1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đánh giá và phân tích quá trình hội nhập kinh tế và tài chính quốc tế của việt nam tác động thế nào tới tăng trưởng kinh tế việt nam trong 10 năm vừa qua

5 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

Nhóm thực hiện: Nhóm 13Lớp học phần: NHQT1102(223)_04

Thành viên nhóm:

-Đào Thị Yến 11227048-Nguyễn Thị Ngân 11224575-Hứa Hải Thanh 11225768-Đỗ Khánh Ly 11223965-Lê Mai Hương 11222671

-Hoàng Phạm Đoan Trang 11226368-Nguyễn Thị Thanh Nga 11224514

Trang 2

I LÝ THUYẾT

Hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa Ngay từnhững năm đầu đổi mới, Việt Nam đã hướng đến xây dựng nền kinh tế mở theo cơ chế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa Trên cơ sở đó, trong suốt quá trình lãnh đạo của Đảnggiai đoạn 2011 - 2022, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đạt nhiều thành tựuquan trọng.

Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng giai đoạn 2011 – 2022: Trong giai đoạn2011 - 2022, trong bối cảnh đất nước chuyển sang giai đoạn phát triển mới, đặc biệt là khitham gia nhiều FTA thế hệ mới, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng thể hiện ởmột số điểm nổi bật sau:

+ Một là, lợi ích quốc gia là mục tiêu tối thượng của hội nhập kinh tế quốc tế, phải xử lý

linh hoạt, khôn khéo mối quan hệ đối tác và đối tượng; hợp tác và đấu tranh, bảo đảm độclập, tự chủ và lợi ích quốc gia, dân tộc trong hội nhập trên mọi cấp độ song phương, đaphương, toàn cầu Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy tối đa nội lực, đi đôivới thu hút sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, tạo thành sức mạnh tổng hợp củađất nước.

+ Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, văn

hóa truyền thống và hiện đại, nên hội nhập nhưng không hòa tan, bảo đảm giữ gìn bản sắcvăn hóa dân tộc.

+ Ba là, Nhà nước là chủ thể chính, có vai trò dẫn dắt xã hội trong quá trình hội nhập kinh

tế quốc tế, song không phải là chủ thể duy nhất Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp củatoàn dân, của cả hệ thống chính trị, do vậy, các tổ chức, các doanh nghiệp, các địa phương,cá nhân… cùng tham gia các hoạt động của hội nhập kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo củaĐảng.

+ Bốn là, hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm trong quá trình hội nhập quốc tế Xuất phát

từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều vấn đề đặt ra về chính trị, quốc phòng, an ninh,môi trường, khí hậu,… nên cần thiết phải hội nhập toàn diện vào đời sống kinh tế - xã hộithế giới, nhưng mục tiêu trọng tâm vẫn là hội nhập kinh tế.

II THỰC TIỄN: MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Trang 3

Đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa: Năm 2012, Việt Nam xuất khẩu 114,6 tỷ USD và

nhập khẩu 114,3 tỷ USD và là năm đầu tiên Việt Nam đạt thặng dư trong lĩnh vực xuất khẩu.Đến năm 2014, thặng dư thương mại là 2,37 tỷ USD(10) Trong giai đoạn 5 năm (2011 -2015), tổng mức lưu chuyển ngoại thương hàng hóa, dịch vụ đạt 1.439,5 tỷ USD, gấp gần2,1 lần giai đoạn 2006 - 2010(11) Nhìn chung, trong giai đoạn 2015 - 2019, hoạt động xuấtnhập khẩu của cả nước luôn đạt mức tăng trưởng cao qua từng năm Năm 2020 ghi dấu ấnđặc biệt đối với thương mại toàn cầu với sự bùng phát và diễn biến phức tạp của đại dịchCOVID-19 Các biện pháp phong tỏa và đóng cửa biên giới để ngăn chặn dịch bệnhCOVID-19, khiến thương mại toàn cầu đình trệ, chuỗi cung ứng đứt gãy, dẫn tới làn sóngphá sản nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu Vượt qua khó khăn, năm 2021, tổng kim ngạchxuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 668,54 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020(12) Mặc dù tiếptục bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19 ở trong nước và tình hình kinh tế thếgiới nhiều biến động, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2022 đạt mức kỷ lục732,5 tỷ USD, trong đó xuất siêu 11,2 tỷ USD(13).

Ký kết và thực hiện các cam kết kinh tế quốc tế: Việt Nam đã phát triển quan hệ kinh tế

với các tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia Một số hiệp định thương mại song phươngcủa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới được ký kết, như: Hiệp định Đối tác kinh tế ViệtNam - Nhật Bản (VJEPA, năm 2009), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chile(VCFTA, năm 2011), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA, năm2015), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU, năm2016).

Củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế: Vị thế của Việt Nam trên thế giới đã

được củng cố toàn diện trong giai đoạn 2011 - 2022 Cùng với quá trình hội nhập kinh tếquốc tế mạnh mẽ, đến năm 2020, Việt Nam có 30 đối tác chiến lược và đối tác chiến lượctoàn diện; có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước, có quan hệ kinh tế với 160 nước và 70vùng lãnh thổ(15) Đến năm 2022, tổng số quan hệ kinh tế - thương mại của Việt Nam đãnâng lên thành 230 nước và vùng lãnh thổ(16)

Trở thành một trong 20 nền thương mại lớn nhất thế giới: WTO ghi nhận việc Việt Nam

trở thành một nền kinh tế có độ mở cao, tới 200% GDP và cải thiện cán cân thương mạihàng hóa, chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu trong giai đoạn 2016 - 2020 Theo Tổng cụcThống kê, từ năm 2016 đến năm 2022, cán cân thương mại của Việt Nam luôn đạt thặng dưvới mức xuất siêu tăng dần qua các năm, từ 1,77 tỷ USD (năm 2016) lên 2,1 tỷ USD (năm2017), 6,8 tỷ USD (năm 2018), 10,9 tỷ USD (năm 2019) Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng

Trang 4

nặng nề của đại dịch COVID-19, Việt Nam vẫn đạt mức xuất siêu gần 4 tỷ USD Báo cáo ràsoát thống kê thương mại thế giới năm 2020 của WTO ghi nhận trong số 50 quốc gia có nềnthương mại hàng hóa lớn nhất thế giới, Việt Nam có mức tăng trưởng lớn nhất khi dịchchuyển từ vị trí thứ 39 vào năm 2009 lên vị trí thứ 23 vào năm 2019 và lọt vào tốp 20 năm2021(17) Năm 2022, cán cân thương mại xuất siêu đạt 12,4 tỷ USD, là năm thứ 7 liên tiếp cáncân thương mại hàng hóa ở mức thặng dự mặc dù gặp nhiều khó khăn sau ảnh hưởng nặngnề của dịch bệnh COVID-19 (18).

Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) cải thiện mạnh: Trong năm 2019, trước khi

dịch bệnh COVID-19 bùng phát trên thế giới, Việt Nam được coi là quốc gia có nền kinh tếổn định, tăng trưởng nhanh, đứng tốp đầu khu vực và thế giới, được Quỹ Tiền tệ quốc tế(IMF) đánh giá nằm trong số 20 nền kinh tế có đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng toàn cầu.Cũng trong năm 2019, Việt Nam lọt vào tốp 10/163 nước “đáng sống nhất thế giới” trongbảng xếp hạng của HSBC Expat; đứng thứ 83/128 nước trong xếp hạng các nước an toànnhất; xếp thứ 94/156 nước trong Bảng xếp hạng quốc gia hạnh phúc Năm 2020, quy môtổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đứng thứ 44 thế giới, đứng thứ 4 ở khu vựcĐông Nam Á và bình quân GDP/đầu người đứng thứ 6 khu vực(19) Đến năm 2022, tốc độtăng GDP đạt 8,02% (cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022), GDP bình quân đầu người đạt4.109 USD/người, tăng 392 USD so với năm 2021, đời sống nhân dân cả về vật chất và tinhthần được cải thiện rõ rệt(20).

III KẾT LUẬN

Có thể thấy, dưới sự lãnh đạo sát sao của Đảng ta đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tếtrong những năm 2011 - 2022, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế, thị trườngtoàn cầu, là quốc gia nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có giá trị xuất nhập khẩu hànghóa lớn nhất trên phạm vi toàn cầu Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định, “đa phươnghóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác.Nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước tác động tiêu cực từ những biến độngbên ngoài; chủ động hoàn thiện hệ thống phòng vệ để bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thịtrường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế Thực hiện nhiều hình thức hội nhậpkinh tế quốc tế với các lộ trình linh hoạt, phù hợp với điều kiện, mục tiêu của đất nước trongtừng giai đoạn”(21) Tuy nhiên, trước bối cảnh phát triển mới, nước ta cần tiếp tục bổ sung,hoàn thiện chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp về hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời nắm bắtxu thế phát triển của thế giới để tận dụng cơ hội, hạn chế thách thức nhằm tiếp tục nâng cao

Trang 5

hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước các tronggiai đoạn tiếp theo.

Ngày đăng: 11/07/2024, 15:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w