1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bồi thường thiệt hại doconchưathành niên gây ra 1 1 khi nào cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niêngâyranêu cơ sở pháp lý khi trả lời

23 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra
Chuyên ngành Luật Dân sự
Thể loại Bài tập/bài luận
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 608,49 KB

Nội dung

Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồithường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà conchưa thành niên gây thiệt hại

Trang 2

MỤC LỤCNỘI DUNG 3 VẤN ĐỀ 1: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO CON CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA 3

1.1 Khi nào cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra? Nêu cơ sởpháp lý khi trả lời .3Tình huống: 41.2 Tòa án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình thiệt hại do sức khỏe bịxâm phạm không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời 41.3 Tòa án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình giá trị chiếc đồng hồ và

xe đạp không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễnxét xử đối với hoàn cảnh tương tự 41.4 Tòa án có thể buộc cha mẹ của Hùng nộp ngân sách nhà nước khoản tiền 7 triệu đồng

mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời vàcho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự 51.5 Tòa án có thể buộc Hùng và cha mẹ của Hùng cùng bồi thường cho anh Bình không?Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối vớihoàn cảnh tương tự 6Tóm tắt Bản án số 19/2012/DSST ngày 12/6/2012 của Tòa án nhân dân huyện Cư m’Gartỉnh Đắk Lắk 71.6 Theo Tòa án, cha mẹ ly hôn có ảnh hưởng tới việc xác định người phải chịu tráchnhiệm bồi thường không? Cuối cùng, Tòa án đã buộc ai phải bồi thường thiệt hại 71.7 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án (từ góc độ văn bản cũng như

so sánh pháp luật) 8

VẤN ĐỀ 2: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI LÀM CÔNG GÂY RA 9

2.1 Vì sao đã có quy định của Điều 584 mà BLDS 2015 còn có thêm quy định của Điều600? 92.2 Khả năng quy trách nhiệm liên đới bồi thường giữa người làm công và người sử dụngngười làm công trong một hệ thống pháp luật nước ngoài? 9Tóm tắt Bản án số 285/2009/HSPT ngày 23/12/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định 102.3 Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại

do người làm công gây ra? 102.4 Trên cơ sở Điều 600, cho biết các điều kiện để áp dụng các quy định về bồi thườngthiệt hại do người làm công gây ra? 102.5 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án vận dụng Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều 600BLDS 2015) để buộc Công ty Hoàng Long bồi thường (đánh giá từng điều kiện nêu ở câuhỏi trên đối với vụ việc được bình luận) 11

Trang 3

2.6 Nếu ông Hùng không làm việc cho Công ty Hoàng Long và xe là của ông Hùng thì

Ông Hùng có phải bồi thường không? Vì sao? 11

2.7 Đoạn nào của bản án cho thấy, theo Toà án ông Hùng không phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại 12

2.8 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên Toà án liên quan đến trách nhiệm của ông Hùng đối với người bị thiệt hại 12

2.9 Cho biết suy nghĩ của anh/chị về khả năng người bị thiệt hại được yêu cầu trực tiếp ông Hùng bồi thường 13

Tóm tắt Bản án số 05/2019/DS-PT ngày 16/1/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng 14

2.10 Lỗi của người làm công trong Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều 600 BLDS 2015) cần được hiểu như thế nào? Vì sao? 14

2.11 Theo Tòa án, ông B có lỗi theo Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều 600 BLDS 2015) không? Vì sao? 15

2.12 Theo Tòa án, ông A có được yêu cầu ông B hoàn trả tiền đã bồi thường cho người bị hại không? Đoạn nào của bán án cho câu trả lời? 15

2.13 Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến trách nhiệm hoàn trả của ông B (về căn cứ hoàn trả cũng như mức hoàn trả) 15

VẤN ĐỀ 3: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA 16

3.1 Quy định nào của BLDS sử dụng thuật ngữ “súc vật"? 16

3.2 BLDS có định nghĩa "súc vật" là gì không? 17

3.3 Trong thực tiễn xét xử, khái niệm súc vật được hiểu như thế nào? 17

3.4 Đoạn nào của bản án cho thấy thiệt hại là do chó gây ra? 18

3.5 Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra 18

3.6 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra? 19

3.7 Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về lỗi của người bị thiệt hại 19

3.8 Suy nghĩ của anh chị về việc Tòa án xác định bà Nga có lỗi trong việc lợn nhà bà Nga bị xâm hại? 21

3.9 Việc Tòa án không buộc ông Nhã bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bà Nga có thuyết phục không? 21

Trang 4

Theo quy định tại khoản 2 Điều 586 BLDS 2015:

“2 Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.”

Như vậy, cha mẹ phải bồi thường thiệt hại cho con chưa thành niên gây ra khi ngườidưới 15 tuổi gây thiệt hại Còn đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì cha

mẹ phải bồi thường khi người đó gây thiệt hại nhưng không đủ tài sản để bồi thườngcho người bị thiệt hại

Trách nhiệm bồi thường của cha mẹ phụ thuộc vào tuổi và tài sản của con Về độ tuổi,vấn đề vướng mắc thường gặp trong thực tiễn xét xử liên quan đến trường hợp khi gâythiệt hại còn chưa đủ 18 tuổi, nhưng khi xét xử vụ án thì người đó đã thành niên.Khi con gây thiệt hại là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì viêc sử dụng tàisản của cha mẹ còn phụ thuộc vào tài sản của con Do vậy, cần phải xác định ngườigây thiệt hại có đủ tài sản để bồi thường hay không Ngoài ra, trách nhiệm bồi thường

của cha mẹ còn được quy định tại khoản 3 Điều 599 BLDS 2015: “Trường học, bệnh

viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.”

Trang 5

Tình huống:

Vào lúc 16 tuổi, Hùng đã đánh anh Bình bị thương (tổng thiệt hại là 10 triệu đồng),lấy của anh Bình một đồng hồ (bán cho người đi đường được 2 triệu đồng) và một xeđạp hiện đang gửi nhà một người bạn Sau khi bị bắt, Hùng khai là có ăn trộm một số

đồ vật của những người trong chợ và bán được 7 triệu đồng Hiện nay, Hùng không cóbất kỳ tài sản nào

1.2 Tòa án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.

Căn cứ theo quy định của BLDS 2015 tại Khoản 1 Điều 584 về căn cứ phát sinh trách

nhiệm bồi thường thiệt hại có quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng,

sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.” Và căn cứ theo khoản 2 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy

định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân, cụ thể là “Người

từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.” Trong trường hợp trên, Hùng đã đánh anh

Bình bị thương (tổng thiệt hại là 10 triệu đồng), nên Hùng đã xâm phạm đến sức khỏecủa anh Bình từ đó phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Tại thời điểm này, Hùng 16 tuổi, là người đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười támtuổi, lúc này Hùng không có bất kì tài sản nào nên cha mẹ Hùng phải bồi thường tất cảthiệt hại bằng tài sản của mình

1.3 Tòa án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình giá trị chiếc đồng hồ và xe đạp không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự.

Theo khoản 1 Điều 589 BLDS 2015 quy định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:

” Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1 Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.”

Ở đây, tài sản của anh Bình bị mất là đồng hồ và xe đạp

Đối với chiếc đồng hồ: đã bị bán cho người đi đường với giá 2 triệu đồng Chúng takhông biết được người đi đường là ai, tên, tuổi, địa chỉ, nên khả năng để tìm lại

Trang 6

được chiếc đồng hồ để khắc phục hậu quả gần như là không có khả năng Vì thể, tòa

có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình giá trị chiếc đồng hồ

Đối với chiếc xe đạp điện, chiếc xe được Hùng gửi ở nhà một người bạn, trong thờigian lấy lời khai, Hùng có thể đưa địa chỉ để tới lấy xe về, như vậy xem như tài sảnkhông bị mất, trường hợp này thì cha mẹ Hùng không cần bồi thường Tuy nhiên nếuchiếc xe đã hỏng hóc trong quá trình Hùng trộm cắp thì cha mẹ Hùng phải bồi thườngchi phí sửa chữa Ở đây còn cần phải xác định được liệu trong thời gian không có xe,lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản có bị giảm sút hay không? Theo

khoản 2 Điều 589 BLDS 2015: “Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị

mất, bị giảm sút.”

Hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử với một hoàn cảnh tương tự đó là Quyết định

số 04/HĐTP-HS ngày 23/2/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:Ngày 21-8-1994 Hùng trốn trại cải tạo và gây ra 10 vụ trộm cắp Giá trị tài sản củacông dân bị chiếm đoạt là trên 28 triệu đồng, tài sản xã hội chủ nghĩa bị chiếm đoạt là2.700.000 đồng, số tài sản này đã thu hồi được một phần trả lại cho những người bịhại Những tài sản có giá trị bao gồm: 2 xe máy, 1 đầu video, 4 điện thoại bàn Hùngbán cho Phương ở 72 Bà Triệu, thành phố Huế và một số nơi khác được 7.570.000đồng Tòa án các cấp buộc bố mẹ của Hùng bồi thường cho những người bị hại số tiền

là 4.332.000 đồng

1.4 Tòa án có thể buộc cha mẹ của Hùng nộp ngân sách nhà nước khoản tiền 7 triệu đồng mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự.

Tòa án không thể buộc cha mẹ Hùng nộp ngân sách nhà nước khoản tiền 7 triệu đồng

mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ

Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây rathiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất

về tinh thần cho bên bị thiệt hại Còn sung quỹ nhà nước hay nói một cách khác là nộptiền cho ngân sách nhà nước là việc một chủ thể giao một khoản tiền cho chủ thể khác

là nhà nước Hiện nay, BLDS 2015 chỉ đề cập đến trách nhiệm bồi thường của cha mẹ

Trang 7

khi con chưa thành niên gây ra thiệt hại chứ chưa quy định việc cha mẹ phải có tráchnhiệm nộp ngân sách nhà nước.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 589 và khoản 2 Điều 586 của BLDS 2015, bồi thường

thiệt hại cho những người bị thiệt hại ở chợ nếu có yêu cầu bởi họ.Trách nhiệm bồithường thiệt hại đầu tiên thuộc về Hùng, nhưng vì không có tài sản riêng nên cha mẹHùng phải thay Hùng bồi thường thiệt hại

Hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự:

Trên thực tế, tại Quyết định số 04/HĐTP-HS ngày 23/2/2004 của Hội đồng Thẩmphán Toà án nhân dân tối cao cho rằng tòa án các cấp buộc bố mẹ Hùng phải nộp sốtiền 7.570.000 đồng do bị cáo chiếm hưởng từ việc bán tài sản trộm cắp được là khôngđúng quy định của pháp luật dân sự Tại bản án phúc thẩm số 265/HSPT ngày 6-6-

1995, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng đã nêu: “Hùng khi phạm tội và khi

xét xử chưa đủ 18 tuổi và không có tài sản riêng nên buộc bố mẹ bị cáo bồi thường cho những người bị hại là đúng Tuy nhiên, Toà án các cấp buộc bố mẹ bị cáo phải nộp số tiền 7.570.000 đồng do bị cáo chiếm hưởng từ việc bán tài sản trộm cắp được

là không đúng quy định của pháp luật dân sự” Vì vậy cha, mẹ Hùng không phải đóng

khoản tiền tương đương với tài sản bị thiệt hại vào ngân sách nhà nước

1.5 Tòa án có thể buộc Hùng và cha mẹ của Hùng cùng bồi thường cho anh Bình không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự.

Toà án có thể buộc Hùng và cha mẹ cùng bồi thường cho anh Bình Căn cứ vàoKhoản 2 Điều 586 BLDS 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt

hại của cá nhân: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại

thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha,

mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình” Theo đó, Toà án có thể

buộc Hùng và cha mẹ Hùng cùng bồi thường cho anh Bình nếu tài sản của Hùngkhông đủ để bồi thường cho anh Bình thì cha mẹ của Hùng cũng phải bồi thường phầncòn thiếu bằng tài sản của mình

Hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử, theo Bản án số 19/2012/DSST ngày12/6/2012 của Tòa án nhân dân huyện Cư m’Gar tỉnh Đắk lắk, cháu Hậu (chưa đủ 16tuổi tại thời điểm gây ra tai nạn) điều khiển xe máy biển số 47FB-0098 đi trên đường

Trang 8

liên xã thì đâm phải xe máy biển số 47H1-1931 do bà Nam điều khiển làm bà bịthương, gãy xương đùi phải, tỷ lệ thương tích là 30% sức khỏe Mặc dù Hậu gây thiệt

hại nhưng Tòa án chỉ quyết định “buộc ông Thụ và bà Thêm có nghĩa vụ liên đới bồi

thường thiệt hại về sức khỏe cho bà Nam” Do Hậu không có tài sản riêng.Tòa án đã

theo hướng giải quyết khi cha mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường khi con gây thiệthại nhưng không đủ tài sản để bồi thường cho nên có thể buộc con và cha mẹ cùng bồithường thiệt hại do con gây ra

Tóm tắt Bản án số 19/2012/DSST ngày 12/6/2012 của Tòa án nhân dân huyện Cư m’Gar tỉnh Đắk Lắk

Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Nam

Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Thêm

Cháu Hậu là con của bà Thêm và ông Thụ lái xe đi không đúng phần đường quy địnhđâm vào bà Nam làm bà Nam bị đa thương, gãy xương đùi, tỷ lệ thương tích là 30%.Nay bà Nam khởi kiện yêu cầu bà Thêm bồi thường thiệt hại về sức khỏe và tài sảncho mình Cháu Hậu, vào thời điểm gây tai nạn chưa đủ 16 tuổi là người chưa thànhniên và không có tài sản riêng Mặt khác bà Thêm và ông Thụ đã ly hôn, cháu Hậuhiện đang được ông Thụ trực tiếp nuôi dưỡng nhưng tại thời điểm cháu Hậu gây tainạn cháu đang ở với mẹ là bà Thêm Tòa án tuyên bố cha, mẹ cháu Hậu là người đạidiện theo pháp luật nên có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của cháu Hậugây ra cho bà Nam

Theo “Quyết định của Tòa án”, chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà NguyễnThị Nam, buộc ông Thụ và bà Thêm có nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại về sứckhỏe cho bà Nam là 42.877.000 đồng, chia theo phần thì ông Thụ và bà Thêm mỗingười phải bồi thường 21.438.500 đồng, bà Thêm đã bồi thường 3.000.000d nên bàphải bồi thường số tiền còn lại là 18.438.500 đồng

1.6 Theo Tòa án, cha mẹ ly hôn có ảnh hưởng tới việc xác định người phải chịu trách nhiệm bồi thường không? Cuối cùng, Tòa án đã buộc ai phải bồi thường thiệt hại.

Theo Tòa án, cha mẹ ly hôn không ảnh hưởng tới việc xác định người phải chịu tráchnhiệm vì ly hôn chỉ làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa ông Thụ và bà Thêm chứkhông làm chấm dứt nghĩa vụ của cha mẹ đối với con chung

Trang 9

Tòa án đã buộc cả ông Thụ và bà Thêm có nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại vàchia theo phần ông Thụ bà Thêm mỗi người bồi thường 21.438.500 đồng.

1.7 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án (từ góc độ văn bản cũng như so sánh pháp luật).

Em đồng tình về hướng giải quyết trên của Tòa án vì:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 586 BLDS 2015 thì “Người từ đủ mười lăm tuổi đến

chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình” Ngày Hậu gây ra thiệt hại cho bà Nam là ngày 26/12/2010 và Hậu

sinh năm 1995 tức là tại thời điểm này Hậu đã 15 tuổi vậy nên Hậu là người từ đủmười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi Theo quy định của BLDS 2015 thì khi gây

ra thiệt hại cho bà Nam, Hậu phải bồi thường bằng tài sản của mình nếu không đủ thìcha mẹ Hậu là ông Thụ và bà Thêm phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản củahai ông bà Tuy nhiên, trong bản án cũng đã ghi rõ Hậu không có tài sản riêng nênviệc Tòa án buộc ông Thụ và bà Thêm phải liên đới bồi thường toàn bộ thiệt hại làhợp lý

Bà Thêm cho rằng bà và ông Thụ đã ly hôn và bản án đã giao cho ông Thụ trực tiếpnuôi dưỡng Hậu nên bà không có trách nhiệm về hành vi của cháu Hậu Tòa án khôngchấp nhận lập luận của bà và em hoàn toàn đồng tình với Tòa án Mặc dù ông Thụ và

bà Thêm đã ly hôn nhưng sự kiện ly hôn này chỉ làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữahai ông bà chứ không phải là căn cứ để chấm dứt nghĩa vụ của ông Thụ và bà Thêmđối với con chung của hai người Chính vì thế Luật Hôn nhân và Gia đình đã đặt ravấn đề quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn được quy định tạiĐiều 81, 82, 83 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Thậm chí Điều 74 Luật Hôn nhân

và Gia đình năm 2014 còn quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại do con gây ra:

“Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự” Bản án số 19 cũng

rơi vào trường hợp tại Điều 74 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định vì Hậu

là con chưa thành niên của ông Thụ và bà Thêm Do đó, hướng giải quyết của Tòa án

là hoàn toàn hợp lý

Trang 10

VẤN ĐỀ 2: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI LÀM CÔNG GÂY RA

2.1 Vì sao đã có quy định của Điều 584 mà BLDS 2015 còn có thêm quy định của Điều 600?

Điều kiện kinh tế của người làm công, người học nghề không cao Nếu chỉ quy địnhĐiều 584 mà không quy định Điều 600 thì người gây thiệt hại phải trực tiếp bồithường thiệt hại mà với người làm công hay người học nghề gây thiệt hại thực hiệnbồi thường thiệt hại thì không đảm bảo được lợi ích cho người bị thiệt hại Ngoài ra,

có những trường hợp người làm công, học nghề gây ra thiệt hại trong thời gian đangthực hiện công việc được giao, có thể một phần do cả lỗi của người quản lý, người chủ,không thể để người làm công chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường thiệt hại Do vậyphải quy định cá nhân, pháp nhân bồi thường thiệt hại do người làm công, người họcnghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao để đảm bảo tính kịp thời của việcbồi thường, giải quyết hài hòa quyền lợi của các bên, một phần nâng cao trách nhiệmquản lý người làm công, người học nghề của cá nhân, pháp nhân

2.2 Khả năng quy trách nhiệm liên đới bồi thường giữa người làm công và người

sử dụng người làm công trong một hệ thống pháp luật nước ngoài?

Trong điều 1242, BLDS Cộng hòa Pháp quy định: “Mọi người phải chịu trách nhiệm

về thiệt hại không chỉ do hành vi của chính mình gây ra, mà còn do hành vi của những người mà mình phải chịu trách nhiệm, hoặc do các vật mà mình trông giữ gây ra".

Cụ thể hơn, tại Điều 1797, BLDS Cộng hòa Pháp có quy định: “Nhà thầu phải chịu

trách nhiệm về công việc của những người làm công cho mình” Theo điều luật này và

điều luật khác có liên quan, người làm công được hiểu là người làm công việc do nhàthầu giao Khi xảy ra thiệt hại cho bên chủ công trình, nhà thầu phải đứng ra chịutrách nhiệm toàn bộ và bồi thường thiệt hại cho bên chủ công trình

Tuy không quy định rõ người làm công, người sử dụng người làm công có tráchnhiệm liên đới bồi thường, nhưng những quy định này có thể được hiểu là trong khoảnthời gian thực hiện công việc làm công, người sử dụng làm công phải chịu tráchnhiệm đối với người làm công tức là trong khoảng thời gian này khi người làm cônggây thiệt hại thì người sử dụng làm công cũng phải bồi thường thiệt hại Và sau khi

Trang 11

người sử dụng người làm công bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba, người làm côngphải có trách nhiệm bồi hoàn lại số tiền bồi thường cho người sử dụng người làm công,trừ thỏa thuận khác.

Tóm tắt Bản án số 285/2009/HSPT ngày 23/12/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định

Người đại diện hợp pháp của người bị hại: Chị Thuỷ

Bị đơn dân sự: công ty Hoàng Long

Anh Cao Chí Hùng là tài xế của công ty TNHH vận tải Hoàng Long Ngày 30/4/2009,anh điều khiển xe chở khách chiếm sang làn đường bên trái , tông vào xe đi ngượcchiều khiến anh Hải tử vong tại chỗ Bản án hình sự ngày 7/9/2009 quyết định xử phạt

bị cáo Hùng 9 tháng tù, buộc công ty Hoàng Long bồi thường cho gia đình 20.500.000đồng và cấp dưỡng tiền nuôi con của anh Hùng đến khi đủ 18 tuổi mỗi tháng là350.000 đồng Ngày 20/9/2009, Công ty Hoàng Long kháng cáo: không đồng ý bồithường thiệt hại Ngày 17/9/2009, chị Thủy kháng cáo với nội dung: yêu cầu tăng hìnhphạt đối với bị cáo và yêu cầu được nhận tiền nuôi con một lần Ngày 11/9/2009, bịcáo Cao Chí Hùng kháng cáo yêu cầu giảm nhẹ hình phạt

Hướng giải quyết của Tòa án: Chấp nhận kháng cáo của bị cáo Hùng: giảm mức ánxuống 6 tháng; không chấp nhận kháng cáo của Thuỷ, không chấp nhận kháng cáo củacông ty Hoàng Long, giữ nguyên quyết định về việc bồi thường thiệt hại của bản án sơthẩm

2.3 Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra?

Đoạn thứ 3 phần “Xét thấy” của Bản án đã cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định

về bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra, cụ thể: “Bị cáo là người lái xe thuê

cho Công ty TNHH vận tải Hoàng Long, nên theo quy định tại Điều 622 và Điều 623 của BLDS thì Công ty TNHH vận tải Hoàng Long phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Cao Chí Hùng gây ra trong khi thực hiện công việc được giao …”

2.4 Trên cơ sở Điều 600, cho biết các điều kiện để áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra?

Các điều kiện để áp dụng quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công gây ratrên cơ sở Điều 600 BLDS 2015:

Ngày đăng: 31/03/2024, 06:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w