1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài pháp luật quốc tế và một số quốc gia về chuyển đổi giới tính và kinh nghiệm cho việt nam

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Đặc biệt trong vấn đề về quyền nhân thân của con người, quyền xác định lại giới tính cụ thể hơn về “quyền được thay đổi giới tính” của cá nhân cần được ghi nhận cụ thể trong pháp luật dâ

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN KHOA LUẬT KINH TẾ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI

PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA

VỀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Thành viên nhóm nghiên cứu

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 3

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng nghiên cứu 4

4 Phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Kết cấu chi tiết của đề tài 5

PHẦN NỘI DUNG 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH 5

1.1 Khái niệm 5

1.1.1 Chuyển đổi giới tính 5

1.1.2 Người chuyển đổi giới tính 6

1.1.3 Pháp luật chuyển đổi giới tính 7

1.2 Vị trí, vai trò, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu 8

CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM VỀ PHÁP LUẬT CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH TẠI QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA 10

I QUỐC TẾ 10

2.1 Thực trạng về chuyển đổi giới tính tại quốc tế 10

2.2 Vấn đề chuyển đổi giới tính trong luật nhân quyền quốc tế 11

2.3 Pháp luật quốc tế 12

2.3.1 Hiến chương Liên Hợp Quốc 12

2.3.2 Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền 13

2.3.3 Bộ nguyên tắc Yogyakarta 13

2.4 Pháp luật của một số quốc gia 14

2.4.1 Pháp luật về chuyển đổi giới tính tại Tây Ban Nha 14

2.4.2 Pháp luật chuyển đổi giới tại Ấn Độ 16

2.4.3 Pháp luật chuyển đổi giới tại Na Uy 17

II VIỆT NAM 19

3.1 Thực trạng xã hội về chuyển đổi giới tính tại Việt Nam 19

Trang 3

3.1.1.Thực trạng về người chuyển giới tại Việt Nam hiện nay 19

3.1.2 Thực trạng về pháp luật tại Việt Nam hiện nay 21

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tạo hóa ban tặng cho loài người hai giới tính đặc trưng gồm đàn ông và phụ nữ để họ có những đặc quyền và lợi thế riêng biệt Tuy nhiên, không phải bất kì cá thể nào khi sinh ra cũng được đặt đúng vị trí mà mình mong muốn Đó là những người muốn chuyển đổi giới tính của bản thân sang giới tính đối lập, có thể nam chuyển thành nữ hoặc ngược lại Một số người sẵn sàng thay đổi cấu trúc cơ thể của bản thân để đáp ứng niềm khao khát mãnh liệt đó Tuy nhiên, nhóm người này vấp phải khá nhiều định kiến của xã hội, thậm chí họ bị khinh thường và kì thị Thêm vào đó, không phải bất kì ai cũng hiểu một cách đúng đắn về những người chuyển đổi giới tính, họ có phải là nhóm người rất kì dị, đáng bị xã hội xa lánh không? Cho đến nay, vẫn chưa có Luật nào tại Việt Nam ra đời có nội dung về thực hiện việc chuyển đổi giới tính Đặc biệt trong vấn đề về quyền nhân thân của con người, quyền xác định lại giới tính cụ thể hơn về “quyền được thay đổi giới tính” của cá nhân cần được ghi nhận cụ thể trong pháp luật dân sự

Trong tính nhân văn và bảo đảm quyền con người, nhiều quốc gia đã ghi nhận và bảo hộ quyền chuyển đổi giới tính của cá nhân; bảo đảm các quyền nhân thân, trong đó có các quyền về hộ tịch, dân sự; các quyền về hôn nhân và gia đình của cá nhân sau khi đã thực hiện chuyển đổi giới tính Để bảo đảm sự tương thích giữa quy định pháp luật quốc gia và quốc tế; điều chỉnh pháp luật từ thực tiễn đời sống xã hội; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân thì việc xây dựng và ban hành Luật chuyển đổi giới tính là một việc rất cần thiết

Xuất phát từ các lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật quốc tế và một số quốc gia về chuyển đổi giới tính và kinh nghiệm cho Việt Nam”

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa các văn bản pháp luật quy định về chuyển đổi giới tính trên phạm vi quốc tế và tại một số quốc gia

- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính

Trang 5

- Nghiên cứu làm rõ các tiêu chuẩn quốc tế về quyền chuyển đổi giới tính

Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng về chuyển đổi giới tính của pháp luật Việt Nam Qua đó nêu lên những hạn chế, bất cập, vướng mắc đã và đang tồn tại trong thực tiễn; đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong vấn đề chuyển đổi giới tính cũng như đảm bảo quyền con người, một quyền thiêng liêng đang được rất quan tâm theo xu hướng phát triển của xã hội hiện nay Trên cơ sở thực tiễn quy định về chuyển đổi giới tính vẫn chưa được thực thi do còn thiếu luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ này; những quy định pháp luật còn thiếu sót và bỏ ngỏ nên mục tiêu cụ thể của đề tài là sẽ đề xuất các giải pháp, hướng

hoàn thiện giúp làm rõ hơn những quy phạm pháp luật dưới góc độ khoa học

3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật trong vấn đề chuyển đổi giới tính theo pháp luật Việt Nam thông qua các văn bản quy định và thực tiễn áp

dụng các quy định của pháp luật liên quan

4 Phạm vi nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn liên quan đến vấn đề chuyển đổi giới tính được quy định trong pháp luật quốc tế, Bộ luật dân sự 2015 và luật khác có liên quan đến quyền của người chuyển giới, không mở rộng sang các nhóm quyền nhân thân khác Việc đề cập đến quy định pháp luật nước ngoài về vấn đề chuyển đổi

giới tính nhằm mục đích tham khảo, so sánh, hiểu rõ hơn vấn đề cần nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tổng hợp và phân tích, so sánh: được sử dụng chủ yếu trong cả bài nghiên

cứu Đồng thời, cũng được vận dụng để nghiên cứu các quy định pháp luật về chuyển đổi giới tính để đánh giá quyền chuyển đổi giới tính trong thực tiễn áp dụng và đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi cho người chuyển giới ở nước ta trong thời gian tới

Trang 6

Phương pháp thống kê, phân tích số liệu: nhằm tập hợp, đánh giá tình hình nghiên cứu

liên quan đến đề tài “Chuyển đổi giới tính theo pháp luật Việt Nam”; quan điểm về chuyển giới và người chuyển đổi giới tính cùng với quan điểm của tác giả về một số vấn đề liên quan đến pháp luật về quyền của người chuyển đổi giới tính tại Việt Nam hiện nay

6 Kết cấu chi tiết của đề tài

Ngoài phần mở đầu, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu khoa học được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về pháp luật chuyển đổi giới tính

Chương 2: Kinh nghiệm về pháp luật chuyển đổi giới tính tại quốc tế và tại một số quốc gia

Chương 3: Phương hướng và các khuyến nghị để hoàn thiện pháp luật chuyển đổi giới tính tại Việt Nam

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH

1.1 KHÁI NIỆM

1.1.1.Chuyển đổi giới tính

Giới: Là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới các đặc điểm giới khác nhau Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổi được

Giới tính: Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ Giới tính là những đặc điểm đồng nhất mà khi chúng ta sinh ra đã có

Chuyển đổi giới tính là thuật ngữ dùng để chỉ hành động dùng biện pháp y khoa để làm thay đổi giới tính của một con người Chuyển đổi giới tính là quá trình can thiệp là thay đổi giới tính của một cá nhân khi giới tính đó đã được xác định rõ

Chuyển đổi giới tính hay còn gọi là thay đổi giới tính là quá trình thay đổi cách thể hiện giới tính hoặc đặc điểm sinh lý để phù hợp với nhận thức giới tính bên trong của một người Quá trình này có thể bao gồm các thay đổi xã hội, vật lý và pháp lý như thay đổi tên,

Trang 7

đại từ, cách ăn mặc, dùng thuốc nội tiết hoặc phẫu thuật Một người chuyển giới là người có nhận thức giới tính khác với giới tính được gán cho họ khi sinh ra

Chuyển đổi từ giới tính này sang giới tính khác là một quá trình phức tạp và có thể liên quan đến việc chuyển đổi sang giới tính không phải là nam hay nữ theo truyền thống Những người chuyển giới thường bắt đầu bằng việc thể hiện giới tính ưa thích của mình trong những tình huống mà họ cảm thấy an toàn Họ thường nỗ lực để sống toàn thời gian với tư cách là thành viên của giới tính ưa thích của họ bằng cách thực hiện nhiều thay đổi cùng một lúc Mặc dù không có cách “đúng” để chuyển đổi giới tính, nhưng có một số thay đổi xã hội phổ biến mà người chuyển giới trải qua có thể liên quan đến một hoặc nhiều điều sau đây: chấp nhận ngoại hình của giới tính mong muốn thông qua thay đổi quần áo và cách chải chuốt, nhận một cái tên mới, thay đổi giới tính trên giấy tờ tùy thân (nếu có thể), sử dụng phương pháp điều trị bằng liệu pháp hoóc môn và/hoặc trải qua các thủ tục y tế nhằm điều chỉnh cơ thể để phù hợp với bản dạng giới của họ

1.1.2 Người chuyển đổi giới tính

Người chuyển giới là người có bản dạng giới khác với bản dạng giới thường liên quan đến giới tính mà họ được chỉ định khi sinh Người chuyển giới có thể gặp phải chứng phiền muộn về giới tính, đó là cảm giác đau khổ hoặc khó chịu có thể xảy ra khi bản dạng giới của một người không khớp với giới tính được chỉ định khi sinh của họ Chứng phiền muộn giới có thể được giảm bớt thông qua các biện pháp can thiệp y tế khẳng định giới tính như liệu pháp hoóc môn và phẫu thuật khẳng định giới tính Điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả những người chuyển giới đều trải qua chứng phiền muộn về giới và không phải tất cả những người chuyển giới đều chọn trải qua các biện pháp can thiệp y tế Người chuyển giới phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và bị gạt ra ngoài lề đáng kể trong nhiều xã hội, đồng thời có thể gặp phải những rào cản trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, việc làm và các quyền cơ bản khác Điều quan trọng là phải tôn trọng bản dạng giới của người chuyển giới và sử dụng tên cũng như đại từ ưa thích của họ

Trang 8

Người chuyển đổi giới tính (transexual): là những người có bản dạng giới 1 khác với giới tính sinh học2 của họ Thường thì những người chuyển đổi giới tính sẽ thay đổi hay muốn thay đổi cơ thể của mình bằng cách dùng các liệu pháp về hooc-môn, đi phẫu thuật hoặc dùng các phương pháp khác để có thể có một cơ thể giống nhất với giới tính mà họ mong muốn Có người chuyển đổi giới tính nam (nữ sang nam) và người chuyển đổi giới tính nữ (nam sang nữ)

Theo Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật ban hành năm 2019 của Tổ chức Y tế Thế giới, người chuyển giới gặp phải chứng bệnh tâm thần có tên "rối loạn định dạng giới" (nay được đổi tên là "Bức bối giới/Không phù hợp giới"), chứng bệnh này khiến họ cảm thấy khó chịu về giới tính của cơ thể, và một số đã tìm cách chuyển giới như tiêm nội tiết tố, phẫu thuật chuyển đổi giới tính

1.1.3 Pháp luật chuyển đổi giới tính

Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra (hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bắt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội

Pháp luật chuyển đổi giới tính là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra (hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bặt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ giữa người chuyển đổi giới tính với Nhà nước như quyền về danh dự, nhân phẩm, quyền nhân thân (xác định lại giới tính, thay đổi lại họ tên và nhiều giấy tờ, )

Thuật ngữ “Chuyển đổi giới tính” lần đầu tiên xuất hiện trong Bộ Luật Dân sự năm 2015 (Điều 37) Tuy nhiên, do chưa có văn bản quy định cụ thể về việc chuyển đổi giới

1 Bản dạng giới là cảm nhận sâu sắc bên trong và cá nhân của một người về giới của mình là nam hoặc nữ, có thể tương thích hoặc không tương thích với thể chất hoặc giới tính khi sinh của người đó

2 Giới tính sinh học là giới tính nam hoặc nữ, được gán cho một đứa trẻ ở thời điểm được sinh ra, chủ yếu dựa trên giải phẫu sinh dục ngoài của đứa trẻ

Trang 9

tính nên cơ quan, tổ chức có liên quan và cá nhân có nhu cầu chuyển đổi giới tính, nhu cầu công nhận việc chuyển đổi giới tính còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những vướng mắc về Hộ tịch Để tạo hành lang pháp lý cụ thể cho cá nhân thực hiện quyền nhân thân này thì cần phải ban hành các văn bản luật cụ thể hóa việc chuyển đổi giới tính

1.2 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Vị trí

Chuyển đổi giới tính là một vấn đề nổi trội trên phạm vi pháp luật quốc tế và được nhiều người quan tâm đặc biệt là cộng đồng người chuyển giới Có thể nói vấn đề này đặc biệt quan trọng và cấp thiết vì liên quan trực tiếp đến quyền nhân thân của những người chuyển đổi giới tính nên cần sớm ban hành luật để tạo ra hành lang pháp lý cụ thể

Vai trò

Thay đổi nhận thức của cộng đồng, xã hội về chuyển đổi giới tính không phải là bệnh lý hay rối loạn tâm thần, lệch lạc về hành vi, nhận thức và lối sống…; phải được tôn trọng bằng pháp luật như một phạm trù về nhân quyền trong xã hội văn minh; khuyến khích

người chuyển giới có thái độ và hành vi tích cực, hòa đồng với xã hội

Việc không thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính đã gây ra nhiều bất cập trong thực tiễn Nhiều người vì khát khao được sống đúng với giới tính thật sự của mình nên đã thực hiện phẫu thuật chuyển giới “chui” ở nước ngoài, khi trở về nước, họ gặp rất nhiều khó khăn, không có giấy tờ tùy thân hoặc giấy tờ tuỳ thân không khớp với thể hiện bên ngoài khiến họ gần như “sống ngoài vòng pháp luật”, chịu nhiều thiệt thòi cả về y tế, việc làm, sinh hoạt hàng ngày, an sinh xã hội; thậm chí nhiều trường hợp bị xâm hại nhưng không được bảo vệ thích đáng

Chưa có pháp luật cho người chuyển đổi giới tính ở Việt Nam nên những người chuyển đổi giới tính cho rằng họ bị kì thị, phân biệt đối xử nặng nề không những từ gia đình, bạn bè mà còn từ xã hội, cộng đồng Họ rất khó khăn trong việc hoà đồng, thay đổi giấy tờ tuỳ thân, tìm kiếm việc làm,…

Những người chuyển đổi giới tính họ sống khép kín trong chính sự bức bối của chính mình do bị xã hội kì thị, họ còn bị phản đối từ chính gia đình, bạn bè của mình do

Trang 10

thể hiện giới tính khác với vai trò được xã hội mong đợi, thể hiện qua cách ăn mặc, lời nói, cử chỉ và điệu bộ của mình

Những người chuyển giới tại Việt Nam hiện nay đang phải chấp nhận “cái chết giả”, vì họ vẫn đang sống nhưng giấy tờ cá nhân thì đang “chống” lại chính họ Bởi vì nước ta chưa có luật chuyển đổi giới tính và còn thiếu cơ chế pháp lý đối với người chuyển giới về đăng ký hộ tịch, kết hôn, quan hệ dân sự, nên họ gặp rất nhiều khó khăn trong quan hệ giao dịch dân sự, trong cuộc sống hằng ngày, không có gì để chứng minh được tên tuổi, bằng cấp trên giấy tờ là của chính họ trong khi khuôn mặt, giới tính đã không còn như trước

Việt Nam chưa có luật cho người chuyển đổi giới tính nên họ phải sử dụng các cơ sở y tế bất hợp pháp hoặc thực hiện ở nước ngoài hoặc sử dụng các loại thuốc/hoóc môn bất hợp pháp, không rõ nguồn gốc xuất xứ với giá cả và chất lượng không thể kiểm chứng để thực hiện nhu cầu chuyển đổi giới tính

Việc xây dựng luật khẳng định các dạng giới khác là một cấu phần tất yếu của xã hội bên cạnh hai giới tính truyền thống là nam và nữ; đảm bảo những người không hợp giới được sống bình đẳng trong xã hội; khẳng định, tôn trọng quyền chuyển đổi giới tính của công dân

Bên cạnh đó, việc xây dựng luật khẳng định các dạng giới khác nhằm hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi giới tính, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tình hình mới Nội luật hóa các quy định, nguyên tắc quốc tế về bản dạng giới, chuyển đổi giới tính bằng đạo luật của Quốc hội

Ý nghĩa

Giúp người chuyển giới vượt qua được rào cản trong cuộc sống, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến pháp lý, hành chính; để họ không còn bị kì thị về giới tính, bị phân biệt đối xử, định kiến ở ngoài xã hội hoặc bị chính những người thân của mình phân biệt, phản đối vì giới tính

Chuyển đổi giới tính là một vấn đề có ý nghĩa lớn về mặt thể chất, tinh thần cũng như ảnh hưởng sâu rộng đến các quyền và nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của một người

Trang 11

Bảo đảm quyền chuyển giới là cơ sở góp phần tôn trọng quyền tự quyết, tạo điều kiện cho người có nhận diện giới khác giới tính sinh học hiện có được sống đúng với giới tính mà mình mong muốn Chỉ khi có hành lang pháp lý cụ thể, người chuyển giới mới có cơ hội được xã hội công nhận một cách bình đẳng hơn và được hưởng những quyền của bản thân

CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM VỀ PHÁP LUẬT CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH TẠI QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA

I QUỐC TẾ

2.1 Thực trạng về chuyển đổi giới tính tại quốc tế

Vấn đề chuyển đổi giới tính từ lâu đã gây ra những tranh cãi trái chiều ở nhiều quốc gia trên thế giới Có nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh vấn đề này và trong đó vấn đề

gây tranh cãi nhất là: Vấn đề chuyển đổi giới tính đã được hợp pháp hoá ở mọi nơi trên thế

giới hay chưa?

Về vấn đề trên, cần thấy rằng khi được hợp pháp hóa, việc phẫu thuật chuyển giới sẽ phải theo một quy trình pháp lý - y tế chặt chẽ, với những điều kiện, tiêu chuẩn rõ ràng, được kiểm soát, giám sát bởi nhiều chủ thể Trong thực tế, chính việc không hợp pháp hóa chuyển giới mới dẫn đến nhiều nguy cơ cho người chuyển giới và cho xã hội, do quá trình chuyển giới “chui” không được tiêu chuẩn hóa và kiểm soát Tiêu chuẩn hóa và giám sát là những yêu cầu không thể thiếu khi hợp pháp hóa chuyển giới, đơn giản là bởi kết quả của phẫu thuật chuyển giới là không thể đảo ngược (không thể khôi phục lại tình trạng cơ thể trước khi phẫu thuật) Ngoài ra, việc phẫu thuật còn tiêu tốn nhiều tiền bạc, sức khỏe, thời gian, công sức của người chuyển giới

Mặc dù vậy, nhiều nước trên thế giới đang có xu hướng giảm bớt các thủ tục pháp lý để tạo thuận lợi cho người có nhu cầu chuyển giới Cụ thể, pháp luật của nhiều nước đã thừa nhận thay đổi giới tính trên giấy tờ tùy thân kể cả khi họ chưa/không trải qua phẫu thuật, mà chỉ cần có chứng nhận kiểm tra tâm lý từ cơ quan y tế có thẩm quyền Điều này là vì không phải ai cũng có đủ điều kiện phẫu thuật chuyển giới, trong khi sự kì thị, khó

Trang 12

khăn xuất phát từ giấy tờ tùy thân đã và đang tước bỏ hay hạn chế các cơ hội giáo dục, nghề nghiệp của những người đó

Ở khía cạnh khác, việc chuyển giới để trốn tránh nghĩa vụ với nhà nước và xã hội, ví dụ như nghĩa vụ quân sự, là cách thức rất ít khi được áp dụng, vì trong thực tế nếu muốn trốn tránh nghĩa vụ công dân, có nhiều cách thức khác đỡ tốn thời gian, sức khỏe và tiền bạc hơn nhiều so với việc phẫu thuật chuyển giới Vì vậy, thực tế chỉ những người có nhu cầu chuyển giới mới nghĩ tới việc phẫu thuật chuyển giới

2.2 Vấn đề chuyển đổi giới tính trong luật nhân quyền quốc tế

Trong pháp luật quốc tế, hiện nay quyền của người chuyển giới được ghi nhận chung trong các văn kiện về quyền của cộng đồng người chuyển giới

Quyền đầu tiên và là nền tảng cho các quyền con người khác của cộng đồng này là quyền bình đẳng Ngay trong Lời nói đầu của Hiến chương Liên hợp quốc (1945) đã nêu rằng các quyền cơ bản, phẩm chất và giá trị của con người là bình đẳng, không có bất kì sự phân biệt nào “Tuyên ngôn một lần nữa tin tưởng vào những quyền cơ bản, nhân phẩm và giá trị của con người, ở quyền bình đẳng giữa nam và nữ” Tuyên ngôn quốc tế về Quyền con người (UDHR, 1948) tiếp tục khẳng định “Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái” (Điều 1) và khẳng định rõ hơn tại Điều 2 của Tuyên ngôn này “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền” và “ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ tình thân trạng khác”

Nguyên tắc không phân biệt tiếp tục được ghi nhận trong hai công ước cơ bản về quyền con người là Công ước quốc tế về Quyền chính trị và dân sự 1966 (ICCPR), và Công ước quốc tế về Quyền văn hóa, xã hội và kinh tế 1966 (ICESCR) Theo nguyên tắc này, các quốc gia thành viên Liên hợp quốc phải tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người

Trang 13

mà không có bất kì sự phân biệt đối xử và kỳ thị nào, trong đó bao gồm yếu tố “xu hướng tính dục” và “bản dạng giới”

Trên cơ sở các văn kiện quốc tế về quyền con người, những văn kiện đề cập trực tiếp đến quyền của cộng đồng LGBT nói chung và quyền của người chuyển giới nói riêng đã được thông qua, tiêu biểu là: Tuyên bố về Xu hướng tính dục và quyền con người, được Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua vào tháng 3/2005; Bộ quy tắc Yogyakarta về xu hướng tính dục và bản dạng giới, được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua vào ngày 26/03/2007; Tuyên bố chung về quyền con người, xu hướng tính dục và bản dạng giới được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào ngày 18/12/2008;…

2.3 Pháp luật quốc tế

2.3.1 Hiến chương Liên Hợp Quốc

Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945 là một trong những văn kiện quốc tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc công nhận các quyền con người được thể hiện ngay trong lời nói đầu của Hiến chương: “Tuyên ngôn một lần nữa tin tưởng vào những quyền cơ bản, nhân phẩm và giá trị của con người, ở quyền bình đẳng giữa nam và nữ” Không những vậy, tại Khoản 3 Điều 1, Hiến chương Liên Hợp Quốc cũng “khuyến khích phát triển sự tôn trọng trong các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo” Một trong những nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt của hiến chương là bình đẳng, không có sự phân biệt giữa mọi cá nhân Với mục đích nhằm yêu cầu có sự đối xử công bằng không dựa vào giới tính, dân tộc, tôn giáo và khẳng định các quyền tự do và bình đẳng giữa mọi cá nhân trong xã hội, là cơ sở để xây dựng và bảo vệ các quyền con người và quyền của người đồng tính

Có thể thấy, Hiến chương Liên Hợp Quốc là văn kiện quan trọng trong việc khẳng định, bảo vệ và nâng cao các quyền con người Tuy nhiên, Hiến chương chỉ nêu các nội dung về quyền của con người mà chưa đề cập đến trách nhiệm, nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong việc đảm bảo và thực thi các quyền này Nhưng đến nay vẫn chưa có một quy tắc cụ thể nào để bảo vệ các quyền của người chuyển giới

Trang 14

2.3.2 Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền

Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền của con người được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm năm 1948 tại Pháp Tại Điều 2 Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền có nêu rõ: “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền” và “ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ tình thân trạng khác” Có thể thấy “ thân xác khác” là đối tượng mở trong tuyên ngôn về vấn đề cấm phân biệt đối xử Vì vậy việc một người mang xu hướng tính dục hay bản dạng giới khác cũng là đối tượng cần được bảo vệ, được hưởng các quyền tự do trong bản Tuyên ngôn này Và “mọi người” ở đây được hiểu là tất cả các cá nhân bao gồm cả người đồng tính, dị tính, song tính hay vô tính đều được hưởng quyền như nhau

2.3.3 Bộ nguyên tắc Yogyakarta

Bộ nguyên tắc Yogyakarta (the Yogyakarta principles) được phác thảo và ra mắt ngày 26 tháng 3 năm 2007 bởi các chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật, quyền con người hàng đầu thế giới về xu hướng tính dục và bản dạng giới để bảo vệ những người đồng tính trước tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử ngày càng phổ biến Bộ nguyên tắc Yogyakarta đã góp phần làm nên bản tuyên bố về xu hướng tính dục và bản dạng giới của Liên Hợp Quốc năm 2008 Trong đó, vấn đề bảo vệ và đảm bảo các quyền của người đồng tính được thể hiện một cách rõ nét nhất trong một số nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Quyền được thụ hưởng mọi quyền con người trên toàn cầu

Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá, bất kể xu hướng tính dục hay bản dạng giới đều được hưởng đầy đủ các quyền con người

Nguyên tắc 2: Các quyền bình đẳng và không phân biệt đối xử

Mọi người đều có quyền được thụ hưởng mọi quyền con người mà không bị phân biệt đối xử vì khuynh hướng tính dục hay bản dạng giới của họ Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ mà không bị phân biệt đối xử vì những lý do trên, bất

Trang 15

kể các quyền con người khác có đồng thời bị ảnh hưởng bởi sự phân biệt đối xử đó hay không

Nguyên tắc 3: Quyền được công nhận trước pháp luật

Mọi người ở mọi nơi đều có quyền được công nhận là một cá nhân trước pháp luật Những cá nhân thuộc các nhóm khuynh hướng tính dục và bản dạng giới khác nhau đều được hưởng năng lực pháp luật trong mọi lĩnh vực đời sống Khuynh hướng tính dục và bản dạng giới của riêng mỗi người là một phần không thể tách rời với nhân cách của họ và là một trong những bộ phận cơ bản nhất của sự quyết tâm cá nhân, phẩm giá tự và tự do Không ai bị buộc trải qua các thủ tục y tế, phẫu thuật xác định lại giới tính, triệt sản hoặc liệu pháp hoóc môn để bản dạng giới của họ được thừa nhận trước pháp luật Không tình trạng cá nhân nào, chẳng hạn như tình trạng hôn nhân hoặc con cái, có thể được viện dẫn như một lý do để pháp luật không thừa nhận bản dạng giới của một người Không ai phải chịu áp lực buộc phải che giấu, kìm nén hoặc chối bỏ khuynh hướng tính dục và bản dạng giới của mình

Nguyên tắc 4: Quyền được sống

Mọi người đều có quyền được sống Không ai có thể bị tước đoạt quyền được sống một cách tùy tiện, kể cả dựa trên các lý do khuynh hướng tính dục hoặc bản dạng giới Không ai bị xử tử vì các hành vi tình dục tự nguyện giữa các cá nhân trên tuổi tự nguyện

hoặc vì khuynh hướng tính dục và bản dạng giới của họ

Bộ nguyên tắc Yogyakarta là văn kiện pháp lý quốc tề đầu tiên chính thức ghi nhận và bảo vệ quyền của người chuyển đổi giới tính, có nghĩa quan trọng trong việc xóa bỏ kỳ thị đối với người chuyển đổi giới tính

2.4 Pháp luật của một số quốc gia

2.4.1 Pháp luật về chuyển đổi giới tính tại Tây Ban Nha

Tây Ban Nha đã được công nhận là một trong những tự do văn hoá và các quốc gia thân thiện với LGBT trên thế giới và văn hoá LGBT đã có một vai trò quan trọng trong văn học Tây Ban Nha, âm nhạc, điện ảnh và các hình thức giải trí khác cũng như các vấn đề xã hội và chính trị Một ý kiến công khai về đồng tính luyến ái được những người gây ô nhiễm

Ngày đăng: 28/06/2024, 15:49

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN