LỜI CAM ĐOAN Em là Cao Thị Thu Ngọc xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty TNHH Giao nhận PGS Vi
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc phát triển các hoạt động dịch vụ giao nhận vận tải có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó thúc đẩy quá trình trao đổi giao lưu hàng hóa giữa các khu vực và trên toàn thế giới góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các hợp đồng mua bán thương mại, làm cho nền kinh tế phát triển nhịp nhàng, cân đối Đối với ngành vận tải nói chung và vận tải hàng không nói riêng, đã có nhiều bước tiến nhảy vọt trong những năm gần đây Có thể thấy được rằng hàng hóa hàng không chiếm một vị trí độc nhất trong thương mại thế giới khi mà trọng lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không chưa đến 1% nhưng chiếm tới 35% giá trị thương mại thế giới Điều đó cho thấy tầm quan trọng và khả năng sinh lời của hàng hóa hàng không Mặc dù với thị trường có nhiều tiềm năng như Việt Nam, đang ngày càng mở rộng và nâng cấp mạng lưới vận tải hàng không nhưng vẫn phụ thuộc vào phần lớn vào các công ty giao nhận nước ngoài Là một trong những Công ty có uy tín trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường không, PGS Logistics Việt Nam đang từng bước củng cố và phát triển hoạt động kinh doanh của mình để có thể đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của khách hàng Tìm cách để khắc phục từng hạn chế trong chất lượng dịch vụ là điều kiện tiên quyết để PGS Logistics Việt Nam cạnh tranh với các đối thủ để tồn tại, đứng vững trong nền kinh tế thị trường và góp phần phục vụ cho hoạt động kinh tế đối ngoại của đất nước
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như những kiến thức được tích luỹ trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH giao nhận PGS Việt Nam, em quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam” làm bài khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành thương mại quốc tế
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu: “Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại công ty TNHH Vận tải quốc tế MTL” của tác giả Dương Thị Hoa (2021), thông qua các thông số, dữ liệu báo cáo tài chính của công ty kết hợp với phương pháp phân tích định lượng để phản ánh được những kết quả mà Công ty đã đặt được cũng như những phần còn chưa hoàn thiện Qua đó, tác giả đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hóa của công ty trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Công ty
Bài khóa luận: “Quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty TNHH Ken Logistics” của tác giả Nguyễn Thị Trang (2021) được đăng trên thư viện số của trường Đại học Thương Mại Tác giả đã phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty Trong đó, giải pháp về nguồn nhân lực và giải pháp trong việc hoàn thiện công tác khai báo hải quan, công tác kiểm tra giám sát được tác giả nhấn mạnh sự quan trọng nhất Bài nghiên cứu: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty TNHH TNT – Vietrans Express World Wide” của tác giả Nguyễn Đình Dương Nam (2018) Trong nghiên cứu này, tác giả đã phân tích hoạt động kinh doanh của công ty và đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ cạnh tranh trên thị trường cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa của công ty TNHH TNT– Vietrans Express World Wide
Bài nghiên cứu “Quy trình vận hành hàng hóa xuất nhập khẩu hàng không tại Kuehne + Nagel Ltd” của tác giả Shadman Shoumick (2017) Bài luận án này trình bày về quy trình hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải của một trong những công ty giao nhận vận tải lớn nhất thế giới Tác giả sử dụng phương pháp quan sát để thực hiện việc nghiên cứu, tìm ra các yếu tố để giúp công ty có thể dẫn đầu trong ngành như mạng lưới hậu cần toàn cầu, hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, chuyên môn nhân sự và dịch vụ chăm sóc khách hàng Bên cạnh đó, tác giả đưa ra quan điểm rằng thuộc tính vận tải hàng không đối với doanh nghiệp giao nhận hàng hóa là tốc độ và tính bảo mật của cả hệ thống vận hành Xuất và Nhập khẩu Từ đó đề xuất ra giải pháp cung cấp cho nhân viên của công ty nhiều khóa đào tạo và kiến thức khác nhau để trở nên toàn năng hơn
Nghiên cứu “Nâng cao năng lực dịch vụ logistics của các công ty giao nhận vận tải Việt Nam sau Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thúc Tiến (2021) Bài nghiên cứu sử dụng kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng để cho thấy kết quả những thách thức từ EVFTA phát sinh từ các đặc điểm bên trong của một công ty như chiến lược, khả năng cạnh tranh và nguồn nhân lực, cũng như các hoàn cảnh bên ngoài như cơ hội trong ngành và chính phủ của công ty đó Từ đó luận án thảo luận những cơ hội và thách thức thực tế nhất định dựa trên những phát hiện về khả năng thực hiện hiệu quả dịch vụ logistics của Việt Nam và đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại, cải thiện dòng chảy logistics trong thương mại với đối tác EU Nghiên cứu kết luận rằng những nỗ lực nhằm thúc đẩy tình hình kinh doanh hiện tại ở đất nước này là rất lớn và khó thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn Tuy nhiên, điều đó sẽ có thể thực hiện được với sự đầu tư lớn của chính phủ, lực lượng lao động và sức mạnh ý chí.
Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu chung Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không của Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam
1.3.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung, bài nghiên cứu sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
• Hệ thống cơ sở lý luận về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không
• Phân tích và đánh giá thực trạng giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam trong giai đoạn 2021 – 2023
• Đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam trong thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là dịch vụ giao nhận xuất khẩu và các giải pháp hoàn thiện chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam
• Phạm vi thời gian: Các số liệu của công ty được thu thập và phân tích trong giai đoạn
2021 – 2023 và giải pháp cho đề tài được định hướng trong khoảng thời gian 5 năm
• Phạm vi nội dung: Bài nghiên cứu sẽ tập trung nghiên cứu về nội dung dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không của Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam hiện nay Từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Khóa luận có sử dụng các nguồn thông tin và dữ liệu thứ cấp về những vấn đề liên quan để tham khảo, bổ sung cho việc định hướng và đưa ra giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn đọng Nguồn dữ liệu thứ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài khá đa dạng, được lấy chủ yếu từ những tài liệu sau:
• Dữ liệu thứ cấp từ bên ngoài:
⁃ Các dữ liệu trên Internet: Thu thập thông tin và số liệu từ các trang thông tin như Báo điện tử Chính Phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan; các tạp chí khoa học, các khóa luận tốt nghiệp, nghiên cứu trong nước đã thực hiện có liên quan và các bài viết có giá trị tham khảo tại các trang web như: tailieu.vn, luanvan.net, tailieuxnk.com,…
⁃ Ngoài ra còn lấy từ các nguồn khác như dữ liệu tại thư viện của trường Đại học Thương mại gồm giáo trình chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế, Kinh tế quốc tế, giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế và các luận văn liên quan
• Dữ liệu thứ cấp từ bên trong nội bộ doanh nghiệp:
Thu thập từ nguồn dữ liệu nội bộ Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2023 (Báo cáo tài chính các năm, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo của các phòng ban trong công ty)
1.6.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
• Phương pháp thống kê, phân tích: Từ những dữ liệu thứ cấp thu thập được tiến hành thống kê và sử dụng bảng biểu, đồ thị trình bày số liệu một cách phù hợp nhằm phân tích dữ liệu và đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh từ dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam Qua đó đưa ra được những giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty
• Phương pháp so sánh: Thông qua các số liệu thống kê thu thập được được từ công ty, tiến hành so sánh các chỉ tiêu qua các năm để thấy được sự thay đổi và tốc độ tăng trưởng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty trong giai đoạn của nghiên cứu Từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét và giải pháp.
Kết cấu khóa luận
Ngoài các danh mục phụ như Lời cảm ơn, Mục lục, Danh mục bảng biểu, Sơ đồ, hình vẽ, Danh mục từ viết tắt, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của khóa luận bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không Chương 3: Phân tích thực trạng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hóa
Theo khái niệm của Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế (FIATA), “Giao nhận vận tải là bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa”
Theo khái niệm tại điều 163 Luật Thương mại 1997, “Giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác”
2.1.2 Khái niệm dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không
Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không là tập hợp những dịch vụ thương mại có liên quan đến quá trình vận tải bằng đường hàng không nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng), trong đó người giao nhận ký hợp đồng vận chuyển với chủ hàng, đồng thời cũng ký hợp đồng đối ứng với người vận tải để thực hiện dịch vụ
2.1.3 Các chủ thể tham gia vào dịch vụ giao nhận xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không
• Người gửi hàng (Shipper hay chủ hàng): là người yêu cầu vận chuyển hàng hóa đến địa điểm nhất định trong khoảng thời gian cho phép
• Đại lý hàng hóa hàng không: là người trung gian giữa người chuyên chở và chủ hàng
• Người giao nhận hàng không: là người giao nhận, gom hàng và vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không Người giao nhận bên cạnh việc thực hiện chức năng giao nhận hàng hóa còn có thể là người chuyên chở hàng hóa bằng phương thức vận tải hàng
• Người chuyên chở (carrier): là người cung cấp dịch vụ vận chuyển và hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận (thu cước phí vận chuyển từ khách hàng ở mức cao nhất có thể)
• Người nhận hàng: là người yêu cầu được nhận hàng hóa đúng địa điểm, thời gian, số lượng, chất lượng và cơ cấu với mức giá thoả thuận theo đơn đặt hàng đã thông báo với người gửi hàng
2.1.4 Các chứng từ cần thiết trong dịch vụ giao nhận xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không
• Vận đơn hàng không ( Airway Bill)
Theo luật hàng không dân dụng Việt Nam 2014, vận đơn hàng không là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, việc đã tiếp nhận hàng hóa và các điều kiện của hợp đồng
- Là bằng chứng của một hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa người chuyên chở và người gửi hàng
- Là bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng
- Là giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không
- Là chứng từ kê khai hải quan của hàng hóa
- Là hướng dẫn cho nhân viên hàng không trong quá trình phục vụ chuyên chở hàng hóa Đặc điểm:
- Vận đơn hàng không không có chức năng sở hữu à AWB không lưu thông được
- Là vận đơn nhận để xếp
- Được ký bởi người gửi hàng và chuyên chở (đại lý)
• Hướng dẫn gửi hàng (Shipper’s Instruction of despatch): là bản hướng dẫn của hãng vận chuyển gửi cho người gửi hàng trước khi nhận hàng gửi
• Danh mục hàng hóa chuyên chở (Air cargo manifest - MNF): là một bản kê khai tóm tắt về hàng hóa chuyên chở
• Tờ khai hàng hóa nguy hiểm (Shipper’s Declaration for dangerous goods): là tài liệu liên quan đến hàng nguy hiểm đang được xử lý, cung cấp cho người vận chuyển, có chứa các thông tin theo yêu cầu
• Phiếu yêu cầu đặt chỗ trên chuyến bay (Booking Request): là chứng từ mà khách hàng có nhu cầu đặt chỗ trên các chuyến bay yêu cầu các hãng bay giữ chỗ cho mình
• Xác nhận đặt chỗ trên chuyến bay (booking confirmation): là chứng từ bảo đảm của hãng hàng không khẳng định với khách hàng chấp thuận phiếu yêu cầu đặt chỗ của khách hàng
• Phiếu cân hàng (Scaling Report): tờ cân là chứng từ mà ở đó người gửi hàng khai báo đầy đủ thông tin về lô hàng, chuyến bay mà họ muốn gửi hàng
• Thông báo hàng đến (Notice of Arrival): là chứng từ dùng để thông báo được gửi cho người chuyên chở hoặc đại lý của người thụ hưởng để thông báo hàng đến và số thùng, mô tả hàng hóa để làm thủ tục cần thiết khác để nhận hàng
• Lệnh giao hàng (Delivery Order): là dạng văn bản từ người gửi hoặc chủ sở hữu hàng hóa yêu cầu nhà vận chuyển giao hàng đến địa điểm xác định theo yêu cầu.
Cơ sở lý thuyết về dịch vụ giao nhận hàng hóa
2.2.1 Phân loại dịch vụ giao nhận hàng hóa
Người giao nhận với những thoả thuận cụ thể sẽ giúp cho khách hàng những công việc sau đây:
• Dịch vụ chuẩn bị hàng hóa để giao cho người vận tải: là quá trình chuẩn bị và sắp xếp hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
• Dịch vụ giao hàng cho người vận tải: là một loại dịch vụ mà một công ty hoặc tổ chức cung cấp để hỗ trợ các nhà vận chuyển trong việc giao hàng Điều này có thể bao gồm nhiều khía cạnh, bao gồm việc cung cấp phương tiện vận chuyển, dịch vụ logistics, quản lý hệ thống thông tin, và các dịch vụ hỗ trợ khác nhằm tối ưu hóa quá trình giao hàng
• Dịch vụ bốc dỡ và nhận hàng từ người vận tải: là dịch vụ cung cấp để hỗ trợ quá trình bốc dỡ hàng hóa từ phương tiện vận chuyển của người vận tải và nhận chúng hoặc điều phối đến điểm đích cuối cùng
• Dịch vụ làm thủ tục hải quan: loại dịch vụ được cung cấp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân trong việc xử lý các thủ tục hải quan liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa qua các biên giới quốc gia
• Dịch vụ lưu kho bãi: khi khách hàng có lượng lớn hàng hóa chưa cần gửi gấp và cần kho lưu trữ thì bên công ty giao nhận có thể cung cấp dịch vụ này
• Dịch vụ gom hàng: là tập trung một số lô hàng nhỏ,lẻ thành một số lô hàng lớn gửi đi cùng một địa điểm theo cùng một vận đơn hàng không Khi hàng đến điểm đích, đại lý sẽ lo liệu nhận lô hàng, dỡ ra và chia lẻ
• Dịch vụ lập bộ chứng từ, kiểm tra hàng hóa: là quá trình chuẩn bị và xử lý các tài liệu và chứng từ cần thiết cho quá trình vận chuyển hàng hóa và kiểm tra hàng hóa để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể trước khi vận chuyển
• Dịch vụ thanh quyết toán: là dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp hoặc cá nhân trong việc quản lý và xử lý các giao dịch thanh toán và quyết toán tài chính
• Dịch vụ tư vấn gửi hàng: là dịch vụ cung cấp các giải pháp và hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân trong việc quản lý và vận hành quy trình gửi hàng
Ngoài các dịch vụ kể trên, người làm dịch vụ giao nhận còn cung cấp các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng như dịch vụ môi giới hải quan, gom hàng, tư vấn khách hàng về các thị trường mới/tiềm năng, chiến lược xuất khẩu, điều kiện giao hàng phù hợp,…
2.2.2 Quyền lợi và nghĩa vụ các chủ thể tham gia
• Quyền lợi của người giao nhận
Lợi ích chủ yếu của người giao nhận là thù lao từ cung ứng dịch vụ giao nhận, mức thù lao được hai bên thỏa thuận phụ thuộc vào tính phức tạp của công việc giao nhận hoặc do thỏa thuận riêng của các bên Mức thù lao được xác định cụ thể bằng số tiền tuyệt đối hoặc có thể xác định theo tỉ lệ trên giá cả hàng hóa và được ghi rõ trong hợp đồng Theo quy định tại điều 239 luật thương mại năm 2005 thì người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa có quyền cầm giữ số lượng hàng hóa nhất định và các chứng từ liên quan đến hàng hóa để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán tiền thù lao và các chi phí hợp lý khác của khách hàng Sau thời hạn 45 ngày, kể từ ngày cầm giữ hàng hóa mà khách hàng vẫn không thanh toán nợ cho người làm dịch vụ thì người làm dịch vụ được quyền định đoạt số hàng hóa đó Đối với hàng hóa có dấu hiệu hư hỏng thì quyền định đoạt hàng hóa phải phát sinh ngay khi có bất kì khoản nợ nào của khách hàng Trước khi định đoạt hàng hóa, người kinh doanh dịch vụ logistics phải thông báo ngay cho khách hàng biết về việc định đoạt hàng hóa đó Trong những trường hợp phát sinh tình huống bất thường, có thể gây thiệt hại đến người làm giao nhận hoặc khách hàng, người làm dịch vụ giao nhận có nghĩa vụ phải thông báo kịp thời cho khách hàng những thay đổi để xin chỉ dẫn mới
• Nghĩa vụ của người giao nhận
Theo công ước Vacsava 1929 đề cập tới 3 nội dung: thời hạn trách nhiệm, cơ sở trách nhiệm, giới hạn trách nhiệm của người giao nhân như sau:
Thời hạn trách nhiệm: là điều khoản quy định trách nhiệm của người chuyên chở về mặt thời gian và không gian đối với hàng hóa Theo công ước Vacsava, người chuyên chở phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển bằng máy bay Vận chuyển bằng máy bay bao gồm giai đoạn mà hàng hóa nằm trong đường bộ, đường biển hoặc đường sắt tiến hành ngoài cảng hàng không Tuy nhiên, nếu việc vận chuyển như vậy xảy ra trong khi thực hiện hợp đồng vận chuyển bằng máy bay nhằm mục đích lấy hàng, giao hoặc chuyển tải hàng thì thiệt hại được coi là kết quả của sự kiện xảy ra trong quá trình vận chuyển bằng máy bay
Cơ sở trách nhiệm: Theo công ước Vacsava 1929 , người giao nhận phải chịu trách nhiệm về thiệt hại trong trường hợp mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển hàng không Người chuyên chở cũng phải chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra do chậm trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng máy bay Tuy nhiên, người chuyên chở không phải chịu trách nhiệm nếu anh ta chứng minh được rằng anh ta và đại lý của anh ta đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết để tránh thiệt hại hoặc đã không thể áp dụng được những biện pháp như vậy trong khả năng của mình và cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu anh ta chứng nhiệm bồi thường trong hai trường hợp sau: hàng hóa bị mất mát hư hại và hàng hóa bị giao chậm trong thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở, do lỗi trong việc hoa tiêu, chỉ huy vận hành máy bay
Giới hạn trách nhiệm: là điều khoản quy định số tiền lớn nhất mà người chuyên chở phải bồi thường cho một đơn vị hàng hóa trong trường hợp tính chất và trị giá không được kê khai trên vận đơn hàng không Trong trường hợp trị giá hàng hóa đã được kê khai trên vận đơn thì giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở là trị giá kê khai trên vận đơn Nếu trị giá hàng hóa mà người gửi hàng kê khai trên vận đơn lớn hơn giá trị thực tế của hàng hóa lúc giao hàng thì người chuyên chở chỉ phải bồi thường tới giá trị của hàng hóa lúc giao hàng nếu họ chứng minh được như vậy Trong trường hợp người chuyên chở cố ý gây tổn thất cho hàng hóa thì họ không được hưởng giới hạn trách nhiệm nói trên
2.2.3 Quy trình dịch vụ giao nhận hàng hóa
• Bước 1: Nắm bắt tình hình chuẩn bị hàng hóa và phương thức vận tải
Người giao nhận sẽ nắm được tình hình chuẩn bị hàng hóa và chứng từ của chủ hàng đồng thời nắm tình hình phương tiện vận tải hoặc tiến hàng lưu cước, đăng ký chuyển phương tiện vận tải
• Bước 2: Giao nhận hàng hóa tại địa điểm quy định
Cơ sở lý thuyết về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không
• Đặc điểm giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không
Phương thức giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không phù hợp với các mặt hàng đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh, có cự ly vận chuyển dài hoặc những hàng hóa có giá trị cao cần đảm bảo tính an toàn khi chuyên chở
Tính đến thời điểm hiện tại, giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không đóng vai trò cực kì quan trọng trong nền kinh tế thương mại quốc tế với những lợi thế cạnh tranh như:
⁃ Thời gian vận chuyển nhanh nhất trong các phương thức giao nhận
⁃ Tính an toàn cao, ít bị rủi ro hơn so với các hình thức vận chuyển khác, giảm thiểu tính nguy cơ bị hư hỏng, mất mát hàng hóa
⁃ Không bị giới hạn về mặt khoảng cách như đường bộ hay đường biển, vì vậy có thể kết nối được gần như tất cả các quốc gia trên thế giới
⁃ Phí bảo hiểm vận chuyển thấp hơn do ít rủi ro hơn các phương thức khác
Bên cạnh đó, thì giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không vẫn có nhiều điểm bất tiện như bị giới hạn về khối lượng hàng hóa Do vậy hình thức này không phù hợp chuyên chở cồng kềnh, hoặc hàng hóa có khối lượng lớn Bên cạnh đó thì chi phí vận chuyển khá cao và thủ tục vận chuyển khá phức tạp, nhiều sản phẩm sẽ không được chấp nhận chuyên chở theo quy định của pháp luật
• Nguyên tắc giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không
⁃ Hàng hóa phải có đầy đủ chứng từ
⁃ Xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không cần phải có đầy đủ chứng từ kèm theo
⁃ Luôn chú ý đến trọng lượng của hàng hóa
⁃ Liên hệ trước với đơn vị vận chuyển để biết thông tin về lịch trình và giá cước
⁃ Chọn nhà vận chuyển uy tín và phương thức vận chuyển phù hợp
⁃ Trao đổi biên lai hoặc bản ghi để lấy vận đơn và thanh toán cước phí
⁃ Đóng gói đầy đủ theo quy định vì việc vận chuyển bằng đường hàng không có các thủ tục nghiêm ngặt
⁃ Thông tin địa chỉ của người nhận phải được thể hiện rõ ràng
⁃ Giải quyết tranh chấp như hết hàng, hư hỏng, hàng kém chất lượng,… phải khiếu nại càng sớm càng tốt Tuy nhiên, khi soạn thảo hợp đồng cần đọc kỹ các điều khoản đã có trong hợp đồng để tránh những sai sót đáng tiếc của cả hai bên
2.3.2 Quy trình dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không
Sơ đồ 2.1 Quy trình dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không
Nguồn: Giáo trình quản trị giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế
• Bước 1: Nắm bắt tình hình chuẩn bị hàng hóa và phương thức vận tải
Người giao nhận sẽ nắm được tình hình chuẩn bị hàng hóa và chứng từ của chủ hàng đồng thời nắm tình hình phương tiện vận tải hoặc tiến hàng lưu cước, đăng ký chuyển phương tiện vận tải Chẳng hạn như:
⁃ Giá cả, phương thức thanh toán
⁃ Địa điểm, thời gian giao hàng
• Bước 2: Giao nhận hàng hóa tại địa điểm quy định
Người giao nhận sẽ tiến hành:
- Vận chuyển hàng hóa đến địa điểm được chỉ định
- Khai báo và thông quan hàng hóa xuất khẩu
- Tiến hành kiểm nghiệm, giám định, kiểm dịch nếu cần và lấy chứng nhận hay biên bản thích hợp
Nắm bắt tình hình chuẩn bị hàng hoá và phương thức vận tải
Giao nhận hàng hoá tại địa điểm quy định
Lập và bàn giao chứng từ vận tải Quyết toán chi phí
- Giao hàng xuất khẩu cho người vận chuyển thực tế
Riêng đối với vận chuyển đường hàng không, thì:
- Làm thủ tục hải quan xuất khẩu và vận chuyển hàng hóa ra sân bay
- Dán HAWB label và MAWB label
- Người giao nhận in và tập hợp bộ chứng từ gửi kèm hàng hóa
- Đăng ký với kho hàng để hàng được cân, đo, soi an ninh và thanh toán phí xử lý hàng hóa cho kho hàng
- Lấy MAWB từ air co-loader
- Gửi Pre-alert cho đại lý
• Bước 3: Lập và bàn giao chứng từ vận tải
- Yêu cầu khách hàng cung cấp chi tiết thông tin làm vận đơn
- Gửi vận đơn HBL/HAWB nháp để khách hàng kiểm tra và gửi người vận tải/co-loader hướng dẫn gửi hàng (SI) để làm MBL/MAWB
- Sau khi thông quan, dùng MAWB/HAWB (mã vạch, phiếu cân) để ký giám sát và thanh lý thủ tục Hải quan
- Sau khi thanh lý Hải quan, tiếp tục đưa tờ khai thanh lý có dấu hải quan qua bộ phận soi hàng để làm thủ tục soi hàng
- Gửi Phiếu cân cho Hãng bay để update số DIM, GW thực tế trên AWB, nộp HAWB final, Manifest Trong một số trường hợp, gửi invoice, packing list và chứng từ gốc khác theo máy bay nếu được yêu cầu tại sân bay đích
- Giữ lại phiếu cân liên màu hồng dùng để lưu hồ sơ Khi xác nhận phương tiện đã khởi hành, người giao nhận gửi HBL/HAWB bản chính và hóa đơn (debit note) cho khách hàng
• Bước 4: Quyết toán chi phí
Người giao nhận sẽ quyết toán chi phí với nhà cung cấp và khách hàng
2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không
• Các nhân tố chủ quan
- Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc: bao gồm như văn phòng, kho hàng, các phương tiện bốc dỡ, chuyên chở, bảo quản và lưu kho hàng hóa Với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại, người giao nhận sẽ ngày càng tiếp cận gần hơn với nhu cầu của khách hàng và duy trì mối quan hệ lâu dài
- Lượng vốn đầu tư: là một trong những yếu tố tiền đề cho người giao nhận có thể có khả năng nâng cao hoàn thiện chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu
- Trình độ nhân viên: là yếu tố quyết định đến chất lượng quy trình dịch vụ giao nhận nhanh hay chậm, đảm bảo được chất lượng hay không, tạo ra được sự uy tín và niềm tin của khách hàng
- Cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp: Nếu sự phối hợp giữa các phòng ban chặt chẽ thì hoạt động của doanh nghiệp đó sẽ có hiệu quả cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp có tình trạng cơ cấu tổ chức lỏng lẻo, không phù hợp
• Các nhân tố khách quan
- Chính sách nhà nước về xuất khẩu: là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế.Trong nghị định 57, Chính Phủ cho phép mọi doanh nghiệp có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp đã khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực ngoại thương, góp phần làm tăng sản lượng hàng hóa giao nhận từ đó gia tăng số lượng các hợp đồng uỷ thác xuất khẩu
- Quy định của luật pháp đối với hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế: Mỗi quốc gia có hệ thống luật pháp riêng biệt và họ đều có quy định rất chặt chẽ về thủ tục hải quan, quá cảnh hàng hóa tạo ra một số khó khăn cho các công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa Do vậy mà các doanh nghiệp cần phải tính đến yếu tố pháp luật để có chiến lược phát triển cho phù hợp
- Môi trường kinh tế: Một môi trường kinh tế ổn định sẽ giúp cho hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế sẽ diễn ra thuận lợi và ít biến động Bên cạnh đó thì các yếu tố như hệ thống giao thông vận tải, giá xăng dầu, tỉ giá ngoại hối và lạm phát cũng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Phân định nội dung nghiên cứu
Như cơ sở lý thuyết đã nêu ở trên, em nhận thấy có rất nhiều nội dung và giải pháp hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp Do đặc điểm là cung cấp dịch vụ, các giải pháp mà công ty đang thực hiện nên trong bài nghiên cứu “ Hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam” em sẽ đi sâu vào phân tích một số nội dung làm thúc đẩy chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không như sau:
• Nghiên cứu về quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không
• Công nghệ thông tin và hệ thống quản lý
• Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng và dịch vụ
• Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN PGS VIỆT
Giới thiệu chung về Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam
3.1.1 Sơ lược về công ty TNHH Giao Nhận PGS Việt Nam
Bảng 3.1 Giới thiệu về công ty TNHH Giao Nhận PGS Việt Nam
Tên công ty Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam
Tên quốc tế PARISI GRAND SMOOTH VIET NAM LOGISTIC
Tên viết tắt PGS VIET NAM CO.,LTD
Mã số thuế 0310821038 Địa chỉ Trụ sở chính: Số 10 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân
Bình, TP Hồ Chí Minh Chi nhánh Hà Nội: Tầng 30, tòa nhà Handico, đường Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Chi nhánh Hải Phòng: Phòng 601, toà nhà TD Business Center, Đông Khê, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng
Website https://pgs-log.com
Loại hình doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài Nhà nước
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty
Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam (Parisi Grand Smooth Viet Nam Logistics) được thành lập ngày 29/04/2011, là công ty con của Tập đoàn Francesco Parisi (1807) với
3 văn phòng tại Việt Nam và là đại lý của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) và Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) Sứ mệnh của công ty đặt ra là tạo nên các giải pháp hậu cần mới, phù hợp với nhu cầu của khách hàng và cung cấp chất lượng hàng đầu và dịch vụ cá nhân hóa với mức giá cạnh tranh
Với lịch sử hơn 200 năm phát triển của đội ngũ giàu kinh nghiệm và am hiểu kiến thức địa phương của công ty mẹ, là tiền đề PGS Logistics Việt Nam tự tin định vị mình là chuyên gia cung cấp và tư vấn dịch vụ vận tải hàng không, đường biển, dịch vụ hậu cần và dịch vụ logistics thương mại điện tử trên quy mô quốc tế với sứ mệnh cung cấp các giải pháp cá nhân hóa và cạnh tranh
Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực vận tải quốc tế và kho vận với đầy đủ các chức năng Công ty cung cấp các dịch vụ sau:
• Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không:
Cung cấp giải pháp vận chuyển hàng hóa nhanh chóng và hiệu quả qua đường hàng không, bao gồm lịch bay thường xuyên để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
• Vận tải hàng hóa bằng đường biển: Đảm bảo giao hàng toàn cầu từ cảng tới cảng hoặc Door-Door với các hãng tàu hàng chất lượng và mạng lưới đại lý toàn cầu PGS Việt Nam Logistics hợp tác với các hãng tàu lớn như Maersk, CMA, MSC, APL, OOCL, K’line, NYK, Hyundai, Hapag Lloyd, SITC, KMTC, TS Line, CSCL, Cosco để đảm bảo mức giá cạnh tranh và chỗ cho hàng hóa
• Dịch vụ Thương mại điện tử Amazon – FBA Vietnam:
Chuyên giao hàng từ Việt Nam và châu Á đến các trung tâm xử lý đơn hàng của Amazon PGS Việt Nam Logistics giảm chi phí chuỗi cung ứng bằng cách quản lý kho hàng, tồn kho và gửi trực tiếp sản phẩm đến khách hàng hoặc trung tâm hậu cần
Bao gồm làm hàng dự án, dịch vụ kho bãi, vận chuyển hàng hóa quá cảnh, vận tải biên giới (Việt Nam – Lào – Campuchia, Việt Nam – Trung Quốc), thủ tục xuất xứ, kiểm định và kiểm tra chất lượng, khai báo hàng nguy hiểm, và tư vấn bảo hiểm hàng hóa
Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam khá đơn giản và được tổ chức theo mô hình quản lý chức năng như sau:
Sơ đồ 3.2 Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam
Nguồn: Báo cáo từ Phòng Hành chính – Nhân sự
3.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Hiện nay, Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam mại có 3 văn phòng tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng với cơ sở vật chất, kỹ thuật được đầu tư và trang bị khá đầy đủ để phục vụ công việc Văn phòng làm việc thoáng mát, sạch sẽ, có đầy đủ bàn ghế, điều hoà và được bày trí ngăn nắp, thuận tiện đảm bảo nhân viên công ty làm việc hiệu quả nhất Các trang thiết bị được cung cấp đầy như máy tính, máy fax, Kho hàng rộng rãi, sạch sẽ và được sắc xếp khoa học thuận tiện cho việc kiểm soát hàng hóa
3.1.6 Tài chính của công ty
Bảng 3.2 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023 Đơn vị: tỷ VNĐ
Tổng Giám đốc Điều hành
Giám đốc văn phòng tại Hồ Chí
Giám đốc văn phòng tại Hà Nội
Phòng Chăm sóc khách hàng
Giám đốc văn phòng tại Hải Phòng
Năm 2021 Tỷ lệ % Năm 2022 Tỷ lệ % Năm 2023 Tỷ lệ %
Nguồn: Báo cáo từ Phòng Kế toán
Trong những năm gần đây tổng tài sản của công ty tăng dần đều qua các năm Năm
2023 tổng tài sản tăng trưởng gần 7,6% so với năm 2021 Qua bảng số liệu cho thấy năng lực và quy mô tài chính của công ty khá lớn và khi tổng nguồn vốn năm 2023 tăng 4,05 tỷ đồng so với năm 2021, cơ cấu nguồn vốn chủ yếu tập trung vào nợ phải trả.
Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam
Bảng 3.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2021 – 2023 Đơn vị: VNĐ Nguồn: Báo cáo từ Phòng Kế toán
Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực trong các năm 2021-2022 nhưng công ty PGS Logistics Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp ngành logistics nói chung đều phải tiếp
Lợi nhuận sau thuế 23.118.844.571 29.202.550.979 26.054.593.929 tục đối mặt với một số khó khăn trong năm 2023 do suy thóai kinh tế Nhu cầu giao nhận bằng đường hàng không giảm mạnh ở nhiều thị trường tiêu thụ lớn, một phần do sức mua giảm sút vì lạm phát và kinh tế phục hồi chậm, cước phí vận chuyển tăng cao kỷ lục và xảy ra nhiều bất ổn chính trị trên thế giới
Bảng 3.4 Cơ cấu doanh thu phân theo dịch vụ kinh doanh của Công ty TNHH Giao nhận
PGS Việt Nam giai đoạn 2021 –2023 Đơn vị: nghìn VNĐ
Dịch vụ Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Đường hàng không 45.457.984 47.039.382 46.732.492 Đường biển 40.834.573 44.627.338 42.924.344
Thương mại điện tử xuyên biên giới 23.975.453 26.846.735 25.964.758
Vận tải nội địa 6.435.826 7.345.823 6.789.329 Đường sắt 5.335.867 6.478.392 5.924.548
Nguồn: Báo cáo từ Phòng Kế toán
Từ bảng số liệu có thể thấy được, hai loại hình dịch vụ chủ yếu mà công ty cung cấp là dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không (chiếm tỷ trọng lớn nhất là 30,8% vào năm 2023) và dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển (chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 – 28,3% trong năm 2023), sau đó là vận tải xuyên biên giới (17,11%) và dịch vụ hải quan (14,15%) và các dịch vụ khác
3.2.2 Doanh thu từ dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam trong giai đoạn 2021 – 2023
Bảng 3.5 Doanh thu giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của
Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam trong giai đoạn 2021 – 2023 Đơn vị: nghìn VNĐ
DTGN hàng hóa bằng đường hàng không 45.457.984 47.039.382 46.732.492
Nguồn: Báo cáo từ Phòng Kế toán
Trong 3 năm qua, dù xảy ra nhiều tác động ảnh hưởng nhưng doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không luôn đạt trong ngưỡng trung bình là 30% trên tổng doanh thu toàn bộ dịch vụ Có thể nói rằng, đây là một dịch vụ nắm vai trò chủ chốt của công ty, công ty đang từng ngày có những biện pháp để có thể mở rộng quy mô giao nhận càng ngày càng lớn rộng
Dưới đây là biểu đồ tỷ trọng các mặt hàng giao nhận xuất khẩu bằng đường hàng không của PGS trong giai đoạn 2021 – 2023 Đơn vị: nghìn VNĐ
Biểu đồ 3.1 Tỷ trọng các mặt hàng giao nhận xuất khẩu bằng đường hàng không của
Công ty TNHH PGS Logistics Việt Nam trong giai đoạn 2021 – 2023
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính – Phòng Tài chính kế toán
Công ty TNHH PGS Logistics Việt Nam ghi nhận rằng điện thoại và linh kiện điện tử chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh thu giao nhận hàng hóa, tuy nhiên, trong giai đoạn 2021-2023, tỷ lệ giao nhận của nhóm hàng này đã giảm do thị trường điện thoại toàn cầu suy thóai và sản xuất tại Việt Nam giảm dần Mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng thứ hai trong tỷ trọng giao nhận, với xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu Các thị trường xuất khẩu chính của PGS Việt Nam vẫn là Hoa
Kỳ, Trung Quốc, Hồng Kông và EU, chiếm đến 68% tổng doanh thu Trong khi đó, hàng may mặc và hàng khô có xu hướng tăng lên, dự kiến hồi phục từ năm 2022 nhờ hồi phục kinh tế toàn cầu và tiêm phủ vắc xin Tổng thể, hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không duy trì mức trung bình ổn định trong doanh thu, nhưng cần có các phương án cải thiện để đạt mức tăng trưởng tốt hơn trong tương lai.
Quy trình dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam
• Bước 1: Nhận thông tin và xác nhận yêu cầu của khách hàng:
Giai đoạn đầu tiên cần phải làm đó là thu thập nhu cầu của khách hàng và thông tin của lô hàng để tư vấn cho khách dịch vụ phù hợp nhất Khi đó bộ phận Sale của PGS sẽ là người đảm nhiệm hoạt động tìm kiếm và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty thông qua một số nền tảng mạng xã hội như facebook, các hội nhóm, website hoặc dựa vào các mối quan hệ đã có để tiếp cận và trao đổi về dịch vụ, trao đổi trực tiếp về dịch vụ với bộ phận phụ trách xuất nhập khẩu của công ty
Nhân viên kinh doanh của công ty PGS bên cạnh được yêu cầu cao về kiến thức chuyên môn thì còn phải có sự kiên trì bền bì và sự nỗ lực lớn vì việc thuyết phục tệp khách hàng mới để chốt được hợp đồng dịch vụ giao nhận của là điều không hề đơn giản Nhân viên luôn giữ vững một thái độ nhiệt tình và tận tâm trong việc chăm sóc khách hàng bằng cách cung cấp thông tin qua Zalo và email để gửi báo giá và giải đáp các yêu cầu của khách Ví dụ như khi khách hàng cần thông tin về lịch trình các chuyến bay xuất hàng, thì nhân viên phụ trách tra cứu lịch bay trên website của các hãng hàng không đối tác và xin giá cước để từ đó đưa ra lịch bay tối ưu nhất, phù hợp với yêu cầu về thời gian và giá cả của khách hàng Trong quá trình làm việc ở đây, bản thân tác giả đã từng tiếp xúc nhiều với các khách hàng muốn chỉ định hàng hóa đi qua các hãng hàng không mà PGS không làm đại lý Khi đó thì PGS sẽ tiến hành liên hệ với co-loader hiện đang là đại lý của hãng hàng không đó để xin thông tin từ đó mới có thể liên hệ lại với khách hàng Chính vì sự phụ thuộc đó mà trong một số trường hợp, nhân viên gặp khó khăn trong việc kết nối với các bên co-loader hoặc do bên co-loader chậm phản hồi thì có thể gây ra sự chậm chễ khi gửi thông tin xác nhận đến cho khách hàng Trong nhiều trường hợp, khách hàng có thể không hài lòng hoặc mất niềm tin và quyết định huỷ yêu cầu
• Bước 2: Lấy booking với hãng hàng không và gửi cho khách hàng
Sau khi khách hàng đã đồng ý và xác nhận với các điều kiện như giá cả, thời gian bay dự kiến…PGS sẽ liên hệ với hãng hàng không để đặt chỗ và nhận được Booking Confirmation từ hãng hàng không Nhân viên của PGS sẽ có trách nhiệm gửi booking cho khách hàng để khách hàng kiểm tra và lên kế hoạch chuẩn bị hàng Đồng thời PGS yêu cầu khách hàng gửi bản SI (Shipping Instruction– Hướng dẫn gửi hàng) qua gmail hoặc khai báo trực tuyến trên website của công ty Thông tin trên SI giúp đảm bảo PGS vận chuyển theo đúng yêu cầu của người gửi hàng và hạn chế những sai sót trên vận đơn
Trong tháng 8/2023, chỉ tính với số lượt booking xuất khẩu của khách hàng Foxconn Việt Nam đã lên đến 73 lượt với các tuyến đường chủ yếu từ Nội Bài sang Thâm Quyến, Hồng Kông Đây là một con số không hề nhỏ và cũng là một trong những khách hàng kim cương của PGS, đóng góp nhiều vào doanh thu của PGS Việt Nam
PGS hiện đang là đại lý của nhiều hãng hàng không lớn đang hoạt động tại Việt Nam Các hãng hàng không đối tác của PGS gồm có: Vietnam Airlines, Asiana Airlines, China Airlines, Qatar Airways, Singapore Airlines, Korean Air, Công ty chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không từ sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng đến tất cả các sân bay trên toàn thế giới và ngược lại với dịch vụ nhanh nhất và chi phí tốt nhất, đã giúp cho khách hàng không chỉ nhận được báo giá tốt mà còn giúp cho PGS nhanh chóng và dễ dàng hơn trong quá trình đặt booking với hãng hàng không
• Bước 3: Chuẩn bị chứng từ:
Trong khâu chuẩn bị chứng từ này, công ty thực hiện các công việc như sau:
⁃ Theo thời gian đã hẹn và các đặc điểm nhận diện của chủ hàng, nhân viên PGS đón người gửi hàng tại Trạm hàng hóa quốc tế để đưa hàng vào kho NCTS
⁃ PGS cấp giấy chứng nhận đã nhận hàng (FCR - Forwarder’s Certificate of Receipt), xác nhận về việc họ đã thực sự nhận được lô hàng để vận chuyển
⁃ Đồng thời, do chủ hàng ủy quyền, PGS đảm nhận việc liên hệ với Đội Hải quan Thủ tục sân bay để làm thủ tục Hải quan và thanh lý tờ khai hàng xuất khẩu của người gửi hàng
Hình 1 Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (thông quan)
⁃ Dán HAWB label và MAWB label: Tiến hành dán các nhãn của PGS và của hãng hàng không Vietnam Airlines, cùng các mã ký hiệu đã chuẩn bị trước đó vào các kiện hàng
⁃ Đăng kí với kho để được cân, đo, soi an ninh và thanh toán phí xử lý hàng hóa cho lô hàng: Sau khi hàng được giao tại kho NCTS, PGS sẽ tiến hành đăng ký với nhân viên kho để được cân, đo, soi an ninh và thanh toán phí xử lý hàng hóa cho kho hàng Khi nhận được tờ Shipper’s Instruction for Despatch (Tờ Cân Hàng) từ kho NCTS, PGS cần thực hiện điền thông tin đầy đủ Sau khi cân xong, PGS nhận Air Pallet để hàng và chuyển hàng lên Dựa trên SI người gửi hàng cung cấp và GW& DIM thực tế đã được đo lại PGS sẽ thực hiện điền đầy đủ thông tin hàng hóa vào Phiếu cân: o Tên Người gửi hàng, Người nhận hàng, địa chỉ, số điện thoại o Mô tả hàng hóa, số lượng, khối lượng o Những lưu ý cho các bên o Các thông kỹ thuật khác
Ngoài các chứng từ trên, nhân viên chứng tử cũng sẽ chuẩn bị các chứng từ khác như: Bản kê chi tiết hàng hóa, Giấy phép xuất khẩu (đối với mặt hàng thuộc danh mục cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện), Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu nhận ủy thác xuất khẩu) Giấy chứng nhận xuất xứ (CO) để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt, Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng Tùy vào từng loại mặt hàng xuất khẩu mà nhân viên cần chuẩn bị những thủ tục, giấy tờ khác nhau theo quy định
Bước chuẩn bị chứng từ là một bước hết sức quan trọng, đòi hỏi sự chính xác cao bởi nếu xảy ra sai sót hay thiếu chứng từ hàng hóa sẽ không được thông quan Trong quá trình làm thực tập sinh tại công ty PGS Logistics Việt Nam tại Hà Nội, có thể thấy rằng các bước chuẩn bị chứng từ tại đây luôn được diễn ra theo trình tự Nhân viên luôn tỉ mỉ cẩn thận kiểm tra chứng từ kĩ càng, phân định rõ chứng từ của từng lô hàng để tránh nhầm lẫn Tuy tin của khách hàng cung cấp Ví dụ như các chứng từ khách hàng gửi có nội dung không khớp nhau hay một số mặt hàng yêu cầu có hướng dẫn, chứng từ đi kèm nhưng thiếu Đối với những khách hàng thuê dịch vụ vận tải nội địa để vận chuyển hàng từ kho đến kho sân bay thì bộ phận hàng không sẽ liên hệ và thuê hãng vận chuyển nội địa Sau khi đặt được lịch, nhân viên của PGS sẽ xin các thông tin của lái xe như Họ tên, Chứng minh thư nhân dân, số điện thoại liên hệ, biển số xe để gửi cho nhân viên Ops tại kho sân bay để tiến hành thủ tục nhận xe và bốc dỡ hàng hóa khỏi xe để mang đến khu vực cân hàng, giám sát Đối với các khách hàng tự vận chuyển hàng đến cảng hàng không, khách hàng cũng được yêu cầu gửi các thông tin về thời gian giao hàng đến sân bay, thông tin về lái xe và xe tải vận chuyển, sau đó nhân viên hiện trường (Ops) tại sân bay sẽ cùng người của chủ hàng tiến hàng làm các thủ tục nhận xe và nhập hàng vào kho
Tuy nhiên, có thể thấy dù trong trường hợp khách hàng tự vận chuyển hàng hay thuê công ty dịch vụ vận tải nội địa vận chuyển thì PGS đều không trực tiếp tham gia vào khâu vận chuyển hàng hóa này Điều này dẫn tới việc công ty không thể chắc chắn hàng hóa được vận chuyển đúng thời hạn Việc thuê ngoài các công ty vận chuyển có thể giúp PGS tận dụng được những ưu thế chuyên biệt của họ nhưng điểm chung của các công ty vận chuyển là họ sẽ tiến hành gom các lô hàng của nhiều chủ hàng khác nhau trên cùng một tuyến đường Rủi ro về thời gian, số lượng và chất lượng của lô hàng khi được vận chuyển
“công cộng như vậy là rất lớn
Với những rủi ro tiềm ẩn về cả khâu chuẩn bị chứng từ lẫn chuẩn bị phương tiện vận chuyển, không khó để đánh giá đây là bước đang tỏ ra kém hiệu quả nhất trong toàn bộ quy trình cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không tại PGS Việc kiểm soát tính đúng đắn và đầy đủ chứng từ cũng như đảm bảo chất lượng trong quá trình vận chuyển nội địa thật sự cần chú tâm hơn trong tương lai
• Bước 4: Khai báo hải quan:
Khi đã chuẩn bị xong đầy đủ các chứng từ, nhân viên bộ phận logistics của công ty PGS Logistics Việt Nam sẽ tiến hành lên tờ khai hải quan xuất khẩu dựa vào các thông tin trên bộ chứng từ trên phần mềm Hệ thống hải quan điện tử ECUS/VNACCS Bước khai báo hải quan đặc biệt cần lưu ý đối với các lô hàng nguy hiểm
Theo như phỏng vấn trưởng phòng Logistics của công ty - anh Ninh Phạm cho biết, sau khi đã điền đầy đủ các thông tin cần thiết để khai báo và lưu lại bản nháp của tờ khai, các nhân viên luôn được nhắc nhở kiểm tra kĩ một lần nữa các thông tin lô hàng đã thể hiện trên hệ thống có trùng khớp với trên chứng từ hay không Khi bảo đảm các thông số đã khớp và chính xác rồi thì mới tiến hành khai báo và truyền dữ liệu đến hệ thống hải quan thật Đối với các lô hàng máy móc, khai báo hải quan yêu cầu thêm catalogue mô tả chi tiết hàng hóa Tài liệu này sẽ do khách hàng cung cấp, kèm theo hình ảnh của sản phẩm để hải quan xác nhận Tuy nhiên, tại bước này thường xuyên xảy ra tình trạng hình ảnh chụp mờ không thể xác nhận thông tin, gây gián đoạn và kéo dài thời gian khai báo Trong thực tế, hàng hóa của công ty phần lớn được phân vào luồng vàng và luồng xanh, chỉ một lượng nhỏ (khoảng 7%) bị phân vào luồng đỏ và phải tiến hành việc kiểm hóa hàng tại kho ở cảng hàng không Nội Bài
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN PGS VIỆT NAM
Định hướng hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty TNHH Giao Nhận PGS Việt Nam
Trong tương lai đến năm 2028, định hướng chung của Công ty vẫn sẽ tiếp tục cố gắng hoàn thiện và nâng cao chất lượng của toàn bộ hệ thống dịch vụ logistics, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả, trở thành cầu nối quan trọng đối với các bên tham gia trong chuỗi cung ứng, nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu của công ty trên thị trường cũng như mở rộng quy mô hoạt động ra các khu vực trong nước và ngoài
Về định hướng phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không, Công ty sẽ tập trung vào các mục tiêu như sau:
Thứ nhất, chủ động đánh giá, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quy trình cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không cho hàng xuất khẩu Nhân viên phụ trách cần chủ động thực hiện tốt các khâu trong quy trình từ chuẩn bị bộ chứng từ cho đến lúc hàng được giao về kho Tất cả các bước từ nhận, kiểm tra và chuyển bộ chứng từ, khai báo hải quan, theo dõi tiến độ, cần thực hiển đúng theo quy trình và có những giải pháp cho những vấn đề thường gặp một cách triệt để, nhanh chóng, đưa ra những hướng giải quyết tối ưu đối với các vấn đề tốn nhiều thời gian và nguồn lực đang còn tồn tại trong quy trình
Thứ hai, phát triển đội ngũ quản lý, nâng cao trình độ và kỹ năng chuyên môn của nguồn nhân lực trong công ty, ban lãnh đạo Công ty cùng các trưởng bộ phận cần chủ động quan tâm và đầu tư cho nhân viên qua những buổi đào tạo, hoạt động thực tế để nâng cao trình độ, kinh nghiệm, nâng cao kiến thức về luật định, khuyến khích nhân viên đề xuất giải pháp khắc phục các vấn đề còn tồn tại trong quy trình Định hướng công ty đến năm 2028, nhân viên trong công ty sẽ đạt trình độ 100% đại học, tạo điều kiện tối đa cho nhân viên cấp quản lý học lên thạc sĩ, học thêm các nghiệp vụ khác Đối với phòng Logistics nói riêng, công ty tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa học nghiệp vụ cơ bản, nâng cao nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, hạn chế những sai sót trong các khâu nghiệp vụ Trẻ hóa nguồn nhân lực cũng như phấn đầu tuyển dụng, hoàn thiện một đội ngũ có trình độ bằng cấp, có khả năng ngoại ngữ, tin học đáp ứng được các nghiệp vụ của công ty
Thứ ba, để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, cần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ với chất lượng cao, giá cả hợp lý nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu từ phía khách hàng Đồng thời mở rộng, tìm kiếm các tập khách hàng mới thay vì chỉ tập trung vào lượng khách hàng quen thuộc, khách hàng đi hàng thường, hàng lẻ Để thực hiện mục tiêu xa hơn, công ty cần tập trung tìm kiếm các các hàng từ phía nhà máy, khách hàng có tỉ lệ đi hàng thường xuyên, đều đặn để duy trì được mức lợi nhuận
Thứ tư, mục tiêu mở rộng thị trường dịch vụ logistics hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu Để thực hiện được điều này, công ty đã xây dựng kế hoạch nỗ lực tìm kiếm, hợp tác với các đối tác nước ngoài, đồng thời duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài với các hãng máy bay để tận dụng được tiềm lực thị trường cũng như gia tăng sự hợp tác giúp tối ưu hóa chi phí nhất khi công ty thâm nhập vào một thị trường mới Đối với thị trường trong nước, công ty có kế hoạch mở rộng phát triển chi nhánh dịch vụ tại Thành phố Đà Nẵng để tạo sự kết nối giữa ba miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam, tập trung chủ yếu vào dịch vụ vận tải đường hàng không Mục tiêu đến năm 2027, công ty công ty dự kiến sẽ có 8 chi nhánh phủ sóng khắp mọi miền Tổ quốc, trở thành nhà cung cấp cấp dịch vụ cho các khách hàng, đối tác doanh nghiệp lớn.
Đề xuất hoàn thiện giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty TNHH Giao nhận PGS Việt Nam
4.2.1 Giải pháp về chất lượng đội ngũ nhân viên
Nhận thức được nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững của Doanh nghiệp, do đó PGS Logistics Việt Nam cần tập trung xây dựng đội ngũ nhân viên chăm chỉ, lành nghề, nhiệt tình, thái độ chuyên nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng Tất cả các nhân sự trong PGS, từ cán bộ cho đến nhân viên đều cần được chú trọng đào tạo các khóa học chuyên môn tùy theo vị trí và chức năng của từng người Đối với các nhân viên tác nghiệp trực tiếp, PGS thường xuyên mở các khóa bồi dưỡng ngắn ngày tại chỗ để đào tạo các nghiệp vụ liên quan đến công việc
Các chế độ chính sách dành cho người lao động cũng cần được PGS đặc biệt quan tâm, bảo đảm đầy đủ theo quy định của pháp luật về lao động
⁃ Hàng năm tổ chức các chuyến du lịch giúp nâng cao hiệu quả làm việc đội nhóm, điều này vừa giúp cán bộ và nhân viên nghỉ ngơi thư giãn, vừa nâng cao tinh thần đoàn kết trong tập thể
⁃ Xây dựng một chính sách kỷ luật, khen thưởng rõ ràng, cụ thể và có tính thần trách nhiệm tuân thủ chúng
⁃ Thường xuyên tổ chức các khóa học nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính cho cán bộ
⁃ Có chính sách sử dụng cán bộ sau đào tạo rõ ràng, hợp lý
⁃ Hàng năm cần có những bài test năng lực nhằm loại bỏ những cán bộ, nhân viên thiếu trách nhiệu, thiếu năng lực
4.2.2 Giải pháp về nâng cao dịch vụ giao nhận
Thường xuyên theo dõi lịch trình của hàng hóa để phát hiện kịp thời những tình huống xấu có thể xảy ra để thông báo cho khách hàng và đồng thời giải quyết những phàn nàn của khách hàng về chất lượng dịch vụ
PGS cần phân công nhân sự có năng lực, kiến thức chuyên môn và sự am hiểu về các luật định chịu trách nhiệm theo dõi những thay đổi liên quan đến nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa từ phía các cơ quan chức năng, theo dõi các luật định liên quan đến loại hàng hóa mà công ty đang nhận xuất khẩu, cập nhật thông tin từ cấp trên và cơ quan hữu quan như Cảng,
Bộ Thương Mại để kịp thời có những bổ sung, điều chỉnh các thông tin phù hợp các chứng từ liên quan
Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên môn hóa Thực tế cho thấy số lượng lô hàng xuất khẩu trung bình mỗi tuần là rất lớn và có rất nhiều các vấn đề liên quan đến chứng từ của nhiều lô hàng xảy ra trong cùng một thời điểm, nếu các vấn đề không được giải quyết nhanh chóng thì sẽ làm ùn tắc, chậm trễ các công đoạn sau và ảnh hưởng đến thời gian nhận hàng xuất khẩu, ảnh hưởng đến tiến độ chung của quá trình cung ứng dịch vụ Vì vậy, việc phân chia các cán bộ, nhân viên phụ trách riêng từng công đoạn để làm sẽ dễ dàng hơn trong giải quyết vấn đề đó
Ví dụ, trong khâu chuẩn bị chứng từ, nên chia khách hàng với các nhân viên phụ trách cụ thể Điều này sẽ giúp liên lạc nhanh chóng hơn khi xảy ra sai xót, gia tăng sự liên kết giữa nhân viên PGS với khách hàng Đồng thời sẽ tạo nên sự chuyên sâu và thành thạo hơn trong nghiệp vụ của các nhân viên, bởi công việc luôn là một dây chuyền khép kín, các cán bộ, nhân viên trong bộ phận, phòng sẽ trao đổi ngược với nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện
4.2.3 Giải pháp về việc ứng dụng công nghệ thông tin
Công ty cần đầu tư vào việc nâng cấp, cập nhật mới cho hệ thống thông tin nội bộ doanh nghiệp Hệ thống kho chứa của công ty cần có hệ thống quản bằng các phần mềm tin học chuyên dùng để có thể quản lý, kiểm soát hoạt động kho bãi và chất lượng của hàng hóa
Hạ tầng CNTT luôn phải được nâng cấp, bảo trì để tránh bị gián đoạn trong toàn bộ quá trình giao nhận hàng hóa XNK nói riêng và toàn bộ quá trình hoạt động của công ty nói chung Áp dụng các công nghệ, kỹ thuật logistics mới là chìa khóa then chốt để hoạt động vận hành đạt hiệu quả tốt hơn, giảm chi phí, giảm nhân lực
4.2.4 Giải pháp về hợp tác và đối ngoại
Bên cạnh việc ổn định đối nội thì công ty cũng cần có chiến lược cụ thể cho việc mở rộng đối ngoại để có thể tiếp cận được nhiều hơn thị phần quốc tế, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập của kinh tế như hiện nay
- Mở rộng quan hệ đối tác với nhiều hãng hàng không quốc tế lớn, tiếp cận sâu hơn vào thị trường giao nhận Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á
- Duy trì và ký các Hợp đồng dài hạn với các hãng vận chuyển quốc tế
- Liên kết công ty hoặc đầu tư vốn ra nước ngoài để thăm dò tình hình thị trường, tạo tiền đề cho quá trình xâm nhập sau này
Cải thiện, cung cấp dịch vụ giao nhận theo chuẩn quốc tế và linh hoạt đối với quy định luật pháp mỗi nước để đạt được mức độ hài lòng cao nhất
- Giữ mối liên hệ tốt với các khách hàng lớn và đại lý có nguồn hàng ổn định để tìm kiếm thị trường tiềm năng.
Một số kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan chức năng liên quan để hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại công ty TNHH Giao Nhận
Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật để phù hợp với những pháp luật, điều ước quốc tế Ngành vận tải hàng không là luôn khắt khe trong việc quản lý về tính an toàn nên bị chi phối bởi rất nhiều các bộ luật Hơn thế, vận tải hàng không kết nối giữa nhiều quốc gia trên thế giới nên không chỉ bị tác động bởi hệ thống pháp luật của nước nhà mà còn chịu sự chi phối đến từ các điều ước quốc tế như Công ước Vacsava, Nghị định Hague, Điều này đòi hỏi ngành vận tải hàng không phải có được sự đồng bộ, thống nhất giữa luật pháp quốc gia và quốc tế Chính vì vậy, nhà nước xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý về thể chế chính sách đồng thời đảm bảo tính nhất quán, thông thóang và hợp lý, tạo điều kiện cho dịch vụ logistics đường hàng không của Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển, mở rộng hơn nữa và mang lại hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực
Ngoài ra, cần tăng cường và thúc đẩy chính sách hợp tác kinh tế, chính trị và xã hội giữa các quốc gia để thiết lập mối gắn bó thân thiết, từ đó thúc đẩy giao thương và hợp tác xuất khẩu hàng hóa Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành logistics và vận tải quốc gia
Cuối cùng, cần có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý Việc này sẽ giúp quá trình quản lý trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu của ngành logistics hiện đại Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phát triển hệ thống công nghệ thông tin, phát triển website và quản lý thông tin một cách hiệu quả
4.3.2 Với các bên liên quan
• Đối với cơ quan hải quan
Thứ nhất, nâng cao chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật hải quan Văn bản cần được ngắn gọn hơn, sử dụng từ ngữ rõ ràng, dễ hiểu hơn để tránh bị hiểu sai Các cách áp dụng khác nhau và thiếu thống nhất giữa các cơ quan hải quan và doanh nghiệp, giữa các đơn vị, công chức
Thứ hai, tiếp tục đơn giản hóa một số thủ tục hải quan Một số quy định về thủ tục hải quan chưa rõ ràng như thủ tục hủy tờ khai, thủ tục sửa tờ khai; phân tích, phân loại hàng hóa quá lâu, lấy quá nhiều mẫu; các quy định về thời hạn nộp các kết quả kiểm tra chất lượng chưa thực sự phù hợp và thiếu linh hoạt; Các vấn đề liên đến kiểm tra thực tế và giám sát Hải quan còn chưa rõ ràng tại nhiều đơn vị hải quan tại địa phương
Thứ ba, cải thiện quy trình và thủ tục liên quan đến thuế Việc chuyển chứng từ nộp thuế giữa các cơ quan hải quan, kho bạc, ngân hàng còn gây nhiều phiền hà trong việc chứng minh doanh nghiệp đã nộp thuế cho tờ khai đã mở Sự phối hợp giữa các cơ quan Hải quan và ngân hàng không linh hoạt, thiếu tính liên kết do rơi vào giờ tan ca, nghỉ lễ, tết Vấn đề xác định mã HS và biểu thuế cũng gây tranh cãi khi mỗi đơn vị hải quan lại áp một mã HS khác nhau, làm bức xúc cho doanh nghiệp
Thứ tư, nâng cao hiệu quả phương thức, phương tiện quản lý hải quan, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên Cơ sở hạ tầng CNTT ở các cơ quan hải quan còn tồn tại một số hạn chế: chưa đồng bộ, đường truyền chậm, cập nhật tình hình nộp thuế của doanh nghiệp diễn ra chậm
• Đối với Bộ Giao Thông Vận Tải
Thứ nhất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vận tải đường hàng không, xây dựng các cảng hàng không đạt chuẩn quốc tế phục vụ vận chuyển hàng hóa Bên cạnh đó cần tạo điều kiện phát triển vận tải đa phương thức, kết hợp vận tải hàng không với các phương thức khác Thứ hai, Tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài để mở rộng kết nối hạ tầng logistics Đầu tư mở rộng hạ tầng nhằm kết nối các cảng hàng không của Việt Nam với các quốc gia láng giềng Xây dựng thêm các công trình giao thông, kho bãi trên các tuyến đường kết nối cảng hàng không của ta với các cảng trên thế giới.