1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

27 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
Người hướng dẫn ThS. Châu Quốc An
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế - Luật
Chuyên ngành Luật
Thể loại Khoan Luật
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 3,49 MB

Nội dung

iii Dưới tác động của môi trường, điều kiện sống, bệnh dịch mà động vật có những động thái gây thiệt hại trái với bản tính tự nhiên của nó như trâu bò mắc bệnh điên, chó dại… Việc chủ sở

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ Ồ CHÍ MINH H

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

Thành phố Hồ Chính Minh, tháng 10 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT T TẮ 3

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA 5

1.1 Khái niệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra 5

1.1.1 Khái niệm bồi thườ ng thiệt hại 5

1.1.2 Khái niệm súc vật 5

1.1.3 Khái niệm bồi thườ ng thiệt h ại do súc vậ t gây ra 5

1.2 Đặc điểm trách nhi m bồi thường thiệt hệ ại do súc vật gây ra 6

1.2.1 Có thiệt hại thực tế xảy ra 7

1.2.2 Có sự ện gây thiệ ki t hại trái pháp luật 8

1.2.3 Có mố i quan hệ nhân quả giữa sự ki ện gây thiệ t hại và thiệt hại xảy ra 8

1.3 Ch ủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thi t h i 9 ệ ạ 1.3.1 Trách nhiệm bồi thườ ng thiệt hại do chủ sở hữu 9

1.3.2 Chủ thể là người chiếm hữu, s dử ụng súc vật: 10

1.3.3 Chủ thể là người th ứ ba làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác: 10

1.4 Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại súc vật gây ra 11

1.4.1 Trườ ng hợp thiệt hại phát sinh b ởi súc vậ t do sự kiện bất khả kháng 11

1.4.2 Trườ ng hợp thiệt h ại phát sinh bởi súc vật nhưng hoàn toàn do lỗ ủa bên bịi c thiệt hạ 12 i 1.5 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại 12

1.5.1 Nguyên tắc bồi thườ ng theo thỏa thuận 13

1.5.2 Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời 13

1.5.3 Nguyên tắc giảm mức bồi thường 13

1.5.4 Nguyên tắc thay đổ i mức b ồi thường 14

Trang 3

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 14 2.1 M t s vộ ố ấn đề còn tồn t i trong viạ ệc áp dụng pháp luậ ề trách nhiệt v m bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra vào thực tiễn 14 2.1.1 Th c ti n v ự ễ ề việc xác định “súc vật” và phân biệt với “thú dữ” 14

2.1.2 Th c ti n vự ễ ề việc xác định ch ủ thể chịu trách nhiệm bồi thường 15

2.1.3 Th c ti n v ự ễ ề việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thườ ng thiệt h ại khi súc vật bị b ỏ rơi hoặc tr ốn thoát, đi lạc gây ra thiệt hại 16

2.1.4 Th c ti n v ự ễ ề việc xác định gia súc được th ả rông theo tập quán 17

2.2 M t s ki n nghộ ố ế ị hoàn thiện quy định pháp luật v bề ồi thường thi t hệ ại do súc vật gây ra 19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 4

DANH SÁCH NHÓM

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 6

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA

1.1 Khái niệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

1.1.1 Khái niệm bồi thường thiệt hại

Trong đời sống hàng ngày, các thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, tài sản, danh dự, uy tín của tổ chức có thể xảy ra dưới nhiều tác động khác nhau, có thể là tác động khách quan, là những hành vi vi phạm một quy tắc xử sự, đó có thể là ý chí của các bên tạo ra hoặc do một quy tắc xử sự do pháp luật quy định Do đó, Nhà nước sử dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn những tác động, quy tắc xử sự, tại Điều 584 BLDS 2015 quy định về Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, như vậy giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại sẽ phát sinh một quan hệ pháp luật, người bị thiệt hại

có quyền yêu cầu người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại do bên gây thiệt hại gây ra Quan hệ pháp luật đó được gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1.1.2 Khái niệm súc vật

Súc vật được hiểu là “thú nuôi trong nhà”, “con vật nuôi trong nhà”, “súc vật nuôi trong nhà”, hoặc có thể hiểu một cách chung nhất là “súc vật là những loài vật nuôi trong nhà” Tuy nhiên, vật nuôi có thể là các loài thú hoặc các loài chim, mà súc vật là động vật thuộc lớp thú,

là “một loài động vật có bốn chân, có vú và sinh con”, gia cầm là “giống vật có cánh nuôi trong nhà như gà, vịt, ngỗng ” Ngoài ra, súc vật còn được hiểu là “thú dữ được thuần hoá ” Mặc dù BLDS 2015 không đưa ra khái niệm về súc vật, nhưng đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về súc vật Nhìn chung, các cách định nghĩa này đều khẳng định súc vật là loài thú được thuần dưỡng để nuôi ở trong nhà

1.1.3 Khái niệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cũng là một trường hợp của BTTH ngoài hợp đồng Tuy nhiên, khác với các trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khác, thiệt hại do súc vật gây ra xảy ra không xuất phát từ hành vi trực tiếp của chủ sở hữu, tuy nhiên người chủ sở hữu trong trường hợp này được hưởng lợi ích từ súc vật Vì vậy, họ phải có nghĩa vụ bồi thường những thiệt hại do chính súc vật của mình gây ra, dù hành vi thiệt hại đó có nằm trong ý chí của người chủ sở hữu hay không Việc gây thiệt hại của súc vật xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, như:

Trang 7

11

TEST 2 - n research, structured…

Thống kê

ứng dụng 100% (3)

19

Toán ứng dụng sách đầy đủ kiến…

Trang 8

(i) Dù đã được thuần hóa nhưng súc vật vẫn mang những bản tính tự nhiên của động vật hoang dã, do con người thiếu ý thức trong quản lý hoạt động của súc vật, chúng có thể gây thiệt hại

(ii) Sự quản lý của con người với súc vật thông qua các phương thức và công cụ quản lý khác nhau Chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng súc vật trong trường hợp có sự lơi lỏng hoặc khó quản lý hoạt động của súc vật dẫn tới súc vật gây thiệt hại cho chủ thể khác (iii) Dưới tác động của môi trường, điều kiện sống, bệnh dịch mà động vật có những động thái gây thiệt hại trái với bản tính tự nhiên của nó như trâu bò mắc bệnh điên, chó dại… Việc chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng hoặc người thứ ba để súc vật gây thiệt hại là lỗi suy đoán mặc định trong việc quản lý cho đến khi có bằng chứng ngược lại chứng minh

họ không có lỗi Mục đích của việc này là nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý của họ đối với súc vật Việc suy đoán lỗi đối với người chủ sở hữu sẽ không áp dụng trong trường hợp, súc vật gây thiệt hại do lỗi hoàn toàn thuộc về người chiếm hữu, sử dụng súc vật trái pháp luật hoặc của chính người bị thiệt hại

Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra được định nghĩa như sau:

"Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhằm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể

bị xâm phạm và mang tính tài sản"

1.2 Đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

Khi nói về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra có quan điểm cho rằng, để xác định trách nhiệm BTTH do súc vật gây ra chỉ cần 3 điều kiện sau đây: (i) Có thiệt hại thực tế xảy ra;

(ii) Có sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật;

(iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật và thiệt hại thực tế

đã xảy ra

Theo đó, khi súc vật gây thiệt hại, người bị thiệt hại không cần chứng minh lỗi của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật mà chỉ cần chứng minh có sự kiện súc vật gây ra thiệt hại cho mình là có quyền yêu cầu BTTH Quan điểm khác lại cho rằng lỗi là cơ sở của trách nhiệm BTTH nói chung và trách nhiệm BTTH do súc vật gây ra nói riêng

File giáo trình bản pdf HSK 2

Giáo trìnhchủ nghĩ… 100% (11)

8

Trang 9

Nhóm đồng ý với quan điểm thứ nhất, là trách nhiệm BTTH do súc vật gây ra phát sinh khi có ba điều kiện đó là: Có thiệt hại xảy ra, có sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của súc vật và thiệt hại xảy ra Theo đó, khi súc vật gây thiệt hại, lỗi không phải là một trong các điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH Điều này có thể được lý giải bởi những lý do sau:

Thứ nhất, “xét về hình thức, lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây ra thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dạng cố ý hay vô ý” Như vậy, lỗi là yếu tố gắn liền với hành vi gây thiệt hại trái pháp luật của con người, một hành vi bị coi là có lỗi nếu người thực hiện hành vi đó

có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình Hoạt động của súc vật không thể coi là một hành vi có ý thức nên khi súc vật gây thiệt hại thì bản thân súc vật không thể bị coi là có lỗi

Thứ hai, trong nhiều trường hợp, súc vật có thể gây thiệt hại mà ngay bản thân CSH, NCH,

sử dụng súc vật cũng không thể kiểm soát được Đây là những trường hợp mà CSH, NCH, sử dụng súc vật đã tuân thủ mọi quy định liên quan đến việc quản lý súc vật, nhưng súc vật vẫn gây thiệt hại Về nguyên tắc, CSH được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với súc vật, nên CSH phải gánh chịu những nghĩa vụ tương ứng Do đó, để đảm bảo nguyên tắc công bằng và nguyên tắc quyền không tách rời nghĩa vụ mà Hiến pháp năm 2013 đã quy định thì CSH, NCH, sử dụng súc vật phải gánh chịu rủi ro mà súc vật mang lại, tức là phải BTTH cho người bị thiệt hại ngay cả khi không có lỗi

1.2.1 Có thiệt hại thực tế xảy ra

Thiệt hại được hiểu là những tổn thất về vật chất và những tổn thất về tinh thần Thiệt hại

do hành vi gây ra hay do súc vật gây ra cũng đều có thể bao gồm hai yếu tố này Tuy nhiên, thiệt hại do súc vật gây ra là hậu quả của sự hoạt động của súc vật, không tồn tại hành vi gây thiệt hại của chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng súc vật, mà hoạt động của súc vật không được coi là hoạt động có ý thức Nhưng, thiệt hại do danh dự, uy tín, nhân phẩm bị xâm phạm phát sinh khi có hành vi vi phạm pháp luật tức là hành vi này có ý thức và ý chí, hay nói cách khác là không thể có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật mà không được ý thức kiểm soát hay không được ý chí của chủ thể điều khiển Vì vậy, thiệt hại trong trách nhiệm BTTH do súc vật gây ra chỉ bao gồm thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng chứ không bao gồm thiệt hại do danh dự, uy tín, nhân phẩm bị xâm phạm

Trang 10

1.2.2 Có sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật

Chúng ta thấy rằng, có lẽ là không hợp lý khi một tài sản gây thiệt hại mà chúng ta xét đến yếu tố hành vi Súc vật là một dạng tài sản và súc vật gây ra thiệt hại thì khó có thể xem là hành vi trái pháp luật vì hành vi gây thiệt hại trái pháp luật chỉ đúng khi thiệt hại do con người gây ra Súc vật vô tri, không có nhận thức để điều chỉnh hoạt động của chúng, do đó pháp luật

có quy định rõ: chăn nuôi, nuôi giữ các loại súc vật thì phải thực hiện những hành vi nhất định

để phòng ngừa, hạn chế khả năng súc vật gây ra thiệt hại cho những người xung quanh Như vậy, hành vi trái pháp luật ở quy định này được hiểu là hành vi trái pháp luật của con người đối với việc súc vật gây thiệt hại Ví dụ: xùy chó cắn người hoặc không rọ mõm nên chó mới cắn được người Việc thực hiện hay không thực hiện những hành vi đó được xem là hành vi trái pháp luật ở dạng hành động hoặc không hành động của con người và dẫn đến sự kiện súc vật gây thiệt hại

1.2.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra

Trong mối quan hệ này, hoạt động của súc vật là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại, thiệt hại

là hậu quả tất yếu của hoạt động của súc vật Tuy nhiên, sự hoạt động của súc vật được coi là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại phải là hoạt động tự thân của súc vật, tức là không chịu sự tác động của con người

Chỉ khi hoạt động “tự thân” của súc vật là nguyên nhân gây ra thiệt hại thì đó mới là mối quan hệ nhân quả mà chúng ta xem xét trong các điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH do súc vật gây ra Nếu hành vi của con người tác động làm cho súc vật gây ra thiệt hại thì mối quan hệ này là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, và đó chính là một trong các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH do hành vi của con người gây ra

Ví dụ: Ông A đang dẫn chó đi trên đường, không rọ mõm Chó thuộc sở hữu của ông A cắn bị thương ông B đi cùng lề đường, chi phí điều trị hết 3 triệu đồng Trong trường hợp này, nếu ông B hoàn toàn không có lỗi trong việc gây thiệt hại cho mình và có đầy đủ chứng cứ chứng minh thiệt hại do chó của ông A gây ra thì ông A phải chịu trách nhiệm bồi thường cho ông B Hành vi trái pháp luật của ông B dạng không hành động (không rọ mõm chó) dẫn đến

sự kiện gây thiệt hại là con chó cắn bị thương ông B Thiệt hại chi phí điều trị 3 triệu đồng của ông A là hậu quả và nguyên nhân gây ra hậu quả này là sự kiện chó của ông A cắn bị thương ông B Cũng cần lưu ý rằng, khi và chỉ khi tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện

Trang 11

gây thiệt hại là sự kiện trái pháp luật và hậu quả xảy ra thì mới đủ điều kiện xem xét đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra Đây cũng là cách quy định được thừa nhận rộng rãi ở một số quốc gia trên thế giới như Canada, Anh và Mỹ (trừ các trường hợ được miễn ptrừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại)

1.3 Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Căn cứ theo quy định tại 586 BLDS 2015 quy định rằng chủ thể có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân, đây chính là nguyên tắc chung của chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Tuy nhiên việc chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không chỉ dựa trên cơ sở là công tác quản lý súc vật nuôi do chính chủ sở hữu mà còn dựa trên việc các chủ thể khai thác lợi ích từ súc vật thì vẫn phải chịu trách nhiệm

Do đó việc súc vật gây ra thiệt hại không chỉ dựa vào yếu tố lỗi của người bồi thường mà

còn dựa trên nguyên tắc “người được hưởng lợi ích từ súc vật hoặc được hưởng quyền khai thác lợi ích từ súc vật phải chịu rủi ro do súc vật mang lại” 1

Theo lẽ trên sẽ có 3 chủ thể tiêu biểu về việc chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật nuôi gây ra:

1.3.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do chủ sở hữu

Chủ thể là chủ sở hữu sẽ chia ra hai trường hợp:

Thứ nhất, chủ sở hữu nằm trong phạm vi gây ảnh hưởng do công tác quản lý của họ gây

ra Ở trường hợp này, chủ sở hữu sẽ căn cứ năng lực theo điều 586 BLDS 2015 Thế nên, chủ

sở hữu súc vật đó là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì họ sẽ tự chịu trách nhiệm về phần thiệt hại của súc vật của họ gây ra do có sự vi phạm về quy định quản lý súc vật Nếu chủ sở hữu không có năng lực quản lý súc vật thì súc vật sẽ được quản lý người giám hộ của chủ sở hữu đó Do đó việc bồi thường do vi phạm công tác quản lý súc vật sẽ do người giám

hộ đó chịu trách nhiệm

Thứ hai, chủ sở hữu thực hiện đúng, không sai phạm và không vi phạm việc quản lý Tuy

nhiên, thiệt hại gây ra là do rủi ro của súc vật mang lại Trong trường hợp này, việc căn cứ

xác định thiệt hại sẽ dựa theo nguyên tắc “quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân”

2- Khoản 1, Điều 15, Hiến Pháp 2013 và theo lẽ công bằng Có nghĩa là người hưởng quyền lợi (chủ sở hữu) vẫn phải chịu trách nhiệm bất kể đó nằm ngoài công tác quản lý của họ mà

1 Vũ Quang Hùng 2022) Trách nhiệ ( m bồi thườ ng thiệt h ại ngoài hợp đồng do súc vật gây ra theo pháp luậ t Việt Nam hiện hành, trang 39 Luận văn thạc sĩ luậ ọc, khoa Lu t h ật, Đạ ọc Qu i h ốc gia Hà Nộ i

2 Kho n 1 ả Điề u 15 Hiến Pháp 2013

Trang 12

súc vật của họ lại gây ra rủi ro Nếu như chủ sở hữu không có khả năng quản lý, việc quản lý thuộc vào người giám hộ thì nếu súc vật có gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu vẫn sẽ bồi thường tuy nhiên sẽ là người giám hộ đại diện bồi thường và người giám hộ sẽ bồi thường dựa trên tài sản của chủ sở hữu Trong trường hợp nếu chủ sở hữu không có tài sản bồi thường thì người giám hộ cũng sẽ không phải bồi thường vì họ không được hưởng quyền lợi từ việc quản

lý súc vật cũng như họ không có lỗi trong công tác quản lý (vì đây là do súc vật gây ra rủi ro ngoài phạm vi quản lý)

1.3.2 Chủ thể là người chiếm hữu, sử dụng súc vật:

Tại Điều 603 BLDS 2015 quy định về chủ thể là người chiếm hữu sử dụng có trách nhiệm

bồi thường như sau: “Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Nếu như người chiếm hữu, sử dụng súc vật mà súc vật gây ra thiệt hại thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường theo luật định tuy nhiên còn phụ thuộc theo thoả thuận của họ Tại trường hợp này, có thể thấy rõ việc người chiếm hữu, sử dụng súc vật nuôi (theo pháp luật) đa phần sẽ giao kết thoả thuận với chủ sở hữu Thoả thuận giữa hai bên mang ý chí tự

do, nếu bên chủ sở hữu và bên chiếm hữu sử dụng, thỏa thuận người chịu trách nhiệm bồi thường hại thì sẽ căn cứ theo thoả thuận đó Vì đặc thù việc chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào giao kết thoả thuận của hai bên

Vậy nếu chiếm hữu, sử dụng vật nuôi trái pháp luật? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ do ai? Nếu trong trong trường hợp này thì người chịu trách nhiệm hoàn là bên chiếm

hữu, sử dụng vì chính họ đã làm vừa làm gián đoạn quá trình nhận lợi ích từ vật nuôi của chủ

sở hữu (ăn cắp, ăn trộm, ) và điều này họ chịu trách nhiệm hoàn toàn là đúng với căn cứ quy

định tại khoản 3 Điều 603 BLDS 2015 “3 Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường” Tuy

nhiên nếu chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường

1.3.3 Chủ thể là người thứ ba làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác:

Tại Khoản 2 Điều 603 BLDS 2015 quy định như sau :”Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”3 Cụm từ “hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây ra thiệt hại” thể hiện rằng vấn đề được nảy sinh

3 Kho ản 2 Điề u 603 B ộ luật Dân sự 2015

Trang 13

xuất (XIII, 2015)phát từ người thứ 3 Súc vật ở đây có thể nằm trong quản lý của bên chủ sở hữu hay không thì không quan trọng Quan trọng là do “lỗi” của bên thứ ba làm cho súc vật gây ra thiệt hại thì người thứ 3 này hoàn toàn phải chịu trách nhiệm Trong trường hợp chủ

sở hữu có thể quản lý mà lại cùng với người thứ 3 gây ra lỗi thì cả hai phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên đới Thế nên việc bồi thường thiệt hại do người thứ ba có thể thấy rõ việc “súc vật gây ra thiệt hại” chỉ mang tính trung gian và nó hoàn toàn do lỗi của bên thứ 3

Vì vậy, bên thứ 3 làm cho súc vật gây ra thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo điều 586 BLDS 2015

Ví dụ, A chọc chó khiến cho chó cắn B thì A sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mặc dù chó thuộc về chủ sở hữu là C

Trong trường hợp chủ sở hữu biết được rằng vật nuôi mình có tính hung hăng mà bỏ mặc thì điều này gây ra “lỗi” thì chủ sở hữu và người thứ ba phải liên đới chịu trách nhiệm theo

quy định của luật “nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại”

1.4 Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại súc vật gây ra

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật nuôi gây ra khá phổ biến Tuy nhiên vẫn xuất hiện một số trường hợp như người quản lý súc vật gặp sự kiện khách quan không quản lý được cũng như do lỗi bên bị thiệt hại thì họ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 584 BLDS 2015 quy định về trường hợp miễn trừ

trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: “ Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác” 4

1.4.1 Trường hợp thiệt hại phát sinh bởi súc vật do sự kiện bất khả kháng

Quy định tại Điều 156 BLDS 2015: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.” 5 thế nên chúng ta có thể hiểu rằng sự kiện bất khả kháng không chỉ bao gồm đơn thuần là lũ lụt, mưa, thiên tai, mà nó còn phụ thuộc thêm vào ý chỉ khắc phục của con người Với quy định tại Điều 584 chúng ta có thấy hoàn toàn phù hợp vì nếu có thiên tai hay sự kiện khách quan diễn ra mà chủ thể của súc vật nuôi

4 Kho ản 2 Điề u 584 B ộ luật Dân sự 2015

5 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015

Ngày đăng: 02/04/2024, 06:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w