Căn cứ vào Điều 13 Luật cạnh tranh, có thê hiểu, hành vi lạm dụng vịtrí thông lĩnh thị trường trong lĩnh vực viễn thông di động là những hành vi do doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có
Trang 1LUONG THỊ VAN
KIEM SOÁT HANH VI LAM DỤNG VI TRI THONG LĨNH THI TRUONG TRONG LINH VUC VIEN THONG DI DONG
HA NOI - 2014
Trang 2LUONG THỊ VAN
KIEM SOAT HANH VI LAM DUNG VI TRI THONG LINH
THI TRUONG TRONG LINH VUC VIEN THONG DI DONG
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60380107
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐOÀN TRUNG KIÊN
HÀ NỘI - 2014
Trang 3Trước khi trình bày nội dung đề tài này, em xin được bày tỏ lòng biết
ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo TS Đoàn Trung Kiên, người đã tậntình chỉ bảo, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thànhluận văn này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Pháp luậtKinh tế và Khoa Sau Đại học, trường Đại học Luật Hà Nội đã trang bị cho em
kiến thức trong suốt quá trình học tập, cùng những người bạn đã giúp đỡ,đóng góp ý kiến dé luận văn được hoàn thành tốt nhất
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn Lương Thị Vân
Trang 4Tôi xin cam đoan Luận văn “Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
thị trường trong lĩnh vực viễn thông di động” là công trình nghiên cứu của
riêng tôi Số liệu, kết quả nghiên cứu đề cập trong Luận văn là trung thực, cónguôn goc trích dân rõ ràng.
Hà Nội, ngày 19 thang 5 năm 2014
Tác giả luận văn Lương Thị Vân
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU |Chương! MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE KIEM SOÁT HÀNH 6
VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THÓNG LĨNH THỊ TRƯỜNGTRONG LĨNH VỰC VIỄN THONG DI ĐỘNG
1.1 Khái quát về hành vi lạm dung vi trí thống lĩnh thi trường 6
trong lĩnh vực viễn thông di động
1.2 Pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị 15
trường trong lĩnh vực viễn thông di động
Chương2 THỰC TRẠNG KIEM SOÁT HANH VILẠM DUNG VỊ 23
2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị 44
trí thông lĩnh thị trường trong lĩnh vực viễn thông di động ở
Việt Nam hiện nayChuong3 PHƯƠNG HUONG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 60
PHAP LUẬT VE KIEM SOÁT HANH VI LAM DỤNG
VI TRI THONG LINH THI TRUONG TRONG LINHVUC VIEN THONG DI DONG O VIET NAM
3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật va nâng cao hiệu quả kiếm 60
soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnhvực viễn thông di động
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả 65
kiểm soát hành vi lạm dụng vi tri thong linh thi truong tronglĩnh vực viễn thông di động ở Việt Nam hiện nay
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6Theo xu hướng phát triển, bất cứ doanh nghiệp nào khi tham gia vàohoạt động kinh doanh đều mong muốn ngày càng phát triển hơn nữa vị thếcủa mình trên thương trường, nhất là những doanh nghiệp có thị phần lớn.Việc các doanh nghiệp phát triển lành mạnh là điều tất cả các nước đều
khuyến khích Tuy nhiên, không thé đảm bảo một doanh nghiệp tham gia thị
trường lúc nào cũng thực hiện hoạt động kinh doanh một cách lành mạnh và
luôn luôn tuân thủ pháp luật Đặc biệt, trong điều kiện của Việt Nam, một nênkinh tế vừa thoát khỏi cơ chế kế hoạch hóa tập trung, sự quản lý và điều tiếtcủa Nhà nước còn đang tiến dần đến sự phù hợp với các nguyên tắc của cơchế thị trường: sự chi phối của các doanh nghiệp quốc doanh còn lớn; sự giatăng nhanh chóng và không ngừng lớn mạnh của các doanh nghiệp thuộc khu
vực kinh tế tư nhân; sự vượt trội về khả năng tài chính, tư duy kinh tế và kinh
nghiệm thương trường đã khiến cho tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh
và lạm dụng vi trí thống linh thị trường, vi trí độc quyền diễn ra phổ biếntrong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có thé kế đến hành vi lạm dụng vị tríthống lĩnh thị trường trong lĩnh vực viễn thông di động
Chính sách tự do hóa thị trường dịch vụ viễn thông di động đang đặt ra
cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động Việt Nam nhữngthách thức to lớn - đó là cạnh tranh dé tồn tai và phát triển Cùng với sự phát
triển mạnh mẽ của viễn thông và tin học cho phép các doanh nghiệp áp dụng
công nghệ mới vào khai thác nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng caocủa xã hội Điều đó làm cho yếu tố cạnh tranh trên thị trường dịch vụ viễn
thông di động càng thêm sôi động Van dé cạnh tranh cần được các doanh
nghiệp cùng tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông di động coi trọng và hiểu
rõ trong chiến lược phát triển của mình Tuy nhiên, trong quá trình phát triển
Trang 7đôi khi còn chồng chéo và mâu thuẫn với nhau Điều đó dễ tạo ra một cáchnhìn nhận không đầy đủ hoặc thiếu chính xác về cạnh tranh, lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường và kiểm soát lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong
lĩnh vực viễn thông di động Vì vậy, việc nghiên cứu các van đề lý luận vàxem xét, đối chiếu với thực tiễn để xây dựng một chính sách pháp luật về
cạnh tranh và kiểm soát tình trạng lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, duy
trì trật tự cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ lợi ích cho các chủ thể trong nền kinh
tế, trả lại sự thông thoáng cho môi trường đầu tư trong lĩnh vực viễn thông diđộng là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt
Từ những phân tích trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Kiểm soát hành vi
lạm dụng vị trí thong lĩnh thị trường trong lĩnh vực viễn thông di động” làm
dé tài luận văn thạc sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta, hiện đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về cạnh tranh,
chính sách cạnh tranh và pháp luật về cạnh tranh ở các cấp độ khác nhau, điểnhình có thé kế đến một số công trình nghiên cứu đã công bố như: Luận án tiến
sĩ luật học “Pháp luật về kiểm soát độc quyên và chống cạnh tranh không
lành mạnh ở Việt Nam” năm 2002 của Đặng Vũ Huân (Trường Đại học Luật
Hà Nội); “Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểmsoát độc quyên kinh doanh, Dự án hoàn thiện môi trường kinh doanhVIE/97/061” năm 2002 của Viện nghiên cứu quan lý Trung ương (Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội); sách chuyên khảo “Phân tích và luận giải các quyđịnh của Luật cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thong lĩnh thi trường, vitrí độc quyên dé han chế cạnh tranh” năm 2006 của PGS.TS Nguyễn Nhu
Phát, Ths Nguyễn Ngọc Sơn (Nxb Tư pháp, Hà Nội) v.v
Trang 8thống lĩnh thị trường nói chung, có rất ít công trình đi sâu vào phân tích
những nội dung pháp lý về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thịtrường trong lĩnh vực viễn thông di động Do đó, tác giả thấy việc nghiên cứu,đánh giá để góp phần cùng các công trình trước đây hoàn thiện pháp luật về
kiểm soát hành vi lạm dụng vi tri thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực viễn
thông di động ở Việt Nam là cần thiết
3 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu dé tài là làm sáng tỏ những van đề lyluận và thực tiễn pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dung vi tri thống lĩnh thị
trường trong lĩnh vực viễn thông di động, từ đó đưa ra những định hướng, giảipháp hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này
Đề thực hiện mục đích đó, nhiệm vụ đặt ra cho luận văn là:
- Tìm hiểu, phân tích các khái niệm liên quan đến vị trí thống lĩnh thịtrường, hành vi lạm dụng vi trí thống lĩnh thị trường và kiểm soát hành vi lạmdụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực viễn thông di động
- Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến những nộidung cơ bản của việc kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
trong lĩnh vực viễn thông di động
- Đánh giá thực trạng kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường trong lĩnh vực viễn thông di động
- Từ những nghiên cứu, phân tích trên, đưa ra một số kiến nghị về định
hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng
vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực viễn thông di động
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Trang 9trường, kiểm soát hành vi lạm dụng vi tri thong lĩnh thi trường trong lĩnh vựcviễn thông di động và các văn bản pháp luật của Việt Nam và một số nước
trên thé giới về van đề này
Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn ở việc phân tích, đánh giácác quy định về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theoLuật cạnh tranh Việt Nam và thực tiễn áp dụng vào việc kiểm soát hành vi
lạm dụng vị trí thông lĩnh thị trường trong lĩnh vực viễn thông di động
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu của luận văn là học thuyết của chủ nghĩa
Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về pháp luật cạnhtranh nói chung và pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
thị trường trong lĩnh vực viễn thông di động nói riêng
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, luận văn kết hợp sửdụng các phương pháp nghiên cứu: phân tích - tổng hop, lịch sử kết hợp với
các phương pháp như thống kê, so sánh luật học để giải quyết nội dungkhoa học của đề tài
6 Những đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống, chuyên sâu về lý luận
và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống
lĩnh thị trường trong lĩnh vực viễn thông di động Những đóng góp của luận
văn thể hiện tập trung ở những nội dung sau:
- Luận văn đã tiếp tục làm rõ được một số van đề lý luận về kiểm soát
hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực viễn thông di
động.
Trang 10vực viễn thông di động ở Việt Nam.
- Luận văn đã đề xuất một số giải pháp pháp lý nhằm hoàn thiện hệthống pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
trong lĩnh vực viễn thông di động ở Việt Nam
7 Kết cầu của luận văn
Kết cấu của luận văn được xây dựng phù hợp với mục đích, nhiệm vụ
và phương pháp nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mụctài liệu tham khảo, kết câu của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về kiểm soát hành vi lạm dụng vi trithống lĩnh thị trường trong lĩnh vực viễn thông di động
Chương 2: Thực trạng kiểm soát hành vi lạm dụng vi trí thống lĩnh thi
trường trong lĩnh vực viễn thông di động theo pháp luật Việt Nam
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểmsoát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực viễn thông di
động ở Việt Nam
Trang 11VỊ TRI THONG LĨNH THỊ TRUONG TRONG LĨNH VUC
VIEN THONG DI DONG
1.1 Khái quát về hành vi lam dụng vị trí thống lĩnh thị trườngtrong lĩnh vực viễn thông di động
1.1.1 Khái niệm hành vi lạm dụng vị trí thông lĩnh thị trường, hành
vi lạm dung vị trí thong lĩnh thị trường trong lĩnh vực viễn thông di động
1.1.1.1 Khai niệm hành vi lạm dụng vị tri thông lĩnh thị trường
Khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thi
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam phải chấp nhận những quy
luật của nên kinh tế thị trường trong đó có quy luật cạnh tranh Cạnh tranh có
vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ nhất thúc đây
sản xuất phát triển Tuy nhiên, cạnh tranh cũng dẫn đến việc triệt tiêu lẫn
nhau giữa các đối thủ cạnh tranh dé chiếm lĩnh thị trường và khang định sức
mạnh kinh tế của mình Quá trình cạnh tranh diễn ra đến một mức độ nào đó
sẽ dẫn đến một hệ quả tất yêu là xuất hiện tình trạng thống lĩnh thị trường
VỊ trí thong linh duoc hiéu la kha nang kiểm soát thực tế hoặc tiém
năng cua một loại hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ của một hoặc một số
doanh nghiệp [17] Với cách hiểu như vậy, vị trí thống lĩnh không chi đượcxem xét dưới góc độ vi trí của một doanh nghiệp ma còn có thể là vị trí củamột nhóm doanh nghiệp cùng hành động Tức là giữa nhóm doanh nghiệp này không có sự thỏa thuận trước nhưng đã cùng hành động, cùng nhau thực hiệncác hành vi như bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ đểloại bỏ đối thủ
Khi đã xác lập được vị trí thống lĩnh, các doanh nghiệp thống lĩnh tìmmọi cách đê duy trì vị trí thông lĩnh của mình với các cách thức như: thôn
Trang 12việc lôi kéo các đối thủ liên kết tạo sức mạnh, phân chia thị trường, định giá
cả Chính từ thực trạng các doanh nghiệp khi có vị trí thống lĩnh thường lạm
dụng vị trí của mình đã làm cho pháp luật tất yếu phải có những quy định dé
điều chỉnh và kiểm soát
Để kiểm soát được một quan hệ nào đó thì trước hết pháp luật phải
nhận diện được đối tượng đó và những thuộc tính của nó Tương tự như vậy,
để điều chỉnh hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường thì pháp luật phải
đưa ra được khái niệm về vị trí thống lĩnh thị trường và những tiêu chí để xácđịnh đâu là hành vi lạm dụng vi trí thống lĩnh Tùy theo đặc điểm kinh tế - xã
hội khác nhau mà pháp luật của mỗi nước cũng đưa ra những quan niệm vàtiêu chí xác định hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh khác nhau Hiện nay, cóhai xu hướng cơ bản trong pháp luật của các nước và các tổ chức quốc tế khi
mô tả về hành vi lạm dụng vị trí thông lĩnh thị trường dé hạn chế cạnh tranh
Xu hướng thứ nhất, pháp luật không đưa ra khái niệm của hành vi lạm
dụng vị trí thông lĩnh mà chỉ quy định một cách khái quát các dấu hiệu cau
thành của hành vi, bên cạnh đó có những quy định cụ thé liệt kê các hành vi
bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường Ví dụ điển hình cho xu hướngnay là pháp luật cạnh tranh của Canada Khoản 1 Điều 79 Luật Cạnh tranh
Canađa quy định Tòa Cạnh tranh chỉ đưa ra phán quyết xử lý doanh nghiệphoặc nhóm doanh nghiệp khi chứng minh đủ ba nội dung sau: (1) một hoặcmột nhóm doanh nghiệp về cơ bản hoặc hoàn toàn kiểm soát một loại hình
hoặc một phân đoạn kinh doanh, dù trên toàn lãnh thô Canađa hay tại bất kỳkhu vực nao của nó; (ii) đã hoặc đang thực hiện hành vi phản cạnh tranh được quy định trong luật cạnh tranh, (111) hành vi đó đã, đang hoặc có khả năng làm
cản trở hoặc hạn chế cạnh tranh trên thị trường một cách đáng kế [18] Bên
Trang 13Xu hướng thứ hai, pháp luật đưa ra khái niệm và có những quy định cụ
thê về hành vi lạm dụng vi tri thống lĩnh Ví dụ: Bộ quy tắc về cạnh tranh của
Liên hợp quốc được thông qua ngày 22 tháng 4 năm 1980 và Luật mẫu về
cạnh tranh của Tổ chức thương mại và phát triển Liên hợp quốc định nghĩa
“hành vi lạm dung vị tri thong lĩnh thi trường và vị trí độc quyên dé hạn chếcạnh tranh là hành vi hạn chế cạnh tranh mà doanh nghiệp có vị trí thốnglĩnh hoặc độc quyên sử dụng dé duy trì hay tăng cường vị trí của nó trên thịtrường bằng cách hạn chế khả năng gia nhập thị trường hoặc hạn chế quámức cạnh tranh” [20].
Ở Việt Nam, Luật cạnh tranh năm 2004 không đưa ra định nghĩa cụ thêthế nào là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường mà chỉ đưa ra kháiniệm chung về hành vi hạn chế cạnh tranh Theo đó, “anh vi hạn chế cạnh
tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, can trở cạnh tranh trênthị trường, bao gom thỏa thuận han chế cạnh tranh, lam dụng vị trí thong linh
thị trường, vị trí độc quyên và tập trung kinh tế” (khoản 3 Điều 3 Luật cạnh
tranh) Các nội dung này đã được cụ thê hóa tại các Điều 8, 13, 14, 16 củaLuật cạnh tranh.
Điều 13 Luật cạnh tranh liệt kê các hành vi lạm dụng vi tri thống lĩnhthị trường bị cấm, bao gồm:
- Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ
đối thủ cạnh tranh;
- Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bat hợp lý hoặc ấn định giá
ban lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hang;
- Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường,
cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hang;
Trang 14- Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán
hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ
không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng:
- Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.1.1.1.2 Khái niệm hành vi lam dụng vị trí thong linh thị trường trong
lĩnh vực viên thông di động
Viễn thông di động là một trong những dịch vụ có bước phát triển rấtnhanh, đóng góp lớn nhất cho sự phát triển của viễn thông Việt Nam thời gianqua Thị trường có thể đã quen thuộc với các thương hiệu viễn thông di độngnhư MobiFone, VinaPhone, Viettel , thế nhưng hiểu rõ về đối tượng mà các
thương hiệu đó kinh doanh thì không phải ai cũng biết Vì vậy, trước khinghiên cứu khái niệm “hành vi lạm dụng vi trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh
vực viễn thông di động”, cần có một cách hiểu tương đối về thuật ngữ “viễnthông di động”.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Viễn thông năm 2009, “Viên
thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết,
hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến
điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác” Tuy nhiên, hiện
nay chưa có một định nghĩa chính xác về viễn thông di động Viễn thông diđộng thường được nhắc đến với một thuật ngữ tương đương là thông tin diđộng mặt đất, mặc dù có thể nói, đây là một thuật ngữ mang nội hàm nhỏ hơn.Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn, hai thuật ngữ này sẽ được coi là như nhau
và cùng được giới hạn trong phạm vi dịch vụ thông tin di động mặt đất
Có thé hiểu, thông di động mặt đất (sau đây gọi là thông tin di động) là
một loại hình dich vụ trong đó tính di động có được là do kết nối tan số vô
Trang 15tuyên giữa chuyên tiếp và nối với mạng cé định và mỗi thuê bao người dùng.
Vì thế, hệ thống di động mặt đất thích hợp nhất với môi trường ở thành phố,trái lại hệ thống di động vệ tinh lại thích hợp cho các vùng sâu, vùng xa như
ngoài khơi, hành lang hàng không hay những vùng heo hút.
Căn cứ vào Điều 13 Luật cạnh tranh, có thê hiểu, hành vi lạm dụng vịtrí thông lĩnh thị trường trong lĩnh vực viễn thông di động là những hành vi do
doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường tronglĩnh vực viễn thông di động thực hiện nhằm củng cố vi trí thống lĩnh bằng
cách loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường, ngăn cản, kìm hãm doanh
nghiệp khác không cho gia nhập thị trường phát triển kinh doanh, dẫn đến
những sai lệch về cạnh tranh trên thị trường viễn thông di động”
1.1.2 Các dấu hiệu của hành vi lạm dụng vi trí thong lĩnh thị trườngtrong lĩnh vực viễn thông di động
Thứ nhất, chủ thé thực hiện hành vi là các doanh nghiệp hoặc nhómdoanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường viễn thông di động
Lý thuyết cạnh tranh đã chỉ ra rang, vị trí thống lĩnh có thé được hình
thành từ sự tích tụ trong quá trình cạnh tranh; từ những điều kiện tự nhiên củathị trường như: sự biến dị của sản phẩm, sự tồn tại của các rào cản gia nhập
thị trường Trong những trường hợp nói trên, vị trí thống lĩnh là hợp pháp
và đem lại cho doanh nghiệp quyền lực thị trường, hay còn gọi là khả năngchi phối các quan hệ thị trường Theo cuốn Từ điển kinh tế học hiện đại,quyên lực thị trường là khả năng của một doanh nghiệp hoặc một nhóm cácdoanh nghiệp trong việc tác động đến giá cả thị trường của một loại hàng
hóa hoặc dich vụ mà họ ban hoặc mua [19, tr.682].
Về mặt học thuật, có hai vẫn đề cần phải làm rõ là: (1) hành vi lạm dụngchỉ xảy ra sau khi vị trí thống lĩnh trên thị trường viễn thông di động đã được
xác lập Do đó, pháp luật chống lạm dụng không nham đến việc xóa bỏ vị trí
Trang 16thống lĩnh của doanh nghiệp, pháp luật chỉ hướng đến việc loại bỏ hành vi
lạm dụng vi tri thống lĩnh thị trường dé trục lợi hoặc để bóp méo cạnh tranh.Một khi doanh nghiệp có quyền lực thị trường chưa có các biểu hiện của sự
lạm dụng thì chúng vẫn là chủ thé được pháp luật bảo vệ; (1) chủ thể thực
hiện việc lạm dụng có thể là một doanh nghiệp đơn lẻ hoặc một nhóm doanh
nghiệp (tối đa là bốn) có vị trí thống lĩnh trên thị trường viễn thông di động
Đối với vụ việc điều tra về hành vi lạm dụng vi trí thống lĩnh của nhómdoanh nghiệp có quyền lực thị trường, cơ quan có thâm quyền cần phải phânbiệt được hành vi lam dụng vị trí thống lĩnh với các thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh Bởi hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và hành vi lạm dụng vị trí
thong lĩnh có một số điểm giống nhau, ví dụ (i) đều có thé do một nhómdoanh nghiệp thực hiện, (ii) nội dung của chúng giống nhau, như: phan chia
thị trường, hạn chế sản xuất, phân phối sản phẩm, hạn chế phát triển khoa học
kỹ thuật Tuy nhiên, khi một doanh nghiệp (với tổng thị phần kết hợp đủ déthống lĩnh thị trường) thực hiện hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
dé hạn chế cạnh tranh thì giữa họ không có sự thỏa thuận trước Ngược lại,
nếu có đủ chứng cứ chứng minh rằng đã tồn tại một thỏa thuận trong nhóm
doanh nghiệp đó dé thực hiện những hành vi nói trên thì hành vi của họ sẽ
được điều chỉnh bởi pháp luật chống thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Thứ hai, doanh nghiệp có vi trí thống lĩnh thị trường đã thực hiện
những hành vi mà pháp luật cạnh tranh liệt kê.
Ngoài những khái niệm căn bản mang tính học thuật về hành vi hạn chế
cạnh tranh nói chung, cần phải gọi tên được từng hành vi lạm dụng Dựa vào
đó, người ta có thé phân tích bản chất của hành vi dưới góc độ của lý thuyết,đồng thời trong công tác thực thi pháp luật, cơ quan nhà nước có thắm quyền
có thê dễ dàng xác định sự vi phạm băng cách đối chiếu các hành vi thực tếvới các quy định của pháp luật Một hành vi của doanh nghiệp thống lĩnh thị
Trang 17trường chỉ bị quy kết là lạm dụng dé hạn chế cạnh tranh khi nó mang day đủcác dấu hiệu của một hành vi nào đó đã được luật quy định là lạm dụng Khichưa thé hoặc chưa đủ chứng cứ cần thiết để kết luận về việc doanh nghiệp đãthực hiện trong số các dạng vi phạm được quy định thì cũng không thể quy
kết trách nhiệm về sự lạm dụng [27]
Thứ ba, hậu quả của hành vi lam dụng vi trí thống lĩnh là làm sai lệch,cản trở hoặc giảm cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh trên thị trường viễnthông di động.
Dấu hiệu này cho thay kha nang han chế cạnh tranh của hành vi lạmdụng vị trí thống lĩnh và tác hại của nó đối với thị trường Như đã phân tích,doanh nghiệp thực hiện hành vi lạm dụng với mục đích duy trì, củng cô vị tríhiện có hoặc tận hưởng các lợi ích có được từ việc bóc lột khách hàng Các
nhà hoạch định chính sách cạnh tranh của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh
tế (viết tắt là OECD) đã đưa ra nhiều khuyến nghị về việc xác định hành vi
lạm dụng, trong đó họ cảnh báo răng chỉ có thê chống lại sự lạm dụng quyềnlực thị trường thành công, khi pháp luật và người thi hành nó xác định được
những hành vi cụ thể có thể gây hại cho cạnh tranh và đánh giá được những
tác động toàn diện của chúng trên thị trường liên quan [35, tr 160] Đối với
hành vi hạn chế cạnh tranh, lý luận và kinh nghiệm pháp lý của các nước đãchỉ ra rằng, nhóm hành vi này có ba loại vi phạm với bản chất pháp lý khác
nhau là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc
quyền và tập trung kinh tế, nên không thể đưa ra một khái niệm chung chứa
đựng những căn cứ cụ thể cho mọi trường hợp Trong tình trạng đó, dấu hiệu
về hậu quả của hành vi hạn chế cạnh tranh chỉ được diễn tả rất khái quát,
mang tính định dạng về mặt lý luận hơn là lượng hóa băng những căn cứ cụ
thé Mặt khác, do hành vi vi phạm được liệt kê rất đa dạng bao gồm các hành
vi về việc định giá bán, giá mua sản phâm, hành vi hạn chê sản lượng sản
Trang 18xuất, phân phối, hạn chế thị trường; hành vi phân biệt đối xử; áp đặt các điềukiện thương mại bat hợp lý đối với khách hang , mỗi hành vi có đối tượng
xâm hại khác nhau và mức độ thiệt hại có thé gây ra cũng không giống nhau,nên việc đưa ra một tiêu chuẩn chung dé làm căn cứ xác định hậu quả gây ra
của mọi hành vi là không thé Vi thế, khoa học pháp lý và thực tiễn áp dụng
buộc phải dựa vào việc phân tích từng hành vi vi phạm dé kết luận về khảnăng và mức độ gây thiệt hại của nó đối với thị trường Theo đó, từng hành vi
có thê làm cản trở, giảm va sai lệch cạnh tranh ở mức độ khác nhau
Dấu hiệu hậu quả của hành vi là căn cứ dé phan biét hanh vi lam dungvới hiện tượng tập trung kinh tế (cũng là một loại hành vi han chế cạnh tranh).Tập trung kinh tế được Luật cạnh tranh mô tả thông qua bốn biéu hiện cụ thể
là sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên danh, là những chiến lược do doanh
nghiệp thực hiện có khả năng hình thành nên các thế lực độc quyền khôngthông qua sự tích tụ dan từ hiệu quả kinh tế Như vậy, nếu mức giảm, sai lệchhoặc hạn chế cạnh tranh mà hành vi lạm dụng gây ra được chứng minh bằng
những lợi ích mà các doanh nghiệp khác, hoặc khách hàng phải gánh chịu, thìđối với tập trung kinh tế, điều đó được chứng minh bằng những suy đoán làviệc các doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, mua lại hay liên doanh có thé làmthay đổi cấu trúc và tương quan cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thitrường do chúng đã tạo ra doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có quyền lực thịtrường Nói cách khác, pháp luật chống lam dụng hướng đến việc cấm đoán
hành vi, còn pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế có nhiệm vụ chặn khả năng
hình thành các thế lực có quyền lực trên thị trường bằng việc tiến hành tập
trung kinh tế
1.1.3 Tác động của hành vi thống lĩnh thị trường trong lĩnh vựcviên thông đôi với nên kinh tê - xã hội
Trang 19Thống lĩnh thị trường góp phần đây nhanh quá trình tích tụ, tập trungcác nguồn lực để phát triển Sau khi đã xác lập được vị trí thống lĩnh, các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông di động thường phát triển nhanh
chóng thành những tập đoàn hùng mạnh Sự tích tụ và tập trung nguồn lựcvào tay một hoặc một nhóm các doanh nghiệp tạo điều kiện đây mạnh nghiêncứu, ứng dụng khoa học công nghệ, mở rộng quy mô, tăng năng suất lao
động, tạo ra những bước ngoặt mang tính đột phá cho bản thân doanh nghiệp
và cho ngành viễn thông Sự mở rộng về quy mô sản xuất, đến lượt nó sẽ tạođộng lực kích thích trở lại doanh nghiệp, bởi trên thực tế ai cũng biết răng lợinhuận của một doanh nghiệp sẽ tăng lên theo quy mô sản xuất kinh doanh.Không phải ngẫu nhiên mà nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ là Joseph
Schumpeter (1883 — 1950) đã ủng hộ mô hình kinh tế trong đó có sự tồn tai
của các thế lực thống lĩnh
Bên cạnh những tác động tích cực nói trên, thống lĩnh trong lĩnh vựcviễn thông di động cũng có những mặt trái của nó:
Thứ nhất, thống lĩnh đi ngược lại trật tự cạnh tranh lành mạnh, kìm ham
động lực phát triển của nền kinh tế Khi đã có vị trí thống lĩnh, các doanhnghiệp luôn tìm cách duy trì vị tri thong lĩnh của mình bang cách tiêu diệt cácđối thủ tiềm năng, hạn chế sự xuất hiện trên thị trường của các đối thủ này.Bằng thủ đoạn bóp chết đối thủ cạnh tranh thực chất đã triệt tiêu sự cạnh tranh
trên thương trường, mà một khi không còn cạnh tranh thì sẽ không còn áp lực
dé các doanh nghiệp phát triển
Thứ hai, thong lĩnh tạo ra nguy cơ khủng hoảng và suy thoái của nền
kinh tế Các doanh nghiệp thống lĩnh sử dụng vi thế này vào việc tự định giá
cả hàng hóa, dịch vụ độc quyền, kìm hãm sản lượng hàng hóa để tăng giá bán
nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch mà không chú trọng tới việc đổi mới côngnghệ, tăng năng suât nữa Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho năng lực của các
Trang 20doanh nghiệp thống lĩnh bị suy yếu, thậm chí dẫn đến suy giảm và suy thoáicủa một ngành viễn thông Đó cũng chính là nguyên nhân đưa đến sự lạmphát và gây mat ôn định nền kinh tế, làm tăng số người thất nghiệp.
Tứ ba, thong lĩnh tạo ra cho các doanh nghiệp có quyền lực thị trường
những khoản thu nhập bat chính từ lợi nhuận siêu ngạch, góp phan làm gia
tăng khoảng cách giàu nghèo, bất công trong xã hội Người tiêu dùng không
chỉ phải chi phí đắt thêm cho hàng hóa, dịch vụ thống lĩnh mà họ còn chịuthiệt thòi khi không được hưởng những thành quả sáng tạo trong sản xuất
Doanh nghiệp sau khi đã đạt được đến vị trí thống lĩnh sẽ lơ là việc đầu tư cho
nghiên cứu, phát minh vì giờ đây họ không còn đối thủ để ganh đua nữa, thayvào đó họ chỉ lo việc khống chế sản lượng dé tang gia nhăm thu về lợi nhuận
thống lĩnh tối đa Kết quả là nền sản xuất bị giậm chân tại chỗ, thị trường sẽ
thiếu văng những sản phẩm, dịch vụ mới chất lượng tốt hơn, còn người tiêudùng thì vẫn phải chấp nhận những sản phẩm, dịch vụ cũ với giá cao vì họ
không còn có sự lựa chọn nào khác.
Th’ tư, thong lĩnh còn dẫn đến tình trạng “cửa quyền” hay “đặc quyền”cho một nhóm người có lợi ích Thống lĩnh tất yếu sẽ sản sinh ra cơ chế “xin -
cho”, “ban phát” và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và sản xuất
Đồng thời, thống lĩnh còn là “bạn đồng hành” với tiêu cực và tham nhũng.Các doanh nghiệp thống lĩnh luôn có xu hướng liên hệ và tranh thủ sự ủng hộ
của các cơ quan quản ly nhà nước dé bảo vệ vị thé thong lĩnh của mình Điều
nay làm xuất hiện nguy cơ tham nhũng, tha hóa trong bộ máy công quyên
1.2 Pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường trong lĩnh vực viễn thông di động
1.2.1 Khái quát pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị tríthong lĩnh thị trường trong lĩnh vực viễn thông di động
Trang 21Hiểu một cách chung nhất, kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
thị trường trong lĩnh vực viễn thông di động là: (i) tổng hợp các cơ chế, thiết
chế bảo đảm cho chủ thể có quyền kiểm soát hạn chế cạnh tranh thực hiệnchức năng theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện, chấp hành, tuân thủ các quychuẩn hành vi đạo đức và pháp luật của các doanh nghiệp viễn thông di động,(ii) thực hiện chức năng ngăn ngừa nhằm bảo đảm cho những đối tượng nàyluôn nằm trong quỹ đạo của các yêu cầu về pháp luật, các chuẩn mực đạo đứckinh doanh và bảo đảm dé các quy định về cạnh tranh được thực hiện đúng và
có hiệu quả, (iii) trong những trường hợp nhất định, pháp luật kiểm soát hành
vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường viễn thông di động sẽ áp dụng các chếtài xử phạt nghiêm khắc để loại bỏ những hoạt động sai trái và vi phạm
Xét về nội dung điều chỉnh, pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vi
trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực viễn thông di động điều chỉnh hai
nhóm quan hệ chính:
- Quan hệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông
di động trong quá trình hoạt động kinh doanh trên thị trường.
- Quan hệ giữa cơ quan thi hành Luật cạnh tranh với các chủ thể kinhdoanh trong lĩnh vực viễn thông di động khi họ thực hiện hành vi lam dụng vịtrí thông lĩnh thị trường
Pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông không tổn tại song hành
với sự xuất hiện và phát triển của ngành viễn thông:
Trước thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế kế
hoạch hóa tập trung, ngành viễn thông lúc bấy giờ hoàn toàn nằm gọn trong
vỏ bọc của độc quyền nhà nước Và đương nhiên, cạnh tranh trở thành một
thuật ngữ quá xa lạ trong lĩnh vực này, do đó, chưa xuất hiện nhu cầu cần có
biện pháp dé điều tiết nó
Trang 22Từ sau năm 1986, khi đất nước bước vào con đường đôi mới, nền kinh
tế chuyền sang phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phan vận hành theo cơchế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó hình thành những điều kiệnkiện để cạnh tranh tồn tại và cần được bảo vệ Bởi vậy, các quy định của phápluật cạnh tranh cũng đã dần được hình thành Trong lĩnh vực viễn thông, thìđến những năm 1995, cạnh tranh mới thực sự ra đời Lúc này, không có
những quy định riêng biệt nào quy định về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn
thông, mà chủ yếu tuân theo những quy định chung trong Hiến pháp 1992, Bộluật dân sự 1995, Luật thương mại 1997.
Ngày 25/02/2002, Pháp lệnh bưu chính viễn thông của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội đã được thông qua Trong văn bản pháp luật này, đã có quy định
về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông nhưng vẫn còn sơ sài, chung chung,
và rải rác ở các điều luật Có thể thấy, trong toàn bộ văn bản này, chỉ có hai
quy định liên quan rõ nhất đến cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông Đó làquy định tại điểm i khoản 2 Điều 38: Các doanh nghiệp viễn thông “cạnh
tranh đúng pháp luật trong hoạt động kinh doanh viễn thông” và điểm b
khoản 2 Điều 39 quy định các doanh nghiệp viễn thông có dịch vụ viễn thôngchiếm thị phần khống chế “không được sử dụng các ưu thế của mình để hạn
chế hoặc gây khó khăn cho dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông khác ”
Như vậy, có thé thay, trong thời gian nay, sự cạnh tranh trong viễn thông van
còn giai đoạn nảy mầm, nên pháp luật chưa dành cho nó một sự quan tâm
đúng mức.
Tuy nhiên, cạnh tranh là một hiện tượng xã hội, luôn vận động không
ngừng, dé có thé điều chỉnh kịp thời, pháp luật nước ta cần có sự sửa đổi,hoàn thiện Do vậy, Luật cạnh tranh đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 6
thông qua ngày 03/12/2004 và có hiệu lực thi hành từ 01/7/2005 Sự ra đời
của Luật cạnh tranh đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong việc điều chỉnh hoạt
Trang 23động cạnh tranh trên thi trường Day là văn bản pháp luật đầu tiên, điều chỉnhhoạt động cạnh tranh một cách cụ thê, tập trung va chi tiết nhất, đưa ra những
chế định quan trọng để quản lý những hoạt động cạnh tranh đang ngày một
tỉnh vi, phức tạp và đa dạng, trong đó bao gồm cả lĩnh vực viễn thông diđộng Và ké từ khi Luật cạnh tranh ra đời, co quan nhà nước có thầm quyềncủa Việt Nam đã ban hành nhiều van bản dé thực thi luật như: Nghị định số116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hànhmột số điều của Luật cạnh tranh; Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày30/9/2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vựccạnh tranh; Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ vềviệc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cầu tô chứccủa Hội đồng cạnh tranh; Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn và cơ cau tô chức của
Cục Quản lý cạnh tranh.
Mặt khác, đến năm 2005, Quốc hội Việt Nam đã thông qua một loạtcác văn bản luật mới cho phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế xã hội cũng
như tiễn trình mở cửa và hội nhập của nước ta như Bộ luật dân sự 2005, Luật
thương mại 2005, Luật doanh nghiệp 2005, Luật đầu tư 2005 Những văn bản
pháp luật này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền tự do
cạnh tranh trong kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông nói riêng
Tuy nhiên, dịch vụ viễn thông di động lại là một lĩnh vực đặc thù, có
những khác biệt căn bản so với các lĩnh vực khác, và nó chiu sự điều chỉnh
trực tiếp từ các văn bản luật chuyên ngành thuộc lĩnh vực này Do đó, Nhà
nước cũng phải có những thay đổi sao cho tương thích giữa luật chung và luậtriêng Có thé thấy, khi Luật cạnh tranh ra đời và có hiệu lực thì những quy
định về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông của Pháp lệnh bưu chính viễn
Trang 24thong nam 2002 tro nén lac hau va thiéu hiéu qua Sau nhiéu nam nghiên cứu,cuối cùng các nhà làm luật cũng đã xây dựng những cơ sở pháp lý mới tạohiệu quả cho việc điều tiết cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông thông qua bavăn bản pháp luật quan trọng, đó là: Luật viễn thông năm 2009; Nghị định sỐ
25/2011/NĐ-CP ngày 06/04/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật viễn thông; Nghị định số 174/2013/NĐ-CP
ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện
Từ những quy định của pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực viễn thông di động, có thể nhận thấy
những đặc điểm cơ bản sau:
Tht nhất, pháp luật quy định hành lang pháp lý để kiểm soát hành vi
lạm dụng vi tri thống lĩnh thị trường của các doanh nghiệp có vi trí thống lĩnh
trong lĩnh vực viễn thông di động
Thứ hai, do mức độ phức tạp và nguy hai cho thị trường, pháp luật quyđịnh các biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với những hành vi bị coi là lạm
dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực viễn thông di động
Thứ ba, pháp luật về kiêm soát hành vi lạm dung vị trí thống lĩnh thị
trường trong lĩnh vực viễn thông di động nhăm mục đích tạo môi trường cạnhtranh lành mạnh, cân bằng lợi ích của các chủ thê trên thị trường và thúc đây
sự phát triển của kinh tế xã hội quốc gia
Thi tư, trách nhiệm kiêm soát và xử lý các hành vi vi phạm trước hết sẽ
thuộc về các cơ quan có thẩm quyền quản lý cạnh tranh mà không cần thiết
phải có sự tố cáo hay khiếu kiện từ đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng củadoanh nghiệp bị kiêm soát hay từ phía người dân
Tht năm, pháp luật về kiêm soát hành vi lạm dụng vi tri thống lĩnh thị
trường trong lĩnh vực viễn thông di động là bước phát triển cao hơn của pháp
Trang 25luật chống hạn chế cạnh tranh và là sự tiếp nối cho pháp luật chống cạnh tranh
không lành mạnh trong lĩnh vực viễn thông di động
1.2.2 Vai trò của pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dung vị tríthong lĩnh thị trường trong lĩnh vực viễn thông di động
Viễn thông là một ngành đặc thù, trong đó, viễn thông di động là một
mang không thé thiếu trong cuộc sống ngày nay Lĩnh vực này, nắm giữnhững vai trò to lớn đối với cuộc sống con người, cũng như đối với nền kinh
tế xã hội Được xem là một trong những ngành gan liền với văn minh, từ lâu
sự tôn tại cũng như phát triển của dịch vụ viễn thông di động đã trở thành mỗi
quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới
Ở Việt Nam, mặc dù dịch vụ viễn thông di động ra đời muộn và phát
triển chậm so với nhiều nước khác, nhưng cho tới nay, nó vẫn luôn được coi
là một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế Điều đáng chú ý là chức năng chínhcủa viễn thông gan lién voi “thông tin” - cái được khoa học gọi là bề nổi của
cuộc sống Từ thông tin mới có thé giao tiếp, có thé tiếp thu, thậm chi từthông tin mới có thể tồn tại và phát triển Thực tiễn đã chứng minh, dịch vụ
viễn thông di động có ảnh hưởng trực tiếp đến cung ứng các dịch vụ khác, từ
du lịch tới may mặc, hay các dịch vụ đầu tư vào ngân hàng Ngoài các khía
cạnh thương mại, viễn thông di động còn góp phan làm tăng chất lượng cuộc
sống Các dịch vụ viễn thông, trong đó có viễn thông di động được ví như câycầu nối người này với người khác, quốc gia này với các quốc gia khác Chỉ
cần một cuộc điện thoại, người ta có thê kết nối được với một đối tác cách xa
tới hàng ngàn, hàng vạn cây số Từ đó sự kết nối về văn hóa, kinh tế, chínhtrị cũng được củng cô và phát triển Không chỉ thế, dịch vụ viễn thông di
động còn là một loại hình dịch vụ nhạy cảm, liên quan nhiều đến an ninh
chính trị quốc gia Một quốc gia muốn phát triển bền vững thì cũng cần phảitạo điều kiện để dịch vụ viễn thông di động đi lên từng ngày
Trang 26Dich vụ viễn thông di động, với những vai trò to lớn như vậy, dan đến
sự cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng rất đáng lưu tâm Sự ganh đua giữa cácdoanh nghiệp trên con đường này không chỉ liên quan đến sinh - tồn của
chính bản thân họ mà còn có ảnh hưởng rất nhiều đến hàng triệu người tiêudùng, và tới nền kinh tế xã hội của cả một quốc gia Do đó, cần phải có sựđiều chỉnh của pháp luật, để cạnh tranh đi đúng hướng và phát huy được hết ý
nghĩa vốn có của nó
Với tư cách là một chế định của pháp luật cạnh tranh, các quy định
pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường thê hiện
ro vai tro trong viéc kiểm soát các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thịtrường của các doanh nghiệp nhăm hạn chế cạnh tranh, từ đó, duy trì trật tự
cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh Vai trò này thê hiện qua các mặt sau:
Thứ nhất, pháp luật về kiêm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường trong lĩnh vực viễn thông di động góp phan duy trì tương quan thị
trường trong môi trường cạnh tranh lành mạnh; giới hạn các quyền và lợi íchcủa các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường nhằm tránh hành vi lạmdụng, đồng thời, điều hòa lợi ích giữa các chủ thé kinh doanh trên thị trườngvới lợi ích chung của toàn xã hội.
Tứ hai, pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vi trí thống lĩnh thi
trường trong lĩnh vực viễn thông di động khuyến khích doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh luôn thực hiện việc phát triển kinh doanh bang con đường cạnhtranh lành mạnh; thực hiện các biện pháp ngăn chặn các hậu quả tiêu cực dohành vi lạm dụng vi trí thống lĩnh gây ra, góp phan bao đảm sự ổn định và
phát triển của nền kinh tế thị trường
Thứ ba, pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dung vị trí thống lĩnh thịtrường trong lĩnh vực viễn thông di động thúc đây sự phát triển nguyên tắc tự
do kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo có sự quản lý và điêu tiết của Nhà nước;
Trang 27gop phan vào việc xây dựng hành lang pháp lý đảm bảo môi trường kinh
doanh lành mạnh nói chung và chống hạn chế cạnh tranh nói riêng
Thứ tw, pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dung vị trí thống lĩnh thịtrường trong lĩnh vực viễn thông di động bảo đảm quyền và lợi ích hợp phápcủa các đối thủ cạnh tranh lành mạnh nhưng yếu thế trước các doanh nghiệp
có vị trí thống lĩnh thị trường Tăng cường sức mạnh tự bảo vệ của người tiêudùng trước những hành vi lam dung của các doanh nghiệp này.
Thứ năm, pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vi tri thống lĩnh thị
trường trong lĩnh vực viễn thông di động góp phan giúp Việt Nam nhanhchóng mở rộng thị trường và đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và bảo
vệ nền kinh tế thị trường quốc gia
Trang 28vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực viễn thông di động
2.1.1 Cách thức xác định hành vi lam dung vị trí thông lĩnh
thị trường trong lĩnh vực viễn thông di động
2.1.1.1 Xác định thị trường liên quan
Xác định thị trường liên quan được xem là một bước quan trọng, mangtính quyết định đối với một vụ việc hạn chế cạnh tranh Xác định thị trườngliên quan giúp đánh giá được sức mạnh thị trường mà doanh nghiệp có được,các đối thủ cạnh tranh và tác động của hành vi do doanh nghiệp có sức mạnhthị trường thực hiện Thông thường, cơ quan cạnh tranh xác định thị trườngliên quan căn cứ trên cả phương diện sản phẩm và địa lý Mục đích của việc
xác định thị trường trên cả hai phương diện này là nhằm xác định các đối thủcạnh tranh thực sự của doanh nghiệp thống lĩnh cũng như khả năng các đối
thủ này có thể ngăn cản doanh nghiệp thống lĩnh có những hành động đơnphương tăng giá hoặc áp đặt giá trên mức giá cạnh tranh Mặt khác, việc xácđịnh thị trường liên quan sẽ hỗ trợ việc tính toán thị phần của từng doanhnghiệp trong vụ việc cạnh tranh, qua đó, xác định được sức mạnh thị trườngcủa các doanh nghiệp có liên quan đối với hành vi hạn chế cạnh tranh
Việc xác định thị trường liên quan cũng chính là qua trình đi tìm câu trảlời cho câu hỏi: Đâu là những sản phẩm mà người tiêu dùng cho là có khả
năng thay thé ở mức chấp nhận được cho một sản phẩm, khi xem xét đến các
yếu tố đặc tinh, giá cả, mục đích sử dụng và các thuộc tính quan trọng khác
của sản phẩm? Có nhiều loại thông tin, tài liệu giúp cơ quan cạnh tranh có thé
Trang 29đánh giá mức độ về khả năng thay thế giữa sản phẩm hay sự khác biệt giữa
các khu vực bán sản phẩm Đối với mỗi vụ việc, các loại thông tin, chứng cứ
khác nhau sẽ có vai trò quyết định trong quá trình xem xét, phân tích vụ việc,điều này sẽ phụ thuộc nhiều vào đặc tính và đặc trưng riêng của ngành côngnghiệp và các sản phẩm hay dịch vụ mà cơ quan cạnh tranh đang xem xét
Liên quan đến việc xác định thị trường liên quan, có hai phương pháp
xác định chính: (i) xem xét khả năng thay thế về cầu và (ii) khả năng thay thé
về cung Trong hầu hết các trường hợp, thị trường thường được xác định dựatrên quan điểm của khách hàng, tức là xét từ góc độ khả năng thay thế về cầu.Nếu cần thiết phải xác định thị trường dựa trên quan điểm của nhà cung cấp,tức là xem xét khả năng thay thế về cung
Trên quan điểm kinh tế học, khả năng thay thé về cầu tạo nên sức mạnhthường xuyên, có hiệu quả và ngay tức thì cho nhà cung cấp một loại sản
phẩm cụ thé Nếu khách hàng có thé dé dàng chuyền sang sử dụng sản phẩm
thay thế sẵn có hoặc chuyển sang một nhà cung cấp ở một khu vực địa lýkhác, thì một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp không bị coi là tác
động đáng ké lên những điều kiện ban hang thông thường, như giá bán hang
hóa, dịch vụ Về cơ bản, việc xác định thị trường bao gom xac dinh cac nguồn
cung về mặt sản phẩm và vi trí địa lý của nhà cung cấp có khả năng thay thé
hiệu quả cho khách hàng của các doanh nghiệp liên quan trên thị trường.
Nhìn chung, những tác động cạnh tranh phát sinh từ khả năng thay thế
về cung thường không tác động ngay tới hành vi kinh doanh của các doanh
nghiệp khác trên thị trường Vì vậy, một SỐ CƠ quan cạnh tranh xem xét khả
năng thay thế về cung trong giai đoạn xác định thị trường liên quan, nhưng
cũng có một số cơ quan cạnh tranh xem xét khả năng thay thé về cung tại giaiđoạn đánh giá phân tích cạnh tranh.
Trang 30Luật cạnh tranh năm 2004 quy định thị trường liên quan bao gồm thịtrường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan Trong đó, thị trường
sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thé thay thé
cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả; thị trường địa lý liên quan
là một khu vực địa lý cụ thể trong đó, có những hàng hóa dịch vụ có thể thaythế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kêvới các khu vực lân cận.
* Xác định thị trường sản phẩm liên quan
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP, việc xác địnhthị trường sản phẩm liên quan bao gồm xác định các hàng hóa, dịch vụ có thê
thay thế cho nhau cả về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả, trong đó:
- Đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được xác định theo một hoặc một SỐcăn cứ sau: tính chất vật lý, tính chất hóa học, tính năng kỹ thuật, tác dụngphụ đối với người sử dụng, khả năng hấp thụ
- Mục đích sử dụng của hàng hóa, dịch vụ được xác định căn cứ vàomục đích sử dụng chủ yếu nhất của hàng hóa, dịch vụ đó
- Giá cả của hàng hóa, dịch vụ là giá ghi trong hóa đơn bán lẻ theo quy định của pháp luật.
- Thuộc tính “có thé thay thế cho nhau” của hàng hóa, dịch vụ được xác
định như sau:
+ Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thê thay thế cho nhau về đặc tínhnếu hàng hóa, dịch vụ đó có nhiều tính chất về vật lý, hóa học, tính năng kỹthuật, tác dụng phụ đối với người sử dụng và khả năng hấp thụ giống nhau;
+ Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thê thay thế được cho nhau về mụcđích sử dụng nếu hàng hóa, dịch vụ đó có mục đích sử dụng giống nhau;
+ Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thê thay thế được cho nhau về giá
cả nêu trên 50% của một lượng mẫu ngẫu nhiên 1.000 người tiêu dùng sinh
Trang 31sống tại khu vực địa lý liên quan chuyển sang mua hoặc có ý định mua hànghóa, dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ
mà họ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng
hóa, dịch vụ đó tăng lên quá 10% và được duy trì trong 06 tháng liên tiếp
Trường hợp số người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan quy
định tại điểm này không đủ 1000 người thì lượng mẫu ngẫu nhiên được xác
định tối thiểu bằng 50% tổng số người tiêu dùng đó
Trường hợp phương pháp xác định thuộc tinh “có thé thay thé chonhau” của hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm này cho kết quả chưa đủ dé kết
luận thuộc tính “có thê thay thế cho nhau” của hàng hóa, dịch vụ, cơ quanquản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền xem xét thêmmột hoặc một SỐ yếu tố sau đây để xác định thuộc tính “có thê thay thế cho
nhau” của hàng hóa, dịch vụ:
+ Ty lệ thay đối của cầu đối với một hang hóa, dịch vụ khi có sự thay
đôi về giá của một hàng hóa, dịch vụ khác;
+ Thời gian cung ứng hang hóa, dịch vụ ra thị trường khi có sự gia tangđột biến về cầu;
+ Thời gian sử dụng của hàng hóa, dịch vụ;
+ Khả năng thay thế về cung (khả năng của doanh nghiệp đang sảnxuất, phân phối một hàng hóa, dich vụ chuyên sang sản xuất, phân phối hang
hóa, dịch vụ khác trong một khoảng thời gian ngắn và không có sự tăng lên
đáng ké về chi phí trong bối cảnh có sự tăng lên về giá của hàng hóa, dịch vụ
khác đó).
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý
vụ việc cạnh tranh có thé xác định thêm nhóm người tiêu dùng sinh sống tại
khu vực địa lý liên quan không thể chuyên sang mua hàng hóa, dịch vụ khác
có đặc tính, mục đích sử dụng giông với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử
Trang 32dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đótăng lên quá 10% và được duy trì trong 06 tháng liên tiếp.
Ngoài cách xác định thị trường sản phẩm liên quan nói trên, trong một
số trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 5 Nghị định 116/2005/NĐ-CP
thì thị trường sản phẩm liên quan còn có thé được xác định là thị trường của
một loại sản phẩm đặc thù hoặc một nhóm các sản phẩm đặc thù căn cứ vàocấu trúc thị trường và tập quán của người tiêu dùng Trong trường hop này,việc xác định thị trường sản phẩm liên quan có thể xem xét thêm thị trường
của các sản phẩm bồ trợ cho sản phẩm liên quan Sản phẩm được coi là sản
phẩm bồ trợ cho sản phẩm liên quan nếu giá của sản phẩm này tăng hoặcgiảm thì cầu đối với sản phẩm liên quan sẽ giảm hoặc tăng tương ứng
* Xác định thị truong địa ly liên quan
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP, ranhgiới khu vực địa lý được xác định theo các căn cứ sau đây:
- Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân
phối sản phẩm liên quan;
- Cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác đóng trên khu vực dia lý lân
cận đủ gần với khu vực địa lý quy định tại điểm a khoản này để có thể tham
gia phân phối sản phẩm liên quan trên khu vực địa lý đó;
- Chi phi vận chuyền trong khu vực địa ly;
- Thời gian vận chuyên hàng hóa, cung ứng dich vụ trong khu vực địa
lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối sản phẩm liên
quan;
- Rào cản gia nhập thị trường.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 116/2004/NĐ-CP, khu
vực địa lý được coi là có điều kiện cạnh tranh tương tự và khác biệt đáng kê
với các khu vực dia ly lan cận nêu thỏa mãn một trong các tiêu chí sau đây: (1)
Trang 33Chi phi vận chuyên và thời gian vận chuyên làm giá bán lẻ hang hóa tăngkhông qua 10%; (11) Có sự hiện diện của một trong các rào can gia nhập thitrường (bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dang công nghiệp, nhãnhiệu, chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp; cácrào cản về tài chính bao gồm chi phí đầu tư vào sản xuất, phân phối, xúc tiếnthương mại hoặc khả năng tiếp cận với các nguồn cung cấp tài chính; quyết
định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước; các quy định về điều kiệnkinh doanh, sử dụng hàng hóa, dịch vụ; các chuân mực nghề nghiệp; thuếnhập khâu và hạn ngạch nhập khẩu; tập quán của người tiêu dùng và các rào
cản gia nhập thị trường khác).
2.1.1.2 Xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
Xác định vi trí thống lĩnh thị trường là một trong những nội dung cơ
bản của chế định pháp luật về kiêm soát hành vi lạm dụng vi trí thống lĩnh thị
trường dé hạn chế cạnh tranh Pháp luật cạnh tranh của các nước có những
cách tiếp cận khác nhau về khái niệm và cách thức xác định vị trí thống lĩnhthị trường của doanh nghiệp do sự tập trung tư bản ở các lĩnh vực và đặc điểm
kinh tế - xã hội ở các nước là khác nhau
Luật cạnh tranh các nước đều lấy thị phan là yêu tố đầu tiên dé xác định
một doanh nghiệp nào đó đã đạt đến vị trí thông lĩnh thị trường hay chưa và
có thé coi thị phan là yếu t6 quan trọng hang dau Tuy nhiên, mức thị phan cụ
thé mà doanh nghiệp nắm giữ lại có sự khác nhau giữa các nước Ví dụ: Theo
Luật bảo vệ cạnh tranh của Croatia thì doanh nghiệp được xem là có vị trí
thống lĩnh thị trường nếu thị phần doanh nghiệp đó vượt quá 30%; Luật cạnh
tranh của Canađa là 35%; Luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Mông
Cổ, Luật bảo vệ cạnh tranh kinh tế của Ucraina là 50%; Luật cạnh tranh củaPháp là 80% Nếu là nhóm doanh nghiệp, Luật bảo vệ cạnh tranh của Croatia
Trang 34xác định mức thi phần là 50% đối voi hai doanh nghiệp, 60% đối với badoanh nghiệp và 75% đôi với bốn doanh nghiệp
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nếu chi dựa vào yếu tố thị phan dé
kết luận một doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp nào đó đã đạt đến vị trí thống
lĩnh thị trường chưa hắn đã chuẩn xác, do đó, pháp luật của nhiều quốc gia
trên thế giới chú trọng cách đánh giá đa tiêu chí, ngoài yếu tố thị phan, còndựa vào các yếu tố như doanh thu hàng năm; năng lực hay sức mạnh tài
chính; quy mô nhân sự; mạng lưới phân phối và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ;khả năng gia nhập thị trường của các đối thủ tiềm năng Ví dụ, pháp luật
cạnh tranh của Canađa định nghĩa về vị trí thống lĩnh thị trường của doanh
nghiệp từ quan niệm “doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh là doanh nghiệp có
quyên lực thị trường Sức mạnh thị trường là khả năng định giá cao hơn mứcgiá cạnh tranh mà vẫn có lợi nhuận trong thời gian đáng kể” Với khái niệm
trên, pháp luật cạnh tranh của Canađa đã mô tả về vị trí thống lĩnh thị trường
của doanh nghiệp được xác định từ khả năng chi phối thị trường bằng cách ápđặt và duy trì giá bán sản phẩm cao hơn so với giá cạnh tranh Hay, tại khoản
7 Điều 2 của Luật Thương mại lành mạnh và những quy định về độc quyềnnăm 1980 (gọi tắt là Luật Thương mại Hàn Quốc) có quy định: “Doanhnghiệp có vị trí thông lĩnh trên thị trường là bất kỳ người mua, người bantrong mot lĩnh vực thương mai nhất định và nắm giữ vai trò thong linh thi
trường dé an định, duy trì hoặc thay đổi giá cả, khối lượng, chất lượng và cácdiéu kiện thương mại khác hoặc trên cơ sở độc lập hoặc trên cơ sở câu kết vớicác doanh nghiệp khác Khi xét đoán các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường,can phải tính đến các yếu tô như thị phan, sự tôn tại và quy mô của rào canđối với việc thâm nhập thị trường và các quy mô tương đối của các doanhnghiệp cạnh tranh” Quy định này đã chỉ ra vị trí thống lĩnh thị trường có théthuộc một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp cùng hành động Các
Trang 35doanh nghiệp này có khả năng kiểm soát thực tế hoặc tiềm năng đối với thị
trường liên quan mà doanh nghiệp đó đang hoặc sẽ hoạt động Và việc xem
xét vị trí thống lĩnh thị trường sẽ căn cứ trên nhiều tiêu chí thị phần, quy mô
rào cản theo khả năng thực tế của doanh nghiệp trên thị trường
Luật cạnh tranh năm 2004 của Việt Nam không đưa ra khái niệm cụ thêthế nào là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thịtrường, mà chỉ quy định các trường hợp có vị trí thống lĩnh và căn cứ để xác
định vị trí thống lĩnh thị trường theo Điều 11 thông qua phương pháp định
lượng (xác định thị phần của chúng trên thị trường liên quan) và phương pháp
định tính (có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kê)
Tương tự như vậy, căn cứ dé xác định vị trí thống lĩnh thị trường của
doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông di động bao gồm: thị phần của doanhnghiệp và khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể
* Thứ nhất, xác định theo thị phan của doanh nghiệp
Khoản 5 Điều 3 Luật cạnh tranh quy định: “Thị phần của doanh nghiệpđối với một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu
bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệpkinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệ phầntrăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số muavào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị
trường liên quan theo tháng, quý, năm” Như vậy, căn cứ dé xác định thị phần
là (i) tông doanh thu hoặc doanh số của tat cả các doanh nghiệp cùng trên mộtthị trường liên quan; (ii) doanh thu hoặc doanh số của doanh nghiệp, nhómdoanh nghiệp bị điều tra Doanh thu, doanh số mua vào đối với một loại hànghóa, dịch vụ của doanh nghiệp được xác định theo quy định của pháp luật vềthuê, chuân mực kê toán Việt Nam.
Trang 36Luật cạnh tranh Việt Nam đưa ra bốn mức thị phần quan trọng tươngứng với số lượng doanh nghiệp là 30% (một doanh nghiệp); 50% (hai doanh
nghiệp); 65% (ba doanh nghiệp); 75% (bốn doanh nghiệp) Co sở dé đề xuất
mức thị phần như trên là dựa vào thực tiễn thị trường Việt Nam, trong đó, cóđến 96% doanh nghiệp tham gia kinh doanh là doanh nghiệp vừa và nhỏ Do
đó, số doanh nghiệp có được thị phần từ 30% trở lên không phải là nhiều
Hơn nữa, các văn bản pháp luật tương ứng như Pháp lệnh bưu chính viễn
thông cũng đang sử dụng ngưỡng thị phần 30% để xác định doanh nghiệp
viễn thông có vị trí thống lĩnh [16]
Như vậy, pháp luật Việt Nam đã ấn định mức thị phần cụ thê để xácđịnh vi tri thống lĩnh thị trường Chỉ cần xác định doanh nghiệp bị điều tra cóthị phần bằng hoặc vượt ngưỡng quy định là kết luận có vị trí thống lĩnh mà
không cần chứng minh doanh nghiệp đó có kha năng kiêm soát thị trường trênthực tế hay không Với cách tiếp cận này, pháp luật không cần đưa ra kháiniệm mang tính học thuật mà chỉ quy định căn cứ pháp lý để xác định vị trí
thống lĩnh Vì vậy, có thê dễ dàng kết luận một doanh nghiệp đang thống lĩnh
thị trường nếu xác định được thị trường liên quan và thị phần của doanh
nghiệp đó.
* Thứ hai, xác định theo khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách
đáng kể của doanh nghiệp
Trường hợp này, vị trí thống [nh thị trường được xác định khi một
doanh nghiệp chưa tích lũy đủ mức thị phan tối thiểu (thị phần dưới 30% trên
thị trường liên quan) nhưng có khả năng thực hiện những hành vi gây hạn chế
cạnh tranh một cách đáng kê trên thị trường Luật cạnh tranh 2004 không đưa
ra định nghĩa, song Điều 22 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định các căn
cứ dé xác định khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng ké bao gồm:
- Năng lực tài chính của doanh nghiệp;
Trang 37- Nang luc tai chinh cua tô chức kinh tế, cá nhân thành lập doanhnghiệp;
- Năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân có quyền kiểm soát hoặc chiphối hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của
doanh nghiệp;
- Năng lực tài chính của công ty mẹ;
- Năng lực công nghệ;
- Quyên sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp;
- Quy mô của mạng lưới phân phối;
- Các căn cứ khác mà cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnhtranh cho là phù hợp.
Việc quy định về vị trí thống lĩnh cho các doanh nghiệp có thị phầndưới 30% trên thị trường nhưng có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách
đáng kế nhăm bổ sung và khắc phục những hạn chế của việc sử dung thi phan
làm căn cứ duy nhất dé xác định vị tri thống lĩnh Nghị định số
116/2005/NĐ-CP chỉ liệt kê các tiêu chí xác định khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách
đáng kể mà không đưa ra mức định lượng cho từng tiêu chí Do đó, tùy theo
từng vụ việc cụ thé, cơ quan có thâm quyền sẽ phân tích, đánh giá và đưa rakết luận Cơ quan có tham quyên có thé sử dụng một số hoặc tất cả các tiêu
chí trên để đánh giá về vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp
Việc sử dụng kha năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng ké làm
căn cứ dự phòng khi xác định vị trí thống lĩnh thị trường nếu yếu tố thị phần
chưa đủ đề kết luận sẽ có ý nghĩa đối với quá trình đấu tranh các toan tính lạm
dụng sức mạnh tài chính, công nghệ dé lũng đoạn thị trường bởi khả năngxuất hiện những thủ đoạn cấu kết ngầm hoặc đầu tư ngầm để chiếm lĩnh, lũng
đoạn thị trường từ các thế lực tài chính quốc tế và trong nước không phải là ít.Chúng có thé dựng lên các doanh nghiệp dưới hình thức doanh nghiệp có vốn
Trang 38đầu tư nước ngoài, hoặc doanh nghiệp trong nước làm bình phong dé thực
hiện những tính toán nói trên Nếu phân tích từ thị phần, thì những doanhnghiệp này không đủ tiêu chuẩn dé được coi là thống lĩnh, song với sự tài trợ
của các doanh nghiệp mẹ, chúng có thể thực hiện những hành vi han chế cạnhtranh và có khả năng gây ra hậu quả không khác gì doanh nghiệp thống lĩnhthị trường thực sự Vì vậy, khi sử dụng khả năng hạn chế cạnh tranh làm căn
cứ kết luận về vị trí thống lĩnh, chúng ta sẽ có cơ sở dé đấu tranh lại các biểu
hiện tiêu cực nhằm hạn chế cạnh tranh ngay từ trong những giai đoạn đầu của
một chiến lược chiếm lĩnh thị trường, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý kinh tếđảm bảo sự phát triển lành mạnh và an ninh cho nền kinh tế
2.1.2 Các hành vi lạm dụng vị trí thong lĩnh thị trường trong lĩnhvực viễn thông di động
2.1.2.1 Ban hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm
loại bỏ đối thủ cạnh tranh
Điều 23 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định trừ những trường hợpđặc biệt, bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh
là việc bán hàng với mức giá thấp hơn tong các chi phí sau: (i) Chi phí câuthành giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặcgiá mua hàng hóa dé bán lại; (ii) Chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ theo quy
định của pháp luật.
Dé xác định hành vi định giá dé loại bỏ đối thủ cạnh tranh, chỉ cần tiến
hành việc so sánh giữa giá bán thực tế và giá thành toàn bộ của cùng một sản
phẩm là đủ dé kết luận mà không cần điều tra về hậu quả thực tế mà nó gây racho thị trường Căn cứ để xác định hành vi này là giá bán hàng hóa dịch vụ vàgiá thành toàn bộ của hàng hóa, dịch vụ đó:
- Gia bán hàng hóa, dịch vụ là giá bán thực té của hàng hóa, dịch vụ
trên thị trường liên quan Tuy nhiên, Luật cạnh tranh và Nghị định số
Trang 39116/2005/NĐ-CP chưa xác định giá bán thực tế của sản phẩm là giá sản pham
ở khâu nao trong quá trình kinh doanh (giá bán lẻ hay giá bán sản phâm cho
nhà phân phối đầu tiên) Mặt khác, trong trường hợp doanh nghiệp tiêu thụsản phâm bằng nhiều cấp tiêu thụ khác nhau như vừa trực tiếp bán lẻ, vừa báncho các đại lý thì việc xác định giá bán thực tế sản phẩm Sẽ gặp nhiều khókhăn Để làm rõ điều này, phải khẳng định hành vi bán hàng hóa, dịch vụdưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh có thé được thực hiệnbởi doanh nghiệp trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm hoặc chỉ là những nhàphân phối sản phẩm Do đó, pháp luật khó có thé đưa ra mức giá chuẩn phùhợp với mọi trường hợp.
- Giá thành sản xuất toàn bộ: Theo quy định của Nghị định số116/2005/NĐ-CP, giá thành toàn bộ là tổng các chi phí sau: Chi phí cấu thànhgiá sản xuất hàng hóa, dịch vụ hoặc giá mua hàng hóa dé bán lại; và chi phi
lưu thông hàng hóa, dịch vụ Tuy nhiên, do dịch vụ viễn thông có tính chất vôhình, không nhìn thấy cũng như không thể đo lường, lưu trữ được và quá trình
cung ứng dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời vì vậy việc xác địnhchi phí cung ứng đối với một loại dich vụ của doanh nghiệp dé so sánh với giácung ứng thực tế là rất khó khăn và đôi khi không thê thực hiện được Ngoài
ra, việc điều tra và thu thập các số liệu tài chính kế toán, chỉ phí sản xuất củacác doanh nghiệp không phải là công việc đơn giản bởi hoạt động kế toán tại
các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn thiếu minh bạch và trung thực Điều
này dẫn đến kết quả xác định giá thành toàn bộ của doanh nghiệp không chính
xác, từ đó sẽ không phát hiện và xử lý kip thời các doanh nghiệp có hành vi
Trang 40- Một là, hành vi áp đặt giá mua hàng hóa dịch vụ bất hợp lý gây thiệthại cho khách hàng: là việc doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh khi mua hàng
hóa, dịch vụ đã áp đặt giá mua được đặt ra thấp hơn giá thành sản xuất hàng
hóa, dịch vụ trong điều kiện chất lượng hàng hóa, dịch vụ đặt mua không suygiảm và không có biến động về giá bán buôn hàng hóa, cung ứng dịch vụ trênthị trường liên quan Hành vi này được xác định dựa vào hai dấu hiệu quy
định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP
- Hai là, hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý gây thiệt
hại cho khách hàng: Theo khoản 2 Điều 27 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP thì
“hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ được coi là bất hợp lý gây thiệt hạicho khách hàng nếu cầu về hàng hóa, dịch vụ không tăng đột biến tới mứcvượt quá công suất thiết kế hoặc năng lực sản xuất của doanh nghiệp và thỏamãn hai điều kiện sau đây: (¡) Giá bán lẻ trung bình tại cùng thị trường liên
quan trong thời gian tối thiêu 60 ngày liên tiếp được đặt ra tăng một lần vượt
quá 5%; hoặc tăng nhiều lần với tổng mức tăng vượt quá 5% so với giá đã bántrước khoảng thời gian tối thiêu đó; (ii) Không có biến động bat thường làm
tăng giá thành sản xuất của hàng hóa, dịch vụ đó vượt quá 5% trong thời gian
tối thiểu 60 ngày liên tiếp trước khi bắt đầu tăng giá”
- Ba là, ấn định giá bán lại tối thiêu gây thiệt hại cho khách hàng là việckhống chế không cho phép các nhà phân phối, nhà bán lẻ bán lại hàng hóa
thấp hơn mức giá đã quy định trước (khoản 3 Điều 27 Nghị định số116/2005/NĐ-CP).
2.1.2.3 Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thịtrường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho kháchhàng: Nhóm hành vi này bao gồm ba loại hành vi sau:
- Một là, hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hạicho khách hàng Đây là hành vi giảm khả năng cung hàng hóa, dịch vụ một