1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài chính cá nhân, quản lý chi tiêu, lành mạnh tài chính, sinh viên

112 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nắm bắt được mức độ cấp thiết và quan trọng, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lành mạnh tài chính cho sinh viên, đối tượng mầm non tương lai của đất n

Trang 2

TÓM TẮT

Sự phát triển của nền kinh tế ngày một thúc đẩy thịnh vượng chi tiêu, tiêu dùng dự báo tăng khiến cho vấn đề quản lý tài chính cá nhân quan trọng hơn cả Nắm bắt được mức độ cấp thiết và quan trọng, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lành mạnh tài chính cho sinh viên, đối tượng mầm non tương lai của đất nước

Nhóm tác giả đã thực hiện việc thu thập dữ liệu sơ cấp với 197 phiếu khảo sát sinh viên toàn TP Hồ Chí Minh Sau đó, sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với phần mềm SPSS 22.0 để thống kê và phân tích dữ liệu Thông qua phương pháp Hồi quy tuyến tính, kết quả cho thấy các yếu tố Thái độ tài chính (TĐ), Hành vi tài chính (HV), Hiệu quả giáo dục (GD) và Công cụ quản lý (CC) có ảnh hưởng đáng kể đến Lành mạnh tài chính cho sinh viên Mặt khác, bài phân tích cũng bác bỏ sự tác động cùng chiều của vài yếu tố như Thu nhập (TN), Lối sống (LS) hay và Xã hội (XH) Hầu hết, kết quả tương quan đều phản ánh ảnh hưởng tích cực Một điểm khác biệt cũng được tìm thấy ở khả năng quản lý tài chính ở sinh viên rằng, sinh viên năm 1 có khả năng quản lý tài chính yếu hơn các sinh viên lớn hơn Từ đó, nhóm tác giả đã cân nhắc để đề xuất những giải pháp thiết thực nhất giúp sinh viên tự chủ tài chính và có cuộc sống ổn định hơn.

Từ khoá: Tài chính cá nhân, Quản lý chi tiêu, Lành mạnh tài chính, Sinh viên.

Trang 3

Growth in the economy is greatly increasing wealth, and since expenditure and consumption are predicted to increase, personal financial management will become even more important The purpose of this study was to identify the factors influencing students' financial well-being because they will be the country's future preschool students

The authors gathered initial data by distributing 197 student survey questionnaires throughout Ho Chi Minh City The qualitative method was then used, along with SPSS 22.0 for data analysis and statistics According to the results of the linear regression method, financial wellness for students is strongly affected by the components of Financial attitude (TD), Financial behavior (HV), Educational effectiveness (GD), and Management tools (CC) However, the research also discredits the positive effects of some variables, including Income (TN), Lifestyle (LS), and Society (Social) The correlation data typically reveal a positive impact It was also found that there was a difference in the students' financial management skills, with first-year students generally having lower financial management skills than older students Since then, the authors have discussed the most probable methods for supporting learners in gaining financial independence and living life which are more dependable.

Từ khoá: Personal Finance, Financial Management, Money Attitudes, VietnameseUndergraduate

Trang 4

2.1.1 Lý thuyết hành vi hoạch định - Theory of Planned Behavior (TPB)8

2.2 Lược khảo các nghiên cứu nổi tiếng trước đây 13

Trang 5

3.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA 39 3.5 Xác định mối tương quan giữa các nhân tố và yếu tố phụ thuộc 43 3.5.1 Tương quan giữa lành mạnh tài chính và thu nhập 44 3.5.2 Tương quan giữa lành mạnh tài chính và thái độ tài chính 44 3.5.3 Tương quan giữa lành mạnh tài chính và lối sống 44 3.5.4 Tương quan giữa lành mạnh tài chính và hành vi tài chính 45 3.5.5 Tương quan giữa lành mạnh tài chính và công cụ quản lý 45 3.5.6 Tương quan giữa lành mạnh tài chính và hiệu quả giáo dục 45 3.5.7 Tương quan giữa lành mạnh tài chính và xã hội 46

3.7.1 Sự khác biệt giới tính về Lành mạnh tài chính 53 3.7.2 Sự khác biệt xuất thân về Lành mạnh tài chính 54 3.7.3 Sự khác biệt năm học về Lành mạnh tài chính 54

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Bảng tổng hợp các bài nghiên cứu trước

Bảng 2: Bảng tương quan yếu tố giữa các bài nghiên cứu trước và nghiên cứu của

nhóm tác giả

Bảng 3: Bảng mô hình nghiên cứu đề xuất của nhóm tác giả Bảng 4: Bảng mô hình thể hiện quy trình nghiên cứu

Bảng 5: Bảng kết quả thống kê mô tả mẫu

Bảng 6: Bảng kết quả thống kê mô tả nguồn thu nhập chính của sinh viênBảng 7: Bảng kết quả thống kê mô tả dữ liệu

Bảng 8: Bảng kết quả đánh giá độ tin cậy biến độc lập “Thu nhập”

Bảng 9: Bảng kết quả đánh giá độ tin cậy biến độc lập “Thái độ tài chính”Bảng 10: Bảng kết quả đánh giá độ tin cậy biến độc lập “Lối sống”

Bảng 11: Bảng kết quả đánh giá độ tin cậy biến độc lập “Hành vi tài chính”Bảng 12: Bảng kết quả đánh giá độ tin cậy biến độc lập “Công cụ quản lý”Bảng 13.1: Bảng kết quả đánh giá độ tin cậy biến độc lập “Giáo dục” lần 1 Bảng 13.2: Bảng kết quả đánh giá độ tin cậy biến độc lập “Giáo dục” lần 2 Bảng 14: Bảng kết quả đánh giá độ tin cậy biến độc lập “Xã hội”

Bảng 15: Bảng kết quả đánh giá độ tin cậy biến độc lập “Lành mạnh tài chính”Bảng 16: Bảng kết quả kiểm định KMO và Bartlett các biến quan sát lần 1 Bảng 17: Bảng kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 1

Bảng 18: Bảng kết quả kiểm định KMO và Bartlett các biến quan sát lần 2

Trang 7

Bảng 20: Bảng kết quả tương quan Pearson Bảng 21: Bảng mức độ phù hợp của mô hìnhBảng 22: Bảng phân tích phương sai ANOVABảng 23: Bảng phân tích phân phối chuẩn phần dưBảng 24: Bảng phân tích hồi quy

Bảng 25: Bảng tổng hợp kết quả giả thuyết Bảng 26: Bảng Independent Samples Test

Bảng 27: Bảng thống kê mô tả năm học của sinh viên

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ : Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram

Trang 9

I GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU1.1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, với bối cảnh thị trường tài chính ngày càng phức tạp, hiểu biết về tài chính đóng một vai trò rất quan trọng không chỉ trong đời sống cá nhân mà còn đối với sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào Dân số hiểu biết về tài chính tốt có khả năng tăng tỷ lệ tiết kiệm trong nước, nhờ đó giảm phụ thuộc vào nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn (Naoyuki Yoshino và cộng sự, 2015) Beck và cộng sự (2019) cũng chỉ ra rằng hiểu biết về tài chính cá nhân có mối quan hệ tích cực với sự phát triển của nền kinh tế, quốc gia sẽ không dễ chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nếu người dân hiểu biết về hệ thống tài chính Đối với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển như Việt Nam thì việc công dân có hiểu biết về tài chính sẽ đảm bảo có thể đóng góp một cách hiệu quả vào sự tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo (Boyede và cộng sự, 2015) Tuy nhiên, theo báo cáo thống kê của The Global Economy, GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong năm 2022 chỉ đạt 4.110 USD, chỉ đứng thứ 108 trên thế giới Số liệu cho thấy cần nâng cao mặt bằng nền kinh tế Việt Nam, trên cơ sở là công dân nước Một trong số đó là đối tượng sinh viên – mầm non tương lai của đất nước

Sinh viên ở độ tuổi đại học là một nhóm nhân khẩu học với hàng loạt những hoàn cảnh độc đáo khiến cho các nghiên cứu tập trung vào nhóm này trở nên có ý nghĩa Thứ nhất, đây là đối tượng quan trọng của xã hội, đặc biệt là trong thời điểm mà cơ cấu dân số Việt Nam được nhận xét là “cơ cấu vàng”, nhóm tuổi này trong tương lai sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế cho đất nước Thứ hai, đối với nhiều người, độ tuổi trưởng thành là thời điểm mà các thói quen, hành vi dần được hình thành Các sở thích được thiết lập và quyết định đưa ra có ảnh hưởng nhiều đến con đường tương lai Do đó, hiểu biết về tài chính được kỳ vọng sẽ là vốn kiến thức cơ bản cho sinh viên khi đối mặt với đời sống xã hội

Thực tế, quản lý tài chính cá nhân từ lâu đã trở thành chủ đề nóng, đặc biệt luôn là bài toán khó đối với sinh viên nói riêng Không ít người gặp phải vấn đề về tài

Trang 10

chính và luôn đau đầu làm sao để không “vung tay quá trán” Bởi lẽ, sinh viên thường bắt đầu cuộc sống đại học của mình với nguồn ngân sách hạn hẹp từ sự chu cấp của bố mẹ Không những vậy, sinh viên ngày nay còn ưa chuộng lối sống YOLO (You only live once), họ sẵn sàng tiêu xài hết số tiền lương tháng trải nghiệm mọi thứ từ trung cấp đến cao cấp mà bỏ qua việc dự trữ các khoản tiết kiệm dự phòng cũng như đầu tư nguồn tiền nhàn rỗi để sinh lời

Nghiên cứu chỉ ra rằng, giới trẻ - đặc biệt là sinh viên thường không có khả năng lập kế hoạch chi tiêu để phục vụ các nhu cầu trong đời sống, dẫn đến tình hình tài chính kém lành mạnh Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, mặc dù sinh viên được tiếp cận rộng rãi với các dịch vụ tài chính, chằng hạn như khoản vay và tín dụng giáo dục Nhưng họ lại thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý để quản lý tiền, điều này dẫn đến các vấn đề tài chính (Goldsmith, 2006; Norvilitis và cộng sự, 2006) Hạn chế này bắt nguồn từ việc sinh viên hiếm khi thực hiện các hành động tài chính chẳng hạn như lập ngân sách, kế hoạch chi tiêu thường xuyên và lập mục tiêu dài hạn (Birari and Patil, 2014) Thêm vào đó, việc thiếu kiến thức, kỹ năng kiểm soát nguồn tiền cũng dẫn đến sự khó khăn trong việc phân bổ thu nhập và của cải, tiết kiệm không đủ và “thâm hụt” ngân sách (Lusardi và cộng sự, 2010) Những hành vi tài chính kém nêu trên gây ra những tác động bất lợi và tiêu cực đến đời sống vật chất và tinh thần của sinh viên Kết quả nghiên cứu giữa các sinh viên tại Mỹ cho thấy áp lực tài chính thường là lý do được viện dẫn nhiều nhất khiến sinh viên đưa ra quyết định thôi học (Chiang, 2007) Trong thời gian vừa qua, có một lượng đáng kể các nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp và tài chính công nhưng nghiên cứu về vấn đề tài chính ở sinh viên đại học vẫn hạn chế, đặc biệt là ở phạm vi Việt Nam

Xác định được mức độ cần thiết và tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm quyết định lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lành mạnh tài chính cho sinh viên” Bài nghiên cứu khảo sát về thực trạng sức khỏe tài chính, thói quen phân bổ nguồn tiền cũng như quyết định tài chính thường thấy của sinh viên đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Bằng việc kế thừa các nhân tố: thái độ tài chính và hành vi tài chính (Lê Phương Thảo, 2015), thu nhập (Danes, Sharon M and Hira, Tahira K, 1987), hiệu quả giáo dục (Nguyen Thi Hai Yen, 2016) Bên cạnh đó, nhóm

Trang 11

có phát huy đề tài với những ý tưởng khác lạ, bài nghiên cứu không chỉ đơn thuần phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lành mạnh tài chính cho sinh viên mà còn chú trọng vào tính hiệu quả của chúng Do đó, nhóm tác giả quyết định khai thác sâu hơn vào 3 yếu tố mới: Lối sống, công cụ quản lý và xã hội Với điểm mới là sự góp mặt của nhân tố công nghệ - dẫn đầu xu hướng của thời đại công nghiệp số, các nhân tố được đề cập trong bài nghiên cứu trở nên thực tế và phù hợp hơn cả Qua đó, nhóm tác giả mong rằng sinh viên sẽ có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về quản lý tài chính cá nhân Đồng thời, áp dụng hiệu quả những giải pháp đề xuất của nhóm nghiên cứu nhằm đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn, góp phần cải thiện chất lượng đời sống sinh viên Từ việc cải thiện tư duy đến nâng cao kỹ năng, mỗi cá nhân đều có nền tảng để kiểm soát chi tiêu, hoạch định ngân sách, ứng phó với rủi ro và sống một cuộc sống tự do tài chính.

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện với mục đích kiểm tra tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến lành mạnh tài chính đối với sinh viên đại học Để đạt được mục tiêu trên, đề tài sẽ tập trung vào việc thực hiện các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:

i Xem xét mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng, bao gồm thu nhập, thái độ tài chính, lối sống, hành vi tài chính, công cụ quản lý, hiệu quả giáo dục và xã hội

ii Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố thu nhập, thái độ tài chính, lối sống, hành vi tài chính, công cụ quản lý, hiệu quả giáo dục và xã hội đến sự lành mạnh tài chính cho sinh viên

iii Cung cấp những giải pháp tối ưu giúp sinh viên quản lý tài chính hiệu quả, phù hợp với xu thế hiện nay.

Trang 12

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện 03 (ba) mục đích nghiên cứu trên, nhóm tác giả đặt ra 03 (ba) câu hỏi nghiên cứu và hy vọng kết quả bài nghiên cứu có thể giải đáp:

1 Các yếu tố nào được đưa vào mô hình có ảnh hưởng đến Lành mạnh tài chính của sinh viên hiện nay?

2 Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sau trong mô hình Thu nhập (TN), Thái độ tài chính (TĐ), Lối sống (LS), Hành vi tài chính (HV), Công cụ quản lý (CC), Hiệu quả giáo dục (GD) và Xã hội (XH) ảnh hưởng như thế nào đến biến số "Lành mạnh tài chính" cho sinh viên?

3 Những giải pháp nào thực sự hữu ích cho sinh viên thuộc phạm vi nghiên cứu nói riêng và áp dụng lên quy mô tổng thể là sinh viên toàn Việt Nam nói nói chung?

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của bài nghiên cứu là sinh viên thuộc các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là sinh viên trường Đại học UEH.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu khảo sát các trường đại học ở TP HCM đặc biệt là các cơ sở thuộc trường Đại học UEH;

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được diễn ra từ ngày 31/12/2022 đến ngày 12/01/2023

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Nghiên cứu định tính

Trang 13

- Dữ liệu thứ cấp được nhóm tổng hợp qua quá trình trao đổi với giảng viên và khảo lược các công trình nghiên cứu thực nghiệm, bài báo khoa học, tạp chí có liên quan trước đây

- Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách tiến hành khảo sát sinh viên toàn địa bàn TP.HCM qua Google Form Kích thước mẫu được tính như sau: Khảo sát gồm 37 câu hỏi, vì vậy số lượng phiếu khảo sát cần đạt tối thiểu là 37*5=185 sinh viên Song, để đảm bảo kết quả chính xác hơn, nhóm tác giả lấy 197 mẫu khảo sát (trong đó có 59 sinh viên nam và 138 sinh viên nữ) Sau đó, thực hiện chọn mẫu phi xác suất nhằm chọn lọc các mẫu phù hợp

1.4.2 Nghiên cứu định lượng

Dữ liệu nghiên cứu sau khi được sàng lọc, loại bỏ các bảng trả lời thiếu được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0, thang đo chính thức được đánh giá bằng các phương pháp: Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan Pearson, phân tích Hồi quy đa biến và kiểm định Independent.

Trang 14

1.5 Câu hỏi khảo sát

- Phần 1: Thu thập thông tin chung của các bạn sinh viên bao gồm giới tính, khóa học, xuất thân, ngân sách trong một tháng và nguồn thu nhập chủ yếu;

- Phần 2: Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường mức độ đồng ý của các bạn sinh viên đối với các yếu tố liên quan đến tình hình tài chính, trong đó 1 là rất không đồng ý và 5 là rất đồng ý Các yếu tố bao gồm: Thu nhập (TN), Thái độ tài chính (TD), Lối sống (LS), Hành vi tài chính (HV), Công cụ quản lý (CC), Hiệu quả giáo dục (GD), Xã hội (XH);

- Phần 3: Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ cho biến phụ thuộc là Lành mạnh tài chính (LM) để xác định sức khỏe tài chính hiện tại của sinh viên Từ đó, đưa ra những khuyến nghị, giải pháp hợp lý giúp các bạn quản lý tài chính cá nhân.

1.6 Đóng góp của đề tài

1.6.1 Về mặt khoa học:

- Nâng cao khả năng ứng dụng lĩnh vực tài chính trong nghiên cứu thực tiễn Thêm vào đó là việc sử dụng và khai thác các nguồn thông tin khoa học về đề tài để tạo cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc.

- Mặt khác, việc xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến Lành mạnh tài chính cho sinh viên, khai thác Tài chính cá nhân ở đối tượng này đã cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm mới, cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về chủ đề.

1.6.2 Về mặt thực tiễn:

- Bài nghiên cứu đặt ra trách nhiệm nâng cao hiểu biết và thái độ tài chính cho sinh viên, hình thành cái nhìn đúng đắn về mô hình chi tiêu để thúc đẩy hành vi tiêu dùng hợp lý;

Trang 15

- Sinh viên có thể tham khảo và tìm ra giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện kỹ năng quản lý tài chính cá nhân như: thói quen tiền bạc, phương pháp tiết kiệm và đầu tư chiến lược;

- Cuối cùng, giúp sinh viên cân bằng đời sống vật chất - tinh thần khi có thể tự chủ tài chính và sử dụng thông minh thu nhập cho những việc cần thiết trong cuộc sống Góp phần xây dựng lối sống lành mạnh và nền tảng tài sản cho một tương lai tự do.

1.7 Bố cục đề tài

Chương 1 – Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Giới thiệu lý do thực hiện đề tài, cung cấp cái nhìn tổng quan và tính cấp thiết Từ đó, đưa ra các mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài được thực hiện

Chương 2 – Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

Trình bày các nền tảng lý thuyết cơ bản được sử dụng trong bài nghiên cứu; tóm tắt một số phát hiện, biến số liên quan từ các nghiên cứu trước đó Qua đó, hình thành cơ sở để đưa ra hướng đặt giả thuyết và mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả

Cụ thể, bài viết trình bày chi tiết cách đo lường biến, chỉ ra các lý do đưa biến vào mô hình Trình bày nguồn thu thập và cách xử lý dữ liệu để kiểm định mô hình

Chương 3 – Kết quả và phân tích dữ liệu

Mô tả dữ liệu các biến thông qua bảng thống kê mô tả, trình bày các kết quả kiểm định và hồi quy, cũng như xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc Lành

Trang 16

mạnh tài chính So sánh kết quả thực nghiệm tại Việt Nam, do sinh viên nghiên cứu với các bài nghiên cứu cùng đề tài trước đó

Chương 4 – Kết luận và hàm ý khuyến nghị

Chương cuối cùng sẽ đưa ra kết luận về đề tài nghiên cứu, nêu lên những hàm ý cho các bên liên quan Đồng thời chỉ ra những hạn chế đề tài, đề xuất hướng khắc phục và ý tưởng nghiên cứu trong tương lai cho chủ đề.

II CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Lý thuyết hành vi hoạch định - Theory of Planned Behavior (TPB)

Là một phần mở rộng của Lý thuyết về hành động hợp lý (TRA) (Fishbein và Ajzen 1975; Ajzen và Fishbein 1980), Lý thuyết hành vi có kế hoạch hay lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) được phát triển bởi Icek Ajzen (1985, 1991) Hai lý thuyết đều giả định rằng ý định là tiền đề trực tiếp của hành vi Nghĩa là, ý định thực hiện một hành vi càng mạnh thì khả năng hành vi đó xảy ra càng lớn (Doll & Ajzen, 1992) Theo TPB hành vi là quyết định cuối cùng, tổng hòa giữa động cơ (ý định) và khả năng (kiểm soát hành vi), do đó ba yếu tố quyết định cơ bản là “thái độ cá nhân đối với hành vi”; chuẩn “chủ quan”và “nhận thức kiểm soát hành vi”.

Lý thuyết này cũng được áp dụng cho hành vi tài chính thông qua một loạt nghiên cứu trước đây (Shim và cộng sự, 2001; Bansal & Taylor, 2002) Các nghiên nghiên cứu cho thấy hành vi tài chính cơ bản của sinh viên bao gồm quản lý tiền, tín dụng hay giao dịch chứng khoán đều bắt nguồn từ các mục tiêu dự định Từ đó, nhóm tác giả đã sử dụng lý thuyết này làm tiền đề giải thích sự ra đời của của biến Thái độ (TĐ) và tiêu chí đo lường trong biến số Hành vi (HV) của mô hình chính Những sinh viên có mức độ tự kiểm soát cao sẽ thấy tiết kiệm dễ dàng hơn vì họ có khả năng điều chỉnh mong muốn, kỷ luật tự giác và trì hoãn sự hài lòng Thứ hai, xét về chuẩn chủ quan dựa trên môi trường của sinh viên và đối tượng giao tiếp, nhóm xây dựng các

Trang 17

yếu tố Xã hội (XH) phổ biến như cuộc đua "Rich kids", cạm bẫy tiêu dùng, ứng dụng mua hàng, tâm lý đám đông hay xu hướng sống thượng lưu tại các thành phố lớn

Song, mặc dù được nhìn từ góc độ rộng hơn, nhưng giả định TPB vẫn không thực tế trong một số trường hợp, bởi lẽ khả năng kiểm soát hành vi tự nguyện có thể khác nhau trong mỗi tình huống Đặc biệt, lý thuyết TPB không xem xét các yếu tố môi trường hoặc kinh tế có thể ảnh hưởng quá nhiều đến ý định thực hiện hành vi của một người Đó là lý do, bài nghiên cứu tiếp tục tìm kiếm và bổ sung các biến độc lập tiếp theo

2.1.2 Lý thuyết định hướng kiểm soát - Locus of Control (LOC)

Lý thuyết điểm kiểm soát (LOC) bắt nguồn từ Julian B Rotter vào năm 1954 và từ đó trở thành một khía cạnh của tâm lý học nhân cách Thuyết là mức độ mà mọi người tin rằng bản thân có quyền kiểm soát kết quả của các sự kiện trong cuộc sống Lý thuyết LOC phản ánh cảm nhận của một cá nhân về việc có thể thực hiện hành vi và thông qua đó xác định điểm kiểm soát nội tại (internal control orientation) cũng như điểm kiểm soát ngoại tại (external control orientation).

Nghiên cứu Furnham (1984) cho thấy rằng những sinh viên có điểm kiểm soát nội tại thường có tình trạng tài chính ổn định hơn Thêm vào đó, Godwin (1994) khi xem xét mối quan hệ giữa hành vi tài chính và tình trạng tài chính qua các yếu tố liên quan, cũng kết luận rằng những sinh viên có kiến thức tài chính, công cụ quản lý hay nguồn thu nhập khác thường tác động tích cực đáng kể đến lành mạnh tài chính Tuy nhiên, ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu áp dụng chuyên sâu lý thuyết LOC vào khai thác ở góc độ sinh viên Do đó, nhóm tác giả muốn khai thác sâu hơn với độ tuổi có nhiều sự biến động trong tâm sinh lý như tự tin vào năng lực bản thân và lòng tự trọng nhất định.

2.1.3 Khái niệm về Lành mạnh tài chính (LM)

Nói một cách đơn giản, “Lành mạnh tài chính” là trạng thái khỏe mạnh của tình hình tài chính Bạn có thể đối phó với mọi vấn đề liên quan đến tiền bạc như kiểm soát được các khoản vay, nắm rõ các khoản thu – chi và không cảm thấy căng thẳng

Trang 18

về vấn đề tài chính cá nhân Tuy nhiên, việc bạn có “đủ” tiền và biết mình cần làm gì với số tiền đó chỉ mới là khả năng nhận thức về tài chính Tài chính lành mạnh là khi bạn nhận ra tiền không phải là đích đến, tiền là công cụ để bạn đạt được cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh.

Nhiều nghiên cứu trước đây đã khai thác và phân tích ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài đến cách thức mà con người quản lý tài chính Chúng ta có thể chia chúng thành các nhóm chính sau đây: (1) Nhân khẩu học bao gồm giới tính, tuổi, xuất thân, (Chen & Volpe, 1998; Worthington 2006; Beal & Delpachitra 2003; Code và cộng sự, 2006); (2) Đặc điểm kinh tế và xã hội (Worthington, 2006); (3) Kinh nghiệm tài chính (Mandell 2001), (4) Giáo dục tài chính (Peng và cộng sự, 2007; Nguyen Thi Hai Yen, 2016); (5) Đặc điểm gia đình (Mandel, 2001; Lusardi và cộng sự, 2010); (6) Sự kỳ vọng (Mandel, 2001).

Việc xác định vấn đề tài chính, tích lũy kiến thức kiểm soát dòng tiền quan trọng như việc đồng tiền về túi vậy (Danes & Hira, 1987) Thất bại trong việc quản lý tài chính cá nhân có thể dẫn đến hậu quả lâu dài nghiêm trọng không chỉ cho bản thân mà cho cả xã hội (Ismail và cộng sự, 2011).

2.1.4 Khái niệm về các biến độc lậpThu nhập

Nhà kinh tế học Nicholas Barr mô tả định nghĩa về thu nhập như sau: “Thu nhập được định nghĩa là cơ hội tiêu dùng và tiết kiệm được thực hiện bởi một thực thể trong khung thời gian xác định, thường được biểu thị bằng tiền tệ” Có thể nói, thu nhập là nền tảng của tài chính cá nhân bao gồm tất cả các phần của dòng tiền, số tiền bạn lấy từ tất cả các nguồn

Đối với sinh viên, nguồn tiền từ chu cấp hằng tháng của bố mẹ, các khoản vay sinh viên và công việc bán thời gian là nguồn thu nhập chính (Leskinen và Raijas, 2006) Hiểu rõ ngân sách bản thân là điều rất quan trọng để giúp sinh viên đạt được mục tiêu tiêu dùng cá nhân

Trang 19

Thái độ tài chính

Thái độ tài chính có thể được định nghĩa là khuynh hướng cá nhân đưa ra quyết định tài chính, được gắn liền với niềm tin kinh tế và phi kinh tế của một người (Ajzen, 1991) Thái độ tài chính cùng với hành vi tài chính sẽ ảnh hưởng đến tình trạng tài chính của một cá nhân Các nghiên cứu trước đây kết luận rằng có mối liên hệ giữa thái độ tài chính và hiểu biết tài chính của giới trẻ (Grable & Lytton, 1998; Kasman, Heuberger, & Hammond, 2018) Thái độ tích cực của học sinh đối với tài chính giúp họ đạt được sự hiểu biết Ngược lại, với thái độ tiêu cực sẽ làm suy yếu quyền ra quyết định tài chính của họ (Shim, Xiao, Barber, & Lyons, 2009; Sohn, Joo, Grable, Lee, & Kim, 2012).

Tất cả những yếu tố như thời thơ ấu, sự nuôi dưỡng của cha mẹ, kiến thức và nhận thức, tình cảm nói riêng, đều là những yếu tố hình thành nên thái độ tài chính của mỗi cá nhân Mỗi người là một cá thể riêng biệt vì vậy thái độ tài chính của mỗi người đều không giống nhau.

Lối sống

Thuật ngữ lối sống được sử dụng đầu tiên bởi nhà tâm lý học người Áo Alfred Adler, theo đó lối sống được định nghĩa là “ những nét điển hình, lặp đi lặp lại và định hình phong cách, thói quen sống trong đời sống cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc hay cả một nền văn hóa” Trong khuôn khổ nghiên cứu, nhóm tác giả dựa vào định nghĩa lối sống theo hướng tiếp cận liên ngành để làm cơ sở lý luận như sau: Lối sống có thể được hiểu như những sở thích, thái độ, thị hiếu, tiêu chuẩn đạo đức, trình độ giáo dục, bên cạnh đó còn có thể phản ánh địa vị và giá trị bản thân

Roberts và Jone (2001) nhận thấy rằng sinh viên đại học ngày nay được nuôi dạy trong một nền văn hóa đặt giá trị cao hơn quyền lực, uy tín thông qua tình trạng tài chính cá nhân Do đó, sinh viên có ham muốn giàu có và sở hữu vật chất hơn các thế hệ trước (Richins & Dawson, 1992) Sau này, có những giả thiết được đặt ra rằng nếu có lối sống bảo thủ, thì bạn sẽ không tiêu tiền những thứ không cần thiết hoặc không tham gia vào các hoạt động không có ý nghĩa Ngược lại, nếu là người có lối sống hào nhoáng nghĩa là bạn theo đuổi những mục tiêu thượng lưu, cao cấp và sống

Trang 20

sang trọng Tùy thuộc vào mong muốn của mỗi người, họ có thể chi tiêu nhiều hơn hoặc ít hơn dựa trên phong cách sống và ngân sách kiếm được

Hành vi tài chính

Hành vi trong kinh tế học là một thuật ngữ tâm lý học dùng để chỉ bất kỳ hành vi nào của con người liên quan đến quản lý tiền bạc Kinh tế học sử dụng thuật ngữ này để nhấn mạnh động cơ, phương pháp và mục tiêu của hoạt động kinh tế

Các hành vi tài chính phổ biến bao gồm tiền mặt, tín dụng và tiết kiệm (Jing Jian Xiao, 2008) Nhiều định nghĩa khác nhau đã được đề xuất cho khái niệm này, ví dụ Horne và Wachowicz (2002) giải thích hành vi tài chính là việc xác định, mua lại, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính, thường là với một mục tiêu chung Về phần mình, Weston và Brigham (1981) mô tả tài chính hành vi là một lĩnh vực trong đó các quyết định tài chính được đưa ra nhằm cân bằng động cơ và mục tiêu cá nhân.

Công cụ quản lý

Quản lý tài chính cá nhân là cách áp dụng các nguyên tắc tài chính trong chi tiêu để sử dụng tiền một cách hợp lý nhất Mục đích cuối cùng là tạo cho bản thân một quỹ riêng, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn Ngày nay, hầu hết những người trẻ tuổi thường không nghĩ nhiều đến việc quản lý tài chính mà họ thường chi tiêu không kiểm soát Điều này dẫn đến những khó khăn trong việc giải quyết các tình huống bất ngờ như ốm đau, bệnh tật

Với nền kinh tế mới nổi và sự phát triển như vũ bão của công nghệ ngày nay thuật ngữ “fintech” dần trở nên quen thuộc còn là từ xa lạ Fintech đề cập đến bất kỳ sự đổi mới nào trong lĩnh vực tài chính và tự động hóa, bao gồm các tiện ích như quản lý tài sản, cho vay, ngân hàng bán lẻ, chuyển tiền và thanh toán điện tử (Investopedia, 2018) Ngày nay, nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ được tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ tài chính Một trong số đó phải kể đến là các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân Nhóm tác giả có đề cập một vài biện pháp hỗ trợ sau: ghi chép sổ tay, sử dụng ứng dụng quản lý Money Lover, MISA; áp dụng quy tắc 6 cái lọ, 50/20/30 và sử dụng template excel/notion Trong 04 phương pháp nhóm đề xuất, chỉ có ghi chép

Trang 21

sổ tay là mang tính truyền thống, song theo đuổi công nghệ cũng có những rủi ro đáng lo ngại mà sinh viên cần hiểu biết rõ ràng khi sử dụng.

Hiệu quả giáo dục

Giáo dục là quá trình truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội từ thế hệ trước sang thế hệ sau nhằm chuẩn bị vào quá trình tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội (Trần Thị Hương và cộng sự, 2010) Do đó, khi nói đến hiệu quả giáo dục, người ta thường so sánh kết quả đầu vào thực tiễn với kết quả đầu ra dự kiến trong mối tương quan với sự đầu tư nguồn lực và sự tác động của các hoạt động giáo dục

Hiệu quả việc giáo dục có tác động không nhỏ đến kỹ năng quản lý tài chính của một sinh viên Nhiều nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng việc thiếu kiến thức và kỹ năng tài chính đã dẫn đến việc sinh viên gặp phải các vấn đề tài chính Norvilities (2006) kết luận rằng những người mắc nợ nghiêm trọng có thể không hiểu được tác động của hành vi tài chính của họ Normalities và cộng sự (2006); Hilgert và Hogarth (2003) cũng chỉ ra rằng, kiến thức tài chính là một trong những yếu tố dự báo mạnh nhất về hành vi tài chính cho sinh viên đại học Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy 47% sinh viên Việt Nam thiếu hiểu biết về tài chính, ngay ở mức cơ bản (Nguyen Thi Hai Yen, 2016) Do đó, kiến thức tài chính là điều đáng được quan tâm bổ sung cho sinh viên qua các hình thức: chương trình đào tạo của nhà trường, gia đình; các workshop, hội thảo hay các khóa học trên mạng có lộ trình.

Xã Hội

Ảnh hưởng xã hội hay còn gọi là chuẩn chủ quan là cách chủ thể bị ảnh hưởng phán đoán rằng liệu bản thân nên hay không thực hiện một hành vi nhất định(Ajzen, 1991) Phải thừa nhận xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến phong cách sống nói chung và hành vi tài chính nói riêng của sinh viên.

Trong bối cảnh số hóa và thương mại phát triển, các vấn đề xã hội liên quan đến tài chính mà sinh viên thường bị ảnh hưởng nhất sau khi khảo sát có thể kể đến như: Cuộc đua "Rich kids", cạm bẫy tiêu dùng của các trung tâm, ứng dụng mua hàng, tâm lý đám đông hay xu hướng sống thượng lưu tại các thành phố lớn.

Trang 22

2.2 Lược khảo các nghiên cứu nổi tiếng trước đây

Bảng 1: Tổng hợp các bài nghiên cứu trước

Dữ liệu được thu thập từ 11 trường đại học công lập và tư thục ở Malaysia với hơn 350 bảng câu hỏi Bảng câu hỏi gồm 2 phần: (1) Kỹ năng Quản lý Tài chính được đo theo thang điểm Likert 5 mức độ và (2) mong muốn giáo dục từ nhà trường thông qua 12 kỹ năng, sinh viên được lựa chọn theo ý muốn.

Bài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xem xét mức độ tác động của giáo dục tài chính đến kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Kết quả cho thấy sinh viên đại học công lập có kỹ năng quản lý tài chính cao hơn so với sinh viên đại học tư thục Bên cạnh đó, liên quan đến nhu cầu giáo dục, sinh viên cho biết rằng họ cần được đào tạo liên quan

Từ 650 câu trả lời của sinh viên cao đẳng, đại trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ Bảng khảo sát bao gồm và câu hỏi, đã chỉ ra sự tác động lẫn nhau một cách hài hòa của 4 nhân tố: (1) Nhân khẩu học (2) Công

Kết quả thu về với 65% sinh viên thuộc chuyên ngành kinh tế nhưng 3/4 câu trả lời không đạt tiêu chuẩn kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân Đạt kỳ vọng sinh viên năm cuối có kiến thức nền tảng sâu hơn các nhóm đối

Trang 23

Students cụ tài chính (3) Nhận thức và động lực tiết kiệm (4) Quản lý chuyên ngành đến Quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên.

tượng còn lại Nghiên cứu có đóng góp đặc biệt khi chứng minh được sự liên quan sâu sắc của các biến gia đình đến khả năng tài chính cho sinh viên qua "Mức thu nhập gia đình"; "Khả năng giao tiếp và (4) bảo hiểm tài sản Trong đó, yếu tố quan trọng nhất trong việc quản lý tài chính cá nhân của sinh viên là gia đình, khi có tới 61,29% sinh viên tiếp thu kiến thức tài chính từ họ Đồng thời, kết quả cho thấy mức độ hiểu biết về các lĩnh vực tín dụng và nợ, tiết kiệm và đầu tư, bảo hiểm và tài chính cá nhân cơ bản của sinh viên còn thấp.

Trang 24

Nghiên cứu cho thấy sự phân bổ tiêu dùng của sinh viên, phần lớn nguồn thu nhập dành cho các nhu cầu cá nhân, cụ thể là mua sắm, ăn uống và các thiết bị điện tử Số liệu cho thấy, 80% sinh viên không có nhu cầu cũng như không thực hiện bất kỳ hình thức tiết kiệm và đầu tư nào, đây là một mối lo ngại phiếu khảo sát các thanh niên độ tuổi từ 19-30 đang mối quan hệ mật thiết với nhau Trong đó, thái độ tài

Một cuộc khảo sát thu thập ngẫu nhiên tại các trường đại học Việt Nam gồm 220 sinh viên nam và 230 sinh viên nữ đến từ nhiều chuyên ngành khác

Sau khi nghiên cứu và làm rõ các biến nhân khẩu học và xã hội như: Giới tính, xuất thân, ngành học, kinh nghiệm làm việc, thu nhập thì nhu cầu giáo dục tài chính là những

Trang 25

Education and Its Determinants – The need of Financial

nhau yếu tố ảnh hưởng lớn đến trình độ tài chính của sinh viên.

Kết quả nghiên cứu cho thấy 47% sinh viên ở bậc đại học Việt Nam thiếu hiểu biết về tài chính, ngay cả ở mức cơ bản Theo đó, giáo dục tài chính cần được thúc đẩy do tầm quan trọng của nó trong việc nâng cao hiểu biết về tài chính của sinh viên

Nghiên cứu được thu thập từ kho tài liệu học thuật tại thư viện EBSCO và đại học Southeastern ở Lakeland, Florida

Kết quả nghiên cứu nhiều yếu tố tác động đến tình hình tài chính của sinh viên, như nhận thức, thói quen, quyết định và hoàn cảnh tài chính Bài nghiên cứu thuyết phục rằng chỉ khi hiểu được những vấn đề mà sinh viên đang phải đối mặt thì mới có thể Think with Google, cuộc khảo sát này đã thông qua

Báo cáo đã chỉ ra rằng đại dịch đã uốn nắn thái độ của những người trẻ tuổi đối với tiền bạc Trong bối cảnh lãi

Trang 26

money công cụ trên để nghiên nghiệp tăng, các cá nhân có mối quan tâm nhất định với tài chính cá nhân Đặc biệt là thế hệ thanh niên, họ trở nên thận trọng hơn, tích cực kiếm tiền và tiết kiệm, tài chính bảo đảm tương lai được ưu tiên với nhiều người Ngoài ra, họ còn cố gắng kết nối với các ứng dụng, công cụ ngân sách, tài nguyên trực tuyến để quản lý dòng tiền bác bỏ mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố gia đình và sự độc lập tài chính của thanh niên Ngoài ra, có 3 yếu tố: nhân khẩu học, tiền tệ và tâm lý, tất cả đều có ảnh hưởng đến khả năng độc lập tài chính của thanh niên

Bảng 2: Tương quan yếu tố giữa các bài nghiên cứu trước và nghiên cứu củanhóm tác giả

Trang 27

STTTên các bài nghiên cứu

The dynamics of financial literacy within the framework

Personal Financial Literacy Among University Students (2012, Sulaeman Rahman Nidar and Sandi Bestari)

4 Spending & Saving Habits of Youth in the City of Aurangabad, India (2014, Abhijeet Birari & Umesh

Trang 28

Vietnam (2015, Nguyen Thi Ngoc Mien & Tran Phuong

Education and Its Determinants – The need of

COVID-19 changed an entire generation’s attitude toward

Trang 29

Lan and partner)

2.3 Mô hình nghiên cứu

Bảng 3: Mô hình nghiên cứu đề xuất của nhóm tác giả

Trang 30

Các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu được thiết lập như sau:

H1 Thu nhập tác động cùng chiều đến Lành mạnh tài chính của sinh viên

H2 Thái độ tài chính tác động cùng chiều đến Lành mạnh tài chính của sinh viên

H3 Lối sống tác động cùng chiều đến Lành mạnh tài chính của sinh viên

H4 Hành vi tài chính tác động cùng chiều đến Lành mạnh tài chính của sinh viên

H5 Công cụ quản lý tác động cùng chiều đến Lành mạnh tài chính của sinh viên

H6 Hiệu quả giáo dục tác động cùng chiều đến Lành mạnh tài chính của sinh viên

H7 Xã hội tác động ngược chiều đến Lành mạnh tài chính của sinh viên

2.4 Thiết kế phương pháp nghiên cứu

Bảng 4: Mô hình thể hiện quy trình nghiên cứu

Trang 31

Cụ thể ý nghĩa các phương pháp được trình bày như sau:

Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Phân tích hồi quy đa biến

Loại bỏ biến có hệ số tương quan biến tổng, hệ số Cronbach’s Alpha nếu xóa không đạt.

Phân tích tương quan Pearson

Kiểm định Independent

Kết luận và đề xuất giải pháp

Loại bỏ các biến xấu, tạo nhân tố đại diện Kiểm định tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Kiểm định sự phù hợp của mô hình; Kiểm định phân phối chuẩn phần dư;

Kiểm định giả thuyết, viết phương trình hồi quy.

Kiểm định về sự khác biệt giới tính ảnh hưởng đến ý định không trung thực

Trang 32

Độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha được xem là bước kiểm định đầu tiên để đánh giá mức độ tin cậy của các thang đo được đề xuất và nghiên cứu dựa trên các tiêu chí sau:

- Kiểm định độ tin cậy từng nhóm biến quan sát của mỗi nhân tố;

- Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng hay Corrected Item - Total Correlation nhỏ hơn 0.3;

- Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo lớn hơn 0.6 được chấp nhận;

- Nếu hệ số Cronbach’s Alpha bé hơn 0.6 thì cần loại các biến sẽ giúp cho hệ số Cronbach’s Alpha hay Cronbach’s Alpha if Item Deleted của biến lớn nhất và tiếp tục chạy lại đến khi hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo đủ điều kiện từ 0.6 trở lên.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi kiểm định độ cậy Cronbach’s Alpha và loại bỏ các biến quan sát chưa đạt tiêu chuẩn, nhóm tác giả tiếp tục làm kiểm định EFA để rút gọn các biến quan sát và nhóm các biến ít tương quan với thành các nhân tố đại diện mà trong đó nó có sự tương quan với nhau hơn dựa trên các tiêu chí sau:

- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) dùng để xem xét sự thích hợp của nhân tố với điều kiện hệ số KMO phải có giá trị từ 0.5 trở lên;

- Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) dùng để xem xét sự tương quan giữa các biến quan sát trong một nhân tố và có hệ số sig Bartlett’s Test < 0.05 (có ý nghĩa thống kê);

Trang 33

- Trị số Eigenvalue là dùng để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue ≥ 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích;

- Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được trích cô đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % của các biến quan sát;

- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading), giá trị biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố Hệ số tải nhân tố càng cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại Với mẫu thống kê là 197, nhóm tác giả lấy hệ số tải 0.5 làm mức tiêu chuẩn để biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt.

Phân tích tương quan Pearson

Khi hoàn thành kiểm định EFA nhóm tác giả tạo các nhân tố đại diện của từng nhóm biến quan sát và sử dụng dữ liệu của nhân tố đại diện để tiếp tục làm phân tích Tương quan Pearson để xem xét mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, và nhận diện một số trường hợp có thể xảy ra động cộng tuyến dựa trên các tiêu chí sau:

- Giá trị Sig nhỏ hơn 0.05 và giá trị tuyệt đối hệ số tương quan pearson lớn hơn 0 nhóm tác giả sẽ kết luận có mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc và ngược lại;

- Ngoài ra, đặt nghi vấn về hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập với nhau nếu có giá trị Sig nhỏ hơn 0.05 và có hệ số tương quan pearson cao.

Phân tích hồi quy đa biến

Sau khi kết luận về mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc nhóm tiếp tục làm phân tích hồi quy đa biến để làm rõ hơn về mối tương quan này,

Trang 34

kiểm định giả thuyết của mô hình mà tác giả đề xuất và đưa ra kết luận về nghi vấn đa cộng tuyến bao gồm các bước sau:

- Kiểm định sự phù hợp của mô hình thông qua hệ số R bình phương hiệu chỉnh (lấy 0.5 làm mốc phân biệt giữa mô hình tốt và mô hình chưa tốt) và giá trị sig trong bảng ANOVA bé hơn 0.05 (có ý nghĩa thống kê);

- Kiểm định phân phối chuẩn phần dư dựa trên kiểm định Kolmogorov -Smirnov và biểu đồ Histogram;

- Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu dựa trên giá trị Sig bé hơn 0.05 (có ý nghĩa thống kê);

- Kết luận về nghi vấn đa cộng tuyến dựa trên hệ số VIF (bé hơn 10);

- Đưa ra phương trình hồi quy đã chuẩn hóa dựa trên kết quả thu được để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên biến phụ thuộc.

Kiểm định Independent

Cuối cùng nhóm tác giả sử dụng công cụ SPSS.22 làm kiểm định Independent Sample T-test nhằm kiểm định sự khác biệt về Lành mạnh tài chính giữa (1) sinh viên giới tính nam và giới tính nữ; (2) sinh viên xuất thân từ thành thị và sinh viên đến từ nông thôn; (3) sinh viên năm 1 và sinh viên các năm còn lại.

Trang 35

III KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu

3.1.1 Thống kê mẫu khảo sát

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát với 197 người thuộc đối tượng mục tiêu bằng khảo sát online qua Google Form Sau khi thu thập và tiến hành kiểm tra, nhóm đưa 197 bản đã được mã hóa, đưa vào phần mềm SPSS để phân tích, kết quả thống kê được thể hiện qua các biểu đồ với những thông tin cụ thể sau đây:

Bảng 5 Kết quả thống kê mô tả mẫu

Trang 36

3.1.2 Mô tả mẫu

- Về giới tính: Với 197 sinh viên tham gia, mẫu khảo sát thu về có 59 sinh viên

nam và 138 sinh viên nữ chiếm tần suất lần lượt là 29,9% và 70,1% Tỷ lệ có sự chênh lệch lớn bởi đặc điểm của các trường đại học ở TP HCM (tỷ lệ sinh viên nữ cao);

- Về năm học: Mẫu khảo sát gồm 54,3% sinh viên năm 1, còn lại 45,7% được

phân về cho các năm 2, 3 và 4 lần lượt theo tỷ lệ phần trăm 28,4%, 13,7%, 3,6% Do đó, nhóm nghiên cứu quyết định chia đối tượng nghiên cứu thành hai nhóm:

+ Nhóm 1: là sinh viên năm 1 với đặc điểm mới vào thành phố, tự lập nên chưa có kinh nghiệm nhiều;

+ Nhóm 2 là sinh viên các năm 2,3,4 với đặc điểm đã có thời gian sống và trải nghiệm ở thành phố;

- Về xuất thân: Mẫu khảo sát có được 85 sinh viên xuất thân từ các vùng nông

thôn (chiếm 43,1%) và 112 sinh viên xuất thân từ thành thị (chiếm 56,9%).

Bảng 6 Kết quả thống kê mô tả nguồn thu nhập chính của sinh viên

Trang 37

Vay ngân hàng ( gói hỗ trợ cho sinh

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu)

Giá trị trung bình của các biến có sự chênh lệch lớn với đại đa số ngân sách của sinh viên được chu cấp từ gia đình (76,49%) và gần như rất ít các sinh viên tìm đến hình thức vay ngân hàng để trang trải cuộc sống (1,92%) Ngoài ra, một bộ phận sinh viên thời nay đã có khả năng tự đóng góp vào ngân sách cá nhân bằng cách làm thêm hoặc cố gắng đạt học bổng với trung bình lần lượt là 15,69% và 5,90%

3.2 Số liệu phân tích từ các câu hỏi chính

Thái độ tàichính (TĐ)

TĐ1 Tiền và tài chính là lĩnh vực dễ hiểu 1 5 2,97 1,04

TĐ2 Quản lý tốt và không gặp rắc rối bởi

tài chính

Trang 38

TĐ3 Có tiền tiết kiệm, sớm dùng để thực

TĐ4 Coi trọng việc quản lý và tiết kiệm

TĐ5 Gửi lại 1 khoản tiết kiệm, cuộc sống

Lối sống (LS)

LS2 Không thích sống tiết kiệm, dè sẻn

HV5 Tận dụng nguồn tiền nhàn rỗi sinh lời

HV6 Gửi ngân hàng các khoản tiền tiết 1 5 2,92 1,28

Trang 39

GD2 Các workshop, hội thảo hiệu quả như

GD3 Kiến thức tài chính học nhiều từ gia

GD4 Tiếp thu kiến thức quản lý tài chính

GD5 Thích học hỏi, trao đổi các vấn đề

quản lý tài chính với người có chuyên

Trang 40

Xã hội (XH)

XH1 Áp lực và dần đua đòi theo lối sống

XH2 Khi mua sắm trên sàn thương mại, dễ

XH3 Dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám

XH4 Dễ bị lôi cuốn theo các xu hướng 1 5 2,94 1,18

XH5 Bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ của mọi

LM2 Biết sử dụng tiền để đầu tư bản thân,

LM3 Có kế hoạch tài chính rõ ràng cho

(Nguồn: Thống kê của nhóm nghiên cứu từ SPSS)

Giá trị trung bình (Mean) các biến đa số đạt giá trị lớn hơn 3 trong thang đo 5 điểm, mang tính trung bình, khá Hầu hết những người trả lời có ý kiến trung lập, đồng ý hoặc rất đồng ý vào các yếu tố của biến như “Dư để trang trải cho sinh sống và học tập”(TN1), “Coi trọng việc quản lý và tiết kiệm tiền”(TĐ4), “Gửi lại 1 khoản tiết kiệm, cuộc sống tương lai sẽ ổn định hơn”(TĐ5), “So sánh giá cả hàng hóa trước khi

Ngày đăng: 11/04/2024, 21:23

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w