1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận chủ đề kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế tuầnhoàn và bài học cho việt nam

52 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kinh Nghiệm Quốc Tế Về Phát Triển Kinh Tế Tuần Hoàn Và Bài Học Cho Việt Nam
Tác giả Trịnh Thành Vinh
Người hướng dẫn Trần Thị Thúy Ngọc
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại bài báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 5,31 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN (11)
    • 1. Lịch sử phát triển kinh tế tuần hoàn (11)
    • 2. Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chính sách phát triển Kinh tế tuần hoàn (13)
      • 2.1. Liên minh Châu Âu (13)
      • 2.2. Châu Mỹ (16)
      • 2.3. Châu Á (17)
  • PHẦN II:THỰC TRẠNG VỀ RÁC THẢI TẠI ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN VIỆT (21)
    • NAM 18 1. Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt (0)
      • 1.1. Nguồn phát sinh (21)
      • 1.2. Thành phần (21)
      • 2. Rác thải tại đô thị (22)
      • 3. Rác thải nông thôn (24)
      • 4. Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải tại Việt Nam (25)
        • 4.1. Thu gom (25)
        • 4.2. Vận chuyển (0)
  • PHẦN III:......TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI VIỆT (32)
    • NAM 29 1. Thực trạng chính sách tài chính đối với kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam (0)
      • 2. Một số định hướng chính sách tài chính để phát triển kinh tế tuần hoàn (34)
      • 3. Các mô hình KTTH của Việt Nam (36)
      • 4. Thuận lợi, khó khăn trong thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam (37)
        • 4.1. Thuận lợi (0)
        • 4.2. Khó khăn, vướng mắc (38)
  • PHẦN IV:..ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN CHO VIỆT NAM (43)
    • 1. Cơ hội và thách thức đối với phát triển nền KTTH tại Việt Nam (43)
      • 1.1. Cơ hội (43)
      • 1.2. Thách thức (44)
      • 1.3. Một số định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam (44)
  • PHẦN V: Ý KIẾN CÁ NHÂN VỀ KINH TẾ TUẦN TOÀN (49)
    • 1. Những hạn chế trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam hiện nay (49)
    • 2. Một số ý kiến cá nhân nhằm phát kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam (49)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................47 (51)

Nội dung

Lịch sử phát triển kinh tế tuần hoànTheo Giáo sư Lawrence R.Klein, Trường Wharton - Đại học Pennsylvania, Mỹnăm 2015: “Kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế trong đó toàn bộ các hoạt

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN

Lịch sử phát triển kinh tế tuần hoàn

Theo Giáo sư Lawrence R.Klein, Trường Wharton - Đại học Pennsylvania, Mỹ(năm 2015): “Kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế trong đó toàn bộ các hoạt động từ khâu thiết kế, sản xuất đến cung cấp dịch vụ hướng tới tái sử dụng vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường” Kinh tế tuần hoàn không còn là một khái niệm mới, khái niệm KTTH đã xuất hiện trong nông nghiệp vào thế kỉ 18 Boulding (1966) so sánh trái đất như tài vũ trụ trong không gian và đưa ra kết luận một hệ thống kinh tế tuần hoàn là bắt buộc để duy trì sự tồn tại bền vững của con người trên Trái đất Tuy nhiên, được biết đến nhiều nhất là báo cáo của Stahel và Ready (1976), trong lĩnh vực chế tạo ô tô và xây dựng với ý tưởng cốt lõi là việc kéo dài vòng đời của sản phẩm sẽ giúp tiết kiệm năng lượng và sức lao động của ngành này Từ đó, họ lập luận rằng, một nền kinh tế về vòng sản phẩm hoàn toàn khép kín, ưu tiên tái sử dụng, ưu tên sửa chữa và tái sản xuất hàng hóa hơn sản xuất hàng hóa mới sẽ có tác động tích cực trong tạo việc làm, cạnh tranh kinh tế, tiết kiệm tài nguyên môi trường Đây là một quan điểm mới mang tính đột phá ở thời điểm đó Những năm sau, khái niệm KTTH tiếp tục được trải qua nhiều bước thay đổi để phát triển toàn diện nhiều hơn Tới gần đây, đã có 114 cách hiểu về KTTH được đưa ra Trong đó các cách hiểu đơn giản như KTTH là giảm phát thải, đến những khái niệm phức tạp hơn 3R hay 4R.

B ng ả I-1: Kinh tếế tuyếến tính và kinh tếế tuầần hoàn.

“ Một nền kinh tế với vòng sản phẩm hoàn toàn khép kín, ưu tiên tái sử dụng, ưu tiên sửa chữa và tái sản xuất hàng hóa hơn là sản xuất hàng hóa mới sẽ có tác động tích cực trong tạo việc làm, cạnh tranh kinh tế, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường ” Quan điểm này mang tính bước ngoặt ở thời kỳ đó, xác định nội dung của KTTH Những năm sau, khái niệm KTTH tiếp tục được trải qua nhiều bước thay đổi và hoàn thiện hơn Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) năm 2017 coi KTTH “là một cách để tạo ra giá trị và hướng tới mục tiêu cao nhất là sự thịnh vượng; nó hoạt động bằng cách kéo dài vòng đời sản phẩm thông qua việc cải tiến thiết kế và bảo dưỡng, chuyển chất thải từ cuối chuỗi cung ứng trở lại điểm đầu… Qua đó, sử dụng các tài nguyên hiệu quả hơn bằng cách sử dụng nhiều lần chứ không chỉ một lần”

Mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) là một khái niệm nhằm kéo dài tuổi thọ vật liệu, tái sử dụng chất thải trong chuỗi sản xuất và tiêu dùng, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường KTTH không áp dụng một mô hình cố định mà bao gồm nhiều kiểu mô hình khác nhau dựa trên nguyên lý Tái tạo và Khôi phục Ba nguyên tắc cơ bản của KTTH là:

- Bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên thông qua việc kiểm soát, nhằm sử dụng các tài nguyên và tái tạo hệ thống tự nhiên, đặc biệt đẩy mạnh sử dụng năng lượng tái tạo;

- Tối ưu hóa lợi ích của tài nguyên bằng cách tuần hoàn các sản phẩm và vật liệu nhiềunhất có thể trong các chu trình kĩ thuật và sinh học;

- Nâng cao hiệu suất chung của toàn hệ thống bằng cách tối thiểu hóa các ngoại ứng tiêu cực, thông qua thiết kế chất thải, thiết kế ô nhiễm ngay từ đầu của quá trình sản xuất.[ CITATION NGU21 \l 1066 ]

Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chính sách phát triển Kinh tế tuần hoàn

Liên minh Châu Âu: KTTH được xác định không chỉ là vấn đề chất thải Vì thế, mặc dù dự kiến thông qua Đề xuất lập pháp về vấn đề chất thải (Legislative Proposal on Waste) vào năm 2014 nhưng €y ban Châu Âu đã tạm dừng và thay thế bằng Gói đề xuất KTTH (Circular Economy package) vào năm 2015 nhằm tiếp cận vấn đề rộng hơn, quan tâm toàn bộ các quá trình nền kinh tế, từ sản xuất và tiêu thụ thị trường nguyên liệu thứ cấp Tiếp theo, Khối liên minh này đã triển khai Kế hoạch hành động KTTH (EU Action Plan for the Circular Economy) và Kế hoạch thiết kế sinh thái 2016-2019 (Ecodesign Working Plan 2016-2019) Các Kế hoạch này đã chỉ rõ cần tiếp cận thực hiện KTTH theo

4 khâu/giai đoạn của vòng đời sản phẩm, gồm:

- Sản xuất (Production), trong đó đặc biệt chú ý tới khâu thiết kế (Redesign);

- Tiêu dùng (Consumption); (iii) Quản lý chất thải (Waste Management);

- Biến chất thải trở lại thành tài nguyên (Secondary Raw Materials) Đồng thời, cũng xác định 6 lĩnh vực ưu tiên thực hiện KTTH, đó là: Nhựa, chất thải thực phẩm, các nguyên liệu quan trọng, xây dựng và phá dỡ, nhiên liệu sinh khối và các sản phẩm sinh học Riêng đối với rác thải nhựa, ngày 27/3/2019, Nghị viện Châu Âu đã nhất trí về các biện pháp đầy tham vọng trong xử lý rác thải biển đến từ 10 sản phẩm nhựa sử dụng một lần thường thấy nhất trên các bãi biển châu Âu, cũng như các loại dụng cụ đánh bắt cá bị vứt bỏ và nhựa dễ phân hủy Đến nay, EU đã ban hành nhiều văn bản khác nhau về KTTH, có thể khái quát thành 6 nhóm chính sách lớn:

- Tiếp tục áp dụng các thiết kế tiêu chuẩn và các quy tắc áp dụng KTTH ở cấp độ

EU như quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong chu trình KTTH hay thiết lập và phổ biến các tiêu chuẩn KTTH của EU về độ bền, khả năng sửa chữa và khả năng tái chế của sản phẩm.

- Mở rộng mua sắm theo KTTH của EU và các nước thành viên như: định hướng ưu tiên chọn mua sản phẩm tuần hoàn; quy định tiêu chuẩn mua sắm thông qua các ngưỡng phần trăm nội dung tái chế, khả năng tái sử dụng và hiệu quả sinh thái; hay mở rộng mua sắm công theo KTTH để tạo thị trường sản phẩm tuần hoàn

Để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn (KTTH), chính phủ đã áp dụng các biện pháp điều chỉnh thuế bao gồm giảm Thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với sản phẩm KTTH và tăng VAT đối với sản phẩm theo mô hình kinh tế tuyến tính Đồng thời, giảm thuế doanh nghiệp cho những công ty tích cực tham gia vào KTTH nhằm khuyến khích các hoạt động sản xuất và kinh doanh bền vững.

- Tự do hóa kinh doanh chất thải như giảm bớt rảo cản pháp lý về buôn bán và sử dụng chất thải, ưu tiên “Chất thải được liệt kê xanh”.

- Tạo điều kiện phát triển các nền tảng giao dịch tuần hoàn.

- Hình thành các khu công nghiệp sinh thái.

- Mở chiến dịch quảng bá và tiếp thị nền KTTH.

- Thiết lập cơ sở dữ liệu kế toán dòng nguyên vật liệu toàn cầu. Đ c: KTTH được thực hiện theo mô hình “từ trên xuống” (top down) Từ năm

1996, Đức đã ban hành Luật về Quản lý chất thải và chu trình khép kín với ý tưởng cốt lõi là tuần hoàn vật liệu Họ ý thức được rằng, nền kinh tế công nghiệp nặng của Đức luôn cần rất nhiều vật liệu đầu vào nên việc tuần hoàn vật liệu sẽ giúp giảm phụ thuộc vào tài nguyên, đồng thời đảm bảo phát triển bền vững lâu dài của cả nền kinh tế ĐạoLuật này hướng tới quản lý chất thải theo chu trình khép kín và đảm bảo việc xử lý chất thải tương thích với môi trường cũng như khả năng đồng hóa chất thải Từ đó, nước Đức tiếp cận thực hiện KTTH ở cấp toàn quốc gia, thúc đẩy nhiều mô hình giảm thiểu chất thải, tái sử dụng, tái chế và đốt rác thải để sản xuất điện và nhiệt Thậm chí, nếu chỉ tính riêng về chính sách tái chế, nước Đức đã có Sắc luật về đóng gói (Verpackungsverordnung) từ năm 1991 Ngoài ra, nước Đức còn phát triển các chính sách năng lượng, công nghiệp và môi trường rất cụ thể ở cấp quốc gia và đóng một vai trò rất mạnh mẽ trong các lĩnh vực này ở cấp độ châu Âu.

Hà Lan đã bắt đầu thực hiện mô hình KTTH từ những năm 1970 với thứ tự ưu tiên là ngăn ngừa và hạn chế phát sinh chất thải, sau đó thúc đẩy tái sử dụng và tái chế, và xem đốt rác là biện pháp xử lý trước khi chôn lấp Từ năm 2013, Hà Lan triển khai thêm nhiều chương trình, dự án để trở thành "trung tâm tuần hoàn" của châu Âu, trong đó trọng tâm là 5 lĩnh vực ưu tiên: năng lượng sinh khối và thực phẩm, nhựa, chế tạo, xây dựng và tiêu dùng Đặc điểm nổi bật của KTTH tại Hà Lan là "từ dưới lên", gắn chặt với hoạt động của doanh nghiệp, đề cao đổi mới trong sử dụng vật liệu, thay đổi mô hình kinh doanh.

Pháp: Lộ trình KTTH được xây dựng từ năm 2017, ban hành vào tháng 4/2018, với mục tiêu đến năm 2025 sẽ giảm một nửa lượng chất thải phải chôn lấp và tái chế 100% lượng tác thải nhựa Theo đó, có 50 biện pháp thúc đẩy chuyển dịch sang KTTH, liên quan tới sản xuất, tiêu dùng, quản lý chất thải và sự tham gia của cộng đồng Từ đó, các doanh nghiệp Pháp đã hưởng ứng mạnh mẽ, tiêu biểu là việc ra đời Thung lũng tái chế dệt may tại phía bắc nước Pháp, hướng tới thu hồi 50% vải thải và tái chế 95% số vải đó vào năm 2019 Nhà máy sản xuất của Renault tại Choisy-le-Roi phía nam Paris cũng thực hiện tái sản xuất các thiết bị tự động, tuần hoàn vật liệu và không còn chất thải chôn lấp.

Thụy Điển: là một trong những quốc gia đi đầu trên thế giới về triển khai phát triển nền KTTH thông qua việc xử lý và tái chế rác thải đã áp dụng chính sách tái chế thống nhất trên toàn quốc Kể từ năm 2011, phần lớn rác thải của quốc gia này đã được xử lý, còn lại chưa đến 1% rác thải từ hộ gia đình được chuyển đến bãi đổ rác Nhờ vậy, Thụy Điển đã trở thành một trong số ít các nước duy trì sự cân bằng trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa đất nước, với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đang tiếp tục tăng lên cùng mức phát thải giảm đi Theo tính toán mức phát thải khí nhà kính tính theo đầu người của Thụy Điển nằm ở mức thấp nhất trong EU và các nước OECD Vào năm 2013, phát thải khí nhà kính (GHG) của Thụy Điển chỉ còn là 55,8 triệu tấn CO2 so với 71,8 triệu tấn năm 1990 - giảm đến 22%, trong khi đó, GDP đã tăng 58% trong thời gian này.

Canada: Hội đồng không chất thải quốc gia được thành lập năm 2013 với mục đích tập hợp nhà lãnh đạo của các thành phố, các doanh nghiệp, trường đại học và các tổ chức phi chính phủ để thúc đẩy ngăn chặn phát thải và thúc đẩy chuyển dịch sang nền KTTH. Năm 2018, từ những nguyên tắc và định hướng của Hội đồng này, Chiến lược quốc gia về Không Chất thải nhựa đã được đưa ra bởi Bộ Môi trường và Biến đổi khí hậu Canada (ECCC) và Bộ Y tế Canada (HC) nhằm thu hồi tất cả nhựa trong nền kinh tế, tránh thải ra môi trường bằng cách thực hiện KTTH Hội đồng đã và đang hỗ trợ nâng cao chất lượng cuộc sống, đem tới sự bền vững cho môi trường và thịnh vượng cho nền kinh tế, giảm tải việc tiêu thụ tài nguyên và năng lượng, bằng những kế hoạch hành động cụ thể nhằm ngăn chặn việc phát sinh chất thải.

Hoa Kỳ: Rất nhiều mô hình được hình thành trên cơ sở cách tiếp cận dựa vào thị trường (Market-Based Approaches - MBAs) với chính sách cơ bản là ngoài nhà nước, các chủ thể thị trường khác như doanh nghiệp và tổ chức có tư cách pháp nhân được tự do tham gia kinh doanh, cung cấp các hàng hoá, dịch vụ (kể cả các hàng hoá và dịch vụ về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu) theo quy luật cung - cầu của thị trường Đặc biệt, cách tiếp cận thị trường khuyến khích các hành vi thông qua các tín hiệu thị trường hơn là các hướng dˆn, chỉ thị của Nhà nước Chính sách này khuyến khích các sáng kiến tuần hoàn và nhân rộng các điển hình tuần hoàn tốt Thị trường rác thải điện tử tại Bang Colorado là một ví dụ điển hình của cách tiếp cận này để thực hiện KTTH Cụ thể, năm 2013, việc chôn lấp rác thải điện tử bị cấm tại Bang Colorado Ngay lập tức đã xuất hiện các doanh nghiệp đứng ra thu gom và tái chế rác thải điện tử Như vậy, một thị trường với người mua là các hộ gia đình và người bán là các công ty cung cấp dịch vụ đã được hình thành Kết quả là môi trường được bảo vệ, xã hội có thêm công ăn việc làm, Nhà nước không mất chi phí xử lý ô nhiễm do rác thải điện tử và rác thải được tuần hoàn xử lý Việc các thị trường tương tự như vậy liên tục được hình thành đã khiến thu gom và xử lý rác thải trở thành một lĩnh vực sôi động và lợi nhuận cao đối với các nhà đầu tư tại Mỹ, từ đó xuất hiện các tỷ phú rác nổi tiếng như Wayne Huizenga của Công ty Quản lý chất thải (Waste Management) và Maria Rios của Công ty Chất thải quốc gia (Nation Waste) Bên cạnh đó, một số thành phố của Mỹ cũng xây dựng và ban hành Chiến lược “Zero waste” với mục tiêu không còn chất thải ra ngoài môi trường vào năm 2030 Trong đó các thành phố sẽ phải thay đổi từ cách tiếp cận dựa trên chi phí hiện tại sang cách tiếp cận dựa trên quản lý tài nguyên, bằng việc coi chất thải là tài sản cần phải được quản lý, thay vì chỉ là thực hiện trách nhiệm pháp lý Từ đó, các lộ trình cũng đã được đặt ra, gắn với các chính sách rất cụ thể, như đẩy mạnh hợp tác công tư, quản lý chất thải thực phẩm, thu gom và xử lý nước thải, tái chế chất thải xây dựng, thiết lập các cơ sở cho quyên góp và tái chế.

Nh&t B)n: Được coi là một điển hình của cách tiếp cận KTTH ở cấp độ rộng nhất, kể từ năm 1991, Nhật Bản đã bắt đầu xây dựng các quy định pháp lý nhằm đưa nước này trở thành một “xã hội dựa trên việc tái chế”, hiểu rộng là xã hội tuần hoàn với KTTH là một bộ phận Trải qua 04 phiên bản vào các năm 2002, 2008, 2013 và 2018, Luật Cơ bản về xây dựng xã hội dựa trên tái chế đã ngày càng hoàn thiện, với nhiều chính sách thúc đẩy KTTH được sửa đổi, bổ sung Đến nay, có 04 nội dung chính được đưa ra là:

- Lưu thông tài nguyên trong toàn bộ vòng đời

- Tăng cường các hành động ở thượng nguồn lưu thông.

- Mở rộng việc sử dụng vật liệu tái chế, thiết kế cho môi trường, mô hình hóa bằng công nghệ 3D, v.v.

- Xúc tiến và đánh giá hoạt động kinh doanh liên quan đến KTTH Đồng thời, Nhật Bản chú trọng 04 lĩnh vực là:

- Đối với lĩnh vực nhựa, Chiến lược nhựa được ban hành với mục tiêu giảm sử dụng hộp, bao bì và đồ nhựa dùng một lần để giảm tác động môi trường; thu gom và tái chế nhựa đã qua sử dụng hoặc không sử dụng một cách triệt để và hiệu quả; tăng cường tính thực tiễn của nhựa sinh học và thúc đẩy sử dụng các giải pháp thay thế cho nhựa có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch

- Đối với lĩnh vực sinh khối, Chiến dịch quốc gia được ban hành với mục tiêu giảm thiểu chất thải thực phẩm, các biện pháp chống tái chế chất thải thực phẩm không phù hợp và nỗ lực hướng tới việc tái chế thực phẩm đúng đắn.

TRẠNG VỀ RÁC THẢI TẠI ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN VIỆT

QUAN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI VIỆT

XUẤT CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN CHO VIỆT NAM

Cơ hội và thách thức đối với phát triển nền KTTH tại Việt Nam

Thứ nhất, KTTH đang là xu hướng phát triển chung của các nước trên thế giới, và đã được chứng minh thành công ở nhiều nước như Canada, Thụy Điển, Đan Mạch, Singapore, Phần Lan, Trung Quốc, Nhật Bản,… Do đó, Việt Nam sẽ đúc kết được nhiều bài học từ các nước đi trước và vận dụng phù hợp vào tình hình kinh tế - xã hội của mình.

Thứ hai, nước ta đang trong giai đoạn hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên việc chuyển đổi từ mô hình kinh tế truyền thống sang mô hình KTTH sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và theo hướng bền vững.

Thứ ba, Việt Nam đã và đang tận dụng nhiều lợi thế từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện phát triển KTTH gắn với nền tảng công nghệ cao, chuyển từ thế giới thực sang thế giới số sẽ là cơ hội lớn để nâng cao hiệu quả tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Thứ tư, áp lực về ô nhiễm môi trường, thiếu hụt nguồn tài nguyên, lượng phát thải lớn, đặc biệt là chất thải nhựa sẽ giảm đáng kể khi phát triển mô hình KTTH Bên cạnh đó, nước ta đang thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc, nên phát triển mô hình KTTH sẽ giúp giảm thiểu các chất gây ra hiệu ứng nhà kính Đây chính là phương thức phát triển giúp Việt Nam đạt nhiều tiêu chí về mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 như tinh thần của Quyết định số 889/QĐ-TTg.

Thứ năm, phát triển mô hình KTTH sẽ nhận được sự ủng hộ và đồng thuận cao của toàn xã hội, vì đây là cách thức phát triển kinh tế giúp giải quyết được sự khan hiếm về tài nguyên, vừa bảo vệ môi trường sống, vừa ứng phó với biến đổi khí hậu và đem lại hiệu quả kinh tế cao theo hướng phát triển bền vững cho các thế hệ mai sau.

Thứ nhất, hiện tại, nước ta chưa có hành lang pháp lý quy định cụ thể về KTTH. Ngoài ra, bộ tiêu chí để nhận diện, đánh giá và phân loại về mức độ phát triển của KTTH cũng chưa được xây dựng.

Thứ hai, còn khó khăn trong việc tạo sự đồng thuận chung trong nhận thức đúng đắn về bản chất của KTTH, từ việc thiết kế đến triển khai trong các ngành, lĩnh vực, đối với từng doanh nghiệp, người dân và các cấp quản lý Việc này cũng dễ hiểu, vì KTTH là một thuật ngữ không lạ với các nước phát triển nhưng khá mới mẻ với Việt Nam, đặc biệt là phổ cập đến người dân về KTTH.

Thứ ba, phát triển KTTH phải đi liền với đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại. Trong khi đó, Việt Nam là nước đang phát triển, hầu hết công nghệ còn lạc hậu, quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ Mặt khác, nền KTTH đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia giỏi trong các khâu của quy trình sản xuất, nhất là khâu sau cùng - tái sử dụng, tái chế chất thải một cách hiệu quả, an toàn Tuy nhiên, nước ta hiện nay chưa có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này nên phần lớn dựa vào liên kết và nhận tài trợ từ các nước phát triển như Nhật Bản, Anh, Pháp, Canada, Trung Quốc và một số quốc gia thuộc khu vực Liên minh châu Âu

Thứ tư, năng lực về công nghệ tái sử dụng và tái chế của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế Ngoài ra, thói quen trong sản xuất và tiêu dùng đối với sản phẩm bằng nhựa, nilon dùng một lần của người dân rất lớn, khó thay đổi trong thời gian ngắn. Đây thật sự là thách thức lớn trong quá trình chuyển đổi, vì mô hình KTTH đòi hỏi phải có sự phân loại, làm sạch phát thải trước khi đưa vào tái chế và tái sử dụng [ CITATION Phạ21 \l 1066 ]

1.3 Một số định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam Để thực hiện KTTH phù hợp với xu hướng chung của thế giới, Việt Nam sẽ cần hực hiện đồng bộ các giải pháp từ nâng cao nhận thức đến hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện Bởi vì, theo kinh nghiệm quốc tế đã trình bày ở trên, KTTH hiện nay đã phát triển và không chỉ dừng lại ở việc xem tận dụng vật liệu, mà cận được xem xét toàn diện theo

(1) Sản xuất (bao gồm thiết kế và thực hiện sản xuất),

(3) Quản lý chất thải và

(4) Chuyển từ chất thải thành tài nguyên Từ các phân tích dựa trên kinh nghiệm quốc tế ở trên, nhóm em đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy thực hiện KTTH tại Việt Nam Cụ thể:

Để phát triển nền kinh tế tuần hoàn, cần hoàn thiện hành lang pháp lý bằng việc sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường, quy định trách nhiệm thu hồi, tái chế sản phẩm của nhà sản xuất, nhà phân phối Đồng thời, ban hành cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ công nghiệp môi trường, tái chế; quy chuẩn, tiêu chuẩn về công nghệ, tạo điều kiện cho trao đổi sản phẩm phụ, thải bỏ để kết nối chuỗi thải bỏ - tái chế - tái sử dụng, biến rác thải thành tài nguyên thứ cấp.

Cần có hành lang pháp lý rõ ràng cho hình thành, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn Doanh nghiệp là động lực trung tâm, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, các tổ chức và từng người dân tham gia thực hiện Vai trò kiến tạo của Nhà nước thể hiện trong việc tạo ra một môi trường để kinh tế tuần hoàn phát triển Việt Nam có thể cân nhắc đưa cả hai cách tiếp cận thực hiện kinh tế tuần hoàn của quốc tế vào lộ trình của mình Đó là:

Grouped Approach by sectors, products, materials, or substances - this can be abbreviated as the materials approach.

Tập trung tuần hoàn một số vật liệu nhất định, khuyến khích các sáng kiến và điển hình tốt, phù hợp với đặc điểm của lĩnh vực đó, từ đó nhân rộng Ví dụ, xây dựng lộ trình “ không rác thải nhựa dùng một lần” và “không rác thải” (tại Malaysia, Canada), cách tiếp cận dựa vào thị trường (tại Mỹ, Úc),…

Ý KIẾN CÁ NHÂN VỀ KINH TẾ TUẦN TOÀN

Những hạn chế trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam hiện nay

Việt Nam còn nhiều khó khăn như chưa có nền công nghiệp môi trường; thiếu doanh nghiệp đủ năng lực tái chế, tái sử dụng sản phẩm, vật liệu đã qua sử dụng; doanh nghiệp Việt Nam phần lớn nhỏ, khó đầu tư đổi mới công nghệ, chưa thay đổi được thói quen sản xuất và tiêu dùng của xã hội đối với các sản phẩm dễ sử dụng nhưng khó tái chế như túi ni-lông, đồ nhựa dùng một lần.

- Người dân chưa có được nhận thức, đúng đắn, đầy đủ về nền KTTH cũng như vai trò của nó đối với sự phát triển ngắn hạn và trong dài hạn của họ, của doanh nghiệp, của Nhà nước và toàn xã hội Nền KTTH không chỉ thúc đẩy Nhà nước đầu tư, người dân cũng phải bỏ ra những khoản chi tiêu bổ sung để khắc phục hậu quả của tình trạng ô nhiễm do chất thải, các phế liệu từ quá trình sản xuất không được tái chế, đây chính là vấn đề khiến cho việc triển khai KTTH trở nên khó khăn hơn.

- Tùy vào từng giai đoạn mà Nhà nước cần lựa chọn để hỗ trợ cho việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ một cách đồng bộ cho toàn bộ chuỗi biến đổi vật chất từ khai thác, sử dụng tài nguyên cho tới khi hoàn tất quá trình tiêu dùng/sử dụng các sản phẩm/dịch vụ được tạo ra từ những tài nguyên và tái chế hoặc sử dụng lại, để đưa những tài nguyên ban đầu trởlại chu kỳ phục vụ nhu cầu xã hội Do nhu cầu sử dụng, nhu cầu đầu tư và hiệu quả của mỗi chu kỳ biến đổi vật chất có khác nhau và nguồn lực phục vụ việc hiện thực hóa quá trình biến đổi này.

Một số ý kiến cá nhân nhằm phát kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

- Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật ban hành các quy định, tiêu chuẩn phát triển KTTH phù hợp với xu thế mới trong khu vực và trên thế giới.

Sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường, công cụ thuế nhằm hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên, hạn chế rác thải trong quá trình sản xuất Đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào vốn và lao động, tăng trưởng kinh tế bền vững gắn với sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả

- Khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạch định chiến lược sản xuất, kinh doanh một cách bền vững, ứng dụng các mô hình KTTH, sản xuất, kinh doanh gắn liền với bảo vệ môi trường Quy định chặt chẽ về trách nhiệm của doanh nghiệp với chất thải do doanh nghiệp tạo ra.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về KTTH gắn với chuyển đổi kinh tế số và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Thúc đẩy hợp tác, liên kết giữa các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội trong việc phát triển KTTH ở Việt Nam, trong đó Chính phủ đóng vai trò dˆn dắt, kiến tạo.

- Tuyên truyền để người dân thay đổi tư duy về tiêu dùng theo hướng sử dụng các sản phẩm hàng hóa thân thiện với môi trường, các sản phẩm dán nhãn CE Nâng cao ý thức về phân loại rác thải tại nguồn nhằm giảm chi phí trong việc sử dụng và tái chế rác thải.

- Đưa vào chương trình giáo dục - đào tạo ở các cấp học những kiến thức về KTTH nhằm cung cấp những tri thức cơ bản về KTTH; đồng thời, đào tạo nguồn nhân lực đủ khả năng vận hành mô hình KTTH gắn với đổi mới sáng tạo và sử dụng công nghệ cao.

Ngày đăng: 31/05/2024, 10:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] D. L. B. L. N. T. T. H. T. T. B. N.-. P. T. NGUYỄN KHẮC HẢI, Kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và định hướng phát triển tại Việt Nam, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/kinh-te-tuan-hoan-kinh-nghiem-quoc-te-va-dinh-huong-phat-trien-tai-viet-nam-81339.htm, 2021 Link
[2] T. Đ. T. D. TS. LÊ HẢI ĐƯỜNG, Kinh nghiệm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về kinh tế tuần hoàn ở một số nước trên thế giới và đề xuất cho Việt Nam., http://lapphap.vn/Pages/TinTuc/211226/Kinh-nghiem-xay-dung--hoan-thien-phap-luat-ve-kinh-te-tuan-hoan-o-mot-so-nuoc-tren-the-gioi-va-de-xuat-cho-Viet-Nam.html, 2022 Link
[3] B. T. N. V. M. TRƯỜNG, BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG, http://dwrm.gov.vn/uploads/news/2020_11/bao-cao-hien-trang-moi-truong-2019.pdf?fbclid=IwAR2hkGNRCILdvlSSF6yxbxvvZHXpYqsMYuWEgoOfRSe77fHj6VM1ipVCEhQ , 2019 Link
[4] B. T. CHÍNH, Chính sách tài chính cho kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?dDocName=MOFUCM222825, 2023 Link
[5] T. P. Tuyên, Mô hình kinh tế tuần hoàn với phát triển nền kinh tế xanh ở Việt Nam, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/3923-mo-hinh-kinh-te-tuan-hoan-voi-phat-trien-nen-kinh-te-xanh-o-viet-nam.html, 2021 Link
[6] N. T. T. H. N. T. T. Lại Văn Mạnh, Những thách thức, khó khăn nào trong thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, https://kinhtemoitruong.vn/thuan-loi-va-kho-khan-trong-thuc-hien-kinh-te-tuan-hoan-o-viet-nam-62013.html, 2021 Link
[7] N. T. Á. N. Phạm Ngọc Phong, Kinh tế tuần hoàn - Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam, https://tapchinganhang.gov.vn/kinh-te-tuan-hoan-co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-viet-nam.htm, 2021 Link
[8] N. S. Tĩnh, Phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn ở các khu công nghiệp tại Việt Nam, https://tapchitaichinh.vn/phat-trien-mo-hinh-kinh-te-tuan-hoan-o-cac-khu-cong-nghiep-tai-viet-nam.html, 2023 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình II- 1: Quy trình thu gom chầết th i đi n hình. ả ể  (Nguồn: Cán bộ và tư vấn của Ngân hàng Thế giới, sử dụng số liệu của Sở TN&MT) - tiểu luận chủ đề kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế tuầnhoàn và bài học cho việt nam
nh II- 1: Quy trình thu gom chầết th i đi n hình. ả ể (Nguồn: Cán bộ và tư vấn của Ngân hàng Thế giới, sử dụng số liệu của Sở TN&MT) (Trang 27)
Hình II- 2: Quy trình chếế biếến compost t  chầết th i rắến sinh ho t. ừ ả ạ - tiểu luận chủ đề kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế tuầnhoàn và bài học cho việt nam
nh II- 2: Quy trình chếế biếến compost t chầết th i rắến sinh ho t. ừ ả ạ (Trang 29)
Hình II- 4: Quy trình khí hóa. - tiểu luận chủ đề kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế tuầnhoàn và bài học cho việt nam
nh II- 4: Quy trình khí hóa (Trang 30)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w