1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng

89 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại Theo Luật Hòa Giải, Đối Thoại Tại Tòa Án. Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Hải Phòng
Tác giả Đỗ Thị Như Quỳnh
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Tiến Vinh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 21,33 MB

Nội dung

CHUONG 2: THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VE HÒA GIẢI TẠITOA ÁN VÀ THỰC TIEN ÁP DỤNG TAI TOA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHO HAI PHÒNG...----.--:--c55sccc-+2 Pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

DO THỊ NHƯ QUYNH

HOA BIẢI TRÙNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THUONG MẠI

THEO LUAT HOA GIAI, ĐI THOAI TAI TOA ÁN THUC TIEN AP DUNG

TẠI TOA AN NHÂN DÂN THÀNH PHO HAI PHONG

(Định hướng ứng dụng)

HÀ NOI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

DO THỊ NHƯ QUYNH

HOA GIẢI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHAP KINH DOANH THUONG MAI

THEO LUẬT HOA BIẢI, ĐỐI THOAI TAI TOA AN THUC TIEN AP DUNG

TẠI TOA AN NHÂN DAN THÀNH PHO HAI PHONG

Chuyén nganh: Luat Kinh té

Mã so: 8380101.05

(Định hướng ứng dung)

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYEN TIEN VINH

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của

riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trongbat kỳ công trình nào khác Các số liệu, vi du và trích dan trong

Luận văn đảm bao tính chính xác, tin cậy và trung thực Toi đã

hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc

gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật

xem xét dé tôi có thé bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Đỗ Thị Như Quỳnh

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục từ viết tắt

CHUONG 1: NHỮNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE HÒA GIẢI TRONG

1.1.

1.1.1.

1.1.2.

1.2.

1.2.1.

1.2.2.

1.3.

1.3.1.

1.3.2.

1.3.3.

1.4.

GIẢI QUYET TRANH CHAP KINH DOANH, THƯƠNG

MAI THEO LUẬT HÒA GIẢI, DOI THOẠI TẠI TOA ÁN

Khái niệm, đặc diém của hòa giải trong giải quyêt tranh chấp kinh doanh thương mại - 2-2 s£5£2S£+££+£x+zxezez Khai niGM hOAa Gia 0

Đặc điểm của hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh 010/901500)/2)00000771777 3141

Khái niệm, đặc điểm của hòa giải trong giải quyết tranh chấp Kinh doanh thương mại theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Khái niệm hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo Luật hòa giải đối thoại tại Tòa án -.-:

Đặc điểm của hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại theo Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án -2-5¿ 55c ©cccccrererrxerxee Vai trò của hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Đối với các bên tranh chấp kinh doanh thương mại

-DOi VOU TOa 1.007

DO1 VO1 XG NOL ố .

Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án ở một sô quôc gia trên thê giới -

-10

Trang 5

CHUONG 2: THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VE HÒA GIẢI TẠI

TOA ÁN VÀ THỰC TIEN ÁP DỤNG TAI TOA ÁN NHÂN

DÂN THÀNH PHO HAI PHÒNG . : c55sccc-+2 Pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh

thương mại theo Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Quy định về thẩm quyền của Tòa án trong Hòa giải giải quyết

tranh chấp kinh doanh thương mại theo Luật hòa giải đối thoại

tat t8 01177 + ằ ằ

Quy định về thủ tục hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh

doanh thương mại tại T0a án - + + ++E+svEEeeeeseeeseeerse

Thực tiễn áp dụng pháp luật về hòa giải trong giải quyếttranh chấp kinh doanh thương mại theo Luật Hòa giải, đốithoại tại Tòa án tại Tòa án nhân dân thành phó Hải Phong Khái quát về tô chức, hoạt động và thực trạng giải quyết tranh

chấp kinh doanh thương mại của Tòa án nhân dân thành phố

l0): 77

Các kết quả đạt được trong hòa giải trong giải quyết tranh chấp

kinh doanh thương mai theo Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa ántại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng -:Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân -2- 2-5 s25:

CHƯƠNG 3: CÁC KIÊN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại

theo Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án -5 :

Đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chiến

lược cải cách tư pháp và hoàn thiện thê chế kinh tế thị trường

Trang 6

3.1.2 Phù hợp với đòi hỏi từ thực tiễn và xu thế hội nhập quốc tẾ 673.1.3 Bảo đảm tôn trong các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động hòa

giải giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại - 68

3.2 Cac giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu qua hòa

giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại

theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án -5- 55: 70

3.2.1 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật - - 5555 «5 +s<<++s+++ 70

3.2.2 Các giải pháp về tô chức thực hiện 2 2 2 s+cx+zxerxcse¿ 72 3.3 Các giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu qua hòa giải trong giải

quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo Luật Hòa giải,

đối thoại tại Tòa án tại Tòa án nhân dân thành phó Hải Phòng 75 KET LUẬN - 2552 SE EE2EEEEEEEEE212211211211211211 1111.1111121 11 x1 xe 76 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2-22-5552 x22 78

Trang 7

DANH MỤC TU VIET TAT

BLTTDS: Bộ luật tổ dụng dân sự

HĐXX: Hội đồng xét xử

HTND: Hội thâm nhân dân

KDTM: Kinh doanh thuong mai

QD: Quyét dinh

TAND: Toa án nhân dân

TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao

TCKDTM: Tranh chấp kinh doạnh thương mạiUBND: Ủy ban nhân dân

Trang 8

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Khi các quan hệ thương mại càng phát triển đa dạng và phức tạp, tranhchấp xảy ra là điều tất yếu Đề giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thươngmại các bên cần phải lựa chọn một phương thức giải quyết tranh chấp phùhợp dựa trên các yêu tố như mục tiêu đạt được, mối quan hệ giữa các bên,

thời gian và chi phí Pháp luật Việt Nam công nhận các phương thức giải

quyết tranh chấp trong kinh doanh sau: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và

tòa án Theo đó khi xảy ra tranh chấp các bên có thé trực tiếp thương lượng dé

giải quyết với nhau, trường hợp không thương lượng được thì có thê thực hiện

sự trợ giúp của bên thứ ba thông qua hòa giải, trọng tài hoặc tòa án Mỗi

phương thức đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng nhưng nhìn chung

đều hướng tới việc giải quyết xung đột giữa các bên, bảo vệ lợi ích hợp pháp

và chính đáng của các bên tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại.

Trong suốt quá trình phát triển đất nước cũng như kinh nghiệm được đúc kết từ nhiều quốc gia, có thể thấy hòa giải đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là nhu cầu và đòi hỏi của xã hội để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong đời sống Với cách thức giải quyết thân thiện, dựa trên sự đồng thuận của các bên, ngoài việc hàn gắn những mâu thuẫn đang diễn ra, hòa giải còn góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân, ngăn ngừa các tranh chấp

có thể phát sinh trong tương lai, xây dựng khối đại đoàn kết trong nhân dân, đảm bao an ninh và trật tự xã hội Hòa giải là một biện pháp truyền thống dé giải quyết các tranh chấp Khi có tranh chấp xảy ra, các bên thường cố gắng

tự thương lượng, trao đổi với nhau hoặc tìm đến người thứ ba dé hỗ trợ cho

các bên nhằm tìm ra giải pháp thích hợp cho việc giải quyết xung đột, chấm

dứt các tranh chấp, bất hòa Với các trường hợp khi có tranh chấp xảy ra mà các bên không thê tự thương lượng để giải quyết vụ việc thì có thể nhờ Tòa án

Trang 9

đứng ra làm bên thứ ba để hòa giải vụ án theo quy định của pháp luật Hiện

nay, pháp luật tố tụng dân sự ghi nhận hòa giải là nguyên tắc cơ bản trong

hoạt động tố tung dân sự Day cũng là thủ tục tố tụng mà Tòa án và các đương

sự có trách nhiệm tiễn hành dé giải quyết vụ án dân sự

Việc nâng cao hiệu quả công tác hòa giải, đối thoại trong giải quyết cáctranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án của Tòa án nhân dân tối cao đãbám sát quan điểm chỉ đạo của Đảng cũng như các quy định của pháp luật TạiNghị quyết số 49-NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cảicách tư pháp đến năm 2020 đã dé ra nhiệm vụ “ Khuyén khích việc giải quyếttranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; Tòa án hỗ trợ băng

quyết định công nhận việc giải quyết đó.” Thực tiễn pháp luật Việt Nam cũng cho thấy có nhiều quy định nhằm khuyến khích, tăng cường hòa giải, đối thoại.

Tại khoản 2 Điều 3 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “cá nhân, pháp

nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở

tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận Mọi cam kết thỏa thuận không vi phạmđiều cắm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với cácbên và phải được chủ thé khác tôn trong: và Điều 10 của Bộ luật Tổ tụng dân

sự năm 2015 quy định: “Toa án có trách nhiệm tiễn hành hòa giải và tạo điều

kiện thuận lợi dé các đương sự thỏa thuận về việc giải quyết vụ việc dân sự”.

Hòa giải gan với Tòa án bắt đầu được thí điểm tại Việt Nam từ đầu năm

2018, Hải Phòng là thành phố đầu tiên được lựa chọn dé áp dụng thí điểm hòa

giải, đối thoại tại Tòa án Cụ thể, ngày 22/01/2018 TANDTC đã ban hành kế

hoạch số 11/KH-TANDTC về triển khai thí điểm đổi mới tăng cường hòa giải,đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự, hành chính tại Hải Phòng Từ khithực hiện thí điểm, TANDTC đã đưa ra Đề án về đổi mới, tăng cường hòagiải, đối thoại tại Trung tâm hòa giải, đối thoại được thí điểm về giải quyết

các vụ án dân sự, hành chính.

Trang 10

Trên co sở đồ Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án được Quốc Hội thông

qua ngày 16/6/2020 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 Đây là một đạo luật

mới được ban hành, trong quá trình áp dụng pháp luật và thực tiền chắc chan

sẽ có những ưu điểm, những bat cập và hạn chế, do đó cần được đánh giá

khách quan, tông quát dé làm cơ sở nghiên cứu, ứng dụng trong thực tiễn

Thành phố Hải Phòng là thành phố trực thuộc trung ương, có dân số

đông, hoạt động kinh tế, xã hội rất sôi động Chính vì vậy trong những năm

vừa qua, tình hình tranh chấp kinh doanh thương mại đã được giải quyết tạiTòa án nhân dân thành phố Hải Phòng là rất lớn Những thực tiễn giải quyếttranh chấp kinh doanh thương mại cũng như thực tiễn hòa giải, đối thoại tạiTòa án trên địa bàn thành phố Hải Phòn trong thời gian qua, là những kinh

nghiệm quý báu của cả nước.

Từ những sự phân tích nêu trên, học viên quyết định chọn vấn đề:

“Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án Thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng”, làm luận văn thạc sĩ của mình.

2 Tình hình nghiên cứu luận văn

Trong những năm vừa qua, cùng với việc nghiên cứu về vấn đề giảiquyết tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung và hòa giải trong giảiquyết tranh chấp kinh doanh thương mại nói riêng đã có một số tác giả nghiên

cứu đề cập đến, như:

* Những công trình nghiên cứu về hòa giải, đối thoại tại Tòa án:

Tác giả Nguyễn Hòa Bình - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với bài

viết “Xây dựng một thiết chế hòa giải, đối thoại tại Tòa án phù hợp với văn hóa truyền thống Việt Nam và bắt kịp xu thé thời dai” dang trén Tap chi dan

van s6 4/2019

Tác gia Tống Anh Hào - Nguyên Pho Chánh án Tòa án nhân dân tối

Trang 11

cao với bài viết “ Kinh nghiệm đối với việc thực hiện thí điểm hòa giải, đốithoại tại Tòa án và một số kiến nghị” đăng trên Tạp chí Tòa án, số 13 (ky I

thang 7/2019).

Gần đây hon, tác giả Nguyễn Thúy Hiền — Nguyên Phó Chánh án Tòa

án nhân dân tối cao trong bài viết “Đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại

trong giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dan” đăng trên Báo Công lý, số Xuân Ky Hợi.

* Các công trình nghiên cứu về giải quyết tranh chấp kinh doanh

thương mại:

Luận án Tiến sĩ luật học “Pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế bằng

con đường Tòa án ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Kim Vinh Luận án

Tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật năm 2002; Luận văn Thạc sĩ luật

học “Giải quyết vụ án kinh doanh thương mại tại Toa an” của Phạm Thị Huệ

Luận văn Thạc sĩ, Học viện Khoa học Xã hội năm 2011 Luận án Tiến sĩ luật

học “Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam” của

tác giả Đào Thị Xuân Lan Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2013; Luận án

Tiến sĩ luật học “Hoàn thiện pháp luật về tài phán kinh tế ở Việt Nam hiệnnay” của Nguyễn Thị Hoài Phương Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3/2010,tr.74-79 cũng dé cập đến giải quyết tranh chấp KDTM Luận án Tiến sĩ luật

học “Giai đoạn giải quyết sơ thẩm vụ án kinh tế theo pháp luật Việt Nam” của

tác giả Đoàn Đức Lương Viện Nhà nước và pháp luật năm 2009.

* Các công trình nghiên cứu về hòa giải trong giải quyết tranh chấp

kinh doanh thương mại:

“Hòa giải, thương lượng trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa

án ở Việt Nam”, Tác giả Trần Đình Hảo, năm 2000; “Hòa giải thương mại và

xu hướng phát triển tại Việt Nam”, Tác giả Nguyễn Thị Minh, Phó vụ trưởng

Vụ Bồ trợ Tư pháp, Bộ Tư pháp, năm 2011; “Hoàn thiện cơ chế hòa giải ở

Việt Nam - Bài học từ kinh nghiệm các nước”, Lê Thị Hoàng Thanh, năm

Trang 12

2012 Luận án tiến sĩ Luật học: "Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế

tại Tòa án ở Việt Nam”, của Đào Thị Xuân Lan, Viện Nghiên cứu Nhà nước

và Pháp luật, Hà Nội, 2004; Luận văn thạc sĩ Luật học: "Chế định hòa giải trong pháp luật 16 tung dân sự Việt Nam”, cua Bui Anh Tuấn, Khoa Luật -

Đại học Quốc gia Ha Nội, 2014; Luận văn thạc sĩ Luật học: "Kỹ năng giải

quyết tranh chấp dân sự bang hòa giải", của Trần Thị Quynh Nga, Khoa

Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017

Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án được Quốc Hội khóa XIV thông qua

ngày 16/6/20220 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, đây là một đạo luật mới

do đó còn chưa có nhiều tác giải nghiên cứu về vấn đề hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án, đặc biệt nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn cụ thé là thành phố Hải Phòng Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài

của học viên có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục dich nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo Luật hòa giải đối thoại tại Tòa

án luận văn có mục đích đề xuất ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả

hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án trong thời gian tới.Đồng thời nghiên cứu tình hình thực tiễn áp dụng các quy định của Luật Hòa

giải, đối thoại tại Tòa án trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mai

tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu nêu trên, dé tài có những nhiệm vụ

nghiên cứu sau:

Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp

kinh doanh thương mại của Tòa án và hòa giải tranh chấp kinh doanh

Trang 13

thương mại theo Luật hòa giải đối thoại tại tòa án như khái niệm, đặc điểm,

nội dung, ý nghĩa

Thứ hai, Nghiên cứu thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn

áp dụng việc hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mạitheo quy định của Luật hòa giải đối thoại tại Tòa án trên địa bàn thành phốHải Phòng, từ đó đánh giá được những ưu điểm, những hạn chế, tồn tại và

nguyên nhân.

Thứ ba, đưa ra các giải pháp nham tăng cường hiệu quả hòa giải

tranh chấp kinh doanh thương mại theo Luật hòa giải đối thoại tại tòa án

trong thời gian tới.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy định pháp luật về hòa giải tranh

chấp kinh doanh thương mại theo Luật hòa giải đối thoại tại Tòa án và thựctrạng áp dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ các vấn

đề lý luận, đặc điểm và nội dung cơ bản về hòa giải tranh chấp kinh doanh

thương mại theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án ở Việt Nam và thực tiễn

áp dụng tại TAND thành phó Hải Phòng Luận văn không nghiên cứu dàn trải

đối với các phương thức giải quyết tranh chấp khác như thương lượng, trọngtài và cũng không nghiên cứu các phương thức hòa giải tranh chấp thương

mại nói chung.

Về mặt thực tiễn luận văn tập trung nghiên cứu phạm vi áp dụng pháp

luật về hòa giải tại Tòa án nhân dân thành phó Hải Phòng.

Về thời gian luận văn nghiên cứu kết quả thực hiện trong thời hạn 4 năm từ 2018 đến 2021.

Trang 14

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Vẻ phương pháp luận, Luận văn sử dung phương pháp luận duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác — Lénin, cùng với đó là việc vận

dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách

pháp luật của Nhà nước về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam.

vẻ phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích va tổng hợp: Day là phương pháp được sử dụng

xuyên suốt trong tất cả các chương của luận văn phục vụ phân tích các khái

niệm, các quy định của pháp luật, các số liệu được đề cap,

Phương pháp so sánh: Luận văn sử dụng phương pháp này dé so sánh vớimột số quy định của pháp luật về hòa giải gắn với Tòa án so với các hình thứchòa giải khác, phương pháp này sử dụng chủ yếu ở chương 1 của luận văn

Phương pháp diễn giải quy nạp: Được sử dụng trong luận văn dé trích

dẫn các nội dung liên quan và diễn giải các số liệu Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của luận văn.

Phương pháp phân tích số liệu và phân tích trường hợp được áp dụng

chủ yếu trong Chương 3 để làm sáng tỏ thực trạng việc áp dụng giải quyết

tranh chấp bằng phương pháp hòa giải gắn Tòa án ở Việt Nam

Phương pháp phỏng đoán khoa học: Phương pháp này được sử dụng

chủ yếu tại Chương 3 để đề xuất những giải pháp cho việc hoàn thiện quy

định pháp luật.

6 Kết quả nghiên cứu của luận văn

Về mặt lý luận, luận văn là công trình khoa học được nghiên cứu

chuyên sâu về các van đề pháp lý nhằm đảm bao tính an toàn, hợp pháp cho

hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mai trong giai đoạn hiện nay, từ đó,góp phần làm rõ phương pháp hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn sẽ là công

Trang 15

trình khoa học có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập vềhòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại Đồng thời Luận văn có thể sửdụng như nguồn tư liệu nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện hệ thống phápluật cũng như nâng cao hiệu quả cơ chế thực thi pháp luật về hòa giải tranhchấp kinh doanh thương mại tại Tòa án trong thời gian tới.

Các cơ quan nhà nước, các nhà làm luật hoặc Tòa án có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của luận văn để đề xuất những giải pháp với cơ quan chức năng đề nâng cao hiệu quả của công tác hòa giải gắn với Tòa án.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phan mở đầu, kết luận và danh mục tai liệu tham khảo, luận vănđược kết cầu thành 03 chương, cụ thé:

Chương 1: Những van dé lý luận về Hoa giải trong giải quyết tranhchấp kinh doanh thương mại theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Chương 2: Pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và thực tiễn áp dụng tại

TAND thành phố Hải Phòng

Chương 3: Yêu cau, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu

quả hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo Luật

Hòa giải, đôi thoại tại Tòa án.

Trang 16

CHƯƠNG 1NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE HÒA GIẢI TRONG GIẢI QUYẾT

TRANH CHAP KINH DOANH, THUONG MẠI THEO LUẬT

HÒA GIẢI, ĐÓI THOẠI TẠI TÒA ÁN

1.1 Khái niệm, đặc điểm của hòa giải trong giải quyết tranh chấp

kinh doanh thương mại

1.1.1 Khải niệm hòa giải

Theo từ điển Tiếng Việt: Hòa giải là giải quyết các tranh chap, bất đồng

giữa hai hay nhiều bên tranh chấp bằng việc các bên dàn xếp, thương lượng

với nhau có sự tham gia của bên thứ ba (không phải là bên tranh chấp)

Như vậy, trong bat cứ tình huống nào thì hòa giải được xác định là có

sự can thiệp của bên thứ ba, tạo điều kiện cho các bên bất đồng hoặc có tranh chấp đưa ra được những ý kiến thống nhất, đạt được những hiệu quả mong muốn và giữa các bên có tranh chấp, có bất đồng không còn mâu thuẫn.

1.12 Đặc điểm của hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh

Trong hoạt động thương mại, các bên vừa hợp tác đồng thời vừa cạnh tranh nhau đề đạt được nhũng mục đích đề ra Việc hòa giải trong giải quyết tranh

chấp kinh doanh, thương mại có thể được thực hiện theo Nghị định22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ quy định về Hòa giải thươngmại hoặc có thê thực hiện theo Bộ luật Tố tụng dân sự hoặc Luật Hòa giải, đối

thoại tại Tòa án.

Trang 17

Thứ hai, trong quá trình hòa giải mâu thuẫn (bat đồng hay xung đột) vềquyền và nghĩa vụ giữa các bên, bắt buộc phải có bên thứ 3 tham gia hòa giải,

có thé đó là cá nhân các hòa giải viên, hoặc của tập thé Hội đồng xét xử nếucác bên hòa giải theo trình tự thủ tục tố tụng dân sự

Thứ ba, kết quả hòa giải thành mang lại nhiều lợi ích cho các bên đang xảy

bớt thời gian, chi phi, vẫn giữ được tinh cảm trong quan hệ xã hội Đặc biệt

giảm lớn chi phí cho việc thực hiện thi hành án trong trường hợp vụ việc

không hòa giải được.

Thứ tu: Trong trường hợp các bên có tranh chấp cần ghi nhận kết quả của việc hòa giải thành, pháp luật vẫn có quy định cụ thé cho việc ghi nhận

kết quả hòa giải thành theo Bộ luật Tố tụng dân sự (Công nhận kết quả hòa

giải thành ngoài Tòa án) hoặc được ghi nhận như một giai đoạn giải quyếttranh chấp theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

1.2 Khái niệm, đặc điểm của hòa giải trong giải quyết tranh chấp

Kinh doanh thương mại theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

12.1 Khái niệm hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh

thương mai theo Luật hòa giải đối thoại tại Tòa án

Hòa giải là một biện pháp truyền thống để giải quyết các tranh chấptrong đời sông xã hội Tuy nhiên, van có nhiều định nghĩa và cách hiểu khácnhau Theo từ điển Luật học, hòa giải là tự chấm dứt việc xích mích, tranh

chấp giữa các bên băng sự thương lượng với nhau hoặc qua sự trung gian của một người khác Hòa giải thành thì giữ gìn được sự đoàn kết giữa các bên,

10

Trang 18

tránh được việc kiện tụng kéo đài, tốn kém và những trường hợp chỉ vì mâuthuẫn nhỏ mà biến thành việc lớn Khoản 1 Điều 2 Luật hòa giải cơ sở năm

2013 quy định:

Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên

đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn,

tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật nay

Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 22/2017/ND -về CP ngày 24- 02- 2017 củaChính phủ về hòa giải thương mại quy định:

Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương

mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm

trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của

Nghị định này.

Như vậy, từ những khái niệm, giải thích từ ngữ nói trên có thể hiểu hòa

giải là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân với tư cách là người thứ ba (người hòa giải) hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên có tranh chấp tự nguyện thỏa

thuận giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp dân sự một cách ôn thỏa

Hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án là một giai đoạn đặc thù Hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án là phương thức tố tụng mang tính chất quyền lực công (quyền lực tư pháp),

giống như bản chất của việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, lúc nàyHòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án là một phương thức tố tụng

đặc thù Bên cạnh việc đảm bảo bản chất của việc hòa giải giữa các bên như:

Quyền tự do ý chí, quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp vẫn

được tôn trọng trong quá hòa giải trình tại Tòa án: Các bên có quyền chủ

động yêu cầu Tòa án hòa giải; Các bên có quyền chủ động đưa ra các chứng

cứ, lập luận dé thương lượng, dam phan trên cơ sở hướng dẫn của Tòa án;

Các bên có quyền thỏa thuận về phương thức giải quyết tranh chấp và vụ

11

Trang 19

việc sẽ được kết thúc bằng việc Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó Đồngthời, mỗi bên cũng có quyền không chấp nhận các đề xuất của bên kia.Trong trường hợp đó, hòa giải được coi là không thành và vụ án sẽ được tiếptục giải quyết theo trình tự tố tung do Thâm phán điều hành theo quy định

của Bộ luật Tổ tụng dân sự (BLTTDS).

Bên cạnh đó, Hòa giải trong giải quyết tranh chấp KDTM theo Luật

Hòa giải, đối thoại tại Tòa án đã bé sung thêm các đặc tính ưu việt như: Quyền định đoạt của các bên không bị hạn chế ở phạm vi nhất định do sự

chuyên giao mang tính bắt buộc với tính chất là một thủ tục tố tụng, một giaiđoạn tố tụng theo luật định; từ hòa giải viên độc lập do các bên tự lựa chọn vàtrao cho những quyền hành động nhất định sang hòa giải viên đương nhiênđược công nhận bởi Thâm phán, đại diện cho quyền lực công dé thực hiện

quá trình hòa giải theo cách thức phù hợp pháp pháp luật tố tụng.

Bằng việc ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành giữa các bên

tranh chấp, Tòa án đã xác lập hiệu lực pháp lý cho những thỏa thuận riêng của các bên Sự bảo đảm thi hành bang quyền lực công đối với những thỏa thuận

mang tính chất riêng tư, tự nguyện là đặc điểm đặc thù của hòa giải trong tốtụng tư pháp so với hòa giải độc lập (hòa giải ngoài tố tụng) Có thé nhận thaymột số ưu điểm và hạn chế của hòa giải tại tòa án như sau:

Về wu điểm

- Đảm bảo quyền và lợi ích của các bên tham gia phiên hòa giải giải

quyết tranh chap Các bên tranh chấp căn cứ trên quy định cơ bản dé đưa ra những yêu cầu hop lý tại buổi hòa giải Trinh bày những yêu cầu cụ thé, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu đó Các yêu cầu này được ghi nhận trong

biên bản hòa giải và trong trường hợp hòa giải thành thì được đảm bảo thực

hiện bang cơ quan chế tai mang quyền lực nhà nước

Đây là phương pháp tôi ưu để giải quyết tranh chấp mà vẫn ràng buộc

12

Trang 20

các bên Sau khi hòa giải đạt kết quả thì bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa

vụ của mình Trong trường hợp các bên không thực hiện theo cam kết, mặc dùtòa án ra quyết định công nhận thỏa thuận thì các quyết định này sẽ được đảmbảo thi hành bởi các cơ quan quyền lực nhà nước Hòa giải giúp các bên giữ

được mỗi quan hệ lâu dai, giảm bớt căng thang và duy trì việc hợp tác.

- Đảm bảo tính bí mật trong kinh doanh của các bên tham gia hòa giải.

Vì tại buổi hòa giải, các bên có quyền thương lượng, thỏa thuận với nhau dưới

sự chủ trì của Hòa giải viên Các bên không được ghi chép, không lập biên

bản ngoài trừ biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, do đó các bí mật kinh doanhcủa các bên tham gia hòa giải đều được đảm bảo

Về hạn chế

- Thời gian giải quyết kéo dai ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các

bên Đối với vụ án kinh doanh thương mại, thời gian chuẩn bị xét xử ngắn nhưng trường hợp vụ án phức tạp hoặc có sự cố tình của các bên làm cho việc giải quyết tranh chấp kinh danh thương mại kéo dài ảnh hưởng đến quyền lợi của bên còn lại Mặc dù quy định tại Luật Hòa giải đối thoại là thời hạn giải quyết một vụ việc là 20 ngày ké từ ngày chỉ định Hòa giải viên, trong những

vụ việc phức tạp có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, trường hợp các bêntham gia hòa giải đề nghị kéo dài thì thời gian kéo dai không quá 2 tháng Tuynhiên, trong một số vụ việc, các bên tham gia không thỏa thuận được toàn bộnội dung vụ án thì lại phải quay vòng lại giải quyết vụ việc theo quy định củaBLTTDS, điều đó làm kéo dài tổng thời gian giải quyết vụ việc

- Chủ đạo trong quá trình hòa giải theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa

án là các Hòa giải viên Theo quy định tại Điều 10 của Luật Hòa giải đối thoại

tại Tòa án thì Điều kiện bổ nhiệm hòa giải viên đó là đã là thẩm phán, Thamtra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát,Chấp hành viên Thi hành an dân sự, Thanh tra viên; luật sư, chuyên gia, nhà

13

Trang 21

chuyên môn khác có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác;người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cu Nhưng hiện nay, các Hòa giải viên của Tòa án đều là những cán bộ, côngchức công tác trong ngành pháp luật và đã nghỉ hưu nên hầu như tuổi đều đã

cao, việc sử dụng công nghệ thông tin cũng như quá trình xây dựng hồ sơ hòa

giải còn chậm, chưa đáp ứng được quá trình hòa giải tại Tòa án.

1.2.2 Đặc điểm của hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại theo Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định Tòa án có trách nhiệm tiễn

hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi dé các đương sự thỏa thuận với nhau

về việc giải quyết vụ án dân sự Như vậy, trừ trường hợp những vụ án dân sự

không được hòa giải hoặc không thể hòa giải, sau khi đơn khởi kiện được thụ

lý, trong thời hạn chuẩn bị xét xử, việc hòa giải là thủ tục bắt buộc đối với vụ

án được giải quyết theo thủ tục thông thường Đối với vụ án hòa giải thành,Tòa án ban hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong

thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành Đối với vụ án giải

quyết theo thủ tục rút gọn, việc hòa giải thực hiện tại phiên tòa

Theo quy định tại Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 quy

định về hòa giải thương mại thì, hòa giải thương mại được xác định là phươngthức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giảiviên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp

Theo Luật hòa giải đối thoại tại Tòa án quy định “Hỏa giải tại Tòa án

là hoạt động do Hòa giải viên thực hiện trước khi Tòa án thụ lý vụ việc dân

sự theo quy định của pháp luật to tụng dân sự, nhằm hỗ trợ các bên thỏa

thuận, thong nhất giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của luật này”.

Từ khái niệm về hòa giải tại Tòa án nêu trên, chúng ta có thê thấy, Hòagiải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo Luật Hòa giải,

đôi thoại tại Toa án có những đặc điêm như sau:

14

Trang 22

Thứ nhất: Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mạitại Tòa án theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án được tiến hành bởi Hòagiải viên Nó khác biệt với hòa giải tại Tòa án theo Bộ luật Tố tụng dân sự đó

là hòa giải theo tố tụng được tiến hành bởi Tham phán trước khi mở phiên tòa

hoặc việc hòa giải được tiễn hành bởi Hội đồng xét xử tại phiên tòa.

Thứ hai: Hòa giải theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án vừa phải tuân

thủ Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án nhưng cũng phải tuân thủ các quy định

của pháp luật tố tụng dân sự Như vậy, chúng ta xác định rằng, hòa giải theo

Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án là một phương thức đặc thù, một cơ chế

mở rộng của pháp luật Tổ tụng dân sự

Thứ ba: Hòa giải tai tòa án theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa ánnhăm mục đích hỗ trợ cho các bên tham gia hòa giải được thỏa thuận, thốngnhất cùng nhau, cùng tìm ra tiếng nói chung dé giải quyết toàn bộ vụ việc có

tranh chấp Như vậy, qua đặc điểm này ta thấy, hòa giải ở giai đoạn nào, ở đâu cũng thế, đó là một phương thức tiến hành giải quyết tranh chấp thông qua một đối tượng trung gian dé có thé tiệm cận gần hơn tiếng nói chung của hai bên, mục đích cuối cùng là dé giải quyết tranh chấp mà không quá ôn ào.

Thứ tr: Phương thức hòa giải, đối thoại được tiến hành linh hoạt, phùhợp với tình hình thực tế, đặc điểm của mỗi loại vụ việc được ghi nhận là mộtnguyên tắc hòa giải, đối thoại tại tòa án Phương thức linh hoạt thé hiện linhhoạt ở địa điểm, thời gian Luật cho phép Hòa giải viên có thể tiến hành hòagiải ngoài giờ hành chính, có thể hòa giải ngoài trụ sở Tòa án để đạt đượchiệu quả cao nhất

Thứ nam: Kết quả hòa giải thành sẽ được chuyển sang Thâm phan dé ban hành Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành giữa các bên tham gia

hòa giải và có hiệu lực như một bản án, quyết định của Tòa án Đặc điểm nay

là ưu điểm nỗi bật hơn so với quy định tại Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày

15

Trang 23

24/02/2017 quy định về hòa giải thương mại Theo quy định tại Nghị định số22/2017/NĐ-CP thì sau khi các bên hòa giải thành thống nhất thì chỉ được ghinhận bằng một biên bản, có chữ ký của các bên tham gia hòa giải và của hòa

giải viên Việc biên bản hòa giải này tính hiệu lực thi hành không cao, vẫn phụ

thuộc vào ý chí tự nguyện thi hành của các bên tham gia hòa giải Trong khi đó

Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành của các bên tham gia hòa giải

theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được

ban hành và thực hiện theo thủ tục Thị hành án dân sự.

1.3 Vai trò cia hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh

thương mại theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa an

1.3.1 Đối với các bên tranh chấp kinh doanh thương mại

Sự linh hoạt trong thủ tục giúp tiết kiệm công sức và thời gian cho cácbên tham gia hòa giải, thể hiện ở những đặc điểm sau đây: Thi nhất, các bên

có quyền lựa chọn Hòa giải viên cho vụ việc của mình; Các bên có quyền lựa

chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thâm quyền

giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; trường hợp thuộc thâm quyên giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện thì có thé lựa chọn Hòa giải

viên của Tòa án nhân dân cấp huyện khác trên cùng phạm vi địa giới hànhchính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh Quyền lựa chọn Hòa giải viên đã tăng

thêm sự chủ động và sự tin tưởng vào Hòa giải viên của các bên tham gia hòa

giải, đối thoại, làm tăng cơ hội hòa giải thành, đối thoại thành Thi? hai, các

bên có thể chủ động sắp xếp thời gian, địa điểm, hình thức hòa giải, đối thoại phù hợp: Hòa giải viên có thể gặp gỡ các bên trong giờ hành chính hoặc ngoài

giờ hành chính, tai trụ sở hoặc ngoài trụ sở Toa án phù hợp với hoàn cảnh,

nhu cầu của các bên Phiên hòa giải, đối thoại có thể được thực hiện băng

hình thức trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác theo đề nghị của cácbên Riêng phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại thì tổ chức tại trụ sở

16

Trang 24

Tòa án có thâm quyên giải quyết vụ việc, có sự tham gia của Tham phán 7#

ba, hòa giải, đôi thoại được tiến hành nhanh chóng và dành quyền chủ độngcho các bên Theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, thời gian

từ lúc Tòa án nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đến lúc chỉ định Hòa giải viên

là khoảng 15 ngày Thời han hòa giải, đối thoại là 20 ngày kể từ ngày Hòagiải viên được chỉ định; đối với vụ việc phức tạp, thời hạn này có thể được

kéo dài nhưng không quá 30 ngày; các bên có thé thống nhất kéo dai thời hạn hòa giải, đối thoại, nhưng không quá 02 tháng Như vậy, tông thời gian giải

quyết trung bình của một vụ việc thông qua hòa giải, đối thoại là khoảng 02

tháng Việc kéo dài thời gian chỉ trong trường hợp các bên tham gia hòa giải,

đối thoại thống nhất yêu cầu Các bên cũng có quyền chấm dứt việc hòa giải,đối thoại vào bat cứ lúc nao

Đối với các bên tham gia hòa giải thì việc hòa giải tại Tòa án theo Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án đảm bảo bí mật thông tin cho các bên

Về nguyên tắc, các thông tin trong hòa giải, đối thoại được bảo mật: Hòa giải viên, các bên, cơ quan, tô chức, cá nhân khác được mời tham gia hòa giải, đối thoại không được tiết lộ thông tin mà mình biết được trong quá trình

hòa giải, đối thoại, trừ khi có sự đồng ý của các bên Trong quá trình hòa giải,đối thoại không được ghi âm, ghi hình, ghi biên bản hòa giải, đối thoại Việclập biên bản chỉ được thực hiện dé ghi nhan két qua hoa giai, đối thoại theoquy định của Luật này Hòa giải viên, các bên chỉ được ghi chép đề phục vụ

cho việc hòa giải, đối thoại và phải bảo mật nội dung đã ghi chép.

Nguyên tắc bảo mật thông tin trong hòa giải, đối thoại xuất phát từ bản chat của hòa giải, đối thoại là dành quyền tự quyết, tự định đoạt việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện cho các bên tham gia hòa giải, đối thoại Hòa

giải viên đóng vai trò trợ giúp cho các bên như phân tích tính hiệu quả, khả

thi của từng phương án, giải pháp giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành

17

Trang 25

chính; hỗ trợ các bên đạt được sự thỏa thuận, thống nhất Cũng từ sự bảo mật

thông tin giúp các bên có thể cởi mở, bày tỏ tất cả những tâm tư, nguyện vọng

để cảm thông, chia sẻ với nhau Đây là chìa khóa cho hòa giải thành, đối thoạithành và là ưu việt lớn của hòa giải, đối thoại so với phương thức giải quyết

công khai theo tố tụng dân sự, hành chính.

1.3.2 Đối với Tòa án Ngay sau khi Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án có hiệu lực pháp luật hiệu quả đầu tiên mà Luật này mang lại cho Tòa án các cấp đó chính là đã

giảm thiêu được một số lượng án phải thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng, từ

đó giảm bớt khối lượng công việc thực tế cho thâm phán, thư ký Hiện Luậthòa giải, đối thoại tại Tòa án đã và đang được người dân trên địa bàn thànhphố quan tâm, tìm hiểu; rất nhiều đương sự đã lựa chọn hòa giải viên giải

quyết đơn khởi kiện của mình sau khi được tuyên truyền về Luật hòa giải, đối

thoại tại Tòa án.

Sau khi áp dụng Luật trong quá trình giải quyết các tranh chấp, kết quả hòa giải thành giúp giải quyết triệt dé, hiệu qua các tranh chap mà không phải

mở phiên tòa xét xử; kết quả hòa giải thành phần lớn được các bên tự nguyện

thi hành; vụ việc không phải trải qua thủ tục sơ thâm, phúc thâm, giám đốcthâm theo quy định của các luật tố tụng; tiết kiệm chỉ phí, thời gian cho hệthống Tòa án các cấp

1.3.3 Đối với xã hội

Việc hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mai tại tòa án theo Luật

Hòa giải, đối thoại tại Tòa án đã có vai trò to lớn trong xã hội.

Thứ nhất: Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án đã làm nâng cao hiệu quả giải quyết

các tranh chấp kinh doanh thương mại trong xã hội Từ đó dẫn đến việc cácbên tham gia hòa giải đã tìm ra được phương án thống nhất dé giải quyết

18

Trang 26

tranh chấp, tự nguyện thi hành án mà không cần phải dùng đến quyền lực Nhànước cưỡng chế thi hành án.

Thứ hai: Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mạitheo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án đã hàn gắn và duy trì mối quan hệ tốt

đẹp giữa các bên Với sự hỗ trợ của Hòa giải viên giàu tâm huyết và năng lực, các bên có thé giãi bày những tâm tư, nguyện vọng của mình và dần tháo gỡ các mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên, hàn gắn và duy trì mối quan hệ tốt đẹp

trong gia đình, bạn bè, tình làng nghĩa xóm, quan hệ đối tác Đây là ý nghĩarất lớn của hòa giải, đối thoại mà phương thức giải quyết tranh chấp bang conđường tổ tụng không có được Ngay ca trong trường hợp hòa giải, đối thoạikhông thành thì thông qua hòa giải, đối thoại, các bên đã được Hòa giải viêngiải thích quyền và nghĩa vụ, các bên đã hiểu hơn về quyền và nghĩa vụ củamình dé tham gia tố tụng một cách tích cực và hiệu quả hơn

Thứ ba: Kết quả hòa giải thành, đối thoại thành được Tòa án công nhận

và có hiệu quả thi hành cao Kết quả hòa giải thành, đối thoại thành được Tòa

án công nhận bằng thủ tục nhanh gọn và có giá trị thi hành như bản án khi có yêu cầu của các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án Các bên không

phải trả lệ phí cho thủ tục xét công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoạithành tại Tòa án Thực tiễn thí điểm cho thấy, kết quả giải quyết tranh chấpbăng hòa giải, đối thoại thường được các bên tự nguyện thi hành, thậm chí làthi hành ngay tại phiên hòa giải do các bên tự thỏa thuận, thống nhất phương

án giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.

Trong tổ tụng, bên phải thi hành án thường không tự nguyện thi hành bản án Hàng năm, cơ quan thi hành án giải quyết được khoảng 60% so với tổng số phải thi hành Số bản án không có điều kiện thi hành án chiếm

khoảng hơn 20%.

Như vậy, việc thi hành quyết định công nhận kết quả hòa giải thành,

19

Trang 27

đối thoại thành thường nhanh chóng và hiệu quả cao hơn so với việc thi hành

Theo pháp luật Singapo

Như Singapo, tháng 1 năm 1998, Luật về Trung tâm hòa giải cộng

đồng có hiệu lực Bộ pháp luật giám sát các trung tâm này và vẫn giữ vai tròthúc đấy hòa giải Các sáng kiến thúc day hòa giải khác được đưa ra bởi Vănphòng Tổng Công tố viên, theo đó, tat cả các cơ quan nhà nước nên sử dụnghòa giải là sự lựa chọn đầu tiên để giải quyết tranh chấp và trong các hợp

đồng của Chính phủ cần có điều khoản về giải quyết tranh chấp tại Trung tâm

hòa giải Singapo.

Điều ấn tượng nhất trong quá trình phát triển của hòa giải ở

Singapore là tốc độ triển khai các chương trình hòa giải Chỉ trong một thời

gian ngắn, hòa giải đã nhanh chóng trở thành một phương thức giải quyếttranh chấp được sử dụng rộng rãi bởi Tòa án, các cơ quan nhà nước, doanh

nghiệp và các cá nhân.

Ở Singapore có hai loại hình hòa giải chủ yếu là hòa giải gắn với Tòa

án (court-annexed mediation) và hòa giải tư (private mediation) Hòa giải gắnvới Tòa án là hình thức hòa giải được tiến hành sau khi các bên đã bắt đầu

quá trình tố tụng tại Tòa án Loại hình hòa giải này chủ yếu được thực hiện tai các Tòa án cấp dưới (Subordinate Courts) và được điều phối bởi Trung tâm Giải quyết tranh chấp thay thé (Primary Dispute Resolution Centre - PDRC).

Hòa giải tư ở Singapore chủ yếu được thực hiện bởi Trung tâm Hòa giảiSingapore (SMC) - một tô chức phi lợi nhuận thuộc Học viện Luật Singapore

20

Trang 28

Ngoài ra, ở Singapore còn tồn tại loại hình hòa giải thứ ba, được tiến hànhtrong các cơ quan nhà nước và các tô chức, hiệp hội, như các Trung tâm Hòagiải cộng đồng, Hiệp hội Người tiêu dùng Singapore.

Mới đây, các Tòa án quốc gia đã thành lập Trung tâm giải quyết tranhchấp đóng vai trò là trung tâm ADR Tòa án một cửa, cung cấp các dịch vụADR tổng hợp cho các loại tranh chấp khác nhau được gửi tới Tòa án Trungtâm này hiện nay đang đa dạng hóa đội ngũ Hòa giải viên để bao gồm cả

những người có kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực cụ thé và dé ghi nhận

sự quan tâm hoặc lĩnh vực chuyên môn cụ thể của họ [32] Hau hét Hoa giải

viên Tòa án sẽ được đào tạo cả về luật và hòa giải, trong khi những ngườikhác có thể được đào tạo về hòa giải và chuyên môn khác Từ đội ngũ Hòagiải viên đa dạng này, mỗi vụ việc có thé chọn được Hòa giải viên phù hợp dé

tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực tư pháp khan hiếm va nâng cao năng lực của Tòa án để cung cấp hòa giải cho nhiều vụ việc hơn mà vẫn giữ được

chất lượng cao

Theo pháp luật Hàn QuốcHòa giải tại Hàn Quốc được xem là một phương thức giải quyết tranhchap thay thế (ADR) Tùy theo chủ thể phụ trách hoặc cách thức tién hành ma

ADR được phân loại thành ADR dưới hình thức tư pháp, ADR dưới hình thức hành chính, ADR dưới hình thức tư nhân [58] ADR dưới hình thức tư pháp là

ADR được tiến hành tại Tòa án hoặc thông qua Tòa án ADR dưới hình thứchành chính là việc giải quyết tranh chấp tại từng hội đồng, ủy ban được bố trí

tại chính phủ hoặc cơ quan trực thuộc chính phủ ADR dưới hình thức tư nhân

là việc các cơ quan, tô chức thuộc lĩnh vực tư nhân hoặc cá nhân thử giải

quyết tranh chấp Ở Hàn Quốc, ADR dưới hình thức tư nhân vẫn chưa phát

triển Hàn Quốc chủ yếu thực hiện ADR dưới hình thức hành chính và ADR

dưới hình thức tư pháp.

Hàn Quoc thực hiện cả "chê định hòa giải phụ thuộc vào Tòa an" và chê

21

Trang 29

định hòa giải liên kết ngoài Tòa án (ADR phụ thuộc vào Tòa án - được tiễn hànhtrong Tòa án va ADR liên kết ngoài Tòa án - được tiến hành bên ngoài Tòa ánthông qua Tòa án) Chế định hòa giải không được quy định trong Luật TTDS màđược quy định trong Luật hòa giải tư pháp tranh chấp dân sự.

- Về phạm vi hòa giải theo Luật hòa giải tư pháp tranh chấp dân sự bao gốm: yêu câu hòa giải của đương sự và quyết định đưa ra hòa giải của HDXX

- Về chủ thể tiễn hành hòa giải

Tham phán phụ trách hòa giải: quản lý toàn bộ vụ án yêu cầu hòa giải

và vụ án được HĐXX chuyền cho Tham phán phụ trách hòa giải để đưa rahòa giải Thâm phán phụ trách hòa giải xử lý các công việc như: Thành lậpban hòa giải và quyết định phương thức hoạt động của ban hòa giải; phâncông vụ việc hòa giải; khuyến khích đưa vụ án ra hòa giải và quản lý vụ án

được đưa ra hòa giải; chỉ đạo, giám sát công việc hỗ trợ cần thiết cho công tác hòa giải phù hợp; bồi dưỡng Hòa giải viên; lập và thực hiện kế hoạch day mạnh thủ tục hòa giải; báo cáo liên quan đến công tác hòa giải; các công việc cần thiết khác dé đây mạnh thủ tục hòa giải Trong quá trình xử lý công tác hòa giải, ngoài Tham phán phụ trách hòa giải, vai trò hỗ trợ công việc

cho Thâm phán phụ trách hòa giải của cán bộ Tòa án cũng rất quan trọng

Chánh án Tòa án chỉ đạo cán bộ Tòa án phụ trách hòa giải chỉ chuyên trách

công tác hòa giải trong phạm vi có thể nhằm hỗ trợ quản lý vụ việc hòa giải

một cách tích cực.

Ban hòa giải: Hòa giải bởi ban hòa giải là phương thức tiến hành hòa giải bởi ban hòa giải được thành lập gồm trưởng ban hòa giải và hai Hòa giải

viên trở lên Thông thường, một Hòa giải viên là luật sư và một Hòa giải viên

không phải là luật sư Hòa giải viên được Chánh án Tòa án các cấp lựa chọntrong số những người phù hợp trong khu vực thâm quyền

Gần đây, hòa giải theo hình thức "Phương thức tiến hành hòa giải bởi

22

Trang 30

một Hòa giải viên" đang được thực hiện độc lập với hòa giải bởi ban hòa giải.

Phương thức tiến hành hòa giải bởi một Hòa giải viên là hình thức Hòa giảiviên hỗ trợ công việc cho Thâm phán phụ trách hòa giải chứ không phải làhình thức chế định hòa giải độc lập Tuy nhiên trên thực tế, chế định này có ýnghĩa ở điểm Hòa giải viên không phải là Thâm phán chủ động tiến hành thủ

tục hòa giải.

Hòa giải viên thường trực là Hòa giải viên có quyền hạn giải quyết các

vụ việc hòa giải như Thâm phán phụ trách hòa giải Khác với Hòa giải viênthông thường là Hòa giải viên làm việc ở một ngành nghề khác và chỉ đếnTòa án để giải quyết vụ việc hòa giải mỗi khi có vụ việc hòa giải Cùng vớiviệc thực hiện chế định Hòa giải viên thường trực, Tòa án các cấp đã thànhlập trung tâm hòa giải là nơi các Hòa giải viên thường trực làm việc nhằm xử

ly hiệu quả công việc hòa giải.

Hòa giải viên phụ trách là Hòa giải viên đến tòa làm việc theo các thứ

trong tuần hoặc hai đến ba ngày một tuần va thực hiện công tác hòa giải Hiện tại, tất cả mọi Tòa án ở Hàn Quốc đang thực hiện chế định này Hòa giải viên

phụ trách đảm bảo tính liên tục của công việc thông qua công tác định kỳ tại

Tòa án, nhận ủy thác tiến hành công việc từ Tham phán phụ trách hòa giải vatién hành thủ tục hòa giải theo phương thức tiễn hành hòa giải bởi một Hòagiải viên trên thực tế Khác với Hòa giải viên thường trực, Hòa giải viên phụtrách không có quyền hạn thực hiện thủ tục hòa giải một cách độc lập

- Trình tự, thủ tục hòa giải

+ Bắt đầu thủ tục hòa giải: Vụ án yêu cầu hòa giải: khi vụ án được tiếp

nhận, Thâm phán phụ trách hòa giải phân loại vụ án theo nội dung của vụ ánrồi phân loại vụ việc hòa giải mà bản thân trực tiếp giải quyết và vụ án Hòagiải viên thường trực giải quyết

Vụ án được đưa ra hòa giải: vụ án mà HDXX nếu thấy cần thiết quyết

23

Trang 31

định đưa ra hòa giải trong quá trình giải quyết rồi tiến hành thủ tục hòa giải.

Quyết định của HDXX không cần có sự đồng ý của đương sự Daycũng là quy định khuyến khích, tạo cơ hội để được hòa giải, nhờ đó mà số vụviệc hòa giải tăng mạnh Không có quy định, tiêu chuẩn, nguyên tắc nào dé

lựa chọn vụ án đưa ra hòa giải Các yếu tố thường được xem xét, đánh giá

như tỷ lệ hòa giải thành loại hình vụ án, nội dung vụ án, ý chí của đương sự,

môi quan hệ giữa các đương sự

+ Tiến hành hòa giải: Trong số những vụ án yêu cầu hòa giải và vụ án

được đưa ra hòa giải, vụ án do Thâm phán phụ trách hòa giải giải quyết đượctiễn hành theo: hình thức Tham phán phụ trách hòa giải trực tiếp tiến hànhhòa giải; hình thức Hòa giải viên thường trực trực tiếp tiễn hành hòa giải; hìnhthức ban hòa giải tiến hành thủ tục hòa giải; phương thức tiến hành hòa giải

bởi một Hòa giải viên mà Hòa giải viên phụ trách hoặc Hòa giải viên tiến

hành thủ tục hòa giải trên thực tế; hòa giải liên kết ngoài Tòa án do cơ quan

giải quyết tranh chấp bên ngoài tiến hành thủ tục hòa giải trên thực tế Tham

phán phụ trách hòa giải hoặc HDXX quyết định tiến hành hòa giải theo

phương thức nào.

+ Kết thúc hòa giải: Trường hợp vụ án không phù hợp với hòa giải

hoặc trường hợp đương sự yêu cầu hòa giải với mục đích không chính đáng,Thâm phán phụ trách hòa giải có thê kết thúc vụ án bằng "Quyết định khôngtiến hành hòa giải" Trường hợp khi các đương sự đạt được thỏa thuận, nội

dung đó được viết vào biên bản và cùng lúc đó thủ tục hòa giải kết thúc.

Trường hợp các đương sự không đạt được thỏa thuận, người hòa giải như

Tham phán phụ trách hòa giải có thé kết thúc vụ án bằng "Quyết định thay

cho hòa giải" hoặc hòa giải không thành Nếu kết thúc bằng hòa giải không

thành thì thủ tục hòa giải kết thúc

Qua các phân tích nêu trên, chúng ta cùng thấy răng hòa giải, đối thoại

24

Trang 32

tại Tòa án đã được tiến hành trên nhiều quốc gia trên thế giới và đã đem lạinhững hiệu qua đáng ké trong giải quyết tranh chấp tại các quốc gia nói trên,

từ đó chúng ta có thé vận dụng những ưu điểm trong quá trình hòa giải tai Tòa

án trên các quôc gia trên thê giới đê có thê áp dụng đôi với Việt Nam.

25

Trang 33

CHƯƠNG 2THUC TRẠNG PHÁP LUAT VE HÒA GIAI TAI TOA ÁN VÀ

THUC TIEN AP DUNG TAI TOA AN NHAN DAN

THANH PHO HAI PHONG

2.1 Pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án

2.1.1 Quy định về thẩm quyền của Tòa án trong Hòa giải giải quyếttranh chấp kinh doanh thương mại theo Luật hòa giải đối thoại tại Tòa án

Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định:

Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật,quan lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật

Khoản 2 Điều 3 và khoản 1 Điều 10 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hién,cham dứt quyền, nghĩa vụ dân

sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận Mọi

cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thé

khác tôn trọng Cá nhân, pháp nhân không được lạm quyên dân sựcủa mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của

mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật

Khoản 3 Điều 2 Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án quy định: Hòa giải

tại Tòa án là hoạt động hòa giải do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa án

thụ lý vụ việc dân sự, nhằm hỗ trợ các bên tham gia hòa giải thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Luật này.

Vì vậy, những nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên về hòa giải,đối thoại không được vi phạm điều cắm của luật, không trái đạo đức xã hội,

không nhăm trôn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tô chức, cá nhân

26

Trang 34

khác, không xâm phạm quyên, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhânkhác, nếu vi phạm nội dung này, Tòa án sẽ không ra quyết định công nhận.

Hòa giải viên phải giải thích, hướng dẫn và bảo đảm các thỏa thuận,

thống nhất của các bên không vi phạm những quy định đó

Hòa giải viên có quyền hòa giải các vụ việc dân sự thuộc thâm quyền của tòa án cấp mình được bồ nhiệm trừ những trường hợp không tiến hành hòa giải tại Tòa án được quy định tại Điều 19 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án đó là: Yêu cầu đồi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà

nước; Vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vị phạm điều cắm của luật hoặctrái đạo đức xã hội; người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được mời tham gia hòa giải, đối thoại hợp lệlần thứ hia mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại

khách quan hoặc không thê tham gia hòa giải, đối thoại được vì có lý do chính đáng; Một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại; một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của

Bộ luật Tố tụng dân sự; Trường hợp khác theo quy định của pháp luật

Từ quy định này chúng ta có thể khái quát về thâm quyền hòa giải của

Tòa án theo Luật hòa giải, đối thoại tại Toa án cũng chia thẩm quyền theo vụviệc và thâm quyên theo lãnh thé

(1) Thâm quyên theo loại việc của Tòa ánTheo quy định của Điều 30 BLTTDS năm 2015 thì những tranh chấp

về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Toà án bao gồm:

Thứ nhất, đỗi với thâm quyền của Tòa án về tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

BLTTDS 2015 mới có hiệu lực, vấn đề xác định thâm quyền của Toa án

về tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân,

27

Trang 35

tô chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận thuộcthâm quyền của Tòa án được BLTTDS năm 2015 loại bỏ các trường hợp cụ thé

về việc có mục đích lợi nhuận tại Điều 29 BLTTDS năm 2004 trước đây vé cáctrường hợp có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận Điều này

nhằm yêu cầu các văn bản pháp luật khác phải quy định cụ thể hơn về vấn đề

này và tôn trọng quy định của pháp luật doanh nghiệp về vấn đề này Trước

đây, tại mục 3 Phan I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP quy định:

Hoạt động kinh doanh thương mại là việc thực hiện một hoặc nhiều

hành vi thương mại Hoạt động kinh doanh, thương mại không chỉ

là hoạt động trực tiếp theo đăng ký kinh doanh, thương mại mà cònbao gồm cả các hoạt động khác phục vụ thúc đây, nâng cao hiệu

quả hoạt động, kinh doanh thương mại.

Đối với mục dich lợi nhuận của cá nhân, t6 chức trong hoạt động kinh doanh, thương mại được hướng dẫn "là mong muốn của cá nhân, tổ chức đó

thu được lợi nhuận mà không phân biệt có thu được hay không thu được lợi

nhuận từ hoạt động kinh doanh, thương mại đó” Đối với việc chủ thể cóđăng ký kinh doanh hay không dựa vào quy định của Luật Doanh nghiệp về

đăng ký kinh doanh và các văn bản hướng dẫn thi hành Bên cạnh đó, mục 3

Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP còn hướng dẫn bằng hình thức liệt

kê các tranh chấp được xác định là tranh chấp giữa công ty với thành viêncông ty, giữa các thành viên công ty với nhau cũng như quy định điểm mở là

các tranh chấp khác liên quan đến việc thành lập, hoạt động, chấm dứt hoạt động của công ty được quy định tại khoản 3 Điều 29 BLTTDS Đối với quy

định tại khoản 2 Điều 29 BLTTDS, mục 3 Phần I Nghị quyết số

01/2005/NQ-HDTP hướng dan rõ là chỉ cần 02 bên có mục đích lợi nhuận

mà không cần phải có đăng ký kinh doanh Nếu chỉ một bên có mục đích lợinhuận thì đó là tranh chấp dân sự

28

Trang 36

Căn cứ vào quy định của Luật Doanh nghiệp thì tranh chấp trong hoạtđộng kinh doanh thương mại trong trường hợp này vẫn phải bảo đảm đầy đủ bađiều kiện về chủ thé, bản chất tranh chấp và về mục đích lợi nhuận Trong đó:Chủ thê của quan hệ tranh chấp phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của

pháp luật Cá nhân tô chức có đăng ký kinh doanh bao gồm cá nhân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp Về bản chất tranh chấp trong

hoạt động kinh doanh thương mại vẫn được phải được áp dụng theo bản chất

của Nghị quyết 01/2005 cho đến khi văn bản mới ra đời hướng dẫn mới về

BLTTDS năm 2015 Về mục đích lợi nhuận, cần phải hiểu là đó là mục đíchđược quy định trong luật thương mại Mục đích tìm kiếm lợi nhuận là hoạtđộng kinh doanh giữa các đơn vị kinh tế nảy sinh các quan hệ kinh tế (ví dụ: kýkết hợp đồng, quan hệ giữa các thành viên công ty, giải thể công ty, ) mà nội

dung của nó là những quyền và nghĩa vụ kinh tế Các bên hưởng quyền và có nghĩa vụ thực hiện đúng và đủ những điều khoản mà đã thống nhất ý chí ghi

vào các điều khoản của hợp đồng Mục đích đạt được lợi nhuận tối đa đã trở

thành động lực trực tiếp để các bên tham gia trong hoạt động thương mại.

Thứ hai, thâm quyền của Tòa án trong tranh chấp về quyền sở hữu trí

tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tô chức với nhau và đều có mụcdich lợi nhuận Các tai sản sở hữu trí tuệ như quyền tác giả và các quyền liênquan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền sở hữu đối với cácgiống cây trồng Các tranh chấp về chuyên giao công nghệ như là chuyền giao

bí mật, kỹ thuật, kiến thức về công nghệ và các đối tượng khác trong chuyển

giao công nghệ Dé việc tranh chấp sở hữu trí tuệ và chuyên giao công nghệ trùng với thâm quyền của Tòa án ở nội dung này thì cần phải có mục đích lợi nhận Nếu chỉ một bên có mục đích lợi nhuận, bên kia không có mục đích lợi

nhuận thì tranh chấp này chuyên sang tranh chấp dân sự Chính vì vậy, khôngthé quy kết tat cả các tranh chấp về quyên tác giả, quyền sở hữu công nghiệp

29

Trang 37

hoặc chuyên giao công nghệ về thành các vụ việc tranh chấp kinh doanhthương mại mà chỉ có những tranh chấp khi các bên có mục đích lợi nhuận.Thâm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại liên quan đếnquyền sở hữu trí tuệ và chuyên giao công nghệ được BLTTDS quy định tạikhoản 2 Điều 29 Theo đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấpkinh doanh, thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao

công nghệ giữa các cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục dich lợi nhuận.

Thứ ba, tham quyền giải quyết tranh chấp đối với người chưa phải là

thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyên nhượng phan vốn góp vớicông ty, thành viên công ty Day là một điểm mới được bổ sung từ BLTTDSnăm 2015 dé đáp ứng nhu cầu về giải quyết tranh chấp đối với các trường hợpxảy ra trong thực tiễn Trên thực tế trong thời gian gần đây xảy ra nhiều

trường hợp có giao dịch chuyên nhượng vốn góp và tranh chấp trong chuyên nhượng vốn góp nhưng chưa có cơ sở pháp lý dé xác định thẩm quyền giải quyết Quy định này đã tao cơ sở pháp lý dé Tòa án có thé tiến hành giải quyết các tranh chấp này Khắc phục được hạn chế của Điều 29 BLTTDS năm 2004 về những trường hợp chưa phải là thành viên công ty có tranh chấp.

Thứ tư, thẳm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp giữacông ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với ngườiquản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị,giám đốc, tông giám đốc trong công ty cô phan, giữa các thành viên của công

ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, ban giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty Điều này về cơ bản cũng ghi nhận các trường hợp tranh chấp nội

bộ công ty và làm rõ hơn các tranh chấp đó BLTTDS đã bồ sung trường hợp

“tranh chấp giữa các thành viên công ty” và “tranh chấp giữa công ty với

người quản lý công ty trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội

30

Trang 38

đồng quan trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cô phần” điều này phủ

hợp với thực tiễn hiện nay khi quá trình kinh doanh ngày càng khó khăn, việc

thành lập doanh nghiệp theo cơ chế tự do và mở rộng, bệnh cạnh đó nội dungnày còn dự liệu trước các tranh chấp trong trường hợp “công ty cỗ phan vàcông ty trách nhiệm hữu hạn có thể có nhiều hơn một người đại diện theo

pháp luật” theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Nhóm tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty: Tranh chấp giữathành viên công ty với công ty là sự mâu thuẫn, bất đồng về ý chí giữa thànhviên công ty với công ty Tuy nhiên, không phải tất cả các mâu thuẫn, bất

đồng giữa thành viên công ty với công ty đều thuộc thâm quyên giải quyết

của Tòa án, Tòa án có thâm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa

công ty và thành viên công ty khi các tranh chấp này phát sinh liên quan đến các lĩnh vực được quy định tại khoản 4 Điều 30 BLTTDS.

Thứ năm, thẩm quyền của Tòa án trong các tranh chấp khác về kinhdoanh, thương mai, trừ trường hợp thuộc thâm quyền giải quyết của cơ quan,

tổ chức khác theo quy định của pháp luật

2.1.2 Quy định về thủ tục hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh

doanh thương mai tai Tòa án

- Thu tục nhận, xử ly đơn khởi kiện, don yêu cầu tại Tòa án và chỉ Hòa

giải viên

Trên cơ sở nguyên tắc “Các bên tự nguyện tham gia hòa giải, đối thoại”

và bảo đảm quyền khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của

Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án quy định trình tự

nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án như sau: Việc gửi, nhậnđơn khởi kiện cũng được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sựnăm 2015 (như đương sự có thể gửi đơn theo hình thức trực tiếp có thé gửi

đơn và tài liệu chứng cứ kèm theo qua đường dịch vụ bưu chính; gửi trực

tuyến bằng hình thức điện tử thông qua Công thông tin điện tử của Tòa án)

3l

Trang 39

Ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, Tòa án phải thực hiệnthủ tục nhận đơn khởi kiện đó là vào số nhận đơn và gửi cho người khởi kiện,

người yêu cầu giấy xác nhận đã nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu.

- Thủ tục xử lý đơn khởi kiện: Hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án

chỉ được thực hiện đối với các vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính thuộc

thâm quyền giải quyết của Tòa án, trừ những vụ việc dân sự, khiếu kiện hànhchính theo quy định của Luật không hòa giải, đối thoại, đồng thời phải được

SỰ đồng ý của các bên tham gia hòa giải đối thoại Vì vậy, khoản 3, 4 và 5

Điều 16 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án quy định việc xử lý đơn khởi

kiện, đơn yêu cầu như sau:

Đối với những đơn không thuộc thâm quyền của Tòa án hoặc thuộc

thâm quyền giải quyết của Tòa án như thuộc trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Toa án thì giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân

thực hiện việc hòa giải, đối thoại không? Trường hợp đồng ý hòa giải, đốithoại tại Tòa án thì có chọn Hòa giải viên nào giải quyết không? Trong thờihạn 03 ngày làm việc ké từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, người khởikiện phải trả lời bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác cho Tòa án biết về

những nội dung đã được Tòa án thông báo Trường hợp người khởi kiện trực

tiếp đến Tòa án trình bày ý kiến thì Tòa án lập biên bản ghi nhận ý kiến; biên

bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của họ Hết thời hạn 03 ngày làm việc kể từ

ngày nhận được thông báo của Tòa án, nêu người khởi kiện, người yêu câu có

32

Trang 40

ý kiến đồng ý hòa giải thì chuyển đơn và tài liệu kèm theo cho Thâm phánphụ trách hòa giải, đối thoại thực hiện nhiệm vụ chỉ định Hòa giải viên Nếungười khởi kiện, người yêu cầu có ý kiến không đồng ý hòa giải, đối thoại tạiTòa án thì xử lý đơn và các tài liệu theo quy định của pháp luật về tố tụng.

Trường hợp Tòa án chưa nhận được ý kiến trả lời của người khởi kiện, người yêu cầu thì Tòa án thực hiện thông báo lại lần thứ hai cho người khởi kiện người yêu cầu biết đề thực hiện quyền lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên Nếu người khởi kiện có ý kiến đồng ý hòa giải thì chuyển đơn

và tài liệu kèm theo cho Thâm phán phụ trách hòa giải, đối thoại thực hiệnnhiệm vụ chỉ định Hòa giải viên Nếu người khởi kiện, người yêu cầu có ýkiến không đồng ý hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì xử lý đơn và các tài liệutheo quy định của pháp luật về tô tụng

Quá thời han 03 ngày làm việc kế từ ngày nhận được thông báo lần thứ

hai mà người khởi kiện, người yêu cầu vẫn không tra lời thì chuyển đơn và tài

liệu kèm theo cho Tham phan phụ trách hòa giải, đối thoại thực hiện nhiệm vụ

chỉ định Hòa giải viên.

- Chỉ định Hòa giải viên

Trường hợp được hòa giải, đối thoại tại Tòa án trọng thời hạn 03 ngàylàm việc, Tham phán phụ trách hòa giải, đối thoại thực hiện việc chỉ định Hòagiải viên theo nguyên tắc, mỗi một vụ việc là một Hòa giải viên tiễn hành hòagiải, đối thoại

Người khởi kiện, người yêu cầu lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách

Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc; trường hợp người

khởi kiện, người yêu cầu lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải

viên của Tòa án nhân dân cấp huyện khác trên cùng phạm vi địa giới hành

chính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh khi được Hòa giải viên và Tòa án nơi Hòa

giải viên đó làm việc đông ý.

33

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN