Phân tích mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia, từ đó liên hệ để đánh giá tác động của luật quốc tế đối với quá trình hoàn thiện và phát triển của pháp luật Việt Nam

13 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Phân tích mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia, từ đó liên hệ để đánh giá tác động của luật quốc tế đối với quá trình hoàn thiện và phát triển của pháp luật Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ BÀI: Phân tích mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia, từ đó liên hệ để đánh giá tác động của luật quốc tế đối với quá trình hoàn thiện và phát triển của pháp luật Việt Nam MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 1 Khái niệm luật quốc tế và luật quốc gia 2 2 Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia 2 3 Pháp luật Việt Nam trong mối quan hệ với luật quốc tế 5 4 Tác động của luật quốc tế đối với quá trình hoàn thiện và phát triển của pháp luật Việt Nam 6 KẾT LUẬN 8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9 MỞ ĐẦU Từ khi tiến hành thay đổi đến nay, trải qua hơn 20 năm, nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng và các hoạt động kinh tế, văn hóa, chính trị quốc tế Trong quá trình đó, chúng ta đã ký kết nhiều điều ước quốc tế song phương, đa phương Đặc biệt, với sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, dự báo sẽ có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết, gia nhập Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia cũng như sự tác động qua lại giữa hai phạm trù này không chỉ là vấn đề trung tâm của khoa học pháp lý quốc tế mà còn là vấn đề mang tính thời sự sâu sắc đối với mỗi quốc gia trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và phát triển pháp luật Việc xác định mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia không chỉ có ý nghĩa đối với khoa học pháp lý mà còn đối với thực tiễn áp dụng pháp luật bởi lẽ nó làm thay đổi đáng kể việc giải quyết các tranh chấp Chính vì thế, em đã nghiên cứu đề tài: “Phân tích mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia, từ đó liên hệ để đánh giá tác động của luật quốc tế đối với quá trình hoàn thiện và phát triển của pháp luật Việt Nam” để làm tiểu luận của mình 1 NỘI DUNG 1 Khái niệm luật quốc tế và luật quốc gia Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế Các nước khác nhau sẽ có hệ thống luật pháp khác nhau, để thống nhất sự khác nhau ấy về điểm chung nhằm tăng cường các mối quan hệ ngoại giao trên tất cả các lĩnh vực là yêu cầu công việc chung của những ai thực thi công việc liên quan đến luật quốc tế Luật quốc gia là hệ thống các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban hành theo những trình tự thủ tục và hình thức nhất định Nguồn của pháp luật quốc gia hiện nay bao gồm: - Điều ước quốc tế - Văn bản quy phạm pháp luật - Tập quán pháp - Tiền lệ pháp - Các bản án, quyết định của tòa án, trọng tài quốc tế… 2 Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia Sự tiếp cận khoa học và hiện đại về mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia phải bằng việc làm sáng tỏ cơ sở lý luận, đồng thời chỉ ra được tính chất của sự tác động qua lại giữa hai hệ thống luật với nhau Cơ sở lý luận của mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia được hình thành từ sự thống nhất hai chức năng đối nội và đối ngoại trong hoạt động của nhà nước, từ một số chức năng chung của hai hệ thống luật trong quá trình điều chỉnh các quan hệ pháp luật mà quốc gia là chủ thể; từ việc tham gia vào các quan hệ pháp luật có tính chất khác nhau của nhà nước nhằm phục vụ cho lợi ích quốc gia, dân tộc, đồng thời vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế Do đó không thể có sự tách biệt giữa hai hệ thống luật mà trái lại, khoa học quốc tế thừa nhận giữa luật quốc tế và luật quốc gia có mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại, bổ sung, hỗ trợ nhau cùng phát triển, hay nói cách khác đã tất yếu hình thành mối quan hệ biện chứng giữa hai phạm trù này  Luật quốc gia có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự hình thành và phát triển của luật quốc tế Sự tác động này xảy ra trong quá trình xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế Bởi lẽ bản chất của quá trình này chính là quá trình đưa ý chí quốc gia vào nội dung của luật quốc tế thông qua phương thức thỏa thuận Ý chí này phản ảnh tương quan lực lượng và tương quan lợi ích giữa các quốc gia Bởi lẽ, quốc gia không thể chấp thuận sự ràng buộc của quy phạm luật quốc tế nếu nội dung của sự ràng buộc đó mâu thuẫn với chính sách, pháp luật và lợi ích của quốc gia Vì vậy, lợi ích quốc gia trở thành điều kiện cơ bản cho nhu cầu hợp tác, phát triển luật quốc tế Điều này được thể hiện rõ nhất trong các vấn đề về nhân quyền, phát triển kinh tế, môi trường Cụ thể, có nhiều văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những văn bản pháp luật quốc gia nổi tiếng thế giới như Hiến chương Magna Carta của nước Anh, Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, Tuyên ngôn về quyền con người và dân quyền của nước Pháp…mà trong đó chứa đựng những quy phạm rất tiến bộ, được cộng đồng quốc tế thừa nhận như là những giá trị phổ biến, chung cho toàn nhân loại, vượt ra khỏi phạm vi mọi biên giới quốc gia Cụ thể, nhiều nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về quyền con người như nguyên tắc về bình đẳng, tự do, suy đoán vô tội, xét xử công bằng; quyền dân tộc tự quyết…đều xuất phát từ pháp luật quốc gia Ngoài ra, trong quá trình hình thành và phát triển luật quốc tế, nhiều quy phạm của Luật nhân đạo quốc tế, Luật ngoại giao lãnh sự hay nhiều nguyên tắc của luật quốc tế có nguồn gốc xuất phát từ quan điểm, quan niệm của luật quốc gia  Luật quốc tế có tác động tích cực nhằm phát triển và hoàn thiện luật quốc gia Nếu như sự tác động của pháp luật quốc gia tới pháp luật quốc tế mang tính chất gián tiếp, khó nhận biết, thì ngược lại sự tác động của pháp luật quốc gia tới pháp luật quốc tế được thể hiện một cách rõ ràng và mạnh mẽ Tính chất tác động của luật quốc tế đối với luật quốc gia được đánh giá bằng thực tiễn thực thi nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế, tổ chức quốc tế của quốc gia, thể hiện ở những hoạt động cụ thể, ví dụ nghĩa vụ sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các quy định của luật quốc gia phù hợp với những cam kết quốc tế của chính quốc gia đó Sự tác động này thể hiện rõ nhất ở những lĩnh vực mà ở đó có các quy định của các điều ước quốc tế phổ biến và các quy định của pháp luật quốc gia cùng điều chỉnh Như trong lĩnh vực nhân quyền, khi một quốc gia nào đó đã ký kết Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị thì có thể thấy được sự thay đổi rõ ràng trong các văn bản pháp luật của quốc gia đó về nhân quyền mà trước hết là hiến pháp  Luật quốc tế tác động đến luật quốc gia thông qua vai trò của hệ thống này đối với đời sống pháp lý tại mỗi quốc gia, phản ánh tương quan giữa hai hệ thống khi điều chỉnh những vấn đề thuộc lợi ích phát triển và hợp tác quốc tế của quốc gia Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều ghi nhận những nguyên tắc trong việc ưu tiên áp dụng các quy định của luật quốc tế Bởi lẽ, khi tham gia vào đời sống quốc tế thì giữa các quốc gia phải được đặt trong cùng một hệ quy chiếu và có một mẫu số chung Và điều này đòi hỏi các quốc gia phải luôn hoàn thiện pháp luật và thể chế để phù hợp với các quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế Luật quốc tế góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia, đặc biệt ở các quốc gia có trình độ phát triển thấp hơn về mặt pháp luật vì thông qua quá trình bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật trong nước đã góp phần làm cho hệ thống pháp luật quốc gia ngày càng tiềm cận với các giá trị chuẩn mực, tiến bộ của luật quốc tế Mà tiêu biểu chính là pháp luật quốc tế về quyền con người đã tác động, thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của pháp luật quốc gia về quyền con người Sự hình thành và phát triển của hệ thống văn kiện pháp luật quốc tế về quyền con người kể từ khi Liên hợp quốc được thành lập đã đồng thời thúc đẩy quá trình pháp điển hóa các quyền con người vào hệ thống pháp luật quốc gia Trong hơn một nửa thế kỷ qua, hệ thống pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã được sửa đổi, bổ sung một cách đáng kể theo hướng làm hài hòa với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người Có thể nói, hai hệ thống pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế đều có vị trí “tối cao trong môi trường của mình” Luật quốc tế có chủ thể của riêng mình – các quốc gia và các tổ chức quốc tế Luật quốc gia cũng vậy, chủ thể của nó là Nhà nước và các pháp nhân, cá nhân trên lãnh thổ đó Bên cạnh tính độc lập tác động như vậy, luật quốc tế và luật quốc gia cũng có mối quan hệ gắn bó mật thiết Một trong những biểu hiện của điều này đó là các điều ước quốc tế ngày càng trở thành một nguồn quan trọng của luật các quốc gia, đồng thời luật quốc gia một số nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, phát triển theo chiều hướng tiến bộ Chẳng hạn các điều ước quốc tế về nhân quyền đã tác động tích cực đến sự thay đổi pháp luật về nhân quyền ở các nước còn tồn tại chính sách phân biệt chủng tộc, giới tính… Ngược lại, cũng có rất nhiều quy phạm của luật quốc tế được xây dựng dựa trên các quy phạm pháp luật tiến bộ của một số quốc gia Chẳng hạn như Nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau có xuất phát điểm chính là từ nguyên tắc đối ngoại của Nhà nước tư sản Pháp ; Nguyên tắc dân dân tộc tự quyết được ghi nhận trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, tuyên ngôn của phong trào không liên kết …có nền tảng là Sắc lệnh về hòa bình của Nhà nước Xô Viết hay 3 Pháp luật Việt Nam trong mối quan hệ với luật quốc tế Khác với nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia không được quy định trong Hiến pháp mà nội hàm của nó được phản ảnh thông qua quan hệ thứ bậc giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Điều ước quốc tế năm 2016: “Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp” Như vậy, về hiệu lực pháp lý và vị trí, điều ước quốc tế có hiệu lực thấp hơn Hiến pháp nhưng cao hơn các văn bản quy phạm pháp luật khác Trong trường hợp có sự xung đột giữa điều ước quốc tế và các văn bản quy phạm pháp luật, Việt Nam sẽ ưu tiên áp dụng quy phạm điều ước quốc tế trừ Hiến pháp Hiến pháp với tính cách là đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, do đó có giá trị tối cao so với các điều ước quốc tế Như vậy, có thể thấy luật quốc tế và luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật song song tồn tại, có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung, tác động qua lại lẫn nhau Sự tác động này xét đến cùng đều hướng đến những giá trị, lợi ích mang tính chất quốc gia và quốc tế, nhằm phục vụ tốt hơn đời sống của con người 4 Tác động của luật quốc tế đối với quá trình hoàn thiện và phát triển của pháp luật Việt Nam  Trong lĩnh vực thương mại Trước năm 1986, quan hệ buôn bán của Việt Nam chủ yếu được duy trì với Liên Xô và các nước Đông Âu Sau đổi mới, chúng ta đã mở cửa thị trường, chính thức hòa mình vào nền kinh tế quốc tế Năm 2007, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO Để thích ứng với một môi trường hội nhập mới, chúng ta đã rất nỗ lực trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật Quá trình hoàn thiện pháp luật của nước ta được thực hiện ngay từ khi chưa là thành viên của WTO và đạt được những thành quả đáng khích lệ Đó là sự ra đời của Bộ luật Dân sự 2005 cùng với các văn bản pháp luật quan trọng như Luật Doanh nghiệp 2005, Bộ luật hàng hải, luật hàng không dân dụng Việt Nam, Luật cạnh tranh 2004, Luật đất đai, Luật hải quan, Bộ luật lao động… Đặc biệt Việt Nam đã soạn thảo và ban hành từ năm 2002 những văn bản pháp luật đầu tiên điều chỉnh trực tiếp thương mại quốc tế như pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế và pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam Các văn bản luật khác như pháp lệnh về chống bán phá giá, pháp lệnh về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam cũng được thông qua trong năm 2004 Và kể từ đó đến nay, các luật ngày càng được sửa đổi, bổ sung theo hướng hoàn thiện  Trong lĩnh vực đầu tư Để tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi, một môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp được coi là một bước cải cách mạnh mẽ về môi trường đầu tư của Việt Nam Luật đầu tư được xây dựng trong bối cảnh Việt Nam gấp rút đàm phán gia nhập WTO nên luật ra đời không bị lạc hậu, tương thích với những quy định và cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO Thay thế Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài năm 2000 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998, Luật đầu tư nước ngoài năm 2005 ra đời là cơ sở đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài Và tiếp đó là Luật đầu tư 2014 và hiện nay là Luật đầu tư năm 2020 Bên cạnh đó, Luật doanh nghiệp năm 2005, hiện nay là luật doanh nghiệp 2020 cũng đáp ứng được yêu cầu đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta  Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Việt Nam nộp đơn gia nhập WTO năm 1995, vào thời điểm này hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vận hành chủ yếu trên cơ sở các văn bản dưới luật Đối chiếu với Hiệp định thương mại TRIPS liên quan đến sở hữu trí tuệ, hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam còn nhiều điểm chưa phù hợp Đó chưa phải là một hệ thống đầy đủ và có hiệu quả.Một loạt đối tượng được bảo hộ trong TRIPS chưa được bảo hộ tại Việt Nam: thông tin bí mật, chỉ dẫn địa lý, thiết kế, bố trí mạch tích hợp… Ngay cả những đối tượng được bảo hộ cũng còn nhiều bất cập: thời hạn bảo hộ sáng chế, chưa có cơ chế bảo hộ nhãn hiệu cho các hãng nổi tiếng… Bước khởi đầu có ý nghĩa quan trọng là việc ban hành Bộ luật dân sự 1995 phần VI về quyền sở hữu trí tuệ và quyền chuyển giao công nghệ gồm 61 điều luật Bên cạnh đó Chính phủ cũng ban hành nhiều văn bản như Nghị định số 63/CP (24/10/1996), Nghị định số 54/2000/NĐ-CP, Nghị định số 13/2001/NĐ-CP, Nghị định số 76/CP… hoàn thiện về nội dung và đối tượng bảo hộ của luật sở hữu trí tuệ Bộ luật dân sự 2005 ra đời, trong đó có phần thứ VI quy định các nội dung liên quan đến quyền sơ hữu trí tuệ có phần thu gọn hơn và chỉ bao gồm các quy định có tính chất gốc để điều chỉnh các quan hệ dân sự liên quan đến tài sản trí tuệ so với Bộ luật dân sự 1995 Ngày 29/11/2005, Quốc hội thông qua luật sở hữu trí tuệ KẾT LUẬN Có thể thấy, sau nhiều năm đổi mới, nền kinh tế-xã hội của Việt Nam có những bước chuyển đáng kể với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày càng hội nhập với xu thế phát triển chung của thế giới Đất nước ta tham gia vào quan hệ quốc tế bằng việc đưa ý chí của mình vào các thỏa thuận, ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế Bên cạnh đó, pháp luật quốc tế đã và đang có tác động không nhỏ vào quá trình hoàn thiện và phát triển hệ thống pháp luật của nước ta DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình Luật Hợp đồng thương mại quốc tế / Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Trường Đại học Kinh tế - Luật; 2 Giáo trình Luật Thương mại quốc tế / Trường Đại học Luật Hà Nội; 3 Giáo trình Công pháp quốc tế /Đại học Quốc gia Hà Nội Khoa Luật; 4 Giáo trình Công pháp quốc tế /Trường Đại học Luật Hà Nội; 5 Giáo trình Công pháp quốc tế / Quyển 1 /Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; 6 Tạp chí Luật học.Trường Đại học Luật Hà Nội,Số 2/2003, tr 48 – 53: Mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá; 7 Tạp chí nghiên cứu lập pháp, bài viết: Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia: nhìn từ góc độ hiến pháp trên thế giới và một số gợi mở cho Việt Nam; 8 Tạp chí Nhà nước và Pháp luật.Viện Nhà nước và Pháp luật,Số 4/2002, tr 65 – 72: Mối quan hệ giữa Luật quốc tế và Luật quốc gia trong pháp luật và thực tiễn các nước; ... ? ?Phân tích mối quan hệ luật quốc tế luật quốc gia, từ liên hệ để đánh giá tác động luật quốc tế trình hồn thiện phát triển pháp luật Việt Nam? ?? để làm tiểu luận NỘI DUNG Khái niệm luật quốc tế luật. .. xuất phát từ quan điểm, quan niệm luật quốc gia  Luật quốc tế có tác động tích cực nhằm phát triển hoàn thiện luật quốc gia Nếu tác động pháp luật quốc gia tới pháp luật quốc tế mang tính chất gián... hay Pháp luật Việt Nam mối quan hệ với luật quốc tế Khác với nhiều nước giới, Việt Nam mối quan hệ luật quốc tế luật quốc gia không quy định Hiến pháp mà nội hàm phản ảnh thơng qua quan hệ thứ

Ngày đăng: 12/09/2022, 16:26

Mục lục

    1. Khái niệm luật quốc tế và luật quốc gia

    2. Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia

    Luật quốc tế có tác động tích cực nhằm phát triển và hoàn thiện luật quốc

    3. Pháp luật Việt Nam trong mối quan hệ với luật quốc tế

    4. Tác động của luật quốc tế đối với quá trình hoàn thiện và phát triển của pháp luật Việt Nam

    Trong lĩnh vực đầu tư

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...