1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình

101 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình
Tác giả Trần Thị Tuyết Trinh
Người hướng dẫn TS. Trần Văn Trung
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ Luật học
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 64,86 MB

Nội dung

Trang 1

TRẢN THỊ TUYẾT TRINH

VÀ THỰC TIEN ÁP DỤNG

TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHÓ THÁI BÌNH

Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tung dân sự

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan day là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củariêng tôi.

Các kêt quả nêu trong luận văn chưa được công bô trong bât kỳ côngtrình nào khác Các sô liệu trong luận văn là trung thực, có nguôn gôc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận vănnày.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Trang 3

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo tại Đại học Luật Ha Nội, những người đã nhiệt tình giảng dạy, giúp tôi có những kiến thức quý báu và bé ích về chuyên ngành Luật Dân sự và Tổ tung dân sự Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm on Ban Giảm hiệu trường Dai học Luật Hà Nội, Khoa Dao tạo Sau Đại học đã tao mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành chương trình học và đề tài nghiên cứu.

Đặc biệt, với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS Trần Văn Trung — người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành Luận văn này.

Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn tới TAND thành phố Thái Bình, TAND tỉnh Thái Bình đã cung cấp cho tôi những số liệu, bản án liên quan tới dé tài Luận văn, các cán bộ thư viện đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành Luận

văn này và tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè, những người đã động viên, giúp

đỡ tôi trong quá trình làm Luận văn.

Mặc dù tôi đã cô gang dé thực hiện dé tài Luận văn một cách hoàn thiện nhất, song do chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học cũng như còn nhiều hạn chế về kiến thức nên không thể tránh được những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được Tôi rất mong được sự góp ý của quý thay, cô dé Luận văn hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 09/2018Tác giả

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIET TAT

BLDS : Bộ luật Dân sự

BLTTDS : Bộ luật Tố tụng Dân sự

CBXXSTVADS : Chuan bị xét xử sơ thâm vụ án dân sự CBXXST : Chuẩn bị xét xử sơ thâm

TAND : Toa án nhân dân UBND : Ủy ban nhân dân

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

Trang 5

Bảng | : Số liệu giải quyết án dân sự sơ thẩm của TAND thành phó Thai Bình từ nam 2013 — 2017

Biểu đồ I : Số liệu giải quyết án dân sự sơ thâm của TAND thành phố Thái Bình từ năm 2013 — 2017

Trang 6

2 Tình hình nghiên cứu dé tài - c5 2< s52 3 Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu dé tài . -.- c2 s-5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của dé tài 6 Bố cục của luận văn ‹.-.cccc 2c 22211211 11211 11x rà: Chương 1: KHÁI NIỆM VE CHUAN BỊ XÉT XỬ SƠ THẤM VỤ AN DAN SỰ VA CÁC QUY ĐỊNH CUA

PHAP LUẬT HIỆN HÀNH - - c2 Sa 1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của chuẩn bị xét xử sơ thâm VU án dân sự -. - na

1.1.1 Khái niệm chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án dân sự 1.1.2 Đặc điểm của chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án dân sự 1.1.3 Ý nghĩa của chuẩn bị xét xử sơ thâm vu án dân sự 1.2 Các quy định của pháp luật hiện hành về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án dan sự - -‹- c c2 2222222212111 51151511511

1.2.1 Thời hạn chuân bị xét xử sơ thâm vụ án dân sự 1.2.2 Những công việc tiễn hành trong thời gian chuẩn bị xét xử

Trang 7

NHÂN DAN THÀNH PHO THÁI BÌNH VÀ MOT SO KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN -.-c c2 2c cccccereeeereee

2.1 Thực tiễn áp dụng các quy định về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vu án dân sự tại

2.1.1 Thực tiễn việc áp dụng quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử TAND thành phố Thái

Bình -sơ thâm vụ án dân sự -2.1.2 Những công việc tiến hành trong thời gian chuẩn bị xét xử sơ thâm tại TAND thành phố Thái Bình

-2.2 Nguyên nhân của những hạn chê, tôn tạI 2.3 Kiến nghị hoàn thiện

. 2.3.1 Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án dân sự

Trang 8

PHẢN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Khoản | Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở „ước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” Cùng với các quyền con người, quyền công dân khác, quyền dân sự được pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện là một chế định có ý nghĩa rất quan trọng Đề bảo vệ cho các quyền dân sự, Nhà nước quy định băng nhiều cách thức khác nhau Nhưng đặc biệt hơn, Nhà nước còn giao việc bảo vệ quyền dân sự cho Tòa án.

Toa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tòa án cũng là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự chủ yếu trong tố tụng dân sự Khoản 3 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“ Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyên con người, quyên công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyên tư pháp, quyền xét xử Tòa án bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, tô chức thông qua các hoạt động tố tung dân sự của minh Theo sự phát triển của xã hội, pháp luật ngày càng được sửa đôi, bố sung và hoàn thiện đề nâng cao việc thực hiện các hoạt động tố tụng của Tòa án Bên cạnh đó, vẫn có nhiều quy định còn hạn chế, vướng mắc khi thực hiện trong thực tế, dẫn đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự chưa thật sự được đảm bảo, trong đó có quy định về chuẩn bị xét xử sơ thầm vu án dân sự Chuan bị xét xử sơ thấm vụ án dân sự có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ giúp Toa án đảm bảo cho việc xét xử được chính xác, khách quan, đúng pháp luật mà còn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự, bởi vậy việc nghiên cứu quy định về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án dân sự trên cơ sở các quy định của pháp luật và thực hiện pháp luật trên thực tiễn là hết sức cần thiết Dù

Trang 9

chọn đề tài luận văn thạc sỹ là: “Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình”.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Do tính cấp thiết của đề tài cả về khoa học và thực tiễn nên chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án dân sự cũng đã được thê hiện ở một số công trình nghiên cứu như sau:

- “Đình chỉ giải quyết vu án đân sự”, Nguyễn Triều Dương, Tap chí Luật hoc, năm 2005;

- “Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự”, Bùi Thị Thu Hiền, Luận văn Thạc sỹ Luật học, năm 2014;

- “Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự”, Nông Thị Biến, Luận văn Thạc sỹ Luật học, năm 2017;

- “Quy định về hòa giải vụ án dân sự trong Bộ luật Tố tụng dán sự năm 2015 và những nội dung cần làm rõ”, Bùi Thị Huyền, Tạp chí Luật học, 2015;

- “Bàn về phiên họp kiểm tra giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoa giải vụ an dan sự ”, Đặng Thị Thanh Hoa, Tạp chí Toa án nhândân, 2017;

Ngoài ra còn rất nhiều an phẩm sách, tạp chí, báo cáo dé cập tới van dé trên Các công trình nghiên cứu đó đã góp phần cung cấp những kiến thức pháp lí, thông tin về thực tiễn liên quan đến chuẩn bị xét xử sơ thầm, mang cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về một giai đoạn trong tố tụng dân sự tại Tòa án, chỉ ra những ưu điểm của quy định pháp luật ở từng thời kỳ, bên cạnh đó còn nêu những điểm can làm rõ khi quy định pháp luật hiện tại chưa đáp ứng được thực tế Theo sự phát triển của xã hội, quy định của pháp luật ngày càng được bổ sung hoàn thiện, chính vi

vậy, việc tiêp tục nghiên cứu vê chuân bị xét xử sơ thâm vụ án dân sự là

Trang 10

cần thiết và đúng đắn Ở luận văn này, ngoài việc nêu các quy định của pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án dân sự, tác giả còn nêu thực tiễn việc thực hiện các quy định về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình nên có nhiều điểm mà các luận văn về đề tài này phân tích theo hướng nghiên cứu chưa đề cập đến.

3 Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu Mục đích mà luận văn này hướng tới chính là việc làm rõ các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam về chuẩn bị xét xử sơ thầm vụ án dân sự, đồng thời nêu một số vấn dé trong thực tiễn liên quan đến chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình và kiến nghị hoàn thiện quy định về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự trong luật tô tụng dân sự Việt Nam.

Đối tượng nghiên cứu được xác định là các quan điểm khoa học pháp lí về chuẩn bị xét xử sơ thấm vu án dân sự, các quy định pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thâm của Việt Nam và một số quốc gia khác, các thông tin, tư liệu thực tế và một số bản án của Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình liên quan đến vấn đề này, cụ thể:

- Nghiên cứu, làm rõ những van dé ly luan về chuẩn bị xét xử so thâm bao gồm: Định nghĩa, đặc điểm, ý nghĩa của chuẩn bị xét xử sơ thâm

vụ án dân sự;

- Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án dan sự, so sánh quy định của pháp luật hiện hành với các quy định pháp luật theo các thời kỳ và với các quy định về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án dân sự của một số nước trên thé giới, qua đó thấy được điểm tiễn bộ, hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành;

- Thực tiễn thực hiện quy định về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình, qua đó rút ra được những ưu điểm, hạn chế của pháp luật khi ứng dụng vào thực tiễn;

- Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật tô tụng dân

sự vê chuan bị xét xử sơ thâm vu an dân sự.

Trang 11

Thái Bình.

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu dé tài bao gồm: Phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử, phân tích, chứng minh, kết hợp với phương pháp so sánh, tông hợp, liệt kê,

- Phương pháp phân tích: Xem xét chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án dân sự qua từng van dé, khía cạnh nhỏ dé hiểu được ban chất của các quy

- Phương pháp lịch sử: Qua quy định pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vu án dân sự qua từng giai đoạn dé thay được sự kế thừa và phát triển của pháp luật;

- Phương pháp so sánh: Qua việc so sánh quy định pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thâm vu án dân sự giữa Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới, giữa quy định pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án dân sự hiện hành và quy định của các thời kỳ trước để thấy được những điểm cần hoc tập, phát triển hoặc cần sửa đổi bố sung cho phù hợp.

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Khi nghiên cứu dé tai này, tác giả rất mong muốn luận văn sẽ trở thành một trong những tài liệu cung cấp cho người đọc những thông tin về các van dé pháp lí và thực tiễn áp dụng quy định về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án dân sự; qua đó người đọc sẽ có một cái nhìn tông quát về một giai đoạn của tô tụng dân sự, hiểu rõ hơn về trình tự thủ tục tố tụng tại Tòa án và nắm bắt được những ưu điểm, hạn chế của quy định pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 Bên cạnh đó, qua thực tiễn việc thực hiện các quy định về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dan sự tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình chúng ta sẽ rút ra được những kinh nghiệm trong việc áp dụng các quy

Trang 12

định pháp luật vào thực tế, qua đó có phương hướng điều chỉnh, bổ sung quy định pháp luật dé đảm bảo được tối đa quyên, lợi ích hợp pháp của đương sự.

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn bao gồm 02 chương:

Chương |: Khái niệm về chuẩn bị xét xử sơ tham vụ án dân sự và

các quy định của pháp luật hiện hành.

Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định về chuẩn bị xét xử sơ thấm vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Binh và một số kiến nghị hoàn thiện.

Trang 13

1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của chuẩn bị xét xử sơ tham vụ an dân sự

1.1.1 Khái niệm chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Chuẩn bị xét xử là một giai đoạn trong so thâm vụ án dân sự Bộ luật tổ tụng dân sự (BLTTDS) không đưa ra một khái niệm cụ thể về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án dân sự (CBXXSTVADS).

Theo Dai từ điển Tiếng Việt thì “chuẩn bị” là: “Tao ra cho có sẵn những cái, những việc cân dé làm một việc nào đó””.

Số tay thuật ngữ pháp lý thông dụng định nghĩa: “Xét xử là hoạt động do Tòa án tiến hành theo pháp luật tô tung, trong đó Tòa án sau khi nghiên cứu một cách khách quan toàn diện và đây đủ các tình tiét của vụ án, tiễn hành giải quyết và xử ly vụ án bằng việc ra bản án và các quyết định can thiết có liên quan ”°.

Từ điển luật học định nghĩa: “Xéf xứ sơ thẩm là một từ hán việt, có nghĩa là lan dau tiên đưa vụ án ra xét xử tại một tòa án có thẩm quyên ””.

Theo pháp luật tổ tụng dân sự hiện hành, việc xét xử vụ án dân sự được tiễn hành qua hai cấp là cấp sơ tham và cấp phúc thẩm, ngoài ra còn có thủ tục đặc biệt là giám đốc thâm, tái thâm Tuy nhiên, trong thực té xét xử, có nhiều vụ án có tình tiết phức tap, vu án kéo dai nhiều năm, trải qua nhiều cấp xét xử, khi bản án sơ thâm bị hủy thì hồ sơ vụ án lại được chuyển lại cho Tòa cấp sơ thẩm xem xét lại theo quy định của pháp luật Bởi vậy, ở đây, ta không thé xem xét xét xử sơ thâm là “lần đầu tiên đưa vụ án ra xét xử tại một Tòa án có thâm quyên”, mà ta sẽ xác định là “đưa

Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1999), Dai tir điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa — Thông tin, Hà Nội,

Trang 14

vu an ra xét xu tại cấp sơ thâm”, tức là đưa vụ án ra xét xử tại cấp xét xu thứ nhất.

Từ điền luật học, Bộ Tu Pháp — Viện Khoa học Pháp lý khái quát: Vụ án: Một vụ việc có dấu hiệu trái pháp luật mang tính chất hình sự hoặc tranh chấp giữa các chủ thể pháp luật được đưa ra tòa án hoặc cơ quan trọng tài giải quyết Vụ việc thuộc thấm quyền giải quyết của cơ quan tư pháp hoặc trọng tai Theo luật tổ chức tòa án nhân dân, tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật”.

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, thì “chuẩn bị xét xử sơ thâm” là “Hoat động đo Tòa án tiễn hành sau khi thụ lý vụ an dân sự dé dua vu an ra xét xu tai phién toa so thẩm”.

Từ đó, tác giả đưa ra định nghĩa: “Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là những hoạt động tô tụng do Tòa án tiễn hành từ khi thụ lý vụ án đến khi ban hành quyết định dua vụ án ra xét xử nhằm tao ra những điều kiện cần thiết cho việc xét xử tại cấp xét xử thứ nhất của Tòa Gn”.

Điều 102 Hiến pháp năm 2013, Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân (TAND) năm 2014, Điều 1 BLTTDS năm 2015 quy định: Tòa án có thấm quyền giải quyết các vụ án dân sự bao gồm các tranh chấp về dan sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động Điều 26, 28, 30, 32 BLTTDS năm 2015 đã liệt kê các tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động thuộc thâm quyên giải quyết của Tòa án.

CBXXST nói chung và CBXXSTVADS nói riêng thường được nghiên cứu dưới 2 góc độ: thir nhát, là một giai đoạn của tô tụng dân sự

* Bộ Tư Pháp — Viện Khoa học Pháp lý (2006), Tir điển luật học, Nxb Từ điển Bách khoa — Nxb.

Tu pháp, Hà Nội, tr.860.

° Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Tir điền giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhan

dân, Hà Nội, tr.183.

Trang 15

giải quyết hay quyết định đưa vụ án ra xét xử) va thi hai, là các hoạt động chuẩn bị cho xét xử sơ thâm, theo đó những người tiễn hành tố tụng và tham gia tô tụng tiến hành các hoạt động cụ thé dé chuẩn bi cho việc xét xử sơ thâm Ở Việt Nam, CBXXSTVADS thường chỉ được nghiên cứu dưới góc độ thứ hai do ảnh hưởng nhiều của luật thực định Ở luận văn này, tác giả nghiên cứu CBXXSTVADS dưới góc độ là các hoạt động chuẩn bị cho xét xử sơ thẩm, cu thé là những hoạt động tô tụng sau: phân công Thâm phán; thông báo về việc thụ lý vụ án; lập hồ sơ vụ án; nghiên cứu hồ sơ vụ án; phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải; ban hành các quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thâm.

1.1.2 Đặc điểm của chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

- Thứ nhất, chuẩn bị xét xử vụ án dân sự được bat dau từ sau khi Tòa án thụ lý vụ án cho đến khi Tham phán ban hành Quyết định dwa vụ án ra xét xử

Tác gia Bùi Thị Huyền đã viết: “Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là giai đoạn tô tụng được thực hiện sau khi Tòa án thụ ly vụ án [ ]”” Khi thụ lý vụ án, Tòa án đã xác định trách nhiệm của mình trong việc giải quyết vụ án dân sự Khi vào số thụ lý, Tòa án phải thực hiện các hoạt động tố tụng dé CBXXSTVADS Thời điểm thụ lý vụ án cũng là thời điểm pháp lý dé tinh thời hạn việc CBXXST của Tòa án Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà Thâm phán giải quyết vụ án chưa ban hành được các quyết định theo quy định của pháp luật, thì vụ án này sẽ được tính là quá

6 Nguyén Cong Binh chu nhiém dé tài (2002), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện một số

chế định cơ bản của pháp luật tô tụng dân sự Việt Nam, Dé tài nghiên cứu khoa học cấp trường, HàNội, tr.109.

Trang 16

hạn, Thâm phán sẽ phải chịu trách nhiệm giải trình lý do quá hạn Sau khi thụ lý vụ án, Thâm phán được phân công giải quyết vụ án sẽ ban hành Thông báo thụ lý vụ án gửi cho các đương sự trong vụ án Khi các đương

sự trong vụ án được thông báo về việc thụ lý vụ án thì quyền, nghĩa vụ của họ trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cũng phát sinh Bên cạnh đó, sau khi thụ lý vụ án, Thâm phan sẽ tiến hành một loạt các hoạt động tố tụng như: lập hồ sơ vụ án, triệu tập đương sự, thu thập, xác minh chứng cứ, tiễn hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, Khi xác định hồ sơ vụ án đã đầy đủ thì Thâm phán sẽ ban hành Quyết định đưa vụ án ra xét xử, đây là căn cứ chấm dứt hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thâm.

- Thứ hai, CBXXSTVADS là diéu kiện cần để đưa vụ án ra xét xử CBXXSTVADS là những hoạt động tô tụng được thực hiện dé đưa vụ án ra xét xử, bởi vậy Thâm phán phải thực hiện những hoạt động cần thiết cho việc giải quyết vụ án như: lập và nghiên cứu hỗ so, thu thập, xác minh chứng cứ, tiễn hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa gidi, dé đảm bảo khi xét xử, Hội đồng xét xử cấp sơ thầm sẽ phán quyết công bằng, chính xác, đảm bảo quyên, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.

- Thứ ba, CBXXSTVADS có mối liên hệ chặt chẽ với các giai đoạn to tụng khác

Sơ thâm là cấp xét xử đầu tiên của Tòa án CBXXSTVADS là việc tiến hành các công việc cần thiết nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc xét xử của Tòa án tại cấp sơ thâm Như vậy, việc CBXXST có ảnh hưởng rất lớn đến việc xét xử sơ thâm và các cấp xét xử sau này CBXXST có tốt thì việc xem xét, đánh giá các tài liệu chứng cứ trong hỗ sơ vụ án của Hội đồng xét xử sẽ chính xác, đảm bảo được quyên, lợi ích hợp pháp của đương sự Hơn thế nữa, khi bản án, quyết định sơ thâm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng xét xử phúc tham cũng phải căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã được cấp sơ thẩm thu thập để đánh giá kháng

Trang 17

cáo, kháng nghị Đối với thủ tục giám đốc thâm, tái thâm, các hoạt động CBXXST cũng có mối liên hệ chặt chẽ để xem xét đánh giá căn cứ của việc khiếu nại, kháng nghị giám đốc thâm.

- Thứ tư, hòa giải là hoạt động tô tụng bắt buộc trong giai đoạn CBXXSTVADS

Hòa giải là hoạt động tố tụng do Tòa án tiến hành nhằm giúp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự Trong CBXXSTVADS, Tòa án phải tiến hành hòa giải, trừ những vụ án không tiến hành hòa giải được và những vụ án không được hòa giải Quá trình giải quyết vụ án dân sự, quyền tự thỏa thuận của đương sự được đề cao nhưng riêng trong CBXXSTVADS thì Tòa án phải tiễn hành hòa giải, đối với những hoạt động khác thì hòa giải không phải là hoạt động tố tụng bắt buộc phải tiến hành Việc hòa giải trong CBXXST có ý nghĩa rất quan trọng, giúp rút ngắn quá trình tố tụng, giảm thiểu chi phí tố tụng Khi hòa giải, Tòa án sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn, phân tích pháp luật, giúp các đương sự tìm được tiếng nói chung trong việc giải quyết tranh chấp.

Hòa giải trong CBXXSTVADS cũng là hoạt động tố tụng để phân biệt với giai đoạn phúc thâm, bởi hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thé đối với việc hòa giải trong giai đoạn phúc thâm Khi CBXXSTVADS nếu các đương sự hòa giải được thì Tòa án sẽ ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, con trong giai đoạn phúc thâm, Tòa án sẽ chỉ ghi nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong bản án mà không ban hành Quyết định trên.

1.1.3 Ý nghĩa của chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

- Thứ nhất, CBXXSTVADS đảm bảo toi da cho việc bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của đương sự

Bao đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được ghi nhận là một trong những nguyên tắc co bản của pháp luật tổ tụng dân sự (Điều 9 BLTTDS năm 2015) Bên cạnh việc pháp luật quy định

đương sự có quyên tự mình hoặc nhờ người khác bảo vệ quyên và lợi ích

Trang 18

hợp pháp của mình, pháp luật còn quy định trách nhiệm của Tòa án trong

việc tạo điều kiện, hỗ trợ, bảo đảm cho việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp

pháp của đương sự.

Đối với nhiều quốc gia trên thế giới như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, thì pháp luật quy định việc thu thập chứng cứ trong quá trình chuẩn bị xét xử do đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của họ (Luật sư) thực hiện Bởi trình độ dân trí của người dân,

điều kiện kinh tế của quốc gia cao nên việc chủ động thu thập chứng cứ được giao cho đương sự Ở nước ta, trình độ dân trí còn chưa cao, pháp luật còn chưa được phổ biến rộng rãi, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa; một bộ phận lớn người dân không đủ điều kiện kinh tế để mời người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính vì thế pháp luật Việt Nam đã đặt ra trách nhiệm của Tòa án phải tiễn hành những hoạt động tô tụng đã được quy định cụ thê trong BLTTDS để bảo vệ quyển và lợi ích chính đáng của đương sự, một trong số đó là hoạt động CBXXSTVADS.

- Thứ hai CBXXSTVADS tạo điều kiện cho các bên đương sự cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cấu của mình là có căn cứ

và hợp pháp

Điều 93 BLTTDS năm 2015 quy định: Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng va được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp Chứng cứ giúp cho Tòa án làm rõ được những tình tiết trong vụ án, đồng thời thông qua việc cung cấp chứng cứ, các bên đương sự chứng minh được yêu cầu của mình là có căn cứ Trong CBXXSTVADS, các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ cho Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

- Thứ ba, CBXXSTVADS giúp Tòa án tiến hành các công việc can thiết để đảm bảo cho hoạt động xét xử được chính xác, khách quan, đúng

pháp luật

Trang 19

Trong CBXXSTVADS, Tòa án phải tiến hành một loạt các hoạt động tố tụng dé chuẩn bị cho việc xét xử Việc chuẩn bị càng được thực hiện kỹ càng thì kết quả thu được sẽ càng cao Các hoạt động tổ tụng trong CBXXST: lập hồ sơ vụ án, thu thập tài liệu, chứng cứ, tô chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải được thực hiện tốt, thì việc xét xử sơ thâm sẽ công bằng, chính xác, đạt hiệu quả cao, giảm thiểu tối đa tình trạng kháng cáo, kháng nghị, khiếu nại giám đốc thâm, tái thâm dẫn đến hệ quả phải sửa án, hủy án.

Các hoạt động tổ tụng trong CBXXSTVADS có ý nghĩa rất quan trọng, tuy không đưa ra phán quyết nhưng nó là tiền đề, cơ sở pháp lý đảm bảo cho việc xét xử của Tòa án được toàn diện, đúng pháp luật.

1.2 Các quy định của pháp luật hiện hành về chuẩn bị xét xử sơ thấm vụ án dân sự

1.2.1 Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Khi bàn về CBXXSTVADS thì điều đầu tiên chúng ta cần nhắc tới đó là thời hạn CBXXSTVADS Theo Giáo sư Nguyễn Huy Đầu trong Luật Dân sự tổ tụng Việt Nam:

Thời gian được ấn định dai hay ngắn là tùy ở bản chất, tính cách hệ trọng của mỗi việc: Luật không muốn đương sự quyết định hap tấp, hoặc phải chờ đợi qua lâu; Tòa cũng không thé phán quyết ngay mà không suy xét kỹ lưỡng hoặc lưu giữ hỗ sơ mãi mới xét xử Hai thái độ cực đoan của cả đương nhân lẫn Thâm phán đều có phương hại đến sự điều hành công lý và truy tầm sự thật Như vậy, mỗi thời hạn thủ tục có lý do chánh đáng riêng biệt”.

Đây là một quan điểm quan trọng trong việc xây dựng các quy định về thời hạn t6 tụng sau này Khoảng thời gian này phải được quy định phù hợp dé dam bảo Tòa án tiến hành thực hiện các hoạt động tô tụng và những công việc cân thiệt khác đê làm sáng tỏ các vân đê trong vụ án, và

7 Nguyễn Huy Đầu (1962), Luật Dan sự T: 6 tung Viét Nam, Nxb Khai Tri, Sai Gon, tr.448.

Trang 20

cũng đủ thời gian cho các đương sự thực hiện các quyên, nghĩa vụ của mình Nếu thời hạn này được quy định quá dài hoặc quá ngắn, nó sẽ dẫn đến những hệ lụy: ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ án, không đảm bảo quyên, lợi ích hợp pháp của đương sự.

Thời hạn CBXXSTVADS được tính từ ngày Tòa án vào số thụ lý đến ngày Tòa án ban hành một trong 04 quyết định: Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ ấn dân sự, Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự hoặc Quyết định đưa vụ án ra xét xử Việc quy định thoi hạn là nhằm mục đích đặt ra trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng đối với việc giải quyết vu án, trách nhiệm cho các đương sự thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của mình.

Tùy theo tính chất của từng loại vụ án mà pháp luật quy định thời hạn chuẩn bị xét xử của từng loại vụ án là khác nhau Khoản 1 Điều 203 BLTTDS năm 2015 quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử như sau:

Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tổ nước ngoài,

được quy định như sau:

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, ké từ ngày thụ lý vụ án; b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, ké từ ngày thụ lý vụ án Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thé quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tinh lại ké từ ngày quyết

Trang 21

định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Về thời hạn giải quyết vụ án, theo quy định tại Điều 203 BLTTDS năm 2015, thời gian giải quyết vụ án, kể từ khi thụ lý đến khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử đối với các vụ án tranh chấp về dân sự hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26, 28 của BLTTDS là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án và đối với các vụ án tranh chấp về kinh doanh thương mại và lao động quy định tại Điều 30 và 32 BLTTDS năm 2015 thì thời hạn CBXXSTVADS là 02 tháng, kế từ ngày thụ lý vụ án Việc BLTTDS năm 2015 quy định thời hạn chuẩn bị xét xử khác nhau đối với từng loại vụ án là sự kế thừa và phát triển của các quy định pháp luật đã được Nhà nước ta ban hành quy định về thời hạn giải quyết các vụ án dân sự, lao động và kinh tế tại Điều 47 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, Điều 36 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996, Điều 34 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và Điều 179 BLTTDS năm 2004 do yêu cầu cấp thiết cần giải quyết nhanh chóng các loại tranh chấp trên.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thé ra Quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 2 tháng đối với vụ án dân sự, hôn nhân gia đình và không quá l1 thang đối với vụ án kinh doanh, thương mại và lao động và căn cứ gia hạn, BLTTDS quy định 3 căn cứ gia han thời hạn chuẩn bị xét xử bao gồm:

“Những vu án có tính chất phức tạp”: điểm a khoản 3 Điều 14 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Tham phán TAND Tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thâm” của BLTTDS đã được sửa đôi, bố sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS quy định:

Trang 22

Những vụ án có tính chất phức tạp là những vụ án có nhiều đương sự, có liên quan đến nhiều lĩnh vực; vụ án có nhiều tài liệu, có các chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thêm thời gian để nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn hoặc cần phải giám định kỹ thuật phức tạp; những vụ án mà đương sự

là người nước ngoài đang ở nước ngoài hoặc người Việt Nam

đang cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài, tài sản ở nước ngoài cần phải có thời gian uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự, ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nướcngoài,

“Trở ngại khách quan”: điểm b khoản 3 Điều 14 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP_ ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thâm phán TAND Tối cao quy định “7rở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động như: thiên tai, địch họa, nhu câu chiến đấu, phục vụ chiến đấu, làm cho Toà án không thể giải quyết được vụ án trong thời

hạn quy định ”.

“Su kiện bat khả kháng” đây là một điềm mới trong việc pháp luật quy định việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử Theo khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015 (thay thé khoản 1 Điều 161 BLDS năm 2005), “Sw kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp can thiết và khả năng cho phép ” Đây là những sự kiện xảy ra ngoài ý chí của các chủ thể, các chủ thé không thể lường trước được, hoặc biết trước nhưng không thê khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép dé khắc phục sự kiện đó.

Khoản 1 Điều 203 BLTTDS năm 2015 đã kế thừa cơ bản các quy định của Điều 179 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, b6 sung năm 2011) về thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng có bổ sung thêm quy định về việc tính lại thời hạn chuẩn bị xét xử, theo đó: “T ruong hop có quyét dinh tam dinh

Trang 23

chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tinh lại ké từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật ”.

Trong thời han 01 tháng ké từ ngày có Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa, trong trường hợp có lý do chính đáng thìthời hạn này là 02 tháng.

Việc quy định thời hạn chuẩn bị xét xử đối với các vụ án kinh doanh thương mại, lao động là ngắn Thực tế cho thấy, việc quy định thời hạn đối với các vụ án kinh doanh thương mại, lao động là 02 tháng là không đáng kẻ.

Bên cạnh đó, thực tiễn cho thấy việc quy định thời hạn như trên rat bat cập đối với việc giải quyết các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, vi vậy BLTTDS năm 2015 đã bổ sung quy định về thời hạn giải quyết đối với các vụ án này trong Phần thứ tám của Bộ luật: Thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tô nước ngoài Theo đó, đối với những vụ án dân sự có yếu tô nước ngoài thì phiên họp hòa giải phải được mở sớm nhất là 06 tháng và chậm nhất là 08 tháng, ké từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án Ngày mở lại phiên họp hòa giải (nêu có) được ấn định cách ngày mở phiên họp hòa giải chậm nhất là 01 tháng; phiên tòa phải được mở sớm nhất là 09 tháng và chậm nhất là 12 tháng, nếu hoãn thì thời hạn là 01 tháng ké từ ngày ban hành thông báo thu lý.

Điều 476 cũng quy định Toà án phải gửi thông báo thụ lý vụ án, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (sau đây gọi chung là phiên họp hòa giải), mở lại phiên họp hòa giải, mở phiên tòa và mở lại phiên tòatrong văn bản thông báo thụ lý vụ án cho đương sự ở nước ngoài Khi đương sự ở nước ngoài không hợp tác, Tòa sẽ ấn định thời gian mở phiên họp hòa giải và phiên tòa theo quy định này và tiến hành ủy thác tư pháp Quy định này đã phần nào khắc phục được nhược điểm về thời hạn đối

VỚI VIỆC giai quyết vụ án có yêu tô nước ngoài bởi việc ủy thác tư pháp

Trang 24

thường tốn kém thời gian và chi phí, nhiều trường hợp việc ủy thác tư pháp kéo dai tới vai năm bởi thủ tục ủy thác tư pháp đối với các Tòa án còn gặp nhiều khó khăn do việc thực hiện ủy thác tư pháp là khác nhau đối với các quốc gia, chưa có hướng dẫn cụ thể các kênh thực hiện ủy thác đối với một số quốc gia,

Đối chiếu với BLTTDS của Liên bang Nga, ta có thé thay được điểm tương đồng trong việc quy định thời hạn xét xử giữa BLTTDS Việt Nam và BLTTDS của Liên bang Nga Điều 154 BLTTDS năm 2003 của Liên bang Nga quy định:

1 Vụ án dân sự được Tòa án xét xử trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày nhận đơn kiện Nếu vu án do Tham phán hòa giải giải quyết thì được xét xử trong thời han 1 tháng ké từ ngày nhận đơn khởi kiện.

2 Vụ án yêu cầu khôi phục việc làm, đòi tiền cấp dưỡng được xét xử trong thời han | thang.

3 Luật liên bang quy định thời hạn xét xử có thể ngắn hơn đối với 1 số loại vụ án dân sự.

Thời hạn giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm được quy định tại BLTTDS Trung Quốc như sau: nếu vụ án giải quyết theo trình tự thông thường thì thời hạn là 6 tháng kế từ ngày thu lý, nếu cần gia hạn thì Chánh án Tòa án quyết định gia han không quá 6 tháng Ÿ.

Khác với quy định tại BLTTDS của Việt Nam, BLTTDS của Cộng hòa Pháp và Nhật Bản lại không quy định thời hạn giải quyết vụ án mà quy định từng thời hạn là do Thâm phán an định Điều 3 BLTTDS Pháp quy định: “Thdm phán phải bảo đảm cho quá trình tiễn hành tô tụng được tiễn hành theo đúng thủ tục quy định Tham phản có quyên ấn định thời

® Ngô Cường (2010), Việc áp dụng các quy định của BLTTDS trong việc giải quyết các vụ án về

kinh doanh, thương mại (Một số dé xuất sửa đổi, bồ sung), Hội thảo đánh giá việc áp dụng các quyđịnh của BLTTDS sau 5 năm triển khai thực hiện, tập trung vào lĩnh vực giải quyết tranh chấp

thương mại (Dự án giải quyết tranh chấp thương mại, TANDTC-DANIDA/BSPS4), Hà Nội, tr.5.

Trang 25

hạn và quyết định những biện pháp can thiét”’ Việc quy định Tham phán có quyền ấn định thời hạn tạo điều kiện cho Tòa án chủ động trong việc thu thập đầy đủ tài liệu chứng cứ, cấp, tống đạt văn bản cho các đương sự, tạo sự linh hoạt, mềm dẻo trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự Đây là một quy định tiến bộ, hiện dai ma pháp luật nước ta nên xem xét áp dụng.

Khoản 2 Điều 203 BLTTDS năm 2015 đã bổ sung và cụ thé hóa các nhiệm vụ, quyền han mà Tham phán phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, bao gồm:

a) Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật nay;

b) Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác; c) Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;

d) Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;

đ) Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này;

e) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

ø) Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này.

1.2.2 Những công việc tiễn hành trong thời gian chuẩn bị xét xử sơ thẩm

1.2.2.1 Phân công Thẩm phan

Việc đầu tiên sau khi thụ lý vụ án đó là Tòa án tiến hành phân công một Thâm phán giải quyết vụ án dân sự: “Trong thời han 03 ngày làm

° Nhà pháp luật Việt — Pháp (1998), Bo luật Tổ tụng Dân sự của nước Cộng hòa Pháp, Nxb Chính

trị quôc gia, Hà Nội, tr.7.

Trang 26

việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Toa án quyết định phân công Tham phán giải quyết vụ án” (Khoản 2 Điều 197 BLTTDS năm 2015) Việc phân công Tham phán phải dam bảo nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên (khoản 1 Điều 197 BLTTDS năm 2015) Thực tế tại nhiều Tòa án nói chung cũng như tại TAND thành phố Thái Bình nói riêng đang áp dụng việc phân công Tham phán theo nguyên tắc “xoay vòng” dé đảm bảo các vụ án tranh chấp dân sự được phân cho các Thâm phán đồng đều cả về số lượng và tính chất vụ việc.

Khoản 1 Điều 172 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bỗ sung năm 2011) quy định “7Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thu bp vụ án, Chánh án Toà án phân công một Thẩm phán giải quyết vụ án” Tuy nhiên, Điều 174 Bộ luật này quy định về việc thông báo thụ lý như sau:

“Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho bị don, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyén lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Toà án đã thụ lý vụ án” Như vậy, sau khi thụ lý vụ án mà Chánh án Tòa án phân công Thâm phán muộn thì sẽ dẫn đến việc Tòa án vi phạm quy định về thời hạn thông báo thụ lý vụ án BLTTDS năm 2015 đã sửa đổi, bố sung theo hướng khi nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án sẽ phân công Tham phán xem xét đơn khởi kiện, nếu đơn khởi kiện đủ điều kiện để thụ lý thì Thâm phán này có trách nhiệm ban hành Thông báo thụ lý, sau đó Chánh án sẽ phân công Thâm phán giải quyết vụ án Quy định này đã khắc phục được hạn chế của quy định tại Điều 172 BLTTDS năm 2004 (sửa đôi, bé sung năm 2011) để đảm bảo việc thực hiện thông báo thụ lý vụ án đúng thời hạn.

1.2.2.2 Thông báo về việc thụ ly vụ án

Bước tiếp theo của việc CBXXSTVADS đó là Thâm phán ban hành Thông báo thụ lý vu án Khác với quy định tại Điều 174 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) không quy định rõ người có thẩm quyền ban hành Thông báo thụ lý vụ án, chỉ quy định “7rong thời han ba

Trang 27

ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Toà án phải thông bdo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Toà án đã thụ lý vụ án” Khắc phục hạn chế trên và để đảm bảo việc thực hiện một cách thống nhất, Điều 196 BLTTDS năm 2015 đã quy định rõ trách nhiệm thông báo cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tô chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát (VKS) cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án là của Thâm phán Đối với vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, ké từ ngày thụ lý vụ án.

Nội dung của Thông báo thụ lý phải đảm bảo đầy đủ các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 196 BLTTDS năm 2015 và theo biểu mẫu số 30 ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thâm phán TAND Tối cao ban hành một số biểu mẫu trong tô tụng dân sự Việc thông báo thụ lý vụ án sẽ giúp cho các đương sự biết về việc Tòa án đang thụ lý giải quyết tranh chấp giữa các bên, một mặt Tòa án cũng ấn định thời hạn về việc bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp văn bản trình bày ý kiến về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có) và các tài liệu, chứng cứ chứng minh.

1.2.2.3 Lập hô sơ vụ án

Lập hồ sơ vụ án có ý nghĩa rất quan trọng trong việc CBXXSTVADS Bởi chỉ khi hồ sơ vụ án được lập một cách đầy đủ, khoa học, logic thì việc giải quyết vụ án mới chính xác.

BLTTDS năm 2015 quy định về việc lập hồ sơ vụ án tại Điều 204 như sau:

“1 Hồ sơ vụ án dân sự bao gom đơn và toàn bộ tài liệu, chứng cứ của đương sự, người tham gia tô tụng khác; tài liệu, chứng cứ do Tòa án

thu thập liên quan dén vu an; văn ban tô tung cua Toa án, Viện kiêm sát

Trang 28

về việc giải quyết vu án dân sự [ J” Theo quy định tại khoản 2 Điều 204 BLTTDS năm 2015, tài liệu trong hồ sơ vụ án phải được sắp xếp theo trình tự thời gian, tài liệu nào có trước thì dé ở dưới, tài liệu nào có sau được để ở trên Quy định này nhằm đảm bảo hồ sơ được sắp xếp một cách khoa học theo trình tự thời gian, cũng có nghĩa là khi nghiên cứu, hồ sơ sẽ thê hiện được diễn biến tố tụng của vụ án.

Theo quy định tại Điều 198 BLTTDS năm 2015, khi lập hồ sơ vụ án, Tham phán có quyên, nghĩa vụ thực hiện các hoạt động sau:

* Yêu cầu đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho vụ án

Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về việc yêu cầu đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ có khá nhiều điểm tương đồng với pháp luật tố tụng của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Trong đó, đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án dé chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp Nếu đương sự không tự chủ động thu thập được chứng cứ và có đơn yêu cầu, hoặc tại những trường hợp khác do pháp luật quy định, thì Tòa án sẽ tiến hành hỗ trợ

đương sự thu thập chứng cứ.

Việc giao nộp tài liệu, chứng cứ của đương sự được thực hiện ngay từ khi nộp đơn khởi kiện (đỗi với người khởi kiện), hoặc khi bị đơn có yêu cau phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì họ phải cung cấp cho Tòa án những căn cứ chứng minh cho yêu cầu của mình Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu xét thấy các tài liệu chứng cứ của đương sự giao nộp chưa đầy đủ, Thâm phán yêu cầu đương sự tiếp tục giao nộp b6 sung chứng cứ và quy định thời hạn cho phép đương sự thực hiện nghĩa vụ của mình để đảm bảo đương sự không cố tình trốn tránh, kéo dài thời gian giải quyết vụ án.

BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) không quy định giới hạn thời điểm đương sự có quyên giao nộp tài liệu, chứng cứ, theo đó đương sự có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ ở bất kỳ thời điểm nào của quá trình tố tụng (Điều 184) Vì thế, nhiều đương sự có tâm lý muốn các

Trang 29

đương sự đang có tranh chap với minh “không kip trở tay”, lựa chọn thời điểm cung cấp chứng cứ gây bất ngờ cho đối phương (ví dụ như tại phiên tòa sơ thâm), dẫn đến thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài, tốn kém chỉ phí tố tụng, không đảm bảo cho các đương sự có điều kiện tranh tụng tốt nhất tại phiên tòa Dé khắc phục hạn chế trên, BLTTDS năm 2015 đã quy định tại khoản 4 Điều 96 như sau: “Thoi han giao nộp tài liệu, chứng cứ do Tham phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm [ ]” Việc quy định thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ như trên có sự tương đồng với nhiều quốc gia trên Thế giới, ví dụ như tại BLTTDS Pháp, “Tham phán có quyên ấn định thời hạn [ J”'" (Điều 3) và “Thẩm phán ấn định thời hạn và, nếu cân, thì ấn định cả thể thức trao đổi giấy tờ, tài liệu ƒ J”'" (Điều 134) Quy định tại Điều 96 BLTTDS năm 2015 của Việt

Nam buộc các đương sự ý thức được trách nhiệm của mình trong việc

cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình, tránh những hậu quả không đáng có như thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài, bản án sơ thấm bị hủy do đương sự cung cấp chứng cứ mới,

Khoản 4 này cũng quy định thêm về trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thâm, đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương

sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng thì đương sự phải chứng

minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó.

Đối với các vụ án dân sự, đương sự có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp Bởi vậy, đương sự có nghĩa vụ phải giao nộp cho Tòa án các tài liệu, chứng cứ; những tài liệu, chứng cứ nào đương sự không thể tự mình thu thập và có đơn yêu cầu, hoặc tại những trường hợp khác do pháp luật quy định, thì Tòa án sẽ tiễn hành hỗ

!'° Nhà pháp luật Việt — Pháp (1998), Bộ ludt Tổ tung Dân sự của nước Cộng hòa Pháp, Nxb Chínhtri quéc gia, Ha Nội, tr.7.

' Nhà pháp luật Việt — Pháp (1998), Bộ luật Tổ tung Dân sự của nước Cộng hòa Pháp, Nxb Chínhtrị quốc gia, Hà Nội, tr.38.

Trang 30

trợ đương sự thu thập chứng cứ Quy định này gắn trách nhiệm cho đương sự, giảm áp lực cho Tòa án, cũng nhăm mục đích tránh việc Tòa án tiễn hành thu thập chứng cứ có lợi cho một bên Theo tác giả Bùi Thị Huyén, “Mức độ hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động chứng minh của các đương sự phụ thuộc rất nhiễu vào trình độ hiểu biết pháp luật cua đương sự, mức độ tham gia tô tụng của người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự, cơ chế to tung và các điều kiện kinh tế xã hội khác ”” Như vậy, Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ, nham đảm bảo quyền va lợi ích của đương sự được bảo vệ tối đa, giúp đương sự tránh được những bat lợi khi ho không thé cung cấp được chứng cứ, vì thé ta không thé hiểu Tòa án phải thực hiện thay đương sự nghĩa vu của họ Đối với trường hợp Tòa án yêu cầu cung cấp chứng cứ nhưng đương sự không thé giao nộp được do có lý do chính đáng, Tòa án sẽ chap nhận việc giao nộp tài liệu chứng cứ khi đương sự xuất trình được lý do của việc chậm giao nộp, quy định này hoàn toàn phù hợp với thực tế và đảm bảo quyền lợi cho các bên.

* Xác minh, thu thập chứng cứ

Chứng cứ là những gi có thật được đương sự và các cơ quan, tô chức, cá nhân giao nộp, xuất trình cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do luật quy định và được Toa án sử dụng lam căn cứ dé xác định các tình tiết khách quan của vụ án dé xác định yêu cầu của đương sự là có căn cứ và hợp pháp Việc giao nộp chứng cứ là nghĩa vụ của đương sự, tuy nhiên trong các nguồn chứng cứ thì có những tài liệu không do đương sự nắm giữ mà do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác lưu giữ, quan lý mà đương sự khó có thé thu thập được Khoản 2 Điều 97 BLTTDS năm 2015 đã quy định các biện pháp thu thập chứng cứ mà Tòa án được phép thực hiện So với BLTTDS năm 2004 (sửa đôi, bố sung năm 2011), BLTTDS năm 2015 ngoài việc sửa đổi các biện pháp thu thập chứng cứ mà còn bổ sung thêm 02 biện pháp thu thập chứng cứ mới là '? http://kiemsat.vn/thoi-han-giao-nop-chung-cu-cua-duong-su-4675 1.html.

Trang 31

“Xác mình sự có mặt hoặc vắng mặt cua đương sự tại nơi cư frú ”, ngoài ra, Điều 97 còn dự liệu việc Tòa án có thé có biện pháp thu thập chứng cứ khác ngoài các biện pháp đã được liệt kê bằng quy định tại điểm i: “Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật nay” Quy định này nham đáp ứng yêu cầu thực tiễn cần thiết phải bổ sung thêm các biện pháp thu thập chứng cứ.

1.2.2.4 Nghiên cứu hồ sơ vụ án

Trước khi đưa vụ án ra xét xử, Tham phán phải tiễn hành việc phân tích các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án một cách kỹ lưỡng và toàn diện Do mỗi vụ án có tính chất đặc thù riêng biệt nên BLTTDS năm 2015 không có quy định cu thé về quy trình này Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thâm phán sẽ đánh giá từng chứng cứ, xem xét tính hợp pháp của chứng cứ đối với các yêu cầu của đương sự, từ đó có cơ sở để giải quyết vụ án Đối với việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, Tham phan cần tập trung vào các vấn đề sau:

- Xác định quan hệ pháp luật

Việc xác định quan hệ pháp luật chính xác có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết vụ án Chỉ khi xác định quan hệ pháp luật đúng, Tham phán mới xác định các quy định pháp luật nội dung cần áp dụng cũng như trình tự, thủ tục tố tụng khi giải quyết tranh chấp này, từ đó có thé tiến hành các hoạt động tố tung phù hợp: yêu cầu đương sự giao nộp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện, yêu cầu độc lap, yêu cầu phản tố; thu thập, xác minh, đánh giá chứng cứ chính xác,

- Xác định tư cách của những người tham gia tổ tụng

Trước tiên, trên cơ sở đơn khởi kiện, Tòa án sẽ xác định tư cách của những người tham gia tô tụng Trong quá trình giải quyết vụ án, xuất phát từ yêu cầu của đương sự hoặc kết quả xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án, Tham phán sẽ xác định thêm những người tham gia tổ tụng (nếu có căn cứ) Việc xác định đúng tư cách của đương sự có vai trò rất quan trọng trong quá trình tố tụng, bởi nếu xác định sai hoặc thiếu người tham

Trang 32

gia tố tụng thì có thể dẫn đến hậu quả: xâm phạm quyên, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, giải quyết không chính xác, dẫn đến việc hủy, sửa án do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

- Nghiên cứu, đánh giá tài liệu, chứng cứ

Điều 108 BLTTDS năm 2015 quy định về việc đánh giá chứng cứ, theo đó việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác; Tòa án phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khăng định tính hợp pháp, tính liên quan, giá trị chứng minh của từng chứng cứ Đây là hoạt động quan trọng, kết quả của hoạt động này phụ thuộc vào trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của người Thâm phán Do nhận thức của mỗi chủ thê là khác nhau, nên thực tế có rất nhiều các vụ án bị xét xử lại nhiều lần do việc đánh giá chứng cứ của mỗi Tham phán là khác nhau Chính vi thế, Tham phán cần có sự đánh giá khách quan, đối chiếu đối với từng chứng cứ do các bên xuất trình cũng như các tài liệu do Tòa án thu thập, từ đó khăng định được tính hợp pháp của chứng cứ chứng minh cho các yêu cầu của đương sự.

1.2.2.5 Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

BLTTDS năm 2015 đã bổ sung thêm một thủ tục mới song hành cùng thủ tục hòa giải, đó là phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ Việc quy định phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải vừa đảm bảo thực hiện một trong những yêu cầu quan trọng của nguyên tắc “tranh tụng” là mọi tài liệu, chứng cứ phải được công khai và bảo đảm nguyên tắc “Hòa giải trong tố tụng dân sự” Phiên họp kiểm tra việc giao nop, tiép can, công khai chứng cứ nhằm đảm bảo cho các đương sự được tiếp cận với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, từ đó các đương sự xác định được những tai liệu, chứng cứ cần bồ sung dé bảo vệ cho yêu cầu khởi kiện (đối với nguyên đơn), yêu cầu phản tô (đối với bị đơn) hoặc yêu cầu độc lập (đối với người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan) của mình; yêu câu Tòa án xác

Trang 33

minh thu thập chứng cứ; đề nghị Tòa án triệu tập thêm người tham gia tố tụng, Như vậy, các đương sự sẽ có sự chủ động trong việc tranh tụng tạiphiên tòa.

BLTTDS năm 2015 đã bổ sung 04 điều luật: Điều 208, 209, 210, 211 quy định về “Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải” Các quy định trên có nhiều điểm tương đồng với quy định về phiên tòa sơ bộ tại BLTTDS Liên bang Nga (Điều 152) và tai buổi nghe lời trình bày của các Luật sư và xem xét các bản kết luận, tài liệu mà luật sư các bên trao đổi cho nhau (Điều 760) BLTTDS của nước Cộng hòa Pháp Theo quy định của BLTTDS Việt Nam năm 2015, phiên họp kiểm tra việc giao nop, tiép cận, công khai chứng cứ được tiến hành cùng với phiên hòa giải nhằm tiết kiệm chi phí tô tụng cho cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tổ tụng Đây cũng là điểm khác biệt của pháp luật t6 tụng Việt Nam so với nhiều quốc gia trên Thế giới, ví dụ tại Cộng hòa Pháp thì việc xem xét chứng cứ và hòa giải sẽ được tô chức tại hai buổi làm việc khác nhau.

- Ý nghĩa của việc hòa giải

Hòa giải trong tố tụng dân sự vẫn được giữ nguyên như BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, b6 sung năm 2011) và được quy định tại Điều 10 BLTTDS năm 2015: “Téa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tao điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này” Theo đó, Giáo trình luật Tố tụng dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội đã khái quát: “Hỏa giải vụ án dan sự là hoạt động to tung do toa an tién hanh nham giúp do các

: ses ce hs ` 4 Xin „13

đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự Việc hòa giải có ý nghĩa hết sức quan trọng, trong hòa giải, quyền tự định đoạt của đương sự được dé cao, rút ngắn quá trình t6 tụng, giảm thiêu chi phí tố

* Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình luật Te ó tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà

Nội, tr.261.

Trang 34

tụng, đồng thời còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc trong việc cham đứt triệt để tranh chấp, giữ gìn tình cảm giữa con người — con người.

- Phạm vi hòa giải vu án dán sự

Khoản I Điều 205 BLTTDS năm 2015 quy định “Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiễn hành hòa giải dé các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiễn hành hòa giải được quy định tại Diéu 206 và Điểu 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn” Giống như BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), BLTTDS năm 2015 không liệt kê những vụ việc phải tiến hành hòa giải mà quy định giới hạn hòa giải theo phương pháp loại trừ Theo đó, Tòa án phải tiến hành hòa giải tất cả các vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

Những vụ án dán sự không được hòa giải

Điều 206 quy định về các trường hợp không được hòa giải bao gồm: “1 Yêu cau đòi bôi thường vi ly do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

2 Những vu án phát sinh từ giao dich dân sự vi phạm diéu cắm của luật hoặc trai dao đức xã hội `.

Tai sản của Nhà nước là tài sản thuộc sở hữu chung, mọi hành vi gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước đều trái pháp luật và phải bồi thường Pháp luật quy định đối với yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước thì không được hòa giải, nhằm phòng ngừa trường hợp các cá nhân đang quản lý tài sản của Nhà nước lợi dụng việc hòa giải với bên gây thiệt hại để thỏa thuận, thương lượng gây thiệt hại, ton thất tài sản của Nhà nước.

Những vụ án dân sự phat sinh từ giao dich trải pháp luật hoặc trảidao đức xã hội: Day chính là các giao dich dân sự vô hiệu nên Tòa án sẽ

Trang 35

giải quyết theo hướng tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu Giao dịch dân sự vô hiệu thì về mặt pháp lý quyền và nghĩa vụ của các bên không được Nhà nước thừa nhận

và bảo vệ nên Tòa án không được hòa giải.

Những vu án dân sự không tiễn hành hòa giải được

Điều 207 quy định về các trường hợp không tiến hành hòa giải được bao gồm:

1 Bi đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn có tình vắng mặt 2 Duong sự không thé tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

3 Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mắt năng lực hành vi dân su.

4 Một trong các đương su đề nghị không tiến hành hòa giải Đây là những trường hợp Tòa án phải tiến hành hòa giải nhưng do những trở ngại khách quan nên không thể tiến hành hòa giải được.

So với BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), BLTTDS 2015 bổ sung thêm trường hop: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì vụ án không tiến hành hòa giải được Việc bổ sung này là thiết thực, bởi họ là người có quyền hoặc nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến vụ án nên họ có quyền được tham gia hoạt động tố tụng liên quan đến ban thân.

Bên cạnh đó, BLTTDS năm 2015 còn bồ sung thêm “một trong các đương sự dé nghị không tiến hành hòa giải” là trường hợp không hòa giải được Đây là trường hợp khi một trong các đương sự xác định việc hòa giải không cần thiết, tranh chấp giữa các bên quá gay gắt, không thé tiến đến một thỏa thuận chung Như vậy quy định này sẽ giúp Tòa án tiết kiệm được thời gian giải quyết vụ án Trước đây, theo quy định của BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bố sung năm 2011), khi đương sự không muốn tham gia hòa giải thì Tòa án vẫn phải triệu tập đương sự đến lần thứ hai, nêu họ

Trang 36

vang mặt thì mới được dua vụ án ra xét xử sơ tham, dẫn đến thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài Vì vậy, khi các đương sự xác định việc hòa giải không cần thiết, thì việc bổ sung trường hợp không hòa giải được nay là hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tế.

- Nguyên tắc tiễn hành hòa giải

Khoản 2 Điều 205 BLTTDS năm 2015 quy định:

Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây: a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí củamình;

b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm

điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Hòa giải phải tôn trọng sự tự nguyện của các bên, không bắt buộc, áp đặt các bên tranh chấp phải tiễn hành hòa giải Như vậy, khi các đương sự đã tự nguyện thỏa thuận tức là các đương sự tự lựa chọn quyết định giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng hòa giải và thương lượng, thỏa thuận với nhau về các vấn đề của vụ án Quy định này phù hợp với nguyên tắc cơ bản của BLTTDS năm 2015 quy định tại Điều 5 về “Quyên quyết định và tự định đoạt của đương sự ”.

- Thông bdo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cư và hòa giải

Trước khi tiễn hành phiên họp, Thâm phán phải ban hành Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải tống đạt cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự dé họ được biết về thời gian, địa điểm tiễn hành phiên họp và nội dung của phiên hop.

- Thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai

chứng cứ và hòa giải

Trang 37

Khoản 1 Điều 209 BLTTDS năm 2015 quy định thành phan phiên hop hòa giải bao gồm: Thâm phan chủ trì phiên hop; Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp; Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự; Đại diện tô chức đại diện tập thê lao động đối với vụ án lao động khi có yêu cầu của người lao động, trừ vụ án lao động đã có tổ chức đại diện tập thê lao động là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động, người lao động Trường hợp đại diện tổ chức đại diện tập thé lao động không tham gia hòa giải thì phải có ý kiến bằng văn bản; Người bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của đương sự (nếu có); Người phiên dich (nếu có) So với quy định tại Điều 184 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi bố sung năm 2011) thì thành phần tham gia phiên hop hoà giải đã được bổ sung thêm thành phan tham gia đối với vụ án lao động và người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, trong đó đáng chú ý là việc bố sung người bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của đương sự Day là sự sửa đổi, bố sung hợp lý nhằm đảm bảo tối đa quyên, lợi ích hợp pháp của đương sự trong việc thực hiện phiên họp kiểm tra công khai chứng cứ và hòa giải.

Khoản 3 Điều 209 BLTTDS năm 2015 quy định như sau: Trong vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp đó và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyên, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thâm phán tiễn hành phiên họp giữa các đương sự có mặt Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho những đương sự tham gia phiên họp, tránh lãng phí thời gian, chi phí tô tụng Trường hợp các đương sự dé nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thâm phán phải hoãn phiên họp Thâm phán phải thông báo việc hoãn phiên họp và việc mở lại phiên họp cho đương sự.

- Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai

chứng cứ và hòa giải

Trang 38

Trước phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, phiên hòa giải, Thâm phán phải kiểm tra những người được triệu tập có mặt, vắng mặt tại phiên họp, phiên hòa giải, phd biến quyền, nghĩa vu của các bên đương sự.

Trước tiên, Tham phán sẽ tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trước khi tiến hành phiên hòa giải Tại phiên họp này, Tham phán sẽ công bố các tài liệu, chứng cứ các bên đã giao nộp và do Tòa án thu thập có trong hồ sơ vu án Sau đó, theo quy định tại Điều 210 BLTTDS năm 2015, Tham phán hỏi các đương sự về những vấn đề sau đây:

+ Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đôi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết;

+ Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu,

chứng cứ cho đương sự khác;

+ Bồ sung tài liệu, chứng cứ; Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; Yêu cầu Tòa án án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tô tụng khác tại phiên tòa;

+ Những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết.

Sau khi các đương sự trình bày xong, Tham phán xem xét các ý kiến, giải quyết các yêu cầu của đương sự: chấp nhận hay không chấp nhận việc sửa đôi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tô, yêu cầu độc lập; nhận tai liệu, chứng cứ đương sự nộp bố sung; giải quyết việc yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu đương sự nộp bồ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án; yêu cầu triệu tập thêm người tham gia tố tụng,

Tiếp theo phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Tham phán tiếp tục phiên hòa giải Theo Điều 210 BLTTDS năm 2015, Thâm phán phải tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ sau đó mới được tiên hành hòa giải.

Trang 39

BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) chi quy định chung là các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự trình bày ý kiến của mình về những nội dung tranh chấp và đề xuất những vấn dé cần hòa giải Bộ luật tố tung dân sự 2015 quy định rõ từng đối tượng đương sự, cụ thê:

Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ dé bảo vệ yêu cầu khởi kiện va đề xuất quan điểm về những van dé cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);

Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu câu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những van đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có);

Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến Nếu các đương sự thống nhất được hết với nhau về việc giải quyết vụ án, thì sau 07 ngày kể từ ngày lập Biên ban hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Tham phán sẽ ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

BLTTDS năm 2015 đã quy định đương sự phải có nghĩa vụ cung cấp cho các đương sự khác các tài liệu, chứng cứ họ đã giao nộp tại Tòa án Tại phiên họp, Thâm phán phải kiểm tra đương sự đã thực hiện nghĩa vụ đó chưa (quy định tại khoản 5 Điều 96 BLTTDS năm 2015) Quy định này đảm bảo cho quyền được tiếp cận tài liệu, chứng cứ của các bên đương sự, mặt khác đề cao vai trò của đương sự trong hoạt động tố tụng.

Theo quy định tại Điều 176, Điều 177 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bồ sung năm 2011) thì bi đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố, người có

Trang 40

quyền lợi, nghĩa vu liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước khi Tòa an ra quyết định đưa vụ án ra xét xử Khi BLTTDS năm 2015 có hiệu lực, Điều 200 và Điều 201 đã sửa đổi, bỗ sung quy định trên, theo đó đương sự có quyền đưa ra yêu cầu độc lập hoặc yêu cau phản tô trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, với mục đích hạn chế việc đương sự lợi dụng quyền của mình để kéo dài việc giải quyết vụ án.

1.2.2.6 Các Quyết định ban hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Khoản 3 Điều 203 BLTTDS năm 2015 quy định:

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ từng trường hợp, Thâm phán ra một trong các quyết

* Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự

Việc đương sự thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện được ghi nhận là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự Khi giải quyết vụ án dân sự, Thâm phán luôn hướng tới việc hòa giải để các đương sự tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, có như vậy tranh chấp giữa các bên mới được giải quyết một cách triệt dé.

Điều 212 BLTTDS năm 2015 quy định: Nếu các đương sự thống nhất được hết với nhau về việc giải quyết vụ án, thì sau 07 ngày ké từ ngày lập Biên ban hòa giải thành mà không có đương sự nao thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thâm phán sẽ ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành,

không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm Việc ban hành

Ngày đăng: 14/04/2024, 14:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w