pháp luật cạnh tranh việt nam về xác định thị phần thị phần kết hợp của doanh nghiệp kinh doanh trênthị trường bất cập và hướng hoàn thiện

20 0 0
pháp luật cạnh tranh việt nam về xác định thị phần thị phần kết hợp của doanh nghiệp kinh doanh trênthị trường bất cập và hướng hoàn thiện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤCYMỞ ĐChương 1...2QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM VỀ XÁC ĐỊNH THỊPHẦN, THỊ PHẦN KẾT HỢP CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH TRÊN THỊTRƯỜNG...21.1 Một số vấn đề lý luận về xác đị

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT CẠNH TRANH

PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM VỀ XÁC ĐỊNH THỊ PHẦN,THỊ PHẦN KẾT HỢP CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH TRÊN

THỊ TRƯỜNG – BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

Giảng viên hướng dẫn : Trương Trọng Hiểu

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Hồng Lợt Mã số sinh viên : HCMVB220202014 Lớp học phần : 22DLAW411017011

Email: lottran.hcmvb220202014@st.ueh.edu.vn

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2022

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Trương Trọng Hiểu, giảng viên môn Luật Cạnh Tranh, thầy đã giảng dạy tận tình và đưa ra những tình huống thực tiễn nhất để trao đổi và cùng đồng hành với tất cả các học viên Cũng nhờ vậy mà tôi đã được tiếp thu, học hỏi được rất nhiều kiến thức và được thuyết phục bởi phương pháp giảng dạy từ thầy Với vốn kiến thức trong quá trình nghiên cứu làm bài tiểu luận sẽ là nền tảng và là hành trang quý báu để tôi bước vào đời một cách vững chắc và tự tin Dotrình độ lý luận cũng như hiểu biết còn hạn chế nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi luôn đón nhận những ý kiến đóng góp từ thầy để bản thân được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm và sẽ cố gắn hoàn thành tốt bài tiểu luận này Và lời cuối xin được kính chúc thầy luôn luôn khỏe mạnh, thành công trong sự nghiệp cao quý, để tiếp tụcthực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho các thế hệ mai sau.

Tác giả tiểu luận

Trần Thị Hồng Lợt

Y

Trang 3

MỤC LỤCYMỞ Đ

Chương 1 2QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM VỀ XÁC ĐỊNH THỊPHẦN, THỊ PHẦN KẾT HỢP CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH TRÊN THỊTRƯỜNG 2

1.1 Một số vấn đề lý luận về xác định thị phần, thị phần kết hợp của doanh nghiệp trên thị trường 2

1.1.1 Khái niệm về thị phần, thị phần kết hợp của doanh nghiệp 21.1.2 Vai trò, nguyên tắc xác định thị phần, thị phần kết hợp của doanh nghiệp 3

1.2 Quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam về xác định thị phần, thị phần kết hợp của doanh nghiệp 7Chương 2 12MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆTNAM VỀ XÁC ĐỊNH THỊ PHẦN, THỊ PHẦN KẾT HỢP CỦA DOANH NGHIỆPTRÊN THỊ TRƯỜNG 12

2.1 Một số bất cập về xác định thị phần, thị phần kết hợp của doanh nghiệp theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam 122.2 Một số giải pháp nhằm định hướng hoàn thiện pháp luật cạnh tranh Việt Nam về xác định thị phần, thị phần kết hợp của doanh nghiệp trên thị trường 13KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO16

Trang 4

MỞ ĐẦU

Hiện nay, với nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, thì sự xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong và ngoài nước, đã thể hiện được nền kinh tế của Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh Đây là một bước chuyển mình lớn của nền kinh tế của nước ta Tuy nhiên, đứng trước bước chuyển mình mạnh mẽ này, cho thấy được sự tồn tại hai mặt mà nền kinh tế thị trường đem lại, nhiều vấn đề phát sinh giữa các doanh nghiệp với nhau như: Cạnh tranh không lành mạnh, chiếm lĩnh hay thâu tóm thị trường,… Vì vậy, pháp luật doanh nghiệp và pháp luật cạnh tranh ra đời là tính tất yếu.

Mỗi một quy phạm pháp luật ra đời, nhằm điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong xã hội và luôn có những bất cập nhất định Trong pháp luật cạnh tranh cũng không thoát khỏi quy luật này Trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam về xác định thị phần, thị phần kết hợp của doanh nghiệp cũng có một số

bất cập nhất định Vì lẽ đó, tác giả chọn đề tài “Pháp luật cạnh tranh Việt

Nam về xác định thị phần, thị phần kết hợp của doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường – bất cập và hướng hoàn thiện” để tìm hiểu nguyên nhân của

những bất cập này, cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng hoàn thiện pháp luật cạnh tranh Việt Nam về xác định thị phần, thị phần kết hợp của doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường.

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Chương 1

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM VỀ XÁCĐỊNH THỊ PHẦN, THỊ PHẦN KẾT HỢP CỦA DOANH NGHIỆP KINH

DOANH TRÊN THỊ TRƯỜNG

1.1 Một số vấn đề lý luận về xác định thị phần, thị phần kết hợp của doanh nghiệp trên thị trường

1.1.1 Khái niệm về thị phần, thị phần kết hợp của doanh nghiệp

Thứ nhất, khái niệm về thị phần của doanh nghiệp

Có nhiều định nghĩa về thị phần, trước tiên theo bách khoa toàn thư mở, thị phần (market share) là khái niệm quan trọng nhất trong marketing và quản trị chiến lược hiện đại Công ty nào chiếm được thị phần lớn sẽ có lợi thế thống lĩnh thị trường Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh.1

Tiếp đến, xét về mặt ngữ nghĩa từ thị phần: “thị” có nghĩa là thị trường, “phần” được hiểu là phần trăm, số phần, tỷ trọng Như vậy, từ định nghĩa trên và nội dung phân tích về mặt ngữ nghĩa thì có thể đưa ra khái niệm

về thị phần của doanh nghiệp như sau: “Thị phần của doanh nghiệp là số

phần trăm trên thị trường mà doanh nghiệp chiếm lĩnh được đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình kinh doanh trên thị trường đó”

Thứ hai, khái niệm về thị phần kết hợp của doanh nghiệp

Thị phần kết hợp của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật cạnh

tranh được hiểu như sau: “Thị phần kết hợp là tổng thị phần trên thị trường

liên quan của các doanh nghiệp tham gia vào hành vi hạn chế cạnh tranh

1 Wikipedia, Thị phần,https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%8B_ph%E1%BA%A7n, ngày truy cập 15/3/2022

Trang 6

hoặc tập trung kinh tế” Vậy, theo quy định này của pháp luật thì thị phần kết hợp trước tiên nó cũng là thị phần, sự kết hợp ở đây đó chính là tổng số phần trăm trên thị trường của doanh nghiệp kinh doanh, khi doanh nghiệp đó tham gia vào hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế.

Về vai trò, nguyên tắc xác định thị phần, thị phần kết hợp của doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường được pháp luật cạnh tranh Việt Nam quy định một cách cụ thể và chi tiết Dựa vào quy định của pháp luật này có thể giải quyết vấn đề xác định thị phần, thị phần kết hợp của doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường Nội dung này được làm rõ ở mục tiếp theo của bài tiểu luận.

1.1.2 Vai trò, nguyên tắc xác định thị phần, thị phần kết hợp của doanh nghiệp

1.1.2.1 Vai trò của thị phần, thị phần kết hợp của doanh nghiệp

Thị phần, thị phần kết hợp của doanh nghiệp có những vai trò nhất định đối với doanh nghiệp đó Dưới đây có thể tìm hiểu một số vai trò của thị phần, thị phần của doanh nghiệp như sau:

Thứ nhất, thị phần, thị phần kết hợp có vai trò phản ánh vị trí của doanh

nghiệp trên thị trường về lĩnh vực mà doanh nghiệp đó kinh doanh hoạt động Vai trò này, ngay từ phần khái niệm thì có thể nhận thấy được sự quan trọng của thị phần đối với một doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường Thị phần, thị phần kết hợp thể hiện tỷ trọng của một doanh nghiệp trên thị trường đối với lĩnh vực kinh doanh hoạt động của mình Nếu một doanh nghiệp có thị phần hay thị phần kết hợp lớn thì doanh nghiệp đó chiếm vị thế lớn trên thị trường hoạt động kinh doanh của mình và ngược lại nếu doanh nghiệp có thị 2 Khoản 2, Điều 10, Luật Cạnh tranh năm 2018

Trang 7

phần hay thị phần kết hợp nhỏ thì tương đương với nó sẽ là vị thế nhỏ trên thị trường Do đó, thị phần, thị phần kết hợp của doanh nghiệp có vai trò phản ánh vị trí của doanh nghiệp đó với doanh nghiệp khác cùng một lĩnh vực kinh doanh hoạt động là như vậy.

Thứ hai, thị phần, thị phần kết hợp của doanh nghiệp có vai trò đánh

giá một phần tốc độ phát triển của doanh nghiệp

Tốc độ phát triển của một doanh nghiệp được phản ánh bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố thị phần Cụ thể là, một doanh nghiệp phát triển, có tốc độ phát triển nhanh thì thị phần hay thị phần kết hợp của doanh nghiệp đó có tỷ lệ thuận với tốc độ này Hay nói cách khác, tốc độ phát triển mạnh thì thị phần của doanh nghiệp đó lớn, càng phát triển mạnh nhanh thì thị phần càng lớn Ngược lại, tốc độ phát triển chậm, đương nhiên thị phần của doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường sẽ nhỏ.

Thứ ba, thị phần, thị phần kết hợp có vai trò là cơ sở dữ liệu để doanh

nghiệp xác định và bổ sung các nguồn lực phù hợp với tình hình phát triển của doanh nghiệp đó.

Một doanh nghiệp lớn, đòi hỏi nguồn lực tập trung cho sự phát triển của doanh nghiệp đó lớn Ngược lại, doanh nghiệp nhỏ thì đồng nghĩa với việc nguồn lực ít Cụ thể là, nếu một doanh nghiệp A có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường lớn, đòi hỏi doanh nghiệp đó phải bổ sung các nguồn lực cho sự phát triển này so với thời điểm ban đầu như: nguồn tài chính, nguồn nhân sự,…

Thứ tư, thị phần, thị phần kết hợp có vai trò tăng thêm quy mô hoạt

động và phát triến của doanh nghiệp.

Trang 8

Vai trò này cũng giống như các vai trò được phân tích phần trên về quy luật tỷ lệ Và được hiểu như sau: Một doanh nghiệp ban đầu có quy mô hoạt động vừa, sau một thời gian hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp đó đạt tốc độ phát triển nhanh và thị phần thị phần kết hợp của doanh nghiệp đó lớn mạnh Như vậy, đối với tình hình phát triển như này, quy mô hoạt động ban đầu của doanh nghiệp sẽ không còn phù hợp nữa Đòi hỏi, doanh nghiệp phải mở rộng quy mô hoạt động và phát triển của mình để phù hợp với tình hình phát triển hiện tại.

1.1.2.2 Nguyên tắc xác định thị phần, thị phần kết hợp của doanh nghiệp

Với vai trò đã được phân tích ở phần trên về thị phần, thị phần kết hợp của doanh nghiệp trong kinh doanh, nhận định rằng, thị phần, thị phần kết hợp của doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng Do đó, với sự quan trọng này đòi hỏi phải có nguyên tắc xác định, nguyên tắc này phải bảo đảm tính hợp pháp, hợp Hiến Ngoài ra, nguyên tắc phải bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia.

Nguyên tắc xác định thị phần, thị phần kết hợp của doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường như sau:

Thứ nhất, về nguyên tắc xác định thị phần

Một là, căn cứ vào đặc điểm, tính chất của thị trường liên quan để xác

định Dựa trên những đặc điểm, tính chất của thị trường liên quan, tức là những thị trường có những sản phẩm, có địa lý liên quan Từ trên cơ sở này mới có cách xác định thị phần chính xác Hiện nay, theo Luật Cạnh tranh năm 2018 thì có một số cách xác định thị phần, tùy thuộc từng doanh nghiệp mà có thể lựa chọn một trong những cách sau:

Trang 9

“Tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;

Tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;

Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của doanh nghiệp này với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;

Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của doanh nghiệp này với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm.”3

Hai là, bên cạnh nguyên tắc xác định thị phần phải dựa trên đặc điểm,

tính chất của thị trường liên quan thì còn phải bảo đảm việc xác định thị phần phải có sự tham vấn ý kiến của các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có chuyên môn.

Thứ hai, về nguyên tắc xác định thị phần kết hợp

Nguyên tắc xác định thị phần kết hợp cũng giống như nguyên tắc xác định thị phần, đó là phải xác định theo đúng quy định của pháp luật cạnh

tranh Nhưng về nội dung thì thị phần kết hợp có điểm khác như sau: “Thị

phần kết hợp là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia vào hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế.”.4 Vậy, thị phần kết hợp của doanh nghiệp được xác định là tổng thị phần trên thị trường 3 Khoản 1, Điều 10, Luật Cạnh tranh năm 2018

4 Khoản 2, Điều 10, Luật Cạnh tranh năm 2018

Trang 10

liên quan của các doanh nghiệp tham gia vào hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế Ở đây, có thể hiểu, khi doanh nghiệp tham gia vào hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế thì mới có thị phần kết hợp và thị phần này xác định dựa vào tổng thị phần trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp đó khi tham gia vào hành vi trên.

1.2 Quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam về xác định thị phần, thị phần kết hợp của doanh nghiệp

Hiện nay, pháp luật cạnh tranh Việt Nam có quy định về xác định thị phần, thị phần kết hợp của doanh nghiệp Dưới đây là một số quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam về vấn đề trên:

Thứ nhất, trong văn bản luật

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam có một ngành luật điều chỉnh về vấn đề xác định thị phần, thị phần kết hợp của doanh nghiệp, đó là Luật Cạnh tranh Luật Cạnh tranh năm 2018 được Quốc hội khóa 14 ban hành ngày 12 tháng 6 năm 2018, trong đó có quy định về xác định thị phần, thị phần kết hợp của doanh nghiệp như sau:

“1 Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của thị trường liên quan, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định theo một trong các phương pháp sau đây:

a) Tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;

Trang 11

b) Tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;

c) Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của doanh nghiệp này với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;

d) Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của doanh nghiệp này với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm.

2 Thị phần kết hợp là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia vào hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế.

3 Doanh thu để xác định thị phần quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.

4 Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chưa đủ 01 năm tài chính thì doanh thu, doanh số, số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra, mua vào để xác định thị phần quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu hoạt động cho đến thời điểm xác định thị phần.”5

Các quy định về xác định thị phần, thị phần kết hợp tại Điều 10, Luật Cạnh tranh năm 2018 chính là những nguyên tắc xác định thị phần, thị phần kết hợp của doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường đã được trình bày và phân tích ở Chương 1 của bài tiểu luận Sau đây, tác giả sẽ điểm sơ lại một số nội dung về những quy định này, trên cơ ở phân tích tổng hợp nhằm tìm ra những bất cập của pháp luật cạnh tranh Việt Nam về xác định thị phần, thị 5 Điều 10, Luật Cạnh tranh năm 2018

Trang 12

phần kết hợp của doanh nghiệp Đồng thời, dựa trên những bất cập đã tìm ra để đưa ra định hướng hoàn thiện.

Xác định thị phần, thị phần kết hợp phải dựa vào đặc điểm, tính chất của thị trường liên quan Từ đó, dựa vào đối tượng mà doanh nghiệp hướng tới để xác định thị phần Cụ thể như sau:

Nếu doanh nghiệp dựa vào doanh thu bán ra thì thị phần của doanh nghiệp đó sẽ được xác định bằng tỷ trọng giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp đó với tổng doanh thu bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan.

Nếu doanh nghiệp dựa vào doanh số mua vào thì thị phần của doanh nghiệp đó sẽ được xác định bằng tỷ trọng giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp đó với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan.

Nếu doanh nghiệp dựa vào số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra thì thị phần của doanh nghiệp đó sẽ được xác định bằng tỷ trọng giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của doanh nghiệp đó với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan.

Nếu doanh nghiệp dựa vào số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào thì thị phần của doanh nghiệp đó sẽ được xác định bằng tỷ trọng giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của doanh nghiệp đó với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan.

Thứ hai, trong văn bản dưới luật

Hiện nay, trong hệ thống văn bản dưới luật điều chỉnh về vấn đề xác định thị phần, thị phần kết hợp của doanh nghiệp như sau:

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:03

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan