Đề tàiphân tích nguồn bổtrợ của luật quốc tế

18 0 0
Đề tàiphân tích nguồn bổtrợ của luật quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngoài nguồn cơ bản ra, còn lại nguồn bổ trợ, bao gồm: Các nguyên tắc pháp luật chung, Án lệ, Học thuyết khoa học của các học giả nổi tiếng, Nghị quyết của các tổ chức quốc tế, Tuyên bố p

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

Giảng viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Thu Trang

Trang 2

2 Các nguồn bổ trợ luật quốc tế 5

2.1 Các nguyên tắc pháp luật chung52.2 Phán quyết của cơ quan tài phán 6

2.3 Học thuyết của các Luật gia nổi tiếng

Trang 3

I LỜI MỞ ĐẦU

Trong mối quan hệ giữa các chủ thể quốc tế, chủ yếu là các quốc gia, thì luật quốc tế đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thiết lập và điều chỉnh các mối quan hệ đó Để xây dựng nên hệ thống các quy phạm trong luật quốc tế, nguồn của luật chính là thứ khởi đầu, là nền móng cho các nhà làm luật phát triển chúng và dựng lên những quy tắc chung để các chủ thể quốc tế ứng xử phù hợp trên trường quốc tế Đó có thể là những quy định về biên giới, về thương mại, xuất, nhập khẩu… hay những thỏa thuận giữa các chủ thể về lãnh thổ đang tranh chấp, hoặc ký hiệp ước làm ăn, hợp tác cùng phát triển… Chính nguồn của luật quốc tế làm cơ sở, nền tảng dựng nên những điều ấy.

Có hai loại nguồn trong luật quốc tế, đó là nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ Nguồn cơ bản bao gồm Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế, là một loại nguồn chính thức, chủ yếu trong sự thành lập nên luật quốc tế, là căn cứ để các tòa án quốc tế dựa vào xét xử, giải quyết các tranh chấp quốc tế Ngoài nguồn cơ bản ra, còn lại nguồn bổ trợ, bao gồm: Các nguyên tắc pháp luật chung, Án lệ, Học thuyết khoa học của các học giả nổi tiếng, Nghị quyết của các tổ chức quốc tế, Tuyên bố pháp lý đơn phương Đây là loại nguồn không trực tiếp chứa đựng các quy phạm quốc tế và chỉ mang ý nghĩa khuyến nghị.

Vậy nguồn bổ trợ của luật quốc tế chỉ là một loại nguồn thứ yếu, các chủ thể quốc tế chỉ xem xét đến chúng sau điều ước quốc tế, tập quán quốc tế hoặc chỉ xem xét với mục đích bổ sung, làm rõ Nói như vậy không có nghĩa nguồn bổ trợ là không cần thiết, thực sự chúng cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc hình thành nên các quy tắc của luật quốc tế Đôi khi có những vấn đề mà các chủ thể không thể tìm được hướng giải quyết thông qua các điều ước quốc tế hay tập quán quốc tế, lúc này các nguyên tắc pháp luật chung, án lệ… lập tức trở nên quan trọng, có giá trị cao

3

Trang 4

Vì vậy, để phân tích tầm quan trọng của nguồn bổ trợ, bài viết này sẽ trình bày thật chi tiết về nguồn bổ trợ theo một bố cục đó là giải thích nghĩa của nguồn bổ trợ nói chung, sau đó đưa ra khái niệm cụ thể hoặc cách xác định từng nguồn riêng trong nguồn bổ trợ, hiệu lực pháp lý của nguồn ấy trên trường quốc tế và đưa ra ví dụ minh họa chúng theo một cách dễ hiểu.

Nhóm 4

4

Trang 5

II NỘI DUNG

1 Khái niệm nguồn bổ trợ

Nguồn bổ trợ của luật quốc tế nghĩa là gì?

Nguồn của pháp luật nói chung là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế Nguồn bổ trợ chính là một loại nguồn thứ yếu, có tính bổ trợ bên cạnh nguồn chủ yếu (nguồn cơ bản) trong luật quốc tế.

Nguồn bổ trợ của luật quốc tế được quy định khá đầy đủ tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 38 Quy chế tòa án quốc tế, bao gồm: Các nguyên tắc pháp luật chung, án lệ, học thuyết khoa học của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế, tuy nhiên vẫn còn thiếu đó là: Nghị quyết của các tổ chức quốc tế, tuyên bố pháp lý đơn phương Đây là một loại nguồn mang ý nghĩa khuyến nghị là chính, không có giá trị cao bằng nguồn cơ bản.

2 Các nguồn bổ trợ luật quốc tế

2.1 Các nguyên tắc pháp luật chung

2.1.1 Định nghĩa

Các nguyên tắc pháp luật chung là các nguyên tắc pháp luật tồn tại trong hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới, được hầu hết các quốc gia thừa nhận Ví dụ: Nguyên tắc luật chung thay thế nguyên tắc luật riêng, luật sau thay thế luật trước Nguyên tắc không ai là thẩm phán trong vụ việc của chính mình.

2.1.2 Hiệu lực pháp lý:

Các nguyên tắc pháp luật chung thường được các cơ quan tài phán áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp để bù đắp những “khoảng trống” của Luật Quốc tế khi không có các quy phạm điều ước hoặc quy phạm tập quán tương ứng và thường được áp dụng chỉ sau Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế 5

Trang 6

Trên thực tế, có những nguyên tắc pháp luật chung có nguồn gốc từ pháp luật quốc gia, theo đó, khoảng trống pháp lý trong luật quốc tế sẽ được lấp đầy bởi các nguyên tắc tồn tại trong tất cả hoặc hầu hết hệ thống pháp lý của các quốc gia (các quy định cụ thể có thể khác nhau giữa các quốc gia nhưng các nguyên tắc cơ bản thì thường giống nhau) Một số khác chỉ là áp dụng logic thông thường quen thuộc của luật sư như nguyên tắc lex specialis và lex posterior Tóm lại, các nguyên tắc pháp luật chung có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau và có nhiều biện minh khác nhau cho việc sử dụng chúng như xuất phát từ các hệ thống pháp luật quốc gia, logics thông thường của luật sư hay đơn giản là hợp lý và dễ được chấp nhận để xử lý một vấn đề pháp lý mới chưa rõ ràng.

2.2 Phán quyết của cơ quan tài phán (Án lệ)

2.2.1 Định nghĩa:

Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế là những bản án, quyết định giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể của Luật Quốc tế Những bản án, quyết định đó là mẫu mực để áp dụng vào việc xét xử các vụ án tương tự trong tương lai.

2.2.2 Hiệu lực pháp lý:

Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành và thực thi Luật Quốc tế:

+) Trong một số trường hợp, phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế là cơ sở để hình thành nên quy phạm pháp luật quốc tế mới;

+) Làm sáng tỏ nội dung của các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế, tạo cơ sở để các chủ thể có những hiểu biết và áp dụng đúng đắn Luật Quốc tế;

+) Tác động tích cực đến cách ứng xử của các chủ thể Luật Quốc tế.

6

Trang 7

Án lệ không hiệu lực ràng buộc với các quốc gia, trừ các quốc gia là bên tham gia trong tiến trình tố tụng đã đưa ra án lệ Điều 59 Quy chế của Toà ICJ quy định một nguyên tắc chung có thể áp dụng cho mọi các cơ quan tài phán khác: các quyết định của Toà chỉ ràng buộc các bên Như vậy, án lệ có hiệu lực ràng buộc và các quốc gia là bên trong vụ việc có nghĩa vụ phải tuân thủ và tôn trọng các quyết định trong án lệ Đối với các quốc gia khác, án lệ là nguồn bổ trợ của luật pháp quốc tế Mặc dù là nguồn bổ trợ nhưng không thẩm phán hay luật sư nào có thể bỏ qua án lệ; một ý kiến được hàng loạt án lệ ủng hộ sẽ gần như không thể đi ngược lại một cách dễ dàng.

Sức nặng thực sự của án lệ nằm ở một yêu cầu pháp lý mang tính mệnh lệnh chung (a judicial imperative) mà các cơ quan tài phán luôn công nhận – yêu cầu “phải thống nhất cao độ về án lệ để không chỉ bảo đảm an ninh pháp lý mà con tránh bất kỳ sự nghi ngờ nào về sự tuỳ tiện.” Mặc khác, án lệ cũng không phải là không thể thay đổi, bởi vì “án lệ không phải bất khả xâm phạm, và rằng Toà luôn có quyền thay đổi án lệ của mình nếu, một cách ngoại lệ, Toà xét rằng có lý do xác đáng (compelling reasons) để làm như thế, ví dụ như do sự thay đổi trong hoàn cảnh chung xung quanh một số giải pháp pháp lý nhất định.”

Tính chất bổ trợ được hiểu là không chứa đựng trực tiếp các quy phạm luật pháp quốc tế mà là chỉ dấu để xác định sự tồn tại của các quy phạm đó hoặc sử dụng để bổ trợ giải thích các quy phạm Đây là hai chức năng, hai cách sử dụng hay hai ý nghĩa của án lệ với tư cách là nguồn bổ trợ.

Trong các án lệ, thông thường sẽ có những phần các cơ quan tài phán đưa ra các tuyên bố chung về luật (xác định sự tồn tại của một quy định tập quán, hay giải thích nội hàm của một quy định luật), và những phần áp dụng luật vào thực tế của vụ việc Cả hai phần này đều có giá trị tham khảo Đối với các tuyên chung về luật, đây là một căn cứ có sức nặng pháp lý để áp dụng tương tự trong các vụ việc tương tự Đối với phần áp dụng luật vào thực tế vụ việc, đây sẽ giúp 7

Trang 8

hiểu thêm về việc cách thức luật vận hành trên thực tế hay nói cách khác một ví dụ về cá biệt hoá quy phạm pháp luật vào một vụ việc cụ thể Đây cũng là phần để ủng hộ hoặc phản bác việc áp dụng các tuyên bố chung bề luật trong một án lệ vào một vụ việc bằng việc chỉ ra tính chất tương tự hoặc không tương tự giữa hai vụ việc Khi sử dụng án lệ, sức nặng của lập luận sẽ được nâng cao khi tìm thấy nhiều án lệ trong đó các cơ quan tài phán có chung nhận định, cách tiếp cận.

Giữa các án lệ cũng có sức nặng khác nhau tuỳ thuộc cơ quan tài phán đưa ra án lệ đó Án lệ của các toà án thường trực thường có sức nặng hơn các án lệ của trọng tài ad hoc Giữa các toà án thường trực, có những toà án có uy tín hơn các toà khác trong từng lĩnh vực chuyên môn của mình Yếu tố nữa tác động vào sức nặng của một án lệ là ý kiến của các quốc gia và giới học giả Chính họ sẽ có những nhận định quyết định chung về sức nặng lâu dài của án lệ Có những án lệ đã và sẽ được trích dẫn lại nhiều lần (ví dụ như phán quyết của Toà PCIJ năm 1927 trong Vụ Mavromatis Palestine Concession về định nghĩa tranh chấp), nhưng cũng sẽ có những án lệ mà việc trích dẫn lại chỉ để bác bỏ (ví dụ như Phán quyết về thẩm quyền của Toà trọng tài theo Phụ lục VII năm 2000 trong Vụ Cá ngừ vây xanh phía nam về giải thích Điều 282 UNCLOS).

Đối với các luật sư và học giả, khi nghiên cứu án lệ, họ còn mở rộng ra các văn bản liên quan khác trong vụ việc như bản tranh tụng của các bên, ý kiến riêng của các thẩm phán, hay báo cáo của chuyên gia độc lập Việc nghiên cứu này có thể là gợi ý thú vị có thể hữu ích trong các vụ việc tương lai.

2.3 Học thuyết của các Luật gia nổi tiếng

2.3.1 Định nghĩa

Học thuyết về Luật Quốc tế là những tư tưởng, những quan điểm thể hiện trong các công trình nghiên cứu, tác phẩm và kết luận của các luật gia về những vấn đề lí luận cơ bản của Luật Quốc tế.

8

Trang 9

Các học thuyết này do các luật gia nổi tiếng, cán bộ nghiên cứu khoa học pháp lý đưa ra, nó thường được thể hiện dưới dạng các bài viết, các công trình nghiên cứu, các bài tham luận và không có giá trị bắt buộc đối với cơ quan thực thi pháp luật.

2.3.2 Hiệu lực pháp lý

Trong nhiều trường hợp, các học thuyết này đã đưa ra những lí giải về điều ước quốc tế và tập quán quốc tế để làm sáng tỏ nội dung của những qui phạm này, giúp cho việc áp dụng một cách đúng đắn những quy phạm pháp luật quốc tế vào những trường hợp cụ thể.

Học thuyết về Luật Quốc tế có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng thực tế đến việc hình thành nhận thức của con người về Luật Quốc tế, qua đó tác động đến quan điểm của các quốc gia về các vấn đề pháp lí quốc tế.

Theo điểm d, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 38 Quy chế Toà án quốc tế quy định như sau: “Các án lệ và các học thuyết khoa học của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về Luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định quy phạm pháp luật Quyết định này không nằm ngoài quyền giải quyết vụ việc của Toà án, xác định như vậy, nếu các bên thoả thuận điều này”.

2.3.3 Ví dụ

“Luật các quốc gia” của J.Bierly được viết vào năm 1928 Học thuyết cho rằng có hai quan điểm được cho là truyền thống của lý luận pháp lý quốc tế, đó là: quan điểm của các nhà tự nhiên, các nguyên tắc của Luật quốc tế hoặc ít nhất là những nguyên tắc cơ bản nhất, có thể suy ra từ bản chất tự nhiên của quốc gia – con người.

9

Trang 10

“Khái niệm về Luật” của H.L.A.Hart được viết vào năm 1961 Việc thiếu một cơ quan lập pháp quốc tế, một toà án với thẩm quyền bắt buộc và sự trừng phạt được tổ chức tập trung, dù sao cũng gây nên nỗi lo âu trong tâm khảm của các nhà lý luận pháp luật Luật quốc tế không chỉ thiếu những quy định bậc hai về sự thay đổi và quy chế xét xử dành cho cơ quan lập pháp và toà án, mà còn thiếu cả quy định thống nhất để nhận biết các nguồn cụ thể của luật và cung cấp những tiêu chuẩn chung để xác định đâu là quy định của luật.

2.4 Hành vi pháp lý đơn phương

2.4.1 Định nghĩa

Hành vi pháp lý đơn phương hay tuyên bố đơn phương không nằm trong danh sách nguồn của Điều 38(1) Quy chế Tòa ICJ, là sự thể hiện độc lập về ý chí của một chủ thể Luật Quốc tế, mà thông qua đó có thể làm phát sinh nghĩa vụ pháp lý của chủ thể Một hành vi được xem là hành vi pháp lý đơn phương của một quốc gia, cần đảm bảo được các điều kiện:

(1) Hành vi đó phải do các cơ quan, tổ chức hoặc những người có thẩm quyền đại diện hay được uỷ quyền đại diện của quốc gia đưa ra.

(2) Hành vi đó phải hướng đến các chủ thể cụ thể của Luật Quốc tế Hành vi pháp lý đơn phương có thể ở dưới dạng các tuyên bố chính thức hoặc hành vi không chính thức, như hành vi im lặng trong một số trường hợp Đồng thời, nó đôi khi không chỉ làm phát sinh nghĩa vụ pháp lý của một quốc gia mà còn có thể làm phát sinh nghĩa vụ nhất định của các quốc gia khác Năm 2006, Ủy ban Luật pháp Quốc tế (ILC) của Liên hợp quốc đã thông qua 09 nguyên tắc định hướng áp dụng cho các tuyên bố đơn phương của quốc gia có khả năng tạo thành một nghĩa vụ quốc tế, giúp các chủ thể hiểu chi tiết và có thể áp dụng dễ dàng hơn.

2.4.2 Hiệu lực pháp lý

10

Trang 11

Hiệu lực pháp lý của hành vi pháp lý đơn phương xuất phát từ sự đồng ý chịu ràng buộc của quốc gia thực hiện hành vi Điểm đặt biệt là hiệu lực ràng buộc của các cam kết xuất phát từ hành vi pháp lý đơn phương mang tính một chiều, theo đó, một quốc gia cam kết một nghĩa vụ cho chính mình trong quan hệ với (các) quốc gia khác Mặt khác, ICJ là cơ quan tư pháp chính của Liên hợp quốc và các phán quyết của nó thường được coi là có sức thuyết phục cao đối với các đề xuất của luật pháp quốc tế Vì vậy, khi ICJ xây dựng một quy tắc của luật quốc tế, đưa ra tính ràng buộc cho tuyên bố đơn phương của các quốc gia có ý định (có hành vi đơn phương) trong tương lai, các nhà chính trị có thể tham khảo nó để được hướng dẫn bất cứ khi nào họ cần xem xét khả năng đưa ra

tuyên bố chính sách trong tương lai Bên cạnh đó, giống như quy định pactasunt servanda trong Điều ước quốc tế dựa trên sự thiện chí, tính chất ràng buộc

của một nghĩa vụ quốc tế đưa ra bằng tuyên bố đơn phương cũng như thế Các quốc gia có lợi ích có thể ghi nhận các tuyên bố đơn phương và đặt niềm tin vào chúng, đồng thời có quyền yêu cầu nghĩa vụ được xác lập phải được tôn trọng.

2.4.3 Ví dụ

Vụ việc Mỹ đơn phương xóa bỏ các ưu đãi của WTO đối với nhiềunước đang phát triển, cụ thể:

Ngày 11-2-2020, Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) thông báo chính quyền Mỹ đã thu hẹp danh sách các nước đang phát triển và kém phát triển nhất để giảm ngưỡng kích hoạt các cuộc điều tra của Mỹ về việc liệu các nước này có gây tổn hại tới các ngành công nghiệp Mỹ với việc trợ cấp xuất khẩu không công bằng hay không

Với quyết định trên, Mỹ đã xóa bỏ các ưu đãi của nước này đối với một loạt các quốc gia và vùng lãnh thổ đang phát triển (tự coi là nước đang phát triển hoặc được công nhận là nước đang phát triển), bao gồm Albania, Argentina, Armenia, Brazil, Bulgaria, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Colombia, Costa Rica, Gruzia, Ấn Độ, Indonesia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Malaysia, 11

Trang 12

Moldova, Montenegro, Bắc Macedonia, Romania, Singapore, Nam Phi, Hàn Quốc, Thái Lan, Ukraine và Việt Nam.

Trước hành động này của Mỹ, PGS.TS Lê Cao Đoàn, nguyên cán bộ Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, cần hiểu đúng về việc xóa bỏ ưu đãi với các nước đang phát triển của chính quyền Mỹ Ông Trump muốn cảnh báo tất cả các nước phải nỗ lực, làm cho mình mạnh lên để tham gia một cách công bằng vào thị trường Chế độ tối huệ quốc chỉ mang lại lợi ích khi nó hỗ trợ các nước kém phát triển vươn lên thành nước phát triển Nếu cứ tiếp tục ỷ lại và cứ khai thác một cách bừa bãi, các nước không thể phát triển, thậm chí trở nên thụ động, trì trệ.

2.5 Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ

2.5.1 Định nghĩa

Tương tự hành vi pháp lý đơn phương, nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ không được quy định trong danh sách nguồn tại điều 38(1) Quy chế Tòa ICJ Điều luật này coi phán quyết của Tòa và học thuyết của các học giả là phương tiện bổ trợ để xác định quy phạm luật quốc tế Quy định này ngày càng không đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn quốc tế, do đó, khi Tòa án quốc tế được thành lập, nhiều nội dung của Quy chế pháp viện thường trực đã được chuyển tải vào Quy chế của Tòa, là các nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ.

Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ là quyết định do các tổ chức quốc tế hoặc cơ quan của các tổ chức này đưa ra trong phạm vi quyền hạn của mình, nhằm hỗ trợ giải thích, giải quyết một số vấn đề của luật quốc tế hoặc vụ việc quốc tế Các quyết định này thể hiện ý chí của tổ chức quốc tế đó và các quốc gia thành viên của tổ chức, tính phổ quát của quyết định càng cao thì tính đại diện của ý chí chung đó càng cao

12

Ngày đăng: 09/04/2024, 15:42

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan