1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) giải pháp giúp sinh viên k61 – khối 4 – kinh tế đối ngoại – trường đại học ngoại thương nâng cao nhận thức về quản lý chi tiêu

35 8 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Giúp Sinh Viên K61 – Khối 4 – Kinh Tế Đối Ngoại – Trường Đại Học Ngoại Thương Nâng Cao Nhận Thức Về Quản Lý Chi Tiêu
Tác giả Nhóm 1
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Phương Anh
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 4 MB

Nội dung

Các biểu đồ thể hiện thực trạng việc chi tiêu và quản lý chi tiêu của sinh viên K61 - Khối 4 Kinh tế Đối ngoại Trường Đại học Ngoại - - thương .... Từ cơ sở trên, Nhóm 1 chúng em đã lựa

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-

TIỂU LUẬN MÔN KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP

Đề tài: Giải pháp giúp sinh viên K61 – Khối 4 – Kinh tế Đối ngoại –

Trường Đại h ọc Ngoại thương nâng cao nhận th ức về quản lý chi tiêu

Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 1

Lớp tín chỉ : KDO441(GD2-HK1-2223)K61.6 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Phương Anh

Hà Nội, tháng 1 năm 2023

Trang 2

BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC NHÓM 1

Tiến hành khảo sát Nguyễn Thị Lễ Quyên Khúc Thị La

Nguyễn Thu Hiền

Nguyên nhân và hậu quả Tất cả

Phụ lục Danh mục tham khảo Triệu Hoàng Diệu Linh Kiểm tra chính tả và bổ sung

Khúc Thị La Hoàng Thị Trang Triệu Hoàng Diệu Linh Thuyết trình Trình bày

Bùi Tuấn Anh Nguyễn Thị Yến Nhi

Trang 3

2 BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC

3 Triệu Hoàng Diệu Linh 2211110222 10/10

Trang 5

4

MỤC LỤC

BẢNG THỐNG KÊ BIỂU ĐỒ 3

LỜI NÓI ĐẦU 6

1 Tính cấp thiết của đề tài 6

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

3 Kết cấu đề tài 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ CHI TIÊU 8 1.1 Kỹ năng quản lý chi tiêu 8

1.1.1 Khái niệm quản lý và kỹ năng quản lý chi tiêu 8

1.1.2 Vai trò của quản lý chi tiêu đối với sinh viên K61 Khối 4 Kinh tế - - Đối ngoại Trường Đại học Ngoại thương- 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI TIÊU CHƯA TỐT Ở SINH VIÊN K61 – KHỐI 4 – KINH TẾ ĐỐI NGOẠI – TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG 10

2.1 Các biểu đồ thể hiện thực trạng việc chi tiêu và quản lý chi tiêu của sinh viên K61 - Khối 4 Kinh tế Đối ngoại Trường Đại học Ngoại - - thương 10

2.2 Đánh giá việc chi tiêu và quản lý chi tiêu của sinh viên K61 – Khối 4 – Kinh tế Đối ngoại – Trường Đại học Ngoại thương 14

CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA QUẢN LÝ CHI

TIÊU CHƯA HỢP LÝ Ở SINH VIÊN K61 – KHỐI 4 – KINH TẾ ĐỐI NGOẠI – TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG 15

3.1 Nguyên nhân 15

3.1.1 Nguyên nhân khách quan 15

3.1.2 Nguyên nhân chủ quan 16

3.2 Hậu quả của việc chi tiêu không hợp lý 17

3.2.1 Đối với bản thân sinh viên 17

3.2.2 Đối với gia đình 18

3.2.3 Đối với xã hội 18

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP GIÚP SINH VIÊN K61 – KHỐI 4 – KINH TẾ ĐỐI NGOẠI – TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ CHI TIÊU 19

4.1 Lý thuyết đúc rút được về kỹ năng quản lý chi tiêu 19

4.1.1 Đặt mục tiêu trong quản lý chi tiêu 19

4.1.2 Gạt bỏ suy nghĩ sai lầm trong quản lý chi tiêu 20

Trang 6

4.1.3 Ghi chép chi tiêu hoặc dùng các ứng dụng quản lý chi tiêu 21

4.2 Một số phương pháp quản lý chi tiêu phổ biến 22

PHƯƠNG PHÁP KAKEIBO 22

QUY TẮC 6 CHIẾC LỌ 23

QUY TẮC NGÂN SÁCH 50/30/20 24

4.3 Tri n khai các nội dung đăng group Facebook “QUẢN LÝ CHI TIÊU ĐỂ CÓ CU C S NG TỘ Ố ỐT HƠN” 25

TIMELINE ĐĂNG BÀI TRUYỀN THÔNG TRONG GROUP GIÚP 25

QUẢN LÝ CHI TIÊU - NHÓM 1 25

Kết quả dự kiến và kỳ vọng đối với group Facebook “QUẢN LÝ CHI TIÊU ĐỂ CÓ CUỘC SỐNG TỐT HƠN”: 26

PHỤ LỤC 28

KẾT LUẬN 30

DANH MỤC THAM KHẢO 31

Trang 8

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nói về quản lý chi tiêu, ngạn ngữ Đức có câu: “Quản lý chi tiêu là một nghệ thuật lớn hơn cả việc kiếm tiền” Thật vậy, quản lý chi tiêu cá nhân là một bài toán nan giải mà không phải ai cũng được tiếp cận từ sớm các phương pháp quản

lý chi tiêu hay được học từ trường lớp

Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, sinh viên năm nhất – những người đang

đi trên cuộc hành trình mới sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quản lý chi tiêu cá nhân Sinh viên năm nhất là đối tượng còn thiếu sót nhiều kỹ năng sống,

dễ sa vào những cám dỗ, cuộc chơi, mua sắm,…Họ phải đối mặt với nhiều khoản chi tiêu mà trước đây hầu hết đều do bố mẹ chi trả, quản lý Không ít đối tượng là sinh viên năm nhất rơi vào tình trạng khủng hoảng, mất cân bằng tài chính ảnh hưởng tiêu cực lên tâm lý cá nhân cũng như gia đình

Quản lý chi tiêu cá nhân là cách ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn quản lý hành vi cá nhân, tư duy và thói quen Đặc biệt, quản lý chi tiêu là bước đầu để sinh viên hình thành kỹ năng cần thiết trong quá trình độc lập, tự chủ tài chính trong tương lai Vì vậy, việc trang bị, hình thành cho bản thân kỹ năng quản lý chi tiêu cá nhân là cẩm nang sống cần thiết ngay từ khi còn là sinh viên

Từ cơ sở trên, Nhóm 1 chúng em đã lựa chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài

“GIẢI PHÁP GIÚP SINH VIÊN K61 – KHỐI 4 – KINH TẾ ĐỐI NGOẠI –TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHI TIÊU” nhằm truyền tải những kiến thức phương pháp giúp cải , thiện và nâng cao nhận thức về quản lý chi tiêu cho nhóm đối tượng nghiên cứu của đề tài

BỘ ĐỀ TRẮCNGHIỆM

logic-Tài chính

16

[TN] BUỔI 1 - TỔNGQUAN - TTTC

Tài chính

15

Trang 9

7

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, Nhóm 1 lựa chọn đối tượng nghiên cứu trong phạm

vi sinh viên K61- Khối 4 Kinh tế Đối ngoại Trường Đại học Ngoại thương - - Nhóm 1 thực hiện nghiên cứu này với hy vọng sẽ giúp các bạn sinh viên K61- Khối 4 Kinh tế Đối ngoại Trường Đại học Ngoại thương nâng cao nhận thức - -

về quản lý chi tiêu

3 Kết cấu đề tài

Ngoài phần lời nói đầu và kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,

đề tài được chia làm thành 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về kỹ năng quản lý chi tiêu

Chương 2: Thực trạng quản lý chi tiêu ở sinh viên K61 Khối 4 Kinh tế Đối - - ngoại Trường Đại học Ngoại thương-

Chương 3: Nguyên nhân và hậu quả của vấn đề quản lý chi tiêu chưa hợp lý của sinh viên K61 - Khối 4 Kinh tế Đối ngoại Trường Đại học Ngoại thương- - Chương 4: Giải pháp giúp sinh viên K61 Khối 4 nâng cao nhận thức về quản -

Trang 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ

CHI TIÊU

1.1 Kỹ năng quản lý chi tiêu

1.1.1 Khái niệm quản lý và kỹ năng quản lý chi tiêu

Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động

Kỹ năng quản lý chi tiêu là việc lên những kế hoạch, hoạt động liên quan đến

quản lý tiền bạc, sắp xếp thu chi đồng thời lập kế hoạch tiết kiệm lâu dài

1.1.2 Vai trò của quản lý chi tiêu đối với sinh viên K61 - Khối 4 Kinh tế -

Đối ngoại Trường Đại học Ngoại thươn- g

“Hãy cẩn thận với những chi phí nhỏ Một lỗ rò bé có thể làm đắm cả con tàu” (Benjamin Franklin) Việc quản lý chi tiêu cá nhân luôn là một vấn đề khiến nhiều người phải đau đầu suy nghĩ Trang bị và hình thành cho bản thân kỹ năng quản

lý chi tiêu cá nhân là cẩm nang sống cần thiết, đóng vai trò vô cùng quan trọng không chỉ với các cá nhân mà còn với nền kinh tế, xã hội

a, Đối với cá nhân

Bằng việc lập kế hoạch chi tiêu cụ thể, sinh viên K61 - Khối 4 Kinh tế Đối - ngoại Trường Đại học Ngoại thương sẽ - hạn chế được tình trạng chi tiêu quá

đà, đạt được các kế hoạch dự định trong tương lai, thêm vào đó, chủ động hơn trong những tình huống khẩn cấp, tình huống phát sinh ngoài ý muốn, ổn định tiêu dùng cá nhân, sử dụng tiền hiệu quả và nâng cao chất lượng cuộc sống Theo Dave Ramsey: “Bạn phải làm chủ được tiền của mình, bằng không tình cảnh thiếu thốn sẽ mãi mãi kiểm soát bạn”

Phát triển kỹ năng quản lý chi tiêu cá nhân cũng chính là đang tiết kiệm được thời gian cho những việc cần làm thay vì quá tập trung vào quản lý tài chính, lo lắng về tiền bạc Việc quản lý chi tiêu mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm sẽ rút ngắn con đường đi đến thành công của bạn

Trang 11

9 Quản lý chi tiêu cá nhân không đơn thuần chỉ liên quan tới các vấn đề về chi tiêu nhất thời mà nó còn gắn với các kế hoạch của cuộc đời Nhờ quản lý chi tiêu

cá nhân tốt, chúng ta cũng có thể dần hình thành những phẩm chất, tính cách, thói quen tốt, từ đó có được sự thăng tiến trong sự nghiệp một cách vững chắc

Thêm vào đó chúng ta có thể có những kế hoạch cho sự phát triển của con em chúng ta sau này hoặc những lợi ích cho người thân trong gia đình Nhờ vậy cuộc sống gia đình sẽ ổn định hơn, giảm thiểu những rắc rối hay những tranh chấp, cãi

vã mà phần nhiều có nguồn gốc từ vấn đề tài chính

b, Đối với nền kinh tế

Nhìn một cách tổng thể, dòng tiền trong nền kinh tế được sử dụng một cách hiệu quả hơn, khi đó các nguồn lực tài chính được sử dụng một cách thông minh, đồng tiền được sử dụng một cách phù hợp, thúc đẩy thị trường tài chính phát triển, là động lực thúc đẩy việc quản lý tài chính phát triển, các sản phẩm dịch vụ tài chính trên thị trường như các sản phẩm tiết kiệm, tiêu dùng, bảo hiểm hay các sản phẩm đầu tư tài chính Ở góc độ vĩ mô, nền kinh tế được hưởng lợi, phát triển nhanh và bền vững hơn Khi chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của quản lý chi tiêu cá nhân và áp dụng các phương pháp đúng, đây sẽ là động lực để ngành dịch vụ tài chính cá nhân phát triển Nói tóm lại, việc quản lý chi tiêu chỉ đóng một phần rất nhỏ trong cuộc sống chúng ta nhưng khi “tích tiểu thành đại”, nó dần dần hình thành một thói quen tốt và cũng góp phần vào sự phát triển của thị trường tài chính cũng như tổng thể nền kinh tế

c, Đối với xã hội

Khi mỗi cá nhân, mỗi sinh viên K61 - Khối 4 Kinh tế Đối ngoại Trường - - Đại học Ngoại thương đều có kỹ năng quản lý chi tiêu hợp lý, cuộc sống của họ

sẽ tốt lên, từ đó các tệ nạn xã hội cũng có thể giảm xuống Xét về tổng thể, toàn

bộ xã hội chúng ta sẽ được hưởng lợi, cuộc sống sẽ phồn vinh hơn bởi những quyết định tài chính cá nhân đúng đắn Như vậy, chúng ta có thể thấy vai trò của quản lý chi tiêu cá nhân trong cộng đồng xã hội là rất quan trọng

Trang 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI TIÊU CHƯA TỐT

Ở SINH VIÊN K61 – KHỐI 4 – KINH TẾ ĐỐI NGOẠI –

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Trong quá trình thực hiện dự án, Nhóm 1 đã lập form khảo sát và tổng hợp số liệu về thực trạng chi tiêu và quản lý chi tiêu của nhóm đối tượng đang nghiên cứu và thu được kết quả như sau:

2.1 Các biểu đồ thể hiện thực trạng việc chi tiêu và quản lý chi tiêu của sinh viên K61 - Khối 4 Kinh tế Đối ngoại Trường Đại học Ngoại thương- -

Dưới đây là những biểu đồ thống kê dựa trên việc khảo sát tình trạng chi tiêu

và quản lý chi tiêu của sinh viên K61 - Khối 4 - Kinh tế Đối ngoại Trường Đại - học Ngoại thương được NHÓM 1 tự khảo sát và thống kê:

B2.1 Biểu đồ thể hiện số tiền chi tiêu trong một tháng của sinh viên K61 –

Khối 4 Kinh tế Đối ngoại Trường Đại học Ngoại thương (Nhóm 1 khảo sát)- - Nhận xét:

Mức chi tiêu chiếm phần trăm cao nhất: 2 4 triệu đồng, gấp - gần 11 lầnmức chi tiêu chiếm phần trăm ít nhất (trên 6 triệu đồng)

Mức chi tiêu của hơn một nửa các bạn sinh viên K61 Khối 4 Kinh tế Đối - - ngoại Trường Đại học Ngoại thương nằm ở mức khá hợp lý; phần trăm số sinh - viên chi tiêu dưới mức này và trên mức này tương đương nhau

Trang 13

11 Chi tiêu của sinh viên K61 Khối 4 Kinh tế Đối ngoại Trường Đại học - - - Ngoại thương đang là: khoảng một nửa số sinh viên chi tiêu ở mức giữa, một nửa

số sinh viên còn lại chia làm 2 xu hướng: thấp hơn và cao hơn mức trung bình

có thể do các bạn có nhu cầu ăn uống bên ngoài nhiều hơn việc tự nấu ăn, đầu tư cho các khóa học hay có thể đầu tư trên các thị trường, chi tiêu cho các nhu cầu

cá nhân khác như quần áo, làm đẹp, chăm sóc sức khoẻ, nhiều hơn

B2.2 Biểu đồ thể hiện những khoản chi tiêu trong 1 tháng của sinh viên K61

- Khối 4 Kinh tế Đối ngoại Trường Đại học Ngoại thương (Nhóm 1 khảo sát)- -

Trang 14

Thống kê này có thể giải thích như sau: Về ăn uống, một số bạn tự nấu ăn, nhưng một số bạn hay đi ăn ngoài nhiều hơn, nên sẽ tăng khoản tiền này lên Về mua sắm và đi chơi, do nhu cầu mua sắm lớn, nên khi gặp những mặt hàng mình đang tìm kiếm hay yêu thích sẽ mua ngay mà không xét đến việc nó thật sự cần thiết cho lúc này hay chưa, dẫn đến mua hàng thường xuyên trong 1 tháng

Như vậy, biểu đồ gần như chia đều cho cả 3 tình trạng chi tiêu quá đà: tức là chỉ có 1/3 chưa từng gặp tình trạng quá đà, 1/3 thường xuyên và 1/3 không thường xuyên Vậy tình trạng chi tiêu quá đà rất phổ biến với 2/3 các bạn đã từng gặp phải chỉ sau hơn 3 tháng bước vào cuộc sống sinh viên Điều này xuất phát

từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do hầu hết các bạn mới bước vào cuộc sống mới, nên chưa biết tính toán trong chi tiêu mà cứ mau trước rồi mới tính sau

Trang 15

13

B2.4 Biểu đồ thể hiện mức độ mong muốn tìm hiểu của sinh viên K61 - Khối

4 Kinh tế Đối ngoại Trường Đại học Ngoại thương về phương pháp quản lý -

chi tiêu (Nhóm 1 khảo sát)

tế Đối ngoại Trường Đại học Ngoại thương.-

Trang 16

2.2 Đánh giá việc chi tiêu và quản lý chi tiêu của sinh viên K61 – Khối 4 – Kinh tế Đối ngoại – Trường Đại học Ngoại thương

Qua số liệu khảo sát sơ bộ sinh viên K61 – Khối 4 – Kinh tế Đối ngoại –Trường Đại học Ngoại thương ở trên, ta thấy một số điểm đáng chú ý trong cách chi tiêu của sinh viên:

Chi tiêu trung bình phổ biến nhất là: 2 4 triệu đồng/tháng-

Khoản mục chi tiêu nhiều nhất là: ăn uống

Ngoài những khoản mục thiết yếu, sinh viên thường có xu hướng tiêu dùng vào những nhu cầu cá nhân như: mua sắm, giải trí

Những con số trên không chỉ cho ta thấy được phần nào xu hướng tiêu dùng của sinh viên K61 – Khối 4 – Kinh tế Đối ngoại – Trường Đại học Ngoại thương,

mà kèm theo đó là thực trạng chi tiêu và quản lý chi tiêu khá phổ biến đang xảy

ra Một phần không nhiều sinh viên kiểm soát được chi tiêu tốt, giới hạn được khoản chi tiêu trong tháng, có đủ khoản tiền chi tiêu trong những trường hợp phát sinh khác, thậm chí một vài bạn còn có thể dôi dư Tuy nhiên, đa số sinh viên còn lại đang gặp những vấn đề nhất định:

Mất kiểm soát trong chi tiêu cá nhân, ngân sách không được quản lý một cách cẩn thận

Thói quen vay tiền của bạn bè ngày càng phổ biến

Dùng hết quỹ chi tiêu trước thời gian dự kiến

Không có khả năng xoay sở tiền bằng trong những trường hợp đặc biệt cần

thiết

Tiêu xài hoang phí vào những khoản không thực sự cần thiết, có xu hướng

mua đồ theo mong muốn cá nhân chứ không mua đồ theo nhu cầu thiết yếu

Chi tiêu quá nhiều vào hoạt động mua sắm, giải trí, vui chơi

Thiếu những khoản chi tiêu đầu tư vào học tập, công việc khẩn cấp

Trang 17

15 CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA QUẢN LÝ CHI TIÊU CHƯA HỢP LÝ Ở SINH VIÊN K61 – KHỐI 4 – KINH TẾ ĐỐI NGOẠI – TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

3.1 Nguyên nhân

3.1.1 Nguyên nhân khách quan

Xa gia đình sống độc lập ở Hà Nội, sự kiểm soát của bố mẹ cũng vì thế mà không còn gắt gao, trong đó có vấn đề chi tiêu Khi rời vòng tay bố mẹ, các bạn sinh viên K61 - Khối 4 Kinh tế Đối ngoại Trường Đại học Ngoại thương phải - - đối mặt với rất nhiều khoản chi tiêu, ngoài những khoản cố định như tiền nhà, thì còn có tiền điện nước, tiền đi lại, tiền ăn uống, tiền mua sắm và chi phí phát sinh Bên cạnh đó, giá cả và chi phí sống ở Hà Nội cũng khác hẳn ở một số địa phương vì vậy nhiều bạn còn bỡ ngỡ, chưa thích nghi

Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của các sàn thương mại điện tử có thể

kể đến như shopee, lazada, tiktok với những mặt hàng đa dạng, các dịp sale khủng trong năm cùng hàng loạt phương án marketing thu hút, thêm vào đó,

“cám dỗ mua sắm” đến từ những lời mời chào trên mạng xã hội, xu hướng mới

và lạ liên tiếp “lên ngôi” với các sản phẩm quần áo, mỹ phẩm, đồ gia dụng, đồ trang trí, được nhiều KOLs đình đám giới thiệu cũng là những nguyên nhân khách quan có tác động mạnh mẽ đến việc quản lý chi tiêu chưa hợp lý của các bạn sinh viên K61 – Khối 4 – Kinh tế Đối ngoại – Trường Đại học Ngoại thương Những khoản chi nhỏ trong ngày như ghé mua tách cà phê, ly trà sữa, vé xem phim suất cuối cùng hoặc tiền gửi xe, săn sale hàng shopee, lazada, tích tiểu thành đại khi cộng dồn vào cuối tháng hay cuối năm, nó đã trở thành một khoản chi khổng lồ

Hiện nay, có sự đa dạng về nhiều phương pháp quản lý chi tiêu song lại gây

ra khó khăn trong lựa chọn và thử nghiệm nên chưa giải quyết được tận gốc vấn

đề nhận thức của đối tượng về tầm quan trọng của việc quản lý chi tiêu

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w