Luận án này tác giả đã nghiên cứu, đi sâu phân tích, đồng thời nêu lên những điểm mới, hạn chế của BTTH trong do tài sản gây ra theo quy định mới, từ đó liên hệ những trường hợp cụ thể x
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
PHAM HAI NAM
CUA THANH PHO HAI PHONG
LUAN VAN THAC SI LUAT HOC
(Định hướng ứng dung)
HÀ NỘI - 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
PHAM HAI NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nào
khác Các số liệu, vi dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tắt cả các môn học và đã thanh toántat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đạihọc Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan nay dé nghị Truong Đại hoc Luật xem xét dé
tôi có thé bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan
Phạm Hải Nam
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong cuộc sống, dé có sự thành công thì ngoài những nỗ lực, cô gắngcủa bản thân, không thẻ thiếu sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh.Trong thời gian học tập tại trường, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè Trước tiên, tôi xin gửi biết ơnsâu sắc nhất đến quý Thầy Cô của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội với trithức và tâm huyết của mình đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúngtôi trong suốt thời gian học tập tại trường
Đề hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ củaquý Thầy Cô của Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội Với tình cảm chânthành và sâu sắc nhất, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy Cô
đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu đề tài: “Bồi thường thiệt
hại do tài sản gây ra và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân của thànhphố Hải Phòng” Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhấttới thầy giáo - TS Đỗ Giang Nam đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảotận tình, chu đáo đề tôi hoàn thành luận văn này với kết quả tốt nhất
Tuy nhiên, với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế củamột học viên, Luận văn này không thể tránh được những thiếu sót Tôi rất mong
nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy, cô dé tôi có điều kiện bổ
sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này
Một lan nữa tôi xin chân thành cam on!
Trang 5HAI DO TÀI SAN GAY RA - 25c 2c Erkerrrkerrree 9
1.1 Khái niệm và đặc trưng của bồi thường thiệt hại do tài sản
0x 9
1.1.1 Khái niệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra - -: 91.1.2 Đặc trưng bồi thường thiệt hại ngoài hop đồng do tài sản gây ra 131.1.3 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra - 161.2 Điều kiện phát sinh bồi thường thiệt hai ngoài hợp đồng do
1871800 ad (11111 21
1.2.1 Về điều kiện “có thiệt hại xảy ra” 5- - sec e2tztsrrrerreeg 21
1.2.2 Hoạt động của tài sản gây ra thiệt hại - «<< c<s++<<++sx*x 22
1.2.3 Về mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của tài sản và thiệt hại
Trang 6Chương 2: THUC TRẠNG PHÁP LUAT VE BOI THUONG THIET
HAI DO TAI SAN GAY RA VA THUC TIEN AP DUNG
CUA TOA ÁN NHÂN DAN TẠI THÀNH PHO HAI PHÒNG
Khái quát quá trình phát triển và vai trò của chế định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Khái niệm và những đặc trưng của nguồn nguy hiểm cao độ Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
-CAO AO SAY Át:VÕỖÕỒỒ
Thực tiễn áp dụng BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra tạiTòa án nhân dân của thành phố Hải Phòng - - 2< 5-Bồi thường thiệt hại do động vật gây ra 5- 555555Khái niệm, đặc điểm động vật - LH reThực trạng về bồi thường thiệt hại do động vật gây ra Thực tiễn bồi thường thiệt hại do động vật gây ra tại Tòa án nhândân của thành phố Hải Phòng 2-5 22s+s+s+s+E+s+s+szszx2Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra - ee 5c55cKhái niệm, đặc điểm của cây CỐI, TQ Tn ST HTThực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra Thực tiễn bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra tại Tòa án nhân
dân của thành phố Hải Phòng ¿2-5 + +£££z+£+E+£+£z£c+z
Bồi thường thiệt hại do nhà của, công trình xây dựng khác gây ra Khái niệm, đặc điểm nhà cửa, công trình xây dựng Thực trạng pháp luật về bôi thường thiệt hại do nhà cửa, công
trình xây dựng khác gây ra «+ + + + xxx vkkeeeerrrrrrres
Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do nhà cửa,
công trình xây dựng khác gây ra tại Tòa án nhân dân của thành
phố Hải Phòng - ¿2© SE SE2E2E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrree
KET LUẬN CHƯNG 2 - - - x+EEEEE E3 SE SE
Trang 7Chương 3: MOT SO KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHAP LUAT VE
TRÁCH NHIỆM BOI THUONG THIET HAI DO TÀI SANGAY RRA G1 22121212 121211212111212111121211111111112 1e rreg 83
3.1 Những hạn chế và định hướng hoàn thiện - 833.2 _ Kiến nghị hoàn thiện pháp luật + 2-2 s+s+x+secececxe2 853.2.1 Kiến nghị hoàn thiện những quy định chung về bồi thường thiệt
hại do tài sản ØÂy Ta c SH vn kp 85
3.2.2 Kiến nghị hoàn thiện các trường hợp cu thé về bồi thường thiệt
hại do tài sản ØÂy Ta c 1S nếp 87
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu qua thực thi pháp luật về bồi thường
thiệt hại do tài sản gây ra - - -S Snnnnnnss nen ky 91
KET LUẬN CHUONG 3 0 ccccccscsesssscsesescsssescsesesesecscscscsesesssscsestseseseeeeess 93KET LUẬN CHUNG 0 c.ccccccccccscsssssscsesesecscsesesesesscscsesesesesisecssstseseseeeeees 94
DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 2-5 +52 +s+£z£szxzse2 95
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS 2005 Bộ luật dân sự năm 2005
BLDS 2015 Bộ luật dân sự năm 2015
BTTH Bồi thường thiệt hại
dụng một số quy dinh của Bộ luật dân
sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tàiChế định BTTH ngoài hợp đồng nói chung, BTTH do tài sản gây ra nóiriêng là chế định xuất hiện sớm trong các quy dinh pháp luật dan sự của nước
ta Và chỉ đến khi có Bộ luật Dân sự năm 1995 chế định này mới thực sựđược xây dựng một cách hoàn chỉnh, điều chỉnh được hầu hết các vấn đề đặt
ra trong việc giải quyết BTTH ngoài hợp đồng Bộ luật Dân sự năm 1995được áp dụng dé giải quyết cho các tranh chấp dân sự nói chung, tranh chap
về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói riêng kể từ ngày 1/7/1996 Bên
cạnh những thành công mà Bộ luật Dân sự năm 1995 đạt được thì Bộ luật này
còn bộc lộ nhiều bất cập, cần phải sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với thựctiễn BLDS 2005 ra đời, thay thế cho Bộ luật Dân sự 1995 với nhiều sự sửa
đổi, bố sung và điều chỉnh nhất định Tuy nhiên BLDS 2005 vẫn không baoquát hết đươc hết các trường hợp tài sản gây ra thiệt hại, dẫn tới rất nhiều vụviệc tranh chấp xảy ra liên quan đến tài sản gây ra thiệt hại trên thực tế mà
không có cơ sở pháp ly dé giải quyết thỏa đáng Khi hiện tại ngày càng nhiều
vụ án liên quan đến van đề BTTH xảy ra thì chưa giải quyết được triệt dé, dẫnđến kiện tụng kéo đài, khó khăn trong quá trình giải quyết Khi BLDS 2015
có hiệu lực đã giải quyết được phần nào các trường hợp tài sản gây thiệt hại
Quy định của BLDS 2015 về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói
chung và trách nhiệm BTTH do tài sản nói riêng có nhiều điểm mới tiến bộ
như quy định khái quát chung về các trường hợp tài sản gây thiệt hại (khoản
3 Điều 584 BLDS 2015); bổ sung thêm các nguyên tắc BTTH (Điều 585
BLDS 2015) Bên cạnh đó, với mỗi trường hợp cụ thé về BTTH do tài sản
gây ra đề có sự bổ sung liên quan đến chủ thé bồi thường và một số van dé
khác Tuy nhiên, pháp luật về trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra cũng còn
Trang 10một số bất cập nhất định như: khoản 3 Điều 584 BLDS 2015 chưa quy đmh
đầy đủ chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường khi tài sản gây thiệt hại; quy
định về nguồn nguy hiểm cao độ còn chưa bao quát; quy định về súc vật còn
mang tính chất bộ phận mà chưa quy định các loài động vật khác như giacầm và các động vật khác Bên cạnh đó, án kiện về trách nhiệm BTTH do
tài sản gây ra cũng chiếm tỉ trọng tương đối trong các án kiện về bôi thường;
sự đối lập về tâm lý của người gây thiệt hại với người bị thiệt hại hoặc gia
đình của người bị thiệt hại làm cho các án kiện về trách nhiệm BTTH do tài
sản gây ra bị kháng cáo, khiếu nại nhiều
Với tat cả những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Boi thườngthiệt hại do tài sản gây ra và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân thànhphố Hải Phong”
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào ở cấp độ thạc sĩ luật học
nghiên cứu sâu về thực tiễn áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án
nhân dân của thành phô Hải Phòng Tuy nhiên đã có nhiều công trình nghiên cứu
ở các khía cạnh khác nhau về BTTH do tài sản gây ra Cụ thể như sau:
Sách chuyên khảo
- Cuốn sách “Luật BTTH ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bìnhluận bản án”, PGS.TS Đỗ Văn Đại, Nxb Hồng Đức — Hội luật gia Việt Nam,
Hà Nội - 2016 Cuốn sách này tập trung nghiên cứu các bản án và bình luận
các bản án về BTTH ngoài hợp đồng, trong đó bao gồm các bản án về BTTH
do tài sản gây ra.
Luận án, luận văn
- Luận án tiễn sĩ luật học của Nguyễn Thanh Hồng (2001) về “7rách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ”,
Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Luận án nghiên cứu các vân đê như: cơ
Trang 11sở lý luận và cơ sở pháp lý; việc xác định thiệt hại; đặc điểm tình hình của các
vu tai nan giao thông đường bộ; biện pháp bảo đảm việc BTTH Trong luận
án cũng nghiên cứu trách nhiệm BTTH do phương tiện giao thông vận tải cơ
giới — là nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hai
- Luận án tiến sĩ luật học của Nguyễn Văn Hợi (2017) về “Trách nhiệm
bồi thường thiệt hai do tài san gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam’,
Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Luận án này tác giả đã nghiên cứu, đi
sâu phân tích, đồng thời nêu lên những điểm mới, hạn chế của BTTH trong do
tài sản gây ra theo quy định mới, từ đó liên hệ những trường hợp cụ thể xảy ratrong thực tiễn và kiến nghị các giải pháp dé xây dựng, hoàn thiện pháp luật;
- Luận án tiến sĩ luật học của Vũ Thị Lan Hương (2017) về “Trách nhiệmbồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo quy định
của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành ”, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà
Nội Luan án này tác giả nhiên cứu, đi sâu phân tích của BTTH do nhà cửa, công
trình gây ra, từ đó liên hệ những trường hợp cụ thê xảy ra trong thực tiễn và kiến
nghị các giải pháp dé xây dựng, hoàn thiện pháp luật;
- Luận văn thạc sĩ luật học của Trần Trà Giang (2011) về “Mot số vấn
dé lý luận và thực tiễn về trách nhiệm boi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gáy ra”, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Luận văn nghiêncứu các vấn dé lý luận, đến thực tiễn về trách nhiệm BTTH do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra; qua đó, tác giả luận văn đề xuất một số kiến nghị hoàn
thiện pháp luật về vấn đề này
Bài tạp chí
- Nguyễn Văn Dũng: “Về rách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguônnguy hiểm cao độ gây ra”, Tạp chí Toà án nhân dân, số 18, tháng 4 năm 2005,
tr.24-28 Tác gia bài viết đã phân tích các van đề như chủ thé bồi thường, yếu
tô lỗi, xác định nguôn nguy hiém cao độ
Trang 12- Nguyễn Xuân Quang: “Một số vấn dé pháp lý về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”, Tạp chí Khoa học pháp
lý, số 03 năm 2011, tr.34-38 Bài viết phân tích, bình luận quy định của pháp
luật liên quan đến trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
- Dé Văn Đại và Lê Hà Huy Phát: “Boi thuong thiệt hại do nhà cửa,
công trình xây dựng khác gây ra”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 05/2012,
tr.72-80 Bài viết tập trung phân tích các chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường,
các thiệt hại phải bồi thường
- Nguyễn Văn Hợi: “Bồi thường thiệt hại do tài sản của Nhà nước gâyra”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên dé tháng 8/2014, tr.116-127.Đây là công trình nghiên cứu về vấn đề BTTH do tài sản của Nhà nước gây ranhư các tài sản của Nhà nước; trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khi tài
sản của Nhà nước gây ra thiệt hại.
- Lê Thị Giang: “Bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo quy địnhcủa Bộ luật Dân sự năm 2015, TCKS, số 15/2017 Bài viết phân tích các quyđịnh chung và phân tích, bình luận quy định của pháp luật về các trường hợpBTTH do tài sản gây ra Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra kiến nghị hoàn thiệnpháp luật về BTTH do tài sản gây ra
- Th§.Bùi Thị Thanh Hang va ThS.Đỗ Giang Nam: “Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do tác động của tài sản gây ra dưới góc nhìn so sánh ”, Tạp
chí luật học số 03/2018 Công trình nghiên cứu dưới góc độ so sánh về trách
nhiệm BTTH do tài sản gây ra trong pháp luật Việt Nam với một số quốc gia
trên thế giới và đồng thời bình luận, nhận định về những điểm khác biệt,
tương đồng
Nhìn chung các công trình kế trên đã nghiên cứu về trách nhiệm BTTH
do tài sản gây ra ở dưới các góc độ và khía cạnh khác nhau Với dé tài nghiên
cứu của mình, tác giả tham khảo các tri thức có liên quan đồng thời tập trung
Trang 13phân tích, bình luận và hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm BTTH do tài sản gây
ra trong BLDS 2015 Ngoài ra, việc nghiên cứu của tác giả còn gắn với thực tiễn
áp dụng pháp luật về trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra tại Tòa án nhân dân
thành phố Hải Phòng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục dich của dé tài là làm rõ một số van dé lý luận và thực tiễn về
BTTH do tài sản nói chung theo quy định của BLDS 2015 và thực tiễn áp
dụng tại Tòa án nhân dân của thành phố Hải Phòng Qua đó việc nghiên cứu
sẽ nhận diện, chỉ ra những hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật và việc
áp dụng trên thực tế, đồng thời tác giả cũng đưa ra các giải pháp, kiến nghị để
hoàn thiện pháp luật đối với việc giải quyết BTTH ngoài hợp đồng do tài sản
gây ra ngày càng có hiệu qua, chất lượng, đảm bảo đúng quy định của pháp
luật, nâng cao quá trình giải quyết vụ án của Tòa án nhân dân, áp dụng phápluật vào thực tiễn cuộc sống ngày càng có hiệu quả
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Dé đạt được mục đích như trên, luận văn có một số nhiệm vu: Nghiên
cứu, làm rõ một số van dé lý luận về quy định BTTH ngoài hợp đồng do tài sản
gây ra: đưa ra khái niệm, đặc điểm, quy định pháp luật đối với từng trường hợpđối với từng trường hợp và thực trạng áp dụng tại Tòa án nhân dân của thành
phố Hải Phòng Qua đó thấy được những kết quả áp dụng pháp luật vào thựctiễn, bên cạnh đó có khó khăn, vướng mắc, bất cập, hạn chế gì không đề từ đó có
những kiến nghị đề xuất sửa đổi cho phù hợp với thực tế
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
4.1 Đối twong nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu các đối tượng sau:
Một là, các quan điểm, các học thuyết nghiên cứu đã được công bồ liên
Trang 14quan đến trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra trong các công trình khoa học
như: Luận văn, Luận án, Khóa luận, Kỷ yếu hội thảo, Giáo trình, Sách chuyên
khảo, Sách tham khảo, Tạp chí nghiên cứu khoa học;
Hai là, các văn bản quy phạm pháp luật có quy dinh về trách nhiệm
BTTH do tài sản gây ra Đặc biệt, chú trọng nghiên cứu quy định pháp luật
hiện hành về van đề này;
Ba là, các bản án về trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra tại Tòa án
nhân dân thành phố Hải Phòng Những vụ án được nghiên cứu từ năm 2017
cho tới hiện tại.
4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn có phạm vi nghiên cứu như sau:
Về phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu một số
vấn đề lý luận cơ bản về BTTH ngoài hợp đồng do tài sản gây ra như khái
niệm, đặc điểm; các quy định của Bộ luật dân sự về BTTH ngoài hợp đồng dotài sản gây ra và thực tiễn áp dụng tại của Tòa án nhân dân của thành phó Hải
Phòng từ khi BLDS năm 2015 có hiệu lực.
Về địa bàn nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các bản án về bồi
thường thiệt do tài sản gây ra được giải quyết tại Toà án nhân dân thành
phố Hải Phòng
Về thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu trong khoảng
hơn 5 năm, giai đoạn 2017 - 2022.
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Việc nghiên cứu Luận văn sẽ dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênm Đây được coi là
kim chỉ nam cho việc định hướng các phương pháp nghiên cứu cụ thê của học
viên trong quá trình thực hiện Luận văn.
Trang 155.2 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận cua chủ nghĩa Mác - Lénin, trong quá
trình nghiên cứu Luận văn, học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ
BTTH do tài sản gây ra.
- Phương pháp so sánh - đây là phương pháp cần thiết để tác giả đối
chiếu, tim ra những điều được áp dung dé tìm ra những nét khác biệt và tươngđồng giữa quy định của pháp luật của Việt Nam qua các thời kỳ về trách
nhiệm BTTH do tài sản gây ra Đặc biệt, phương pháp này được sử dụng hiệu
quả để so sánh giữa các quy định trong BLDS 2005 và BLDS 2015 về tráchnhiệm BTTH do tài sản gây ra; qua đó, giúp người đọc nắm bắt được cácđiểm mới và điểm tiến bộ của BLDS 2015 so với BLDS 2005 liên quan đếnvan dé này
- Phuong pháp tổng hợp nham khái quát thực trạng pháp luật và thựctiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra; qua đó đưa rakiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này
- Phương pháp lịch sử cũng được tác giả sử dụng linh hoạt trong luận
văn nhằm nghiên cứu tiến trình phát triển từ quá khứ tới hiện tại của chế định
trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra.
Ngoài ra, các phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, phươngpháp đặt giả thuyết nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu cũng được tác
giả vận dụng làm cơ sở dé tiên hành nghiên cứu các nội dung trong Luận văn.
Trang 166 Ý nghĩa lý luận và thực tiễnVới những giải pháp, đề xuất, kiến nghị đề tài sẽ góp phần hoàn thiện
các quy định pháp luật về dân sự Đề tài sẽ là tài liệu để tham khảo, nghiên
cứu cho các đối tượng muốn tìm hiểu về BTTH ngoài hợp đồng do tài sản gây
ra Đồng thời, kết quả nghiên cứu dé tài phục vụ cho công tác giải quyết án ở
dia phương nói riêng va trên phạm vi cả nước nói chung trong áp dụng quá
trình giải quyết các vụ án của Tòa án nhân dân
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài mục lục, phần mở dau, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo,thì phần nội dung của luận văn được cấu trúc thành 3 chương như sau:
Chương I: Những van dé lý luận về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra
Chương 2: Thực trạng pháp luật về bôi thường thiệt hại do tài sản gây
ra và thực tiễn áp dụng của tòa án nhân dân tại thành phố Hải Phòng
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt
hại do tài sản gây ra.
Trang 17Chương 1
NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE BOI THƯỜNG
THIET HAI DO TÀI SAN GAY RA
1.1 Khái niệm và đặc trưng của bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra
1.1.1 Khái niệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây raTheo dòng chảy của thời gian, hệ thống pháp luật nước ta ngày càng
được ghi nhận đầy đủ và hoàn thiện Cũng nằm trong tiến trình này, chế
định BTTH ngoài hợp đồng cũng có những thay đổi cho phù hợp với thực
tế đời sống xã hội va được quy dinh chặt chẽ hơn Việc quy định BTTH
ngoài hợp đồng do tài sản gây ra cũng được quy định để hoàn thiện hơntrong cuộc sống này
Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng bao gồm trách nhiệm BTTH dohành vi con người gây ra và trách nhiệm BTTH do tai sản gây ra Đối vớitrường hợp hành vi con người gây ra thiệt hại thì cần xem xét đến yếu tô hành
vi của cá nhân, pháp nhân Hành vi con người có thé gây ra mọi loại thiệt hại
từ tài sản đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín Còn đối với
trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra thì chính sự vận động, hoạt động của tai
sản là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại phát sinh Mặc dù đối với trường hợp
này hành vi của con người không phải là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại nhưng
cần phải xác định chủ thể chịu trách nhiệm cho trường hợp tài sản gây thiệthại Trước hết để hiểu về loại trách nhiệm này, cần phải nghiên cứu về khái
niệm BTTH do tài sản gây ra.
Hiện nay, không có nhiều công trình khoa học nghiên cứu tổng quát
những quy định của luật Dân sự về BTTH do tài sản gây ra Nếu có, các công
trình này cũng chỉ nghiên cứu chuyên sâu đối với từng trường hợp riêng biệt, cụthé liên quan đến BTTH do các loại tài sản cụ thé gây thiệt hại hoặc trong trường
Trang 18hợp nhất định Do đó, khái niệm về trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra khôngđược các nhà nghiên cứu xây dựng một cách tông quát Một trong khái niệm về
trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra đã nhà nghiên cứu xây dựng như:
Trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra là quy dinh của luật Dân sự
mà khi áp dụng sẽ phát sinh một quan hệ pháp luật dân sự Theo đó,
chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng để tài sản gây thiệt hại về
tính mạng, sức khoẻ, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ
thé khác phải BTTH do tài sản gây ra [17, tr 16].
Đối với khái niệm đưa ra này, tác giả nhận thấy khái niệm cần thảoluận một số vấn đề như sau:
Một là, khái niệm trên nêu: “Trách nhiệm bài thường thiệt hại do tàisản gây ra là quy định của luật Dân sự” Như vậy, khái niệm trên tiếp cậntrách nhiệm bồi thường theo hướng là các “guy định của luật Dân sự” mà
không xây dựng dưới góc độ là một loại trách nhiệm dân sự Theo tác giả,
việc tiếp cận trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra cần được tiếp cận theohướng là trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm này sẽ mang đến một hậu quả pháp
lý bat lợi cho chủ thé phải chịu trách nhiệm bồi thường
Hai là, BTTH do tài sản gây ra nguyên nhân không chỉ xuất phát từhành vi của chủ sở hữu, người chiếm hữu mà còn xuất phát từ tự thân hoạtđộng của chính tài sản đó Vậy việc sử dung từ “dé” [16, tr.19] của tác giả
trong khái niệm sẽ không bao quát hết được việc trên và sẽ hướng mọi người
theo ý hiểu BTTH do hành vi của con người gây ra chứ không phải BTTH do
tài sản gây ra.
BLDS 2005 quy định về BTTH ngoài hợp đồng và Nghị quyết số03/2006/NQ-HDTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thâm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về
BTTH ngoài hợp đồng cho thấy, việc phát sinh trách nhiệm BTTH khi có bốn
10
Trang 19điều kiện đó là: có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại,
có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật gây ra và thiệt hại xảy ra,
có lỗi của người gây thiệt hại Nghĩa là van đề BTTH không thé phát sinh nếu
thiếu cả bốn điều kiện trên Tuy nhiên, nhiều trường hợp thiệt hại do tài sản
gây ra và bản thân chủ sở hữu cũng như các chủ thé có liên quan đều đảm bảo
việc quản lý, sử dung theo đúng quy dinh Theo đó, pháp luật sẽ ràng buộc
trách nhiệm BTTH đối với một chủ thé liên quan đến tài sản đã gây ra thiệt
hại cho chủ thé khác Việc này nhằm khắc phục các tốn that mà người bị thiệt
hại phải gánh chịu và sửa chữa.
Trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra là một loại trách nhiệm dân sự
xuất phát từ hoạt động của bản thân của tài sản, không có sự can thiệp của con
người Có thé thay rằng đây là trách nhiệm không dựa trên yếu tố lỗi của chủ
sở hữu, chủ thể khác liên quan Khi tài san gay thiệt hại, người chịu BTTH
không chỉ có chủ sở hữu mà còn có thể là các chủ thê khác Người được bồithường có thé là người chịu sự xâm phạm trực tiếp từ tài sản hoặc là những
người có liên quan, nhưng đó phải là người phải bỏ ra những chỉ phí để khắcphục những thiệt hại do tài sản gây nên, bao gồm những thiệt hại về vật chất
và cả những tốn thất về tinh thần Do đó, thiệt hai được bồi thường cũng bao
gồm những tổn thất về vật chất và những tổn thất về tinh than Từ những phântích này, BTTH do tài san gây ra có thê được hiểu như sau:
BTTH do tài sản gây ra là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó
chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng tài sản phải gánh chịuhậu quả bat lợi về vật chất nhăm bù đắp những tổn thất do tài sản
gây ra cho một chủ thể nhất định [16, tr.20]
Khái niệm này đã thé hiện được những yếu tố sau đây của van dé
BTTH do tai sản gây ra:
(i) Vé ban chat, BTTH do tai san gây ra là một loại trách nhiệm dân sự
11
Trang 20Trách nhiệm dân sự được hiểu là hậu quả bất lợi được đặt ra đối với chủ thể
chịu trách nhiệm Trách nhiệm dân sự chỉ đặt ra khi có các căn cứ như từ hành
vi vi phạm, từ hành vi gây thiệt hại Còn đối với trách nhiệm BTTH do tài sản
gây ra, TNBT chỉ phát sinh có sự hoạt động của tài san gây ra thiệt hại cho
chủ thê khác;
(ii) Chủ thé bồi thường đối với trường hợp tài sản gây thiệt hai được
xác định cho chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng tài sản Chủ sở hữu
la chủ thé được xác định có trách nhiệm trước tiên trong viéc bồi thường
Điều này hoàn toàn phù hợp bởi chủ sở hữu là người được thụ hưởng các lợiích do tài sản mang lại nên cũng là chủ thé có trách nhiệm bồi thường nếu tài
sản của họ gây ra thiệt hại Ngoài chủ sở hữu ra, một số chủ thé khác như
người chiếm hữu, người sử dụng cũng phải BTTH do tài sản gây ra trong một
số trường hợp
(iii) Mục đích của BTTH do tai sản gây ra nhằm bù đắp những tốn thất
do tài sản gây ra cho chủ thê nhất định Việc bồi thường nhắm hướng tới việc
khắc phục các hậu quả đã gây ra bởi tài sản
Như vậy, định nghĩa trích dẫn ở trên đã nêu tương đối day đủ các yếu
tố, bản chất của BTTH do tài sản gây ra
Theo tác giả khi xây dựng khái niệm về BTTH do tài sản gây ra cầnphải tập trung vào một số van đề như sau: Ä⁄ói là, BTTH do tai sản gây ra làmột loại trách nhiệm pháp lý, mang lại hậu quả bat lợi cho chủ thé chịu tráchnhiệm Họ phải thực hiện những hành vi nhất định hay phải trả các khoản tiền
nhất định cho bên bị thiệt hại; Hai là, nguyên nhân phát sinh thiệt hại phải do
chính sự vận hành, hoạt động của chính tài sản mà không phải do hành vi con
người gây ra thiệt hại; Ba là, nếu đối với BTTH do hành vi con người gây rathì cần xem xét hành vi nào là nguyên nhân gây ra thiệt hại để từ đó xác địnhchủ thê phải chịu trách nhiệm bồi thường Còn đối với trách nhiệm BTTH do
12
Trang 21tài sản gây ra thì cần xem xét đến trách nhiệm của chủ sở hữu, người chiếm
hữu, người sử dụng tài sản trong từng trường hợp qua đó phân định trách
nhiệm bôi thường cho mỗi chủ thé; Bén Id, các loại thiệt hai do tài sản gây rađược hiểu là những tốn thất, mất mát mà chủ thể bị thiệt hại phải gánh chịu,chủ yếu là các thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khoẻ
Từ sự phân tích trên, tác giả đưa ra khái niệm về BTTH do tài sản gây
ra như sau: “BTTH do tài sản gây ra là một loại trách nhiệm pháp lý phát sinh do chính sự vận hành, hoạt động của tài sản mà theo đó chủ sở hữm,
người chiếm hữu, người sử dụng tài sản phải gánh chịu hậu quả bắt lợi nhằm
bù đắp những ton thất, mat mát về vật chất hoặc tinh than do tài sản gây racho chủ thé bị thiệt hai”
Ngoài ra, khái nệm BTTH do tài san còn có thé được nhìn nhận từ
nhiều góc độ khác nhau như chế định pháp luật, quan hệ pháp luật Ở mỗi góc
độ khác nhau, thì BTTH do tài sản lại được hiểu và điều chỉnh khác nhau.Dưới góc nhìn là chế định pháp luật, BTTH do tài sản gây là tổng hợp các quy
định của cơ quan nhà nước có thâm quyền điều chỉnh phát sinh trong van đề
BTTH do tài sản gây ra Dưới góc độ quan hệ pháp luật, BTTH do tài sản gây
ra được hiểu là quan hệ giữa người được bồi thường và người phải BTTH
được quy phạm pháp luật về BTTH điều chỉnh
1.1.2 Đặc trưng bồi thường thiệt hại ngoài hop đồng do tài sản gây ra
BTTH ngoài hợp đồng do tài sản gây ra cũng là một trong các loạiBTTH ngoài hợp đồng, vì vậy nó mang đầy đủ các đặc điểm của BTTH ngoàihợp đồng nói chung như:
Thứ nhát, BTTH do tài sản gây ra chỉ phat sinh giữa các chủ thé không
có quan hệ hợp đồng hoặc có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại phát sinhkhông liên quan đến những thỏa thuận trong hợp đồng Đây là đặc điểm tráingược với BTTH trong hợp đồng Bởi đối với BTTH trong hop đồng thì việc
13
Trang 22bồi thường phát sinh giữa các chủ thể có quan hệ hợp đồng và một bên phải vi
phạm nội dung trong hợp đồng gây thiệt hại cho chủ thể bên kia
Thứ hai, BTTH do tài sản gây ra chỉ phát sinh khi có thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại thực tế phát sinh là điều kiện tiên quyết dé xác định van déBTTH ngoài hợp đồng nói chung và BTTH do tài sản gây ra nói riêng Do đó,
nếu thiệt hại chưa có thì cũng chưa đặt ra vấn đề BTTH do tài sản gây ra
Thu ba, BTTH do tài sản gây ra là trách nhiệm vật chat
Thiệt hại xảy ra đối với người bị thiệt hại có thể là thiệt hại về tài sản,
sức khỏe, tính mạng, danh dự Người chịu trách nhiệm bồi thường không
phải chịu sự tốn thất về tính mạng, danh dự nhưng bị thiệt hại là phải bồi
thường bằng một lượng tài sản nhất định cho người bị thiệt hại
Ngoài những đặc trưng chung của BTTH ngoài hợp đồng, BTTH ngoai
hợp đồng do tài sản gây ra cũng có những đặc trưng riêng biệt sau:
Mot là, sự hoạt động, vận hành của chính ban thân tai sản phải là
nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra
Day là đặc điểm khác biệt lớn nhất nhằm dé phân định giữa trường hop
hành vi con người gây thiệt hại và tài sản gây thiệt hại Sự vận hành, hoạt
động của chính tài sản cũng tiềm ân nhiều nguy cơ gây ra thiệt hại cho chủ thé
khác như xe máy, xe ô tô đang đi trên đường bị nỗ lốp, mat phanh gây thiệt
hại cho người đi đường.
Đối với trường hợp tài sản gây thiệt hại cần phải lưu ý thêm hai trường
hợp sau đây:
( Tài sản gây thiệt hại không tồn tại hành vi vi phạm pháp luật củachủ sở hữu hoặc chủ thé khác Day là trường hợp chủ sở hữu và các chủ thékhác hoàn toàn không có lỗi trong vẫn đề chiếm hữu, sử dụng tải sản Tài sản
gây thiệt hại hoàn toàn do sự vận hành, hoạt động của chính nó.
(ii) Tài san gây thiệt hai có thê tồn tại hành vi vi phạm pháp luật của
14
Trang 23chủ sở hữu hoặc các chủ thể khác, nhưng hành vi này không phải là nguyên
nhân chính dẫn đến thiệt hại Hành vi đó là hành vi liên quan đến hoạt độngquan ly tài sản và thiệt hại xảy ra không phải là kết qua tất yếu của hành vi
quản lý tài sản Có trường hợp tài sản gây ra thiệt hại, có trường hợp tài sản
không gây ra thiệt hại Thiệt hại xảy ra là hậu quả của sự hoạt động của tải
sản, không tồn tại hành vi gây thiệt hại của chủ sở hữu, người sử dụng tài sản
Cũng cần lưu ý thêm tránh nhầm lẫn giữa trường hợp tài sản gây thiệt
hại và hành vi con người sử dụng tài sản làm công cụ, phương tiện gây thiệt
hại Ví dụ như trường hợp vi để trả thù, một người cố ý điều khiển xe máy, xe 6
tô đâm vào người khác Rõ ràng, xe máy, xe ô tô là tài sản nhưng đây không
phải là trường hợp tài sản gây thiệt hại mà trường hợp này vẫn thuộc trường
hợp BTTH do hành vi con người gây ra Ô tô, xe máy trong trường hợp nay chỉ
được coi là phương tiện, công cụ mà con người sử dung dé gây ra thiệt hại
Hai là, lỗi không phải là điều kiện bắt buộc
Vấn đề lỗi trong trách nhiệm dân sự được quy dinh tại Điều 364 BLDS
2015 như sau:
Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi có ý, lỗi vô ý.
Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ
gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặctuy không mong muốn nhưng dé mặc cho thiệt hại xảy ra
Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi củamình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết
trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả
năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc cóthê ngăn chặn được
Theo quy định trên rõ ràng lỗi phải là yếu tố găn với con người Lỗi làthái độ tâm lý bên trong của chủ thé đối với hành vi trái pháp luật va hậu quả
15
Trang 24của hành vi đó [44, tr.246] Lỗi gắn với việc nhận thức của con người nếu
người đó có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi
Trong khi đó, BTTH do tài sản gây ra thì không thé xem xét đến yếu tô
lỗi của tài sản bởi hoạt động của tài sản là hoạt động không có ý thức Trong khi đó, đối với BTTH do hành vi con người gây ra lại xem xét lỗi của chủ thé
gây ra thiệt hại dé xác định lỗi của chủ thé là lỗi có ý hay lỗi vô ý
Đối với trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra nêu có xem xét yếu tố lỗi
thì chỉ xem xét đến vấn đề lỗi của chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử
dụng trong việc chiếm hữu, sử dụng, vận hành tài sản dẫn đến dé tài sản gây
ra thiệt hại.
Trong nhiều trường hợp, chủ sở hữu, người sử dụng tài sản không thể
kiêm soát được tài sản dù đã tuân thủ hết các quy định có liên quan đến tài
sản và việc gây thiệt hại đã xảy ra Trong trường hợp này, chủ sở hữu, người
sử dụng tài sản không có lỗi và điều kiện phát sinh BTTH ngoài hợp đồng sẽ
không xảy ra Đây được xác định là trường hợp rủi ro Nếu không có ngườichịu trách nhiệm đối với trường hợp này thì người thiệt hại sẽ phải chịu bấtlợi đối với hậu quả xảy ra Vì vậy, chủ sở hữu, người sử dung tai san là những
người được hưởng lợi từ hoạt động của tài sản mang lại được xác định là
người chịu trách nhiệm đối với rủi ro gây ra
Mặc dù lỗi không phải là điều kiện làm phát sinh BTTH ngoài hợpđồng do tài sản gây ra, những việc xác định lỗi của các bên cũng có những vaitrò nhất định trong việc giải quyết vấn đề BTTH trên thực tế
1.1.3 Nguyên tắc bi thường thiệt hai do tài sản gây ra
Nguyên tắc được hiểu là hệ thống các quan điểm, tư tưởng xuyên suốttoàn bộ hoặc một giai đoạn nhất định đòi hỏi các tổ chức, cá nhân phải tuântheo” [56] Hiểu một cách đơn giản thì nguyên tắc là những phép tắc cơ bản,
la sốc nhằm điều chỉnh một quan hệ hoặc một nhóm quan hệ nào đó mà buộccác chủ thê có liên quan phải tuân thủ
16
Trang 25Nguyên tắc BTTH được hiểu là cách xử sự được coi là chuẩn mực và
được luật quy định dé áp dụng chung cho các trường hợp phát sinh trách nhiệm
BTTH khi đáp ứng các điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH Trong BLDS
Việt Nam hiện hành, các nguyên tắc BTTH được ghi nhận tại Điều 585 BLDS
2015 Cu thé:
1.1.3.1 Nguyên tắc bôi thường toàn bộ và kip thời
Nhằm đảm bảo cho người bị thiệt hại nhanh chóng được bù đắp nhữngthiệt hại mình phải gánh chịu, nên nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất
trong việc thực hiện BTTH là phải toàn bộ, kip thời [20].
Tại Điều 605 BLDS 2005 quy định “thiét hại phải được bôi thường
toàn bộ và kịp thoi’ Tuy nhiên việc xác dinh thiệt hại van còn khó khăn do
các thiệt hại liên quan đến tinh thần thường không định lượng được một cách
cụ thé mà chỉ ước lượng khoảng phù hợp Theo đó, Điều 585 BLDS 2015, đã
nhấn mạnh đây phải là “thiét hại thực tế” Thiệt hại thực tế phải được xácđịnh là thiệt hại có thực thi mới là giá trị thiệt hại dé bồi thường Việc nhẫnmạnh “thiệt hại thực tế” đã giúp giải quyết những băn khoăn, suy đoán về
“thiệt hại” theo quy định cũ đưa ra Theo đó, những thiệt hại thực tế này phải
có đầy đủ căn cứ, minh chứng thiệt hại này là có thật Các thiệt hại được suy
đoán là có thê sẽ không được tính vào giá trị thiệt hại mà người bị thiệt hạiphải bồi thường
Nguyên tắc bồi thường toàn bộ hầu như chỉ áp dụng được các trườnghợp gây thiệt hại về tài sản, vì xác định nhanh đối với giá trị cần phải bồi
thường Các trường hợp gây thiệt hại liên quan tới tính mạng, sức khoẻ, danh
dự, nhân phẩm thì thường rất khó áp dụng nguyên tắc này vì việc xác địnhnày diễn ra lâu, không thé định giá ngay
Nguyên tắc kịp thời thường được hiểu là “ngay khi thiệt hại xảy ra,
người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải nhanh chóng khắc phục ton
17
Trang 26thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu ”{8, tr 876] Đề xác định kip thời
BTTH rất khó có một chuẩn mực nhất định nhưng tùy từng tình huống cụ thé,bên BTTH có những chỉ trả một cách nhanh chóng, nhất định một phần hoặctoàn bộ thiệt hại, tạo điều kiện thuận lợi để cho người bị thiệt hại có thể chữatrị hoặc hạn chế hoặc khắc phục thiệt hại Với nguyên tắc này, buộc ngườigây thiệt hại hoặc người phát sinh trách nhiệm BTTH ý thức được quyền và
nghĩa vụ của mình.
BTTH do tài sản gây ra cũng tuân theo nguyên tắc bôi thường toàn bộ
và kịp thời để bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người bị thiệt hại; để người bịthiệt hại có khoản tiền để ngay lập tức khắc phục, bù đắp các thiệt hại đã xảy
đến với họ
1.1.3.2 Nguyên tắc giảm mức bồi thường
Người chịu trách nhiệm BTTH có thể được giảm mức bôi thường nếu
không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế củamình (khoản 2 Điều 585 BLDS 2015) Theo quy định này, người chịu tráchnhiệm bồi thường được giảm mức bồi thường khi:
() Không có lỗi hoặc có lỗi vô ý;
(ii) Thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình
Trong khi đó, cũng quy định về vấn đề giảm mức bôi thường, khoản
2 Điều 605 BLDS 2005 lại quy định: “Người gây thiệt hại có thể được
giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khảnăng kinh tế trước mat và lâu dài của mình” Quy định này đã bộc lộ haiđiểm bắt cập sau đây:
- Quy định “Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường ”chỉ được áp dụng đối với trường hợp hành vi con người gây thiệt hại mà
không bao quát được cả trường hợp tài sản gây thiệt hại Hơn thế nữa việc sửdụng thuật ngữ này còn không chính xác ở chỗ không phải mọi trường hợp
18
Trang 27người gây thiệt hại đều đương nhiên là người phải chịu trách nhiệm bồi
thường Do đó, đến BLDS 2015, các nhà lập pháp đã sử dụng thuật ngữ
“Người chịu trách nhiệm bôi thường thiệt hại” vừa phản ánh đúng chủ thê
được giảm mức bồi thường là người chịu trách nhiệm bồi thường mà không
phải là người gây thiệt hại Việc sử dụng thuật ngữ mới này cũng đã bao quát được cả trường hợp BTTH do tài sản gây ra;
- Điều 605 BLDS 2005 chi đề cập giảm mức bồi thường đối với trườnghợp người gây thiệt hại có lỗi vô ý Quy định này chưa phù hợp bởi lẽ nhiềutrường hợp một người phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi (các trườnghợp BTTH do tài sản gây ra) nên việc BLDS 2015 bổ sung thêm cả trường
hợp không có lỗi cũng có thể được giảm mức bồi thường là hợp lý và đầy đủ
1.1.3.3 Nguyên tắc thay đổi mức bôi thường
Sau khi có quyết định giảm mức bôi thường mà kha năng kinh tế của
người phải BTTH được cải thiện đáng kể thì người gây thiệt hại hoặc người bithiệt hại có quyền yêu cau thay đổi mức bồi thường khi thoả mãn day đủ cácđiều kiện tại khoản 3 Điều 585 BLDS 2015 như sau:
Một là, mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế Mức bồi
thường là một số tiền cụ thể được người gây thiệt hại và người bị thiệt hại
thống nhất với nhau hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thâmquyên Việc quy định không còn phù hợp với thực tế có thé được hiểu: mức
bồi thường đặt ra cao hơn hoặc thấp hơn so với nhu cầu thực tế Tuy nhiênmức bồi thường phải được xác định dựa trên các tài liều, chứng cứ, chứngminh cụ thé mà bên yêu cầu thay đổi mức bồi thường chứng minh
Hai là, quyền yêu cầu thay đổi mức bồi thường thuộc bên BTTH hoặcbên được BTTH Thông thường, bên BTTH chi đưa ra yêu cầu nếu như mức
bồi thường quá cao, không còn phù hợp vì nó dễ chứng minh đối với khả
năng kinh tế của bên BTTH Hoặc là, bên BTTH cũng có thể yêu cầu nếu
19
Trang 28trường hợp thấy mức bôi thường mà mình phải thực hiện quá thấp, không
đảm bảo cho người bị thiệt hại, tuy nhiên việc này không phổ biến Bên bị
thiệt hại sẽ thường đưa ra yêu cầu điều chỉnh mức bôi thường nếu nhận thay
mức bồi thường mình được nhận thấp hơn đáng kể so với nhu cầu thực tế và
có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình
Cơ quan có thẩm quyền xem xét và ra quyết định thay đổi mức bồi
thường thuộc về Toà án nhân dân hoặc cơ quan nhà nước có thâm quyên Toà
án nhân dân có thâm quyền ra quyết định mức bồi thường dựa trên yêu cầu
bồi thường hoặc tranh chấp về yêu cầu BTTH Các cơ quan nhà nước có thâmquyền thường ra quyết định mức bồi thường trong phạm vi thâm quyền của
mình và thường chỉ áp trong lĩnh vực hành chính [20].
1.1.3.4 Nguyên tắc bôi thường khi bên bị thiệt hại cũng có lỗiTrong nhiều trường hợp xảy ra, bên bị thiệt hại cũng có phan lỗi nhấtđịnh đối với thiệt hại xảy ra thi tại khoản 4 Điều 585 BLDS 2015 quy định vềtrường hợp người bị thiệt hại cũng có lỗi thì sẽ không được bồi thường phần giá
trị thiệt hại do lỗi của mình gây ra Trong BLDS 2015 thì đưa nội dung vào
thành nguyên tắc chung đề áp dụng cho mọi trường hợp BTTH, khác với BLDS
2005 khi quy định nó là một trường hợp cụ thê [20] Việc đưa nguyên tắc này
vào quy định chung đã khắc phục được các quy định cũ mà nhà làm luật không
dự đoán hết được, tránh ảnh hưởng lợi ích của người phải bồi thường
Như vậy: Khi thiệt hại xảy ra, nếu người bị thiệt hại không có lỗi thìđương nhiên sẽ được bồi thường tuân thủ theo nguyên tắc được ghi nhận tại
khoản 1 Điều 585 BLDS 2015, nếu người bị thiệt hại cũng có lỗi đối với thiệt
hại xảy ra thì pháp luật buộc người bị thiệt hại phải tự mình gánh chịu tương ứng
với phần thiệt hại gắn với lỗi của mình gây ra Tuy nhiên, thiệt hại thi dé xác
định hơn phan lỗi cụ thé của từng bên Do đó, nếu muốn xác định thiệt hại có lỗi
của bên nào một cách nhanh nhât thường căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên.
20
Trang 291.1.3.5 Trường hợp không phải bồi thường thiệt hại
Tại khoản 5 Điều 585 BLDS 2015 quy định: “Bên có quyên, lợi ích bi
xâm phạm không được bôi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các
biện pháp can thiết, hop ly dé ngăn chặn, han chế thiệt hại cho chính mình”.Đây là nguyên tắc lần đầu tiên về không được bồi thường được quy định
chung ở Điều 585 Khi quy định nguyên tắc này tại khoản 5 Điều 585 BLDS
2015, nhà làm luật tuân theo suy đoán là phần thiệt hại do chính hành vikhông áp dụng biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn hoặc giảm mức bồithường thì không được phép bồi thường Điều này thé hiện không chỉ tronglĩnh vực dân sự mà cả ở hình sự, nếu một người có đủ khả năng, điều kiện cứugiúp người khác khi người khác đang gặp tình huống nguy hiểm mà khôngthực hiện cứu người thì cũng có thé bi truy cứu trách nhiệm hình sự Như vậy,
nếu cả người gây thiệt hại và người bị thiệt hại không có ý thức trong việc bảo
vệ chính mình, hạn chế các thiệt hại có thê xảy ra thì bản thân người đó sẽkhông được pháp luật bảo vệ, không thé đòi BTTH xảy ra khi bản thân mình
cũng có một phan lỗi Nguyên tắc tại khoản 5 Điều 585 BLDS 2015 bước đầu
đặt ra nghĩa vụ về áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn
chế thiệt hại cho những người bị thiệt hại [20]
1.2 Điều kiện phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài
sản gây ra
Điều kiện phát sinh BTTH ngoài hợp đồng là những yếu tố, cơ sở để
xác định trách nhiệm bồi thường, người phải bồi thường, người được bồithường và mức độ phải bồi thường Trên cơ sở những quy định của pháp luật
nói chung và luật dân sự nói riêng, BTTH ngoài hợp đồng do tài sản gây rachỉ phát sinh khi có các điều kiện sau:
1.2.1 Về điều kiện “có thiệt hại xảy ra”
Mục đích của việc áp dụng BTTH ngoài hợp đồng là nhằm khắc phục
21
Trang 30các tôn thất đã xảy ra cho người bị thiệt hại, do vậy nếu không có thiệt hại
phát sinh thì cũng không phát sinh trách nhiệm phải bồi thường Do đó, phảitồn tại thiệt hại trên thực tế là điều kiện tiên quyết để phát sinh trách nhiệmBTTH ngoài hợp đồng nói chung va BTHH do tài sản gây ra nói riêng
Thiệt hại do tài sản gây ra bao gồm các thiệt hại về vật chất và tôn thất
về mặt tinh thần Đối với thiệt hại về vật chất thì có thể tính toán một cách
nhanh chóng, chính xác thông qua các con số cụ thể mà người bị thiệt hại
chứng mình được qua các hoá đơn, chứng từ, biên lai vv Ngược lại, đối với
các thiệt hại về tỉnh thần thì việc xác định và tính toán không đơn giản bởi cácton thất, mat mát về tinh thần không thé nào đo lường, tính toán được Do đó,
pháp luật của nước ta qua các thời kỳ đều quy định nguyên tắc chung dé giải
quyết van đề bồi thường về tinh than
Một vấn đề được quan tâm liên quan đến loại thiệt hại do tài sản gay ra
Tài san có thé gay ra cac thiét hai về tài san, sức khoẻ và tinh mạng cho conngười Tuy nhiên, tài sản có thé gây ra các thiệt hại liên quan đến danh dự,nhân phẩm, uy tín hay không van còn là van đề chưa thống nhất và gây tranhcãi Có quan điểm cho rằng, tài sản có thê gây ra các thiệt hại liên quan đến
danh dự, nhân phẩm và uy tín như trường hợp các con khi làm tụt váy áo hay
sam sỡ du khách Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả thì việc xâm phạmdanh dự, nhân phẩm, uy tín phải là các hành động có ý thức của con người
Do đó, tài sản gây thiệt hại không bao gồm các thiệt hại về danh dự, nhân
phẩm, uy tín của con người.
1.2.2 Hoạt động của tài sản gây ra thiệt hại
Đối với BTTH do hành vi con người gây ra thì hành vi của con ngườichính là yếu tố dẫn đến thiệt hại Trong khi đó, BTTH do tải sản gây ra thìnguyên nhân dẫn đến thiệt hại chính là hoạt động tự thân của tài sản Như đốivới nhóm tài sản là máy móc, thiết bị thì sự vận hành, hoạt động của máy
22
Trang 31móc, thiết bị chính là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại Đối với nhóm tài sản là
các con vật thì sự hoạt động của chính các con vật là nguyên nhân dẫn đếnthiệt hai phát sinh như trâu bò húc người, chó cắn ngudi vv
Nếu các hành vi của con người gây thiệt hại thì hành vi này luôn gắnvới yếu tô lỗi của người thực hiện hành vi bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý nhưng
hoạt động của tài san gây thiệt hại chỉ là những hoạt động vô tri của máy móc,
động cơ hoặc các hoạt động đơn thuần của động vật Hoạt động, vận hành của
tài sản gây ra thiệt hại phải xuất phát từ chính tài sản Có những trường hợp
con người sử dụng tài sản nhưng hành vi con người không phải nguyên nhân
gây thiệt hại mà vẫn chính là sự hoạt động của tài sản Còn nếu như tài sản chỉ
là đối tuong ma con người tác động vào dé gây thiệt hại thì trường hợp này
không thé khang định tài sản là nguyên nhân gây ra thiệt hại được
1.2.3 Vém6i quan hệ nhân quả giữa hoạt động của tài sản và thiệt
hại gây ra
Khi xem xét đến căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH thì rất cần thiết và
quan trọng xác định mối quan hệ nhân quả giữa nguyên nhân gây thiệt hại và
kết quả xảy ra
Đối với BTTH do tài sản gây ra cũng cần xem xét quan hệ nhân quảgiữa hoạt động của tài sản và thiệt hại xảy ra Trong mối quan hệ này:
- Hoạt động của tài sản chính là nguyên nhân gay ra thiệt hại;
- Thiệt hại xảy ra chính là kết quả do hoạt động của tài sản mang lại
Xác định được rõ ràng mối quan hệ nhân qua mới có cơ sở dé xác định
trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra Trong mối quan hệ nhân quả, nguyênnhân luôn là yếu tố có trước, kết quả là yếu tố xảy ra sau Do đó, hoạt động
của tài sản phải xảy ra trước và thiệt hại xảy ra sau nên với các trường hợp đã
có thiệt hại thì không thể tìm nguyên nhân ở những hoạt động của tài sản xảy
ra sau vê mặt thời gian.
23
Trang 32Đối với các trường hợp hành vi con người tác động vào tài sản dé gây
ra thiệt hại thì không thể xác định hoạt động của tài sản là nguyên nhân gây ra
thiệt hại mà phải tìm nguyên nhân đích thực chính là hành vi con người Do
đó, trường hợp này không tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của tài
sản và thiệt hại phát sinh.
Cũng cần phân định rõ giữa nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh
thiệt hại Nguyên nhân là yếu tổ quyết định đến việc thiệt hại xảy ra haykhông xảy ra Trong khi đó, điều kiện chỉ là yếu tố làm cho thiệt hại xay ranhanh hay chậm chứ không có vai trò quyết định như nguyên nhân Đối vớiBTHH do tài sản gây ra, cần tìm chính xác hoạt động nào của tài sản lànguyên nhân dẫn đến thiệt hại để tránh gây nhằm lẫn đối với trường các hoạtđộng của tai sản chỉ được xem xét là điều kiện làm phát sinh thiệt hại
1.3 Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra
Đối với trường hợp BTTH do hành vi con người gây ra thì cần xác địnhxem hành vi gây thiệt hại đó là của ai để từ đó xác định chủ thê chịu trách nhiệm
bồi thường Còn đối với trường hợp tài sản gây thiệt hại thì lại cần xác định theo
các chủ thể như chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản nói chung
- Chủ sở hữu
Tài sản gây thiệt hại trước hết cần xác định ngay đến trách nhiệm của
chủ sở hữu tài sản Bởi lẽ, chủ sở hữu tài sản được thụ hưởng các lợi ích do tài
sản mang lại nên cũng phải chịu trách nhiệm nếu tài sản gây ra thiệt hại Hơnthế nữa, chủ sở hữu còn là người có trách nhiệm quản lý, bảo quản tài sản đểhạn chế thấp nhất việc tài sản của mình gây ra thiệt hại cho chủ thể khác
Quyền sử hữu là một trong các năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
được pháp luật quy dinh Tuy nhiên năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
không phải lúc nào cũng được nhận dinh một cách đầy đủ (người chưa thành
niên, mat năng lực hành vi dân sự ) Việc cá nhân quản lý tài sản có thê do
24
Trang 33chính bản thân người thành niên hoặc do người đại diện, giám hộ thực hiện hộ.
Vì vậy tài sản gây thiệt hại thì chính bản thân cá nhân đó phải bồi thường hoặcngười đại diện, giám hộ phải bồi thường thay Theo quy định tại Điều 586BLDS 2015, chủ sở hữu là người thành niên phải tự bồi thường trừ trường hợp
họ là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người mất năng lựchành vi dân sự và người han chế năng lực hành vi dân sự (gọi tắt là người được
giám hộ) thì người giám hộ theo quy dinh của pháp luật phải chịu trách nhiệm Theo đó người được giám hộ gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám
hộ đó dùng tai sản của người được giám hộ dang quan ly dé bồi thường Cònnếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản dé bồi thườngthì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình trừ trường hợp người
giám hộ chứng minh mình không có lỗi trong việc giám hộ.
- Người được giao chiếm hữu, sử dụng tài sản
Không phải trong mọi trường hợp tài sản đều nằm trong sự chiếm hữu,
sử dụng của chủ sở hữu Trong nhiều trường hợp chủ sở hữu đã giao tài sản
của minh cho chủ thé khác chiếm hữu, sử dụng thông qua một giao dịch dân
sự Do đó, trong nhiều trường hợp trách nhiệm bồi thường lại thuộc về người
đang chiếm hữu, sử dụng tài sản mà không phải thuộc về chủ sở hữu tài sản
Việc xác định người được giao chiếm hữu, sử dụng ở đây phải là người
đã thành niên và có đủ năng lực hành vi dân sự Theo đó người chiếm hữu, sử
dụng tài sản phải chịu việc BTTH do tài sản gây ra sẽ phụ thuộc có thỏa thuận
với chủ sở hữu của tài sản đó hay không Nếu khi các bên có thỏa thuận thì căn
cứ vào việc thỏa thuận dé bồi thường Nếu khi các bên không có thỏa thuận thì
người đang giao chiếm hữu, sử dụng tài sản phải bồi thường Bởi khi giao dịchdân sự, người được giao chiếm hữu, sử dụng phải kiểm tra, lắm rõ đối với tài
sản được giao và họ đã nhận các quyền đối với tài sản từ chủ sở hữu
Cũng cân bàn luận thêm nêu giao dịch chuyên giao quyên chiêm hữu,
25
Trang 34sử dụng tài sản lại là giao dịch không hợp pháp thì người chiếm hữu, sử dụng
tài sản có phải BTTH do tài sản gây ra hay không? Liên quan đến vấn đề này
có ý kiến cho rằng, giao dịch không hợp pháp thì không đủ cơ sở để buộcngười chiếm hữu, người sử dụng phải BTTH do tài sản gây ra Tuy nhiên,theo tác giả cần xét thực trạng là chủ sở hữu đã tự nguyện giao và bên kia đã
tự nguyện đồng ý chiếm hữu, sử dụng tài sản Do đó, trong thời gian chiếm
hữu, sử dụng tài sản mà tài sản gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng vẫn
có thê phải chịu trách nhiệm bồi thường
- Người sử dụng tài sản trái pháp luật Người sử dụng tài sản trái pháp luật là những người sử dụng không
được sự đồng ý của chủ sở hữu và các trường hợp pháp luật quy định được
chiếm hữu và sử dung tài sản [16, tr.37] Việc dé tài sản gây thiệt hại thì
đương nhiên người sử dụng tài sản trái pháp luật phải bồi thường Tuy nhiên
việc người sử dụng tài sản trái pháp luật vẫn phải căn cứ vào việc họ có phải
là người có đủ hành vi dân sự hay không, nếu họ là người được giám hộ thì
theo quy định của Điều 586 BLDS 2015, người giám hộ sẽ bồi thường
- Tài sản vô chủ chủ gây thiệt hại
Tài sản vô chủ được hiểu là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở
hữu của mình đối với tài sản bằng phương thức tuyên bố hoặc bằng hành vivứt bỏ Tài sản vô chủ là tài sản không thuộc sở hữu của bất cứ cá nhân hay
pháp nhân nào.
Tài sản vô chủ hoàn toàn có khang năng gay ra thiệt hại cho các chủ thé
như là những tài sản có chủ sở hữu khác Tuy vậy, vấn đề BTTH do tài sản vô
chủ gây ra chưa được ghi nhận trong BLDS 2015 hay bất cứ văn bản pháp
luật liên quan nào.
Dưới góc độ nghiên cứu có thé thay rằng, đối với tài sản vô chủ thì
không có bat cứ ai là chủ sở hữu nên cũng không thé xác định chủ thể chịu
26
Trang 35trách nhiệm bồi thường Do đó, khi tài sản vô chủ gây thiệt hại thì người bi
thiệt hại tự chịu với những thiệt hại xảy ra cho bản thân họ.
1.4 Cấu trúc pháp luật về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra
Từ BLDS 1995 đến BLDS 2005 và đến hiện tại là BLDS 2015, phápluật về BTTH do tài sản gây ra đều được xây dựng theo cấu trúc gồm những
quy định chung và các trường hợp cụ thê về BTTH do tài sản gây ra
1.4.1 Quy dinh chung
Hiện nay quy định chung về BTTH do tài sản gây ra trước hết gồm quy
định bao quát về các trường hợp tai sản gây thiệt hại thì sẽ làm phát sinh trách
nhiệm BTTH Quy định này được ghi nhận tại khoản 3 Điều 584 BLDS 2015
Đây cũng là một quy đmh mới trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 Ngoài
ra, các quy định chung khác như về vấn đề nguyên tắc bồi thường, năng lựcchịu trách nhiệm bồi thường, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường được
áp dụng khi tài sản gây ra thiệt hại.
Đối với trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra, các quy định chung cần
thiết đối với van đề này bao gồm:
Một là, về căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH
Dù thiệt hại xảy ra do hành vi con người hay do tài sản thì đều cần dựatrên các căn cứ phát sinh trách nhiệm dé từ đó xác định van dé bồi thường đã
phát sinh hay chưa phát sinh.
Đối với trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra, căn cứ để phát sinh tráchnhiệm BTTH bao gồm:
- Có thiệt hại thực tế phát sinh: Tài sản có thể xâm phạm đến tính
mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác gây ra thiệt hại cho họ Thiệt hại xảy
ra là điều kiện tiên quyết dé phát sinh trách nhiệm BTTH nói chung và trách
nhiệm BTTH do tài sản gây ra nói riêng;
- Có sự vận hành, hoạt động của tài sản trong việc gây ra thiệt hại:
27
Trang 36đối với trách nhiệm BTTH do hành vi con người gây ra thì nguyên nhân
gây ra thiệt hại chính là hành vi con người Còn đối với trách nhiệm BTTH
do tài sản gây ra thì chính sự hoạt động của tài sản là nguyên nhân dẫn đến
thiệt hại xảy ra.
- Có mỗi quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại của tài sản
và thiệt hại thực tế phát sinh: trong mối quan hệ này, sự vận hành, hoạt
động của tài sản là nguyên nhân; còn thiệt hại là kết quả của hoạt động gây
thiệt hại của tài sản.
Hai là, nguyên tắc BTTH đối với trường hợp BTTH do tài sản gây ra
BTTH do tài sản gây ra cũng tuân theo các nguyên tắc bồi thường nhấtđịnh như: (i) Thiét hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời; (ii)Nguyên tắc giảm mức bôi thường: (iii) Nguyên tắc thay đổi mức bồi thườngkhi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế; (iv) Nguyên tắc phân chiatrách nhiệm khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại; (v) Nguyên tắckhông được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp
cần thiết, hợp ly để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình
Ba là, về năng lực chịu trách nhiệm BTTH khi chủ sở hữu tài sản là
cá nhân
Từ quá khứ tới hiện tại, các nhà lập pháp dường như chỉ chú trọng năng
lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân đối với trường hợp BTTH do hành vi
con người gây ra Tuy nhiên, đối với trường hợp BTTH do tài sản gây ra thìvấn đề này cũng cần được ghi nhận bởi lẽ sẽ tồn tại những trường hợp cá nhân
là chủ sở hữu tài sản nhưng chưa thành niên, bị mất năng lực hành vi dân sự,
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hay có khó khăn trong nhận thức, làm chủhành vi thì việc trách nhiệm bồi thường được xác định như thé nao, có tương
tự như năng lực chịu trách nhiệm BTTH trong trường hợp hành vi con người
gây ra hay không? Tương tự như với chủ thé khác không phải là chủ sở hữu
28
Trang 37tài sản mà là người được giao quản lý, chiếm hữu hay người sử dụng tài sản
và trong quá trình chiếm hữu, sử dụng thì tài sản gây ra thiệt hại thì cũng cần
xác định chủ thê chịu trách nhiệm bồi thường
Bốn là, về thời hiệu khởi kiện yêu cầu BTTHĐối với trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra thì thời hiệu khởi kiện yêu
cầu BTTH cũng cần được xác định Đối với thời hiệu khởi kiện yêu cầu BTTH
thì cần xác định hai yếu tố: khoảng thời gian được khởi kiện (trong thời gianbao lâu) và tính từ thời điểm nào
1.4.2 Bồi thường thiệt hại trong trường họp cụ thể
1.4.2.1 Bồi thường thiệt hại do nguôn nguy hiểm cao độ gây ra
Nguồn nguy hiểm cao độ là những tài sản ân chứa khả năng gây ra thiệt
hại một cách thường xuyên với các thiệt hại về tài sản, sức khoẻ thậm chí cảtính mạng con người Pháp luật nước ta qua các thời kỳ đều không có địnhnghĩa về bản chất, đặc tính của nguồn nguy hiểm cao độ mà cả BLDS 2005 vàBLDS 2015 đều sử dụng phương pháp liệt kê những loại tài sản là nguồn
nguy hiểm cao độ Dựa vào những liệt kê này có thể thấy tài sản là nguồn
nguy hiểm cao độ có thê là động vật (thú dữ), có thê là công trình xây dựng(nhà máy công nghiệp đang hoạt động) và cũng có thé là các loại tài sản khác
(phương tiện cơ giới vận tải, ) Do đó, khi động vật, công trình xây dung
hoặc các loại tài sản khác thỏa mãn điều kiện là nguồn nguy hiểm cao độ, thì
sẽ áp dụng quy định về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra để giảiquyết khi các loại tài sản đó gây thiệt hại Cùng với đó, các quy định pháp luậthướng tới việc xác định chủ thé BTTH theo từng trường hợp cụ thé
1.4.2.2 Boi thường thiệt hai do động vật gây raĐộng vật là loại tài sản pho bién trong tự nhiên va được nuôi dưỡng
trong gia đình Động vật cũng là một trong những loại tài sản gây ra thiệt hại
pho biến trên thực tế bởi lẽ động vật tự nó có thé hoạt động mà không cần sự
29
Trang 38tác động vật lý nào từ phía con người Các trường hợp phô biến động vật gây
ra thiệt hại cho con người như trâu, bò húc người; ngựa đá người; chó căn
người; ngan, gà phá hoại mùa màng, ruộng lúa vv.
Các loài động vật rất đa dạng, phong phú Hầu hết các ngành động vậtđược biết đến nhiều nhất đã xuất hiện hóa thạch vào thời ky Bing nỗ kỷ
Cambri, khoảng 542 triệu năm trước Động vật được chia thành nhiều nhóm
nhỏ, một vài trong số đó là động vật có xương sống (chim, động vật có
vú, lưỡng cư, bò sát, cá); động vật thân mềm (trai, hàu, bạch tuộc, mực, và ốc
sên); động vật Chân khớp (cuốn chiếu, rết, côn trùng, nhện, bọ cạp, tômhtm, tôm); giun đốt (giun đất, đỉa); bọt biển và sứa [57]
Đối với trường hợp động vật gây thiệt hại thì tuỳ trường hợp xác định
việc BTTH là khác nhau Cụ thể:
- Nếu động vật gây thiệt hại được xác định là thú dữ, thì việc BTTH
được giải quyết theo quy định về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
- Nếu động vật gây thiệt hại là súc vật thì lại áp dụng quy đmh về
BTTH do súc vat gây ra.
Nếu động vật gây thiệt hại là các loại khác như bò sát, côn trùng, gia
cầm, (không được xếp vào thú dữ hay súc vật) thì việc giải quyết vấn đề
BTTH áp dụng các nguyên tắc chung về BTTH
1.4.2.3 Bồi thường thiệt hại ngoài hợp dong do cây cối gây ra
Cây cối thông thường là những tài sản gắn liền với đất và là tài sảnkhông thé tự di chuyên về mặt cơ học nếu không có sự tác động của hành vi
con người hay sự tác động ngoại lực khác như gid, bão, động đất, sụt lở
Thực tế tại nước ta đã ghi nhận rất nhiều trường hợp cây cối gây ra thiệthại như cây cối đồ, gay vào người đi đường; dé cây gây hỏng tường, công
trình xây dựng; quả rụng rơi gây ra thiệt hại vv.
Cây cối gây ra thiệt hại thì nguyên nhân cũng xuất phát từ chính cây cối
30
Trang 39đó Trường hợp con người chặt cây khiến cây đồ xuống gây thiệt hại thì thuộc
phạm vi trách nhệm BTTH do hành vi con người gay ra.
Khi cây cối gây thiệt hại cần xem xét đến trách nhiệm của chủ sở hữu,người chiếm hữu, người quản lý, trông coi cây cối theo từng trường hợp cụ thể
1.4.2.4 Boi thường thiệt hại ngoài hợp dong do nhà cửa, công trình
xây dựng khác gây ra
Nhà cửa, công trình xây dựng khác là những loại bất động sản theo
quy định trong BLDS Việc quản lý nhà cửa, công trình xây dựng khác cũng
chỉ tồn tại đưới dạng hành vi quan sát, theo dõi là chủ yếu và cũng không tác
động tới hoạt động gây thiệt hại của nha cửa, công trình xây dựng [16, tr.40].
Nếu chủ thé bị coi là vi phạm nghĩa vụ trong việc quản lý nhà cửa, công
trình xây dựng khi thiệt hại xảy ra thì sự vi phạm đó chỉ ton tại dưới dạng
không theo dõi, không tháo dỡ, xây dung Khi hoạt động phá hủy, xây
dựng, tháo dỡ nhà cửa, công trình xây dựng mà gây thiệt hại thì đó là thiệt
hại do hành vi gây ra mà không phải do hoạt động của chính nha cửa, công trình xây dựng gây ra.
31
Trang 40KET LUẬN CHƯƠNG 1
Trong Chương 1, tác giả tập trung nghiên cứu các van dé lý luận cơ bảnnhất về BTTH do tài sản gây ra Qua đó, phân tích cơ sở của BTTH do tài sản
gây ra, tạo tiền đề khái niệm của BTTH do tài sản gây ra Trên cơ sở những vấn
dé lý luận chung về BTTH ngoài hợp đồng, tác giả phân tích những đặc điểm
của BTTH do tài sản gây ra, các điều kiện phát sinh bồi thường, nguyên tắc
BTTH, chủ thé chịu trách nhiệm bồi thường do tài sản gây ra
Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về BTTH do tài sản gây ra, tác
giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu phân tích thực trạng pháp luật đối với từng
trường hợp cụ thể của BTTH do tài sản gây ra và thực tiễn áp dụng của tòa án
nhân dân thành phó Hải Phòng tại Chương 2
32