Các nghiên cứu đó là: Phan Thị Ngọc Yến 2012 với đề tài “Tang cường kiểm soát nội bộ Chu trìnhmua hàng và thanh toán Tại công ty cổ phần kim khí miền trung”, với luận văn nàytác gia đã n
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẺ
NGUYÊN THỊ QUỲNH MAI
KIEM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TẠI
LUẬN VĂN THAC SY KE TOÁN CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Hà Nội - Năm 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẺ
NGUYÊN THỊ QUỲNH MAI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa đượccông bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào của người khác Việc sử dụng kết
quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định Các nội dung
trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm,
tạp chí và tranh web theo danh mục tài liệu tham khảo của luân văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Học viên
Nguyễn Thị Quỳnh Mai
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIET TẮTT 2 2 2 S2E2EE+EE£EE£EEE2EEEEEEEErEerrrrrkervee i
DANH MỤC BANG 0.0 eccccccccsscsscssesssssesscsecscsessesssssssscsecsessessesicsssssssuesessessessesseeneaees ii
DANH MỤC SO DO, HINH 2-52 SE E2E1E11211211211 1111.1111 re iii
967.100 1
CHUONG 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU VA CƠ SO LY LUẬN VE KSNB6
1.1 Téng quan tình hình nghiên ctr: ceccececceeesessessesseseesessessessessessessssesessessessessessees 61.1.1 Tổng quan nghiên cứu nước Ngodi eeceeceececcssseseesessessessessessesessesesessessessesseseees 61.1.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước - 2 2 s+x+++++£++£++zxe+x+zxezrxerxees 81.1.3 Khoảng trống nghiên CỨU -2- 2 2 2 2 S£+E£EE£EEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrrkrree 101.2 Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ ¿- ¿- ¿© + x+EE+EE£EEEE£EEEerEerkerxerxrree 111.2.1 Khái niệm kiểm soát nội DO sseeecssesecssseeeesseecessnecessnecessneeernnecesnnecensneeennneeee II1.2.2 Các thành phần của khung kiểm soát nội bộ theo J-SOX - 13
1.2.3 Vai 6 6© ha 16 1.3 KSNB quy trình mua hang và thanh toan - - se seeseeeerseesee 19
1.3.1 Những rủi ro tiềm tàng -¿- ¿2+ 22+‡2E2 22x 221221127112112112211221 21.1 cre 19
1.3.2 Mục tiêu của quy trình mua hàng và thanh toán: -s++-s>+<<++s+2 19 1.3.3 Chức năng của các bước trong quy trình mua hàng — thanh toán 19 1.3.4 KSNB với quy trình mua hàng — thanh toán -‹ 5+ ++s++s+sexssxssss 21KET LUẬN CHƯNG 1oiecceccescsssssscsssessessessecssessessessscssessessessesssessessessesseesseeseeseess 27CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CUU 0 sccssscsssssssssessssneeseeessnnnees 282.1 Cách tiếp cận và thiết kế nghiên cứu oot esses eesessessesseessessessesseessesseeseeseees 282.2 Phương pháp thu thập dữ liệu - - 6 5 2522 S3 939 3g ng ưko 31
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 2-55 s+cz+c+EzEerkerxerxrrsrree 322.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp - 2 2 22 x+£E+£z+£e+rxerxezez 36
2.3.3 Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm 2-52-5552 5552522 38KET LUẬN CHƯNG 2 - 5© St SE E2 1211215 2171111121111211 211111111 tre 40
Trang 53.1 Khái quát chung về Công ty NIPPO VN -2- 2-+22+£+ck+£EczErrxerkerkerex 41
3.1.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh và quản ly tai NIPPO VN 42
3.1.2 Phân tích khái quát hoạt động của NIPPO và NIPPO LTD 47 3.2 Mô tả quy trình mua hàng và thanh toán tại NIPPO VN c- 49 3.2.1 Các nhóm hàng hóa dịch vụ NIPPO VN thường xuyên mua: 49
3.2.2 Đặc điểm của các nhóm nhà cung cấp chính tại NIPPO VN 50
3.2.3 Quy trình mua hang và thanh toán tại NIPPO VN - se ccecseeeersee 52
3.3 Thực trạng KSNB quy trình mua hang và thanh toán tại NIPPO VN 55
3.3.1 Thực trạng môi trường kiỂm SOát: -¿- 2 2© +E+EE+EE£EE+EE2EEEEeEEerkerkerkrree 55
3.3.2 Thực trạng đánh giá rủi ro quy trình mua hàng và thanh toán 64
3.3.3 Thực trạng hoạt động kiểm soát quy trình mua hang và thanh toán 713.3.4 Thực trạng hệ thống thông tin, hoạt động truyền thông quy trình mua hang
018: 0117 71 3.3.5 Thực trạng hoạt động giám Sat ee eee cseeesecsseeceseeceeeeeeeeneeceeeseaeessaeeesaees 75
3.3.6 Bảo vệ và ứng phó với các sự cố của hệ thong CNTT -. :: 763.4 Đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ quy trình mua hàng và thanh toán tại
Em ‹.-‹+1 713.4.2 Hand 1 81KET LUẬN CHUONG 3.000 cccceccsccscsssssscscsscssessessessessesucsvesessesssssessesvsssssessesseesesnease 86
CHƯƠNG 4: GIẢI PHAP DE NANG CAO HIỆU QUA CUA KSNB TAC
DONG TOI QUY TRINH MUA HANG VA THANH TOAN TAI NIPPO VN 874.1 Mục dich và phương hướng dé nâng cao hiệu quả của KSNB quy trình mua hang
và thanh toán tai Công ty TNHH NIPPO Mechatronics (Việt Nam) .- 87
4.1.1 Mục dich đưa ra các kiến ¡3100 874.1.2 Phương hướng đưa ra các kiến nghị, 2-2 s©5z+£+cx+zxezxezreerxerxeres 87
4.2 Giải pháp dé khắc phục hạn chế của KSNB tác động đến quy trình mua hang thanh toán tại Công ty TNHH NIPPO Mechatronics (Việt Nam) - 88
Trang 6-4.2.1 Giải pháp nâng cao tính hiệu quả của môi trường kiểm soát 88
4.2.2 Giải pháp nang cao hiệu quả của hoạt động đánh gia rủi £0? - - 91
4.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm soát -5¿ 924.2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin và công táctruyen thong XN 93
4.2.5 Giải pháp nang cao hiệu quả của hoạt động giám sát - - -«- 94 4.2.6 Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo vệ và ứng phó với các sự cô
của hệ thống CN TTT ¿- 2©S++S£+EE+E2EEEEEEEEEEEEEE1211211217171112111111 1111111 1e 95KET LUẬN CHƯNG 4 2 St 2S E12 211215 211111112111121 211111111 96TÀI LIEU THAM KHẢO À 2-22 25% 2E2E2EEEEEEEECEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrkrrei 98
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
12.| HQ Trụ sở của tập đoàn NIPPO
13.| HTKSNB Hệ thông kiểm soát nội bộ
14.| J-SOX Đạo luật Sarbanes-Oxley phiên bản Nhật Bản.
15.| KSMH Kiểm soát mua hàng
16.| KSNB Kiểm soát nội bộ
17.| KT Kế toán
18.| KTV Kiêm toán viên
19.) MH Mua hang
20.| NIPPO Tap doan NIPPO
21.| NIPPOLTD | Công ty Cổ phần NIPPO
22 NIPPO VN Công ty TNHH NIPPO MECHATRONICS (VIỆT
NAM)
23.| NVTC Nhân viên tài chính
24.| PO Đơn đặt hàng
25.) PR Yéu cau mua hàng hóa/ dịch vu
26.| QTNC Quy trình nghiên cứu
27 ROH Công ty quan lý các công ty thành viên tai hải ngoại của
tập đoàn NIPPO
28.| TP Trưởng phòng
29.| TSCD Tài sản cô định
30.| TT Thông tin
Trang 8DANH MỤC BANG
Bảng 1.1 Các thành phần của khung KSNB theo J-SOX và 17 nguyên tắc của
Bảng 1.2 Các chứng từ, tài liệu và báo cáo cần lập trong quy trình mua hàng và
008001 22
Bang 1.3 Các tài khoản sử dung trong quy trình mua hang và thanh toán 23
Bang 1.4 Các hoạt động kiểm soát quy trình mua hàng và thanh toán 23
Bảng 2.1 Hoạt động phỏng van thu thập dit liệu thứ cấp -5- 32 Bang 2.2 Hoạt động quan sát dé thu thập và phân tích dit liệu - 36
Bảng 3.1 Cơ cau tổ chức sản xuất và quan lý tại NIPPO VN giai đoạn 43
"202/200 43
Bảng 3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị phong/ ban tại NIPPO VN 45
¡9002000590111 Ả 46 Bảng 3.4 Các bước của quy trình mua hang - 5 55-533 +*sesseeeeeerseeers 54 Bảng 3.5 Thâm quyền giải quyết và phê duyệt các van đề của NIPPO VN 60
Bang 3.6: Kết quả đánh giá rủi ro từng công đoạn trong quy trình tại NIPPO 68
ii
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐÒ, HÌNH
Sơ đồ 1.1 Vai trò của các thành phan trong KSNB tác động lên quy trình mua
hang - 1i1i1i80: 0 1 18
Sơ đồ 1.2- Tóm tắt quy trình mua hàng và thanh toán . ¿- ¿+52 21 Sơ đồ 2.1 Các bước thiết kế luận VAI eecseeecsssescssseeessneeessneceesneeessneeesnneeessneeetees 31 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức của NIPPO VN giai đoạn 2021-2022 . 44
Sơ đồ 3.2: Cơ cầu mua hàng của NIPPO VN theo tinh chất nhà cung cấp 51
Sơ đồ 3.3: Cơ cầu mua hang của NIPPO VN theo thị trường năm 2021 52
Sơ đồ 3.4: Cơ cầu mua hàng của NIPPO VN theo thị trường năm 2022 52
Sơ đồ 3.5: Quy trình mua hàng tại NIPPO VN 2- 52 c<2EcEterkerrrrerkerreee 53
Sơ đồ 3.6 Cơ cấu tổ chức của NIPPO LTD ccccc+ccxverrrrrrtrrrrrrrrrree 58
Sơ đồ 3.7 Bộ máy kế toán của NIPPO VN - 2-52 22+E2EEeEEeEEEErrkerkerreee 63 Hình 3.1 Ma trận rủi ro của Tập đoàn NIPPO S cS St tssirrrrirrrrree 64 Hình 3.2 Giải pháp quan lý rủi ro của NIPPO cee eeeceeescceeeceseeeeeeeeeseeeeaeenseeeaes 66
Sơ đồ: 3.8: Hệ thống thông tin kế toán của NIPPO VN -¿ eccs++csc2 72
Hình 3.3: Danh mục đơn vi khách hành: - - 5522225 * +3 + +2 + +zeeeeszeeeezxe 74
Hình 3.5 Danh sách báo cáo quan trị do phần mềm lập - ¿5 5552 52 75
11
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Công ty TNHH Nippo Mechatronics (Việt Nam), doanh nghiệp 100% vốn
đầu tư nước ngoài (Nhật Bản), hoạt động trong lĩnh vực sản xuất Trong các doanh
nghiệp nói chung, doanh nghiệp sản xuất nói riêng, hoạt động mua hàng và thanhtoán là một trong những hoạt động có vai trò then chốt trong việc quyết định hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp.
Kiểm soát nội bộ, là việc doanh nghiệp thiết lập các thủ tục và quy trình cầnthiết để thực hiện một nghiệp vụ nào đó nhằm ngăn chặn gian lận, thúc đây tráchnhiệm của những người trực tiếp thực hiện, giám sát/ quản lý Sự ra đời của KSNBcòn dé đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu tài chính KSNB do chính doanh nghiệpthiết lập ra nên nó mang tinh chất đặc trưng của doanh nghiệp nham đáp ứng các
mục tiêu doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp KSNB không chỉ giải
quyết các rủi ro cho doanh nghiệp mà còn làm giảm việc phát sinh những chi phícho những hành động không cần thiết do nó cải thiện được hiệu quả sản xuất kinh
doanh, giảm thiểu và ngăn chặn các sai sót, gian lận và ôn định các hoạt động kinhdoanh.
KSNB quy trình mua hàng và thanh toán là một thách thức đối với các tổ chức
không phân biệt quy mô, loại hình hoạt động và trình độ quản lý KSNB mua hàng
nhằm mục đích tạo thuận lợi cho việc đạt được các mục tiêu mua sắm và tài chính,tuân thủ chính sách hạn mức chỉ tiêu, báo cáo chính xác và giảm thiêu rủi ro
Kiểm soát khoản phải trả và thanh toán được thiết kế dé giảm thiểu rủi ro saisót, mất mát trong quá trình ghi nhận, xử lý công nợ và thanh toán công nợ với nhàcung cấp bao gồm cả việc thiếu hụt nguồn tiền mang tính chất thời điểm
Mua hàng và thanh toán tiền hàng là quá trình đầu tiên trong 3 quá trình lưuchuyền hang hóa cơ bản của một doanh nghiệp: Mua vào - Dự trữ/ Sản xuất - Bán
ra Doanh nghiệp cần phải làm gì dé những người thực thi nhiệm vụ này không viquyền lợi riêng của mình mà làm thiệt hại đến lợi ích chung của doanh nghiệp? Câu
Trang 11hỏi này luôn là những thách thức đối với các nhà quản lý nhất là ở trong những đất
nước mà hiện tượng tham nhũng còn khá phổ biến như Trung Quốc, Philipin và
Việt Nam Sở di KSNB quy trình mua hang và thanh toán cần phải được chú trọng
trong mọi doanh nghiệp là vì chu trình mua hàng và thanh toán đánh giá hiệu quả sử
dụng nguồn vốn của doanh nghiệp và cũng là điều kiện quan trọng dé doanh nghiệpduy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
Theo thông tin thu thập từ trang web: nip.co.jp, mức lợi nhuận thuần mà NIPPO
VN đạt được không cao, trong giai đoạn 2017-2021 tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 2-3.5%doanh thu Cũng theo thông tin do phòng KT doanh nghiệp cung cấp, tỷ lệ lợi nhuậnnày tương đối thấp so với các đối tượng trong ngành mà doanh nghiệp lựa chọn dé sosánh khi lập hồ sơ quốc gia trong giai đoạn tương ứng Do vậy, nếu không kiểm soát
tốt quy trình mua hàng và thanh toán sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Doanhnghiệp.
Trước tình hình trên tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “KSNB quy trình mua
hang và thanh toán tại Công Ty TNHH NIPPO Mechatronics (Việt Nam)” với mục
đích tìm hiểu các điểm mạnh, điểm yếu của KSNB tại doanh nghiệp ảnh hưởng đếnquy trình nghiên cứu, từ đó đưa ra các khuyến nghị dé phát huy điểm mạnh, tối ưuhóa các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp cũng như giảm bớt nguy cơ gây sai sót,
gian lận của người thực hiện.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả/ khắc phục những hạn chế của
các yêu tố cấu thành của khung KSNB tác động đến quy trình mua hàng và thanhtoán tại NIPPO VN.
2.1 Mục tiêu chung/téng quát:
Trên cơ sở phân tích thực trạng các yêu tố cấu thành khung KSNB tác độngđến quy trình quy trình mua hàng và thanh toán tại NIPPO VN, so sánh với yêu cầucủa J-SOX dé đề xuất các giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế
của từng yếu tố tác động đến hiệu quả của quy trình mua hàng và thanh toán tại
NIPPO VN.
Trang 12— Xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành KSNB tới quy trình mua
hàng và thanh toán tại NIPPO VN;
— Đề xuất một số giải pháp dé khắc phục hạn chế của các yếu tố cấu thành
khung KSNB tác động đến hiệu quả quy trình mua hàng và thanh toán của NIPPO
VN.
3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu của luận văn nay là:
(1) Thực trạng KSNB ở mức độ công ty và KSNB ở mức độ quy trình đối
với quy trình mua hàng và thanh toán tại Công ty NIPPO VN như thé
nào?
(2) Nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế trong KSNB của NIPPO VN đối
với quy trình mua hàng và thanh toán là gì?
(3) Dé xuất giải pháp dé khắc phục hạn chế đối với KSNB tac động đến quy
trình mua hàng và thanh toán tại NIPPO VN?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là KSNB quy trình mua
hàng và thanh toán tại Công ty TNHH NIPPO Mechatronics (Việt Nam).
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là KSNB quy trình mua hàng và thanh toán tại Công ty TNHH NIPPO Mechatronics (Việt Nam) trong năm tài chính 2021 và
2022.
Pham vi về nội dung: tập trung đánh giá KSNB quy trình mua hàng và thanhtoán theo 6 yếu tô cấu thành của KSNB (theo J-SOX) bao gồm: Môi trường kiểmsoát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Hệ thống thông tin truyền thông; Giám
sát và Bảo vệ và ứng phó với hệ thống CNTT
Trang 135 Phương pháp nghién cứu:
5.1 Khung phân tích
Tác giả sẽ nghiên cứu yêu cầu của J-SOX đối với KSNB ở mức độ công ty,KSNB ở mức độ quy trình đối với quy trình mua hàng và thanh toán và công tác tổchức kế toán đối với quy trình mua hàng và thanh toán
5.2 Phương pháp thu thập & xử lý số liệu
Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn này bao gồm: phân tích, so sánh
và đánh giá các dữ liệu thứ cấp, sơ cấp
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: phỏng van và quan sát dé thu thập thôngtin từ những người tham gia trong quy trình mùa hàng và thanh toán.
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: tiếp cận nguồn tài liệu của doanhnghiệp liên quan đến quy trình mua hàng và thanh toán bao gồm: Phiếu yêu cầu
mua hàng, Hợp đồng mua hàng hóa/ dịch vụ/ Đơn đặt hàng: Phiếu giao hàng kiêm
phiếu nhập kho/ Hóa đơn GTGT do Doanh nghiệp cung cấp trong năm 2021 và
năm 2022.
Phương pháp phân tích nội dung: Phân tích khung và quy trình kiểm soát, tìmhiểu kết quả quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp trong giai đoạn 2021-
2022.
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Dùng Excel dé lập các bảng tính kiểm
tra, lập biểu đồ phân tích một số chỉ tiêu liên quan đến hoạt động mua hàng tại
Doanh nghiệp;
6 Đóng góp của đề tài
6.1 Về mặt lý luận
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về KSNB ở mức độ công ty và ở mức độ quy trình
đối với quy trình mua hàng và thanh toán tại NIPPO VN
6.2 Về mặt thực tiễnĐánh giá về thực trạng: Kết quả nghiên cứu này giúp đánh giá thực trạngKSNB quy trình mua hàng và thanh toán tại NIPPO VN theo mô hình J-SOX; điểmmạnh, hạn chế và nguyên nhân của về sự ton tại những hạn chế này;
Đề xuất các giải pháp dé KSNB quy trình mua hàng và thanh toán tại NIPPO
Trang 14VN hoạt động hiệu quả hơn.
7 Kết cau của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt vàdanh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm bốn (04) chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về KSNB
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3 Thực trạng KSNB quy trình mua hàng và thanh toán tại NIPPO VN
Chương 4: Giải pháp dé nâng cao hiệu quả của KSNB tác động tới quy trình
mua hang và thanh toán tại NIPPO VN.
Trang 15CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VE KSNB
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Hoạt động kinh doanh chủ yếu NIPPO VN là sản xuất và gia công, một phầnrất nhỏ là thương mại Chính vì vậy mà quy trình mua hàng và thanh toán là mộttrong những quy trình được quan tâm nhất tại đây Việc kiêm soát tốt quy trình muahàng và thanh toán không những kiểm soát được chi phí đầu vào mà còn kiểm soátđược chất lượng của hàng hóa dịch vụ đơn vị mua vào nhất là với những hàng hóatham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, câu thành nên sản phẩm Do vậy việckiểm soát quy trình mua hàng và thanh toán mang một ý nghĩa rất quan trọng trong
việc đảm bảo doanh nghiệp thực hiện được sứ mệnh của mình: đảm bảo chất lượng
đã cam kết và mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu cho các nhà đầu tư
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài
Từ năm 1999, bộ quy tắc quản trị công ty đầu tiên do OECD ban hành đã yêucầu các công ty phải xây dựng HTKSB Từ đó đến nay trải qua 4 lần sửa đổi vàchỉnh lý và nó đã trở thành một bộ hướng dẫn toàn diện và hiện đại về quản tricông ty Các nguyên tắc này được sử dụng như một khung tham chiếu cho các nướcthành viên OECD và các nước khác trên thế giới trong việc xây dựng và hoàn thiện
hệ thống quản trị công ty của mình Có thể thấy, quản trị công ty không phải là mộtvấn đề của riêng quốc gia nào mà nó đã trở thành vấn đề chung của toàn cầu Thếgiới đã chứng kiến những vụ bê bối tài chính với mức độ ảnh hưởng đáng sợ như
vụ bê bối kế toán lớn tại Enron và WorldCom xảy ra tại Hoa Kỳ năm 2001 đã làm
thiệt hại hàng tỷ đô la cho các nhà đầu tư và khiến nhiều người mat niềm tin vào thitrường chứng khoán Sau những vụ bê bối đó at sẽ có những công cụ từ các chínhphủ dé chống lại gian lận J-SOX đã ra đời vào năm 2006, sau Đạo luật Sarbanes-
Oxley (SOX) của Hoa Kỳ 04 năm (SOX được thông qua vào ngày 30 tháng 7 năm2002) Cả SOX và J-SOX đều yêu cầu các công ty phải thiết lập và duy trì KSNB
để đảm chất lượng của báo cáo tài chính do các công ty lập và công bố Đến nay
Trang 16yêu cầu của J-SOX không chỉ dừng lại ở mức độ công ty mà đã được nâng cấp đến
mức độ quy trình và mức độ giao dịch.
Trên thế giới, có nhiều công trình nghiên cứu về KSNB bao gồm nghiên cứu
về ảnh hưởng của các yêu tố cầu thành của nó đến hoạt động của các tổ chức, doanhnghiệp Các nghiên cứu này đã chỉ ra những tổ chức có KSNB hữu hiệu sẽ đảm bảohoạt động của tô chức được diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, thực hiệnđược những mục tiêu kế hoạch đã đặt ra Có thé kế đến một số công trình nghiêncứu ở nước ngoài về KSNB và KSNB quy trình mua hàng như sau:
Nhóm tác giả (Nooraslinda Abdul Aris, Siti maznah Arif, Rohana Othman,
Norlela Zaini, 2013) đã thực hiện nghiên cứu “Khung co chế kiểm soát nội bộ đểphòng chống gian lận ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp ôtô” Nhóm tác giả nhận định rủi ro gian lận đã trở thành một thực tế phổ biến có thétồn tại trong bất kỳ thực thể kinh tế nào Cả gian lận bên trong và bên ngoài đều gây
ra lãng phí đáng ké cho tổ chức/doanh nghiệp Khảo sát gian lận của KPMGMalaysia năm 2009 công bố rằng các tô chức khó tránh khỏi sự phá hủy do những
kẻ gian lận, đặc biệt là các tô chức vừa và nhỏ Việc này đòi hỏi phải xây dựng hệthống phòng ngừa, kịp thời phát hiện và giảm thiểu rủi ro dé làm giảm thiểu gánhnặng tài chính và phi tài chính cho các t6 chức Nghiên cứu này cũng đề xuất một
khung kiểm soát nội bộ dé phát hiện gian lận đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ trong nganh công nghiệp ô tô.
Nhóm tác giả gồm Nor Hafizah Abdul Rahman, Noradiva Hamzah, AdibahJamaluddin va Khairul Azman Aziz (2019) đã nghiên cứu dé tài “Thiết lập một hệthống kiểm soát nội bộ hiệu quả để ngăn ngừa gian lận” Nhóm tác giả đã nghiên
cứu dựa trên các bài viết về hiệu quả kiểm soát nội bộ được xuất bản từ năm 2000đến năm 2018 Sau 5 giai đoạn xem xét nghiên cứu, nhóm tác giả đã có một số phát
hiện và chỉ ra rằng kiểm soát nội bộ hiệu quả có thể làm giảm rủi ro kinh doanhmột cách hợp lý và ngăn ngừa sự xuất hiện của gian lận Nghiên cứu của các tác giảnói trên cũng đã thu hoạch được một số phát hiện cơ sở cho những nghiên cứu tiếptheo trong tương lai hiệu quả kiểm soát nội bộ trong việc đánh giá rủi ro kinh
doanh đối và phòng ngừa gian lận
Trang 17Owusu-Ansha (2019) nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của HTKSNB đến
hiệu quả hoạt động của một tô chức trong lĩnh vực công Nghiên cứu này được thựchiện dé đánh giá hiệu qua của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị công quảncủa MMDA Kết quả cho thấy rằng hệ thống kiểm soát nội bộ tồn tại sẽ mang lạihiệu quả trong việc đạt được mục tiêu của tô chức
Nhóm tác gia: Nicholas Renaldo, Sudarno, Marice Br Hutahuruk (2020)
Nghiên cứu về nhận diện và xác định hiệu quả của KSNB với các khoản phải thu tạiCông ty Cé phần SP Công ty này có những khoản phải thu tồn đọng trong giaiđoạn 2013-2019, khoản phải thu đó sẽ được xóa sô Lý thuyết mô hình chính được
sử dụng trong nghiên cứu này là COSO (Uy ban Tổ chức Bảo trợ) dé đánh giá tínhhiệu quả kiểm soát nội bộ
Nhóm tác giả gồm (Twesigye Nduhura, Beatrice Juliet Nakalanzi, BrianSsempebwa, Toriola Funke Christiana, Baker Ainebyona Wilcky , Baker Anita
Muhairwe, 2022) đã có nghiên cứu đánh giá tác động của hệ thống kiểm soát nội
bộ đối với hiệu quả mua sắm tại Hiệp hội Nhân quyền Uganda Cụ thể, nghiên cứu
đã nghiên cứu hiệu quả của môi trường kiểm soát nội bộ, hoạt động kiểm soát nội
bộ và quy định và quy định mua sắm;
1.1.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về HTSKNB nhưng các nghiên cứu
về KSNB trong một doanh nghiệp cụ thé đối với một quy trình cụ thể chưa nhiều.Trong quá trình thực hiện luận văn này tác giả đã tiến hành tham khảo và kế thừamột số bài báo khoa học và luận văn thạc sĩ, tiễn sĩ đã công bồ tại Việt Nam có nội
dung liên quan đến đề tài và có cùng các phương pháp được sử dụng trong nghiêncứu Các nghiên cứu đó là:
Phan Thị Ngọc Yến (2012) với đề tài “Tang cường kiểm soát nội bộ Chu trìnhmua hàng và thanh toán Tại công ty cổ phần kim khí miền trung”, với luận văn nàytác gia đã nghiên cứu một số yếu tố của HTKSNB tại công ty cổ phần kinh doanhthương mại, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sắt thép Tuy nhiên, luận án này
đã được thực hiện cách đây khá lâu, lúc đó quan niệm về HTKSNB còn rat sơ khai
Trang 18nên kết quả nghiên cứu và đề xuất của tác giả so với khung yêu cầu hiện tại của
pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế chưa được đầy đủ
Dinh Hoài Nam (2016) với “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Cácdoanh nghiệp trong tổng công ty đầu Tư phát triển nhà và đô thị” Đề tài đã đề xuấtmột số giải pháp hoàn thiện hệ thong kiểm soát nội bộ tai các doanh nghiệp trongtổng công ty đầu tư phát Triển nhà và đô thị Tuy nhiên đề tài này chưa làm rõ cácyếu tố dé hoàn thiện hệ thống KSNB ở mức độ quy trình mà mới đề cập đến việcmột hệ thống KSNB ở mức độ công ty
Nguyễn Thị Phương Lan (2018) nghiên cứu nhân tổ ảnh hưởng đến hệ thốngkiểm soát nội bộ trong các công ty cô phần ở Việt Nam Nghiên cứu này đã thảo
luận về một số yếu tố ảnh hưởng đến HTKSNB như: chiến lược kinh doanh màdoanh nghiệp theo đuôi, cấu trúc tổ chức của Công ty, nhận thức của tổ chức về sựbất 6n của môi trường bên ngoài, văn hóa tổ chức và một số hàm y từ kết quả
nghiên cứu Nghiên cứu nay cũng chưa đi sâu vào các yếu tô cau thành trong khung
KSNB ở mức độ công ty nói chung, mức độ quy trình nói riêng.
Nhóm tác giả gồm Trần Thị Cẩm Thanh, Lê Thị Thanh Mỹ, Trần Thị BíchDuyên, Trần Thị Quanh (2018), nhóm tác giả này đã đề cập đến các yếu tố cấuthành của HTKSNB qua đó đề xuất một số ý kiến với Nhà Nước, với doanh nghiệp
để “hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng”, tuy nhiên đây là một nghiêncứu chung ở mức độ quy trình và không đi vào cụ thể ở một loại hình hay mộtdoanh nghiệp cụ thể nào
Trần Thị Hồng Diễm (2021) với đề tài “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ quy trìnhmua sắm tài sản công tại Trường Đại học Tiền Giang” với đề này Trần Thị HồngDiễm sử dụng phương pháp các nghiên cứu định tính để nghiên cứu ảnh hưởng của
5 thành tố cấu thành KSNB đến quy trình mua sắm tài sản công Kết quả nghiêncứu đã chỉ ra thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp “nhằm khắc phục nhữnghạn chế, giảm thiểu các sai sót từ đó hoàn thiện KSNB quy trình mua sắm tai sảncông tại Trường Đại học Tiền Giang góp phần hoàn thiện hiệu quả sử dụng ngân
sách.” Nghiên cứu này đã tập trung nghiên cứu KSNB ở mức độ quy trình của một
Trang 19đơn vị hành chính sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước, không phải là một doanh nghiệp FDI.
Lê Ngọc Châu (2021) với đề tài “Kiểm soát nội bộ chu trình sản xuất tại Công
ty Cổ phân VIHA Thống Nhất”, với đề tài này tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận
về KSNB ở chu trình sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất, là một doanh nghiệp cô
phần được thành lập và phát triển theo Luật doanh nghiệp năm 2014 Kết quả quá
trình nghiên cứu Lê Ngọc Châu đã chỉ ra thực trạng KSNB chu trình sản xuất tạiđơn vị nghiên cứu đồng thời tác giả của đưa ra định hướng dé hoàn thiện KSNBchu trình nghiên cứu Cuối cùng Lê Ngọc Châu đã đưa ra ba khuyến nghị chodoanh nghiệp trong luận văn của mình đó là: kiểm soát lập kế hoạch; kiểm soát triểnkhai sản xuất và Kiểm soát việc thống kê số liệu sản xuất
1.1.3 Khoảng trồng nghiên cứu
Các kết quả nghiên cứu trước đây trên thế giới và Việt Nam cũng đã xem xét
đến các khía cạnh của KSNB ở mức độ tổ chức và mức độ quy trình Có một số
nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã đi sâu vào nghiên cứu ảnh hưởng củaKSNB đối với quy trình mua hàng nhưng các nghiên cứu đó được tiễn hành ở các
đơn vị có đặc điểm rất khác với NIPPO VN
NIPPO VN là một doanh nghiệp sản xuất và là một đơn vị thành viên của
NIPPO (NIPPO Ltd), một công ty niêm yết tại Nhật Ban đòi hỏi tổ chức quản lý và
kiểm soát chặt chẽ theo yêu cầu J-SOX Cùng với việc triển khai các quy định về
quản trị công ty theo OECD nói chung, J-SOX nói riêng, công ty đã áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 và hệ thống quản lý môi trường ISO14001:2015 để quản lý các hoạt động và quy trình tại Công ty theo tiêu chuẩn HQ
cũng như đảm bảo tính tin cậy của số liệu kế toán
Mục tiêu của luận văn này là tìm hiểu cách vận hành, kiểm soát của một doanh
nghiệp, tại đó KSNB đã được xây dựng và hoạt động có hiệu quả trong nhiều năm,
theo khung yêu cầu của J-SOX, quy định pháp lý của Nhật Bản, nơi có văn hóa giải
trình và chịu trách nhiệm cá nhân được đề cao khi mang vào áp dụng tại các đấtnước đang phát triển, trình độ quản lý còn nhiều bắt cập thì tính hiệu lực của nó sẽ
bị anh hưởng thé nào? Các giải pháp để ứng dụng KSNB theo J-SOX tại NIPPO
10
Trang 20VN dé quá trình mua hàng và thanh toán hoạt động hiệu quả hơn là mục đích
nghiên cứu của luận văn này.
1.2 Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ
1.2.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ
Trên thực tế có rất nhiều quan điểm, khái niệm khác nhau về KSNB, tuy nhiêncác khái niệm này đều bao gồm nội dung chính là hướng tới mục tiêu: tổ chức hoạt
động hiệu quả theo định hướng đã được hoạch định, các thông tin, báo cáo tài chính
minh bạch và đáng tin cậy Có thé kế đến một số khái niệm về KSNB như sau:
(McNall, 2013) Theo OECD, kiểm soát nội bộ là một quá trình được thực hiệnbởi ban quản tri, ban giám đốc, nhân viên và các bên liên quan khác của một tổchức, nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý về việc đạt được các mục tiêu sau:
Mục tiêu về hiệu quả và hiệu suất của hoạt động, bao gồm cả việc bảo vệ tài
quản lý, hội đồng quản tri và các nhân viên cua đơn vi chi phối, nó được thiết lập dé
cung cap một sự dam bao hop lí nhằm thực hiện mục tiêu về hoạt động, báo cáo và
tuân thủ.” và mục tiêu của KSNB trong doanh nghiệp nên hướng tới 3 mục tiêu:
Hoạt động hiệu quả bao gồm cả việc sử dụng các nguồn lực nội bộ như nhân
lực, vật lực và tài lực;
Chat lượng bdo cáo và công bố thông tin: Báo cáo bao gồm cả báo cáo tài
chính trung thực, minh bạch và đáng tin cậy;
Tuân thủ: tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật và các quy định nội bộTheo (Bộ tài chính, 2012), “Kiểm soát nội bộ là quy trình do Ban quản trị,
Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì dé tao
ra su dam bao hop ly vé kha nang đạt được mục tiêu cua đơn vi trong việc, dam bao
độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ
pháp luật và các quy định có liên quan.”
11
Trang 21Theo (Quốc Hội, 2015), “Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tô chức thực
hiện trong nội bộ đơn vi kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ
phủ hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kipthời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”
J-SOX là thuật ngữ không chính thức cho một phần của Luật Giao dịch và
Công cụ Tài chính ((Èitfiint52|‡š, Kin'yi shöhin torihiki-hö-The Financial
Instruments and Exchange Act)) của Nhật Ban được Quốc hội Nhật Bản ban hành
vào tháng 6 năm 2006 với mục đích ngăn ngừa gian lận tài chính và tăng cường tính
minh bạch của các công ty niêm yết, đảm bảo công bang cho các nhà đầu tư.(Wikipedia, 2022) J-SOX là phần quy định về kiểm soát nội bộ trong công ty niêm
yết, nó được lập trên cơ sở nền tảng của Đạo luật Sarbanes-Oxley của Mỹ (SOX)
Theo J-SOX, KSNB được định nghĩa là một quy trình được thực hiện bởi mọi
người trong một tổ chức và được kết hợp trong các hoạt động điều hành của tổ chức
nhằm đáp ứng đảm bảo hợp lý để đạt được bốn mục tiêu: 1) hiệu lực và hiệu quảcủa hoạt động kinh doanh, 2) độ tin cậy của báo cáo tài chính, 3) tuân thủ các luật
và quy định hiện hành có liên quan đến các hoạt động kinh doanh và 4) bảo vệ tài
san (Business Accounting Council, 2011, p 13)
Từ khi được ban hành đến nay J-SOX đã được sửa đổi 4 lần vào các năm:
+ Năm 2016: sửa đổi các quy định về kiểm toán nội bộ, bao gồm việc yêu cầu
các công ty niêm yết phải có kiểm soát nội bộ tài chính toàn diện hơn
+ Năm 2017: sửa đổi các quy định về công bố thông tin tài chính, bao gồm
việc yêu cầu các công ty niêm yết phải công bố thông tin tài chính định kỳ hơn vàphải cung cấp thêm thông tin về các hoạt động kinh doanh của họ
+ Năm 2018: sửa đổi các quy định về kiểm toán độc lập, bao gồm việc yêu
cầu các công ty niêm yết phải có ít nhất một kiểm toán viên độc lập và phải thực
hiện kiểm toán tài chính định kỳ hơn.
+ Năm 2019: sửa đôi các quy định về xử ly vi phạm gian lận tài chính, bao gồm
việc yêu cầu các công ty niêm yết phải có xử lý vi phạm gian lận tài chính hiệu quả hơn
và phải báo cáo các vụ gian lận tài chính cho các cơ quan chức năng.
12
Trang 22+ Năm 2020: sửa đổi các quy định về xử phạt gian lận tài chính, bao gồm việc
tăng mức phạt đối với các hành vi gian lận tài chính
Theo quy định của J-SOX, các yêu cầu cần được đáp ứng đối với khung
KSNB trong mỗi công ty là:
Thứ nhất, doanh nghiệp phải có cơ cấu tô chức rõ ràng, phân định rõ ràng vai
trò và trách nhiệm đối với việc lập và trình bày BCTC cũng như ra quyết định đốivới các vấn đề quan trọng của công ty Điều này giúp đảm bảo phân chia trách
nhiệm phù hợp và ngăn ngừa xung đột lợi ích;
Thứ hai, doanh nghiệp phải lập và công bố KSNB bằng tài liệu phù hợp,
chăng hạn như chính sách, thủ tục và hướng dẫn, dé hướng dẫn nhân viên thực hiệnnhiệm vụ của họ và đảm bảo tính nhất quán và chính xác Tài liệu này cần được
thường xuyên xem xét và cập nhật;
Thứ ba, phải thường xuyên có kế hoạch kiểm tra và đánh giá hiệu quả củaKSNB để đảm bảo nó hoạt động như theo đúng mục đích đã hoạch định Việc
thường xuyên xem xét và đánh giá hệ thống đảm bảo tổ chức sẽ kịp thời phát hiện
ra các van đề hoặc những điểm yếu ton tại trong nội bộ hệ thống, từ đó nhanh chóng
tìm ra hướng giải quyết, khắc phục;
Cuối cùng, ban điều hành/ quản lý nên đầu tư các nguồn lực hợp lý cho KSNB,bao gồm thiết kế hệ thống văn bản điều hành, hướng dẫn rõ ràng, các nguồn lực cần
thiết dé triển khai và duy trì công tác đào tạo cho nhân viên Thực hiện tốt điều này sẽ
đảm bảo hệ thống được triển khai và duy trì hiệu quả
12.2 Các thành phần của khung kiểm soát nội bộ theo J-SOX
J-SOX là phần quy định về kiểm soát nội bộ trong công ty niêm yết, nó đượclập trên cơ sở nền tảng của Đạo luật Sarbanes-Oxley của Mỹ (SOX)
Khác với SOX, theo J-SOX KSNB bao gồm sáu thành phan co bản: 1) môitrường kiểm soát, 2) đánh giá rủi ro và hành động ứng phó, 3) hoạt động kiểm soát,4) thông tin và truyền thông, 5) hoạt động giám sát và 6) bảo vệ và ứng phó với hệthống CNTT (Đoạn 2, trang 13, phiên bản tiếng Anh của “On the Revision of the
Standards and Practice Standards for Management Assessment and Audit
13
Trang 23concerning Internal Control Over Financial Reporting (Council Opinions)” pháthành tháng 03 năm 2011 được công bố trên trang website của chính phủ Nhat Ban
(Business Accounting Council 2011) Những nội dung cơ bản liên quan đến 6 yếu
tố câu thành của KSNB theo J-SOX, đối chiếu với 17 nguyên tắc của COSO được
trình bày ở bảng dưới đây:
Bang 1.1 Các thành phan cia khung KSNB theo J-SOX và 17 nguyên tắc của
COSO
Các bộ Các yêu t6/ndi dung Nguyén tắc
phận của chính
KSNB
1.1 Chính trực và các | NT1: Don vị thê hiện được cam kết về
lia trị đạo đức tính chính trực và giá trị đạo đức.
1.2 Triết lý quan lý và | NT2: HDQT chứng minh được sự độc lậpphong cách điều hành với nhà quản lý và thực thi việc giám sát1.3 Chính sách và | sự phát triển và hoạt động của KSNB
chiến lược quản lý N13: Nha quan lý dưới sự giám sát của
1.4 Chức năng của | HĐQT cần thiết lập cơ cấu tổ chức, quy
5 Hội đồng quản trị và | trình báo cáo, phân định trách nhiệm và
2 Kiểm toán viên doanh quyền hạn nhằm đạt được mục tiêu của
& nghiệp hoặc Ủy ban kiểm | đơn vị.
ky toán NT4: Đơn vị phải thể hiện sự cam kết về
2 1.5 Co cau tô chức va | việc sử dụng nhân viên có năng lực thông
= thực tiễn qua tuyên dụng, duy trì và phát triển
= 1.6 Quyén hạn và | nguồn nhân lực phù hợp với mục tiêu của
> trách nhiệm don vi.
- 1.7 Chính sách và | NT5: Don vị cần yêu cầu các cá nhân
quản lý nguồn nhân lực chịu trách nhiệm báo cáo về trách nhiệm
của họ trong việc đáp ứng các mục tiêu
Trang 24đánh giá các yếu tố đại
diện cho các rủi ro có thể
ảnh hưởng bất lợi đến
việc đạt được mục tiêu
của tô chức và hoặc cácmục tiêu liên quan đến
các sự kiện ảnh hưởngđến việc đạt được các
mục tiêu của một tổ chức
2.2 Hành động ứng phó: lựa chọn các hành
động thích hợp đối với
những rủi ro đã được phân tích đánh giá ở trê
NT7: Đơn vị phải nhận diện rủi ro trong
việc đạt được mục tiêu của đơn vị, tiếnhành phân tích rủi ro để xác định rủi ro
cần được quản lý như thế nào
NT§: Đơn vị cần xem xét các loại gianlận tiềm tàng khi đánh giá rủi ro đối với
việc đạt mục tiêu của đơn viNT9: Don vị cần xác định và đánh giá
những thay đồi của môi trường anh
hưởng đến KSNB
3 Hoạt động kiểm soát
Các hoạt động kiêm
soát là các chính sách vàthủ tục được thiết lập dé
chang hạn như giao
quyền và phân chianhiệm vụ.
NT10: Don vi phải lựa chọn và phat triển
các hoạt động kiểm soát dé góp phan hạnchế các rủi ro giúp đạt mục tiêu trong giới
hạn chấp nhận được
NT11: Don vi lựa chọn và phát triển cáchoạt động kiểm soát chung với công nghệhiện đại để hỗ trợ cho việc đạt được các
mục tiêu
15
Trang 25Các bộ Các yêu tố/nội dung Nguyên tắc
phận của chính
KSNB
Thông tin và truyền NT13: Don vi thu thập, truyền đạt và sử
thông liên quan đến việc | dụng thông tin thích hợp, có chất lượngđảm bảo thông tin cần để hỗ trợ những bộ phận khác của KSNB
thiết được xác định, được | NT14: Đơn vị cần truyền đạt trong nộihiểu, xử lý và truyền đạt | bộ những thông tin cần thiết, bao gồm cảchính xác trong toan tô mục tiêu và trách nhiệm đối với KSNB,
chức nhăm hồ trợ cho chức năng kiêm soát.
Thông tin được thu NT15: Don vi cân truyén đạt cho các đôi
thập, xử lý và truyền đạt | tượng bên ngoài đơn vị về các vấn dé ảnh
trong tô chức một cách hưởng đên KSNB.
kip thời và chính xác, dén
4 Thông tin và truyền thông
đúng người.
5 1 Giám sát liên tục NT16: Don vị phải lựa chọn, triên khai
sp = 5 2 Danh gia riéng va thuc hiện Việc đánh giá liên tục hoặc
g 2 5.3 Xây dựng quy trình | định ky đê biệt chắc răng liệu những
4 E đánh giá thành phân nào của KSNB có hiện hữu và
£ =) 5 4 Báo cáo về những đang hoạt động.
w khiếm khuyết của hệ NT17: Don vị phải đánh giá và thông
thống báo những yêu kém của KSNB một
Ứng phó với CNTTyêu cầu thiết lập các chínhsách và thủ tục phù hợp dé
đạt được bảo vệ hệ thốngCNTT khỏi sự truy cậpbất hợp pháp từ các đốitượng bên trong/bên ngoài
6 Bảo vệ và ứng phó với CNTT
(Nguôn: tác giả tự tông hợp)
1.2.3 Vai trò của KSNB
Vai trò của KSNB theo J-SOX là:
Bảo vệ tài nguyên và tài sản của tổ chức/ doanh nghiệp: KSNB được thiết lập đềbảo đảm các nguồn tài nguyên, tài sản của doanh nghiệp không bị truy cập, sử dụng
16
Trang 26hoặc bố trí trái phép Điều này bao gồm các biện pháp kiểm soát quyền truy cập vật lývào nguồn tài nguyên, tài sản, cũng như kiểm soát việc ủy quyền và xử lý giao dịch;
Tăng mức độ tin cậy của công tác thu thập số liệu và lập báo cáo tài chính:
KSNB hữu hiệu sẽ đảm bảo nguồn thông tin tài chính được thu thập và xử lý mộtcách đầy đủ, chính xác do đó bộ báo cáo tài chính của của doanh nghiệp cũng đượclập một cách đáng tin cậy KSNB hữu hiệu cũng giúp doanh nghiệp có thể ngănngừa được sai sót và gian lận trong quá trình thu thập số liệu và lập báo cáo tàichính do d6 cải thiện và đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của tổ
chức đối với các bên liên quan KSNB hoạt động hữu hiệu cũng yêu cầu các thủ
tục, quy trình để đảm bảo mọi tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp được kiểmsoát đầy đủ, chính xác và đáng tin cậy
Tuân thủ các quy định của pháp luật (nước sở tại, nước chủ đầu tư), thông lệquốc tế và quy định nội bộ của tổ chức/ doanh nghiệp: KSNB có thé đảm bảo rang
tổ chức hoạt động luôn tuân thủ luật pháp và quy định Điều này không những có
thể bảo vệ doanh nghiệp tránh khỏi các rắc rối pháp lý mà còn nâng cao niềm tin
của doanh nghiệp đối với các đối tác khác như chính quyền địa phương, kháchhàng, nhà cung cấp, người lao động, vv
Nâng cao hiệu quả của hoạt động: KSNB có thé cải thiện hiệu quả hoạt động
của tổ chức băng cách thông qua việc đánh giá và xác định rủi ro tiềm ân có théphát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh và dự phòng các biện pháp giảmthiểu rủi ro
Bảo vệ lợi ích của các bên liên quan: KSNB dé đảm bảo một luồng thông tin
minh bạch, khách quan, đáng tin cậy sẽ giúp bảo vệ lợi ích của các bên liên quancủa công ty bao gồm cô đông, khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng, nhân viên và
các bên liên quan khác.
KSNB là một yêu cầu không thê thiếu được với các công ty niêm yết tại NhậtBản Không những thế, J-SOX còn yêu cầu các doanh nghiệp Nhật Bản phải khôngngừng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và năng lực vận hành KSNB củadoanh nghiệp mình đối với đội ngũ HĐQT, BGĐ, CBQL Chính những điều này đã
17
Trang 27giúp các doanh nghiệp Nhật Bản nhanh chóng cải thiện hiệu quả hoạt động, tăng
cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của tổ chức/ cá nhân do đó ngày
càng nâng cao uy tín của họ trên thương trường.
Vai trò của các thành phần trong KSNB tác động lên quy trình mua hàng thanh toán được thê hiện ở sơ đồ sau:
-: ` Nhận diện rủi Hệ thống các Đảm bảo văn Đảm bảo hệ 3 thổ
Nang ah dội ro/ gian lận và tài liệu, văn hóa công ty thông được our đưo
R ` 2 ì A a ` Cc
ni thích hợp wong dan H úng theo quy b
đức và rang trong từng công việc, quy age thong trình thiết kế, hợp nhằmbuộc pháp lý bước chếthưởng || Thất Quy kịp thời phát ngăn chặn
đề: phạt dé: định, quy hiện các 16 việc truy cập
° ra chon e Lựa chọn sông yd lược hồng, điểm bat r oP h hap,
dung nha yo H , ng ty dug ếu dé ki sô liệu dang
cung cấp, giá nhà oun SP ” Cac hoạt phô biên đên oa ạ - Kip sao lưu, bao` ey 02 và thỏa thuận động được từng người thời sửa chữa: Sant 2 ae
và điều kiện giá, điều kiện chuyên môn lao động đề: « Những bê so diy `
mua , Ấ: Ộ : `
° Xác định + Đảm bảo người đều ° Moi người via trong duy đủ
đúng nhu cầu ‘ hiểu rõ vai trẻ phải tôn trọng trình tự eid
mua hàng hóa chât lượng iêu nạ trò văn hóa doanh in hen © Nguồn đữ
hàng hóa và trác os £ ực hiện m
e Nhận đúng đúng tiê nhiêm củ nghiệp, thâm © Các v liệu được lưu
: b g tiêu lệm cua À shops : ac van 7 `
hàng hóa đặt chuẩn cam mình trong nham vô lý đề/sựcốphát trữ toàn vẹn,
mu kết công việc _— sinh trong đúng nơi theo
se Ghi sô và e Xác định e Quy trình * ue ee hi au thực tiễn được yeu sd cua
thanh toan nhu cầu mua oat động SA cà có kịp thời cập người dùng
đúng thực te e Nhan hang hiéu qua dua nguyên tắc va nhat trong quy “ane oe nd
pit sinh lạ đúng tiêu trên nguyên tiên hành định: cân Sới p
điêu en da chuan va sé tac quy trach công việc; se Vuong nguồn tài
meng đi nhân, tập thể e Người tome ae nguyén so cua
omen vangudi dig - KhÔng thực trình kip thoi doanh nghiệp
thành tein đầu hiện đám sát || 440 cáo lên * Bao vê kết
thanh toán và tô giác các ko oe pk qua làm việc
hành vị sai cap có thâm eee
t ani VI Sat quyên để xử cua cá nhân/
rai ly pha hop tập thê
Sơ dé 1.1 Vai trò của các thành phan trong KSNB tác động lên quy trình mua
hàng - thanh toán ;
(Nguồn: tác giả tự tông hop và trình bay)
18
Trang 281.3 KSNB quy trình mua hàng và thanh toán
1.3.1 Những rủi ro tiềm tàng
Trong quá trình xử lý nghiệp vụ Mua hàng — thanh toán, bộ phận kiểm tra phảichú ý các rủi ro như: Phân tích nhu cầu không chính xác & lập kế hoạch mua khônghợp lý; Quản lý và tìm nguồn cung ứng nhà cung cấp không phù hợp; Không quản
lý rủi ro chuỗi cung ứng bao gồm cả các gian lận trong hoạt động mua sắm; Kếhoạch mua sắm; Phê duyệt đơn hàng và hóa đơn; Thanh toán trùng lặp; Hạn mứctín dụng không phù hợp với luéng tiền vào của hoạt động sản xuất kinh doanh
1.3.2 Mục tiêu của quy trình mua hàng và thanh toán:
Mục tiêu chính của KSNB quy trình mua hàng và thanh toán là các giao dịch
mua hàng và các nghiệp vụ đi kèm (nhận hàng, phê duyệt hóa đơn, ghi số và thanh
toán) được thực hiện đúng theo quy định và chính sách của công ty nhằm đảm bảo
các giao dịch mua hàng và thanh toán được thực hiện một cách hiệu quả và chính
xác, nguồn von của tô chức được bảo vệ va sử dụng có hiệu quả
Đảm bảo các giao dịch trong quy trình mua hàng được tiến hành hợp lý và hợppháp Các hoạt động/ bước thực hiện không phù với quy định sẽ được nhận biết và
kịp thời xử lý.
Quản lý hạn mức chi tiêu của từng đơn vi trong doanh nghiệp cũng như quan
lý nguồn tiền chi tiêu phù hợp với nguồn tiền thu được trong hoạt động hàng ngày
của doanh nghiệp.
1.3.3 Chức năng của các bước trong quy trình mua hàng — thanh toán
Phân tích nhu cau & lập kế hoạch mua: là một bước xác định nhu cầu của mộtdoanh nghiệp đối với hàng hóa và dịch vụ dé phục vụ cho hoạt động của doanhnghiệp ở từng giai đoạn, sau đó lập kế hoạch thực hiện Thực hiện tốt quy trình nàydoanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nguồn lực, tăng hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi
ro lãng phí và tăng mức độ hài lòng của khách hàng.
Tìm kiếm các nhà cung cấp phù hợp và quản lý các nhà cung cấp có hệ
thống: Các nhà cung cấp cung cấp cho doanh nghiệp các sản phẩm và dịch vụ cầnthiệt đê hoạt động, vì vậy việc tìm kiêm các nhà cung câp có giá cả cạnh tranh, chât
19
Trang 29lượng cao và đáng tin cậy là rất quan trọng trong việc duy trì chất lượng và giáthành sản xuất 6n định cho doanh nghiệp.
Đánh giá rủi ro đối với nhà cung cấp: việc đánh giá rủi ro đỗi với nhà cungcấp giúp doanh nghiệp xác định được các rủi ro có thé xảy ra, đánh giá mức độnghiêm trọng của các rủi ro và đưa ra các biện pháp giảm thiêu rủi ro, cuối cùng dé
doanh nghiệp đưa ra quyết định lựa chọn hoặc không lựa chọn nhà cung cấp nào
đó Việc nay rất quan trọng trong việc duy trì tính ổn định trong hoạt động sảnxuất kinh doanh
Ký kết hop đông và phát hành don đặt hang theo yêu cẩu: việc nay đề dambảo các bên tham gia trong hợp đồng đều đồng ý về các điều khoản của giao dịch và
hàng hóa hoặc dịch vụ được giao đúng chất lượng và thời gian cam kết.
Nhận hàng hóa/ dịch vụ và phê duyét hóa đơn: đảm bảo hàng hóa được mua
theo đúng yêu cầu của đơn vị sử dụng, đúng thời hạn quy định
Ghi số các nghiệp vụ phát sinh: Đảm bảo các giao dịch được phản ánh kịp thời vào
hệ thống thông tin kế toán của đơn vị, ghi đúng và ghi đủ theo thực tế phát sinh
Theo dõi công nợ và thanh toán khi đến hạn: Đảm bảo cân đối nguồn tiềntrong doanh nghiệp, tạo dựng uy tín với nhà cung cấp và duy trì hoạt động bình
thường của doanh nghiệp.
Các bước chính của một quy trình mua hàng và thanh toán được mô tả bằng sơ
đồ sau
20
Trang 30- Ký kết hợp đồng va phát hành đơn đặt hàng theo yêu cầu
» Nhận hàng hóa/ dịch vụ và phê duyệt hóa đơn
¢ Ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh
s Theo dõi công nợ và thanh toán khi đến hạn
Sơ đồ 1.2- Tóm tắt quy trình mua hàng và thanh toán
(Nguồn: tác giả tự tóm tat và trình bày)1.3.4 KSNB với quy trình mua hàng — thanh toán
KSNB hoạt động mua hàng bao gồm: các hoạt động kiểm soát trong quá trình
tìm kiếm và đánh giá nhà cung cấp theo các tiêu chí Q-C-D-S (Chất lượng, giá cả,giao hàng và bền vững); ký kết hợp đồng với điều kiện thanh toán phù hợp với dòngtiền thu vào của doanh nghiệp; Phát hành đơn hang và lịch giao hang; Tổ chức nhận
hàng và hóa đơn bao gồm cả hoạt động kiểm tra tính pháp lý của hóa đơn;
KSNB hoạt động thanh toán bao gom: các hoạt động thầm định tính hiện hữu,
chính xác của giao dịch phát sinh Đối chiếu công nợ giữa các phòng có liên quan
trong doanh nghiệp và thanh toán.
Tổ chức hệ thống chứng từ gồm: Các chứng từ và số kế toán được thực hiệntheo quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC được thê hiện ở bảng dưới đây:
21
Trang 31Bảng 1.2 Các chứng từ, tài liệu và báo cáo can lập trong quy trình mua hang và
thanh toán
STT NGHIỆP VỤ CHUNG TỪ BỘ PHẬN LẬP
1 | Yêu câu mua hàng hóa/| Đơn yêu câu mua hàng | Bộ phận sử dụng
dịch vụ hóa/Dịch vụ hoặc Kê hoạch
mua nguyên vật liệu
2 | Xử lý yêu câu mua hàng Bảng Đánh giá và lựa chọn
nhà cung cấpHợp đồng nguyên tắc
Đơn đặt hàng
Bộ phận mua hàng
3 | Nhận
dịch vụ
đơn, biên bản giao nhận, phiêu nhập kho hoặc báo cáo
Nhân viên hàng, thủ kho
mua
nhan hang,
4 | Chấp nhận hóa đơn và | Hóa đơn Nhà cung cấp
theo đõi công nợ
5.|Ghi sô các hoạt động | Chứng từ ghi số Kế toán
phát sinh Số Nhật ký mua hàng
Số theo dõi công nợ phải trả
6.|Xuất kho tiêu dùng, | Phiêu xuất, nhập kho hàng | Thủ kho
nhập lại hóa
Thẻ kho
7.| Ghi sô các hoạt động | Chứng từ ghi số Kế toán
phát sinh Số theo dõi công nợ phải trả
8 | Thanh toán công nợ Bảng kê thanh toán, Lệnh Kế toán
chuyền tiền và Giấy báo nợ
Bùi Quang Hùng, Tran Thanh Thủy, Pham Trà Lam, 2012, p 240)
Tô chức hệ thong tài khoản và số sách kề toán bao gôm các sô kê toán chi tiệt
và số kế toán tổng hợp theo quy định hiện hành và phù hợp với yêu cầu quản lý nội
bộ tại Doanh nghiệp.
Theo hướng dẫn tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC, các cặp tài khoản sửdụng trong hoạt động mua hàng hóa hóa dịch vụ được thé hiện ở bảng sau:
22
Trang 32Bảng 1.3 Các tài khoản sử dụng trong quy trình mua hàng và thanh toán
STT TÀI KHOẢN GHI NỢ TÀI KHOẢN GHI CHỦ
GHI CÓ
Mua | 152-Giá mua nguyên vật liệu/ 111/121- Tiền | Nếu thanh toán ngay
153-Thiết bị phụ tùng thay thế/ Hoặc 331- phải | Nếu thanh toán theo
1561- Giá mua hàng hóa/ trả người bán | hình thức trả chậm
1567-Hàng hóa bat động sản dé
bán/
211, 212/ Tài sản cố định1331- Thuế GTGT được khấu trừThanh | 331- phải trả người bán 111/121- Tiên
toán
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp và trình bày)
Báo cáo quan tri : Bao gdm một bộ gôm nhiêu báo cáo nội bộ đê đánh giá qua
trình mua hàng và thanh toán trong từng kỳ kế toán bao gồm cả báo cáo các khoản
thanh toán phải tạm hoãn thanh toán khi đến hạn Bộ báo cáo này gồm các báo cáo
chính: Bao cáo mua nguyên vật liệu trong tháng; Báo cao mua dịch vụ của các nha
cung cấp dịch vụ thường xuyên trong công ty liên quan đến quá trình mua hàng, bán
hàng của doanh nghiệp, báo cáo các khoản không thanh toán được trong kỳ.
Các hoạt động kiểm soát quy trình mua hàng và thanh toán được tóm tắt ở
đoạn hoặc phải tổ chức
thu mua nhiều lần làm
gia tăng mức giá mua/
chi phí thu mua hoặc mua thừa so với yêu
Phân tích | - Mua đúng, - Kế hoạch mua - Sử dụng các công cụ tính
nhucầu | mua đủ các loại | hàng không đáp ứng toán dé xác định đúng nhu cầu
& lập kế | hàng hóa/ dịch được yêu cầu vận hành - Sử dụng phần mềm thích hợp
hoạch vụ theo yêu cầu của tổ chức dẫn đến dé phục vu công tác lập kế hoạch
mua dé tổ chức được nguồn cung bị gián và xác định nhu cầu
- Tự động hóa HTTTKT trong
phạm vi toàn doanh nghiệp dé dam
bảo các số liệu, đữ liệu liên quan
đến công tác kế hoạch được cập
Trang 33Hoạt Mục tiêu Rủi ro Các thủ tục kiểm soát
động
sô cân dùng dẫn đến có
hàng mà không dùng
được
Tìm - - Nhà cung - Cac nha cung - Xây dựng quy trình lựa chon
kiếm các | cấp đủ năng lực cấp không đủ năng lực | nhà cung cấp;
nhà cung | và uy tin dé duy và hoặc uy tín dẫn đến - Xây dựng và chia sẻ danh cấp phù | trì nguồn hang 6n | su batén về kếhoạch | sách các nhà cung cấp/ cung cấp hợp và định về chất giao hàng bấtôn về tiềm năng với các doanh nghiệp quản lý | lượng, cạnh tranh | chất lượng hoặc giá trong hiệp hội, đối tác và giữa các
các nhà | về giá cả cho thành cao doanh nghiệp trong tập đoàn
cung cấp | doanh nghiệp - Xây dựng quy định phòng
có hệ chống tham nhũng, đưa hối lộ, quy thống định về tố giác, tuyên truyền phổ
biến những quy định này đến rộng rãi người lao động, đối tác của
doanh nghiệp
- Thiết lập quy định về phân
tách quyền lực và nhiệm vụ: người
đàm phán và người quyết định
Đánh giá - - Nhà cung - Cac nha cung - xây dựng quy định đánh giá
rủi ro đối | cấp đủ uy tín,đủ | cấp không đủ năng lực | nhà cung cấp chi tiết, cụ thể dựa
với nhà | năng lực để duy để duy trì chuỗi cung trên các yếu té tài chính và phi tài
cung cap | trì hoạt động cung | ứng khi lượng hang chính
ứng liên tục theo | yêu cầu của công ty - Thường xuyên cập nhật danh
yêu cầu của tăng lên sách các đơn vi có rủi ro từ cơ quan
doanh nghiệp - Cac nha cung thuế hoặc các doanh nghiệp vi
- Nhà cung | cấp bỏ trốn hoặc gặp phạm bị công bố trên các phương cấp không thuộc | vấn đề về pháp lý làm _ | tiện truyền thông của chính phủ
các đối tượng rủi | liên lụy đến doanh
ro cao, chiu sự nghiệp giám sát đặc biệt
của các cơ quan
quản lý hành
chính
Ký kết - - Nhà cung - — Rủi ro về chất - Lập quy định khung áp dung
hợp đồng | cấp thực hiện lượng và nguồn gốc cho tất cả các hợp đồng ký với tất
và phát đúng các điều của hàng hóa bao gồm | cả các nhà cung cấp và từng nhóm hành đơn | khoản đã thỏa cả tài liệu kỹ thuật liên | nhà cung cấp.
đặt hàng | thuận/ ký kết quan đến hàng hóa - Đảm bảo cân đối thời gian trả
24
Trang 34Hoạt Mục tiêu Rủi ro Các thủ tục kiểm soát
động
theo yêu - — Rủi ro về chậm cho nhà cung cấp và thời giancầu: phương án xử lý khi cho khách hàng trả chậm tương ứng
gặp sự cố như hàng hóa | để duy trì mức độ cân đối của
bi hỏng, mat trong quá | nguồn tiền
trình vận chuyền, thiên - Các hợp đồng phải được soát
tai xét đồng thời bởi don vị sử dung
- — Thời gian tra hàng hóa, phòng MH và phòng KT
Nhận - Chi nhận - Nhan hàng - Phân chia trách nhiệm giữa
hàng những hàng đã không đúng chất lương, | người mua hàng, nhận hàng và sử hóa/ dịch | đặt khi đáp ứng thông số kỹ thuật dụng.
vụ và đúng yêu cầu về - - Nhận hang - Yêu cầu người sử dụng phải
phê chất lượng, kỹ không đủ số lượng trực tiếp kiểm tra hàng hóa trước
duyệt thuật khi nhập kho.
hóa đơn - Xây dựng quy chế giám sát
quá trình nhận hàng, nhập / xuất
kho
Ghi sô - — Chỉ chấp - Hoa đơn lập sai - Phân chia trách nhiệm giữa
các nhận thanh toán về mặt tính toán, quy KT phải trả, nhân viên tài chính (kế
nghiệp cho những hóa định của pháp luật toán tiền), thủ kho
vụ phát | đơn mua theo - Hoa đơn mua - Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ sinh đơn đặt hàng/kế | hàng khống hoặc mua | của hóa đơn.
hoạch từ người hàng không đúng theo - Đối chiếu hóa đơn với các
sử dụng yêu cầu của người dùng | chứng từ đi kèm
- Kup thời vẫn được thanh toán - Đối chiếu giữa các bộ phận ghi sô dé phản
- — Ghi sô không
không kip thời phản
Trang 35Hoạt Mục tiêu Rủi ro Các thủ tục kiểm soát
động
- Ghi số sai đối
tượng
Theo dõi - Thanh - Thanh toán - Phân chia trách nhiệm giữa
céngng | toán đúng, đủ nhiều lần cho một hóa _ | nhân viên tài chính (KT tiền) và KT
và thanh | cho nhà cung cấp | đơn phải trả.
toán khi - Dam bảo - Bo xót hóa don - Lập quy trình xét duyệt
đếnhạn | an toàn thanh khi thanh toán thanh toán dựa trên chứng từ gốc
đơn vị hưởng thụ
- Đóng dau trên tất cả các
chứng từ đã thanh toán
- Thường xuyên đối chiếu công
nợ với nhà cung cấp để kịp thời
phát hiên những sai sót
(Nguôn: Kiểm soát chu trình chỉ phí — Hệ thong thông tin kế toán tập 2)
26
Trang 36KET LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày tổng quan nghiên cứu KSNB trong nước, nước ngoài
và khoảng trồng nghiên cứu Tiếp đó là phan trình bày về cơ sở lý luận của KSNB
theo J-SOX Theo đó, có 6 yếu tố cấu thành lên KSNB bao gồm: 1) môi trường
kiểm soát, 2) đánh giá rủi ro và hành động ứng phó, 3) hoạt động kiểm soát, 4)thông tin và truyền thông, 5) hoạt động giám sát và 6) bảo vệ và ứng phó với hệthống CNTT Tiếp đó là vai trò của KSNB, đó là: Bảo vệ tài nguyên và tài sản của
tổ chức/ doanh nghiệp; Tăng mức độ tin cậy của công tác thu thập số liệu và lập
báo cáo tải chính, Tuân thủ các quy định của pháp luật; Nâng cao hiệu quả của hoạtđộng và cuối cùng là Bảo vệ lợi ích của các bên liên quan
Phần tiếp theo của chương này là lý thuyết về kiểm soát nội bộ quy trình mua
hàng - thanh toán Ở phần này tác giả lần lượt trình bày các vấn đề: những rủi rotiềm tàng và mục tiêu của quy trình mua hàng và thanh toán Chức năng của từngbước trong quy trình và các hoạt động kiểm soát ở mỗi bước trong quy trình mua
hàng - thanh toán.
27
Trang 37CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cách tiếp cận và thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện qua bốn bước chính như sau: Bước đầu tác giảtập trung nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý luận về KSNBtheo quy định Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 được ban hành theo thông tư
sô 214/2012/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 và quy định của J-SOX Tiếpđến, tác giả nghiên cứu các tài liệu của NIPPO VN về KSNB ở mức độ công ty vàKSNB ở mức độ quy trình đối với quy trình mua hàng và thanh toán, phân tích cácthông tin về KSNB nói chung và KSNB đối với quy trình mua hàng - thanh toán
của đơn vị nghiên cứu Sau hai bước trên tác giả tiến hành thu thập tài liệu, số liệubằng các phương pháp khảo sát, phỏng vấn để thu thập ý kiến từ các CBCNV có
liên quan về quan điểm, nhận xét của họ với KSNB nói chung và KSNB với quy
trình mua hàng và thanh toán tại NIPPO VN Trong bước nảy các số liệu phục vụ
phân tích thực trạng KSNB hoạt động mua hàng — thanh toán thông qua các báo
cáo, quy định, quy chế của doanh nghiệp đang áp dụng trong năm tài chính
2021-2022 đã được thu thập Khi đã thu thập được các thông tin về KSNB của NIPPO
VN tác giả tiễn hành so sánh các chỉ tiêu, yếu tố cấu thành trong KSNB của Công tyvới yêu cầu của J-SOX, đánh giá thực trạng của kiểm soát nội bộ tại Công ty Trênnên tang số liệu, thông tin và kết quả thu thập được trong quá trình nghiên cứu tácgiả đã tiến hành phân tích một số chỉ tiêu, bước trong KSNB quy trình mua hàng vàthanh toán tại NIPPO VN, đối chiếu với các quy định của Chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam số 315 và J-SOX dé tìm ra những điểm chưa phù hợp Trên cơ sở phân
tích đối chiếu dé tìm ra những điểm chưa phù hợp/ chưa hiệu qua, dựa và cơ sở lýthuyết, các thành tựu nghiên trong thực tiễn và xét đoán của bản thân tác giả đưa ramột số khuyến nghị nhằm nâng cao tính hiệu quả cho quy trình mua hàng và thanh
toán tại NIPPO VN.
Phương pháp phân tích định tính là những phương pháp nghiên cứu tậptrung vào việc thu thập và phân tích các thông tin chủ yếu liên quan đến chất lượng
28
Trang 38của KSNB trong NIPPO VN và KSNB đối với với quy trình mua hàng - thanh
toán Mục đích của phương pháp này để: hiểu rõ hơn về cách vận hành KSNB ở
từng mức độ tại của NIPPO VN Các phương pháp sử dung dé phân tích định tính
trong luận văn này là:
Phương pháp phân tích tài liệu và phỏng vấn, mục đích của phương pháp này
để tìm hiểu chỉ tiết về các chính sách, quy trình, hướng dẫn và báo cáo liên quan
đến quy trình kiểm soát nội bộ hiện tại của NIPPO VN, qua đó tác giả tóm tắt lạicác chính sách, quy trình kiểm soát nội bộ đang thực hiện tại NIPPO VN Tiếp theo,
sau khi đã tóm tắt các chính sách, quy trình KSNB đang áp dụng tại NIPPO VN tác
giả đã tiến hành đánh giá và phân tích sơ bộ một số điểm mạnh, điểm yêu của hệthong đồng thời xây dựng một số bảng câu hỏi dựa trên đánh giá sơ bộ của mình détiến hành phỏng vấn một số cán bộ chủ chốt của Công ty như TGD, một số cá nhân
và tập thê trực tiếp tham gia vào vào quy trình mua hàng và thanh toán tại NIPPO
VN cũng như một số cá nhân đã tham gia hoạt động kiểm toán nội bộ tại NIPPO
VN cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31.12 các năm 2021 và 2022 với tư cách làkiểm toán nội bộ (độc lập) được Ban điều hành và Đại hội đồng cổ đông củaNIPPO LTD phân công, chỉ định Nội dung các cuộc phỏng vấn xoay quanh nhữngvan đề mà tác giả đã tiến hành đánh giá sơ bộ và tập trung vào những khó khăn/thuận lợi cũng như những kiến nghị của những người trực tiếp thực hiện tại doanhnghiệp khi triển khai KSNB trong toàn công ty nói chung, quy trình Mua hàng và
Thanh toán nói riêng
Trong quá trình thiết kế bảng hỏi, tác giả đã chủ ý nêu các câu hỏi để thu thập
ý kiến từ tất cả những bên liên quan đến quy trình mua hàng và thanh toán tại
NIPPO bao gồm: Nhân viên ở các đơn vị chịu trách nhiệm mua hàng, kế toán &
thanh toán, nhân viên an ninh giám sát quá trình giao nhận hàng, nhà cung cấp vàđơn vi sử dụng trực tiếp
Trong quá trình tiếp cận và thu thập dữ liệu, tác giả đã sử dụng cả phươngpháp Phỏng van sâu và Phỏng van nhóm
Phương pháp quan sát và phân tích số liệu, tài liệu: Phương pháp quan sát làphương pháp sử dụng các giác quan dé quan sát các đối tượng tác nghiệp trong môi
29
Trang 39trường và điều kiện làm việc tại đơn vị nghiên cứu sau đó ghi lại và mô tả các hành
vi tương tac của các cá nhân với nhau, các cá nhân với môi trường Tác giả vận
dụng phương pháp này để nghiên cứu các chủ dé mà không thé dé dang đo lườngbăng các phương pháp định lượng, chang hạn như mức độ thuần thục trong côngviệc, tuân thủ quy trình của từng cá nhân, đơn vị có liên quan Kết hợp kết quả quansát và phân tích nội dung tải liệu, số liệu, tác giả sẽ đưa ra những đánh giá đối với
thực trạng và các nguyên nhân có tác động tích cực, tiêu cực lên KSNB với quy trình mua hàng và thanh toán của NIPPO VN.
Phương pháp phân tích định lượng là những phương pháp được sử dụng déthu thập và phân tích dữ liệu liên quan đến việc thực hiện KSNB với quy trình muahàng và thanh toán tại NIPPO VN Phương pháp này bao gồm các bước sau:
Xác định các chỉ số quan trọng: Chọn ra các chỉ số quan trọng để đo lườngmức độ phân bố công việc, đánh giá rủi ro và mức độ kiểm soát tương ứng, hiệu
quả của KSNB với quy trình Các chỉ số đã được thực hiện trong nghiên cứu này: tỷ
trọng mua hàng theo nhóm hàng hóa/ tỷ trọng mua hàng theo thị trường, theo mức
độ liên quan (về vốn và kiểm soát)
Thu thập dữ liệu va phân tích dit liệu: Thu thập và phân tích dữ liệu liên quan
đến các chỉ số đã chọn và lập các biểu đồ phản ánh các chỉ số trên trong hai năm
nghiên cứu 2021 và 2022.
Đánh giá kết quả và đưa ra nhận xét cá nhân: Dựa trên kết quả phân tích, tácgiả cũng đưa ra những nhận xét cá nhân về các điểm mạnh và điểm yếu của KSNB
với quy trình mua hàng - thanh toán ở NIPPO VN.
Quy trình nghiên cứu luận văn này được tóm tắt trong sơ dé sau:
30
Trang 40Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Các khái nệm và các công trình nghiên
cứu có liên quan
s
Các chính sách, quy định và thực tế áp
dụng KSNB với QTNC NIPPO VN
s
Tính toán 1 số chỉ tiêu và đưa ra
nhận xét đánh giá đôi với HTKSNB
với QTNC Œ)
q
So sánh với các yêu cầu của chuan mực
315 và J-SOX đề đánh giá tính hiệu qua của hệ thông kiêm soát nội bộ hiện tại
bì
Đánh giá các điểm bất cập có được
do phỏng vân
Dựa trên kiến thức, kế thừa kết quả
nghiên cứu trước đây đưa ra đề xuât
Ghi chú: QTNC (*): Quy trình mua hang và thanh toán
Sơ đồ 2.1 Các bước thiết kế luận văn
2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
(Nguôn: Tác giả xây dựng)
Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu nay bao gôm dt liệu so cap va dir liệu
thứ cấp;
Dữ liệu sơ câp có được do tác giả đã tiên hành các cuộc phỏng vân những
người có liên quan và quan sát trực quan quá trình thực tế diễn ra tại doangh nghiệp;