Tính mệnh lệnh bắt buộc chung...4II.Tính phổ biến 4III.Tính bao trùm...5IV.Tính kế thừa 5V.Tính tương hỗ5bNội dung các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế...6I.Nguyên tắc bình đẳng về chủ
Giới thiệu khái quát về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
Khái niệm nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế:
Là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm và có giá trị bắt buộc chung (jus cogens) đối với mọi chủ thể luật quốc tế Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc, có thể thấy 7 nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế gồm: Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế, Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế, Nguyên tắc các quốc gia giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình, Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác, Nguyên tắc dân tộc tự quyết.
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
Tính mệnh lệnh bắt buộc chung
7 nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đều có giá trị bắt buộc áp dụng đối với mọi chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế Đây là đặc điểm cốt lõi để phân biệt giữa nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế với các nguyên tắc khác thuộc hệ thống pháp luật quốc tế Biểu hiện ở hai phương diện sau:
Tất cả các chủ thể của luật quốc tế đều phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc này trong mọi mối quan hệ quốc tế Mọi hành vi nhằm tự ý thay đổi nội dung các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đều bị coi là hành vi bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế.
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là thước đo tính hợp pháp hay không hợp pháp của mọi quy phạm pháp luật quốc tế Bất cứ quy phạm luật quốc tế nào mà có nội dung trái với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đều bị vô hiệu tuyệt đối.
Tính phổ biến 4 ITính bao trùm
Đặc điểm này được các chủ thể Luật quốc tế thừa nhận rộng rãi
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được ghi nhận rộng rãi trong các văn kiện quốc tế, trong đó đầu tiên và quan trọng nhất là trong Hiến chương Liên hợp quốc và rất nhiều điều ước quốc tế song phương, đa phương cũng như những văn kiện quốc tế quan trọng khác Ví dụ: Tuyên bố trao trả độc lập cho các nước thuộc địa và phụ thuộc 1960, Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc về các nguyên tắc của luật quốc tế 24/10/1970, Định ước Hen-xin-ki ngày 01/8/1975 về an ninh và hợp tác các nước châu Âu,….
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế không chỉ tồn tại với tư cách là quy phạm điều ước mà còn tồn tại với tư cách là tập quán quốc tế Do đó, các nguyên tắc này ràng buộc cả các chủ thể tham gia và cả những chủ thể không tham gia quan hệ điều ước ( tác động đến cả những lĩnh vực quan hệ của các chủ thể mà chưa được quy phạm cụ thể điều chỉnh)
Tính bao trùm là chuẩn mực để xác định tính hợp pháp của toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quốc tế
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có hiệu lực đối với mọi lĩnh vực của quan hệ quốc tế Bảy nguyên tắc được áp dụng 1 cách thống nhất, bắt buộc trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế từ chính trị kinh tế văn hóa xã hội
Tính kế thừa 5 V.Tính tương hỗ5 b) Nội dung các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
Tính kế thừa nhằm kế thừa và phát triển những nội dung tiến bộ Tính kế thừa trong lịch sử phát triển của các nguyên tắc cơ bản
Những nguyên tắc của luật quốc tế không ra đời cùng 1 lúc mà có nguyên tắc ra đời trước, có nguyên tắc ra đời sau Và những nguyên tắc ra đời sau sẽ kế thừa đồng thời phát triển và loại bỏ những nội dung chưa phù hợp và phát triển những nội dung tiến bộ để nguyên tắc này ngày càng phù hợp hơn với luật quốc tế
Các nguyên tắc có mối quan hệ mật thiết với nhau Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất có mối quan hệ qua lại biện chứng lẫn nhau Chỉ tồn tại trong sự tác động qua lại mà chúng mới có khả năng hoàn thành các chức năng của mình
Cụ thể: trong nhiều trường hợp một phần nội dung của nguyên tắc này được lồng ghép trong nội dung của nguyên tắc khác Do vậy việc thực hiện nguyên tắc này cũng chính là thực hiện một phần nội dung của nguyên tắc khác, đôi khi việc thực hiện nguyên tắc này cũng đang thực hiện nguyên tắc khác (ví dụ: nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ, nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và dân tộc tự quyết).
Việc thực hiện tốt, triệt để nguyên tắc này sẽ là tiền đề để thực hiện nguyên tắc khác Ví dụ: Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế có vai trò trực tiếp bổ sung cho nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền có liên hệ chặt chẽ với nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.
Do vậy khi giải thích và thực hiện các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế phải được đặt trong một chỉnh thể thống nhất, phải xem xét từng nguyên tắc trong mối quan hệ với các nguyên tắc khác. b) Nội dung các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
- Khoản 1 điều 2 Hiến chương LHQ: “Liên hợp quốc được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các quốc gia thành viên”
Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia có nội dung như sau:
- Các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lí;
- Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ;
- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng quyền năng chủ thể của các quốc gia khác;
- Sự toàn vẹn lãnh thổ và tính độc lập về chính trị là bất di bất dịch;
- Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa của mình;
- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ và tận tâm các nghĩa vụ quốc tế của mình và tồn tại hòa bình cùng các quốc gia khác.
Theo nguyên tắc này, mỗi quốc gia đều có các quyền bình đẳng sau:
- Được tôn trọng về quốc thể, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, về chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa;
- Được tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan đến lợi ích của mình;
- Được tham gia các tổ chức quốc tế; hội nghị quốc tế với các lá phiếu có giá trị ngang nhau;
- Được kí kết và gia nhập các điều ước quốc tế có liên quan;
- Được tham gia xây dựng pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế bình đẳng với các quốc gia khác;
- Được hưởng đầy đủ các quyền ưu đãi, miễn trừ và gánh vác các nghĩa vụ như các quốc gia khác.
Nguyên tắc này cấu thành từ hai bộ phận: Chủ quyền và Bình đẳng Mọi quốc gia đều có chủ quyền và chủ quyền đó là bình đẳng với nhau Chủ quyền là khái niệm trung tâm của luật pháp quốc tế đương đại, là quyền lực tối cao của một quốc gia bên trong lãnh thổ của mình và bên ngoài lãnh thổ trong quan hệ với các quốc gia khác.
1 3 “Chủ quyền” và “Bình đẳng”
“Chủ quyền” quốc gia được xem là nền tảng tiền đề cho các nguyên tắc của luật quốc tế Nhận định nêu trên đã được nhiều lần khẳng định lại trong mọi vụ việc quốc tế có liên quan Trước hết, một quốc gia có chủ quyền, điều đó có nghĩa là quốc gia đó quyền lực tối cao trong thực hiện chức năng đối nội trên phạm vi lãnh thổ của bản thân quốc gia Tiếp theo, khi nói đến chủ quyền là nói đến việc quốc gia có thể tự do, độc lập thiết lập các mối quan hệ quốc tế
Thuật ngữ “Bình đẳng” là để chỉ đặc tính thiết yếu của nguyên tắc các quốc gia bình đẳng về chủ quyền Các quốc gia, với tư cách là chủ thể của luật quốc tế, theo đó sẽ có quyền và nghĩa vụ như nhau Tuy nhiên, các Điều ước quốc tế đã phân chia quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành những thành phần rất đa dạng Ví dụ một quốc gia kín (không có biển) thì sẽ không thể có các quyền và nghĩa vụ như các quốc gia ven biển, Vậy nên hiểu “Bình đẳng về chủ quyền” là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lý của các quốc gia Bình đẳng là không một quốc gia nào bị rằng buộc về mặt pháp lý mà; trái với ý muốn của quốc gia đó; hay có thể hiểu là: một quốc gia sẽ không có thẩm quyền về mặt pháp lý với một quốc gia khác mà không có sự đồng ý của quốc gia đó. Cũng vì thế mà các Điều ước quốc tế chỉ có tính ràng buộc đối với các quốc gia kí kết.
Từ đó có thể suy ra rằng: sự bình đẳng về chủ quyền là sự bình đẳng tương đối trong chức năng đối ngoại giữa các quốc gia.
Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế trong Nghị quyết 2625 năm
1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc – Tuyên bố này được xem là một văn bản “giải thích có giá trị” (authoritative interpretation) của Hiến chương, – đã giải thích rõ ràng nội hàm của nguyên tắc này:
- Bình đẳng về pháp lý;
- Được hưởng các quyền theo xuất phát từ chủ quyền hoàn toàn;
- Có nghĩa vụ tôn trọng tư cách của các quốc gia khác;
- Bất khả xâm phạm về toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị,
- Có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội
- Có nghĩa vụ tuân thủ đầy đủ và thiện chí nghĩa vụ quốc tế và chung sống hòa bình với các quốc gia khác.
- Trường hợp tự hạn chế quyền: Hành động này xuất phát từ ý chí của quốc gia, chủ quyền của quốc gia là do quốc gia tự định đoạt, do đó hành vi này không vi phạm nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia
- Trường hợp bị hạn chế quyền: o Vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế o Sự lên án của cộng đồng quốc tế
Phán quyết giải quyết vụ án giữa Nicaragua và Mỹ của Tòa án Công lý quốc tế ngày 27 tháng 8 năm 1986
Năm 1979, chế độ Sandinista giành chính quyền ở Nicaragua và mở chiến dịch giải phóng Honduras, El Salvador và Costa Rica Nicaragua cung cấp vũ khí, đạn dược, trang thiết bị khí tài, tài chính cho phong trào kháng chiến BI Salvador
Ngày 23/11/1981, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ký Chi thị 17 trao quyền cho Cục tình báo trung ương (CIA) thành lập lực lượng Contra để lật đổ chế độ Sandinista ở Nicaragua, đồng thời viện trợ quân sự cho Honduras và El Salvador Mỹ đã đào tạo, vũ trang, cung cấp tài chính và nhu yếu phẩm cho lực lượng Contra và hỗ trợ các hoạt động quân sự và bán quân sự chống lại Nicaragua.
Trong các năm 1983 – 1984, Mỹ tấn công vũ trang vào Nicaragua bằng đường biển, đường bộ và đường không vào các căn cứ Puerto Sandino, Corinto, Potosi và các tàu tuần tra ở Puerto Sandino Đồng thời Mỹ tiếp tục sử dụng các biện pháp trực tiếp và gián tiếp để cưỡng ép và đe dọa chính phủ Nicaragua, sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực chống lại Nicaragua bằng việc đặt mìn ở nội thủy và lãnh hải của Nicaragua trong những tháng đầu năm 1984, can thiệp vào công việc nội bộ của Nicaragua, cản trở thương mại đường biển hòa bình; giết hại, gây thương vong và bắt cóc người dân Nicaragua.
Ngày 09/4/1984, Nicaragua kiện Mỹ lên Tòa án Công lý quốc tế (ICD) Ngày 18/01/1985, Mỹ tuyên bố không tham gia vụ kiện và bác bỏ thẩm quyền của ICJ nhưng ICJ khẳng định có thẩm quyền và vụ kiện vẫn tiếp diễn mặc dù không có sự tham gia của Mỹ ICJ từ chối lập luận của Mỹ về việc sử dụng quyền tự vệ tháp thể để chống lại Nicaragua, yêu cầu Mỹ phải ngừng các hành vi của mình và bôi thưởng thiệt hại cho Nicaragua,
Từ năm 1982 – 1985, Mỹ năm lần dùng quyền phủ quyết khi vấn đề đưa ra Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc Ngày 28/10/1986, Mỹ tiếp tục phủ quyết nghị quyết củaHội đồng Bảo An kêu gọi thực hiện phán quyết Ngày 03/11/1986 nghị quyết này được đưa ra Đại hội đồng Liên hợp quốc và được thông qua với số phiếu 9497 nhưng Mỹ vẫn không tuân thủ phân quyết.
- Theo Điều 2 khoản 7 Hiến chương Liên Hợp quốc và Tuyên bố 1970, Mỹ đã đào tạo, vũ trang, cung cấp tài chính và nhu yếu phẩm cho lực lượng Contra và hỗ trợ các hoạt động quân sự và bán quân sự chống lại Nicaragua, và vi phạm nghĩa vụ theo công pháp quốc tế trong việc không được can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
-Theo Điều 2 khoản 4 Hiến chương Liên Hợp quốc và Tuyên bố 1970, Bằng việc tấn công vào lãnh thổ Nicaragua trong các năm 1983 - 1984, Mỹ đã vì phạm công pháp quốc tế trong việc sử dụng vũ lực chống lại nước khác.
- Theo Điều 2 khoản 1 Hiến chương Liên Hợp quốc và Tuyên bố 1970, Với các hành động tấn công trên, Mỹ đã vi phạm chủ quyền của nước khác Bằng việc đặt mìn ở nội thủy và lãnh hải của Nicaragua trong những tháng đầu năm 1984, Mỹ đã vi phạm công pháp quốc tế trong việc không được sử dụng vũ lực chống lại nước khác, không được can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, không được cản trở thương mại đường biển hòa bình.
- Căn cứ vào Điều 27 Hiến chương Liên Hợp quốc, Mỹ đã thực hiện quyền phủ quyết (quyền veto) của minh phủ quyết việc thông qua nghị quyết thúc đẩy thực hiện phân quyết của ICJ xét xử vụ án của Mỹ và Nicaragua mà bên thua là Mỹ Mặc dù mục đích sử dụng quyền phủ quyết là đi ngược lại tinh thần bác đảm thực thi pháp luật quốc tế nhưng thẩm quyền sử dụng quyền phủ quyết là hợp pháp vì tranh chấp trên không thuộc đổi chiếu chương VI và Điều 52 Hiển chương Liên Hợp quốc.
Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế
Khoản 2 Điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc, Điều 26 của Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969, Tuyên bố ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Tuyên bố 1970 về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế gồm:
- Nguyên tắc các quốc gia thực hiện vợi sự thiện chí các nghĩa vụ của mình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc.
- Mọi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí các nghĩa vụ của mình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc
- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí những nghĩa vụ của mình theo những nguyên tắc và quy phạm được luật quốc tế thừa nhận chung
- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí những nghĩa vụ của mình trong những thỏa thuận có hiệu lực theo những nguyên tắc và quy phạm được luật quốc tế thừa nhận chung.
- Khi mà những nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước quốc tế mâu thuẫn với những nghĩa vụ của các Thành viên Liên hợp quốc thoe Hiến chương Liên hợp quốc thì những nghĩa vụ theo Hiến chương sẽ có ưu thế hơn.”
Theo đó, mỗi quốc gia phải thiện chí thực hiện các nghĩa vụ quốc tế do Hiến chương đặt ra, các nghĩa vụ quốc tế phát sinh từ các quy phạm và nguyên tắc được công nhận rộng rãi của Luật quốc tế Như vậy nội dung chính của nguyên tắc này là:
Mọi quốc gia đều có nghĩa vụ thực hiện tự nguyện và có thiện chí, trung thực và đầy đủ các nghĩa vụ điều ước quốc tế của mình: các nghĩa vụ phát sinh từ Hiến chương Liên hợp quốc; các nghĩa vụ phát sinh từ các nguyên tắc và quy phạm được thừa nhận rộng rãi của luật quốc tế; nghĩa vụ theo các đều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên. Nguyên tắc thiện chí là nội hàm không thể tách rời của nguyên tắc pacta sunt servanda và các bên ký kết có nghĩa vụ phải thực thi các điều ước đang có hiệu lực một cách thiện chí.
Mọi quốc gia phải tuyệt đối tuân thủ việc thực hiện nghĩa vụ điều ước quốc tế, tuân thủ một cách triệt để, không do dự các điều ước quốc tế đang có hiệu lực đối với các bên ký kết thì đều ràng buộc đối với các bên đó, từ “pacta” có nghĩa là thỏa thuận, là hợp đồng, là điều ước, và vì nguyên tắc này ghi nhận chính yếu trong Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969 vì vậy bất kể chính điều ước quốc tế có ghi nhận trong điều khoản về nguyên tắc pacta sunt servanda hay không thì các quốc gia phải tuyệt đối tuân thủ việc thực hiện nghĩa vụ điều ước quốc tế.
Theo Điều 25 của Công ước Viên 1969 (provisional application) thì điều ước
“đang có hiệu lực” cũng bao gồm cả trường hợp áp dụng tạm thời điều ước và điều ước không “đang có hiệu lực” bao gồm điều ước chưa có hiệu lực, điều ước bị vô hiệu, và điều ước đã bị đình chỉ thi hành hay hủy bỏ.
Các quốc gia thành viên điều ước quốc tế không được viện dẫn các quy định của pháp luật trong nước để coi đó là nguyên nhân và từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình.
Các quốc gia không có quyền ký kết điều ước quốc tế mâu thuẫn với nghĩa vụ của mình được quy định trong điều ước quốc tế hiện hành mà quốc gia ký kết hoặc tham gia ký kết trước đó với các quốc gia khác.
Không cho phép các quốc gia đơn phương ngừng thực hiện và xem xét lại điều ước quốc tế Hành vi này chỉ được thực hiện với phương thức đình chỉ và xem xét hợp pháp theo sự thỏa thuận của các bên là thành viên điều ước.
Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao hay quan hệ lãnh sự giữa các nước thành viên của điều ước quốc tế không làm ảnh hưởng đến các quan hệ pháp lý phát sinh giữa các quốc gia này, trừ trường hợp các quan hệ ngoại giao hoặc lãnh sự này là cần thiết cho việc thực hiện điều ước (Điều 63 Công ước Viên năm1969).
- Khi Điều ước quốc tế có nội dung trái với Hiến chương Liên hiệp quốc, nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế
- Quốc gia không phải thực hiện Điều ước quốc tế khi một trong các bên hoặc các bên vi phạm quy định của pháp luật quốc gia về thẩm quyền và thủ tục kí kết điều ước quốc tế
- Khi một thành viên không thực hiện nghĩa vụ điều ước của mình thì một hoặc các thành viên khác có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ
- Quốc gia có quyền từ chối thực hiện điều ước quốc tế khi có sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh trừ các cam kết về biên giới.
2.4.1 Trung Quốc đặt giàn khoan
Vụ việc khoảng 05h22' ngày 01/5/2014, Cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 và 03 tàu dịch vụ dầu khí của phía Trung Quốc ở cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý để tiến hành khoan thăm dò thềm lục địa của Việt Nam đồng thời huy động nhiều tàu bảo vệ đi cùng Các tàu này đã cố tình đâm, va vào tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của Việt Nam đang hoạt động chấp pháp tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gây thiệt hại về người và tài sản Trung Quốc vi phạm nguyên tắc Pacta sunt servanda vì Trung Quốc vốn là thành viên Liên Hiệp Quốc mà không tuân theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc 1945; là thành viên của Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà Trung Quốc đã công khai vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, do UNCLOS 1982 quy định Trung Quốc đã vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử trên biển Đông (DOC) mà họ đã ký kết với các nước ASEAN năm 2002 Như vậy, qua các sự kiện xảy ra, Trung Quốc rõ ràng đã vi phạm nguyên tắc Pacta sunt servanda
2.4.2 Vụ kiện Philippines với Trung Quốc
Philippines đệ đơn vào ngày 22 tháng 1 năm 2013 để khởi kiện Trung Quốc theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) về một số tranh chấp giữa hai nước liên quan việc giải thích và áp dụng UNCLOS ở Biển Đông Tòa Trọng tài thường trực (PCA) được lựa chọn làm cơ quan thư ký của vụ kiện Vào ngày 29 tháng 10 năm 2015, Tòa Trọng tài thành lập hợp pháp theo Phụ lục VII đã ra phán quyết sơ bộ, tuyên bố có thẩm quyền thụ lý, xét xử vụ kiện này, bất chấp việc Trung Quốc từ chối tham gia vào quá trình xét xử.
Trong khi đó, Trung Quốc là bên ký kết và phê chuẩn UNCLOS có nghĩa là họ đồng ý với toàn bộ Công ước, trong đó có những phần và điều khoản liên quan đến giải quyết tranh chấp Philipines đã căn cứ vào mục giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước để đưa các vấn đề ra Tòa Công ước cũng quy định rõ thủ tục thành lập Tòa và quy trình xét xử nếu một bên trực tiếp liên quan không tham gia và trên thực tế, Tòa trọng tài vụ kiện Philippines - Trung Quốc đã được thành lập và tiến hành xem xét các nội dung theo đúng các quy trình này Vì vậy, khi phán quyết được ban hành, là một thành viên của UNCLOS, Trung Quốc có nghĩa vụ tận tâm, thiện chí thực hiện các quy định của Công ước, trong đó có nghĩa vụ thực thi phán quyết của Tòa Trọng tài Ngoài ra, Trung Quốc từng tuyên bố rút khỏi UNCLOS nhưng cũng sẽ không làm mất đi nghĩa vụ của họ phải thực hiện theo phán quyết của Tòa Trọng tài do không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của phán quyết Mặc dù vậy Trung Quốc vẫn thi hành chính sách ba không: không công nhận thẩm quyền của Tòa, không tham gia, không chấp nhận thi hành phán quyết Việc không thực thi phán quyết được coi là hành vi vi phạm luật quốc tế.
Nguyên tắc hình thành trong thời kỳ luật quốc tế hiện đại
Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế
- Điều 2, khoản 4, Hiến chương Liên hợp quốc (điều 39, 41, 42): “Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc.”
- Tuyên bố 1970 của Đại hội đồng LHQ về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế
- Xâm lược: (Nghị quyết 12/4/1974 của đại hội đồng LHQ)
- Sử dụng vũ lực: sử dụng lực lượng vũ trang để chống lại quốc gia độc lập có chủ quyền
3.2 Một số khái niệm cơ bản
Thuật ngữ “vũ lực” theo Hiến chương Liên Hợp Quốc không chỉ đơn thuần là sức mạnh vũ trang Khái niệm “vũ lực” được sử dụng trong Hiến chương được hiểu là sức mạnh vũ trang hay bao gồm cả các loại sức mạnh phi vũ trang khác như sức mạnh về kinh tế, chính trị, sử dụng lực lượng vũ trang không nhằm tấn công xâm lược quốc gia khác nhưng để gây sức ép, đe dọa đến quốc gia đó Ví dụ: tập trung quân ở biên giới với số lượng lớn, chuẩn bị một cuộc tấn công tập trận ở biên giới nhằm biểu dương lực lượng đe dọa quốc gia láng giềng, gửi tối hậu thư đe dọa quốc gia khác Những hoạt động này cũng bị coi là vi phạm nguyên tắc “cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực”
“Đe dọa sử dụng vũ lực”
Trong Ý kiến tư vấn về Tính hợp pháp của việc đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ khí hạt nhân, Tòa ICJ giải thích rằng việc một quốc gia tuyên bố sẽ sử dụng một loại vũ khí nào đó (có thể là vũ khí hạt nhân) để tự vệ nếu bị tấn công có được xem là “đe dọa sử dụng vũ lực” theo Điều 2 hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố Tòa cho rằng tiêu chí xác định nằm ở việc quốc gia đe dọa sử dụng cái gì; nếu việc sử dụng vũ lực theo cách thức nhất định là vi phạm Điều 2 thì việc đe dọa sử dụng vũ lực theo cách thức đó sẽ là “đe dọa” vi phạm Điều này Ví dụ, nếu nước A đe dọa thực hiện việc A, mà việc A đó được xác định là sử dụng vũ lực theo Điều 2 nếu xảy ra, thì việc đe dọa sẽ cấu thành “đe dọa sử dụng vũ lực” bị cấm ở Điều 2
Nội dung của nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế được ghi nhận cụ thể trong Tuyên bố 1970 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc:
“Mỗi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực để vi phạm biên giới quốc gia của các nước khác hoặc dùng nó làm phương tiện để giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề có liên quan đến biên giới các nước”.
Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoăc đe dọa dùng vũ lực được khái quát hóa trong Tuyên bố 1970 ở những nội dung sau:
- Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia hoặc sử dụng lực lượng vũ trang vượt qua biên giới tiến vào lãnh thổ quốc gia khác;
- Cấm cho quân vượt qua biên giới quốc tế, trong đó có giới tuyến hòa giải;
- Cấm các hành vi đe dọa trấn áp bằng vũ lực;
- Không cho phép quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để tiến hành xâm lược chống nước thứ ba;
- Không tổ chức, khuyến khích, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành vi khủng bố tại quốc gia khác;
- Không tổ chức, giúp đỡ các băng đảng vũ trang, nhóm vũ trang, lính đánh thuê đột nhập phá hoại lãnh thổ quốc gia khác;
- Cấm tuyên truyền chiến tranh xâm lược
Như vậy nguyên tắc này không chỉ bao gồm việc cấm sử dụng lực lượng vũ trang hoặc khuyến khích sử dụng vũ trang mà còn cấm cả những biện pháp khác nhằm chống lại chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.
Các quốc gia vẫn được phép sử dụng vũ lực ít nhất trong hai trường hợp
- Thứ nhất, việc sử dụng vũ lực vì tự vệ chống lại một cuộc tấn công vũ trang là được phép (quyền tự vệ) theo Điều 51 Quyền tự vệ bao gồm tự vệ cá nhân và tự vệ tập thể và đây là quyền tự nhiên của tất cả mọi quốc gia không chỉ theo quy định ở Điều 51 mà còn theo tập quán quốc tế Các biện pháp vũ lực được sử dụng để tự vệ phải thỏa mãn điều kiện về tính cần thiết và tính tương xứng
- Thứ hai, các quốc gia có thể sử dụng vũ lực nếu Hội đồng Bảo an cho theo thẩm quyền của cơ quan này quy định tại Chương VII Hiến chương Điều 39 và 42 của Chương VII trao cho Hội đồng Bảo an quyền lực gần như không có giới hạn về việc xác định khi nào sử dụng vũ lực và biện pháp sử dụng vũ lực nào được sử dụng. Đây là hai ngoại lệ được chấp nhận rộng rãi và không một quốc gia nào phủ nhận hay phản bác chúng
3.5.1 Tóm tắt vụ việc giữa Nga và Ukraine
Cuộc khủng hoảng chính trị Nga – Ukraine hiện nay bắt nguồn từ sau khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay, gần hơn là năm 2014 khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea tiếp theo là một số bất ổn ở khu vực Donbass, phía đông Ukraine – nơi có 2 nước cộng hòa tự xưng là Donetsk (DPR) và Luhansk (LPR)
Gần đây nhất là cuối năm 2021 đến nay tình hình trở nên đặc biệt căng thẳng vào thời điểm tháng 12/2021, Nga gửi đến Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bản đề nghị an ninh gồm 8 điểm trong đó nêu rõ những quan ngại về an ninh được coi là những “lằn ranh đỏ”.
Xoay quanh việc Nga triển khai lực lượng quân sự lớn tới khu vực giáp biên giới với Ukraine từ cuối tháng 11/2021 Ngày 22/2/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công bố quyết dịnh công nhận độc lập của 2 nước DPR và LPR, đồng thời điều quân đến đây để thực hiện “nhiệm vụ gìn giữ hòa bình” Trước nguy cơ an ninh ngày càng hiện hữu sau khi Ukraine dự kiến kí kết một hiệp định quân sự chiến lược với Anh và
Ba Lan vào ngày 24/2/2022, Tổng thống Nga Vdilamir Putin quyết định tuyên bố mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền đông Ukraine, nhằm đắp lại lời đề nghị hỗ trợ đảm bảo an ninh của lãnh đạo hai nước DPR và LPR.
Sau đó có sự can thiệp của Tòa án Công Lý (IJC), trong số 15 thẩm quán của ICJ thì có 13 người đồng ý yêu cầu Nga “ngừng ngay lập tức” các hoạt động quân sự ở Ukraine Có hai người phản đối là thẩm phán quốc tịch Nga và Trung Quốc.
Theo ý kiến của nhóm thì Nga đang vi phạm nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế với Ukraine Vì trong vụ việc trên Nga đã vi phạm nội dung của nguyên tắc, Nga đã dùng vũ khí sức mạnh về quân sự để can thiệp vào Ukraine (không cho Ukraine gia nhập vào NATO, không cho mở rộng lãnh thổ về phía đông ) đây hoàn toàn là những nguyên nhân không nằm trong Liên Hợp Quốc, cũng không nằm trong nguyên tắc ngoại lệ của nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực với Ukraine.
Nếu Ukraine chống trả lại Nga thì hợp lệ vì Ukraine đang thực hiện quyền tự về của quốc gia mình khi có sự tấn công vũ trang của các quốc gia khác (điều 51 Hiến chương Liên Hợp Quốc).
3.5.2 Vụ việc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 giữa Iraq và liên quân 30 quốc gia thuộc Liên Hợp quốc.
Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
Khoản 7 Điều 2 Hiến chương Liên Hiệp quốc: “Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hiệp quốc được can thiệp vào những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào và không đòi hỏi các thành viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của Hiến chương; tuy nhiên, nguyên tắc này không liên quan đến việc thi hành những biện pháp cưỡng chế nói ở chương VII”.
- Tuyên bố ngày 22/12/1965 của đại hội đồng Liên hợp quốc về việc cấm can thiệp vào công việc nội bộ, bảo vệ độc lập, chủ quyền của quốc gia khác
- Tuyên bố năm 1970 của đại hội đồng LHQ về các nguyên tắc Luật quốc tế
5.2 Các khái niệm trong nguyên tắc
Khái niệm “Công việc nội bộ”
Công việc nội bộ của mỗi quốc gia được hiểu là công việc nằm trong thẩm quyền giải quyết của mỗi quốc gia độc lập xuất phát từ quyền chủ của mình, đó là quyền tối thượng của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình (ví dụ như: quyền tự do lựa chọn, tự do xây dựng dựn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội phù hợp với nguyện vọng của nhân dân; quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp…) và độc lập trong quan hệ quốc tế ( ví dụ như: độc lập thiết lập mối liên hệ với bất kỳ quốc gia nào, cống tự do tham gia vào các tổ chức quốc tế khu vực và phổ thông…).
Từ các quy định của các văn kiện pháp lý quốc tế có thể tìm thấy công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của quốc gia là các phương diện hoạt động chủ yếu của Nhà nước dựa trên cơ sở của chủ quyền quốc gia, bao gồm toàn bộ những hoạt động mang tính chất đối nội, đối ngoại của quốc gia và được tiến hành phù hợp với luật pháp quốc gia cũng như luật quốc tế, coi hạn các công việc như:
- Việc lựa chọn và tiến hành đường lối chính trị và các chính sách kinh tế- văn hóa- xã hội để phát triển đất nước
- Việc thực hiện đường lối chính sách đối ngoại của nhà nước và thiết lập quan hệ hợp tác với các chủ thể của luật quốc tế
- Xây dựng và duy trì hoạt động của nhà nước
- Công việc quản lý hoạt động của xã hội theo quy định của pháp luật quốc gia.Vấn đề công việc có thuộc thẩm quyền riêng biệt của quốc gia hay không chỉ mang tính chất tương đối, điều này tùy thuộc vào sự phát triển của quan hệ quốc tế Ví dụ, một quốc gia nào đó thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc, tiến hành thực hiện tội ác diệt chủng hay vi phạm thô bạo quyền con người thì đây không còn là công việc nội bộ nữa. Tuy nhiên, dù quan hệ quốc tế có thay đổi như thế nào thì việc thực hiện quyền dân tộc tự quyết, việc Nhà nước lựa chọn chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của mình mới là công việc nội bộ quốc gia.
Thế nào là can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác?
Việc can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác được thực hiện theo 2 cách là can thiệp trực tiếp và can thiệp gián tiếp.
- Can thiệp trực tiếp là việc một (hoặc một nhóm) quốc gia dùng áp lực quân sự, chính trị, kinh tế…và các biện pháp khác nhằm khống chế quốc gia khác trong việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền nhằm ép buộc quốc gia đó phụ thuộc vào mình.
- Can thiệp gián tiếp là các biện pháp quân sự, kinh tế…do quốc gia tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm vào mục đích lật đổ chính quyền hợp pháp của quốc gia khác hoặc gây mất ổn định cho tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của nước này.
Ví dụ: hành vi giúp đỡ tài chính, cung cấp vũ khí, huấn luyện đào tạo các băng đảng vũ trang nhằm lật đổ chính quyền của quốc gia khác.
Trong phán quyết năm 1986 của Tòa án Quốc tế về vụ Nicaragoa kiện Mỹ về
“các hoạt động quân sự và bản quân sự tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa" đã chỉ rõ: sự ủng hộ của Mỹ trong các hoạt động quân sự và bản quân sự cho lực lượng contras ở Nicaragon về tài chính, đào tạo, huấn luyện, cung cấp vũ khí và tham bảo, ủng hộ vật chất là một sự can thiệp gián tiếp vào công việc nội bộ của Nicaragoa.
– Cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp khác nhằm chống lại chủ quyền, nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của quốc gia.
– Cấm sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để bắt buộc quốc gia khác phụ thuộc vào mình.
– Cấm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ chính quyền của quốc gia khác.
– Cấm can thiệp vào công việc đấu tranh nội bộ của quốc gia.
– Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội phù hợp nguyện vọng của dân tộc.
Khi có xung đột vũ trang nội bộ ở quốc gia đã đến mức độ nghiêm trọng và có thể gây ra mất ổn định trong khu vực, đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, thì cộng đồng quốc tế thông qua Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc – được quyền can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào cuộc xung đột trên (Điền 39 – Hiến chương).
Sự “can thiệp hợp pháp" của Liên hợp quốc vào việc làm dịu tinh hình và chấm dứt xung đột vũ trang ở Nam Tư (cũ) từ năm 1991 đến năm 1994.
Cướp biển Somalia: tại phiên họp đặc biệt của Hội đồng Bảo an (HĐBA) thảo luận các giải pháp mang tính chất rằng buộc pháp lý trừng phạt các tội phạm cướp biển hiện đang hoành hành mạnh mẽ ở ngoài khơi Somalia, Tổng thư ký Ban Ki – moon đã chính thức toàn cầu hóa vấn đề chống nạn cướp biển Somalin, xác định cướp biển Somalia đang làm ảnh hưởng đến an ninh quốc tế Và HĐBA đã thông qua với sự nhất trí cao một nghị quyết cho phép lực lượng hải quân của các quốc gia có tiềm lực riêng lẻ hoặc phối hợp với nhau để truy bắt cướp biển Somalia khi chúng đang thực hiện hành vi tội phạm ngay tại kh vực này Nghị quyết trên là phù hợp với quy định của Hiến chương, không ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia của Sonulia, không vi phạm nguyên tắc cầm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.
Liên hợp quốc được quyền can thiệp vào quốc gia nào đó có sự vi phạm nghiêm trong các quyền cơ bản của con ngươi như phân biệt chủng tộc, diệt chủng hoặc vi phạm các nghĩa vụ pháp lý quốc tế quan trọng đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế
Tại Nam Phi cũ, việc thiết lập chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apacthai là “công việc nội bộ của Nam Phi Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc, thực hiện tội ác diệt chúng là vô cùng dã man, vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế về quyền con người" Cộng đồng quốc tế đã lên ăn mạnh mẽ và áp dụng các biện pháp cần thiết để “can thiệp" phù hợp và ngăn cán chính sách này của Nam Phi. Đi kèm với ngoại lệ của nguyên tắc này đó là sự can thiệp Những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình và an ninh quốc tế, đều không thuộc công việc nội bộ của một quốc gia và nghiên nhiên nằm ngoài thẩm quyền xét xử trong nội bộ của quốc gia đó, lúc này nó trở thành vấn đề quốc tế, đòi hỏi cần có sự can thiệp khách quan từ bên ngoài Việc can thiệp này, chỉ có duy nhất một thực thể có quyền can thiệp là Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc Ngoài ra, bất kỳ sự can thiệp của một liên minh quân sự, tổ chức quốc tế hay một quốc gia nào cũng đều là sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.
5.5 Một số hành vi có thể được coi là vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ quốc gia khác
• Can thiệp vào hoạt động chính trị (ví dụ, ủng hộ cho những đảng phái chính trị hoặc những ứng cử viên nhất định băng tài chính hoặc phương thức khác, trường hợp bình luận về cuộc bầu cử sắp diễn ra hay về các ứng viên trong hoàn cảnh nhất định cũng có he xem là có sự can thiệp)
Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác
6.1 Cơ sở pháp lý Điều 55: “Với mục đích nhằm tạo những điều kiện ổn định và những điều kiện đem lại hạnh phúc cần thiết để duy trì những quan hệ hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc, dựa trên sự tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc, Liên hợp quốc khuyến khích: a Việc nâng cao mức sống, đảm bảo cho mọi người đều có công ăn việc làm và những điều kiện tiến bộ và phát triển trong lĩnh vực kinh tế, xã hội; b Việc giải quyết những vấn đề quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế và những vấn đề liên quan khác; và sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực văn hoá và giáo dục; c Sự tôn trọng và tuân thủ triệt để các quyền và các tự do cơ bản của tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo.” Điều 56: “Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc phải cam kết bằng các hành động chung hoặc riêng trong sự nghiệp hợp tác với Liên hợp quốc để đạt được những mục đích nói trên.” –
Tuyên bố năm 1970 của Đại hội đồng LHQ về các nguyên tắc LQT
Tuyên bố về các nguyên tắc của luật quốc tế 1970 lần đầu tiên đã quy định cụ thể nội dung của nguyên tắc này, bao gồm:
- Quốc gia phải hợp tác với các quốc gia khác trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
- Các quốc gia phải hợp tác để khuyến khích sự tôn trọng chung và tuân thủ quyền con người và các quyền tự do cơ bản khác của cá nhân, thủ tiêu các hình thức phân biệt tôn giáo, sắc tộc, chủng tộc.
- Các quốc gia phải tiến hành quan hệ quốc tế trong lũih vực kinh tế, xã hội, văn hoá, thương mại và kỹ thuật, cồng nghệ theo các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bô.
- Các quốc gia thành viên Liên hợp quốc phải thực hiện các hành động chung hay riêng trong việc hợp tác vói Liên hợp quốc theo quy định của Hiến chương.
- Các quốc gia phải hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hoá, khoa học, công nghệ nhằm khuyến khích sự tiến bộ về văn hoá, giáo dục, phát triển kinh tế trên toàn thế giới, đặc biệt là tại các nưởc đang phát triển. Điều 55 của Hiến chương quy định, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ hợp tác với nhau, đồng thời có nghĩa vụ hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm mục đích thực hiện tôn chỉ, mục tiêu của chúng Ví dụ: Sau cuộc tấn công thảm khốc ngày 11/9/2001 tại Mỹ, do tính chất nguy hiểm và mức độ ảnh hưởng của nó đến hòa bình và an ninh quốc tế, ngày 12/9/2001 dưới sự chủ tọa của Pháp, Hội đồng bảo an đã họp và thông qua Nghị quyết 1368, trong đó Hội đồng bảo an thừa nhận “quyền tự vệ cá nhân hay tập thể phù hợp với Hiến chương…, cực lực lên án các cuộc tấn công khủng bố kinh hoàng diễn ra hôm 11 tháng 9 năm 2001…và coi những hành động này là mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế” Hội đồng bảo an đã đưa ra lời kêu gọi các quốc gia phải hợp tác với nhau để đưa những kẻ chủ mưu ra xét xử, đồng thời các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc cảnh báo và loại trừ các hành động khủng bố diễn ra trong cộng đồng quốc tế.
Luật quốc tế không quy định các hình thức và mức độ hợp tác cụ thể dành cho các quốc gia trong quan hệ quốc tế Hình thức và mức độ hợp tác này hoàn toàn phụ thuộc vào chính quyết định của các quốc gia xuất phát từ tình hình thực tế và năng lực của mỗi quốc gia Ví dụ: Trong khuôn khổ EU, trên cơ sở bình đẳng và tự nguyện, các quốc gia đã đạt được mức độ hợp tác cao nhất trong hầu hết các lĩnh vực Nhắc đến EU, người ta thường nhắc đến một liên minh thống nhất, giữa các quốc gia thành viên của nó gần như không tồn tại đường biên giới quốc gia.
Thỏa thuận Paris là đóng góp do quốc gia quyết định, bao gồm các cam kết mà các quốc gia tự thực hiện và cho chính họ trong chế độ biến đổi khí hậu Giống như UNFCCC, Thỏa thuận Paris dựa trên việc thúc đẩy lợi ích chung Nó nhắc lại rằng
“biến đổi khí hậu là mối quan tâm chung của nhân loại” đòi hỏi sự hành động của tất cả các quốc gia theo cả cách riêng lẻ và tập thể Các Quyết định sẽ dựa vào sự hợp tác quốc tế về hiệu quả của chúng như các quốc gia phải phấn đấu trở thành tham vọng như họ có thể trong việc giảm khí thải nhà kính của riêng mình, mà còn ở sự hỗ trợ mà họ cung cấp cho các quốc gia khác Thỏa thuận Paris liên quan đến vấn đề thích ứng và nó cho thấy vai trò của sự hợp tác trong việc tăng cường các nỗ lực thích ứng của quốc gia.
Ngoài ra trong khu vực biển Đông, nghĩa vụ hợp tác giữa các quốc gia cũng được ghi nhận ngay trong lời nói đầu của Hiến chương Asean theo đó các quốc gia trong khu vực “Cam kết thúc đẩy việc xây dựng cộng đồng thông qua tăng cường hợp tác và liên khu vực, đặc biệt thông qua việc hình thành Cộng đồng ASEAN bao gồmCộng đồng An ninh ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN”.
Nguyên tắc dân tộc tự quyết
7.1 Cơ sở pháp lý Điều 1 và Điều 55 Hiến chương Liên hiệp quốc.
Tuyên bố về những nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế năm 1970 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc: “Tất cả các dân tộc có quy ền tự do quyết định chế độ chính trị và theo đuổi sự phát triển về kinh tế, xã hội và văn hóa của mình mà không có bất kì sự can thiệp nào từ bên ngoài Tất cả các quốc gia có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền này,phù hợp với các điều khoản của Hiến chương Liên hợp quốc”.
7.2 Khái niệm dân tộc tự quyết
Dân tộc tự quyết là quyền của mỗi dân tộc trong việc quyết định vận mệnh chính trị của mình thể hiện ở tổng thể các quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc và được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc tế và quốc gia
Tất cả các quyền này của mỗi dân tộc đều được các dân tộc và các quốc gia khác tôn trọng.
- Được thành lập quốc gia độc lập hay cùng với các dân tộc khác thành lập quốc gia liên bang (hoặc đơn nhất) trên cơ sở tự nguyện;
- Tự lựa chọn cho mình chế độ kinh tế, chính trị, xã hội;
- Tự giải quyết các vấn đề đối nội không có sự can thiệp từ bên ngoài;
- Quyền của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc tiến hành đấu tranh, kể cả đấu tranh vũ trang để giành độc lập và nhận sự giúp đỡ, ủng hộ từ bên ngoài, kể cả giúp đỡ về quân sự;
- Tự do lựa chọn con đường phát triển phù hợp với truyền thống, lịch sử văn hóa, tín ngưỡng, điều kiện địa lí.
Tóm lại, nguyên tắc tự quyết dân tộc có ba nội dung chính
Thứ nhất, các dân tộc có quyền tự do quyết định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của mình mà không có sự can thiệp từ các quốc gia khác – nội dung này có sự kết hợp với nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác và nguyên tắc bình đẳng chủ quyền, và cả nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực Tương lai của mỗi dân tộc do chính dân tộc đó quyết định Tuy nhiên, cần bảo đảm rằng kết quả của việc thực hiện quyền tự quyền cần phải ít nhất là “có một chính phủ đại diện cho toàn thể dân tộc thuộc lãnh thổ đó trên cơ sở không phân biệt chủng tộc, dòng dõi hay màu da.” Quyền tự quyết dân tộc thường được chia thành quyền tự quyết bên trong và quyền tự quyết bên ngoài Theo đó, quyền dân tộc tự quyết bên trong sẽ quyết định các vấn đề nội bộ trên trong sự toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất chính trị của quốc gia đó Quyền tự quyết bên ngoài bảo đảm sự độc lập, không can thiệp từ bên ngoài Ngoài ra, một nội hàm nữa mà một số học giả và quốc gia còn đẩy quyền tự quyết bên ngoài xa hơn, cho rằng quyền tự quyết bên ngoài bao gồm cả quyền ly khai khỏi một quốc gia khi đây là giải pháp cuối cùng để một dân tộc tránh khỏi tình trạng bị đàn áp bên trong nội bộ quốc gia Các lập luận ủng hộ quyền ly khai trên cơ sở quyền dân tộc tự quyết thường trích dẫn phán quyết năm 1998 của Tòa án Tối cao Canada trong vụ việc liên quan đến vấn đề Bang Quebec ly khai khỏi Canada Tòa này cho rằng: “Khi một dân tộc bị ngăn cản thực thi quyền tự quyết bên trong, thì dân tộc đó được quyền thực thi quyền tự quyết bằng việc ly khai như một giải pháp cuối cùng.” Việt Nam nhất quán không đồng ý với quan điểm trên về quyền ly khai trên cơ sở tự quyết dân tộc ( Quan điểm chính thức của Việt Nam trong Vụ Kosovo) Việt Nam công nhận quyền dân tộc tự quyết là một nguyên tắc quan trọng của luật pháp quốc tế Nhưng Việt Nam không cho rằng quyền này có thể vượt qua nguyên tắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, hay quyền này có thể dẫn đến một quyền ly khai đơn phương Nói cách khác, quyền dân tộc tự quyết phải được thực hiện trong khuôn khổ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Thứ hai, tất cả các quốc gia có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc, không có hành vi ngăn cản việc thực thi quyền này, và cần hỗ trợ, giúp đỡ các dân tộc và Liên hợp quốc trong việc chấm dứt chủ nghĩa thuộc địa và hiện thực hóa quyền này Các quốc gia cũng không được lợi dụng quyền này để phá họa toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất chính trị của các quốc gia – ví dụ như xúi dục hay giúp đỡ các lực lượng ly khai.
Thứ ba, quyền tự quyết dân tộc không cho phép chủ nghĩa thực dân tiếp tục tồn tại, không cho phép một quốc gia cưỡng ép, bóc lột một dân tộc khác Đối với các dân tộc thuộc địa hay lãnh thổ không tự trị, Liên hợp quốc giúp đỡ các dân tộc này thực thi quyền tự quyết Nghị quyết 1541 (XV) năm 1960 đưa ra ba sự lựa chọn cho các dân tộc thuộc địa:
1 Thành lập một quốc gia độc lập có chủ quyền cho riêng mình,
2 Liên kết tự do với một quốc gia khác, hoặc
3 Sáp nhập vào một quốc gia khác.
Tuyên bố năm 1970 còn đặt ra thêm một sự bảo đảm cho các dân tộc thuộc địa tránh việc quốc gia thực dân, đế quốc tiến hành sáp nhập lãnh thổ thuộc địa vào lãnh thổ của mình: Quy chế pháp lý của thuộc địa tách rời và riêng biệt khỏi lãnh thổ của quốc gia quản lý Trên thực tế, có ít nhất hai vụ việc mà một quốc gia thực dân, đế quốc cố gắng giữ lại thuộc địa bằng việc sáp nhập lãnh thổ thuộc địa: Tây Ban Nha đối với Tây Sahara và Anh với Mauritius Tây Ban Nha cho rằng thuộc địa ở Tây Sahara là lãnh thổ vô chủ, do đó, Tây Ban Nha đã thụ đắc hợp pháp lãnh thổ này, không thể xem lãnh thổ này là thuộc địa mà là một tỉnh của Tây Ban Nha.
Các đặc điểm của nguyên tắc này đã tạo căn cứ cho các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập là chủ thể của luật quốc tế thực hiện sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập tự quyết thiêng liêng, bất khả xâm phạm cho dân tộc minh.
Ta có thể kể đến các cuộc chiến tranh, nội chiến ly khai nổi bật trong những năm gần đây làm dẫn chứng cho việc thực hiện nguyên tắc quyền tự quyết trong LỌT như: Nam Sudan( tên đẩy đủ là Cộng hòa Nam Sudan)
Là một quốc gia ở Đông Phi, không giáp biển nằm trên phần phía nam của Cộng hòa Sudan trước đây Thủ đô là thành phố Juba Đất nước này có biên giới với Ethiopia ở phía đông Kenya, Uganda, và Cộng hòa Dân chủ Congo ở phía nam, và Cộng hòa Trung Phi ở phía tây, phía bắc giáp với Sudan, là nước có dân cư chủ yếu là người Ả Rập và người Phi theo Hồi giáo Nam Sudan gồm vùng đầm lầy Sudd rộng lớn mà nguyên là sông Nin trắng, người dân địa phương gọi nơi này là Bahr al Jebel
Tình trạng tự trị của khu vực là một điều kiện của Hiệp ước Hòa bình Toàn diện giữa Quân đội Phong trào Giải phóng Nhân dân Sudan (SPLAM) và Chinh phù Sudan, đại diện là Dũng Quốc Đại để kết thúc Nội chiến Sudan lần 2 Một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của Nam Sudan được tổ chức vào tháng 1 năm 2011, với kết quả 98,83% cử tri lựa chọn ly khai Tổng thống Sudan, Omar al-Bashir, chấp nhận kết quả và ra mộtSắc lệnh Cộng hòa phê chuẩn kết quả của cuộc trung cầu dân ý Nam Sudan tuyên bố độc lập vào ngày thứ bảy, 9 tháng 7 năm 2011, và hình thành nên một quốc gia trẻ nhất tại Châu Phi và cả thế giới.
→ Xung đột này là cuộc nội chiến kéo dài nhất trong lịch sử tại Châu Phi, giới. nhờ vào việc cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của Nam Sudan (Cuộc trung cầu ý dân này là kết quả của hiệp định Naivasha năm 2005 giữa chính phủ trung ương Khartoum và nhân dân thuộc Quân Giải phóng Sudan ) dân tộc ở Nam Sudan được quyết định vận mệnh của dân tộc mình, ly khai hay không ly khai khỏi Sudan.
Cuộc trưng cầu dân ý này là việc thể hiện rõ nhất nguyên tắc dân tộc tự quyết được tôn trọng, được các bên ký kết và cộng đồng thế giới công nhận, đảm bảo vai trò là căn cứ giải quyết tranh chấp quốc tế, là công cụ pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cầu các chủ thể của nguyên tắc
7.4.2 Cuộc ly khai của người dân Đông Timor và Kosovo
Tương tự, ta có thể xét đến cuộc ly khai của người dân Đông Timor và Kosovo, dù có sự giúp đỡ của bên ngoài nhưng việc bảo vệ quyền độc lập tự chủ của dân tộc này cũng là một minh chứng cho việc thực hiện nguyên tắc trong bởi cảnh thế giới diễn biến phức tạp hiện nay. Đông Timor đã tuyên bố độc lập khỏi Bồ Đào Nha ngày 28 tháng 11 năm 1975 và đã bị các lực lượng của Indonesia chiếm đóng trong 9 ngày sau Lãnh thổ này đã được hợp nhất vào Indonesin tháng 7 năm 1976 làm thành tỉnh Đông Timor Một chiến dịch bình định bất thành trong hai thập kỷ sau, qua đó ước có từ 100.000-250.000 người thiệt mạng Ngày 30 tháng 8 năm 1999, một cuộc trong cầu dân ý phổ thông do LiênLiên Hiệp Quốc giám sát và đa số áp đảo dân Đông Timor bỏ phiếu thuận đồng ý độc lập khỏi Indonesia Giữa giai đoạn trưng cầu dân ý và thời gian lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế đến đầy vào cuối tháng 9 năm 1999, các lực lượng quân sự chống việc Đông Timor độc lập - được Indonesia tổ chức và hỗ trợ, đã bắt đầu một chiến dịch báo thù sâu rộng Lực lượng này đã giết chết 1.400 người Timor và khiến cho 300.000 người Đông Timor Đa số hạ tầng của quốc gia này như nhà cửa, các hệ thống thủy lợi,các hệ thống cấp nước, trường học và gần 100% hệ thống mạng lưới điện đã bị phá hủy.
Ngày 20 tháng 9 năm 1999, các đội quân của lực lượng gần giữ hòa bình của Úc thuộc Lực lượng quốc tế cho Đông Timor (INTERFET) đã điều quân vào nước này và chấm dứt bạo động Ngày 20 tháng 5 năm 2002, Đông Timor đã được quốc tế công nhận là một quốc gia độc lập.
Tổng quát về ý nghĩa và vai trò các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
Ý nghĩa của các nguyên tắc
Nguyên tắc Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia: Bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia là nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại Trật tự quốc tế chỉ có thể được duy trì nếu các quyền bình đẳng của các quốc gia tham gia trật tự đó được hoàn toàn đảm bảo.
Nguyên tắc Pacta sunt servanda: Với nguyên tắc Pacta sunt servanda tận tâm, thiện chí sẽ đảm bảo việc thực hiện các cam kết đã ký kết giữa các quốc gia, đảm bảo được sự tự nguyện khi tham gia ký kết điều ước quốc tế hoặc quyết định các điều khoản trong hiệp ước của mình đảm bảo trật tự pháp lý quốc tế Ngoài ra, đây còn là căn cứ giải quyết tranh chấp quốc tế, khi có sự phát sinh và có hiệu lực của điều ước quốc tế.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hòa bình: Sự tồn tại của tranh chấp là điều khó tránh khỏi trong đời sống quốc tế Khi tranh chấp xuất hiện, nếu không được giải quyết thoả đáng theo ý chí cùa các chù thể có liên quan sẽ gây nhiều ảnh hưởng không mong muốn không chỉ đối với các bên tranh chấp Chính vì vậy, việc giải quyết tranh chấp có ý nghĩa rất quan trọng Thông qua giải quyết tranh chấp, quyền lợi hợp pháp là đối tượng cùa vụ việc tranh chấp sẽ được khẳng định và đảm bảo, nhất là những tranh chấp mà một bên ở vị thế yếu hơn Giải quyết tranh chấp góp phần thúc đẩy việc thực thi,tuân thủ luật quốc tế Nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh các tranh chấp quốc tế là do việc vi phạm pháp luật quốc tế Tranh chấp được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả sẽ chấm dứt hành vi vi phạm và trật tự quan hệ quốc tế được khôi phục Giải quyết tranh chấp góp phần duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế.Nếu tranh chấp không được giải quyết, sự căng thẳng giữa các bên kéo dài sẽ là nhân tố thường xuyên gây bất ổn và cản trở việc duy trì, triển khai các hoạt động hợp tác không những giữa các bên tranh chấp mà còn với các quốc gia khác Trong các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, việc áp dụng nguyên tắc giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế, một mặt xác lập nghĩa vụ của các bên trong một vụ tranh chấp là phải giải quyết bằng bất cứ biện pháp hoà bình nào, mặt khác có ý nghĩa thừa nhận quyền của các bên trong một vụ tranh chấp được lựa chọn những biện pháp hoà bình thích hợp Điều này được coi là một điểm đặc trưng của việc giải quyết các tranh chấp quốc tế hiên nay. Muốn vậy, các bên tranh chấp phải tôn trọng nguyên tắc thoả thuận, vởi ý nghĩa là nền tảng cho việc lựa chọn các biện pháp hoà bình đa dạng và phong phú, đang được áp dụng trong thực tiễn quan hệ quốc tế
Nhìn chung, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là vô cùng quan trọng, bảy nguyên tắc nhóm đã phân tích nói trên chính là hạt nhân của toàn bộ hệ thống luật quốc tế.
II Vai trò của các nguyên tắc
2.1 Cơ sở xây dựng và là thước đo giá trị hợp pháp của mọi nguyên tắc, mọi quy phạm pháp luật quốc tế khác
Các nguyên tắc luôn đóng vai trò quan trọng, là cơ sở điều chỉnh các quan hệ pháp luật quốc tế Nguyên tắc cơ bản của quốc tế là những tư tưởng chính trị, pháp lí mang tính chỉ đạo, bao trùm, có thuộc tính mệnh lệnh, bắt buộc chung đối với các chủ thể luật quốc tế.
Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là thước đo hợp pháp của tất cả các quy phạm pháp luật quốc tế vì:
- Các nguyên tắc này mang tính mệnh lệnh, bắt buộc chung: áp dụng cho mọi mối quan hệ quốc tế cũng như tất cả các chủ thể luật quốc tế
- Các nguyên tắc mang tính phổ cập, bao trùm: Được thể hiện ở hiệu lực trên phạm vi toàn cầu.
- Các nguyên tắc mang tính hệ thống: Nội dung của mỗi nguyên tắc là khác nhau nhưng chúng lại có sự gắn kết, bổ sung cho nhau, nội dung của nguyên tắc này được thể hiện một phần trong nguyên tắc khác.
2.2 Căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp quốc tế và đấu tranh chống vi phạm pháp luật quốc tế
Các nguyên tắc cơ bản của LQT có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế
Thứ nhất, một nguyên tắc, quy định muốn trở thành căn cứ pháp luật quốc tế để giải quyết tranh chấp quốc tế, điều chỉnh mọi mối quan hệ quốc tế trong mọi lĩnh vực, mọi chủ thể thì trước hết phải được xây dựng trên cơ sở khách quan thực tiễn quan hệ pháp luật quốc tế, phải được biết đến một cách rộng rãi trên thế giới Trong khi tính phổ cập được thừa nhận rộng rãi và được áp dụng trên phạm vi toàn cầu là một đặc trưng của các nguyên tắc cơ bản của LQT Tính jus cogens cũng là hai yếu tố giúp cho các nguyên tắc cơ bản của LQT trở thành cơ sở giải quyết tranh chấp quốc tế Khi mà các tranh chấp quốc tế có thể xảy ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng dù ở lĩnh vực nào thì pháp luật của lĩnh vực ấy cũng phải có nội dung tuân theo các nguyên tắc cơ bản – biểu hiện của tính mệnh lệnh bắt buộc chung Do đó, có thể nói căn cứ để giải quyết tranh chấp quốc tế dựa trên những nguyên tắc cơ bản của LQT.
Thứ hai, các nguyên tắc cơ bản của LQT giúp các chủ thể xác định phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật quốc tế Các chủ thể phải triệt để tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, phải lấy chúng làm căn cứ pháp lý, làm cơ sở, khuôn mẫu trong việc giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn của mình Các phương thức giải quyết tranh chấp đã được LHQ quy định cụ thể tại Điều 33 Hiến chương LHQ năm 1945. Đồng thời, ngoài việc là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp quốc tế phát sinh, các nguyên tắc cơ bản của LQT còn là căn cứ pháp lý để đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế quy định cụ thể và rõ ràng các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể của luật quốc tế Khi có các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế xảy ra, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của LQT, ta có thể xác định được chủ thể nào đã vi phạm, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với các quy định của các nguyên tắc, quy định của pháp luật quốc tế Khi đó, các nguyên tắc cơ bản tạo thành khung pháp lý để các chủ thể quan hệ quốc tế tuân thủ, thực hiện và căn cứ vào đó để xử lý các vi phạm pháp luật quốc tế xảy ra.
Liên hệ quốc gia Việt Nam thực hiện các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
3.1 Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền quốc gia
Tại Hội nghị hòa bình San Francisco năm 1951, phái đoàn Quốc gia Việt Nam tham gia Hội nghị đã ra tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Ngày 7-9-1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu, trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam đã ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước 51 phái đoàn ngoại giao của các nước thành viên Liên hợp quốc: Và để tận dụng không ngần ngại mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống bất hòa, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ xưa đến nay vẫn thuộc cương vực Việt Nam Lời tuyên bố đó đã được Hội nghị San Francisco ghi vào biên bản và trong tất cả 51 phái đoàn tham dự hội nghị, không có một phái đoàn nào phản đối thể hiện bằng văn bản. Không có bất cứ một đại diện nào của 51 quốc gia tham dự Hội nghị có ý kiến phản đối hoặc bảo lưu đối với tuyên bố trên của đại diện Việt Nam tại Hội nghị San Francisco.
Về khía cạnh pháp lý, với sự công bố khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước 50 quốc gia thành viên Liên hợp quốc tham dự hội nghị San Francisco năm 1951, cho thấy: từ năm 1951 các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được các quốc gia trên thế giới đương nhiên thừa nhận là lãnh thổ thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam trong một Hội nghị quốc tế có sự tham gia của 50 quốc gia thành viên của tổ chức quốc tế là Liên hợp quốc Sự kiện 92% các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thừa nhận chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có giá trị tuyệt đối phù hợp với luật pháp quốc tế, buộc các quốc gia khác phải thừa nhận, kể cả đối với những quốc gia và vùng lãnh thổ không tham dự Hội nghị như Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan.
3.2 Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta- sunt-servanda)
Việt Nam cam kết tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma túy:
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định Việt Nam quyết tâm và cam kết tăng cường hợp tác với UNODC, các nước tiểu vùng sông Mekong và trên thế giới về phòng, chống ma túy để cùng phấn đấu cho mục tiêu chung: Vì hòa bình, ổn định, phát triển thịnh vượng và xây dựng một khu vực không ma túy.
Chiều 6/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 14 cấp Chủ tịch Ủy ban quốc gia về hợp tác phòng, chống ma túy tiểu vùng sông Mekong, diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá trong 30 năm qua, cơ chế hợp tác Tiểu vùng sông Mekong (MOU) về phòng, chống ma túy đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân các nước thành viên.
Trong khuôn khổ MOU ký năm 1993, UNODC và các nước thành viên đã cùng nhau xây dựng, thông qua và thực hiện các Kế hoạch hành động tiểu vùng về phòng, chống ma túy, đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại.
Thực hiện trách nhiệm thành viên, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách tầm vĩ mô với những mục tiêu dài hạn, trong đó có Chương trình quốc gia phòng, chống ma tuý giai đoạn 2021-2025 và Chiến lược quốc gia phòng, chống ma túy với mục tiêu dài hạn tầm nhìn đến năm 2030.
Việt Nam đã thông qua Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về phòng, chống ma túy; kiện toàn Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban.
Việt Nam cũng đã triển khai việc lồng ghép nội dung các kế hoạch và sáng kiến hợp tác chung của cơ chế hợp tác MOU 1993 vào chương trình quốc gia phòng, chống ma tuý, trong đó, dành ưu tiên cao trong việc triển khai các giải pháp ngăn chặn ma tuý từ sớm, từ xa.
Cùng với tăng cường thực thi pháp luật, Việt Nam đang đổi mới triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa, nâng cao chất lượng công tác cai nghiện, công tác xác định tình trạng nghiện và quản lý sau cai nghiện; quản lý chặt chẽ các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy, kịp thời bổ sung các chất ma túy và tiền chất theo khuyến cáo của Liên Hợp Quốc và phù hợp với tình hình thực tiễn trong nước và khu vực.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới để giải quyết vấn đề ma túy; luôn ủng hộ và tham gia tích cực vào các khuôn khổ hợp tác của khu vực cũng như các cơ chế hợp tác với các nước đối tác, các tổ chức quốc tế.
3.3 Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Việt Nam phản đối mọi hành vi sử dụng vũ lực đối với các tàu cá của Việt Nam hoạt động bình thường trên biển Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng, Việt Nam phản đối mọi hành vi sử dụng vũ lực đối với các tàu cá của Việt Nam hoạt động bình thường trên biển.
Ngày 31/8, trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị cho biết phản ứng trước thông tin một tàu cá Việt Nam bị tấn công khi đang hoạt động trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết: "Các cơ quan chức năng Việt Nam đang khẩn trương làm rõ vụ việc Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Việt Nam phản đối mọi hành vi sử dụng vũ lực đối với các tàu cá của Việt Nam hoạt động bình thường trên biển, đe doạ đến tính mạng và an toàn cũng như gây thiệt hại về tài sản và lợi ích của ngư dân, trái với luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982".
3.4 Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế trong luật pháp quốc tế và vấn đề Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc
Với tư cách là hai quốc gia, Việt Nam và Trung Quốc chịu ràng buộc của nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc và tập quán quốc tế Không một nước nào được phép sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp, bao gồm cả tranh chấp trên Biển Đông