Chương 1 khái luận chung về luật quốc tế

19 0 0
Chương 1 khái luận chung về luật quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾA KHÁI NIỆM VỀ LUẬT QUỐC TẾ

1 Định nghĩa

Luật quốc tế là một hệ thống pháp luật độc lập, bao gồm tổng thể những

nguyên tắc và những quy phạm pháp luật quốc tế, do chính các chủ thể của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ nhiều mặt (trong đó chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể của Luật quốc tế với nhau LQT được bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp cưỡng chế cá thể hoặc tập thể do chính các chủ thể của Luật quốc tế thi hành.

2 Đặc điểm của Luật quốc tếa) Đối tượng điều chỉnh

Điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng…(chủ yếu điều chỉnh các quan hệ về chính trị) và các quan hệ này phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế trong đời sống quốc tế

b) Chủ thể

- Chủ thể của luật quốc tế là những thực thể đáp ứng được các điều kiện do luật quốc tế quy định khi tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế Chủ thể của luật quốc tế phải là những thực thể tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế và có khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế do chính hành vi của mình gây ra.

- Chủ thể của LQT bao gồm:

❖ QUỐC GIA: là chủ thể chủ yếu, cơ bản và quan trọng nhất

*Các yếu tố cấu thành quốc gia (theo Điều 1 Công ước Montevideo 1933):+ Lãnh thổ xác định ( tức là lãnh thổ cụ thể, vị trí địa lý cụ thể): một

quốc gia không thể tồn tại nếu không có lãnh thổ, Luật quốc tế không quy định kích thước lãnh thổ tối thiểu của 1 quốc gia, lãnh thổ quốc gia không đòi hỏi phải xác định rõ ràng và không có tranh chấp, lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất gồm vùng đất, vùng trời, vùng nước, lòng đất…

+ Dân cư ổn định: là một cộng đồng người cư trú thường xuyên ổn định

trong một khu vực địa lý nhất định (có thể có người nước ngoài nhưng người nước ngoài du lịch không được tính là dân cư).

+ Chính phủ: đại diện hợp pháp cho quốc gia trong quan hệ quốc tế và

thực thi quyền lực trên lãnh thổ của quốc gia

+ Khả năng tham gia vào quan hệ với các chủ thể khác của LQT: hoàn

toàn tự do về mặt ý chí mà không bị phụ thuộc vào chủ thể khác

*Công nhận quốc tế đối với quốc gia

+ Khái niệm: Công nhận quốc tế đối với quốc gia là một hành vi chính trị-pháp lý của quốc gia công nhận dựa trên các nền tảng nhất định nhằm

Trang 2

thừa nhận sự tồn tại của một thành viên mới trong cộng đồng quốc tế, thông qua đó thể hiện ý định muốn thiết lập các quan hệ bình thường và ổn định với đối tượng được công nhận.

+ Thể loại: công nhận quốc gia mới thành lập và công nhận chính phủ mới thành lập

+ Hình thức: công nhận de jure, công nhận de facto và công nhận ad hoc + Phương pháp:

● Công nhận minh thị (rõ ràng, minh bạch)

● Công nhận mặc thị (ngầm, không có tuyên bố chính thức) + Hệ quả pháp lý:

● Tạo điều kiện cho bên được công nhận tham gia tích cực vào các quan hệ quốc tế, được hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ ● Tạo điều kiện thuận lợi để các bên thiết lập các quan hệ nhất

định với nhau

❖ TỔ CHỨC QUỐC TẾ LIÊN CHÍNH PHỦ

- Tổ chức quốc tế liên chính phủ là thực thể liên kết chủ yếu giữa các quốc gia độc lập, có chủ quyền, có quyền năng chủ thể riêng biệt và một hệ thống cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phù hợp để thực hiện quyền năng đó theo đúng mục đích, tôn chỉ của tổ chức.

(Ví dụ: LIÊN HỢP QUỐC: là tổ chức lớn nhất trên thế giới, được các quốc gia thành lập thông qua Hiến chương LHQ, gồm 6 cơ quan:

+ Đại hội đồng

+ Hội đồng bảo an: gồm 15 nước, trong đó có 5 nước thường trực (Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc) và 10 nước không thường trực

+ Hội đồng KT-XH + Hội đồng quản thác + Ban thư ký

+ Toà án quốc tế

(Mục đích lớn và quan trọng nhất là duy trì hoà bình an ninh thế giới, bảo vệ quyền con người, khuyến khích MQH hữu nghị giữa các QG, trở thành trung tâm phối hợp hành động các QG)

- Đặc điểm:

+ Thành viên chủ yếu là các quốc gia

+ Được thành lập và hoạt động trên cơ sở 1 điều ước quốc tế + Có mục đích nhất định

+ Có quyền năng chủ thể riêng biệt - Phân loại:

+ Căn cứ vào thành viên: tổ chức có thành viên chỉ là các quốc gia và tổ chức có thành viên bao gồm cả các chủ thể khác của LQT

Trang 3

+ Căn cứ vào phạm vi hoạt động: tổ chức quốc tế khu vực, tổ chức quốc tế liên khu vực, tổ chức quốc tế toàn cầu

+ Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động: tổ chức quốc tế phổ cập và tổ chức quốc tế chuyên môn

❖ CÁC DÂN TỘC ĐANG ĐẤU TRANH GIÀNH QUYỀN TỰ QUYẾT: là

chủ thể khá phổ biến trong thời kỳ giải phóng thuộc địa

Không phải bất cứ cộng đồng nào cũng được coi là “dân tộc” và có quyền “tự

quyết” để trở thành chủ thể của luật quốc tế; mà để được xem là dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết trong LQT phải thoả mãn các điều kiện sau:

+ Bị nô dịch từ 1 quốc gia hay 1 dân tộc khác

+ Tồn tại trên thực tế một cuộc đấu tranh (chống chế độ thuộc địa; phân biệt chủng tộc ) với mục đích thành lập một quốc gia độc lập;

+ Có cơ quan lãnh đạo phong trào đại diện cho dân tộc đó trong quan hệ quốc tế

❖ CÁC CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT: toà thánh Vatican, HongKong, Đài Loan, Ma

c) Phương thức hình thành (trình tự xây dựng các QPPL quốc tế)

- Luật quốc tế không có cơ quan lập pháp chung

- Các quy phạm pháp luật quốc tế được hình thành trên cơ sở thỏa thuận của các chủ thể

d) Phương thức thực thi và đảm bảo thi hành ( các biện pháp đảm bảo thực thi LQT)

- Luật quốc tế không có bộ máy cưỡng chế thi hành chuyên nghiệp

- Các quy định của luật quốc tế được đảm bảo thi hành trên cơ sở tự nguyện

- Là công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của mỗi chủ thể của luật quốc tế trong quan hệ quốc tế.

- Là công cụ, là nhân tố quan trọng nhất để bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế - Thúc đẩy cộng đồng quốc tế phát triển theo hướng ngày càng tiến bộ hơn - Thúc đẩy việc phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác

nhau

B CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

Trang 4

1 Khái niệm về các nguyên tắc cơ bản của LQT

- Định nghĩa: Các nguyên tắc cơ bản của LQT là tổng thể các quy phạm mang

tính bao trùm và có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế, mang tính bắt buộc chung đối với các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật quốc tế và được áp dụng trong mọi điều kiện, hoàn cảnh và trong mọi lĩnh vực của quan hệ quốc tế

- Cơ sở pháp lý: Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên bố 19702 Hệ thống các nguyên tắc cơ bản của LQT: bao gồm 7 nguyên tắc

- Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia

- Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế - Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế

- Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác - Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau

- Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết

- Nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta Sunt servanda)

3 Nội dung các nguyên tắc cơ bản của LQT

a) Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc giaNội dung nguyên tắc:

- Các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý

- Được hưởng các quyền cơ bản, có quyền tự do lựa chọn và phát triển - Có nghĩa vụ tôn trọng quyền của quốc gia khác

- Có quyền toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị - Tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế, chung sống hoà bình

b) Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế*Nội dung nguyên tắc:

- Cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để chống lại sự toàn vẹn lãnh

thổ của các quốc gia khác.

- Cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để chống lại nền độc lập chính trị của các quốc gia khác.

- Cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế

- Cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để xâm lược các quốc gia khác.

- Cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để ngăn cản các dân tộc thực hiện quyền tự quyết của mình

Trang 5

- Cấm tổ chức, khuyến khích, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia các cuộc nội chiến hay các hành vi khủng bố tại các quốc gia khác.

- Cấm tổ chức hoặc giúp đỡ các băng đảng vũ trang, nhóm vũ trang, lính đánh thuê đột nhập vào phá hoại lãnh thổ quốc gia khác

- Cấm tuyên truyền chiến tranh xâm lược.

* Ngoại lệ:

- Quyền tự vệ cá thể hoặc tập thể (Điều 51 Hiến chương Liên Hiệp Quốc).

- Tham gia vào lực lượng liên quân giữ gìn hoà bình của LHQ (Điều 43 Hiến chương LHQ)

- Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập (Nguyên tắc Quyền dân tộc tự quyết)

c) Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế*Nội dung nguyên tắc:

- Khi có tranh chấp, các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết bằng các biện pháp

hòa bình (Khoản 3 Điều 2, Khoản 1 Điều 33 Hiến chương Liên Hiệp Quốc) - Giải quyết tranh chấp phải trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác.

d) Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác*Nội dung nguyên tắc:

- Nghiêm cấm việc một quốc gia dùng hình thức can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp để buộc các quốc gia khác phải phụ thuộc vào mình

- Việc tổ chức hoặc khuyến khích, giúp đỡ các nhóm vũ trang hoạt động phá hoại, khủng bố trên lãnh thổ nước khác nhằm lật đổ chính quyền hay can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ của các quốc gia đó cũng bị cấm

- Tất cả các quốc gia trên thế giới đều có quyền tự do lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà không có sự can thiệp từ bên ngoài

*Ngoại lệ:

- Xung đột vũ trang nội bộ ở quốc gia mức độ nghiêm trọng hoặc đe dọa hòa bình an ninh quốc tế

- Có sự vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của con người như: phân biệt chủng tộc, diệt chủng hoặc vi phạm các nghĩa vụ pháp lý quốc tế quan trọng khác mà sự vi phạm này có thể đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế như: sản xuất, tàng trữ, sử dụng, mua bán, chuyển giao, thử vũ khí hạt nhân.

(Biện pháp can thiệp Điều 41, 42 Hiến chương LHQ)

e) Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau*Nội dung nguyên tắc:

- Các quốc gia phải hợp tác với các quốc khác trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế

Trang 6

- Các quốc gia phải hợp tác để khuyến khích sự tôn trọng chung và tuân thủ quyền con người.

- Các quốc gia phải tiến hành quan hệ quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, thương mại và kỹ thuật, công nghệ theo các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

- Các quốc gia thành viên LHQ phải thực hiện các hành động chung hay riêng trong việc hợp tác với LHQ theo quy định của Hiến chương.

- Các quốc gia phải hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa, khoa học, công nghệ nhằm khuyến khích sự tiến bộ về văn hóa, giáo dục, phát triển kinh tế trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển.

f) Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết*Nội dung nguyên tắc:

Nguyên tắc này tuyên bố quyền của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc trong việc thành lập quốc gia độc lập; tự lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội cho dân tộc mình; sử dụng mọi biện pháp cần thiết dành độc lập; tự giải quyết các vấn đề đối nội, đối ngoại; tự lựa chọn con đường phát triển.

g) Nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta Sunt servanda)*Nội dung nguyên tắc:

- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện tận tâm, thiện chí, đầy đủ nghĩa vụ mà mình đã cam kết phù hợp với Hiến chương LHQ; tuyệt đối tuân thủ việc thực hiện nghĩa vụ Điều ước QT;

- Không được viện dẫn Pháp luật Quốc gia để từ chối thực hiện nghĩa vụ, không ký kết các Điều ước quốc tế mâu thuẫn, không đơn phương ngừng thực hiện và xem xét lại Điều ước quốc tế; cắt đứt quan hệ ngoại giao và lãnh sự không ảnh hưởng.

*Ngoại lệ:

- Điều ước hoặc cam kết có nội dung trái với mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế

- Khi ký kết các điều ước quốc tế, các bên đã vi phạm các quy định của pháp luật quốc gia về trình tự, thủ tục và thẩm quyền ký kết.

- Khi hoàn cảnh đã thay đổi 1 cách cơ bản (VD: khi 1 QG có cuộc đảo chính lật đổ chính quyền, chính phủ mới lên thay tuyên bố huỷ các điều ước mà chính phủ cũ đã ký kết)

- Khi các bên vi phạm nghĩa vụ của mình - Khi xảy ra chiến tranh

C MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT QUỐC GIA1 Sự tác động của Luật quốc gia đối với Luật quốc tế

- Cơ sở, nền tảng để hình thành và phát triển - Tác động và thúc đẩy phát triển

- Công cụ, phương tiện thực thi

Trang 7

2 Sự tác động của Luật quốc tế đối với Luật quốc gia

- Giúp phát triển theo hướng tiến bộ hơn

- Công cụ, phương tiện thực thi chính sách đối ngoại

- Trường hợp LQG có quy định khác, áp dụng Luật quốc tế

➢ CÂU HỎI:

*Hãy cho biết Luật quốc tế là gì? Phân tích các đặc trưng của LQT?

❖ Luật quốc tế là một hệ thống pháp luật độc lập bao gồm tổng thể các nguyên

tắc và những quy phạm pháp luật quốc tế, do chính các chủ thể của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm điều chỉnh các mối quan hệ nhiều mặt (trong đó chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể của Luật quốc tế với nhau và được bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp cưỡng chế cá thể hoặc tập thể do chính các chủ thể của Luật quốc tế thi hành.

❖ Đặc trưng của Luật quốc tế:

- Về trình tự xây dựng các quy phạm của Luật quốc tế:

Thỏa thuận là phương thức duy nhất để hình thành hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế Sự thỏa thuận này được thể hiện bằng hình thức ký kết các Điều ước quốc tế hoặc công nhận các Tập quán quốc tế Một trong các Điều ước quốc tế để giải quyết mối quan hệ của Luật quốc tế hiện nay là Hiến chương Liên hợp quốc.

- Đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế:

Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế là những quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau VD: Quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại, lãnh thổ, biên giới, ngoại giao, lãnh sự, Nếu một bên là quốc gia một bên là cá nhân thì không phải là đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế bởi vì cá nhân không phải là chủ thể của Luật quốc tế.

- Chủ thể của Luật quốc tế:

Chủ thể của Luật quốc tế là các quốc gia, các tổ chức quốc tế liên chính phủ và các thực thể khác Chủ thể của Luật quốc tế là những thực thể có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế độc lập, đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế, có khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý do hành vi của mình gây ra (Thực thể khác: các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết và một số vùng lãnh thổ có quy chế đặc biệt)

* Quốc gia:

Theo Điều 1 Công ước Montevideo

Một thực thể là quốc gia Khi có đầy đủ 4 yếu tố: lãnh thổ xác định; dân cư ổn định; có chính phủ; có khả năng thực hiện quan hệ với các quốc gia khác - Lãnh thổ xác định: Lãnh thổ là một phần bề mặt của trái đất bao gồm vùng đất

vùng nước vùng trời vùng lòng đất Lãnh thổ quốc gia không nhất định phải

Trang 8

liền với một châu lục, không giới hạn diện tích nhỏ hay lớn Quốc gia phải làm chủ được lãnh thổ đó.

- Có dân cư ổn định dân cư: là một cộng đồng người cư trú thường xuyên ổn định trong một khu vực địa lý nhất định (có thể có người nước ngoài nhưng người nước ngoài du lịch không được tính là dân cư).

- Có chính phủ: vai trò của chính phủ thể hiện qua

+ Đối nội: quản lý điều hành các công việc nội bộ của quốc gia + Đối ngoại đại diện cho quốc gia tham gia vào các quan hệ quốc tế - Có khả năng thực hiện quan hệ với các quốc gia khác: thực thể được công nhận

là quốc gia khi có khả năng tham gia, thiết lập, các quan hệ quốc tế với các quốc

* Các tổ chức liên Chính phủ:

Tổ chức quốc tế liên chính phủ là tổ chức mà thành viên là các quốc gia được thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế có quyền năng chủ thể riêng biệt và cơ cấu tổ chức phù hợp để thực hiện các quyền năng đó.

VD: Liên hợp quốc, WTO, EU, ASEAN,

* Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết và các thực thể pháp lý đặc biệt:

Để được xem là một dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết thể thỏa mãn các điều kiện cần và đủ sau:

+ Là dân tộc thuộc địa.

+ Là dân tộc thuộc địa là dân tộc sống dưới chế độ phân biệt chủng tộc + Là dân tộc sống dưới sự thống trị của nước ngoài.

+ Dân tộc đó phải đứng lên đấu tranh giành độc lập.(Có cơ quan lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc).

*Thực thể pháp lý đặc biệt: toà thánh Vatican, HongKong, Đài Loan, Ma Cao…- Phương thức đảm bảo thực thi và tuân thủ pháp luật quốc tế:

Phụ thuộc vào sự tự nguyện của các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế trường hợp không tự nguyện thi hành và còn có sự cưỡng chế để đảm bảo việc thực thi pháp luật quốc tế thì sẽ do chính các quốc gia các chủ thể khác của luật quốc tế thực hiện.

*Hãy chứng minh tại sao Luật quốc tế là 1 hệ thống pháp luật độc lập?

Luật quốc tế là 1 hệ thống pháp luật độc lập vì nó có 4 đặc trưng sau: đối tượng điều chỉnh, chủ thể, phương thức hình thành và các biện pháp đảm bảo thực thi Cụ thể:

❖ Đối tượng điều chỉnh: Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế là những quan hệ

giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau VD: Quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại, lãnh thổ, biên giới, ngoại giao, lãnh sự, Nếu một bên là quốc gia một bên là cá nhân thì không phải là đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế bởi vì cá nhân không phải là chủ thể của Luật quốc tế.

Trang 9

❖ Chủ thể của LQT: Chủ thể của Luật quốc tế là các quốc gia, các tổ chức quốc

tế liên chính phủ và các thực thể khác Chủ thể của Luật quốc tế là những thực thể có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế độc lập, đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế, có khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý do hành vi của mình gây ra.

(Thực thể khác: các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết và một số vùng lãnh thổ có quy chế đặc biệt)

* Quốc gia:

Theo Điều 1 Công ước Montevideo: một thực thể là quốc gia Khi có đầy đủ 4 yếu tố: lãnh thổ xác định; dân cư ổn định; có chính phủ; có khả năng thực hiện quan hệ với các quốc gia khác.

- Lãnh thổ xác định: Lãnh thổ là một phần bề mặt của trái đất bao gồm vùng đất vùng nước vùng trời vùng lòng đất Lãnh thổ quốc gia không nhất định phải liền với một châu lục, không giới hạn diện tích nhỏ hay lớn Quốc gia phải làm chủ được lãnh thổ đó.

- Có dân cư ổn định dân cư: là một cộng đồng người cư trú thường xuyên ổn định trong một khu vực địa lý nhất định (có thể có người nước ngoài nhưng người nước ngoài du lịch không được tính là dân cư).

- Có chính phủ: vai trò của chính phủ thể hiện qua

+ Đối nội: quản lý điều hành các công việc nội bộ của quốc gia + Đối ngoại đại diện cho quốc gia tham gia vào các quan hệ quốc tế - Có khả năng thực hiện quan hệ với các quốc gia khác: thực thể được công nhận

là quốc gia khi có khả năng tham gia, thiết lập, các quan hệ quốc tế với các quốc

* Các tổ chức liên Chính phủ:

Tổ chức quốc tế liên chính phủ là tổ chức mà thành viên là các quốc gia được thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế có quyền năng chủ thể riêng biệt và cơ cấu tổ chức phù hợp để thực hiện các quyền năng đó.

VD: Liên hợp quốc, WTO, EU, ASEAN,

* Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết và các thực thể pháp lý đặc biệt:

Để được xem là một dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết thể thỏa mãn các điều kiện cần và đủ sau:

+ Là dân tộc thuộc địa.

+ Là dân tộc thuộc địa là dân tộc sống dưới chế độ phân biệt chủng tộc + Là dân tộc sống dưới sự thống trị của nước ngoài.

+ Dân tộc đó phải đứng lên đấu tranh giành độc lập.(Có cơ quan lãnh đạo không đều giải phóng dân tộc).

*Thực thể pháp lý đặc biệt: toà thánh Vatican, HongKong, Đài Loan, Ma Cao…

Trang 10

❖ Phương thức hình thành: Thỏa thuận là phương thức duy nhất để hình thành

hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế Sự thỏa thuận này được thể hiện bằng hình thức ký kết các Điều ước quốc tế hoặc công nhận các Tập quán quốc tế Một trong các Điều ước quốc tế để giải quyết mối quan hệ của Luật quốc tế hiện nay là Hiến chương Liên hợp quốc.

❖ Các biện pháp đảm bảo thực thi: Phụ thuộc vào sự tự nguyện của các quốc

gia và các chủ thể khác của luật quốc tế trường hợp không tự nguyện thi hành và còn có sự cưỡng chế để đảm bảo việc thực thi pháp luật quốc tế thì sẽ do chính các quốc gia các chủ thể khác của luật quốc tế thực hiện.

*Tại sao Luật quốc tế lại chủ yếu điều chỉnh về các mặt chính trị?

Luật QT điều chỉnh các mối quan hệ rất đa dạng, phong phú nhưng trong đó điều chỉnh các mối quan hệ về mặt chính trị là chủ yếu Vì giữa các mối quan hệ của các quốc gia thì quan hệ chính trị là quan hệ quan trọng nhất Do đó, nếu các mối quan hệ về mặt chính trị được điều chỉnh, thiết lập một cách hoà bình, hữu nghị, hợp tác với nhau thì các mối quan hệ khác cũng sẽ kéo theo và được thiết lập một cách thuận lợi.

*Trình bày về cách thức xây dựng LQT?

Vì Luật quốc tế không có cơ quan lập pháp chung, do đó các quy phạm pháp luật quốc tế được hình thành trên cơ sở thỏa thuận của các chủ thể Thỏa thuận là phương thức duy nhất để hình thành hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế Sự thỏa thuận này được thể hiện bằng hình thức ký kết các Điều ước quốc tế hoặc công nhận các Tập quán quốc tế Một trong các Điều ước quốc tế để giải quyết mối quan hệ của Luật quốc tế hiện nay là Hiến chương Liên hợp quốc.

*Trình bày về đối tượng điều chỉnh của LQT?

Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế là quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau (giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các chủ thể khác của LQT)

VD: Quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại, lãnh thổ, biên giới, ngoại giao, lãnh sự, Nếu một bên là quốc gia một bên là cá nhân thì không phải là đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế bởi vì cá nhân không phải là chủ thể của Luật quốc tế.

*Trình bày về cách thức thi hành LQT?

Vì Luật quốc tế không có bộ máy cưỡng chế thi hành chuyên nghiệp, do đó các quy định của luật quốc tế được đảm bảo thi hành trên cơ sở tự nguyện của các chủ thể của LQT Nếu các bên không tự nguyện thì trong trường hợp cần thiết, có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế cá thể hoặc tập thể (Cưỡng chế cá thể là biện pháp cưỡng chế mà chủ thể bị vi phạm áp dụng đối với chủ thể vi phạm; trong trường hợp chủ thể vi phạm là 1 cường quốc thì sẽ áp dụng cưỡng chế tập thể: 1 nhóm QG hay 1 cộng đồng quốc tế cùng áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với chủ thể vi phạm.)

*Trình bày về mối quan hệ giữa Luật quốc tế và Luật quốc gia?

- Ảnh hưởng của LQG đến LQT:

+ Cơ sở, nền tảng để hình thành và phát triển LQT

Ngày đăng: 14/04/2024, 06:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan