1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luật quốc tế về việc hợp tác để bảo vệ nguồn nước quốc tế và xây dựng pháp luật về việc sử dụng hợp lí nguồn nước quốc tế mê kông tại việt nam

21 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA LUẬT QUỐC TẾTIỂU LUẬN CUỐI KÌMÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCHọ và tên SV: Dương Hoài ThưMã sinh viên: LQT50B10818ĐỀ TÀI: LUẬT QUỐC TẾ VỀ VIỆC

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA LUẬT QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Họ và tên SV: Dương Hoài Thư

Mã sinh viên: LQT50B10818

ĐỀ TÀI: LUẬT QUỐC TẾ VỀ VIỆC HỢP TÁC ĐỂ BẢO VỆ NGUỒNNƯỚC QUỐC TẾ VÀ XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ VIỆC SỬ DỤNG

HỢP LÍ NGUỒN NƯỚC QUỐC TẾ MÊ KÔNG TẠI VIỆT NAM

Hà Nội, tháng 1 năm 2024

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sông Mê Kông là một trong những con sông dài nhất thế giới, trải dài qua 6 quốc gia khác nhau, bắt nguồn từ Trung Quốc đi qua Myanmar, Campuchia, Lào và đổ ra biển Đông của Việt Nam Sông Mê Kông đã tồn tại nhiều thập kỷ và có đóng góp to lớn trong việc phát triển kinh tế của các nước ven sông cũng như xây dựng một hệ sinh thái đa dạng, phong phú.

Dòng nước đi qua nhiều dạng địa hình bao gồm núi cao, sườn dốc, hẻm núi đến đồng bằng; đổ từ trên cao xuống tạo ra một môi trường lý tưởng cho thuỷ điện Do vậy, nhiều quốc gia tại lưu vực này đã tận dụng và xây dựng nhiều đập thuỷ điện, đáng kể nhất phải nhắc đến đập tại Mạn Loan (1.500MW), Đại Triều Sơn (1.350MW), Cảnh Hồng (1.350KW) và đặc biệt nhất là đập Tiểu Loan có công suất lên tới 4.500MW Bên cạnh đó, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam cũng có những công trình thuỷ điện, tuy vậy số lượng và công suất cao nhất vẫn là Trung Quốc như đã trên Nguồn lợi mà thuỷ điện mà sông Mê Kông mang đến lợi ích lớn cho quốc gia tham gia khai thác vì lí do đó, các nước dự tính xây thêm những công trình thuỷ điện nhằm phục vụ cho đời sống người dân cũng như hoạt động sản xuất Nhưng với số lượng đập nước hiện tại, lưu vực đã ghi nhận xuất hiện những ảnh hưởng tiêu cực khiến nguồn lợi ven sông bị suy giảm, mất đi hệ sinh thái đa dạng và phong phú cũng như giảm đi lượng phù sa, trầm tích màu mỡ Quan trọng nhất phải kể đến việc mất đi chu kỳ lũ tự nhiên đã xuất hiện hàng ngàn năm khiến cho quốc gia ở hạ lưu dòng sông như Việt Nam trong nhiều năm ghi nhận những đợt hạn hán khắc nghiệt và ngập mặn nghiêm trọng

Xuất phát từ những ảnh hưởng không tốt trên nên việc xây dựng pháp luật

Trang 3

bảo vệ nguồn nước chung là điều cần thiết vì thế tôi chọn đề tài “Luật Quốc

Tế về việc hợp tác để bảo vệ nguồn nước quốc tế và xây dựng pháp luật về việc sử dụng hợp lí nguồn nước quốc tế Mê Kông tại Việt Nam”.2 Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm phân tích rõ những vấn đề pháp lý về bảo vệ nguồn nước chung trong luật quốc tế, cụ thể ở đây là lưu vực sông Mê Kông Thêm vào đó, nghiên cứu còn đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động sử dụng nguồn nước quốc tế tại Việt Nam.

3 Tổng quan tình hình nghiên cứu:

Trong những năm qua đã có nhiều đề tài nghiên cứu về sông Mê Kông chủ

yếu dựa trên khía cạnh kinh tế, kỹ thuật, lịch sử, môi trường và chính trị như: - Nguyễn Thị Hồng Nhung, Vai trò của chính quyền địa phương trong việc hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, 2011, NXB Khoa học Xã hội - Nguyễn Công Trọng, Sông Mê Kông – những tiềm năng kinh tế: Qua nghiên cứu của Uỷ ban điều phối hạ lưu sông Mê Kông (1957-1972), 2008, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam.

- Nguyễn Trần Quế & Kiều Văn Trung, Sông và tiểu vùng Mê Kông – Tiềm năng và hợp tác phát triển quốc tế, 2011, NXB Khoa học Xã Hội.

Ngoài ra, còn có những luận văn, luận án nghiên cứu chung về pháp luật quốc tế sử dụng chung nguồn nước giữa các quốc gia với nhau:

- Nguyễn Minh Sáng, Cơ chế giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia và khả năng áp dụng tranh chấp nguồn nước sông Mê Kông, Luận án Tiến sĩ 2022.

Trang 4

- Hà Thanh Hoà, Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ 2021.

- Nguyễn Đức Lịch, “Khai thác chung dòng sông Mê Kông” vấn đề đặt ra đối với Việt Nam và các nước liên quan, Luận văn Thạc sĩ 2013.

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp được sử dụng để xem xét

những khái niệm liên quan tới bảo vệ nguồn nước quốc tế; những cơ sở pháp lý để bảo vệ nguồn nước quốc tế tại Việt Nam

- Phương pháp so sánh: So sánh sự tương đồng và khác nhau điều ước cấp toàn cầu là Công ước UNWC 1997 và Công ước Helsinki 1992 để có cái nhìn bao quát chung về nguyên tắc cơ bản giữa hai điều ước lớn vệ nguồn nước quốc tế.

- Phương pháp lịch sử sử dụng để phân tích các điều ước quốc tế về nguồn nước chung.

- Phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn dùng để đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về bảo vệ nguồn nước quốc tế (cụ thể là sông Mê Kông) tại Việt Nam từ đó đưa ra giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nước.

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ NGUỒN NƯỚC QUỐC TẾ VÀ BẢO VỆNGUỒN NƯỚC QUỐC TẾ.

1 Khái niệm nguồn nước và nguồn nước quốc tế:

Khái niệm nguồn nước (watercourse) được ghi nhận tại Điều 2 Công uớc về sử dụng phi hàng hải nguồn nước quốc tế năm 1997 (Công ước UNWC)

Trang 5

Theo đó, “nguồn nước là một hệ thống nước mặt và nước ngầm được tạo thành một tổng thể thống nhất và thường chảy vào một điểm cuối chung” Liên quan đến khái niệm nguồn nước quốc tế (international watercourse), cũng tại Điều 2 của Công ước UNWC 1997 được quy định như sau: “nguồn ước quốc tế là nguồn nước mà các phần của chúng nằm ở các quốc gia khác nhau” Trước Công ước UNWC, Hiệp hội Luật quốc tế năm 1988 tại Điều 2 Quy tắc Helsinki đã có khái niệm “lưu vực sông quốc tế” là “một khu vực địa lý kéo dài từ hai quốc gia trở lên được xác định bởi các giới hạn lưu vực của hệ thống nước, bao gồm cả nước bề mặt và nước ngầm, chảy vào một điểm chung” Trước 1997, khái niệm “lưu vực sông quốc tế” được sử dụng rộng rải để chỉ những dòng sông đi qua nhiều quốc gia khác nhau nhưng điều này đã được thay đổi khi có sự xuất hiện của Công ước UNWC 1997 Trong quá trình soạn thảo Công ước trên, Uỷ ban pháp luật quốc tế (ILC) đã tiếp nhận các ý kiến quốc gia về khái niệm lưu vực sông quốc tế, tại đó một số quốc gia đã phản đối khái niệm trên do vậy ILC đã quyết định lựa chọn thuật ngữ “nguồn nước quốc tế” để thay thế.

1 Khái niệm bảo vệ nguồn nước quốc tế:

Tài nguyên nước là một trong những tài nguyên quan trọng trong tổng thể tất cả tài nguyên thiên nhiên, là thành phần thuộc về môi trường liên quan mật thiết đến đời sống và sản xuất của động vật và thực vật trên trái đất.

Trong Từ điển Tiếng Việt, động từ “bảo vệ” được định nghĩa là “chống lại mọi xâm phạm để giữ gìn cho luôn luôn được nguyên vẹn” Còn trong ngôn 1 ngữ chung của quốc tế là Tiếng Anh, “bảo vệ” (protect) theo định nghĩa của từ điển Oxford là “đảm bảo rằng ai đó/ cái gì đó không bị tổn hại, bị thương, hư

Trang 6

hỏng,v.v” Nhìn chung, động từ “bảo vệ” ở bất cứ ngông ngữ nào trên thế giới thì điều mang nghĩa gìn giữ đối tượng cần bảo vệ khỏi những nhân tố, ảnh hưởng có thể gây hại đến đối tượng đó Theo đó, bảo vệ nguồn nước quốc tế được hiểu là việc ngăn chặn, ngăn cản hoặc chống lại những hành động hoặc yếu tố của con người gây ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước, và đây là hành động có sự chung tay của nhiều quốc gia với nhau hoặc các quốc gia có chung hệ thống nước mặt hay nước ngầm.

Theo Luật Bảo vệ môi trường, tại Khoản 3 Điều 3 Chương 1, “thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác” Vậy nên, xét từ góc độ luật pháp, tài nguyên nước là một thành phần môi trường Cũng trong Luật bảo vệ môi trường, tại Chương 2 Mục 1 Điều 7 Khoản 3 xác định rằng “bảo vệ môi trường nước sông phải trên cơ sở tiếp cận quản lý tổng hợp lưu vực, phải gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường thuỷ sinh, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, khai và sử dụng hợp lý nguồn nước” vì thế bảo vệ nguồn nước không chỉ là bảo vệ dòng nước nói chung mà còn liên quan tới lưu vực, bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường thuỷ sinh, việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước Và đây cũng là đối tượng được bảo vệ trong luật pháp của nhiều quốc gia trên thế giới.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC QUỐC TẾ

1 Điều ước ở cấp toàn cầu

Từ bản đồ thế giới cho thấy có nhiều quốc gia chung nhau một hệ thống nước mặt hoặc nước ngầm, trong đó phải kể đến sông Nile chảy qua 11 quốc

2 Oxford Learner’s Dictionaries

Trang 7

gia (Tanzania, Uganda, Rwanda, Burundi, Cộng hòa dân chủ Congo, Kenya, Ethiopia, Eritrea, Nam Sudan, Sudan và Ai Cập), sông Danube đi qua 10 quốc gia (Romania, Hungary, Serbia, Đức, Áo, Bungary, Slovakia, Croatia, Ukraine và Moldova), sông Rhine đi qua 6 quốc gia (Áo, Pháp, Đức, Liechtenstein, Hà Lan và Thụy Sĩ),… Nhận thức được khả năng khai thác chung và vai trò của tài nguyên nước, từ lâu con người đã có những hiệp ước ký kết về việc sử dụng nguồn nước có thể kể đến Hiệp ước Munster 1648 giữa Cộng Hoà Hà Lan và Đế quốc Tây Ban Nha Đây là hiệp ước đánh dấu việc độc lập chính thức của Cộng Hoà Hà Lan Thêm vào đó, Hiệp ước cũng ghi nhận quyền tự do đường 3 thuỷ sông Rhine của Cộng Hoà Hà Lan Tuy nhiên, những bản hiệp ước, hoà ước từ xa xưa đều chỉ ghi nhận những mục đích cho việc thuỷ lợi và giao thông, chưa có sự xuất hiện của mục đích phi giao thông

1.1.Công ước về luật sử dụng các nguồn nước quốc tế vào mục đích phi

giao thông (công ước UNWC 1997)

1.1.1 Quá trình hình thành

Năm 1966, Hiệp hội Luật quốc tế (ILA) xây dựng Quy tắc Helsinki nhằm thống nhất các quy định luật quốc tế về nguồn nước quốc tế Đáng chú ý nhất trong đó là điều IV và V đưa ra học thuyết nổi tiếng về phân bổ công bằng và hợp lý và một số quy định về địa lý, ác yếu tố thuỷ văn, khí hậu lịch sử, xã hội, kinh tế và kỹ thuật được đánh giá khi thực hiện việc phân chia này Tuy nhiên 4 quy tắc này không được coi là pháp điển hoá luật quốc tế một cách chính thức bởi ILA là một tổ chức phi chính phủ Tuy vậy, đây cũng là một quy tắc có 5 ảnh hưởng và là tiền thân của Công ước UNWC 1997 Gần 40 năm sau, năm 6

3Rijks Museum, 1648 Treaty of Munster 1625-1645 Frederick Henry, Taker of Cities, truy c p ngày ậ21 tháng 1 năm 2024.

4 Eckstein, G (2002) Development of international water law and the UN Watercourses Convention; Hydropolitics in the developing world: a Southern African perspective Pretoria, South Africa: University of Pretoria, African Water Issues Research Unit, đo n 83 (Development of the UNWC)ạ

5 Development of the UNWC, đo n 83ạ

Trang 8

1997, công ước UNWC được thông qua và công bố rộng rãi 1.1.2 Ý nghĩa của sự ra đời Công ước 1997

Dựa trên Quy tắc Helsinki trước đó, Công ước 1997 ra đời và được thông qua Đây là một bước tiến quan trọng trong luật về nguồn nước quốc tế Gần 40 năm để hoàn thiện một Công ước quan trọng như vậy cho thấy được sự kỹ lượng trong quá trình soạn thảo Bên cạnh đó, trong quá trình thông qua Công ước, văn kiện pháp lý này đã nhận được sử ủng hộ lớn với 103 phiếu thuận Nhờ vào đó, Toán án Công lý quốc tế đã vận dụng Công ước vào việc giải quyết các tranh chấp, vụ kiện giữa Hungary và Czechoslovakia liên quan tới công trình nhà máy thuỷ điện trên sông Danube; giữa Argentina và Uruguay liên quan tới ô nhiễm từ nhà máy thuỷ điện trên sông River Uruguay Việc xây7 dựng một khung pháp lý về nguồn nước quốc tế cho thấy được các hệ thống mặt nước đang được bảo vệ, bên cạnh đó giúp giải quyết tranh chấp giữa nhiều quốc gia với nhau.

1.2.Công ước về bảo vệ và sử dụng các nguồn nước xuyên biến giới và các

hồ quốc tế (Công ước Helsinki 1992)

1.2.1.Quá trình hình thành

Vào cuối những năm 1970 và 1980, UNECE và các chính phủ thành viên nhằm ngăn chặn những suy thoái và sử dụng quá mức tài nguyên nước qua những các văn kiện quốc tế không mang tính ràng buộc bao gồm: Quyết định năm 1982 về hợp tác quốc tế về chia sẻ tài nguyên nước, quyết định năm 1987 về các nguyên tắc liên quan đến hợp tác trong lĩnh vực nước xuyên biên giới và Hiến chương năm 1989 về quản lý nước ngầm Trong những năm 1990 (cụ thể8

7 McCaffrey, S (2001), The Law of International Watercourse: Non-Navigational Uses, Oxford University Press, Oxford, U.K đoạn 325 và 347 (The Law of International Watercourses)

8 Francesca Bernardini, The UNECE Water Convention: A Unique Framework to Foster Transboundary Water

Trang 9

là sự sụp đổ của Liên Xô) có những thay đổi lớn ở Châu Âu dẫn đến sự ra đời của nhiều quốc gia Từ đó, sự ràng buộc pháp pháp lý về nguồn nước quốc tế là điều cần thiết Sau đó, Công ước Helsinki được thông qua vào năm 1992 và có hiệu lực vào năm 1996 Công ước được củng cố thêm với hai nghị định thư 9 sửa đổi là Nghị định thư 1999 và Nghị định thư 2003 Cho đến nay, hiệp định10 này đã có sự tham gia của 53 quốc gia 11

1.2.2.Ý nghĩa của sự ra đời Công ước 1992

Công ước với sự ra đười của mình đã cung cấp một khung pháp lý cho hợp tác khu vực về tài nguyên nước chung (sông, hồ và nước ngầm) Một số hiệp 12 định song phương hoặc đa phương giữa các nước châu Âu đều dựa trên các nguyên tắc và quy định của Công ước 1992 Ví dụ phải kể đến là Công ước 13 Bảo vệ sông Danube năm 1994 hay các thảo thuận về sông Bug, Meuse và Scheldt14

1.3 So sánh giữa hai Công ước 1992 và Công ước 1997

Hai Công ước đã nêu trên hiện tại đang có hoạt động song song với nhau nên việc hiểu rõ điểm tương đồng và khác nhau giữa hai Công ước này là điều cần thiết.

1.3.1.Các điểm tương đồng

(UNECE-WC: A Unique Framework)9 UNECE-WC: A Unique Framework, trang 3

10 UNECE, Amendment to Articles 25 and 26 of the Convention, trang 39,

11 UNECE, Convention on the Protection and Use of Transboundary Watercourse and International Lakes,

https://treaties.un.org/doc/Publication/MTDSG/Volume%20II/Chapter%20XXVII/xxvii-5.en.pdf12 UNECE-WC: A Unique Framework, trang 3

13 UNECE-WC: A Unique Framework, trang 3

14 UNECE-WC: A Unique Framework, trang 3

Trang 10

(i) Về mục tiêu: Công ước 1992 và 1997 bản chất đều hướng đến việc chống lại và ngăn chặn các ảnh hưởng xấu tới nguồn nước quốc tế yếu tố bên ngoài tác động vào (Điều 2 của Công uớc 1992 và Điều 1.1 của Công Ước 1997), và hai Công ước có thể được coi là bổ sung cho nhau15

(ii) Về nguyên tắc chính: Công ước 1997 nêu rõ các nguyên tắc cơ bản bao gồm sử dụng công bằng và hợp lý (Điều 5), nghĩa vụ không gây hại đáng kể (Điều 7), bảo vệ hệ sinh thái (Điều 20-23), nghĩa vụ hợp tác (Điều 8), thông báo về thực hiện các biện pháp quy hoạch có thể gây ảnh hưởng đến quốc gia chung nguồn nước (Điều 11-16) và tham vấn liên quan đến quy hoạch đó (Điều 17), trao đổi dữ liệu và thông tin (Điều 9), giải quyết tranh chấp bằng hoà bình (Điều 33) Về phía bên Công ước 1992, những nguyên tắc cơ bản bao gồm sử dụng một cách công bằng và hợp lý với yêu cầu sử dụng bền vững và không tạo gánh nặng cho thế hệ tương lai (Điều 2, 22); bảo vệ hệ sinh thái thông qua việc ngăn chặn tác động xuyên biên giới (Điều 3, 4); hợp tác, trao đổi thông tin, tham vấn và thương lượng, thông báo (Điều 5, 8, 9, 11, 12, 14) Từ đó, có thể thấy rằng, giữa hai Công ước có sự giống nhau nhất định về nguyên tắc chính.

(iii) Về thể chế: Cả hai Công ước đều khuyến khích việc ký kết và thực hiện các thoả thuận về quản lý nước giữa các quốc gia chung nguồn nước 1.3.1.Các điểm khác nhau:

Về thể chế, Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa hai Công ước khi mà Công ước năm 1997 chỉ khuyến khích (Điều 3.2, 3) Công ước Helsinki năm 1992 lại mang tính bắt buộc với các cam kết trong phạm vi Công ước (Điều 9.1)

15 Attila Tanzi (2000), The Relationship between the 1992 UNECE Convention on the Protection and Use of Transboundary Watercourses and International Lakes and the 1997 UN Convention on the Law of the Non-Navigational Uses of International Watercourses, trang 10

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w