MỤC LỤC
Vụ việc khoảng 05h22' ngày 01/5/2014, Cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 và 03 tàu dịch vụ dầu khí của phía Trung Quốc ở cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý để tiến hành khoan thăm dò thềm lục địa của Việt Nam đồng thời huy động nhiều tàu bảo vệ đi cùng. Trung Quốc vi phạm nguyên tắc Pacta sunt servanda vì Trung Quốc vốn là thành viên Liên Hiệp Quốc mà không tuân theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc 1945; là thành viên của Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà Trung Quốc đã công khai vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, do UNCLOS 1982 quy định.
Vì vậy, khi phán quyết được ban hành, là một thành viên của UNCLOS, Trung Quốc có nghĩa vụ tận tâm, thiện chí thực hiện các quy định của Công ước, trong đó có nghĩa vụ thực thi phán quyết của Tòa Trọng tài. Ngoài ra, Trung Quốc từng tuyên bố rút khỏi UNCLOS nhưng cũng sẽ không làm mất đi nghĩa vụ của họ phải thực hiện theo phán quyết của Tòa Trọng tài do không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của phán quyết.
Gần đây nhất là cuối năm 2021 đến nay tình hình trở nên đặc biệt căng thẳng vào thời điểm tháng 12/2021, Nga gửi đến Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bản đề nghị an ninh gồm 8 điểm trong đú nờu rừ những quan ngại về an ninh được coi là những “lằn ranh đỏ”. Trước nguy cơ an ninh ngày càng hiện hữu sau khi Ukraine dự kiến kí kết một hiệp định quân sự chiến lược với Anh và Ba Lan vào ngày 24/2/2022, Tổng thống Nga Vdilamir Putin quyết định tuyên bố mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền đông Ukraine, nhằm đắp lại lời đề nghị hỗ trợ đảm bảo an ninh của lãnh đạo hai nước DPR và LPR. Vì trong vụ việc trên Nga đã vi phạm nội dung của nguyên tắc, Nga đã dùng vũ khí sức mạnh về quân sự để can thiệp vào Ukraine (không cho Ukraine gia nhập vào NATO, không cho mở rộng lãnh thổ về phía đông..) đây hoàn toàn là những nguyên nhân không nằm trong Liên Hợp Quốc, cũng không nằm trong nguyên tắc ngoại lệ của nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực với Ukraine.
Theo Điều 2, khoản 3 và Điều 33 Hiến chương Liên Hợp quốc và Tuyên bố 1970, việc sử dụng vũ lực thay thế cho việc sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp là hành vi vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế.
Trong số các biện pháp giải quyết tranh chấp, đàm phán được đánh giá là dễ sử dụng, áp dụng phổ biến và hiệu quả nhất, có lịch sử lâu đời dựa trên cơ sở trực tiếp nêu ra các quan điểm và tiếp nhận các ý kiến, lập trường của các bên đối thoại và không có sự can dự của bên thứ ba. Trong vụ tranh chấp Thềm lục địa Biển Bắc, Tòa án Công lý quốc tế đã đưa ra phán quyết: “Các bên phải tiến hành một cuộc đàm phán nhằm đạt được một thỏa thuận và họ phải có nghĩa vụ xử sự sao cho cuộc đàm phán có ý nghĩa, đó không phải là trường hợp mà một trong các bên khăng khăng giữ lập trường của riêng mình không có bất kỳ một sự điều chỉnh nào”]. Hay là về Hiệp định Phân giới và hợp tác trên biển Barents 2010 giải quyết tranh chấp trên biển Barents giữa Liên bang Nga và Na Uy, kết thúc tình hình căng thẳng cản trở việc thăm dò khai thác dầu khí lẫn đánh bắt thủy sản của cả hai quốc gia bắt đầu từ thập niên 1970.
Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp lãnh thổ, trung gian hòa giải đã giải quyết thành công nhiều vụ việc như tranh chấp giữa Algeria và Marocco 1963-1964, các nước láng giềng Mali và Ethiopia đã đứng ra làm trung gian hòa giải và đồng thời giám sát việc ngừng bắn, vai trò trung gian của Hoa Kỳ đối với tiến trình hòa giải tranh chấp.
Khi có xung đột vũ trang nội bộ ở quốc gia đã đến mức độ nghiêm trọng và có thể gây ra mất ổn định trong khu vực, đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, thì cộng đồng quốc tế thông qua Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc – được quyền can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào cuộc xung đột trên (Điền 39 – Hiến chương). Cướp biển Somalia: tại phiên họp đặc biệt của Hội đồng Bảo an (HĐBA) thảo luận các giải pháp mang tính chất rằng buộc pháp lý trừng phạt các tội phạm cướp biển hiện đang hoành hành mạnh mẽ ở ngoài khơi Somalia, Tổng thư ký Ban Ki – moon đã chính thức toàn cầu hóa vấn đề chống nạn cướp biển Somalin, xác định cướp biển Somalia đang làm ảnh hưởng đến an ninh quốc tế. Anh đã ban hành một đạo luật về bảo vệ lợi ích thương mại, trong đó ghi nhận quyền của Thư ký Nhà nước về Thương mại và Công nghiệp, ngăn chặn bất cứ công dân Anh nào đang hoạt động thương mại tuân thủ pháp luật nước ngoài mà pháp luật nước đó kiểm soát hay chi phối thương mại quốc tế theo cách sẽ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của nước Anh.
Tòa án tiếp tục khẳng định quan điểm của mình “nguyên tắc nghiêm cấm tất cả các quốc gia hoặc nhóm các quốc gia can thiệp một cách trực tiếp hay gián tiếp vào công việc đối nội, đối ngoại của các quốc gia khác.” và rằng “các quốc gia có thế tự do quyết định xem hành động can thiệp nào bị cấm trong phạm vi vấn đề được cho phép dựa trên nguyên tắc về chủ quyền quốc gia.
Thứ nhất, một nguyên tắc, quy định muốn trở thành căn cứ pháp luật quốc tế để giải quyết tranh chấp quốc tế, điều chỉnh mọi mối quan hệ quốc tế trong mọi lĩnh vực, mọi chủ thể thì trước hết phải được xây dựng trên cơ sở khách quan thực tiễn quan hệ pháp luật quốc tế, phải được biết đến một cách rộng rãi trên thế giới. Khi mà các tranh chấp quốc tế có thể xảy ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng dù ở lĩnh vực nào thì pháp luật của lĩnh vực ấy cũng phải có nội dung tuân theo các nguyên tắc cơ bản – biểu hiện của tính mệnh lệnh bắt buộc chung. Đồng thời, ngoài việc là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp quốc tế phát sinh, các nguyên tắc cơ bản của LQT còn là căn cứ pháp lý để đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế.
Khi có các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế xảy ra, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của LQT, ta có thể xác định được chủ thể nào đã vi phạm, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với các quy định của các nguyên tắc, quy định của pháp luật quốc tế.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá trong 30 năm qua, cơ chế hợp tác Tiểu vùng sông Mekong (MOU) về phòng, chống ma túy đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân các nước thành viên. Quan điểm chính thức của Nhà nước Việt Nam về vấn đề này như sau: “Lập trường của Việt Nam về việc giải quyết các tranh chấp liờn quan ở Biển Đụng là rừ ràng và nhất quỏn, theo đú Việt Nam luụn ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông thông qua các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực và bằng các giải pháp, biện pháp hoà bình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (Công ước)”. Tổng Bớ thư Nguyễn Phỳ Trọng nờu rừ trong lần phỏt biểu với bỏo chớ sau cuộc Hội đàm quan trọng với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện tiếp tục dựa trên cơ sở tôn trọng đầy đủ những nguyên tắc cơ bản, trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Về cơ bản, Việt Nam đã thiết lập quan hệ quốc phòng với các đối tác chủ chốt; trong đó, Cuba, Lào, Campuchia là quan hệ đối tác hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện; Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ là quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện; 13 nước có quan hệ đối tác chiến lược(Nhật Bản, Tây Ban Nha,. Anh, Đức, Italy, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Pháp, Malaysia, Philippines, Australia, New Zealand); 12 nước có quan hệ đối tác hợp tác toàn diện (Nam Phi, Chile, Brazil, Venezuela, Argentina, Ukraina, Đan Mạch, Myanmar, Canada, Hungary, Brunei, Hà Lan.); Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Thủy đạc quốc tế (EHO) là quan hệ hợp tác.