1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo pháp luật đại cương nguồn của luật quốc tế điều ước quốc tế và tập quán quốc tế

18 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Năm 1986, “Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế giữa quốc gia và các tổ chức quốc tế hoặc giữa các tổ chức quốc tế với nhau” ra đời, nhưng đến nay vẫn chưa có hiệu lực.Công ước Viên 19

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

-BÁO CÁO Môn: Pháp luật đại cương

NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ: ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀTẬP QUÁN QUỐC TẾ

Giáo viên hướng dẫn :

Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm

Lớp học phần : PLDC.

Hà Nội – 2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

Trang 3

MỤC LỤC

NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ: ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ & TẬP QUÁN QUỐC TẾ

I.ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 4

1 Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969 4

a Hình thành và phát triển các quy phạm luật quốc tế 13

b Điều chỉnh hiệu quả các quan hệ pháp luật quốc tế phát sinh giữa các chủ thể luật

5 Vận dụng, so sánh tập quán quốc tế và điều ước quốc tế 14

a So sánh tập quán quốc tế và điều ước quốc tế 14

b Mối quan hệ giữa tập quán quốc tế và điều ước quốc tế 16

6 Vai trò của Tập quán quốc tế 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 4

I.ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

1 Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969

Ngày 22.5.1969, “Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế” được thông qua tại Hội nghị Liên hợp quốc và chính thức có hiệu lực vào ngày 27.1.1980 Việt Nam cũng là thành viên của Công ước

Sự ra đời của Công ước Viên 1969 là tiền đề quan trọng thúc đẩy việc sử dụng điều ước quốc tế làm công cụ pháp lí điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia Năm 1986, “Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế giữa quốc gia và các tổ chức quốc tế hoặc giữa các tổ chức quốc tế với nhau” ra đời, nhưng đến nay vẫn chưa có hiệu lực.

Công ước Viên 1969 quy định rõ ràng và toàn diện luật điều ước quốc tế, bao gồm các quy định trong quá trình kí kết - thực thi - đình chỉ/ hủy bỏ điều ước quốc tế Tuy nhiên nó chỉ điều chỉnh hạn hẹp quan hệ điều ước thành văn giữa các quốc gia và được kí kết sau ngày Công ước có hiệu lực Ví dụ Hiệp định vận tải hàng không toàn diện (ASEAN-EU CATA) sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước 1969.

Các trường hợp này sẽ được điều chỉnh theo quy định tập quán quốc tế theo như lời nói đầu của Công ước Viên:

“Xác nhận rằng các quy định của luật tập quán quốc tế sẽ tiếp tục điều chỉnh các vấn đề không được quy định bởi các điều khoản của Công ước này.”

2 Khái niệm

Điều ước quốc tế là một trong bốn nguồn quan trọng của Luật pháp quốc tế Các điều ước đa phương như Công ước về Luật Biển 1982 hay Công ước Berne 1886 góp phần tạo nên những tiểu chuẩn toàn cầu trong từng lĩnh vực cụ thể và có tác động lớn đến quyền và nghĩa vụ quốc tế của quốc gia Ngoài ra các điều ước song phương hay các điều ước giới hạn thành viên cũng có vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thống Luật quốc tế.

Định nghĩa về điều ước quốc tế được ghi nhận rõ ràng trong cả hai Công ước Viên 1969 và Công ước Viên 1986 (chưa có hiệu lực).

Trang 5

Điều 2(1)(a) Công ước Viên quy định:

“Điều ước quốc tế là một thỏa thuận bằng văn bản được kí kết giữa các quốc gia và chịu sự điều chỉnh của luật pháp quốc tế bất kể được chứa đựng trong một hay nhiều văn kiện có liên quan và tên gọi của chúng.”

Định nghĩa này trong Công ước Viên năm 1986 được mở rộng thêm thành “được kí kết giữa một hay nhiều quốc gia với một hay nhiều tổ chức quốc tế, hoặc giữa các tổ chức quốc tế.”

Từ định nghĩa trích từ Công ước Viên 1969, ta xét đến hai yếu tố chính để nhận định một điều ước quốc tế.

(i) chủ thể kí kết là chủ thể của luật pháp quốc tế

Cả hai Công ước năm 1969 và 1986 đều công nhận các quốc gia có quyền năng kí kết điều ước quốc tế, đây cũng là loại điều ước quốc tế phổ biến nhất Tuy nhiên Công ước Viên năm 1986 điều chỉnh thêm quan hệ giữa các quốc gia - tổ chức quốc tế và giữa các tổ chức quốc tế với nhau Tuy Công ước Viên 1986 chưa có hiệu lực nhưng cho thấy sự ghi nhận năng lực kí kết điều ước quốc tế của các tổ chức quốc tế Ví dụ Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (1982), Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự nước CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào (2020), đều được xem là điều ước quốc tế.

Việc kí kết thỏa thuận giữa các tổ chức nước ngoài với quốc gia, giữa các địa phương thuộc hai quốc gia khác nhau hay giữa các tổ chức phi chính phủ với nhau, sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của cả hai Công ước Lấy ví dụ như Thỏa thuận Hữu nghị và Hợp tác giữa thủ đô Hà Nội (Việt Nam) và Cairô (Ai Cập) ngày 27.7.2023.

(ii) luật điều chỉnh là luật pháp quốc tế

Hai Công ước đều ghi nhận luật điều chỉnh duy nhất của điều ước quốc tế là luật quốc tế Nếu các chủ thể kí kết thỏa thuận mà luật điều chỉnh không phải luật pháp quốc tế (ví dụ là luật quốc gia của một bên nào đó) thì không được xem là điều ước quốc tế.

Trang 6

Ngoài ra, về hình thức, theo quy định của Công ước Viên 1969 và 1986, điều ước quốc tế phải là thỏa thuận bằng văn bản, tuy nhiên các thoả thuận phi văn bản vẫn được bảo đảm có giá trị Công ước cũng không áp đặt tên gọi hay các yếu tố hình thức khác Do đó, điều ước quốc tế sẽ không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, hiệp định, thỏa thuận, nghị định thư hay bất kì tên gọi khác Ví dụ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (2016), Hiến chương ASEAN (2007) hay Nghị định thư Kyoto (1997), đều được coi là điều ước quốc tế.

3 Hiệu lực ràng buộc

Điều ước sẽ ràng buộc tất cả các bên tham gia và thành viên có nghĩa vụ thực hiện và không tạo ra quyền hay nghĩa vụ cho quốc gia không là thành viên Nguyên tắc này quy định tại Điều 34 của Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969, rằng: “Một điều ước quốc tế không tạo ra nghĩa vụ hay quyền cho Quốc gia thứ ba mà không có sự đồng ý của Quốc gia đó.”

Ví dụ:1 Ví dụ điển hình về một Điều ước quốc tế mà ràng buộc tất cả các bên tham gia và không tạo ra quyền hay nghĩa vụ cho quốc gia không là thành viên là Công ước quốc tế về các Quyền của người khuyết tật (Convention on the Rights of Persons with Disabilities) Hiệp ước này đã được ký kết bởi nhiều quốc gia trên khắp thế giới và yêu cầu các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp để bảo đảm quyền của người khuyết tật Điều quan trọng là Hiệp ước này chỉ ràng buộc các quốc gia thành viên mà còn không tạo ra bất kỳ quyền hay nghĩa vụ nào cho các quốc gia không là thành viên Điều này có nghĩa là các quốc gia không tham gia Hiệp ước không phải tuân theo nó hoặc không được hưởng lợi từ nó, nhưng các quốc gia thành viên phải thực hiện các cam kết của họ trong việc bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của con người thành hiện thực đối với mọi người khuyết tật mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào trên cơ sở sự khuyết tật Nguyên tắc pacta sunt servanda quy định tất cả các bên thành viên có nghĩa vụ thực hiện các cam kết của mình một cách thiện chí Bên thứ ba không chịu ràng buộc bởi các quy định của một điều ước trừ khi bên thứ ba này đồng ý Nguyên tắc pacta sunt servanda thể hiện ra rõ ràng cơ chế thực thi các nghĩa vụ của luật quốc tế, đồng thời cũng là cơ chế vận hành của toàn bộ hệ thống pháp luật

Trang 7

quốc tế Các quy định của luật quốc tế chủ yếu được thực thi thông qua việc tự-tuân-thủ, tự-cưỡng-chế theo sự thiện chí của các quốc gia.

Ví dụ: Iran vi phạm Hiệp ước hạt nhân năm 2015, được gọi là Hiệp ước JCPOA (Joint Comprehensive Plan of Action).

Hiệp ước JCPOA là một thỏa thuận đa quốc gia giữa Iran và các quốc gia lớn khác nhau, bao gồm Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Vương quốc Anh, Pháp, và Đức Hiệp ước này đã thiết lập các giới hạn và kiểm soát đối với chương trình hạt nhân của Iran trong trao đổi cho việc chế tài kinh tế được nới lỏng.

Iran đã ký JCPOA với các cường quốc thế giới vào tháng 7/2015, theo đó Iran nhất trí hạn chế chương trình hạt nhân của mình để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với quốc gia Trung Đông này.

Tuy nhiên, Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận này vào tháng 5/2018 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương chống lại Iran, khiến Iran buộc phải từ bỏ một số cam kết hạt nhân theo thỏa thuận

Trong trường hợp này, Iran đã vi phạm nguyên tắc "Pacta sunt servanda" bằng cách không tuân thủ cam kết của mình trong Hiệp ước JCPOA, và hành động này đã có tác động tiêu cực đến quan hệ quốc tế và thương mại.

a Về hiệu lực thời gian:

Điều ước quốc tế sẽ bắt đầu có hiệu lực theo quy định của chính điều ước quốc tế đó hoặc theo thoả thuận của các bên Nếu điều ước không có quy định và các bên cũng không có thoả thuận, điều ước sẽ có hiệu lực khi tất cả các bên ký kết thể hiện sự đồng ý chịu ràng buộc Điều ước quốc tế không có hiệu lực hồi tố trừ khi có quy định hoặc thoả thuận giữa các bên Điều ước quốc tế sẽ chấm dứt hiệu lực theo quy định của chính điều ước quốc tế đó hoặc khi bị huỷ bỏ Điều ước quốc tế cũng có thể bị tạm thời đình chỉ thi hành Điều ước quốc tế cũng có thể được thi hành tạm thời.

Ví dụ : Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, ký tại Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2016, ở Việt Nam, nghị định được phê chuẩn ngày ngày 19 tháng 6

Trang 8

năm 2017 theo như 2 bên thỏa thuận và ký kết điều ước sẽ có hiệu lực kể từ ngày ,

05 tháng 9 năm 2017.

b Về hiệu lực lãnh thổ:

Điều ước quốc tế ràng buộc các quốc gia trên toàn bộ lãnh thổ của bên đó, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời phía trên thuộc chủ quyền quốc gia.

Theo Điều 29 Phạm vi lãnh thổ thi hành các điều ước “Một điều ước sẽ ràng

buộc mỗi bên trong phạm vi toàn lãnh thổ của bên đó, trừ khi có một ý định khác được thể hiện điều ước hoặc được xác định theo một cách khác”

Ví dụ khác như Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới trên đất liền giữa

Việt Nam và Trung Quốc năm 2009 chủ yếu chỉ áp dụng cho khu vực “vùng biên giới”, “vùng nước biên giới”, và “cư dân biên giới”

4 Thực tiễn tại Việt Nam

Theo Luật Điều ước quốc tế số 108/2016/QH13: Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.

Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên là điều ước quốc tế đang có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đến nay, về lĩnh vực kinh tế - thương mại, Việt Nam đã gia nhập nhiều Điều ước quốc tế, cụ thể như:

Các mốc/Hiệpđịnh

Việt Nam tham gia năm

Trang 9

1995, các nước còn lại tham gia những năm sau 2 Việt Nam – Hoa

Việt Nam và Chi Lê Ký năm 2011

Trang 10

1 Hàn Quốc 1

FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế

FTA Việt Nam -Liên minh châu

Niu Di-Lân, Xinh-ga-po, Chi-lê, Brunây, Việt Nam, Úc,

Tập quán quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể luật quốc tế thừa nhận là luật Điều 38(1)(b) Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế ICJ quy định ngắn gọi về định nghĩa tập quán quốc tế và dựa theo đó là cách xác định một quy định tập quán quốc tế: “international custom, as evidence of a general practice accepted as law” (Tạm dịch: Tập quán quốc tế, như một chứng cứ về một thực tiễn chung được chấp nhận như là luật)

Sự hình thành một tập quán quốc tế hoặc sự áp dụng một quy tắc với giá trị là tập quán quốc tế phải thỏa mãn hai yếu tố sau:

Trang 11

a.Yếu tố vật chất, là sự tồn tại của thực tiễn quốc tế, tức là phải có quy tắcxử sự chung được hình thành trong thực tiễn quan hệ của các quốc gia

Xác định thực tiễn chung

Thực tiễn chung là các hành vi, tuyên bố và hoạt động của các quốc gia trên thực tế hình thành một mô-típ, một xu hướng ứng xử của các quốc gia như nhau khi gặp một vấn đề tương tự Một thực tiễn được xác định là chung khi ta xem xét tính phổ quát và bắt buộc (số lượng quốc gia), tính nhất quán (áp dụng nhất quán và liên tục) Một số hình thức thể hiện thực tiễn quốc gia bao gồm hành vi và trao đổi ngoại giao; thực tiễn liên quan đến việc thông qua và áp dụng các nghị quyết của tổ chức quốc tế hay tại các hội nghị quốc tế; các quyết định hành pháp tư pháp và lập pháp trong nước; những quy tắc hình thành từ thực tiễn ký kết, thực hiện điều ước quốc tế hay các thực tiễn khác (giải quyết tranh chấp)

Như vậy, được xem là tập quán quốc tế được thành lập là sự áp dụng thường xuyên được phổ biến, mà không đòi hỏi sự thừa nhận áp dụng của tất cả các quốc gia trên thế giới hoặc tại một khu vực nào đó, ví dụ như tranh chấp thềm lục địa Biển Bắc (North Sea Continental Shelf Case), Tòa án quốc tế đã xác định :“một quy tắc có thể được công nhận là tập quán ngay khi có sự thừa nhận của những đại diện, miễn sao bao gồm cả những quốc gia bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc áp dụng quy tắc đó”

b Yếu tố tinh thần, là sự thừa nhận của chủ thể luật quốc tế đối với cácquy tắc xử sự đã hình thành là quy phạm luật quốc tế

Xác định yếu tố thừa nhận quy phạm pháp luật

Nếu như thực tiễn chung là những bằng chứng rõ ràng nhận thấy và kiểm chứng thì yếu tố thừa nhận quy phạm pháp luật rất khó để xác định, không mang tính chất pháp lý mà thiên về tâm lý, quan điểm của các quốc gia Khi thực hành một thực tiễn các quốc gia phải tuân theo với niềm tin rằng đây là một quy phạm bắt buộc đối với quốc gia của mình theo một quy định pháp lý của luật quốc tế – “được chấp nhận như luật” Yếu tố này thường được gọi tắt bằng thuật ngữ latinh opinio juris Yếu tố này bảo đảm các thực tiễn chung được tuân thủ không chỉ vì thuận tiện, xã giao, nghi thức hay xuất phát từ đạo đức, quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, ví dụ như thực tiễn chung về cung cấp ODA cho các quốc gia kém phát triển hơn hay

Trang 12

các lễ nghi long trọng đón tiếp một nguyên thủ quốc gia và đại diện nhà nước sang thăm Việt Nam, dù được thực hiện nhiều lần, xuyên suốt, nhất quán trong một khoảng thời gian rất dài nhưng đây không phải là một tập quán quốc tế vì Việt Nam ta thực hành điều này như là một nghi lễ thể hiện sự thiện chí và lịch sự, không phải một nghĩa vụ quốc tế.

Tập quán quốc tế hình thành thường cần một thời gian tương đối dài và gần như không thể xác định được thời điểm hình thành của một quy định tập quán cụ thể Nếu thời gian thực hành của thực tiễn chung càng ngắn thì yêu cầu về các tính chất (phổ quát, bắt buộc, nhất quán) càng cao và ngược lại Đôi khi một số tập quán quốc tế cũng được hình thành khá nhanh chóng hơn –tập quán “tức thì” (instant customs) – ví dụ như một số quy định của luật không gian vũ trụ.

2 Phân loại Tập quán quốc tế

Trong luật quốc tế hiện đại, tập quán quốc tế thường được chia làm hai loại

a.Tập quán đặc thù

Thứ nhất, mang tính truyền thống, thường được gọi là tập quán đặc thù, bao gồm các quy tắc xử sự không thành văn, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các quốc gia thừa nhận Tập quán đặc thù thường được hình thành từ 2 yếu tố: thực tiễn chung và quy định pháp lý của luật quốc tế (opinion juris) giống như tập quán chung, tuy nhiên yêu cầu phải thỏa mãn hai yếu tố nêu trên sẽ cao hơn tập quán chung

b.Án lệ

Thứ hai, bao gồm các quy tắc xử sự được ghi nhận trong một số văn kiện, như là thông qua các án lệ và công trình nghiên cứu của học giả nổi tiếng và được các quốc gia thừa nhận hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với mình với tư cách là tập quán pháp lý quốc tế Đặc điểm của loại này là nó không hình thành từ văn kiện quốc tế mà chúng có thể hình thành từ điều ước quốc tế cũng như từ các văn kiện quốc tế khác, thường là nghị quyết của tổ chức quốc tế Trong trường hợp này, tập quán quốc tế có hiệu lực với tất cả các quốc gia, chỉ trừ trường hợp ngoại lệ liên quan đến tập quán đặc thù, hoặc quốc gia đã thể hiện sự phản đối liên tục ngay từ đầu

3 Giá trị pháp lý

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w