BÀI TỔNG HỢP THẢO LUẬN HỢP ĐỒNG
Vấn đề 1: Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra.
Tóm tắt bản án số 62/2010/DS-PT ngày 25/05/2010 của Tòa án Nhân dân
tỉnh Gia Lai: Khoảng 16 giờ ngày 25/11/2008, đang trên đường từ nhà bố mẹ đẻ
của mình về nhà, khi đi ngang qua nhà ông Trực và bà Gái thì bị chó của nhà ông bà cắn vào bắp chân phải chảy máu khiến cho bà Nga phải đi tiêm phòng ngừa dại tại Trung tâm y tế dự phòng thị xã An Khê Nay bà Nga kiện vợ chồng ông Trực, bà Gái phải bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại
Câu 1: Quy định nào của BLDS 2005 sử dụng thuật ngữ “súc vật”?Trả lời:
Thuật ngữ “súc vật” được sử dụng trong quy định tại Điều 625 BLDS 2005
và Điều 603 BLDS 2015, và trên tinh thần BLDS 2015 có quy định rõ hơn về vấn đề này như sau:
“ Điều 603 Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
1 Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra chongười khác Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệthại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp cóthỏa thuận khác.
2 Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gâythiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại;nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồithường thiệt hại.
3 Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệthại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khichủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc đểsúc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồithường thiệt hại.
4 Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thìchủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng khôngđược trái pháp luật, đạo đức xã hội”.
Trang 2Câu 2: BLDS có định nghĩa “súc vật” là gì không?Trả lời:
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Điều 625 BLDS 2005 và Điều 603 BLDS 2015 thì thiệt hại phải do súc vật gây ra Tuy nhiên,
BLDS lại không cho biết “súc vật” được định nghĩa như thế nào?
Theo giáo trình Luật dân sự của Học viện Tư pháp: “súc vật được hiểu theo
cách hiểu thông thường nhất là bao gồm những động vật có vú được nuôi trongnhà như trâu, bò, lợn, chó, mèo, ”
Theo Từ điển Tiếng việt phổ thông: “Súc vật” là “ thú vật nuôi trong nhà”,
“ thú là loài vật bốn chân”.
Đối với một số nhà bình luận BLDS, “súc vật nói tại điều này bao gồm cả
súc vật đã thuần hoá, những súc vật nuôi như trâu, bò, hưu, nai, ”.1
Như vậy, các khái niệm nêu trên đều quá hẹp, không bao quát hết các loại súc vật có thể gây thiệt hại ví dụ như ong, rắn,…thì quy định như thế nào?
Chúng ta nên “thông thoáng” trong việc vận dụng khái niệm “súc vật” để
tạo điều kiện cho người bị thiệt hại được bồi thường và nâng cao trách
nhiệm của chủ sở hữu “súc vật”.
Câu 3: Trong thực tiễn xét xử, khái niệm “súc vật” được hiểu như thế nào?Trả lời:
Nhìn nhận từ thực tiễn pháp luật, chúng ta thấy khái niệm “súc vật” đượchiểu khá “mở”.
Trong một số vụ việc liên quan đến tai nạn có sự hiện diện của bò, TAND tỉnh Vĩnh Long đã xác định thiệt hại do súc vật gây ra Điều đó có Toà án đã chấp nhận bò là một loại súc vật.2
Trong một vụ án được xét xử bởi TA tỉnh Kiên Giang thì: “Vào chiều ngày
05/02/2007 nhằm ngày 18/12/2006 âm lịch, ông Thum dẫn trâu trên đường về, thìxảy ra việc trâu của ông Thum chém trâu của ông Năm bị thương”3 và Toà án đã vận dụng Điều 625 BLDS 2005 để giải quyết Như vậy, Toà án cũng thừa nhận
trâu cũng được xem là một loại súc vật “Về vấn đề khái niệm “súc vật”, trong
CTQG 2010, tr 513.
Trang 3thực tiễn xét xử cũng được linh hoạt, áp dụng một cách khá lôgic Từ đó, ngỗng,vịt, chim bồ câu, gà, cũng được xem là súc vật”.4
Câu 4: Đoạn nào của bản án cho thấy thiệt hại về sức khoẻ là do chó gây ra?Trả lời:
Trong phần Xét thấy của bản án có đoạn Tòa án xác định thiệt hại về sức khỏe là do chó gây ra:
- “Bà Trần Thị Thanh Nga khai thì vào khoảng 16 giờ ngày
25/11/2008, đang trên đường đi từ nhà bố mẹ đẻ của bà Nga vềnhà, khi đi qua trước nhà ông Võ Trung Trực và bà Trần ThịGái thì bị chó của nhà ông Trực và bà Gái cắn vào bắp chânphải chảy máu khiến cho bà Nga phải đi tiêm phòng ngừa tạitrung tâm y tế dự phòng thị xã An Khê”.
- “Ông Trực và bà Gái thừa nhận rằng chó nhà ông bà vẫn có
thể đi ra hàng rào để ra ngoài và có thể xâm hại đến sức khoẻcủa người khác đồng thời do bà Nga thường xuyên đi ngangqua nhà ông bà, ông bà đã nhắc nhở nhiều lần nhưng bà Ngavẫn cố tình đi nên ông bà đã gắn biển “chó dữ” nhằm mục đíchhù dọa không cho bà Nga đi qua nữa Như vậy có đủ cơ sở đểkhẳng định bà Nga bị chó nhà ông Trực bà Gái cắn phải đitiêm ngừa tại Trung tâm y tế dự phòng thị xã An Khê là hoàntoàn có thật”.
Câu 5: Đoạn nào của bản án cho thấy Toà án đã vận dụng các quy định về bồithường thiệt hại do súc vật gây ra?
Trả lời:
Trong phần Xét thấy của bản án có đoạn Tòa án đã vận dụng các quy định
về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau: “Việc bà Nga khởi kiện ông
Trực và bà Gái yêu cầu ông bà phải bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm hại làcó căn cứ, đúng quy định tại các Điều 609, 625 của BLDS 2005”.
Câu 6: Đoạn nào cho thấy Toà án xác định chó nhà ông Trực gây thiệt hại?Trả lời:
Trong phần Xét thấy của bản án có đoạn Tòa án xác định chó nhà ông Trực
gây thiệt hại như sau: “Tuy nhiên, việc vợ chồng ông Trực bà Gái có nuối 2 con
chó trong nhà, ông bà đã ý thức được chó của mình nuôi là chó dữ nên đã gắnbảng cảnh báo “chó dữ” nhưng không thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an
Tạp chí Sinh viên và Khoa học pháp lí, số 02/2012, tr 61.
Trang 4toàn cho những người xung quanh như không nhốt, xích, không đeo rọ mõm vàkhông tiêm phòng cho chó của mình nuối là không đảm bảo an toàn đến sức khỏe,tính mạng của người khác Thực tế, việc ông Trực bà Gái khi đi làm vắng nhà đãkhông xích hoặc nhốt chó của nhà mình lại mà thả rông nên đã dẫn đến việc khibà Nga đi qua trước nhà ông bà đã bị chó của nhà ông bà cắn phải đi tiêm ngừalà hoàn toàn do ý thức chủ quan của ông Trực bà Gái gây ra”
Câu 7: Việc Toà án xác định chó nhà ông Trực gây thiệt hại có thuyết phụckhông? Vì sao?
Trả lời:
Theo nhóm việc Toà án xác định chó nhà ông Trực gây thiệt hại cho bà Nga là chưa thật sự thuyết phục, vì:
- Thứ nhất, Toà án đã xác định dựa trên các lời khai của cả hai bên nguyên đơn, bị đơn, người có nghĩa vụ liên quan để ra quyết định là cò phần khách quan, công bằng.
- Thứ hai, trong phần Xét thấy chúng ta có đoạn: “ông Trực bà Gái thừa
nhận rằng chó nhà ông bà nuôi vẫn có thể đi qua hàng rào để ra ngoài vàcó thể xâm hại đến sức khoẻ của người khác; đồng thời do bà Nga thườngxuyên đi ngang qua nhà ông bà, ông bà đã nhắc nhở nhiều lần nhưng bàNga vẫn cố tình đi nên ông bà đã gắn biển “chó dữ” nhằm mục đích hù doạkhông cho bà Nga đi qua nữa.” Do đó, việc chó nhà ông Trực và bà Gái gây
thiệt hại có phần hợp lý.
- Mặc dù vậy nhưng theo thông tin của Bản án chúng ta có thể thấy kết luận
này của Toà dựa vào những chứng cứ “gián tiếp”, chưa thật sự vững chắc vì
không ai trực tiếp thấy chó của ông Trực, bà Gái cắn bà Nga Hơn nữa, sau
khi bị cắn bà Nga lại không trực tiếp nói với chủ sở hữu chó “ba mặt một
lời” với ông Trực, bà Gái mà để một thời gian sau mới lên thôn khiều nại,
khiến cho vụ việc trở nên khó xác định được chủ sở hữu chó gây thiệt hại cho bà Nga có chính xác là của ông Trực, bà Gái hay không.
- Theo ý kiến của một học giả: “Ngày nay với sự phát triển của khoa học,
thiết nghĩ việc xác định nguyên nhân này có thể được cải thiện bằng cáchxét nghiệm vết thương và xét nghiệm súc vật nghi ngờ là nguyên nhân củathiệt hại Tuy nhiên, việc xét nghiệm cần được tiến hành sớm bởi súc vật rấtdễ bị tiêu huỷ nên không còn cơ sở để xét nghiệm”5 Có lẽ đây cũng là một hướng giải quyết mang tính chất triệt để và thuyết phục nhất khi áp dụng các tiến bộ y học để hỗ trợ xét xử Tuy nhiên thực tế ở Việt Nam vì nhiều lí do khách quan dường như phương pháp này rất khó thực hiện.
CTQG 2010, Bản án số 47 – 49, tr 520.
Trang 5Câu 8: Trong trường hợp trên, bà Nga có lỗi không?Trả lời:
Trong trường hợp trên, bà Nga có lỗi hay không rất khó xác định vì thực tế không ai tận mắt nhìn thấy vụ việc này không loại trừ khả năng cũng có lỗi của bà trong việc bị chó ông Trực, bà Gái cắn (Ví dụ hành vi như: trêu chọc chó, đánh chó, trộm chó, làm chó nhớ mặt dẫn đến việc chó cắn thì cũng có một phần lỗi).
Tuy nhiên, xuất phát từ việc gây thiệt hại của gia súc do tác động bởi các yếu tố khác nhau và đa dạng mà việc xác định lỗi là rất khó và có thể không bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại như trên Do vậy, việc suy đoán lỗi đối với chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật khi súc vật gây thiệt hại là cần thiết, qua đó nâng cao trách nhiệm quản lí của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật6 Về nguyên tắc, khi súc vật gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản cho các chủ thể dân sự thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật bị suy đoán có toàn bộ lỗi trong quản lí và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cụ thể trong trường hợp này là ông Trực, bà Gái vì không chứng minh được người bị thiệt hại có lỗi trong trường hợp này.
Đối với việc ông Trực cho rằng trước nhà ông là hẻm cụt, trước cổng nhà ông
ông đã có gắn bảng khuyến cáo “chó dữ” và đồng thời ông đã cố tình nhắc nhở
nhiều lần nhưng bà Nga vẫn cố tình đi ngang qua dẫn đến việc chó cắn là do lỗi của bà ta là không hợp lí, vì: đường đi là đường công cộng, đường chung, một cá nhân không thể cấm người khác đi được, hơn nữa việc ông Trực không thực hiện các biện pháp nằm đảm bảo an toàn cho người xung quanh (như tiêm ngừa, xích, rõ mõm chó) là hoàn toàn do ý thức chủ quan của ông Trực bà Gái gây ra
Câu 9: Nếu bà Nga có lỗi một phần thì ông Trực có phải bồi thường toàn bộthiệt hại không? Vì sao?
Trả lời:
Nếu bà Nga có lỗi một phần thì ông Trực không phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, vì:
- Nếu người thiệt hại cũng có lỗi một phần trong việc để súc vật gây thiệt hại cho mình thì phát sinh trách nhiệm do lỗi hỗn hợp giữa chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp súc vật với người bị thiệt hại Các bên phải chịu thiệt hại theo phần lỗi của mình Trong trường hợp không xác định được phạm vi lỗi của các bên thì chia đều trách nhiệm về thiệt hại Nếu
dân sự, từ
http://luatminhkhue.vn/dansu-1/boithuongthiethaidosucvatgayratheoquydinhcuaphapluatdansu-.aspx, truy cập tháng 11/2016.
Trang 6lỗi hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại thì trách nhiệm dân sự của chủ sở hữu mới được loại trừ.
- Cũng liên quan đến trách nhiệm của người chiếm hữu, sử dụng súc vật trái pháp luật để súc vật gây thiệt hại cho người khác và người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc súc vật gây thiệt hại cho mình, thì xác định trách nhiệm dân sự căn cứ vào khoản 3 Điều 625 thì trách nhiệm của bà Nga
không bị loại trừ, nhưng căn cứ vào Điều 617 “Khi người bị thiệt hại
cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồithường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hạixảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hạikhông phải bồi thường.”, thì đây cũng là trường hợp hỗn hợp lỗi, bà Nga
và ông Trực phải cùng chia sẻ trách nhiệm về thiệt hại xảy ra đối với bà Nga.
Trang 7Vấn đề 2: Bồi thường thiệt hại phát sinh trong tai nạn giao thông
Tóm tắt quyết định số 30: Bà Trinh nhờ ông Giang điều khiển xe mô tô
(do ông Mướt đứng tên chủ sở hữu xe) chở bà Phê và bà Huôl về nhà Ông Giang chở đi được khoảng 1km thì đâm vào bà Giỏi đang đi bộ qua đường làm bà Giỏi bị chấn thương sọ não và chết trên đường đi cấp cứu Tranh chấp xảy ra, bà Vồi (con của bà Giỏi) yêu cầu xét xử vụ việc và được bồi thường Vấn đề đặt ra là xác định ai là người phải bồi thường thiệt hại và chi phí cho việc xây mộ, chụp ảnh có được xem là chi phí hợp lí cho việc mai táng không?
Tóm tắt quyết định số 23: Anh Bình điều khiển xe đạp đi giữa hai làn
đường dành cho xe cơ giới, khi nghe tiếng còi ô tô phía sau anh đã tránh sang bên trái Khi đó ông Dũng điều khiển xe máy do không làm chủ được tốc độ và tay lái nên đã để xe máy va quệt với xe đạp và kéo xe đạp của anh Bình đi được 5-6m Anh Khoa khi điều khiển ô tô do không làm chủ được tay lái nên đã để xe ô tô chèn qua xe đạp của anh Bình và kéo xe đạp đi được 20m mới dừng Sau đó anh Bình đã kiện đòi ông Dũng và anh Khoa bồi thường thiệt hại cho vụ việc trên Vấn đề đặt ra là ai là người trực tiếp gây ra thiệt hại cho ông Bình và trách nhiệm bồi thường thuộc về ai?
Câu 1: Thay đổi về các quy định liên quan tới Bồi thường thiệt hại do nguồnnguy hiểm cao độ gây ra giữa BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015?
Trả lời:
Những thay đổi là7:
Khoản 4 chỉ liệt kê hai chủ thể có trách nhiệm liên đới bồi thường là chủ sở hữu và người được chủ sở hữu giao
Khoản 3 và khoản 4 xác định chủ thể rộng hơn: chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng
Bao quát hết tất cả những trường hợp được bồi thường, mở rộng chủ thể liên đới trách nhiệm bồi thường, bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, và việc sửa đổi này là một bước luật hóa hướng giải quyết của thực tiễn xét xử.
Khoản 4: “Khi chủ sở hữu, người Khoản 4 đã bỏ đi chữ cũng cho thấy
-Hội luật gia Việt Nam 2016 (xuất bản lần thứ hai), phần số 456-457.
Trang 8được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử
dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng
có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm
cao độ bị chiếm hữu, sử dụng tráipháp luật thì phải liên đới bồi thườngthiệt hại”.
không cần thiết chứng minh chủ sở hữu, người chiếm hữu cũng có lỗi mà chỉ cần chứng minh họ có lỗi là đủ
Câu 2: Xe máy, ô tô có là nguồn nguy hiểm cao độ không? Vì sao?Trả lời:
Xe máy, ô tô có là nguồn nguy hiểm cao độ.
Bởi vì: theo quy định của Điều 623 BLDS 2005 thì: “Nguồn nguy hiểm cao
độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy
công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ,thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định” Có nghĩa: xe
máy, ô tô là thuộc phương tiện giao thông cơ giới nên chúng là nguồn nguy hiểm cao độ
Nhưng theo nhóm thì quy định của Điều 623 BLDS 2005 là chưa rõ ràng, nó quy định chung chung gây khó khăn cho việc xác định nguồn nguy hiểm cao độ Cụ thể thì khi đề cập đến xe máy, ô tô thì ta chỉ nên xác định một số trường hợp do tự thân phương tiện gây ra mới là nguồn nguy hiểm cao độ và áp dụng Điều 623: xe bị mất thắng, bể lốp, cần cẩu bị đứt cáp.
Câu 3: Trong hai vụ việc trên, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây rahay do hành vi của con người gây ra? Vì sao?
Trả lời:
Trong hai vụ việc trên, thiệt hại do hành vi của con người gây ra
Bởi vì: như giải thích ở câu 2 thì chỉ trong một số trường hợp thì mới xem nó là nguồn nguy hiểm ca độ mặc dù bản thân nó là nguồn nguy hiểm cao độ Trong hai vị việc thì chúng đều do hành vi của con người gây ra, cụ thể như vụ việc thứ nhất do anh Bình đã di chuyển không đúng làn đường của mình (tức lỗi trực tiếp là do người bị thiệt hại) hơn nữa tai nạn xảy ra không hề do bản thân của phương tiện gây ra.
Trang 9Câu 4: Trong hai vụ việc trên, đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vậndụng các quy định của chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm caođộ gây ra?
Trả lời:
Đoạn của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định của chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là:
- Bản án thứ nhất: “Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm xác định trong trường
hợp này cả anh Bình, ông Dũng và anh Khoa cùng có lỗi gây ra vụ tai nạntrên và gây thiệt hại cho anh Bình (trong đó anh Bình có lỗi chính) là có cơsở đúng pháp luật, đồng thời cấp phúc thẩm xác định tổng số thiệt hại củaanh Bình là 13.095.418đ là có căn cứ Nhưng lại buộc ông Dũng và ôngKhánh bồi thường toàn bộ mà không xem xét đến trách nhiệm của anh Bìnhlà không chính xác”.
- Bản án thứ hai: “Về trách nhiệm dân sự của Nguyễn Văn Giang: Theo
quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 (Điều 627 Bọ luật dân sự1995) về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra vàhướng dẫn tại điểm b khoản 2 mục III Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tốicao thì “Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giaocho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ khôngtheo đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sở hữu phảibồi thường thiệt hại”.
Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án vận dụng các quy định của chếđịnh bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Trả lời:
Theo nhóm việc Tòa án vận dụng quy định của chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là chưa hợp lý Vì căn cứ theo điểm 13 Điều 3 Luật giao thông đường bộ thì phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là xe mô tô, xe kéo, xe mô tô hai bánh,…nên căn cứ khoản 1 Điều 623 BLDS 2005 thì có nguồn nguy hiểm cao độ là phương tiện giao thông vận tải cơ giới cụ thể ở đây là xe môtô Tuy nhiên căn cứ khoản 2 Điều 632 thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ta có thể hiểu nguyên nhân gây ra thiệt hại phải chính do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nhưng ở đây không phải do tự bản thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà có sự hiện diện của con người là anh Giang do hành vi trái pháp luật với lỗi vô ý của mình gây ra tai nạn cho bà Giỏi (chưa đủ tuổi điều khiển xe môtô phân khối lớn) Vì vậy Tòa án buộc chị Trinh
Trang 10phải bồi thường cũng chưa thuyết phục Do thứ nhất, chị Trinh không phải là chủ sở hữu; thứ hai, việc gây ra thiệt hại không phải do bản thân nguồn nguy hiểm gây ra mà do hành vi trái pháp luật gây ra cũng như không có căn cứ chứng minh ông Mướt (chủ sở hữu xe) có lỗi Nên căn cứ theo khoản 4 Điều 623 thì ông Mướt không phải bồi thường mà phải áp dụng Điều 604 để xác định người bồi thường thiệt hại theo đó người bồi thường phải là anh Giang (do cha, mẹ đại diện bồi thường) Nhưng xét về tình thì chị Trinh là người đã có lỗi trong việc này do đó cũng nên liên đới chịu trách nhiệm bồi thường với anh Giang.
Câu 6: Trong Quyết định số 30, đoạn nào cho thấy Tòa án buộc bà Trinh bồithường thiệt hại?
Trả lời:
Trong Quyết định số 30, đoạn cho thấy Tòa án buộc bà Trinh bồi thường
thiệt hại là: “Theo quy định tại Điều 632 BLDS 2005 (Điều 627 BLDS 1995) về
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và hướng dẫn tại điểm bkhoản 2 mục III Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồngThẩm phán thì “Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chongười khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không đúng quy định củapháp luật thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại” Nguyễn Thị Tuyết Trinh giaonguồn nguy hiểm cao độ (xe môtô) cho Nguyễn Văn Giang sử dụng trái pháp luậtdo đó Trinh là người có trách nhiệm bồi thường khi thiệt hại xảy ra.”
Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án buộc bà Trinh bồi thường thiệthại.
Trả lời:
Việc chị Trinh bồi thường thiệt hại là hợp tình nhưng chưa hợp lý Vì chị Trinh không phải là chủ sở hữu; thứ hai, việc gây ra thiệt hại không phải do bản thân nguồn nguy hiểm gây ra mà do hành vi trái pháp luật gây ra cũng như không có căn cứ chứng minh ông Mướt (chủ sở hữu xe) có lỗi nên căn cứ theo khoản 4 Điều 623 thì ông Mướt không phải bồi thường mà ở đây cần áp dụng Điều 604 BLDS 2005 để xác định người bồi thường thiệt hại phải thì anh Giang là người đã có hành vi trái pháp luật là điều khiển xe môtô phân khối lớn khi chưa đủ tuổi (15 tuổi) chính hành vi trái pháp luật này đã gây ra thiệt hại thực tế là làm bà Giỏi chết với lỗi vô ý nên chỉ có anh Giang là người phải bồi thường (do cha, mẹ đại diện bồi thường) Nhưng xét về tình thì chị Trinh là người đã có lỗi trong việc đã để anh Giang sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ do đó cũng nên liên đới chịu trách nhiệm bồi thường với anh Giang.
Trang 11Câu 8: Trên cơ sở Điều 604 BLDS 2005 Tòa án có thể buộc Giang bồi thườngthiệt hại không? Vì sao?
Trả lời:
Trên cơ sở Điều 604 BLDS 2005 Tòa án có thể buộc Giang bồi thường thiệt hại Vì căn cứ khoản 1 Điều 604 thì căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là phải có hành vi trái pháp luật, có thiệt hại, lỗi của người gây ra thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra Cụ thể anh Giang là người đã có hành vi trái pháp luật là điều khiển xe môtô phân khối lớn khi chưa đủ tuổi (15 tuổi) chính hành vi trái pháp luật này đã gây ra thiệt hại thực tế là làm bà Giỏi chết với lỗi vô ý Do vậy anh Giang có thể bồi thường thiệt hại.
Câu 9: Theo BLDS 2005 và Nghị quyết số 03, chi phí xây mộ và chụp ảnh cóđược bồi thường không? Nêu cơ sở pháp lí khi trả lời.
Trả lời:
Theo BLDS 2005 và Nghị quyết số 03, chi phí xây mộ và chụp ảnh không được bồi thường Cơ sở pháp lí là khoản 1 Điều 610 BLDS năm 2005 và khoản 2.2 mục II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP Theo khoản 1 Điều 610 thì phải bồi thường trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm; theo điểm b khoản 1 Điều 610, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm chi phí hợp lí cho việc mai táng Chi phí hợp lí cho việc mai táng được qui định cụ thể tại khoản 2.2 mục II Nghị quyết
số 03/2006/NQ-HĐTP, bao gồm: “các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần
thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoảnchi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung.Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốcmộ ” Như vậy, theo BLDS 2005 và Nghị quyết số 03 thì chi phí xây mộ và chụp
ảnh sẽ không được bồi thường.
Câu 10: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa phúc thẩm và củaTòa giám đốc thẩm liên quan đến chi phí xây mộ và chụp ảnh.
Trả lời:
Theo nhóm, hướng giải quyết của Tòa phúc thẩm là chưa hợp lí, còn hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm là hợp lí Vì căn cứ theo khoản 1 Điều 610 BLDS 2005 và khoản 2.2 mục II Nghị quyết số 03 thì các chi phí hợp lí cho việc mai táng không bao gồm chi phí về việc xây mộ, chụp ảnh Do đó, việc Tòa giám
Trang 12đốc thẩm không chấp nhận yêu cầu bồi thường về khoản chi phí này và hủy bản án phúc thẩm là hoàn toàn có căn cứ, phù hợp với qui định của pháp luật.
Tuy nhiên, xét về khía cạnh tín ngưỡng hoặc tập quán của một số địa phương thì theo nhóm cũng có thể xác định chi phí cho việc xây mộ là một chi phí cần thiết và hợp lí cho việc mai táng, nên chi phí cho việc xây mộ cũng có thể
Câu 11: Trong quyết định số 23, đoạn nào cho thấy Bình là người bị thiệt hại?Trả lời:
Đoạn cho thấy anh Bình là người bị thiệt hại là: “Vì vậy, Tòa án cấp sơ
thẩm, phúc thẩm xác định trong trường hợp này cả anh Bình, ông Dũng và anhKhoa cùng có lỗi gây ra vụ tai nạn trên và gây thiệt hại cho anh Bình…”
Câu 12: Ông Khánh có trực tiếp gây ra thiệt hại cho anh Bình không? Vì sao?Trả lời:
Ông Khánh không trực tiếp gây ra thiệt hại cho anh Bình Vì anh Khoa là người điều khiển ô tô gây ra tai nạn, ông Khánh chỉ là chủ sở hữu phương tiện nguy hiểm và là người đã giao tài sản cho anh Khoa sử dụng chứ không phải là người trực tiếp điều khiển phương tiện nguy hiểm gây ra thiệt hại cho anh Bình.
Câu 13: Tòa án buộc ông Khánh bồi thường cho anh Bình với tư cách nào? Vìsao?
Trả lời:
Tòa án buộc ông Khánh bồi thường cho anh Bình với tư cách là chủ sở hữu
nguồn nguy hiểm cao độ vì theo khoản 2 Điều 623 BLDS 2005 có quy định: “Chủ
sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm caođộ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì nhữngngười này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”
Câu 14: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án buộc ông Khánh bồi thường choanh Bình.
Trả lời:
Theo nhóm, hướng xét xử của Tòa Giám đốc thẩm là hoàn toàn hợp lý vì theo quy định của luật thì chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường
thiệt hại cho người bị thiệt hại Cụ thể là khoản 2 Điều 623: “Chủ sở hữu nguồn