1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thảo luận phần 1 khái quát chung về tàichính công và pháp luật tài chínhcông 1

23 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khái Quát Chung Về Tài Chính Công Và Pháp Luật Tài Chính Công
Tác giả Phan Ngọc Minh Thư, Đào Thị Hoài Thương, Nguyễn Ngọc Khánh Trân, Phùng Thị Huyền Trân, Nguyễn Thị Thùy Trang, Phạm Minh Trí, Kiều Mỹ Uyên, Lê Nhã Uyên, Nguyễn Lê Vy, Nguyễn Thị Thảo Vy, Trịnh Thị Yến Vy
Người hướng dẫn ThS. Danh Phạm Mỹ Duyên
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Thương Mại
Thể loại Thảo Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,26 MB

Nội dung

Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do nhà nước tiến hành, nó phản ánh các hoạt động kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công nhằm phục vụ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

Lớp TM47.4

THẢO LUẬN

PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀICHÍNH CÔNG VÀ PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH

CÔNG Bộ môn: Tài chính công

Giảng viên: ThS Danh Phạm Mỹ Duyên

Trang 3

MỤC LỤC

1 Thế nào là tài chính công? Phân biệt tài chính công và tài chính tư? 3 2 Thế nào là pháp luật tài chính công? Trình bày các đặc trưng của pháp luật tài chính công? 4 3 Nguồn của pháp luật tài chính công là gì? Việt Nam tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành nguồn luật tài chính công? 5 4 Thế nào là phân cấp quản lý tài chính công? Trình bày vai trò của hoạt động phân cấp quản lý tài chính công? 6 5 Bội chi NSNN là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định tỷ lệ bội chi NSNN hàng năm? Tại sao? 7 6 Trình bày các giải pháp khắc phục bội chi NSNN? 8 7 Phân biệt đơn vị dự toán NSNN và các cấp NSNN? 10 8 Trình bày hệ thống NSNN của nước ta hiện nay Phân tích mối quan hệ giữa các cấp ngân sách trong hệ thống NSNN? 12 9 Trình bày quy trình lập, phê chuẩn dự toán NSNN và việc triển khai để tổ chức thực hiện dự toán NSNN hàng năm? 15 10 Việc điều chỉnh dự toán NSNN được thực hiện trong những trường hợp nào? Trình bày quy trình điều chỉnh dự toán NSNN? 17

Trang 4

1 Thế nào là tài chính công? Phân biệt tài chính công và tài chính tư?

Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do nhà nước tiến hành, nó phản ánh các hoạt động kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công nhằm phục vụ thực hiện các chức năng của nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội

+ Giống nhau: Đều thuộc về phạm trù tài chính Đó là hệ thống các quỹ tiền tệ được hình thành trong quá trình phân phối và phân phối lại của cải của xã hội dưới dạng giá trị và được chi dùng cho hoạt động kinh tế, chính trị XH của đất nước

+ Khác nhau:

Về sở hữu Là loại hình tài chính thuộc sở hữu

của nhà nước

Là loại hình tài chính thuộc sở hữu của cá nhân

Về tính chất

Phục vụ cho các lợi ích chung, lợi ích công cộng của toàn xã hội, của quốc gia hoặc tuyệt đại đa số nhân dân

Phục vụ cho các lợi ích, nhu cầu riêng, mang tính cá thể

Về mục đích

Không nhằm mục đích thu lợi nhuận, tài chính công được sử dụng cho các hoạt động thuộc về các chức năng vốn có của Nhà nước đối với xã hội, trong đó đặc biệt là thực hiện chức năng của Nhà nước và cung ứng các dịch vụ công

Nhằm mục đích thu lợi nhuận, phục vụ cho kinh doanh cá thể, thu về và thuộc về sở hữu cá nhân

Nội dung

Phản ánh quá trình hình thành và sử dụng hệ thống các quỹ tiền tệ thông qua quá trình phân phối lại của cải của xã hội dưới dạng giá trị

Phản ánh quá trình hình thành và sử dụng tiền tệ, của cải của cá nhân dưới dạng giá trị

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Bản chất

- Mang tính chính trị - Mang tính lịch sử

- Tài chính công không được bồi hoàn trực tiếp và không bị chi phối bởi các lợi ích cá biệt

- Mang tính cá thể - Mang tính cụ thể, cá biệt - Có thể hoàn trả trực tiếp

Nguồn vốn

Từ sự đóng góp không hoàn trả của cá nhân, tổ chức trong xã hội dưới hình thức thuế và các hình thức khác, sau đó, nguồn vốn này được phân bố lại cho xã hội.

Đa số được điều chỉnh bởi Luật Ngân sách nhà nước, Luật thuế

Đa số được điều chỉnh bởi Luật Dân sự, Luật thương mại,

Thu chi

Theo quy định của pháp luật và sự

quản lý nhà nước Tùy vào mục đích, kế hoạch kinh doanh của mỗi người

2 Thế nào là pháp luật tài chính công? Trình bày các đặc trưng của pháp luật tàichính công?

Pháp luật tài chính công là tập hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động tài chính của Nhà nước.

+ Phạm vi điều chỉnh:

Trang 6

Nhóm quan hệ phân cấp quản lý tài chính công: Điều chỉnh quyền và nghĩa vụ

của các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện phân cấp quản lý nguồn lực tài chính công

Nhóm quan hệ tạo lập các nguồn quỹ tài chính công (thu): Thiết lập cơ sở pháp

lý để tạo lập các nguồn quỹ tài chính

Nhóm quan hệ, phân phối, sử dụng các nguồn quỹ tài chính công (chi): Phân

phối các nguồn quỹ tài chính nhằm phục vụ cho các mục tiêu của nhà nước + Phương pháp điều chỉnh:

Phương pháp mệnh lệnh: Thể hiện mối quan hệ bất bình đẳng giữa các chủ thể

tham gia trong quan hệ pháp luật tài chính công Theo đó, một bên nhân danh nhà nước có quyền ra lệnh buộc chủ thể kia phải thực hiện những hành vi nhất định VD: Quan hệ thu thuế, phí, lệ phí.

Phương pháp bình đẳng, thỏa thuận: Thể hiện mối quan hệ bình đẳng về địa vị

pháp lý các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật tài chính công Sự bình đẳng thể hiện ở quyền và nghĩa vụ tài chính mà các bên thực hiện hoặc trong trường hợp các bên không phải thực hiện nghĩa vụ và thể hiện quyền tự quyết trong khuôn khổ pháp luật tài chính: quan hệ vay nợ, quan hệ mua sắm tài sản.

3 Nguồn của pháp luật tài chính công là gì? Việt Nam tăng cường hội nhập kinhtế khu vực và quốc tế ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành nguồn luật tàichính công?

Là tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong và ngoài

NSNN Cụ thể:

+ Các quy định về Ngân sách nhà nước: thuế, phí, lệ phí,

+ Các quy định về chế độ kế toán, tài chính, gồm pháp luật kế toán, kiểm toán, + Các quy định về thanh tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.

Trang 7

+ Một là, làm cho nguồn luật tài chính công thay đổi sao cho phù hợp với quá trình hội

nhập Chẳng hạn như, khi Việt Nam gia nhập một tổ chức quốc tế sẽ hình thành những khoản thu - chi khác nhau, từ đó dẫn đến việc Nhà nước phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh những khoản thu - chi mới

+ Hai là, nguồn luật tài chính công sẽ không ngừng được hoàn thiện, tiến bộ và ngày

càng phong phú hơn nhằm đáp ứng được đòi hỏi của thị trường ngày càng lớn mạnh và cạnh tranh

4 Thế nào là phân cấp quản lý tài chính công? Trình bày vai trò của hoạt độngphân cấp quản lý tài chính công?

là hoạt động của hệ thống các cơ quan nhà nước tác động vào quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của nhà nước.

: là việc phân bổ theo pháp luật trách nhiệm, quyền hạn quản lí qua các hoạt động của hệ thống các cơ quan nhà nước cho các cấp chính quyền nhà nước để họ có quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm quản lý tài chính công của mình nhằm bảo đảm giải quyết các nhiệm vụ quan trọng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các địa phương = phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, phân chia quyền và trách nhiệm của các cấp trong việc quản lý nguồn ngân sách của mình

+ quản lý hiệu quả hơn

+ giúp các địa phương phát triển thế mạnh của mình+ tạo điều kiện cho nền kinh tế vĩ mô phát triển

+ Một là, đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước Khai thác

động viên và tập trung các nguồn tài chính để đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho các nhu cầu chi tiêu đã được Nhà nước dự tính cho từng thời kỳ phát triển Phân phối các nguồn tài chính đã tập trung được vào tay Nhà nước cho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước theo những quan hệ tỷ lệ hợp lý Bên cạnh đó còn kiểm tra giám sát để đảm bảo cho các nguồn tài chính đã phân phối được sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm và có

Trang 8

hiệu quả nhất.

+ Hai là, đối với quản lý hành chính nhà nước Việc phân cấp quản lý tài chính công

là công cụ cần thiết khách quan để phục vụ cho việc phân cấp quản lý hành chính và có tác động quan trọng đến hiệu quả của quản lý hành chính từ trung ương đến địa phương.

+ Ba là, đối với điều hành nền kinh tế vĩ mô Phân cấp quản lý tài chính công hợp lý

không chỉ đảm bảo phương tiện tài chính cho việc duy trì phát triển hoạt động của các cấp chính quyền nhà nước từ trung ương đến các địa phương mà còn tạo điều kiện phát huy được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng địa phương trong cả nước Từ đó góp phần điều tiết sự phát triển của nền kinh tế nhằm đạt tới ổn định, hiệu quả và công bằng.

5 Bội chi NSNN là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định tỷ lệ bội chi NSNNhàng năm? Tại sao?

+ Bội chi NSNN bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương (khoản 1 Điều 4 Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015).

+ Bội chi NSNN là một thuật ngữ kinh tế chỉ tổng số thu lớn hơn tổng số chi trong năm ngân sách Đây còn là biểu hiện tình trạng lành mạnh và ổn định của ngân sách Nhà nước nhằm tạo cơ sở để tăng cường dự trữ tài chính của quốc gia Có thể kết luận rằng bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp từ các nguồn vay và việc vay bù đắp cho bội chi ngân sách nhà nước sẽ chỉ sử dụng cho việc đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên

Quốc hội.

(Theo điểm c khoản 5 Điều 7 và khoản 4 Điều 19 Luật Ngân sách Nhà nước năm2015) Hội đồng nhân dân đề xuất

Trang 9

- Bội chi ngân sách khi kéo dài làm rối loạn lưu thông tiền tệ và giá cả Từ đó dẫn đến sự xuất hiện của lạm phát ảnh hưởng đến quá trình tái sản xuất nền kinh tế Tiến độ bổ trợ nguồn vay bù đắp cho bội chi ngân sách nhà nước và làm gia tăng thuế, lệ phí sẽ là những hậu quả có thể xảy ra Điều này sẽ ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của các tầng lớp nhân dân

- Việc Quốc hội là cơ quan quyết định tỷ lệ bội chi là hoàn toàn hợp lý vì đây là cơ quan đứng đầu Nhà nước và đại diện cho nhân dân cũng như có trọng trách quyết định lợi ích kinh tế chung cũng như làm điều hòa mâu thuẫn của các giai cấp trong xã hội Thêm vào đó, Nhà nước còn là chủ thể thường xuyên tham gia vào quan hệ tài chính công nên việc đáp ứng lợi ích chung cho xã hội là cần thiết.

6 Trình bày các giải pháp khắc phục bội chi NSNN?

- Một là, Nhà nước phát hành thêm tiền Giải pháp này đơn giản dễ thực hiện nhưng sẽ

gây ra lạm phát nếu Nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp NSNN, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội - chính trị Thực tế chúng ta đẩy mạnh phát hành thêm trái phiếu chính phủ và vay nợ nước ngoài để bù đắp bội chi, điều này góp phần tích cực trong việc kiềm chế lạm phát Tuy nhiên trong trường hợp nền kinh tế suy thoái, mức độ lạm phát không cao thì việc phát hành thêm tiền cần phải được tiến hành nhằm trang trải mục tiêu trước mắt là có tiền để tiến hành các chương trình đầu tư phát triển, để tăng lương theo kế hoạch, bù đắp bội chi Việc phát hành tiền ở mức độ và thời điểm hợp lý sẽ tạo ra mức lạm phát nhẹ, kích tiêu dùng, giảm gánh nặng về nghĩa vụ trả nợ của nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế

- Hai là, vay nợ cả trong và ngoài nước Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo theo

vấn đề phụ thuộc nước ngoài cả về kinh tế lẫn chính trị và còn làm giảm dự trữ ngoại hồi khi trả nợ, làm cạn dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá Còn vay nợ trong nước sẽ làm tăng lãi suất và vòng nợ – trả lãi - bội chi sẽ làm tăng mạnh các khoản nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của NSNN Việc sử dụng khoản vay chỉ nên đầu tư phát triển như: đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do trung ương quản lý, đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước, chi bổ sung dự trữ nhà nước và các khoản chi

Trang 10

khác theo quy định của pháp luật.

- Ba là, tăng các khoản thu Tăng thu ngân sách nhà nước bằng biện pháp tích cực khai

thác mọi nguồn thu, thay đổi và áp dụng các sắc thuế mới, nâng cao hiệu quả thu Tuy nhiên, cần lưu ý khi tăng thu vẫn phải chú ý khuyến khích các ngành, vùng trọng điểm để tạo lực đẩy cho nền kinh tế và phải xác định cái gốc cơ bản là phải tăng thu ngân sách nhà nước bằng chính sự tăng trưởng kinh tế Thu từ thuế là khoản thu chiếm tỉ trọng chủ yếu trong NSNN Việc tăng các khoản thu đặc biệt là thuế sẽ góp phần bồi đắp sự thâm hụt và bội chi NSNN Thu đúng và đủ thuế sẽ góp phần khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển, bảo đảm phát triển kinh tế xã hội Tuy nhiên, việc tăng thu này cần phải đúng và đủ theo quy định của pháp luật, nếu không sẽ gây ra hậu quả tăng giá cả hàng hóa gây ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, nghiêm trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp

- Bốn là, triệt để tiết kiệm các khoản chi Đây là một giải pháp tuy mang tính tình thế nhưng vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia khi xảy ra tình trạng bội chi NSNN và xuất hiện lạm phát Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công là chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả để tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm trí không đầu tư Mặt khác, bên cạnh việc tiết kiệm các khoản đầu tư công, những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũng cần phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết Cắt giảm được các khoản như chi phí quản lý, mua sắm trang bị Còn tiết kiệm chi cho nhu cầu thường xuyên (chủ yếu chi cho con người) về hoạt động bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương là không đáng kể Vấn đề cắt giảm chi trả nợ trong nước là điều không thể thực hiện được, khoản nợ nước ngoài đến hạn thì nhà nước phải trả, kể cả các khoản vốn của các tổ chức tài chính, tiền tệ thế giới cho quốc gia vay với lãi suất thấp, ưu đãi để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, việc cắt giảm chi tiêu dùng cho kinh tế – văn hóa – xã hội cũng có giới hạn nhất định Cắt giảm chi tích lũy cho đầu tư phát triển là điều dễ mâu thuẫn với yêu cầu tăng trưởng kinh tế – xã hội Vậy chỉ cắt giảm được các nhu cầu đầu tư chưa thực sự cần thiết, các dự án chưa có điều kiện khả thi, không nên đầu tư vốn một cách dàn trải, mà cần đầu tư những dự án, những công trình trọng điểm và then chốt.

Trang 11

- Năm là, tăng cường vai trò quản lý của cơ quan Nhà nước Tăng cường vai trò quản

lý của nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế Để thực hiện vai trò của mình, nhà nước sử dụng một hệ thống chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác động và đời sống kinh tế – xã hội nhằm giải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội, nhất là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi lạm phát là một vấn nạn của tất cả các nước trên thế giới thì việc tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với quản lý NSNN nói chung và xử lý bội chi NSNN nói riêng là vô cùng cấp thiết

=> Vậy, giải pháp để có nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước hợp lý là kết hợp tăng thu, giảm chi và các nguồn vay nợ trong và ngoài nước.

7 Phân biệt đơn vị dự toán NSNN và các cấp NSNN?

là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Ngân sách nhà nước được chia thành cấp ngân sách trung ương và cấp ngân sách địa phương

là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp

trung ương (khoản 15 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015).

là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương

(khoản 13 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015).

Đơn vị dự toán ngân sách là cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách, thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w