1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện dịch vụ logistics cho hàng hoá xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần giao nhận kto

65 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Dịch Vụ Logistics Cho Hàng Hoá Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận KTO
Tác giả Phạm Minh Dương
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Thu Hương
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Logistics Và Chuỗi Cung Ứng
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,43 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI (8)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu (8)
    • 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (8)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (10)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (10)
    • 1.6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp (11)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS CHO HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG (13)
    • 2.1. Khái quát về dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không (13)
    • 2.2. Nội dung hoàn thiện dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không (16)
      • 2.2.1. Các thành phần tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không (16)
      • 2.2.2. Quy trình cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không (18)
      • 2.2.3. Chất lượng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không (20)
    • 2.3. Các yếu tố tác động tới dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không (21)
      • 2.3.1. Các yếu tố vĩ mô (21)
      • 2.3.2. Các yếu tố vi mô (22)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ LOGISTICS CHO HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN (25)
    • 3.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Giao nhận KTO (25)
      • 3.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty (25)
      • 3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh của công ty (25)
      • 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty (27)
      • 3.1.4. Kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2021-2023 (28)
    • 3.2. Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần Giao nhận KTO (29)
      • 3.2.1. Các yếu tố vĩ mô (29)
      • 3.2.2. Các yếu tố vi mô (32)
    • 3.3. Phân tích thực trạng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần Giao nhận KTO (35)
      • 3.3.1. Các thành phần tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần Giao nhận KTO (35)
      • 3.3.2. Quy trình cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần Giao nhận KTO (38)
      • 3.3.3. Chất lượng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần Giao nhận KTO (43)
    • 3.4. Đánh giá chung về dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần Giao nhận KTO (47)
      • 3.4.1. Thành công và thuận lợi (47)
      • 3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân (49)
  • CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ LOGISTICS CHO HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN (51)
    • 4.1. Dự báo thị trường dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty trong thời gian tới (51)
      • 4.1.1. Dự báo thị trường dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không (51)
      • 4.1.2. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới (52)
      • 4.2.1. Hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không (54)
      • 4.2.2. Hoàn thiện chất lượng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không (55)
      • 4.2.3. Các giải pháp khác (57)
    • 4.3. Kiến nghị với các Bộ ngành và tổ chức liên quan (59)
      • 4.3.1. Kiến nghị với các Bộ ngành liên quan (59)
      • 4.3.2. Kiến nghị với các hiệp hội Logistics (60)
    • 4.4. Đề xuất của sinh viên trong thời gian thực tập (60)
  • PHỤ LỤC (64)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ LOGISTICS CHO HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong thời gian gần đây, xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa đã trở nên ngày càng rõ rệt, đặc biệt là khi giao thương quốc tế đang trở thành điểm chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới Điều này đã làm cho ngành logistics trở nên cực kỳ quan trọng, đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đóng góp vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế, thúc đẩy giao thương giữa các quốc gia

Hoạt động giao thương quốc tế thường đặc trưng bởi sự trao đổi và mua bán hàng hóa giữa hai hoặc nhiều quốc gia Để đảm bảo quá trình này diễn ra một cách suôn sẻ, các bên phải thực hiện một loạt các hoạt động như đóng gói, lưu trữ, vận chuyển, xếp dỡ và thủ tục hải quan Tuy nhiên, để các công ty xuất nhập khẩu tại Việt Nam có thể tập trung vào yếu tố cốt lõi của mình, thì các hoạt động logistics thường được giao cho các bên thứ ba để đảm nhận Điều này làm nên sự phát triển của các công ty chuyên cung cấp dịch vụ logistics và đóng vai trò quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, vận tải hàng không không chỉ đơn thuần là phương tiện vận chuyển hành khách, mà còn đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu ngày càng tăng Với ưu điểm về tốc độ và đặc biệt là trong bối cảnh của đại dịch COVID-19 khi các cảng biển và cửa khẩu gặp khó khăn, vận tải hàng không lại trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Giao nhận KTO đã hoạt động trên thị trường hơn 8 năm Để cạnh tranh với các đối thủ lớn như Bee Logistics, KLM Logistics, … việc hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics là chìa khóa giúp công ty tăng cường sức cạnh tranh và đạt được lòng tin của khách hàng Đảm bảo dịch vụ hoàn chỉnh và quy trình cung ứng dịch vụ nhịp nhàng sẽ làm tăng uy tín của công ty trên thị trường Từ những lập luận trên, có thể thấy việc phân tích, hoàn thiện hoạt động logistics của công ty Cổ phần Giao nhận KTO mang ý nghĩa vô cùng thiết thực trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các công ty cung ứng dịch vụ Logistics diễn ra vô cùng gay gắt Chính vì điều đó, em đã lựa chọn đề tài:

“Hoàn thiện dịch vụ logistics cho hàng xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần Giao nhận KTO” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, trong những năm vừa qua đã có một số công trình trong và ngoài nước nghiên cứu về quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường hàng không cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại các doanh nghiệp Trong đó phải kể đến một số nghiên cứu như:

"Export-Import Theory, Practices, and Procedures", tác giả Belay Seyoum, phát hành bởi Routledge (2021) Tài liệu này cung cấp một phân tích toàn diện về các lý thuyết thương mại quốc tế, bao gồm các khái niệm, mục tiêu, quy trình và thủ tục liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu Trong chương 6 của tài liệu, mục "The international logistics process" (tạm dịch: Quy trình logistics quốc tế) tập trung vào quy trình vận chuyển và

5 phân phối hàng hóa ra nước ngoài, đồng thời phân tích các chức năng và nghĩa vụ của các bên tham gia Tuy nhiên, vì tài liệu tập trung vào phân tích toàn diện cho hoạt động toàn chuỗi cung ứng, nên không đi sâu vào vấn đề của hoạt động logistics bằng đường hàng không cho hàng xuất khẩu

"Vietnam transportation and logistics opportunities and challenges" (tạm dịch: Giao thông vận tải và logistics Việt Nam: cơ hội và thách thức), tác giả Sullivan, xuất bản năm 2006 Tài liệu này tổng quan đánh giá về hiện trạng, cơ hội và thách thức đối với ngành vận tải và logistics tại Việt Nam Trong phạm vi này, tập trung chủ yếu vào phân tích các cơ hội và thách thức đối với các phương thức vận chuyển hàng hóa như đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển tại thị trường Việt Nam

"Quản trị chuỗi cung ứng", tác giả An Thị Thanh Nhàn, Nhà xuất bản Thống Kê

(2021) Đây có thể coi là một nghiên cứu chuyên sâu về chuỗi cung ứng, được cập nhật đến mức cao nhất trong thời điểm hiện tại Trong nghiên cứu này, tác giả đã giới thiệu các lý thuyết cơ bản về chuỗi cung ứng dịch vụ, tuy nhiên, không đi sâu vào chi tiết của cung ứng dịch vụ logistics bằng đường hàng không cho hàng hóa xuất khẩu, mà chỉ tập trung vào khái quát tổng quan cho ngành dịch vụ

"Quản trị logistics kinh doanh", tác giả An Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thông Thái,

Nhà xuất bản Thống Kê (2018) Trong giáo trình này, tác giả và đồng tác giả đã chi tiết đề cập đến quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường hàng không cho hàng hóa xuất nhập khẩu, với các nội dung lý luận được cập nhật và phản ánh thực tế tại các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ logistics (3PL) Phần này được trình bày tại mục 8.3.3 của chương 8: “Doanh nghiệp 3PL và ngành logistics quốc gia” Quy trình cung ứng dịch vụ logistics giao nhận hàng hóa được minh họa cụ thể thông qua sơ đồ, với sự liên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan từ người xuất khẩu, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, người vận chuyển, các đại lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, đại lý hãng vận chuyển và người nhập khẩu

"Quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty TNHH Ken Logistics”, tác giả Nguyễn Thị Trang, Trường Đại học Thương Mại, năm 2021

Trong khóa luận này, tác giả tập trung vào việc áp dụng các lý thuyết về quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không vào thực tế quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu của công ty TNHH Ken Logistics Tác giả đánh giá các thành công và khó khăn mà công ty đang gặp phải, và đề xuất các biện pháp tăng cường hiệu quả quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không thông qua việc thay đổi nhỏ trong quy trình xử lý tài liệu, công tác giám sát kiểm tra và các giải pháp liên quan đến nhân sự của công ty

Sau quá trình nghiên cứu và tổng hợp các công trình liên quan đến quy trình cung ứng dịch vụ logistics qua đường hàng không cho hàng hóa xuất khẩu, có thể nhận thấy rằng, với đề tài nghiên cứu "Hoàn thiện dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần Giao nhận KTO" mà tác giả tiến hành, không chỉ khác biệt mà còn không trùng lặp với các nghiên cứu trước đó bởi mỗi công ty sẽ xây dựng quy trình cung ứng dịch vụ riêng biệt, và góc nhìn cũng như đánh giá của các tác giả có thể khác nhau Do đó, đề tài nghiên cứu này là một đề tài hoàn toàn mới và mang

6 ý nghĩa quan trọng đối với công ty mà tác giả đang thực tập, giúp họ hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics của mình.

Mục tiêu nghiên cứu

Dựa trên việc phân tích thực trạng của các bước trong quy trình cung ứng dịch vụ logistics qua đường hàng không cho hàng hóa xuất khẩu tại công ty, từ đó tiến hành đánh giá các ưu điểm và nhược điểm, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện quy trình, nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ của công ty

+ Tóm lược một số vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động logistics nói chung và quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường hàng không nói riêng

+ Phân tích thực trạng của quy trình cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty

+ Đánh giá các ưu điểm và hạn chế của quy trình cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty, cùng với việc xác định nguyên nhân gây ra các hạn chế đó

+ Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế và hoàn thiện dịch vụ logistics.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu : Quy trình cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty Cổ phần Giao nhận KTO

+ Phạm vi về không gian: Nghiên cứu dịch vụ Logistics cho hàng hóa xuất khẩu trong thị trường Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ

+ Phạm vi về thời gian: Dữ liệu thứ cấp mà khóa luận sử dụng được thu thập trong

3 năm gần đây, giai đoạn 2021 - 2023 Dữ liệu sơ cấp được thu thập, phân tích trong khoảng thời gian 3 tháng thực tập thông qua các bảng hỏi, phỏng vấn doanh nghiệp Những đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị hoạt động logistics tại công ty cho giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2026

+ Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Tiếp cận quá trình sáng tạo các dịch vụ hiệu quả nhất gồm phân tích mạng lưới và tuyến đường vận tải, quy trình cung ứng dịch vụ vận tải bằng đường hàng không, tích hợp vận tải và chất lượng dịch vụ vận tải, phân tích theo các bước trong quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường hàng không cho hàng hóa xuất khẩu.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập thông tin, dữ liệu từ các tài liệu tham khảo, các kết quả điều tra công khai đã được phân tích bởi các công ty nghiên cứu thị trường, các văn bản, kết quả dữ liệu mà đơn vị thực tập cung cấp

- Thu thập dữ liệu thứ cấp:

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả nguồn nội bộ từ Công ty Cổ phần Giao nhận KTO và các nguồn dữ liệu công khai uy tín bên ngoài Cụ thể, các nguồn dữ liệu này bao gồm:

+ Báo cáo về hoạt động kinh doanh trong giai đoạn từ năm 2021 - 2023 được cung cấp bởi bộ phận kế toán

+ Danh sách khách hàng và thông tin về quy trình cung ứng dịch vụ logistics từ bộ phận hàng không

+ Thông tin về bảng giá và các dịch vụ đi kèm từ bộ phận kinh doanh

+ Các trang thông tin điện tử chính thống như trang web của Tổng cục thống kê: http://ww.gso.gov.vn; trang web của Bộ Công Thương Việt Nam https: http//moit.gov.vn

+ Các bài viết liên quan trên báo, tạp chí, giáo trình, các công trình nghiên cứu và tài liệu tham khảo khác có liên quan đến đề tài

- Thu thập dữ liệu sơ cấp:

Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp quan sát và phương pháp phỏng vấn điều tra

+ Phương pháp quan sát: Tận dụng quá trình thực tập để quan sát và làm việc trực tiếp tại công ty, tiến hành thu thập thông tin thực tế thông qua các hoạt động hàng ngày Các thông tin này sau đó được tác giả ghi chép lại để hỗ trợ quá trình nghiên cứu và viết khóa luận tốt nghiệp

+ Phương pháp phỏng vấn điều tra: Xây dựng phiếu điều tra và tiến hành phỏng vấn giám đốc công ty, các nhân viên của bộ phận hàng không để thu thập thông tin về thực trạng của quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường hàng không cho hàng hóa xuất khẩu của công ty Tác giả đã tiến hành phỏng vấn giám đốc Hoàng Ngọc Khánh trong thời gian từ 16h đến 17h30 ngày 10/3/2024 về các vấn đề liên quan đến đề tài của khóa luận tốt nghiệp

Phương pháp phân tích và diễn giải dữ liệu: Sau khi thu thập các dữ liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích và so sánh để đánh giá thực trạng hiện tại Dựa trên đánh giá này, đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics qua đường hàng không cho hàng hóa xuất khẩu của công ty Mục tiêu là tạo ra các giải pháp phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của công ty và phù hợp với yêu cầu của thị trường hiện tại.

Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phần Lời cảm ơn, Mục lục, Danh mục bảng biểu và hình vẽ, Danh mục từ viết tắt, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của đề tài được trình bày trong 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài Đây là chương đầu tiên của đề tài nhằm giới thiệu tóm tắt về tính cấp thiết, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài và chỉ ra những ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài khóa luận này

Chương 2: Cơ sở lý luận về dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không Nội dung của chương hai đề cập đến những kiến thức cơ bản nhất của dịch

8 vụ logistics, bao gồm các khái niệm, đặc điểm, vai trò của dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không; nội dung hoàn thiện dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không và các yếu tố tác động tới dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không

Chương 3: Thực trạng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần Giao nhận KTO Trong chương này, tác giả sẽ giới thệu khái quát về công ty, phân tích và đánh giá hoạt động cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần Giao nhận KTO Từ những đánh giá trong hoạt động cung ứng dịch vụ của công ty, tác giả đưa ra những giải pháp để giúp công ty hoàn thiện dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS CHO HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Khái quát về dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không

* Khái niệm Dịch vụ logistics: Theo điều 233 Luật thương mại 2005 đã đề cập lần đầu đến, đã giữ nguyên thuật ngữ Logistics và pháp điển hóa nói: “Dịch vụ logistics là một hoạt động thương mại do các thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho bãi, làm thủ thục hải quan và các loại giấy tờ, tư vấn khách hàng, đóng gói, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa để hưởng phí thù lao”

* Đặc điểm của dịch vụ logistics:

Thứ nhất, dịch vụ logistics do thương nhân chuyên nghiệp thực hiện Chủ thể tham gia dịch vụ logistics bao gồm: khách hàng và thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics Trong đó, thương nhân cung cấp dịch vụ logistics phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về công cụ tiêu chuẩn đảm bảo an toàn, kĩ thuật phương tiện thiết bị, và có đội ngũ nhân viên được đào tạo đáp ứng yêu cầu Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể đảm nhiệm một, một phần hoặc toàn bộ các công đoạn trong chuỗi dịch vụ logistics Thương nhân có thể xây dựng các chuỗi logistics trên cơ sở thiết lập một cách có hệ thống nguồn lực, công nghệ của mình với các thương nhân khác Thương nhân tự quản lý và điều hành để ký hợp đồng với khách hàng, đưa hàng hóa của khách hàng vào chuỗi cung ứng do thương nhân đó xây dựng Khách hàng có thể là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ về giao nhận hàng hoá Khách hàng trong dịch vụ logistics có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân

Thứ hai, dịch vụ logistics là bước phát triển cao hơn và hoàn chỉnh hơn của các dịch vụ liên quan đến hàng hóa như vận tải, đóng gói bao bì, giao nhận hàng hóa, lưu kho, lưu bãi Thương nhân cung ứng dịch vụ logistics có thể cung cấp các dịch vụ riêng lẻ như thuê tàu, đóng gói hàng hoà, làm thủ tục hải quan, đánh ký mã hiệu hoặc cung cấp những dịch vụ trọn gói từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng

Thứ ba, dịch vụ logistics là dịch vụ bổ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Dịch vụ logistics có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp Nó có thể hỗ trợ toàn bộ các khâu trong hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp, từ chuẩn bị nguyên vật liệu, sản xuất cho đến khi sản phẩm được đưa ra khỏi doanh nghiệp và mang đến tay người tiêu dùng Các doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ logistics với mục đích đưa hàng hoá tới tay người tiêu dùng nhanh chóng, hạn chế tối đa rủi ro và mất chi phí Tuy nhiên, mức phí này thấp hơn rất nhiều so với chi phí tự đầu tư thực hiện

* Khái niệm dịch vụ logistics hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không:

Khái niệm dịch vụ logistics hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không là chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện kiểm soát việc vận chuyển và lưu trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan đến cảng hàng không đi tới

10 cảng hàng không đến để đáp ứng yêu cầu của khách hàng về vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không theo quy định của ngành và chuẩn mực, luật pháp quốc tế Đây là loại hình dịch vụ mà hàng hóa được vận chuyển bằng máy bay chở hàng chuyên dụng hoặc chở trong phần bụng của máy bay hành khách

Dịch vụ Logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không là một phương thức vận tải tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ logistics Do đặc thù riêng nên thời gian để chuẩn bị cho quá trình vận tải thường phức tạp, kéo dài và có sự tham gia của nhiều đối tượng hơn so với các phương thức vận tải khác

2.1.2 Đặc điểm của dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không Đặc điểm của dịch vụ logistics đây là dịch vụ bổ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do thương nhân thực hiện để hưởng thù lao Dịch vụ logistics góp vai trò quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Dịch vụ logistics hỗ trợ toàn bộ các khâu trong hoạt động của doanh nghiệp, từ chuẩn bị nguyên vật liệu, sản xuất đến khi sản phẩm được đưa ra khỏi doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics nhằm mục đích đưa hàng hoà tới tay người tiêu dùng nhanh chóng, hạn chế tối đa rủi ro và giảm chi phí

Dịch vụ logistics hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không có những đặc điểm chung của dịch vụ logistics và có những đặc điểm riêng của dịch vụ logistics hàng không

* Đặc điểm chung của dịch vụ logistics:

Vì dịch vụ logistics hàng hóa xuất khẩu là một loại hình dịch vụ nên có đủ các đặc điểm của dịch vụ, đó là tính không hiện hữu, tính không tách rời, tính không ổn định và tính không lưu giữ được

- Tính không hiện hữu: Các dịch vụ có mức độ vô hình khác nhau Người đi thuê dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không thì không thể biết trước được rằng lô hàng đó có an toàn, hạ cánh đúng lịch trình hay không, và có được phục vụ chu đáo hay không, cho đến khi lô hàng được nhận và rời khỏi sân bay ở điểm đến mới Người mua giảm mức độ không chắc chắn bằng việc tìm kiếm những bằng chứng về chất lượng dịch vụ từ việc đánh giá về con người, địa điểm, tài liệu thông tin, trang thiết bị, uy tín và giá cả mà họ thấy Vì vậy doanh nghiệp logistics nên "vận dụng những bằng chứng để làm cho cái vô hình trở thành hữu hình"

- Tính không tách rời: Dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng một cách đồng thời Khác với hàng hoá vật chất - sản xuất rồi nhập kho, phân phối, rồi mới đến người tiêu dùng Với dịch vụ, khách hàng và người cung ứng dịch vụ cũng đồng thời tham gia vào quá trình dịch vụ Bên cạnh đó, quá trình cung ứng dịch vụ cần tổ chức và quản lý phù hợp, đảm bảo sự tiện lợi, nhanh chóng và an toàn cho khách hàng

- Tính không ổn định: Chất lượng của dịch vụ thường không xác định, vì phụ thuộc vào người thực hiện dịch vụ, thời gian, và địa điểm thực hiện dịch vụ đó Dịch vụ logistics trọn gói của một đơn vị có uy tín và kinh nghiệm sẽ có chất lượng cao hơn so với một đơn vị mới vào ngành Và chất lượng dịch vụ của một đơn vị cũng sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào tính vụ mua, vào chất lượng các phương tiện và vào mức độ chuyên nghiệp thường là không đồng đều của đội ngũ nhân viên

- Tính không lưu giữ được: Dịch vụ không thể lưu kho được Trong khi nhu cầu về dịch vụ thường dao động rất lớn, có những thời điểm cường độ công việc cao thì người cung ứng dịch vụ phải có nhiều phương tiện hơn để đảm bảo phục vụ trong giờ cao điểm Ngược lại, khi nhu cầu thấp thì vẫn phải tốn các chi phí cơ bản như trả lương cho nhân viên, thuê địa điểm, tính khấu hao thiết bị và tài sản

* Đặc điểm riêng của dịch vụ logistics hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không:

Bên cạnh những đặc điểm chung thì dịch vụ logistics hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không còn mang những đặc điểm riêng biệt:

- Quy trình tổ chức vận tải là một nhiệm vụ phức tạp, phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về an toàn và an ninh cũng như quy định pháp lý của từng quốc gia Trong lĩnh vực logistics hàng không, việc xử lý giấy tờ là một phần không thể thiếu nhưng cũng đầy rắc rối hơn so với các phương thức vận chuyển khác Hoạt động logistics hàng hóa qua đường hàng không là một lĩnh vực thương mại toàn cầu, bao gồm nhiều hoạt động phụ thuộc vào sự điều chỉnh của nhiều bộ ngành ở nhiều quốc gia khác nhau Điều này tạo ra sự phức tạp và đa dạng trong các quy định pháp lý và thủ tục, đồng thời đặt ra những thách thức đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics hàng hóa xuất khẩu Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro, các doanh nghiệp này cần linh hoạt và kiểm soát tốt các yếu tố đặc thù trong quá trình cung cấp dịch vụ

Nội dung hoàn thiện dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không

2.2.1 Các thành phần tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không

Dịch vụ logistics được cung cấp bởi doanh nghiệp logistics đều liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa giữa các doanh nghiệp và tổ chức trong nền kinh tế và liên hệ với nhau trong một hệ thống gồm nhiều thành phần tham gia như người gửi hàng và người nhận hàng, đơn vị vận tải, chính phủ và công chúng Mối liên hệ đó được thể hiện trong sơ đồ (Hình 2.1)

Người gửi hàng (shipper) là bên xuất khẩu hàng hóa, thường là chủ hàng và có nhu cầu vận chuyển hàng hoá đến địa điểm nhất định trong khoảng thời gian xác định Mục tiêu của người gửi hàng là vận chuyển phải đáp ứng tốt mức dịch vụ khách hàng yêu cầu và tối thiểu hoá tổng chi phí logistics Bởi vậy, người gửi cần hiểu biết về những cơ hội và khó khăn của các phương án vận chuyển khác nhau, đồng thời cần có kỹ năng đàm phán và thương lượng với người vận tải để có được chất lượng vận chuyển cao với các điều khoản hợp lý Người gửi và đơn vị vận tải cần xây dựng được mối quan hệ hợp tác, gắn bó trên cơ sở hai bên cùng có lợi và phát triển bền vững

Dòng hàng hóa Dòng chứng từ Dòng thông tin

Hình 2.1: Các thành phần tham gia quy trình

(Nguồn: An Thị Thanh Nhàn, 2018)

Người nhận hàng (consignee) là khách hàng trong các giao dịch mua bán hàng hóa nhất định, thường là người nhập khẩu Họ yêu cầu được chuyển hàng hoá đến đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng số lượng, chất lượng và cơ cấu với mức giá thoả thuận như theo đơn đặt hàng đã ký kết Các tiêu chuẩn chất lượng vận chuyển được người nhận hàng quan tâm nhất là thời điểm nhận hàng, thời gian dự kiến trên đường, an toàn hàng hóa, thông tin kịp thời, chính xác và chứng từ hợp lệ Giá cả vận chuyển thường do bên bán gửi hàng trả hoặc đã tính vào giá bán hàng hóa trong hợp đồng mua bán Do đó giá cả vận chuyển cần được xem xét ngay ở khâu thương lượng với người bán khi ký hợp đồng mua bán hàng hóa

Người vận tải (carrier): Là các tổ chức kinh doanh và cung cấp dịch vụ vận tải chuyên nghiệp với mục tiêu lợi nhuận, trong trường hợp này, họ là chủ sở hữu và vận hành các phương tiện vận tải là máy bay, thường là hãng máy bay Bên cạnh các nhà vận tải còn có các trung gian, chính là các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, họ có thể là đại lý của hãng vận tải hoặc không Các doanh nghiệp này đóng vai trò chuyển tiếp các kiện hàng, tạo điều kiện kết nối giữa người gửi, người nhận với các doanh nghiệp vận tải

Có hai loại trung gian phổ biến như sau: Đại lý vận tải: Công việc của đại lý vận tải là thu gom và tập hợp các lô hàng nhỏ từ một hoặc nhiều chủ hàng khác nhau thành kiện hàng lớn, sau đó tối ưu hóa không gian

14 chứa hàng và tuyến đường vận chuyển, đảm bảo giao hàng tới các địa điểm theo yêu cầu Tại điểm đến, đại lý sẽ chia lại các kiện hàng lớn thành các lô hàng nhỏ như ban đầu Các đại lý vận tải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với việc vận chuyển Khi tham gia vận chuyển quốc tế, đại lý vận tải thường cung cấp đầy đủ các dịch vụ thông quan, hoàn tất giấy tờ xuất nhập cảnh, tạo được sự tiện lợi tối đa cho các chủ hàng, đặc biệt là đối với các chủ hàng nhỏ, thiếu kinh nghiệm trong marketing và logistics quốc tế

Môi giới vận tải: Môi giới vận tải là trung gian phối hợp việc sắp xếp vận chuyển đổi với bên gửi hàng, bên nhận hàng và hãng vận tải Nhà môi giới làm nhiệm vụ kết nối

3 thành viên chính của quá trình vận tải với nhau bằng việc cung cấp kịp thời những thông tin về cước phí, tuyến vận tải và năng lực vận chuyển Họ có thể tham gia vào việc thương lượng cước phí, hạch toán hóa đơn và theo dõi quá trình chuyên chở Họ có thể sắp xếp quá trình vận tải, song họ không có trách nhiệm thực hiện việc này Người môi giới có thể giúp hãng vận tải tìm được khách trở hàng cho lượt về, tránh tình tạng vận chuyển không tải, vì vậy nâng cao được hiệu suất sử dụng phương tiện

Chính phủ: là bên đầu tư và quản lý hệ thống hạ tầng cơ sở giao thông vận tải và các điểm dừng đỗ phương tiện vận chuyển (như sân bay) Với mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế xã hội quốc gia và hội nhập kinh tế thế giới, chính phủ xây dựng và quy hoạch các chiến lược giao thông dài hạn cùng các chính sách và luật lệ nhằm cân đối tổng thể và hài hoà giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường

Vận chuyển hàng hoá có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế quốc dân, môi trường xã hội, môi trường sinh thái và chất lượng cuộc sống của cộng đồng, bởi vậy chính quyền thường can thiệp và kiểm soát ở nhiều mức độ khác nhau Sự can thiệp của chính phủ thể hiện dưới các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp như luật và các văn bản dưới luật, chính sách khuyến khích hoặc giới hạn quyền sở hữu các phương tiện vận tải, giới hạn hoặc mở rộng thị trường, quy định giá cước, hỗ trợ phát triển ngành GTVT

Công chúng: Là thành phần hưởng lợi từ các lợi ích của vận chuyển hàng hóa, đồng thời cũng chịu tác động tiêu cực rất mạnh tới môi trường sống và mức độ an toàn xã hội và kinh tế do hoạt động vận chuyển hàng hoá nói riêng và giao thông vận tải nói chung gây ra Họ rất quan tâm đến hoạt động vận chuyển và có khả năng tạo nên dư luận xã hội và gây sức ép để nhà nước và chính quyền các cấp ra các quyết định vì mục tiêu an sinh xã hội và phát triển bền vững của địa phương và quốc gia

Do các mục tiêu của các thành phần tham dự là khác nhau nên dễ phát sinh mâu thuẫn về lợi ích cục bộ giữa người gửi, người nhận, người vận chuyển, và lợi ích xã hội tổng thể (chính phủ và công chúng) Điều này đòi hỏi chính phủ phải quản lý và dẫn dắt các thành phần này theo một hành lang pháp lý phù hợp nhằm hài hòa lợi ích các bên và mang tới những thành công chung cho cả nền kinh tế

2.2.2 Quy trình cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không

Quy trình cung ứng dịch vụ vận tải đường hàng không bao gồm nhiều thành phần tham gia và đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa các bên Toàn bộ quy trình cung ứng dịch vụ

15 logistics đường hàng không và sự tương tác hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên tham gia được cụ thể hóa trong sơ đồ sau:

Hình 2.2: Quy trình cung ứng dịch vụ Logistics đường hàng không

(Nguồn: An Thị Thanh Nhàn, 2018)

Người chuyên chở (hãng hàng không)

(4) Giao hàng và các chứng từ cần thiết

(3) Gửi xác nhận (booking confirmation)

(7) Gửi vận đơn (HAWB/HBL)

(2) Sắp xếp booking với người chuyên chở

XK, làm TTHQ và các thủ tục xuất hàng và giao cho người chuyên chở

MBL) cho DN giao nhận

Thông báo thôn g t in H H Tra o đổ i, cậ p nh ật t ình h ình H H từ l úc b ắt đ ầu cho tớ i kh i k ết thúc q uá t rì nh g iao nh ận V C G ửi ch ứng từ , v ận đơ n cho đ ại l ý G ửi t h ông ti n, ch ứng t ừ HH

Người nhập khẩu Đại lý của

DN giao nhận Đại lý của hãng hàng không

(1) Liên hệ, cập nhật thông tin về HH cho khách hàng

(4) Khi đến cảng đích, gửi giấy báo nhận hàng cho KH

(5) Nộp vận đơn gốc và các chứng từ cần thiết

(7) Gửi lệnh giao hàng cho

(8) Làm các thủ tục nhập khẩu, thông quan HH và giao hàng

(2) Liên hệ với người chuyên chở để nắm bắt thông tin HH

(3) Khi hàng đến cảng đích, gửi báo hàng đến DN GN (6) Nhận lệnh giao hàng từ người chuyên chở

2.2.3 Chất lượng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không

Chất lượng dịch vụ logistics đối với hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không có thể được đánh giá dựa trên những chỉ tiêu cơ bản của chất lượng dịch vụ, bao gồm:

Các yếu tố tác động tới dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không

2.3.1 Các yếu tố vĩ mô a) Môi trường tự nhiên

Các doanh nghiệp logistics hàng hóa xuất khẩu chịu ảnh hưởng không nhỏ từ yếu tố tự nhiên Điều kiện tự nhiên của một quốc gia, bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, mạng lưới sông ngòi, cũng như các nguồn tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng biển, cùng với sự trong sạch của môi trường không khí, đều đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của nhiều ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ, du lịch và vận tải Các quốc gia có điều kiện địa hình tự nhiên thuận lợi, như có biên giới với nhiều quốc gia, địa hình bằng phẳng hoặc nằm ở vị trí chiến lược của khu vực, thường có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành logistics hàng hóa nói chung và logistics hàng hóa xuất khẩu qua đường hàng không nói riêng b) Môi trường kinh tế

Sự phát triển kinh tế của một quốc gia có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành dịch vụ logistics Các quốc gia thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô ổn định cùng với các chính sách thuế, đầu tư và tín dụng linh hoạt tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp logistics và khách hàng của họ như các công ty xuất nhập khẩu, kinh doanh quốc tế và đầu tư quốc tế Sự hội nhập của nền kinh tế vào thị trường thế giới và tham gia vào các hiệp định thương mại tự do cũng mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp

Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của một quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp logistics Cơ sở hạ tầng này bao gồm mạng

18 lưới sân bay, cảng biển, hệ thống đường sắt, đường bộ và hệ thống thông tin liên lạc Ngoài ra, các chỉ số kinh tế như cán cân thương mại, lạm phát và tỷ giá cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các công ty logistics do đặc điểm của việc cung cấp dịch vụ cho hàng hóa di chuyển giữa các quốc gia c) Môi trường chính trị pháp luật

Cơ chế quản lý của nhà nước có tác động lớn đến hoạt động logistics xuất khẩu hàng hóa, vì nó không chỉ là yếu tố vĩ mô mà còn định hình toàn bộ hoạt động của ngành Cơ chế quản lý của nhà nước bao gồm luật pháp, bộ máy quản lý và thủ tục hành chính, có ảnh hưởng sâu rộng đến mối quan hệ giữa các doanh nghiệp logistics và giữa chính phủ với các doanh nghiệp và cơ quan có thẩm quyền, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả của các doanh nghiệp Sự không ổn định chính trị tại các quốc gia trong khu vực có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế toàn cầu và dòng hàng hóa di chuyển trong thương mại quốc tế, từ đó tác động đến các doanh nghiệp logistics hàng hóa

Luật hàng không dân dụng đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho đầu tư vào lĩnh vực hàng không Các chính sách kêu gọi đầu tư và các biện pháp hợp tác với các hãng hàng không trên toàn cầu đã được áp dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác mang lại lợi ích chung Các cảng hàng không được ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra hải quan và xuất nhập cảnh đối với hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không, cũng như kiểm tra y tế và văn hóa đối với hành khách và hàng hóa trên các chuyến bay quốc tế d) Môi trường công nghệ

Sự tiến bộ của nền kinh tế toàn cầu đã chứng kiến nhiều cuộc cách mạng công nghệ thay đổi cách thức sản xuất và kinh doanh Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng không, đã thúc đẩy các doanh nghiệp logistics vận tải hàng hóa xuất khẩu phải thay đổi và cập nhật

Thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 đặt ra áp lực lớn cho các doanh nghiệp logistics để nâng cấp công nghệ của họ, nhằm cung cấp dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả và an toàn hơn Các công ty logistics hàng đầu đang tiên phong nghiên cứu và áp dụng công nghệ blockchain vào vận đơn điện tử, nhằm tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc và cung cấp các giải pháp logistics tiên tiến cho khách hàng Điều này tạo ra một áp lực cạnh tranh không nhỏ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là ở các quốc gia đang trong giai đoạn phát triển như Việt Nam

2.3.2 Các yếu tố vi mô a) Nguồn lực của doanh nghiệp

- Cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ công nghệ

Cơ sở vật chất và kỹ thuật cơ bản là yếu tố không thể thiếu đối với một doanh nghiệp logistics Điều này bao gồm mặt bằng kho bãi, phương tiện vận tải và dịch vụ bốc xếp Ngoài ra, hệ thống máy tính và mạng internet cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng dịch vụ cho khách hàng, bằng cách cung cấp các thủ tục điện tử Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics hàng hóa xuất nhập khẩu ngày nay đều phải đầu tư vào cơ sở vật chất hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ và cạnh tranh trên thị trường Với sự

19 phát triển của công nghệ và thương mại điện tử, các doanh nghiệp logistics cũng cần nâng cao trình độ công nghệ và quản lý của mình Điều này giúp giảm thời gian đàm phán, thương thảo hợp đồng, nhanh chóng tiếp cận và xử lý thông tin, cũng như cung cấp phản hồi nhanh chóng cho khách hàng, từ đó tăng hiệu quả trong cung cấp dịch vụ

Nguồn lực tài chính đóng vai trò quan trọng như một bệ cứng vững đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics Sự có mặt của nguồn lực tài chính tự chủ, sẵn sàng sử dụng và đầu tư khi cần thiết, là một điều kiện quan trọng giúp các công ty logistics tự tin gia nhập thị trường Ví dụ, để ký kết hợp đồng với một hãng hàng không, các công ty logistics thường phải đặt cọc số tiền lớn, thậm chí hàng chục nghìn USD Đồng thời, để tiếp cận một phạm vi đa dạng đối tượng khách hàng, các công ty thường phải ký kết hợp đồng với ít nhất 3 hãng hàng không Trong trường hợp các công ty thiếu khả năng tài chính, việc này trở nên vô cùng khó khăn Ở Việt Nam, thực tế cho thấy có nhiều doanh nghiệp logistics, nhưng phần lớn đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với nguồn vốn hạn chế Do đó, các hợp đồng lớn thường thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài

Nhân tố quyết định đến thành công hay thất bại của một doanh nghiệp luôn là con người Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhân viên logistics cần ngày càng hoàn thiện kiến thức đa dạng về nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ, và kỹ năng xử lý công việc Đồng thời, trình độ quản lý của đội ngũ lãnh đạo cũng cần được nâng cao và cập nhật

Với đặc thù của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, nhân viên trong công ty logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng Các nhân viên được chia thành hai nhóm: nhóm trực tiếp tiếp xúc với khách hàng (bao gồm kinh doanh, chứng từ, cước vận tải, kế toán, lái xe ) và nhóm gián tiếp tiếp xúc với khách hàng (bao gồm nhân sự, hành chính, kho, bảo dưỡng phương tiện ) Mỗi nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách hàng đều là một đại diện của công ty, đóng vai trò quan trọng trong quyết định của khách hàng về việc tiếp tục sử dụng dịch vụ của công ty hay không

Nhóm nhân lực quản lý cũng là yếu tố quan trọng khác, đóng vai trò trong việc đưa ra quyết định chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển cho công ty Các nhà quản lý cần có kiến thức sâu về nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ và hiểu biết về pháp luật, đặc biệt khi ngành logistics tiếp xúc với quy định pháp luật của nhiều quốc gia b) Các yếu tố môi trường ngành

Khách hàng đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại của một doanh nghiệp Trong lĩnh vực logistics, các doanh nghiệp cần tập trung vào nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bao gồm các hãng hàng không và công ty xuất nhập khẩu Để thu hút cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp logistics cần phát triển một loạt các dịch vụ đa dạng và tạo ra chuỗi dịch vụ trọn gói, tiện ích và mang lại giá trị gia tăng cao

THỰC TRẠNG DỊCH VỤ LOGISTICS CHO HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN

Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Giao nhận KTO

3.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ Phần Giao Nhận KTO có tên tiếng anh là KTO Logistics Joint Stock Company, viết tắt là KTO Logistics., JSC Công ty đã được cấp giấy phép hoạt động vào ngày 23/11/2015 tại Hà Nội, theo quyết định của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội và được quản lý bởi Chi cục Thuế Quận Hoàn Kiếm Công ty chính thức hoạt động từ ngày 20/11/2015, có 15 nhân viên với số vốn điều lệ 5,5 tỷ đồng, và ông Hoàng Ngọc Khánh – Giám đốc công ty là đại diện pháp lý hiện tại của công ty Với 100% vốn tư nhân, dịch vụ chính của công ty là logistics, thông quan, và vận tải hàng hóa nội địa và quốc tế Đến đầu tháng 11/2017, công ty đã chuyển văn phòng đến địa chỉ mới tại Tòa N02T2 Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Sau hơn 8 năm phát triển, công ty đã không ngừng mở rộng cả về quy mô và chất lượng, với 40 nhân viên hiện tại, trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực Logistics

Logo của Công ty Cổ phần Giao nhận KTO:

Hình 3.1: Logo của Công ty Cổ phần Giao nhận KTO

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty

Công ty đã đăng kí kinh doanh 20 ngành nghề, l b ĩnh vực kinh doanh khác nhau nhưng hiện tại công ty chủ yếu thực hiện các lĩnh vực kinh doanh sau:

 Dịch vụ Chuyển Phát Nhanh Quốc tế

KTO Logistics là đại lý nhượng quyền của các hãng chuyển phát nhanh hàng đầu thế giới như DHL, FEDEX, UPS mang lại cho khách hàng những ưu đãi chiết khấu hấp dẫn Để đảm bảo đáp ứng tối đa mọi nhu cầu của khách hàng, công ty còn có những tuyến chuyên biệt riêng Dù mới tham gia vào lĩnh vực này, KTO đã có những bước phát triển và đạt được thành công lớn, đồng thời đóng góp vào tăng doanh thu của công ty

 Dịch vụ kết nối vận tải hàng không

Về dịch vụ vận tải hàng không, công ty KTO Logistics là đại lý bán cước và hợp tác với nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới như United Airlines, Quatar Airways, Japan Airlines, China Airlines, Korea Airlines, Singapore Airlines, Vietnam Airlines, Việc kết hợp với nhiều hãng hàng không giúp cho hàng hóa qua KTO có thể vận chuyển đi hầu hết các nước trên thế giới Ngoài ra, nhằm giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn,

KTO Logistics còn thực hiện dịch vụ vận chuyển đa phương thức kết hợp các cách thức vận chuyển với nhau như là đường biển với đường hàng không, đường hàng không với đường hàng không trung chuyển qua Singapore và Dubai Việc kết hợp như vậy giúp cho sự vận chuyển được hiệu quả hơn và hơn hết là giúp khách hàng giảm được chi phí vận chuyển

 Dịch vụ kết nối vận tải đường biển

KTO Logistics cung cấp dịch vụ gửi hàng xuất khẩu và nhập khẩu bằng đường biển từ Việt Nam và đến mọi nơi trên thế giới (bao gồm hàng nguyên container FCL và hàng lẻ LCL) Các thị trường mạnh của công ty là USA, EU, Japan và khu vực châu Á Với đội ngũ marketing trẻ trung và năng động, cùng với hệ thống đại lý ở nước ngoài mạnh mẽ, lịch tàu ổn định, KTO Logistics đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng Ngoài ra, KTO còn cung cấp cho khách hàng dịch vụ môi giới thuê tàu và đại lý hàng hải

Với dịch vụ hải quan, KTO cung cấp 3 dịch vụ đó là tư vấn xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa và xin giấy phép xuất nhập khẩu Đội ngũ nhân viên khai báo hải quan giàu kinh nghiệm giúp khách hàng dễ dàng hoàn thành thủ tục hải quan

 Dịch vụ vận tải đường bộ Điểm mạnh của KTO Logistics là có mạng lưới các nhà cung ứng dịch vụ vận tải đường bộ rộng khắp các tỉnh và thành phố tại Việt Nam, với trang thiết bị hiện đại như thiết bị nâng, thiết bị thủy động lực, xe tải thường và hạng nặng, xe chở container, xe vận tải hàng siêu trường, siêu trọng, các loại phà, xà lan, đầu kéo, cần cẩu cùng nhiều phương tiện chuyên dụng khác, đảm bảo chất lượng và độ tin cậy trong quá trình vận chuyển

Bảng 3.1: Tổng hợp doanh thu từng dịch vụ của công ty giai đoạn 2021 – 2023

Doanh thu (Tỷ đồng) Tỷ trọng

Dịch vụ kết nối VC đường biển

Dịch vụ kết nối VC hàng không

Dịch vụ khai báo hải quan

Dịch vụ vận tải đường bộ

Trong giai đoạn 2021 - 2023, chuyển phát nhanh quốc tế là loại hình dịch vụ chiếm thị phần lớn trong doanh thu của KTO Đặc biệt trong năm 2022, loại hình này chiếm 26,86% tương đương 7.6 tỷ đồng trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp Có thể thấy, chuyển phát nhanh quốc tế là một trong những thế mạnh của KTO

Tiếp đến là vận chuyển hàng đường biển Dịch vụ này cũng đóng góp một phần không nhỏ vào doanh thu của doanh nghiệp Trong năm 2022, doanh thu của loại hình này mang lại là 6.8 tỷ đồng chiếm 24,03% doanh thu của doanh nghiệp Đứng vị trí thứ 3 trong cơ cấu doanh thu của công ty KTO là dịch vụ giao nhận bằng đường hàng không Doanh thu loại hình này mang lại tăng trưởng đều qua các năm Năm

2023 doanh thu vận chuyển hàng không là 5.2 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 18,71% doanh thu của công ty

Ngoài ra, dịch vụ khai báo hải quan có doanh thu ổn định trong cơ cấu ngành dịch vụ của công ty Với doanh thu trong năm 2021 là 4.5 tỷ đồng và trong năm 2022, 2023 là 4.7 tỷ đồng

Dịch vụ vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng doanh thu thấp nhất nhưng lại có xu hướng tăng trong giai đoạn 2021 – 2023 với tỷ trọng lần lượt là 8,94%, 14,49% và 14,75%

3.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty

Công ty có cơ cấu tổ chức tương tự như các doanh nghiệp Logistics bình thường khác Đứng đầu công ty là giám đốc – người chịu trách nhiệm quản lý các phòng ban chính của công ty như: phòng kinh doanh, phòng nghiệp vụ, phòng kế toán, phòng hành chính nhân sự Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Giao nhận KTO:

Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Giao nhận KTO

Cụ thể, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận như sau:

Bộ phận hải quan Bộ phận hiện trường

Bộ phận chăm sóc khách hàng

Phòng hành chính nhân sự

Giám đốc Hoàng Ngọc Khánh là người đứng đầu, là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với mọi hoạt động của công ty Là người định hướng chiến lược và mục tiêu phát triển của tổ chức; Thiết lập hệ thống quản trị, cơ cấu của tổ chức; Giám sát, đánh giá hiệu quả công việc của các phòng ban và có phương án điều chỉnh;

Chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng; Báo giá, hỗ trợ, thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty; Phối hợp với các phòng ban (Cus, Ops, …) để giám sát, xử lý những vấn đề phát sinh trong khi khách hàng sử dụng dịch vụ; Chăm sóc những khách hàng cũ, cập nhật về các chính sách, ưu đãi mới cho họ; …

Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần Giao nhận KTO

3.2.1 Các yếu tố vĩ mô a) Môi trường tự nhiên

Việt Nam có 22 cảng hàng không đang khai thác gồm 9 cảng hàng không quốc tế và

13 cảng hàng không nội địa với tổng nguyên giá là 41.410 tỷ đồng Hệ thống cảng hàng không toàn quốc phân bổ tương đối hài hòa, hợp lý, đảm bảo khả năng tiếp cận của 96% dân số trong bán kính 100km, cao hơn mức trung bình của thế giới (75%), tương đương các nước phát triển và trong khu vực Nhờ đó, người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng loại hình vận tải bằng đường hàng không Hệ thống cảng hàng không đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa những năm vừa qua

Với 22 cảng hàng không hoạt động theo mô hình trục nan, trong đó hai cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất là hai đầu mối chính, đóng vai trò gom hành khách, hàng hóa, kết nối với các đường bay quốc nội và quốc tế, không chỉ đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng đường hàng không mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn

Hiện tại, công ty chủ yếu khai thác vận chuyển hàng hóa qua Sân bay quốc tế Nội Bài Sân bay quốc tế Nội Bài đóng vai trò quan trọng như một cửa ngõ giao thương của Việt Nam với các nền kinh tế toàn cầu Nằm tại huyện Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội chỉ 18 km (qua cầu Nhật Tân), sân bay này có tuyến đường bộ kết nối với Cảng biển quốc tế Hải Phòng, vùng Tây Nam Trung Quốc và các nước lân cận như Bắc Lào và Thái Lan Với vị trí địa lý thuận lợi, Nội Bài đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối vùng, phục vụ cho hình thức vận chuyển đa phương thức Tình hình vận chuyển hàng hóa tại sân bay Nội Bài không ngừng tăng trong suốt các năm qua, với lưu lượng hàng hóa năm 2023 đạt 834.000 tấn, tăng 15% so với năm 2022 Sản lượng hàng hóa của các hãng hàng không chuyển dịch giữa các công ty phục vụ hàng hóa đã góp phần tích cực vào việc phục vụ biển đông của khu vực b) Môi trường kinh tế

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu tích cực trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế gần đây Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đã được Đảng đưa ra từ năm 1986, và điển hình gần nhất là Quyết số 06-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII vào ngày 5/11/2016 Tính từ khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, Việt Nam đã tích cực tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và đạt được nhiều thành tựu toàn diện trên nhiều lĩnh vực Hiện tại, Việt Nam đã ký kết 12 Hiệp định Thương mại Tự do và đang tiến hành đàm phán cho 4 Hiệp định thương mại tự do khác

Trong năm 2021, dịch Covid-19 tiếp tục phức tạp, với biến thể Delta lan rộng nhanh chóng, gây ra tác động nặng nề đối với các trung tâm sản xuất hàng hóa lớn của Việt Nam Điều này khiến các doanh nghiệp phải tạm ngừng hoặc giảm sản xuất, ảnh hưởng đến nguồn hàng xuất khẩu Chi phí vận chuyển vẫn ở mức cao, thiếu hụt container và nguyên liệu, cùng với giá cả nguyên vật liệu trên thị trường thế giới đều cao, từ xăng dầu, sắt thép đến nhựa, phân bón và thức ăn chăn nuôi, đều ảnh hưởng đến giá thành sản xuất và xuất khẩu

Trong năm 2022, đối với vận chuyển hàng hóa, sản lượng hàng hóa vận chuyển qua đường hàng không trong năm ước đạt 1,25 triệu tấn Con số này bằng 95% so năm 2021 và tương đương năm 2019) Trong đó, vận chuyển hàng hóa nội địa đạt 152 nghìn tấn (tương đương năm 2021 và bằng 60% so với năm 2019) và vận chuyển hàng hóa quốc tế ước đạt 1,1 triệu tấn (xấp xỉ năm 2021 và tăng 10% so năm 2019)

Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt hơn 466 tỷ USD, giảm 8% (tương ứng giảm tới 40,49 tỷ USD) so với năm trước Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 257 tỷ USD, giảm 6% (tương ứng giảm 16,40 tỷ USD) và nhập khẩu đạt hơn 209 tỷ USD, giảm 10,3% (giảm 24 tỷ USD)

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước đạt hơn 214 tỷ USD, giảm 4,3% (giảm 9,75 tỷ USD) so với năm trước Trong đó, xuất khẩu đạt 97,46 tỷ USD, giảm 0,7% (giảm 649 triệu USD) và nhập khẩu là hơn 117 tỷ USD, giảm 7,2% (giảm 9,11 tỷ USD)

Công ty cung cấp dịch vụ logistics hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không, như KTO, đương nhiên sẽ trực tiếp chịu ảnh hưởng tích cực từ quá trình hội nhập kinh tế và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Đồng thời, cũng cần lưu ý rằng tình hình chính trị không ổn định tại các khu vực như Thái Lan, Trung Đông cũng gây ra ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế toàn cầu, và từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và cơ hội kinh doanh của các công ty logistics c) Môi trường chính trị pháp luật

Khung pháp lý về logistics: Trong lĩnh vực vận tải hàng không, dịch vụ logistics được điều chỉnh bởi Hiệp định khung vận tải đa phương thức ASEAN (2005) Trong quá trình kinh doanh dịch vụ logistics, các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định quốc tế như điều kiện giao nhận hàng (Incoterms 2020), quy tắc về chứng từ, bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bốc xếp, lưu kho và giao nhận

Ngày 07 tháng 6 năm 2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký ban hành Quyết định 648/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Hệ thống pháp luật liên quan đến logistics ở Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện Luật Thương mại

2005 và Nghị định 140/2007/NĐ-CP là hai văn bản pháp luật quy định chung nhất và cơ bản nhất về hoạt động logistics hiện nay Luật Thương mại năm 2005 đã thay thế Luật Thương mại 1997 và sử dụng thuật ngữ "logistics" thay vì "dịch vụ giao nhận" như trước đây Ngoài ra, các quy định của các Bộ luật như hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, hải quan, các tổ chức tín dụng, bảo hiểm cũng đã được hoàn thiện và tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế

Tại Điều 109 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2014 có quy định vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không Như vậy, vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là một trong những hình thức của vận chuyển hàng không Tại Điều này cũng quy định vận chuyển hàng không bao gồm có vận chuyển hàng không thường lệ và vận chuyển hàng không không thường lệ Theo quy định này, thì vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không bao gồm có vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không thường lệ và vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không không thường lệ d) Môi trường công nghệ

Chuyển đổi số đang là quá trình áp dụng các giải pháp công nghệ để tối ưu hóa hoạt động cung ứng, từ đó giúp quá trình này diễn ra nhanh chóng, chủ động hơn và có khả năng đáp ứng được khối lượng giao dịch lớn hơn Một trong những phương tiện cụ thể của chuyển đổi số là việc xây dựng các hệ thống IoT (Internet of Things) bao gồm nhiều thiết bị đầu cuối, cho phép truyền dữ liệu trong toàn bộ hệ thống như cảng biển, kho bãi

28 mà không cần phải nhập dữ liệu một cách thủ công Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp hiện đang tích cực xây dựng nền tảng hệ sinh thái số và hệ thống ePORT để giải quyết các vấn đề về logistics từ khai thác cảng cho đến giao nhận hàng hóa và dịch vụ, cũng như giải quyết các thủ tục hóa đơn - chứng từ một cách nhanh chóng

Phân tích thực trạng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần Giao nhận KTO

3.3.1 Các thành phần tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần Giao nhận KTO

- Người gửi (người xuất khẩu or shipper): Là khách hàng của công ty, là người gửi hàng trong hoạt động vận chuyển Đó có thể là người trực tiếp thu xếp gửi lô hàng hay còn gọi là người xuất khẩu Là thương nhân pháp nhân tại Việt Nam được khách hàng là các công ty nước ngoài nhập khẩu hàng hóa, họ là người cung cấp hàng hóa, nguyên vật liệu mà người nhập khẩu yêu cầu

Hiện nay KTO đang cung cấp nhiều dịch vụ logistics khác nhau cho khách hàng là người xuất khẩu Khách hàng có thể sử dụng một hoặc nhiều dịch vụ tùy theo tính chất của doanh nghiệp cũng như nhu cầu doanh nghiệp Cũng chính vì thế, hiện nay khách hàng sử dụng dịch vụ tại KTO được chia làm 4 nhóm chính: khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khách hàng là doanh nghiệp Việt Nam, khách hàng đại lý và khách hàng thương mại Đối với mỗi nhóm khách hàng này, vì những yêu cầu về dịch vụ riêng biệt mà quy trình cung ứng dịch vụ cũng khác nhau

Bảng 3.5: Cơ cấu khách hàng của Công ty KTO năm 2023

TT Phân loại khách hàng Cơ cấu

1 Khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 25%

2 Khách hàng khu công nghiệp 40%

32 Đối với nhóm khách hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài, mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ 25% trong tổng số khách hàng của công ty, nhưng lại là nhóm mang lại lợi nhuận cao nhất với tỷ lệ 50% doanh thu của KTO Nhóm này đặt yêu cầu cao với gói dịch vụ logistics đường biển trọn gói, yêu cầu quy trình cung ứng rõ ràng, chất lượng dịch vụ và độ tin cậy cao Đây là nhóm khách hàng đóng góp quan trọng vào việc xây dựng uy tín và nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường

Nhóm thứ hai là nhóm khách hàng đại lý, bao gồm các khách hàng được đại lý của công ty tại nước ngoài chỉ định sử dụng dịch vụ của công ty Mặc dù chiếm tỷ lệ 20% trong tổng số khách hàng, nhóm này mang lại chỉ khoảng 10% doanh thu của công ty Dịch vụ được khách hàng này sử dụng thường là dịch vụ khai báo hải quan và nhận hàng tại cảng Hoạt động cung ứng dịch vụ logistics cho nhóm này khác biệt rất nhiều so với hai nhóm trước, đặc biệt khi một số quy trình cung ứng dịch vụ phải có sự cho phép từ đại lý ở nước ngoài Mặc dù mang lại lợi nhuận thấp, nhóm khách hàng này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp

Nhóm thứ ba là nhóm khách hàng tập trung trong khu công nghiệp, chiếm tỷ lệ 40% trong cơ cấu khách hàng và mang lại 25% doanh thu cho doanh nghiệp Đây là nhóm khách hàng có kiến thức chuyên môn cao, quan tâm đến chất lượng cung ứng dịch vụ logistics Đối với doanh nghiệp, nhóm khách hàng này giúp mở rộng thị trường kinh doanh và tránh việc phải tìm kiếm nhà cung cấp chất lượng trên thị trường quốc tế để đáp ứng nhu cầu khách hàng

Nhóm thứ tư là nhóm khách hàng thương mại, chiếm tỷ lệ thấp nhất trong cơ cấu khách hàng của công ty, nhưng vẫn mang lại doanh thu cao hơn so với nhóm khách hàng đại lý Nhóm này thường là những khách hàng nhập hàng đơn lẻ, không có nhiều kiến thức về xuất nhập khẩu và thường yêu cầu quy trình cung ứng và dịch vụ trọn gói Tuy nhược điểm là sản lượng hàng ít và không đảm bảo sử dụng dịch vụ logistics của công ty cho những lần sau, nhưng nhóm này giúp công ty tiếp cận nhiều mặt hàng và nâng cao chuyên môn của từng bộ phận trong doanh nghiệp

Bảng 3.6: Danh sách các khách hàng lớn theo tuyến vận tải hàng không của công ty

Thị trường xuất khẩu Danh sách khách hàng Tần số chuyến TB/1 tháng

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)

Bảng số liệu cho thấy danh sách các khách hàng chính mà công ty đang phục vụ trong lĩnh vực logistics cho xuất khẩu hàng hóa Trên mỗi thị trường, có các khách hàng đặt số lượng chuyến hàng đều đặn trong một tháng Ví dụ, ở Châu Á, JINA VINA là một trong những khách hàng có tần suất chuyến cao nhất, với 5-6 chuyến mỗi tháng; ở Châu Âu, NEW TECH là một trong những khách hàng có tần suất chuyến hàng cao nhất, đạt từ 3-4 chuyến mỗi tháng; ở Châu Mỹ, Tân Toàn Cầu là một trong những khách hàng có tần suất chuyến hàng cao nhất, với 3-4 chuyến mỗi tháng

- Người nhận hàng (consignee): Là đối tác của khách hàng công ty, là cá nhân hoặc các doanh nghiệp nước ngoài muốn nhập hàng từ Việt Nam, muốn sử dụng sản phẩm dịch vụ được sản xuất tại Việt Nam

- KTO Logistics: là trung gian phối hợp việc sắp xếp vận chuyển đối với bên gửi hàng, bên nhận hàng và hãng hàng không KTO làm nhiệm vụ kết nối 3 thành viên chính của quá trình vận chuyển với nhau bằng việc cung cấp kịp thời những thông tin về cước phí, tuyền vận tải và năng lực vận chuyển KTO có thể tham gia vào việc thương lượng cước phí, hạch toán hóa đơn và theo dõi quá trình chuyên chở, sắp xếp quá trình vận tải và không có trách nhiệm thực hiện việc này KTO giúp hãng hàng không tìm được khách chờ hàng cho lượt về, tránh tình trạng vận chuyển không tải, vì vậy nâng cao được hiệu suất sử dụng phương tiện

- Hãng hàng không: United Airlines, Quatar Airways, Japan Airlines, China

Airlines, Korea Airlines, Singapore Airlines, Vietnam Airlines, … các đại lý và hãng hàng không mà KTO tham gia ký kết và hợp tác, cung cấp dịch vụ vận tải quốc tế bằng cách cho thuê các chỗ trống trên máy bay, các dịch vụ đi kèm với hàng hóa khác và có chức năng vận chuyển hàng hóa từ sân bay đi đến sân bay đến

Hiện tại, Công ty Cổ phần Giao nhận KTO có hợp đồng dịch vụ với 7 hãng hàng không chính và phân theo 2 cấp độ quan hệ đối tác:

Bảng 3.7: Các hãng hàng không có hợp đồng dịch vụ với Công ty KTO

STT Hãng hàng không Loại quan hệ đối tác Phạm vi hoạt động – Số điểm kết nối (sân bay)

1 United Airlines Đối tác chiến lược 254

2 Quatar Airways Đối tác chiến lược 173

3 Japan Airlines Đối tác chiến lược 125

4 China Airlines Đối tác chiến lược 38

5 Korea Airlines Đối tác chiến lược 116

6 Singapore Airlines Đối tác chiến lược 72

7 Vietnam Airlines Đối tác thường xuyên 52

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)

+ Đối tác chiến lược: Là các hãng hàng không lớn và có mối quan hệ chiến lược đái hạn với Yusen Các hãng bay này có đặc điểm cùng làm việc liên tục, hệ thống, tứ lập kế hoạch đến tác nghiệp và cùng hiện thực hóa mục tiêu gia tăng giá trị

+ Đối tác thường xuyên: Có mối quan hệ tác nghiệp Đây là các hãng bay được ủy quyền hoặc được lựa chọn ưu tiên so với các đối tác khác

Mối quan hệ của KTO với các hãng hàng không có sự chặt chẽ và chủ yếu được cam kết theo hợp đồng cung ứng dịch vụ lâu dài, dựa trên số lượng hàng hóa mà KTO cam kết sẽ phải thực hiện trong một năm để có được mức giá cước tốt Tương tự, mối quan hệ KTO và khách hàng cũng được thể hiện bản hợp đồng cung ứng Với những doanh nghiệp thường xuyên, lớn thì có hợp đồng cung ứng thường xuyên và mức giá cước cũng sẽ được chiết khấu nhiều hơn so với các doanh nghiệp forwarder nhỏ KTO có quyền nâng hoặc hạ mức chiết khấu cước vận tải đối với từng đối tượng khách hàng khác nhau dựa theo quyền lực của công ty trong mối quan hệ này

3.3.2 Quy trình cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần Giao nhận KTO

Quy trình cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không của Công ty Cổ phần Giao nhận KTO diễn ra theo 7 bước (Hình 3.3):

Bước 1: Tìm kiếm khách hàng

Dưới sự chỉ đạo của trưởng bộ phận, bộ phận Sales phòng Air nhận được một danh sách thông tin liên hệ của các khách hàng tiềm năng, những người đã và đang tìm kiếm dịch vụ giao nhận Nhân viên bộ phận Sales sẽ tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về thông tin của từng khách hàng, bao gồm mặt hàng họ kinh doanh hoặc xuất khẩu, điểm đến mong muốn, và các tuyến hàng không mà họ quan tâm Sau đó, họ sẽ liên hệ để đề xuất dịch vụ của công ty thông qua cuộc gọi điện

Đánh giá chung về dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần Giao nhận KTO

3.4.1 Thành công và thuận lợi

Dịch vụ logistics đối với hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không mà KTO cung ứng ra thị trường sau 8 năm hoạt động và phát triển, tính đến nay đã đạt được nhiều thành công đối với doanh nghiệp và với thị trường

Thứ nhất, Công ty Cổ phần Giao nhận KTO đã tạo ra một quy trình cung ứng dịch vụ logistics qua đường hàng không đầy cụ thể và linh hoạt, đáp ứng mọi yêu cầu cơ bản mà khách hàng đặt ra Từ việc tiếp nhận hàng hóa từ khách hàng đến việc giao hàng đến

44 tay người nhận một cách an toàn và đúng thời hạn, KTO đã thể hiện sự chuyên nghiệp và kiểm soát toàn diện trong mọi giai đoạn Sự phối hợp mạch lạc giữa các bộ phận và mối quan hệ mật thiết với các đối tác đã tạo nên một quy trình cung ứng dịch vụ mượt mà, thuận lợi và đáng tin cậy, giành được lòng tin từ phía khách hàng Điều này được minh chứng qua việc số lượng khách hàng ký kết hợp đồng với công ty không ngừng gia tăng, mở rộng thị trường từ các doanh nghiệp trong nước đến cả doanh nghiệp quốc tế Uy tín của KTO trên thị trường vẫn đang ngày càng được khẳng định và tăng lên

Thứ hai, sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận và phòng ban trong công ty là một yếu tố không thể thiếu KTO đã xây dựng một quy trình logistics chuẩn, áp dụng cho toàn bộ hệ thống với sự đồng bộ và phối hợp giữa các bộ phận Từ việc tiếp nhận yêu cầu đặt hàng từ bộ phận kinh doanh đến việc thực hiện các công việc tại sân bay, mọi hoạt động đều được điều phối một cách hiệu quả và liên tục được cải thiện

Thứ ba, mối quan hệ mật thiết với các đối tác là một điểm mạnh quan trọng của

KTO Việc tương tác chặt chẽ với các đại lý và các hãng hàng không hàng đầu như United Airlines, Quatar Airways, Japan Airlines, China Airlines, Korea Airlines, Singapore Airlines, Vietnam Airlines, đã giúp KTO có được lợi thế về giá cả cạnh tranh và tối ưu hóa quy trình giao nhận hàng hóa cho khách hàng

Thứ tư, việc xây dựng và duy trì một tệp khách hàng lớn và trung thành cũng là một thành tựu đáng kể của KTO trong suốt 8 năm qua Công ty đã thu hút nhiều khách hàng lớn nhỏ mới và xây dựng một danh sách khách hàng ổn định Điều này được minh chứng qua sự tin tưởng và sự hợp tác lâu dài với các đối tác lớn như Công ty Cổ phần Cơ khí và Dịch vụ Thương mại An Bình, Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Công nghệ NEWTECH, Công ty TNHH TM DV Cơ khí Tân Toàn cầu và nhiều đối tác khác

Trong suốt 5 năm liên tiếp từ 2018 đến 2023, số lượng khách hàng mới của doanh nghiệp có xu hướng tăng, vượt qua cả mong đợi khi tăng trưởng hai con số Điều này không chỉ là một dấu hiệu về sức mạnh và sự thu hút của doanh nghiệp mà còn là một minh chứng rõ ràng cho chất lượng và hiệu quả của dịch vụ logistics đối với hàng hóa xuất khẩu qua đường hàng không của KTO Việc tỷ lệ giữ chân khách hàng cũ đạt trên 80% cũng là một sự khẳng định mạnh mẽ về sự hài lòng và niềm tin mà doanh nghiệp đã xây dựng trong lòng khách hàng Điều này chứng tỏ rằng dịch vụ của KTO không chỉ đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng mà còn vượt qua sự kỳ vọng của họ Bên cạnh việc tăng trưởng về số lượng khách hàng, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trong giai đoạn ba năm gần đây (từ 2021 đến 2023) cũng đã có xu hướng tăng Điều này không chỉ phản ánh sự thành công trong kinh doanh mà còn là một minh chứng rõ ràng cho hiệu suất của quy trình dịch vụ logistics đối với hàng hóa xuất khẩu qua đường hàng không mà công ty đã xây dựng và triển khai Điều này không chỉ đảm bảo hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn khẳng định vị thế của KTO là một đối tác đáng tin cậy và chất lượng trên thị trường

Thứ năm, công ty luôn đáp ứng được chất lượng dịch vụ tốt cho khách hàng Dịch vụ logistics đối với hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không của KTO được 85% khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ của công ty đánh giá đây là một dịch vụ logistics

45 mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm của khách hàng Họ không chỉ xem xét nó như là một dịch vụ vận chuyển thông thường, mà còn nhìn nhận rằng nó là một phần quan trọng trong việc tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm của họ trên thị trường quốc tế Với một dịch vụ logistics hoạt động hiệu quả như thế, KTO không chỉ đáp ứng mà còn vượt qua các tiêu chí mà phần lớn khách hàng đặt ra đối với các dịch vụ logistics nói chung và dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu qua đường hàng không nói riêng Thời gian vận chuyển nhanh chóng, độ an toàn của hàng hóa, chi phí hợp lý và một mức độ cao của chất lượng dịch vụ là những điểm mà KTO tự hào mang lại cho khách hàng của mình Điều này giúp công ty không chỉ tối ưu hóa quy trình vận chuyển của mình mà còn tạo ra một môi trường kinh doanh mạnh mẽ và cạnh tranh trên thị trường toàn cầu

3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những điểm mạnh đó, sau quá trình thực tập và tìm hiểu tại công ty, có thể nhận ra một số điểm hạn chế trong quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường hàng không cho hàng hóa xuất khẩu tại KTO như sau:

Thứ nhất, KTO còn phụ thuộc vào các bên cung ứng chuyên nghiệp Mặc dù việc hợp tác với các bên cung ứng chuyên nghiệp có thể giúp KTO tập trung vào nhân lực và nguồn lực tài chính cho các mảng chính của hoạt động, nhưng điều này cũng mang lại một loạt các hạn chế Chẳng hạn, việc không sở hữu đội xe hay kho bãi riêng của mình có thể khiến KTO mất đi sự linh hoạt trong quản lý và kiểm soát hàng hóa Ngoài ra, phụ thuộc vào các bên thứ ba cũng có thể dẫn đến tăng chi phí và giảm lợi nhuận, đặc biệt khi các bên thứ ba có thể áp đặt các hạn chế hoặc giới hạn về chất lượng dịch vụ

Thứ hai, thiếu hụt nguồn lực công nghệ thông tin Mặc dù KTO đã đầu tư vào phần mềm xử lý dữ liệu, nhưng việc không thường xuyên cập nhật và không có đội ngũ nhân viên IT riêng có thể tạo ra những khó khăn đáng kể Các vấn đề kỹ thuật và lỗi phần mềm thường xuyên xảy ra có thể làm gián đoạn quy trình làm việc và làm chậm tiến độ giao hàng Việc thiếu một trang web chính thức cũng khiến KTO mất đi cơ hội tiếp cận khách hàng và tạo dựng hình ảnh thương hiệu trực tuyến mạnh mẽ trên thị trường

Thứ ba, thiếu chiến lược tiếp cận thị trường mới Mặc dù việc tập trung vào việc duy trì và phát triển nguồn khách hàng hiện có là quan trọng, nhưng việc bỏ qua việc nghiên cứu và tiếp cận các thị trường mới có thể gây ra những rủi ro lớn cho sự phát triển bền vững của công ty Thiếu hụt kế hoạch cụ thể và nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu thị trường khiến cho KTO bỏ lỡ cơ hội tiếp cận và tương tác với các khách hàng tiềm năng Điều này có thể dẫn đến sự giảm sút về sự đa dạng hóa khách hàng và nguồn lợi nhuận

Thứ tư, có xảy ra sai sót trong xử lý chứng từ Nguyên nhân là do việc thiếu thông tin về sản phẩm và lô hàng Như đã nói, vận chuyển qua đường hàng không có rất nhiều quy định về tính an toàn đặc biệt với các trường hợp hàng hóa nguy hiểm, hàng có PIN,

46 hàng dễ hư hỏng Vấn đề về thiếu thông tin và sự không chính xác trong các tài liệu chứng từ cũng đang gây ra những rắc rối trong quy trình làm việc của KTO Điều này có thể dẫn đến việc giao nhận hàng hóa không đúng thời hạn hoặc gặp phải các trục trặc pháp lý khi hàng hóa qua biên giới Việc tìm kiếm và cập nhật thông tin chính xác từ phía khách hàng có thể giúp KTO giảm thiểu rủi ro và tăng cường hiệu quả trong quản lý chứng từ

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ LOGISTICS CHO HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

Dự báo thị trường dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty trong thời gian tới

4.1.1 Dự báo thị trường dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không

Hiện nay, điều kiện kinh tế tại Việt Nam đang tạo ra lợi thế cho sự phát triển của ngành dịch vụ hàng không Cụ thể, tình hình kinh tế tổng thể trong và ngoài nước đang cho thấy những dấu hiệu tích cực, cùng với sự chuyển đổi của các tập đoàn sản xuất sang các thị trường đang phát triển ở châu Á Sự quyết tâm của Đảng và Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư cũng đã làm tăng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam Tất cả những yếu tố này đã góp phần làm tăng lượng hàng hóa thông qua các cảng hàng không, đặc biệt là Cảng hàng không quốc tế Nội Bài Theo nghiên cứu của SS1 Research, dự kiến khối lượng hàng hóa tại Sân bay quốc tế Nội Bài trong năm 2024 sẽ tăng 13% so với năm trước, trong đó có sự gia tăng 15% đối với hàng hóa quốc tế và 5% đối với hàng hóa nội địa Sự tăng trưởng kinh tế này mở ra cơ hội cho các công ty cung cấp dịch vụ logistics hàng không như KTO

Theo dự báo của Cục Hàng không Việt Nam, thị trường hàng không Việt Nam cũng nằm trong xu thế của thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương và sẽ hoàn toàn hồi phục vào cuối năm 2024 Tổng nhu cầu vận chuyển hàng hóa đạt 1,16 triệu tấn, tăng 8,5% so với năm 2023 và bằng 92,2% so với năm 2019 Trong đó, vận chuyển hàng hóa nội địa đạt 210 nghìn tấn, tăng 20% so với năm 2023 và bằng 81,8% so với năm 2019; vận chuyển hàng hóa quốc tế đạt 950 nghìn tấn, tăng 6,1% so với năm 2023 và bằng 95% so với năm

Mặc dù tình hình chung thế giới năm 2024 có nhiều khởi sắc nhưng bối cảnh chung còn nhiều thách thức lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam khi chính trị thế giới chứa nhiều rủi ro, các thị trường xuất khẩu Việt Nam đần bào hỏa và tăng bảo hộ và đang có xu hướng giảm nhập khẩu một số mặt hàng có thể mạnh của Việt Nam Trong nước, Chính phủ đã và đang có sự quan tâm đúng mức đèn ngành dịch vụ logistics nói chung và dịch vụ logistics hàng hóa xuất khẩu qua đường hàng không nói riêng, với các chính sách phát triển hạ tầng giao thông, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, phát triển nguồn nhân lực Chính phủ đã ban hành Quyết định 200 QĐ-TTg của Thủ tường ngày 14/2/2017 về về việc phê duyệt kế hoạch hành động năng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, trong đó có các nhóm nhiệm vụ chính về hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics, hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics; nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ phát triển thị trường dịch vụ logistics, đào tạo, năng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực Đây là một chương trình hành đông cụ thể với nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến dịch vụ logistics hàng không

Thị trường hàng không Việt Nam đang có nhiều tiềm năng cho các nhà đầu tư Các hãng hàng không như Vietjet Air, Bamboo Airlines, Vietstar Airlines, và các liên doanh với AirAsia đều đang tạo ra một bức tranh sôi động cho thị trường này Hiệp định mở cửa bầu trời giữa các quốc gia Đông Nam Á cũng tạo ra cơ hội cho các hãng hàng không Việt Nam mở rộng thị phần và cạnh tranh với hơn 52 hãng hàng không nước ngoài đang khai thác hơn 78 đường bay đi và đến Việt Nam như hiện nay

Theo Cục Hàng không Việt Nam, thị trường hàng không Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng không dưới 20% hàng năm cho đến năm 2025, nhưng vấn đề cơ sở hạ tầng và quy hoạch không hợp lý có thể gây áp lực và đe dọa an toàn hàng không Với triển vọng tích cực về xuất khẩu và sự phát triển của thị trường hàng không Việt Nam, tiềm năng cho dịch vụ logistics hàng hóa qua đường hàng không là rất lớn, tạo ra cơ hội kinh doanh cho các công ty như KTO Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ, đòi hỏi KTO phải cải tiến không ngừng để giữ vững và mở rộng thị trường

4.1.2 Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới

Việc định rõ hướng phát triển của công ty là một điểm tựa quan trọng giúp tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp, tận dụng nguồn lực một cách có hiệu quả và áp dụng các chiến lược phù hợp để đạt được các mục tiêu đã đề ra Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc xác định hướng phát triển chiến lược, ban điều hành tại KTO luôn tập trung vào việc nghiên cứu thị trường, theo dõi các xu hướng phát triển và biến động trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, nhằm đưa ra các định hướng mang tính xác thực và hiệu quả nhất cho công ty của mình Cụ thể, một số định hướng mà công ty đề ra như sau:

- Định hướng phát triển dịch vụ logistics đường hàng không cho hàng xuất khẩu

Trong vòng 5 năm tới, ban điều hành đã quyết định tập trung phát triển dịch vụ logistics đường hàng không như là trọng điểm của công ty Để đạt được mục tiêu này, công ty đã đề ra các định hướng cụ thể như sau:

Thứ nhất, tối ưu hóa quy trình cung cấp dịch vụ logistics đường hàng không cho hàng xuất khẩu bằng cách tự chủ động đánh giá, hoàn thiện và nâng cao hiệu suất Nhân viên phụ trách cần thực hiện mọi bước trong quy trình một cách chính xác và hiệu quả, từ việc chuẩn bị tài liệu cho đến giao nhận hàng hóa, và đưa ra giải pháp triệt để và nhanh chóng cho các vấn đề phát sinh

Thứ hai, phát triển đội ngũ quản lý và nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên bằng cách đầu tư vào đào tạo và hoạt động thực tế Ban lãnh đạo cần chủ động quan tâm và đầu tư cho nhân viên để nâng cao trình độ, kinh nghiệm và kiến thức về luật pháp, và khuyến khích nhân viên đề xuất giải pháp cho các vấn đề trong quy trình

Thứ ba, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và mở rộng thị trường khách hàng bằng cách đáp ứng nhu cầu đa dạng từ phía khách hàng và tìm kiếm các tập khách hàng mới Đồng thời, chúng tôi cũng tập trung vào việc tìm kiếm khách hàng có tỉ lệ đi hàng thường xuyên và ổn định từ các nhà máy và khách hàng

Thứ tư, mở rộng thị trường dịch vụ logistics hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu và châu Mỹ bằng cách tìm kiếm và hợp tác với các đối tác nước ngoài, và duy trì mối

49 quan hệ hợp tác lâu dài với các hãng máy bay để tối ưu hóa chi phí khi thâm nhập vào thị trường mới

- Định hướng phát triển chất lượng dịch vụ logistics đối với hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không của doanh nghiệp Định hướng phát triển chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp tập trung vào cái thiện

3 vấn đề chính, bao gồm: Thời gian hoàn thiện toàn bộ đơn hàng, độ an toàn và chính xác của hàng hóa, chi phí dịch vụ logistics

+ Trong việc hoàn thiện đơn hàng, thời gian vận chuyển quốc tế phụ thuộc hoàn toàn vào các hãng hàng không Vì vậy, để rút ngắn thời gian hoàn thiện đơn hàng, các doanh nghiệp thường tập trung vào thời gian và quá trình lấy hàng trong nước và hoàn tất đơn hàng trước khi chuyển giao hàng đến trung tâm phân phối của các hãng vận chuyển Để thực hiện điều này, doanh nghiệp đã đặt mục tiêu và lên kế hoạch cho đến năm 2026

Kế hoạch này bao gồm việc sở hữu một đội ngũ giao nhận với khoảng 5-6 chiếc xe tải, được phân bố tại các khu vực trung tâm để thuận tiện cho việc thu nhận hàng hóa Đồng thời, doanh nghiệp cũng đề ra kế hoạch tăng cường đội ngũ nhân sự của các bộ phận liên quan lên khoảng 50%, nhằm đảm bảo quá trình xử lý và vận chuyển đơn hàng được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả

+ Trong thời gian 3 năm tới (từ 2024 đến 2026), đảm bảo độ an toàn và chính xác của hàng hóa, doanh nghiệp đã đặt mục tiêu giảm tỷ lệ thiệt hại đơn hàng xuống mức 0.05% Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp đang tích cực lên kế hoạch hợp tác với các đối tác cung cấp dịch vụ bảo hiểm hàng hóa Mục tiêu của công ty là cung cấp hỗ trợ cho khách hàng trong việc mua bảo hiểm cho đơn hàng, tăng cường khả năng và giá trị đền bù trong trường hợp hàng hóa bị thiệt hại trong quá trình vận chuyển

Kiến nghị với các Bộ ngành và tổ chức liên quan

4.3.1 Kiến nghị với các Bộ ngành liên quan

 Kiến nghị đối với Nhà nước

Thứ nhất, tiếp tục nâng cao cơ sở hạ tầng vận tải đường hàng không

Cơ sở hạ tầng phục vụ hàng hải quốc tế, bao gồm hệ thống cảng hàng không, ở nước ta hiện vẫn chưa đạt chuẩn về thiết bị công nghệ và hỗ trợ Hệ thống này vẫn còn lạc hậu, cũ kỹ và thiếu thốn, gây hạn chế đối với hoạt động vận tải đường hàng không quốc tế Các cảng hàng không chưa nhận được sự đầu tư đồng bộ và chưa đạt được mức độ phát triển cần thiết để khai thác hết tiềm năng và khả năng vận tải

Do đó, chính phủ cần tăng cường quan tâm và đẩy mạnh việc đầu tư vào hệ thống cảng hàng không lớn, đồng bộ hóa với các cảng quốc tế và các cơ sở khác để đảm bảo cơ sở hạ tầng phục vụ cho dịch vụ vận tải hàng hải quốc tế Đối với trang thiết bị và máy móc hỗ trợ đã cũ tại các cảng hàng không và cảng nội địa (ICD), chính phủ cũng nên đầu tư vào việc mua mới và cập nhật công nghệ để tăng hiệu quả hoạt động vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là trong việc sử dụng phần mềm quản lý và khai thác thông tin Điều này sẽ giúp tránh được các vấn đề như sự cố hệ thống, gây chậm trễ trong thông quan hàng hóa và tăng chi phí lưu kho

Thứ hai, hỗ trợ các doanh nghiệp giao nhận vận tải đường hàng không Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Mặc dù các doanh nghiệp dịch vụ chuyển hàng hóa quốc tế tại Việt Nam chiếm đa số, nhưng phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, cung cấp dịch vụ logistics với giá trị gia tăng thấp Khoảng 90% trong số này có vốn đăng ký thấp, chỉ có khoảng 10% có vốn từ 10 tỷ đồng trở lên Tuy nhiên, các doanh nghiệp này vẫn đang trong giai đoạn phát triển và đối mặt với nhiều thách thức về tài chính do nguồn vốn hạn chế Vì vậy, cần

56 có sự mở rộng của các quỹ vốn với lãi suất thấp hơn và gia hạn thời gian vay vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ của họ

 Kiến nghị với Tổng cục Hải quan

Sinh viên xin đề xuất một số kiến nghị như sau:

- Đề xuất giảm bớt các quy định kiểm tra chuyên ngành và loại bỏ những quy định không phản ánh thực tế, đồng thời điều chỉnh lại sự thống nhất giữa các quy định về cùng loại mặt hàng được quản lý bởi nhiều cơ quan chuyên ngành khác nhau

- Tăng cường cả về số lượng và chất lượng cán bộ hải quan để tránh tình trạng quá tải công việc và để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giải đáp các thắc mắc liên quan

- Tổ chức nhiều khóa đào tạo cho doanh nghiệp mỗi khi có thông tư, nghị định hoặc quy định mới, bao gồm các buổi đối thoại và giải đáp thắc mắc giữa doanh nghiệp và cán bộ hải quan

- Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng cả về phần cứng và phần mềm để hoàn thiện hệ thống VNACC/VCIS cũng như các phần mềm liên quan đến việc nộp thuế và phí hải quan

4.3.2 Kiến nghị với các hiệp hội Logistics

Dựa trên tình hình thực tế trên, sinh viên đề xuất một số kiến nghị cho Hiệp hội Logistics Việt Nam như sau:

- Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, và chuyên đề về các vấn đề pháp lý và kỹ thuật nghiệp vụ giao nhận, nhằm tạo điều kiện cho các bên trong và ngoài nước có cơ hội trao đổi ý kiến và quan điểm về các vấn đề quan tâm

- Hướng dẫn và tư vấn cho các hội viên về các vấn đề thương mại, pháp lý và nghiệp vụ giao nhận kho vận, nhằm hỗ trợ trong quá trình chuẩn bị và thực hiện các hoạt động kinh doanh và hợp tác liên doanh tại Việt Nam và quốc tế

- Thu thập và cung cấp cho các hội viên các thông tin cần thiết từ các tổ chức nghề nghiệp quốc tế liên quan, bao gồm cả khuyến nghị, thông tin, mẫu chứng từ, hợp đồng và các tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước

- Hỗ trợ các hội viên trong việc tiếp cận và tham gia vào các hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp, cũng như trong việc xây dựng mối quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước, và cung cấp thông tin nghề nghiệp cho các đồng nghiệp quốc tế

- Hiệp hội cần thực hiện tốt vai trò của mình là cầu nối với chính phủ, đồng thời thúc đẩy nghiên cứu và phát triển các tiêu chuẩn, tài liệu, biểu mẫu, thống kê và tiêu chí đánh giá trong ngành.

Đề xuất của sinh viên trong thời gian thực tập

Trong quá trình thực tập tại Công Ty Cổ phần Giao nhận KTO, sinh viên đã nhận thấy những vấn đề và hạn chế tồn tại trong hoạt động của doanh nghiệp Sinh viên đã đưa ra các đề xuất cụ thể và đóng góp vào quy trình cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty Những đề xuất này đã được dần áp dụng vào thực tế và được đánh giá là mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu suất làm việc

57 và giúp giảm chi phí cho công ty trong quá trình cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không Một số đề xuất, đóng góp đó bao gồm:

+ Sinh viên đã đề xuất xây dựng một hệ thống thu thập thông tin liên quan đến đơn hàng của khách hàng thay vì trao đổi thủ công qua các nền tảng chat Trong giai đoạn đầu tiên, sinh viên đã phát triển một mẫu thu thập thông tin trên bảng tính Excel, với đầy đủ các trường thông tin cần thiết để khách hàng có thể dễ dàng cung cấp thông tin Đây là một bước đầu tiên trước khi doanh nghiệp xây dựng một hệ thống website hoặc phần mềm riêng phục vụ quá trình thu thập thông tin đơn hàng của khách hàng Đề xuất này đã được ban Giám Đốc Công Ty Cổ phần Giao nhận KTO chấp nhận và áp dụng trong quá trình cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không

+ Trong quá trình đào tạo thực tập sinh, doanh nghiệp đã lên kế hoạch để hướng dẫn và phân công công việc cho sinh viên Tuy nhiên, sinh viên nhận thấy rằng quy trình này vẫn còn chư rõ ràng và các công việc được phân chưa phản ánh đúng nghiệp vụ thực tế Thiếu sự hỗ trợ cần thiết khi sinh viên thực hiện công việc cũng là một điểm yếu Do đó, sinh viên đã đề xuất một quy trình tiếp cận công việc cụ thể hơn tại doanh nghiệp Sinh viên mong muốn các công việc được chọn có tính thực hành cao, giúp sinh viên học hỏi và làm việc thực tế hơn Công ty KTO đã tiếp nhận và dựa trên những đề xuất này để điều chỉnh quy trình đào tạo thực tập sinh Các thay đổi bao gồm việc sinh viên tham gia vào các hoạt động thực tiễn như hỗ trợ chuẩn bị các giấy tờ và chứng từ cho đơn hàng, cũng như tham gia trực tiếp vào quản lý và sắp xếp kho hàng của doanh nghiệp

+ Trong lĩnh vực Marketing của doanh nghiệp, sinh viên đã tham gia vào việc hỗ trợ kiểm soát và theo dõi quá trình xây dựng website chính thức của công ty Họ cũng đã đóng góp vào việc tăng cường hoạt động truyền thông nội bộ thông qua việc tổ chức các chương trình quảng bá thương hiệu Sinh viên đã tự mình đưa ra ý tưởng và đề xuất cho các chương trình này, sau đó được ban lãnh đạo hỗ trợ triển khai

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt và nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics chuyên nghiệp ngày càng tăng, các doanh nghiệp như KTO cần liên tục hoàn thiện và tối ưu hóa quy trình cung ứng dịch vụ của mình để đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả cao nhất Điều này không chỉ giúp tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh và xây dựng lòng tin từ phía khách hàng Đây cũng là bước đầu tiên quan trọng để doanh nghiệp đạt được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn Đề tài "Hoàn thiện dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần Giao nhận KTO" đã nghiên cứu và áp dụng các lý thuyết về logistics và quy trình cung ứng dịch vụ logistics qua đường hàng không vào thực tế tại công ty Từ việc này, đề tài đã phân tích và chỉ ra các vấn đề trong quy trình cung ứng dịch vụ của công ty, bao gồm các thành công và hạn chế như chuẩn bị chứng từ, trình độ chuyên môn, và các sai sót trong thực hiện

Những hạn chế này đã cung cấp động lực cho việc đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của quy trình cung ứng dịch vụ logistics qua đường hàng không cho hàng hóa xuất khẩu tại công ty Hy vọng rằng, những nghiên cứu và giải pháp trong đề tài sẽ đóng góp vào việc cải thiện hoạt động của công ty, giúp nâng cao sự phát triển và củng cố vị thế của công ty trên thị trường logistics tại Việt Nam

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1 An Thị Thanh Nhàn (2021), Giáo trình Quản trị logistics kinh doanh, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội

2 An Thị Thanh Nhàn (2021), Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản

3 Bộ môn Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế (2015), Giáo trình Quản trị giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế, Trường Đại học Thương mại, Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế

4 Doãn Kế Bôn (2010), Giáo trình Quản trị tác nghiệp Thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị hành chính

5 Nguyễn Thị Trang (2021), Quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty TNHH Ken Logistics, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Thương Mại

6 Phạm Thị Thu Thảo (2021), Quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty CPTV toàn cầu SM Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp,

Trường Đại học Thương Mại

II TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

1 Martin Chiristopher (2008), Logistics, Supply Chain Management (Bhus)

2 World Bank (2014,2016,2018), Connecting to Compete: Trade Logistics in the global economy

3 Alan Rushton and Steve Walker (2007), International Logistics and Supply chain outsourcing

1 Thư viện số trường Đại học thương mại: http://thuvien.tmu.edu.vn/

2 Trang web của Tổng cục thống kê: http://ww.gso.gov.vn/

3 Trang web Bộ công thương Việt Nam: https://moit.gov.vn/

4 Website của Vietnam airlines: https://www.vietnamairlines.com/vn/vi/home

5 Tạp chí Kinh tế Việt Nam: https://vneconomy.vn/quy-hoach-dong-va-mo-rong- cua-dau-tu-ha-tang-cang-hang-khong.htm

6 Tạp chí Tài chính: https://tapchitaichinh.vn/khung-phap-ly-cho-hoat-dong- logistics-tai-viet-nam.html

7 Tạp chí của Tổng cục Hải quan: https://haiquanonline.com.vn/thi-truong-hang- khong-nam-2024-don-nhan-nhieu-thuan-loi-va-tin-hieu-tich-cuc-182944.html

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  2.1: Các thành phần tham gia quy trình - hoàn thiện dịch vụ logistics cho hàng hoá xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần giao nhận kto
nh 2.1: Các thành phần tham gia quy trình (Trang 17)
Hình  2.2: Quy trình cung ứng dịch vụ Logistics đường hàng không - hoàn thiện dịch vụ logistics cho hàng hoá xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần giao nhận kto
nh 2.2: Quy trình cung ứng dịch vụ Logistics đường hàng không (Trang 19)
Bảng 3.1: Tổng hợp doanh thu từng dịch vụ của công ty giai đoạn 2021 – 2023 - hoàn thiện dịch vụ logistics cho hàng hoá xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần giao nhận kto
Bảng 3.1 Tổng hợp doanh thu từng dịch vụ của công ty giai đoạn 2021 – 2023 (Trang 26)
Hình  3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Giao nhận KTO - hoàn thiện dịch vụ logistics cho hàng hoá xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần giao nhận kto
nh 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Giao nhận KTO (Trang 27)
Bảng 3.2: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2021-2023 - hoàn thiện dịch vụ logistics cho hàng hoá xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần giao nhận kto
Bảng 3.2 Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2021-2023 (Trang 29)
Bảng 3.4: Cơ cấu nhân sự của Công ty Cổ phần Giao nhận KTO - hoàn thiện dịch vụ logistics cho hàng hoá xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần giao nhận kto
Bảng 3.4 Cơ cấu nhân sự của Công ty Cổ phần Giao nhận KTO (Trang 33)
Bảng 3.3: Chi tiết nguồn vốn của công ty KTO giai đoạn 2021-2023 - hoàn thiện dịch vụ logistics cho hàng hoá xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần giao nhận kto
Bảng 3.3 Chi tiết nguồn vốn của công ty KTO giai đoạn 2021-2023 (Trang 33)
Bảng 3.5: Cơ cấu khách hàng của Công ty KTO năm 2023 - hoàn thiện dịch vụ logistics cho hàng hoá xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần giao nhận kto
Bảng 3.5 Cơ cấu khách hàng của Công ty KTO năm 2023 (Trang 35)
Bảng 3.6: Danh sách các khách hàng lớn theo tuyến vận tải hàng không của công ty  KTO năm 2023 - hoàn thiện dịch vụ logistics cho hàng hoá xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần giao nhận kto
Bảng 3.6 Danh sách các khách hàng lớn theo tuyến vận tải hàng không của công ty KTO năm 2023 (Trang 36)
Bảng số liệu cho thấy  danh sách các khách hàng chính mà công ty  đang phục vụ  trong lĩnh vực logistics cho xuất khẩu hàng hóa - hoàn thiện dịch vụ logistics cho hàng hoá xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần giao nhận kto
Bảng s ố liệu cho thấy danh sách các khách hàng chính mà công ty đang phục vụ trong lĩnh vực logistics cho xuất khẩu hàng hóa (Trang 37)
Hình  3.3: Quy trình cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không cho hàng hóa  xuất khẩu tại KTO Logistics - hoàn thiện dịch vụ logistics cho hàng hoá xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần giao nhận kto
nh 3.3: Quy trình cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không cho hàng hóa xuất khẩu tại KTO Logistics (Trang 39)
Bảng 3.6: Thời gian giao hàng dự kiến của dịch vụ logistics bằng đường hàng  không tại Công ty Cổ phần Giao nhận KTO - hoàn thiện dịch vụ logistics cho hàng hoá xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần giao nhận kto
Bảng 3.6 Thời gian giao hàng dự kiến của dịch vụ logistics bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần Giao nhận KTO (Trang 43)
Hình  3.4: Tỷ lệ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất  khẩu bằng đường hàng không của công ty KTO - hoàn thiện dịch vụ logistics cho hàng hoá xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần giao nhận kto
nh 3.4: Tỷ lệ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty KTO (Trang 45)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w