1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài thảo luận phân tích dây chuyền sản xuất mì ăn liền hảo hảo của công ty acecook việt nam

28 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích dây chuyền sản xuất mì ăn liền Hảo Hảo của công ty Acecook Việt Nam
Tác giả Phạm Minh Nhật, Nguyễn Thị Kiều My, Huỳnh Thị Kim Ngân, Hồ Thị Điền, Hoàng Thị Bích Ngọc, Lưu Thị Hoàng Uyên, Nguyễn Văn Minh Nhật
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Huy Tuân
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Quản trị hoạt động & sản xuất
Thể loại Bài thực hành
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

1.2 Những yêu cầu của tổ chức sản xuất Do tính phức tạp của tổ chức sản xuất cùng với những trở ngại về công nghệ, tổ chức trong quá trình tổ chức sản xuất để thiết kế phương án tổ chức

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

──────────────────

BÀI THỰC HÀNH MÔN QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG & SẢN XUẤT

Đề tài thảo luận:

PHÂN TÍCH DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN HẢO HẢO CỦA CÔNG TY ACECOOK VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Huy Tuân

Sinh viên thực hiện: 1 Phạm Minh Nhật

Nhóm 6 2 Nguyễn Thị Kiều My

3 Huỳnh Thị Kim Ngân

4 Hồ Thị Điền

5 Hoàng Thị Bích Ngọc

6 Lưu Thị Hoàng Uyên

7 Nguyễn Văn Minh Nhật

Lớp: MGO 301 J

Đà Nẵng , Năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 2

1.1 Khái niệm 2

1.2 Những yêu cầu của tổ chức sản xuất 2

1.3 Ý nghĩa của tổ chức sản xuất 2

1.4 Phương pháp 3

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN HẢO HẢO CỦA CÔNG TY ACECOOK VỆT NAM 9

2.1Tổng quan công ty 9

2.2 Nơi làm việc 11

2.3 Các bước công việc 12

2.4 Sơ đồ sản xuất mì ăn liền 14

2.5 Quy trình công nghệ 21

2.6 Tiêu chí đánh giá 22

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN HẢO HẢO CỦA CÔNG TY ACECOOK VIỆT NAM 24

3.1 Ưu điểm 24

3.2 Nhược điểm 25

3.3 Đề xuất phương án 25

3.4 Kết luận 26

Trang 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

1.1 Khái niệm

-Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn, các khâu trong cả dây chuyền nhằm thực hiện chu trình kinh doanh từ “đầu vào” đến “đầu ra” Kết quả của quá trình này hình thành các nơi làm việc, các phân xưởng và các bộ phận phục vụ sản xuất hoặc dịch vụ và dây chuyền sản xuất Tổ chức sản xuất có quan hệ chặt chẽ với loại hình sản xuất, chiến lược kinh doanh, phương tiện, thiết bị, nhà xưởng sẵn có của mỗi doanh nghiệp

1.2 Những yêu cầu của tổ chức sản xuất

Do tính phức tạp của tổ chức sản xuất cùng với những trở ngại về công nghệ, tổ chức trong quá trình tổ chức sản xuất để thiết kế phương án tổ chức thích hợp với lĩnh vực kinh doanh và điều kiện cụ thể của từng các doanh nghiệp Chính vì thế, cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:

-Tính hiệu quả của hoạt động sản xuất

-Thích hợp với đặc điểm thiết kế của sản phẩm và dịch vụ

-An toàn cho người lao động

-Phù hợp với khối lượng sản phẩm sản xuất

-Thích ứng với môi trường sản xuất bao gồm cả môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp

-Đáp ứng những đòi hỏi của công nghệ và phương pháp chế biến

1.3 Ý nghĩa của tổ chức sản xuất

Trang 4

Tổ chức sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng Nó được xây dựng trên cơ sở những lí do chủ yếu sau:

-Tổ chức đúng sẽ tạo ra năng suất, chất lượng cao, tốc độ sản xuất nhanh, tận dụng và huy động tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất

-Tổ chức sản xuất ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến chi phí và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh

-Tổ chức sản xuất đòi hỏi có sự nỗ lực và đầu tư rất lớn về sức lực và tài chính

-Đây là một vấn đề dài hạn mà sai lầm sẽ khó khắc phục hoặc rất tốn kém

1.4 Các phương pháp tổ chức sản xuất

1.4.1 Các phương pháp

a Theo dây chuyền

Tổ chức sản xuất theo dây chuyền có hiệu quả nhất đối với loại hình sản xuất lặp lại, thường được sử dụng để thiết lập luồng sản xuất sản phẩm thông suốt, nhịp nhàng, khối lượng lớn Mỗi đơn vị đầu ra đòi hỏi cùng một trình tự các thao tác từ đầu đến cuối Các nơi làm việc và thiết bị thường được bố trí thành dòng nhằm thực hiện đúng trình tự các bước công việc đã được chuyên môn hoá và tiểu chuẩn hoá, có khả năng sắp xếp quá trình tương ứng với những đòi hỏi về công nghệ chế biến sản phẩm Máy móc, thiết bị chế biến có thể sắp đặt theo một đường cố định như các băng tải để nối liền giữa các hoạt động tác nghiệp với nhau, hình thành các dây chuyền Căn cứ vào tính chất của quá trình sản xuất, đường di chuyển của nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm, người

ta chia thành dây chuyền sản xuất hoặc lắp ráp Dây chuyền sản xuất có thể được bố trí theo đường thẳng hoặc đường chũ U

* Những ưu điểm của tổ chức sản xuất theo dây chuyền -Tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh

Trang 5

-Chi phí đơn vị sản phẩm thấp

-Chuyền môn hoá lao động, giảm chi phí, thời gian đào tạo và tăng năng xuất

-Việc di chuyển của nguyên liệu và sản phẩm dễ dàng

-Mức độ sử dụng thiết bị và lao động cao

-Hình thành thói quen, kinh nghiệm và có lịch trình sản xuất ổn định

-Dễ dàng hơn trong hạch toán, kiểm tra chất lượng, dự trữ và khả năng kiểm soát hoạt động sản xuất cao

* Những hạn chế:

-Hệ thống sản xuất không linh hoạt với những thay đổi về khối lượng sản phẩm, thiết kế sản phẩm và quá trình

-Hệ thống sản xuất có thể bị ngừng khi có một công đoạn bị trục trặc

-Chi phí bảo dưỡng, duy trì máy móc thiết bị lớn

-Không áp dụng được chế độ khuyếnh khích cá nhân do tăng năng suất lao động của một công nhân không có tác dụng thực tế

b Theo nhóm Phương pháp sản xuất theo nhóm không thiết kế quy trình công nghệ, bố trí thiết bị, máy móc, dụng cụ để sản xuất từng loại chi tiết cá biệt mà làm chung cho cả nhóm, dựa vào các chi tiết tổng hợp đã lựa chọn Phương pháp này bao gồm những công việc sau:

-Tất cả chi tiết của các loại sản phẩm cần chế tạo, sau khi được tiêu chuẩn hoá, được phân loại thành từng nhóm, căn cứ vào kết cấu, công nghệ giống nhau, yếu cầu máy móc

và đồ gá lắp cùng loại

-Lựa chọn chi tiết tổng hợp của nhóm Chi tiết tổng hợp là chi tiết phức tạp hơn và tổng hợp tất cả các yếu tố của các chi tiết khác trong cùng nhóm

Trang 6

-Lập quy trình công nghệ cho nhóm hay là cho chi tiết tổng hợp đã chọn

-Tiến hành xây dựng định mức thời gian các bước công việc của chi tiết tổng hợp

-Thiết kế, chuẩn bị dụng cụ, đồ gá lắp cho cả nhóm và bố trí thiết bị, máy móc để sản xuất

* Hiệu quả của phương pháp tổ chức sản xuất theo nhóm -Giảm bớt thời gian chuẩn bị về kỹ thuật

-Giảm nhẹ công tác xây dựng mức kinh tế - kỹ thuật, kế hoạch và điều độ sản xuất

-Tạo điều kiện nâng cao loại hình sản xuất

-Tạo điều kiện cải tổ chức lao động, nâng cao hệ số sử dụng đồ gá lắp và nhờ đó giảm chi phí hao mòn máy móc, giảm giá thành sản phẩm

c Đơn chiếc

Tổ chức sản xuất theo đơn chiếc là tổ chức chế biến sản phẩm từng chiếc một hay theo từng đơn đặt hàng nhỏ Sản phẩm chỉ được sản xuất một lần, không lặp lại thì cũng không có chu kỳ nhất định, không dự tính trước Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất máy móc hạng nặng như: đóng tàu, sản xuất tuyếc bin lớn, máy cán thép Theo phương pháp này:

-Không lập quy trình công nghệ tỉ mỉ cho từng sản phẩm, mà chỉ quy định những bước công việc chung (ví dụ: tiện, phay, bào, mài )

-Tuỳ theo yêu cầu từng lúc mà giao nhiệm vụ cho các nơi làm việc

-Máy móc thiết bị được bố trí theo nguyên tắc công nghệ Do đó đường đi của sản phẩm thường dài và quanh co, sản phẩm dở dang nhiều và cần thiết phải để ngay tại nơi làm việc

-Để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, thường phải để độ dung sai gia công lớn Chế phẩm sẽ được sửa chữa chính xác, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật ở bộ phận cuối cùng

Trang 7

-Khi tiến hành sản xuất cũng như khi kiểm tra kỹ thuật phải dựa vào bản vẽ riêng cho từng chế phẩm một

-Thường sử dụng công nhân có trình độ kỹ thuật cao và biết nhiều nghề

1.4.2 Phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền

a Khái niệm Sản xuất theo dây chuyền là hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến có hiệu quả kinh tế cao, ở

đó quá trình sản xuất các sản phẩm giống nhau hoặc nhóm các sản phẩm cùng loại được thực hiện một cách liên tục trong khoảng thời gian dài xác định theo trình tự các nguyên công nghệ

b Phân loại sản xuất dây chuyền + Căn cứ vào mức độ cơ khí hoá và tự động hóa: Có các loại dây chuyền: dây chuyền sản xuất thủ công, dây chuyền cơ khí hoá, dây chuyền bán tự động và dây chuyền tự động + Căn cứ vào số đối tượng sản xuất trên dây chuyền: Đối tượng sản xuất là loại sản phẩm

có cùng tên gọi và giống hệt nhau về hình dáng và kích thước Các đối tượng khác nhau đòi hỏi công nghệ sản xuất khác nhau, số thiết bị công nhân khác nhau

+ Căn cứ vào trạng thái của đối tượng trên dây chuyền: có 2 loại

- Dây chuyền có đối tượng chuyển động trong quá trình sản xuất

- Dây chuyền có đối tượng cố định trong quá trình sản xuất

+ Căn cứ vào trình độ cố định của việc chế biến sản phẩm: có thể chia ra thành: dây chuyền

cố định và dây chuyền không cố định -Dây chuyền cố định: chỉ sản xuất một loại sản phẩm nhất định, quá trình công nghệ không thay đổi, khối lượng sản phẩm lớn, nơi làm việc chỉ hoàn thành một bước công việc nhất định Dây chuyền này thich hợp với loại hình sản xuất khối lượng lớn

Trang 8

-Dây chuyền không cố định: Chế tạo vài loại sản phẩm có kết cấu gần giống nhau, trình tự chế biến giống nhau Sau khi sản xuất xong một loại sản phẩm, phải tạm ngừng sản xuất, điều chỉnh máy móc thiết bị để sản xuất loại sản phẩm khác Dây chuyền này

sử dụng rộng rãi trong sản xuất hàng loạt lớn và vừa

+ Căn cứ vào trình độ liên tục của quá trình sản xuất: có thể chia ra thành: dây chuyền liện tục và không liên tục

-Dây chuyền liện tục: Đối tượng chế biến được vận chuyển từng cái một cách liên tục qua các nơi làm việc, không có thời gian ngừng lại chờ đợi Trên dây chuyền này, đối tượng lao động luôn luôn ở một trong hai trạng thái: được vận chuyển hoặc đang được chế biến -Dây chuyền không liên tục: Đối tượng lao động được vận chuyển theo từng loạt và

có thời gian tạm ngừng tại nơi làm việc để chờ chế biến Trên dây chuyền này, công nhân

và máy móc làm việc không thực sự đều đặn, liên tục, phải dừng việc theo định kỳ

+ Căn cứ vào phạm vi áp dụng sản xuất dây chuyền: có thể chia ra thành: dây chuyền bộ phận, dây chuyền phân xưởng và dây chuyền toàn xưởng

-Dây chuyền bộ phận: là dây chuyền ở từng bộ phận sản xuất -Dây chuyền phân xưởng: bao gồm quá trình sản xuất trong cả phân xưởng

-Dây chuyền toàn xưởng: bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp

+ Hình thức cao nhất, hoàn thiện nhất là dây chuyền tự động: đó là một thể thống nhất và hoàn chỉnh bao gồm tất cả máy móc thiết bị chính và phụ, phương tiện vận chuyển, trung tâm điều khiển quá trình sản xuất

c Đặc điểm + Quá trình sản xuất trong sản xuất dây chuyền diễn ra một cách liên tục, nhịp nhàng, sản phẩm sản xuất ra một cách đều đặn

+ Quy trình công nghệ được phân chia thành các nguyên công đơn giản Mỗi nguyên công do 1 hoặc 1 nhóm chỗ làm việc giống nhau thực hiện

Trang 9

+ Các chỗ làm việc và thiết bị sản xuất được bố trí trình tự các nguyên công, việc vận chuyển sản phẩm thực hiện một cách thẳng dòng, không lặp đi lặp lại

+ Trong quá trình sản xuất, người ta sử dụng các phương tiện vận chuyển chuyên dùng hoặc các phương tiện được lựa chọn riêng cho dây chuyền sản xuất

+ Quá trình công nghệ được chia thành nhiều bước công việc theo một trình tự hợp lý, có thời gian chế biến bằng nhau hoặc lập thành quan hệ bội số với bước công việc ngắn nhất trên dây chuyền

+ Nơi làm việc được chuyên môn hoá cao và được tổ chức theo nguyên tắc đối tượng, tạo thành đường dây chuyền

+ Đối tượng lao động được chế biến đồng thời trên tất cả các nơi làm việc của dây chuyền

và được chuyển từ nơi làm việc này sang nơi làm việc khác bằng phương tiện vận chuyển đặc biệt Những đặc điểm nêu trên vừa đảm bảo thực hiện tốt những nguyên tắc của

tổ chức sản xuất, vừa tiêu biểu cho phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền

d Hiệu quả và quản lý dây chuyền

* Hiệu quả của sản xuất dây chuyền -Tăng sản lượng sản phẩm tính cho một đơn vị máy móc và đơn vị diện tích do sử dụng thiết bị, máy móc và dụng cụ chuyên dùng, giảm thời gian gián đoạn trong sản xuất

-Rút ngắn chu kỳ sản xuất, giảm bớt lượng sản phẩm dở dang, do đó làm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động

-Nâng cao năng suất lao động nhờ chuyên môn hoá công nhân, xoá bỏ thời gian ngừng sản xuất để điều chỉnh thiết bị, máy móc

-Nâng cao chất lượng sản phẩm do quá trình công nghệ được chuẩn bị chu đáo Không có hoặc ít sản phẩm dở dang nên tránh được những hiện tượng biến chất, hư hỏng

Trang 10

-Hạ giá thành sản phẩm là kết quả tất nhiên của việc tổ chức sản xuất hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí tiền lương trên một đơn vị sản phẩm, giảm bớt chi phí quản

lý, loại trừ phế liệu, phế phẩm Ngoài ra sản xuất dây chuyền cũng bộc lộ: phân công lao động quá sâu, mỗi công nhân chỉ thực hiện một vài động tác đơn giản, trạng thái lao động quá đơn điệu, buồn tẻ

* Quản lý dây chuyền Muốn đạt được hiệu quả cao thì công tác quản lý cân tập trung vào việc giải quyết một số vấn đề sau:

-Cung cấp nguyên vật liệu và dụng cụ đúng quy cách, số lượng và tuân theo nhịp

đã quy định

-Giữ gìn, bảo quản và sửa chữa dự phòng tốt các thiết bị máy móc và phương tiện vận chuyển để tránh những hư hỏng bất thường

-Bố trí công nhân đúng tiêu chuẩn nghề nghiệp

-Giữ gìn nơi làm việc luôn sạch sẽ, có trật tự

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN HẢO HẢO CỦA CÔNG TY ACECOOK VỆT NAM

2.1 Tổng quan công ty

Đầu thập kỷ 90, tập đoàn Acecook– một trong những công ty mì ăn liền lớn tại Nhật Bản

đã mang theo những công nghệ sản xuất tiên tiến từ đất nước “mẹ đẻ” của mì ăn liền đến Việt Nam và tạo dựng nên thương hiệu Vina Acecook Công ty cổ phần Acecook Việt Nam được thành lập vào ngày 15/12/1993 chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995 Gần 30 năm hình thành và phát triển, thương hiệu Acecook không ngừng lớn mạnh trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu luôn đứng vững trong thị trường Việt Nam Đến nay, công ty

Cổ phần Acecook Việt Nam được coi là cái tên hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm đóng

Trang 11

gói với vị trí thứ 2 trong Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2020 – nhóm ngành Thực phẩm đóng gói, gia vị, dầu ăn

Acecook tập trung vào mảng đồ ăn chế biến sẵn ăn liền, hiện đang sở hữu được 6 nhà máy sản xuất trải rộng khắp cả nước Sản phẩm của công ty rất đa dạng chủng loại kinh doanh trong và ngoài nước bao gồm các sản phẩm mì ăn liền, miến ăn liền, bún ăn liền, phở ăn liền,… Đi kèm với đó là những thương hiệu quen thuộc như Hảo Hảo, Lẩu Thái, Đệ Nhất, Phú Hương, Kingcook, Nicecook, Bestcook, Daily, Good, Oh Ricey Một sản phẩm nổi tiếng của Acecook phải kể đến mì Hảo Hảo Kể từ khi ra mắt, thương hiệu đã nhanh chóng trở nên phổ biến và là biểu trưng quen thuộc cho các loại mì nói chung tại Việt Nam Lý do cho sự phổ biến này là vì sản phẩm có giá thành rẻ, dễ no và nhiều hương vị đa dạng Trong suốt 20 năm qua , các sản phẩm mì ăn liền của Vina Acecook không những phục vụ cho người tiêu dùng Việt Nam mà còn vươn mình ra các nước lân cận như: Singapore, Malaysia, Laos, Cambodia, Philippines, ”.Vì vậy, việc hướng tới sản phẩm toàn cầu hóa

là điều tất nhiên

Khởi điểm với mục tiêu mở ra chặng đường phát triển mới, tập đoàn Acecook lấy mốc 20 năm để thay đổi nhận diện với hình ảnh logo mới để phù hợp với chiến lược đưa thương hiệu Acecook phát triển ra toàn thế giới

Với câu slogan mới “Cook happiness”, ngài tổng giám đốc, Kajiwara Junichi giải thích rằng: “Chúng tôi kỳ vọng, sản phẩm của mình sẽ tạo ra nụ cười và hạnh phúc cho người sử dụng” Về phía ban giám đốc công ty, họ tự tin tuyên bố trước buổi họp báo rằng, họ dám làm dám chịu Acecook Việt Nam cam kết đến mọi khách hàng trên toàn thế giới:“ Chúng tôi sẽ luôn tiếp tục tạo nên và đem lại niềm hạnh phúc đến từng bữa ăn, từng trái tim của người tiêu dùng”

Trang 12

 Nơi làm việc 1: Thực hiện các bước công việc: Trộn bột, cán tấm

 Nơi làm việc 2: Thực hiện các bước công việc: Cắt tạo sợi, hấp chín

 Nơi làm việc 3: Thực hiện bước công việc : Căt định lượng, bỏ khuôn

 Nơi làm việc 4: Thực hiện bước công việc: Chiên mì

 Nơi làm việc 5: Thực hiện bước công việc : làm nguội mì

 Nơi làm việc 6: Thực hiện bước công việc: Cấp gói gia vị, đóng gói

 Nơi làm việc 7: Thực hiện bước công việc: Kiểm tra chất lượng và đóng thùng

Trộn bột, cán tấm

cắt tạo sợi Hấp chín

Cắt định lượng, bỏ khuôn

Chiên

Làm nguội

Cấp gia vị, Đóng gói

Kiểm tra chất lương, đóng thùng

Trang 13

2.3 Các bước công việc

Toàn bộ 12 bước công việc từ khâu trộn bột đến thành phẩm chỉ mất khoảng 20 – 25 phút

và hệ thống dây chuyền sản xuất mì ăn liền hiện đại đảm bảo chất lượng, tính an toàn cho từng vắt mì

Bước 1: Nuyên liệu

 Vắt mì: được sản xuất từ nguyên liệu chính là bột lúa mì (một loại ngũ cốc, hay còn gọi là bột mì) và màu được tạo nên từ chiết xuất củ nghệ

 Gói dầu gia vị: được nấu từ dầu thực vật tinh luyện cùng các nguyên liệu tươi như hành tím, ớt, tỏi, ngò om…

 Gói súp: là hỗn hợp các loại gia vị như muối, đường, bột ngọt, bột tôm, tiêu, tỏi…

 Gói rau sấy: bao gồm thịt, tôm, trứng, rau (hành lá, ba rô, đậu hà lan, cà rốt, cải…) được sấy khô

 Bao bì: là loại chuyên dụng dùng cho thực phẩm, đạt chứng nhận an toàn trong thực phẩm

Bước 2: Trộn bột Bột lúa mì, dung dịch nghệ và các loại gia vị (muối, đường, bột ngọt, nước tương, nước mắm…) được trộn đều trong cối trộn, bằng thiết bị tự động và khép kín

Bước 3: Cán tấm Bột sau khi trộn được chuyển đến thiết bị cán tấm bằng hệ thống băng tải Tại đây, các cặp

lô cán thô và cán tinh sẽ cán mỏng dần lá bột cho đến khi đạt yêu cầu về độ dai, độ dày – mỏng theo quy cách của từng loại sản phẩm

Bước 4: Cắt tạo sợi

Trang 14

Lá bột được cắt sợi thành những sợi mì to, nhỏ, tròn, dẹt khác nhau và hình thành những gợn sóng đặc trưng bởi hệ thống trục lược

Bước 5: Hấp chín Sợi mì được làm chín bên trong tủ hấp hoàn toàn kín bằng hơi nước, ở nhiệt độ khoảng 100°C

Bước 6: Cắt định lượng và bỏ khuôn Sau khi được hấp chín, sợi mì được cắt ngắn bằng hệ thống dao tự động và rơi xuống phễu, nằm gọn trong khuôn chiên Tùy từng sản phẩm mà khuôn chiên có hình vuông, tròn,…để tạo nên hình dáng tương ứng cho vắt mì

mì là dầu thực vật (có nguồn gốc từ dầu cọ), được tách lọc bằng công nghệ làm lạnh

tự nhiên nên giúp hạn chế tối đa phát sinh Trans fat Đồng thời, nhờ việc kết hợp ứng dụng công nghệ hiện đại, sử dụng dầu luôn tươi mới nên các sản phẩm mì ăn liền của Acecook Việt Nam luôn có chỉ số AV (Acid Value) rất thấp (AV≤2mg KOH/gram dầu), giúp sản phẩm có mùi vị thơm ngon

 Mì không chiên: Vắt mì được sấy bằng nhiệt gió ở nhiệt độ 65 – 80°C trong thời gian khoảng 30 phút Độ ẩm vắt mì sau sấy khoảng dưới 10%

Bước 8: Làm nguội Không khí tự nhiên được lọc sạch và dẫn vào hệ thống đường ống, thổi xuyên qua vắt mì

để làm nguội vắt mì về nhiệt độ của môi trường trước khi chuyển qua công đoạn đóng gói Bước 9: Cấp gói gia vị

Ngày đăng: 03/05/2024, 18:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w