ hai: doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng ké Điều 22 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định các căn cứ dé xác định khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kê bao gồm:

Trang 30

Năng lực tài chính của doanh nghiệp; Năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp; Năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân có quyền kiểm soát hoặc chi phối hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp; Năng lực tài chính của công ty mẹ; Năng lực công nghệ; Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; Quy mô của mạng lưới phân phối; Các căn cứ khác mà cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh cho là phù hợp.

Pháp luật cho phép cơ quan có thẩm quyền được quyền sử dụng một, một số hoặc tất cả các căn cứ trên; có quyền đánh giá về mức độ của từng căn cứ để kết luận một doanh nghiệp cụ thể có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kê hay không trong từng vụ

việc cụ thê.

Trường hợp này được xem là trường hợp đặc biệt của vị trí thống lĩnh thị trường trong chế định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường dé hạn chế cạnh tranh theo Luật cạnh tranh 2004 Theo đó, trường hợp này chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có thị phần thấp hơn 30% trên thị trường liên quan Những doanh nghiệp có thị phần thấp hơn 30% trên thị trường liên quan không được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường theo tiêu chuẩn của trường hợp thứ nhất Do đó, pháp luật sẽ mặc nhiên xem chúng không có vị trí thống lĩnh thị trường Chỉ trong trường hợp đặc biệt, cơ quan có thâm quyền sử dụng các căn cứ trên để xem xét về vị trí thống lĩnh thị trường Mặt khác, pháp luật không thê sử dụng phương pháp suy đoán mặc nhiên trong trường hợp này Các căn cứ trên cho thấy doanh nghiệp bị kết luận có vị trí thống lĩnh thị trường phải có năng lực thực tế để thực hiện một hành vi gây ra hậu quả hạn chế cạnh tranh đáng kể trên thị trường Năng lực đó được chứng minh bang năng lực tài chính của doanh nghiệp, của nhà đầu tư, của công ty mẹ, của những người kiểm soát doanh nghiệp; khả năng chi phối mạng lưới phân phối, kha năng chi phối thị trường bằng trình độ công nghệ Nói cách khác, khả năng gây hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp phải thực tế mà không thể là suy đoán Quy định về vị trí thống lĩnh trong trường hợp này đã mở rộng phạm vi của khái niệm doanh nghiệp có vi trí thống lĩnh thị trường đối với những doanh nghiệp dù chưa tích luỹ đủ thị phần theo yêu cầu nhưng do những sức mạnh khác từ bên ngoài hay tiềm tàng bên trong đã giúp cho doanh nghiệp có thê thao túng thị trường.

Trang 31

Có thê nói phương thức này đã khắc phục cho những hạn chế đã được nói ở trên của phương thức xác định qua thị phần; góp phần đấu tranh phòng và chống các hành vi lạm dụng sức mạnh tài chính, công nghệ từ giai đoạn đầu; bảo đảm sự phát triển lành mạnh của thị trường và sự ôn định của môi trường kinh doanh Mặc dù vậy, các quy định về xác định khả năng gây hạn chế đáng ké mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê các tiêu chí cần được xem xét và trao quyền lựa chọn căn cứ áp dụng cho cơ quan quản lý cạnh tranh, mà không đưa ra một con số định lượng cụ thể như mức tài chính của công ty mẹ, của những người có quyền kiểm soát là bao nhiêu Điều đó dễ dẫn đến sự chủ quan, tùy tiện trong khi áp dụng, cũng như không đảm bảo việc xử lý được công bằng và hợp lý.

2.1.2.2 Xác định vị trí thông lĩnh của nhóm doanh nghiệp

Bên cạnh sự tồn tại của vi tri thống lĩnh của một doanh nghiệp, còn có thống lĩnh thị trường kết hợp của nhóm doanh nghiệp Theo Khoản 2 Điều 11 Luật cạnh tranh năm 2004, nhóm doanh nghiệp có vị trí thong lĩnh thị trường khi thoả mãn đủ hai điều kiện sau:

- Các doanh nghiệp đã hoặc đang thực hiện cùng một hành vi hạn chế cạnh tranh; - Tổng thị phần của nhóm doanh nghiệp đạt các mức sau: hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị

trường liên quan.

Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực của nền kinh tế năm 2012 được Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) công bồ cho thấy, nhiều lĩnh vực đang có sự tập trung thị trường lớn và có tới 7 lĩnh vực đang ton tại độc quyền nhóm Trong 5 lĩnh vực sản xuất trong báo cáo, có tới 4 ngành: ngành ô tô tải, kính xây dựng, bột giặt và dầu thực vật được coi là có độc quyền nhóm khi bột giặt có mức độ tập trung độc quyền nhóm cao nhất với 3 doanh nghiệp đã nắm giữ trên 98% thị phần; ngành dầu thực vật có 3 doanh nghiệp năm 80,44% thị phan; ôtô tải cũng có 3 doanh nghiệp nam giữ trên 65%

Ở khối dich vu, bảo hiểm phi nhân thọ có 3 doanh nghiệp dẫn đầu nắm giữ thị phan là 76,7%, lĩnh vực truyền hình trả tiền có 3 doanh nghiệp nắm giữ thị phần 65% Riêng ở lĩnh

Trang 32

vực vận tải biến, mảng kinh doanh cảng biển có mức độ tập trung khá cao khi có 3 doanh nghiệp lớn nhất đã nắm trên 65% thị phan “Thị trường bột giặt mang tinh tập trung cao nhất, một doanh nghiệp thống lĩnh khoảng 2/3 thị phần (Uniliver), doanh nghiệp thứ 2 chiếm 1⁄4 thi phan (Tide), 2 doanh nghiệp này đều là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 10% thi phần còn lại dành cho doanh nghiệp trong nước”, báo cáo chỉ rõ Ở lĩnh vực sản xuất dầu

thực vật, Công ty Dầu thực vật Cái Lân - liên doanh với nước ngoài chiếm 41,5% thị phần,

tiếp đó là Công ty cô phần Dầu thực vật Tường An chiếm 22,17% (doanh nghiệp cô phần và Nhà nước giữ 51% vốn) Ngành công nghiệp ô tô, sức mạnh thị trường đang tập trung ở 2 doanh nghiệp lớn, Công ty ô tô Trường Hải đang dẫn đầu về số lượng xe tiêu thụ và chiếm 28,9% thị phần, Công ty Toyota Việt Nam lùi xuống thứ 2 chỉ còn 27,08% thị phần Tiếp đến là Vinamotor chiếm giữ 18,85% thi phan [17].

Các quy định về nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường được đặt ra từ thực tế của thị trường Theo đó, trên thị trường xuất hiện hiện tượng nhiều doanh nghiệp thực hiện cùng một hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng giữa chúng không có thoả thuận hoặc không đủ bang chứng dé kết luận giữa chúng có thoả thuận Cơ quan có thẩm quyền không thể sử dụng các quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh để xử lý các doanh nghiệp vì khuyết điều kiện có sự thống nhất ý chí giữa các doanh nghiệp Tuy nhiên, nếu không xử lý thì hành vi của các doanh nghiệp sẽ gây ra những hậu quả hạn chế cạnh tranh khó khắc phục được Trong tình huống này, nhà nước bị đặt vào tình trạng xung đột giữa căn cứ xử lý hành vi và bảo vệ thị trường cạnh tranh Do không đủ căn cứ dé khang định các doanh nghiệp đã tham gia vào một thoả thuận hạn chế cạnh tranh nên nhà nước không thể xử lý họ Vì vậy, pháp luật cạnh tranh đã đưa ra khái niệm nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường dé giải quyết van đề trên Như vậy, quy định về nhóm doanh nghiệp thống lĩnh được đặt ra dé giải quyết tình trạng một số doanh nghiệp đã hoặc đang thực hiện một hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng không có căn cứ đề kết luận giữa họ có sự thoả thuận.

Điều kiện về việc thực hiện cùng một hành vi hạn chế cạnh tranh là cơ sở dé gom các

doanh nghiệp độc lập thành một nhóm doanh nghiệp Theo đó, khi các doanh nghiệp chưa có

hành vi hạn chế cạnh tranh thì chúng vẫn còn ton tại độc lập với tư cách là đối thủ cạnh tranh của nhau trên thị trường liên quan Chúng ta không thê chỉ định một sô doanh nghiệp nào đó

Trang 33

có tông thị phần 50%, 65%, hoặc 75% trên thị trường va khang định chúng là nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh khi chưa thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh Việc chúng cùng thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh mà không có thoả thuận là điều kiện cần dé hình thành một nhóm doanh nghiệp theo quan điểm của Luật cạnh tranh.

Điều kiện đủ để hình thành nhóm doanh nghiệp thống lĩnh là tổng thị phần của nhóm doanh nghiệp đó Điều kiện này phải được hiểu là khi có hai doanh nghiệp cùng thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh , hai doanh nghiệp đó sẽ là nhóm doanh nghiệp thống lĩnh khi tổng thị phần ở mức ít nhất là 50% trên thị trường Điều kiện này được hiểu tương tự với nhóm 3 hoặc 4 doanh nghiệp Trong những trường hợp trên, hành vi của hai, ba hoặc bốn doanh nghiệp đã bị Luật cạnh tranh gọi là hành vi lạm dụng vi trí thống lĩnh thị trường và bị

xử lý theo quy định của pháp luật Như vậy, có thể thấy rằng, đã có sự khác biệt trong việc

xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh của một số doanh nghiệp khi có thoả thuận và khi không có (hoặc không xác định được) thoả thuận (1) Trong trường hợp hành vi hạn chế cạnh tranh là

kết quả của một thoả thuận (cho dù chưa được thực hiện trên thực tế) của các doanh nghiệp

(không hạn chế số lượng) thì Luật cạnh tranh sẽ xử lý khi tổng thị phan của chúng ở mức ít nhất 30% trên thị trường liên quan (đối với các thoả thuận quy định tại khoản 1,2,3,4,5 Điều 8 Luật cạnh tranh), hoặc không cần điều kiện về thị phần (đối với các thoả thuận theo khoản 6,7,8 Điều 8 Luật cạnh tranh) Trong những trường hợp nay, nhà nước đã xác định được ý chí

thực sự của các doanh nghiệp thực hiện hành vi thông qua sự thoả thuận cua họ (2) Trongtrường hợp không có hoặc không xác định được giữa các doanh nghiệp có thoả thuận thì

hành vi hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp chỉ bị xử lý khi số lượng doanh nghiệp thực hiện hành vi tối đa là 04 với các mức thị phần tương ứng dé xử lý Trong trường hợp này, điều kiện dé xử lý hành vi được quy định khắt khe hơn so với trường hợp có thoả thuận Theo đó, hành vi han chế cạnh tranh phải đã hoặc đang thực hiện trên thực tế; các mức thị phần dé có thé xử ly luôn cao hon (vi vậy nếu hai doanh nghiệp thực hiện hành vi mà không có thoả thuận thì mức thị phần từ 30% đến tiệm cận 50% sẽ không bị xử lý; tương ứng với các mức từ 30% đến tiệm cận 65% dành cho 3 doanh nghiệp ); trong trường hợp có từ 5 doanh nghiệp trở lên thực hiện cùng một hành vi hạn chế cạnh tranh mà không có thoả thuận thì pháp luật sẽ không quy kết là nhóm thống lĩnh Dưới góc độ kinh tế, khi thị trường có một số

Trang 34

lượng doanh nghiệp đáng kê (từ 5 trở lên) cùng tham gia một sản xuất kinh doanh một loại hàng hoá, dịch vụ thì đã đủ hình thành cơ cau thi trường có tinh cạnh tranh [38].

Quy định về nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh là giải pháp pháp ly dé đối phó với những hành vi hạn chế cạnh tranh do một nhóm không đáng kể doanh nghiệp thực hiện trên thực tế mà nhà nước và pháp luật không thê xử lý theo các quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh Trong trường hợp này, việc gom các doanh nghiệp thành nhóm và khang định chúng có vị trí thống lĩnh thị trường hoàn toàn do ý chí của nhà nước áp đặt từ việc các doanh nghiệp thực hiện cùng một hành vi gây ra hạn chế cạnh tranh trên thị trường.

2.1.3 Những quy định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Điều 13 Luật Cạnh tranh 2004 đã liệt kê sáu nhóm hành vi được coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và được hướng dẫn chỉ tiết tại Nghị định số 116/2005/NĐ-CP từ Điều 23 đến Điều 31 Mặc dù pháp luật cạnh tranh không phân loại hành vi, nhưng căn cứ vào tính chất và mục đích của chủ thê thực hiện có thê phan chia hành vi lạm dụng thành hai nhóm: Lạm dụng mang tính trục lợi, bóc lột; và lạm dụng mang tính loại bỏ đối thủ Dù ở nhóm nào, hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đều gây hậu quả lớn đến nên kinh tế và môi trường kinh doanh Bởi lẽ đó, Pháp luật cạnh tranh Việt Nam cam tuyét đối các hành vi này mà không có chính sách miễn trừ.

2.1.3.1 Hành vi lạm dụng mang tính loại bỏ đối thủ

Hành vi lạm dụng mang tính loại bỏ đối thủ là hành vi có tác động ngăn cản cạnh tranh trên thị trường liên quan bằng cách loại bỏ hoặc cản trở các đối thủ cạnh tranh hiện tại và/hoặc tăng các rào cản gia nhập thị trường đối với các đối thủ tiềm năng Hành vi lạm dụng mang tính loại bỏ đối thủ bao gồm:

Thứ nhất, hành vì bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh Điều 23 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định tri những trường hợp đặc biệt, bản hàng hoá dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh là việc bán hàng với mức giá thấp hơn tổng các chỉ phí sau đây:

Ngày đăng: 29/04/2024, 17:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN