Theo quy định của pháp luật tố tụng Việt Nam thì thẩm quyền xét xử của Tòa án được chia thành những lĩnh vực khác nhau như thâm quyền xét xử vụ án hình sự, thâm quyền giải quyết VVDS, th
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
LÊ THỊ HÀ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NOI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
LÊ THỊ HÀ
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 8380101.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN BÍCH THẢO
HÀ NOI - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các
nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại Học Luật- Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Dai Học Luật xem xét dé
tôi có thê bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
LÊ THỊ HÀ
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, bản thân tôi
đã nhận sự quan tâm, giúp đỡ sâu sắc của quý Thay (Cô) Trường đại học Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn
-Ban chủ nhiệm khoa, Phòng Đào tạo sau Đại học, Trường đại học Luật- Đại học
Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ cho tôi được học tập,nghiên cứu nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu cao của giáo dục trong thời gian
qua.
Đặc biệt, tôi xin được trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Cô
giáo, TS Nguyễn Bích Thảo, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôitrong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành được gửi lời tri ân tới gia đình, ban bè, đồng
nghiệp đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua Bản thânluôn có nhiều cố gắng trong quá trình xây dựng đề tài, song không thé tránhkhỏi những thiếu sót, hạn chế Kính mong quý Thay giáo, Cô giáo, các nhà khoahọc chỉ dẫn đề bản thân tôi tiếp tục hoàn thiện hơn nữa trong nghiên cứu khoa
học.
Xin tran trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả
LÊ THỊ HÀ
il
Trang 5DANH MỤC TU VIET TAT
DANH MUC BANG SO LIEU
0/9670 —— ,ÔỎ 1
Chương 1 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE THÁM QUYEN CUA TOA
AN DOI VOI QUYET DINH CA BIET CUA CO QUAN, TO CHUC
KHI GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DAN SỤỰ -s°-sssccsecssesses 9
1.1 Lý luận chung về thẩm quyền của Tòa án - 55522 9
1.1.1 Khái niệm về thẩm quyền của Tòa án :-: s- 91.1.2 Phân loại thẩm quyền của Tòa án trong tố tụng dân sự 141.1.3 Ý nghĩa của việc phân loại thâm quyền của Tòa án 17
1.1.4 Sự giao thoa giữa thẩm quyền của Tòa án trong tô tụng dân sự
và tố tụng hành chính -¿- 2 2 £+x+Sk+EE+E££E£EeEESEEEEEEEerkerkrrerree 18
1.2 Khái niệm quyết định cá biỆt -2¿ 2 5£ ©5<+2Ez+£e£xzvrxrrxeerxee 19 1.3 Khái niệm và nội dung thâm quyền của Tòa án đối với quyết định cá
biệt của cơ quan, tổ chức khi giải quyết vụ việc dân sự 24
1.4 Cơ sở hình thành quy định về thâm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tô chức khi giải quyết vụ việc dân sự 25
1.4.1 Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án do Luật định 26
1.4.2 Tính chat đặc biệt của quyết định cá biệt trái pháp luật 26
1.4.3 Yêu cầu khách quan của thực tiễn giải quyết vụ việc dân sự tại
Trang 6ĐỊNH CÁ BIỆT CUA CO QUAN, TO CHỨC KHI GIẢI QUYET VỤ 1790.908005 31
2.1 Khái quát lịch sử phát triển của quy định về thâm quyền của Tòa án
đôi với quyêt định cá biệt của cơ quan, tô chức khi giải quyêt vụ việc dan
0 ÔÔÖÔÖÔÖÖ 31
2.1.1 Giai đoạn trước năm 2005 o ceeecccccccccssssesssessssceesssseseeees 31
2.1.2 Giai đoạn từ năm 2005 đến 2015 -¿- - ++seE+xerzxerxee 32
2.1.3 Giai đoạn từ năm 2015 đến nayy - 5-52 +cecxerxerxzree 37
2.2 Quy định pháp luật hiện hành về thẩm quyền của Tòa án đối với quyếtđịnh cá biệt của cơ quan, tô chức khi giải quyết vụ việc dân sự 38
2.2.1 Quy định về Tòa án có thâm quyền xem xét hủy quyết định cá
2.2.2 Quy định về căn cứ hủy quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức khi giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án -2- 2-5 sccsecse2 43 2.2.3 Quy định về trình tự, thủ tục hủy quyết định cá biệt của cơ quan,
tổ chức khi giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án - 49Kết luận Chương 2 - - 2-52 2 +E‡EE9EE2E12EEEEEE1E1121121511111111 1111110 56
Chương 3 THỰC TIEN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VE THẤM QUYEN CUA TOA ÁN DOI VỚI QUYET ĐỊNH CÁ BIET CUA CO QUAN, TO CHUC KHI GIAI QUYET VU VIEC DAN SU VA MOT SO KIEN
3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc 75
3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và khắc phục vướng mắc về
thâm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tô chức khi giải quyết vụ việc dân sự -: 2-©52+ 2E SE E112 111 cExcrxee 77
3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Tòa án đối
1V
Trang 7với quyét định cá biệt của co quan, tô chức khi giải quyêt vụ việc dân
3.2.2 Kiến nghị đảm bảo thực hiện pháp luật về thẩm quyền của Tòa
án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức khi giải quyết vụ
việc dân SựỰ - 0 02222222225229222232335551 11111111111 79
Kết luận chương 3 ¿+ St2SE2EE2EEEEEEE 2112121711121 11 1111 c1x 82
9580097 83 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 25c scss©ssecse 84
Trang 8DANH MỤC TỪ VIET TAT
Từ viết tắt Từ đầy đủ CỌTC : Co quan, tô chức
QDCB : Quyết định cá biệt
QDHC : Quyết định hành chính
TAND : Toa án nhân dân
Thông tư liên tịchsố : Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT - 01/2014 VKSNDTC - BTP hướng dẫn thi hành Điều 32a Bộ
TANDTC-luật TTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)TTDS : TỐ tụng dân sự
Trang 9DANH MỤC BẢNG SÓ LIỆU
Bảng 2.1 Tình hình thụ lý và giải quyết án dân sự nói chung của TAND huyện
Dan Phượng (Giai đoạn 2019 - 2223) 2c 23c 3323323511 Errrerre 57
Bang 2.2 Tình hình áp dung pháp luật về thâm quyền của Tòa án đối với QĐCB của CQTC khi giải quyết VVDS tại Tòa án nhân dân huyện Dan
Phương(Gnai đoạn 2019 - 2/223) c3 1319119911 9111111 g1 ng ng vn 58
vil
Trang 10MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
“Thâm quyền là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các CQTC thuộc hệ thống bộ máy nhà nước do luật pháp quy định” [1,
tr.18] Còn theo Từ điển Luật học thì “Hanh động, quyết định trong phạm vithâm quyền do luật pháp quy định là điều kiện để đảm bảo trật tự pháp luật và
pháp chế thống nhất, tránh được sự trùng lặp, lan sân trong thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của các cơ quan các cấp, các ngành Vượt qua thâm quyền,làm trái thẩm quyền trong ban hành các văn bản, quyết định là co sở pháp lí
dé hủy bỏ các văn ban ấy” [3, tr.459] Xác định đúng thâm quyên là một trong
những hoạt động quan trọng của cơ quan nhà nước, người có thâm quyên
trong cơ quan nhà nước nói chung và của Tòa án nói riêng.
Theo quy định của pháp luật tố tụng Việt Nam thì thẩm quyền xét xử
của Tòa án được chia thành những lĩnh vực khác nhau như thâm quyền xét xử
vụ án hình sự, thâm quyền giải quyết VVDS, thâm quyền giải quyết các khiếu
kiện hành chính mỗi loại thâm quyền đều quy định cụ thé tại từng đạo luật
tố tụng tương ứng với các nhóm quan hệ xã hội mà ngành luật đó điều chỉnh.
Các QĐCB của CQTC là đối tượng điều chỉnh của luật hành chính Về
nguyên tắc, khi phát sinh khiếu kiện hoặc cần xem xét tính hợp pháp, có căn
cứ của QDCB, thâm quyền của Tòa án cũng như trình tự thủ tục giải quyết
được xác định căn cứ vào quy định của Luật TTHC hiện hành Tuy nhiên,
khoản 1, Điều 34 của Bộ luật TTDS năm 2015 quy định: “Khi giải quyết
VVDS, Tòa án có quyền hủy QĐCB trái pháp luật của CQTC, người có thầm
quyền xâm phạm quyên, lợi ích hợp pháp của đương sự trong VVDS mà Tòa
án có nhiệm vụ giải quyết” và khoản 4 Điều này quy định “Thâm quyền của
cấp Tòa án giải quyết VVDS trong trường hợp có xem xét việc hủy QĐCBquy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tương ứng của
Luật TTHC về thâm quyền của TAND cấp huyện, TAND cấp tỉnh” [26].
Trang 11Trên thực tế, trong một vụ án, dù là vụ án hình sự, dân sự hay vụ án
hành chính thì không chỉ có một quan hệ pháp luật có tranh chấp mà thông
thường luôn luôn tồn tại “đa quan hệ tranh chấp” mà Tòa án cần xem xét, giải quyết Tuy nhiên, việc xác định thâm quyền sẽ căn cứ vào quan hệ pháp luật
có tranh chấp chính mà không căn cứ vào quan hệ có tranh chấp phái sinh.Quy định về thâm quyên của Tòa án đối với QĐCB của CQTC khi giải quyết
VVDS đã được pháp luật Việt Nam ghi nhận từ lâu, bắt đầu từ Pháp lệnh của
Hội đồng nha nước số 27- LCT/HDDNN ngày 07/12/1989 về thủ tục giải
quyết các VADS, đến Bộ luật TTDS năm 2004 (sửa đổi, bố sung năm 2011)
và tiếp theo Bộ luật TTDS năm 2015 hiện hành.
Từ quy định tại Điều 34 Bộ luật TTDS năm 2015, cùng với sự ra đờicủa Luật TTHC năm 2015 thay thế cho Luật TTHC năm 2010 đã dẫn đến một
số vướng mắc cho Tòa án trong việc xác định thẩm quyền khi thâm quyền
giải quyết VVDS thuộc về TAND cấp huyện còn thâm quyền xem xét hủy
QDCB của CQTC lại thuộc về TAND cấp tỉnh, đồng thời điều nay cũng gây
ra sự quá tải đối với TAND cấp tỉnh Hệ quả là sự chậm trễ trong việc bảo vệquyên và lợi ích hợp pháp của đương sự
Dé giải quyết những vướng mắc về thâm quyền trong trường hợp khigiải quyết VADS có xem xét việc hủy QĐCB, TAND tối cao đã có nhiều vănbản hướng dẫn Tuy nhiên giữa các văn bản hướng dẫn này cũng lại dẫn đếncách hiểu không thống nhất với nhau gây ra vướng mắc khi áp dụng
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài
“Tham quyền cia Tòa án doi với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức khi giải quyết vụ việc dân sự” làm luận văn Thạc sĩ Luật học Đây là một đề tài có ý nghĩa quan trọng không chỉ trên phương diện lý luận mà về mặt thực
tiễn, góp phần đưa ra giải pháp khắc phục những hạn chế, vướng mắc của cácTòa án hiện nay trong xác định tham quyên khi giải quyết VVDS có yêu cầu
hủy QDCB của CQTC.
Trang 122 Tình hình nghiên cứu đề tàiTrong quá trình thực hiện Bộ luật TTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sungnăm 2011) và Bộ luật TTDS năm 2015, đã có khá nhiều công trình nghiên
cứu quan tâm đến van đề thâm quyền của tòa án đối với QDCB của CQTC
khi giải quyết VVDS Cụ thể là một số công trình sau đây:
* Sách, giáo trình
Cuốn sách “Bình luận những điểm mới trong Bộ luật TTDS năm 2015 ”
do tác giả Nguyễn Thị Hoài Phương làm chủ biên, Nxb Hồng Đức năm 2016;
Cuốn sách “Bình luận khoa học Bộ luật TTDS của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” xuất bản năm 2016 do tác giả Trần Anh Tuấn làm chủ biên, Nxb Tư Pháp; Cuốn sách “Bình luận khoa học Bộ luật TTDS năm 2015
(Dành cho Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư và
các học viên tu pháp) năm 2016 của nhóm tác gia Doan Tan Minh, Nguyễn
Ngọc Diệp, Nxb Lao động; Cuốn sách “Những điểm mới của Bộ luật TTDS
năm 2015” xuất bản năm 2016, tại Nxb Lao động của nhóm tác giả Trần Văn
Biên, Lê Quang Thành; Cuốn “Giáo trình Luật TTDS Việt Nam” do tác giảBùi Thị Thanh Hang (Chu bién) (2014), Truong Dai hoc Luat - Dai hoc Quốcgia Hà Nội, Nxb Dai học Quốc gia Hà Nội;
Nhìn chung, trong phạm vi giáo trình chỉ cung cấp những kiến thức cơbản về thâm quyền của tòa án đối với QĐCB của CQTC mà chưa đi sâu vào
thực trạng và những bắt cập của các quy định này Các cuốn sách bình luận
khoa học Bộ luật TTDS năm 2015 đã phân tích các quy định về thẩm quyền
của tòa án đối với QĐCB của CQTC khi giải quyết VVDS tại Điều 34 Bộ luật TTDS năm 2015 Các tác giả cũng cho rằng quy định này có thê dẫn tới nguy
cơ xung đột thâm quyền giữa các tòa chuyên trách Tuy nhiên, các tác giả
không đề xuất phương án xử lý nguy cơ xảy ra rủi ro (nếu có) này cũng như
chưa có công trình nào nghiên cứu sâu và đi từ những bắt cập trong thực tiễn
xét XỬ.
Trang 13* Bài viết trên báo, tạp chí Bài viết “Thẩm quyển của Tòa án đối với QĐCB của COTC” của các tác giả Nguyễn Minh Hang va Đào Sỹ Hùng (2012) Đăng trên tạp chí Nghề Luật, số 2, tháng 4/2012, tr.35-40; Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Hạnh và
Hà Hữu Dụng (2022), “Thẩm quyên của Tòa án đổi với QĐCB của COTC”,Tài liệu hội thảo - Học viện Tư pháp; Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Hạnh
và Vũ Thị Hương (2022), “Xác định yêu cầu huỷ QĐCB trong quan hệ với
yêu cau độc lập, yêu cau phản to của đương sự trong VADS”, Tạp chí Nghề
Luật, số 8, tr 22-25, 32; Bài viết của tác giả Lê Văn Luật (2013), “Một số vướng mắc khi áp dụng điều 34 Bộ luật TTDS và những đề xuất, kiến nghị”,
đăng trên Trang thông tin điện tử TAND tỉnh Quảng Trị; Bài viết của tác giảPhan Thành Nhân (2020) “Tham quyền của Tòa án trong việc hủy QDCB của
CQTC - Một quy định nhiều hướng dẫn”, đăng trên Tạp chí TAND điện tử;
Bài viết của các tác giả Nguyễn Biên Thủy & Đặng Thanh Hoa (2021), “Bàn
về thẩm quyên của Tòa án đối với yêu cầu hủy QĐCB trong quá trình giải
quyết VADS”, Tạp chí TAND điện tử,
Các bài viết nêu trên đã trao đổi, bình luận về quy định thâm quyền của
tòa án đối với QĐCB của CQTC khi giải quyết VVDS Một số bài viết đượcviết vào thời điểm Điều 32a Bộ luật TTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm2011) mới được sửa đổi thành Điều 34 Bộ luật TTDS năm 2015 Qua 8 nămthực hiện Bộ luật TTDS năm 2015, quy định này đã bộc lộ nhiều khó khăn,vướng mắc, dẫn đến nhiều văn bản hướng dẫn khác nhau của TAND tối cao
Do đó, việc nghiên cứu, chỉ ra những bất cập, khó khăn, không khả thi trong thực tiễn công tác xét xử và kiến nghị hoàn thiện, sửa đổi bổ sung quy định này là cần thiết.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về thâmquyền của Tòa án đối với QĐCB của CQTC khi giải quyết VVDS, đánh giá ý
Trang 14nghĩa, vai trò, sự phù hợp của quy định về thâm quyền của Tòa án đối với QDCB của co quan nhà nước khi giải quyết VVDS trong pháp luật TTDS
hiện hành, chỉ ra những hạn chế, bất cập của quy định trên và vướng mac
trong thực tiễn áp dung, từ đó đưa ra dé xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả luận văn dé ra các nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
- Phân tích, làm rõ những vấn dé lý luận về thâm quyền của Tòa án đốivới QĐCB của CQTC khi giải quyết VVDS như: Khái niệm thẩm quyền của
Tòa án; Phân loại thâm quyền của Tòa án; Ý nghĩa của việc phân loại thâm quyên; Sự giao thoa giữa thẩm quyên của Tòa án khi giải quyết VVDS và vụ
án hành chính; Khái niệm QDCB của CQTC; Cơ sở của sự hình thành quy
định về thâm quyền của Tòa án đối với QĐCB của CQTC khi giải quyết
VVDS.
- Phân tích lich sử phát triển của quy định về thâm quyền của Tòa án
đối với QĐCB của CQTC khi giải quyết VVDS qua các thời kỳ và tập trung
vào quy định hiện hành dé thấy được ý nghĩa, vai trò, sự phù hợp cũng như
bat cap trong viéc quy dinh tham quyén của Tòa án đối với QDCB của CQTC
khi giải quyết các VVDS của Tòa án
- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định về thâm quyén củaTòa án đối với QĐCB của CQTC khi giải quyết VVDS thông qua các số liệuthống kê và phân tích một số bản án dân sự sơ thẩm, phúc thâm của TAND
các cấp có liên quan đến việc xem xét QDCB của CQTC, từ đó chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn giải quyết VVDS của Tòa án có liên quan đến thẩm quyền xem xét QDCB và tìm ra nguyên nhân.
- Đề xuất kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về thầm quyền củaTòa án đối với QĐCB của CQTC khi giải quyết VVDS nhằm khắc phụcnhững bat cập, vướng mắc và nâng cao hiệu quả giải quyết VVDS có yêu cầu
hủy QĐCB.
Trang 154 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận, các quy định pháp luật TTDS hiện hành và thực tiễn áp dụng các quy định về thâm quyền
của Tòa án đối với QĐCB của CQTC khi giải quyết VVDS ở Việt Nam
4.2 Pham vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thầm quyền của Tòa án đối
với QĐCB của cơ quan hành chính nhà nước khi giải quyết các VVDS bởi
đây là trường hợp phô biến nhất.
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật
TTDS hiện hành về thâm quyền của Tòa án đối với QDCB của CQTC khi
giải quyết VVDS và thực tiễn áp dụng ké từ năm 2015 đến nay.
- Về không gian: Đề tài tập trung vào thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân
dân các cấp của các trên lãnh thé nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong
quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản
Sau:
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và
pháp luật Theo đó, tác giả đặt các quy định về thâm quyền của Tòa án trongmối liên hệ với nhau, không nghiên cứu một cách riêng lẻ đồng thời có sự so
sánh với các văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp: Những phương pháp này được sử dụng phổ biến
trong việc làm rõ các quy định pháp luật về thâm quyên
- Phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh: Những phương pháp
này tác giả vận dụng dé đưa ra ý kiến nhận xét quy định của pháp luật hiện
hành có hợp lý hay không, đồng thời nhìn nhận trong mối tương quan so sánh
Trang 16với quy định liên quan trong các văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu
lực
- Phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch: Được vận dụng dé
triển khai bình luận, đánh giá các quy định pháp luật, các kiến nghị hoàn
thiện Trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị mang tính khái quát, súc tíchngười viết đùng phương pháp diễn dịch đề làm làm rõ nội dung cần kiến nghị
- Phương pháp thống kê: Các số liệu thống kê của TAND huyện Đan
Phượng, thành phố Hà Nội được tham khảo và phân tích để nghiên cứu đề tài
một cách toàn diện và sâu sắc hơn.
- Phương pháp phân tích vụ việc điển hình: Một số vụ án giải quyết
tranh chấp về đất đai được sử dụng có chọn lọc dé bình luận, minh hoa cho thực tiễn áp dụng quy định thâm quyền của Tòa án đối với QĐCB của CQTC khi giải quyết VVDS.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận văn đã nghiên cứu, phân tích một cách hệ thống, toàn diện các
vấn đề lý luận và thực tiễn về thâm quyền của Tòa án đối với QĐCB củaCQTC khi giải quyết VVDS Luận văn đã đạt được những kết quả nghiên cứuquan trọng, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, cụ thé như sau:
Về mặt lý luận: Luận văn đã làm rõ các khái niệm, nội dung, ý nghĩa,
vai trò của thâm quyền của Tòa án đối với QĐCB của CQTC khi giải quyết
VVDS Luận văn đã phân tích, làm rõ mối quan hệ giữa thâm quyền của Tòa
án đối với QĐCB của CQTC khi giải quyết VVDS với các thẩm quyền khác
của Tòa án Luận văn đã góp phần bổ sung, phát triển những kiến thức lý luận
về thâm quyền của Tòa án đối với QĐCB của CQTC khi giải quyết VVDS.
Về mặt thực tiễn: Luận văn đã phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng
quy định pháp luật về thâm quyền của Tòa án đối với QDCB của CQTC khigiải quyết VVDS Luận văn đã chỉ ra những hạn chế, bat cập trong quy địnhnày Luận văn đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về thâmquyên này, góp phan nâng cao hiệu quả áp dụng quy định này trong thực tiễn
Trang 177 Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thâm quyền của tòa án đối với
quyết định cá biệt của cơ quan, tô chức khi giải quyết vụ việc dân sự
Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về
“Thâm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức khi
giải quyết vụ việc dân sự”
Chương 3: Thực tiễn áp dụng quy định về “Tham quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tô chức khi giải quyết vụ việc dân sự”
và một sô kiên nghị.
Trang 18Chương 1.
NHỮNG VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ THÁM QUYÈN CỦA TÒA ÁN
DOI VỚI QUYET ĐỊNH CÁ BIET CUA CO QUAN, TO CHỨC
KHI GIAI QUYET VU VIEC DAN SU
1.1 Lý luận chung về tham quyền của Tòa án1.1.1 Khái niệm về thẩm quyền của Tòa án
1.1.1.1 Khái niệm thẩm quyên
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có nhiều quan điểm khác nhau về
“thâm quyền” Có quan điểm cho răng thâm quyền là quyền xét xử, bao gồmnhiều phương điện mang tính lịch sử cụ thể quy định quyền xét xử của Tòa
án Nội dung của nó do các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và các điều
kiện khác quyết định Theo quan điểm của các học giả ở Pháp, thuật ngữ thâm quyền (compétence) được hiểu là “khả năng mà pháp luật trao cho cơ quan công quyền hoặc cơ quan tài phán thực hiện một công việc nhất định hoặc
thâm cứu và xét xử một vụ kiện” [43, tr.122] Theo Từ điển luật học của Mỹ,
thâm quyền được hiểu là “khả năng cơ bản và tối thiểu để cơ quan công
quyền xem xét và giải quyết một việc gì theo pháp luật” [42, tr.298] Trongtiếng Anh, thuật ngữ “Jurisdiction” được dùng dé chỉ thẩm quyền hoặc quyềntài phán của Tòa án — tức là quyền lắng nghe và phán quyết vụ kiện hay dua
ra án lệnh nào đó của Tòa án một vùng lãnh thổ mà trong phạm vi đó thâm
quyên của Tòa án (Jurisdiction of Court) được thi hành [1, tr.3-8] Như vậy, học giả các nước nói trên đều công nhận thâm quyền (của cơ quan công quyền hay cơ quan tài phán) là quyền xem xét giải quyết các vụ việc trong phạm vi pháp luật cho phép và quyền han trong việc ra các quyết định khi giải
quyết vụ việc đó Quyền xem xét vụ việc và quyền ra các quyết định khi giải
quyết vụ việc là hai nội dung quan trọng, liên hệ mật thiết tạo nên nội hàm
của khái niệm thâm quyên.
Trang 19Ở Việt Nam, xét về mặt ngôn ngữ học, theo Từ điển tiếng Việt của
Viện ngôn ngữ học xuất bản năm 2003, thâm quyền được hiểu là “quyền xem
xét dé kết luận hoặc định đoạt một van dé theo pháp luật”[1, tr.922] Như vậy,
về mặt ngôn ngữ, thuật ngữ “thẩm quyền” trong ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng
Pháp có điểm tương đồng được quan niệm là quyền xem xét, quyết định, giảiquyết một van đề hay vụ việc nào đó Nói cách khác, có thé hiểu thẩm quyền
là quyền của một chủ thể nhất định, đó là khả năng mà pháp luật cho phép
được thực hiện một công việc trong một lĩnh vực, một phạm vi nhất định Mỗi
cơ quan khi được thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình đều hoạt động
trong một lĩnh vực, một phạm vi nhất định với những quyền năng mà pháp
luật cho phép Việc này được gọi là thâm quyền của CQTC đó.
Xét dưới góc độ khoa học pháp lý, ở Việt Nam, Từ điển Luật học quan niệm thâm quyên là “tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định
của CQTC nhà nước do pháp luật quy định như thâm quyền của Tòa án các
cấp, thâm quyền của viện kiểm sát các cấp, của cơ quan công an các cấp”[37,
tr.459] Khái niệm thâm quyền cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu Theo
tác giả Lê Hoài Nam: “Tham quyền là quyền được thực hiện những hành vi
pháp lý mà pháp luật giao cho một tổ chức hoặc nhân viên Nhà nước Nói khác
đi, thâm quyên là quyền của một chủ thé nhất định, đó là khả năng mà pháp
luật cho phép được thực hiện một công việc trong một lĩnh vực, một phạm vi
nhất định”[15, tr.19] Theo tác giả Lê Thị Ha: “Tham quyền là tổng hợp cácquyền mà pháp luật quy định cho một CQTC hoặc một công chức được xem
xét giải quyết những công việc cụ thể trong lĩnh vực và phạm vi nhất định nhằm thực hiện chức năng của bộ máy nhà nước”|[ó, tr.21] Nhìn chung các cách giải thích đều thừa nhận thâm quyền là thuật ngữ dùng để chỉ phạm vi,
giới hạn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cá nhân hoặc cơ quan Nhà nướctrong việc thực thi quyền lực Nhà nước được pháp luật quy định
Hiến pháp và các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước hầunhư không sử dụng thuật ngữ thâm quyền, mà phổ biến là thuật ngữ “nhiệm
10
Trang 20vu và quyền hạn” Trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đã được
Hiến pháp và các văn bản về tô chức bộ máy nhà nước quy định, các văn bản
pháp luật có tính chất chuyên ngành sẽ quy định quyền được giải quyết cáccông việc, nhiệm vụ cụ thé dé quan lý nhà nước trong ngành, lĩnh vực chuyênmôn Như vậy, thâm quyền được sử dụng dé xác định những van đề, vụ việc
cụ thé thuộc quyền xem xét, quyết định, giải quyết của cơ quan này hay coquan khác, của chức vụ này hay chức vụ khác Theo các quy định này, có théhiểu thâm quyền trước hết gan với các cơ quan nhà nước, người có chức vụ,quyền hạn trong cơ quan nhà nước, tuy nhiên, để bảo đảm hiệu quả của quản
lý nhà nước và tính liên tục của hoạt động quản lý thì pháp luật có thể trao
thâm quyền cho cá nhân hoặc tô chức nhất định trong những tình huống cụ thé Cá nhân, t6 chức được trao thâm quyên theo quy định của pháp luật là chủ thé không đương nhiên sử dụng quyền lực nhà nước mà chỉ trong những
tình huống nhất định pháp luật đã dự liệu rằng cá nhân, tổ chức đó được thực
hiện những hoạt động hoặc giải quyết những công việc cụ thể như các cơ
quan, cá nhân trong cơ quan nhà nước.
Như vậy, khái niệm “thâm quyền” đù được giải thích khác nhau dướinhiều góc độ, tuy nhiên, vẫn có những đặc điểm được giải thích thống nhất
Từ những phân tích trên cho thấy khái niệm “thẩm quyền” có thể được hiểu
như sau: “Thẩm quyền là quyên hạn, nghĩa vụ hành động quyết định của các
CQOTC hoặc cá nhân cua CQTC thuộc hệ thống bộ máy nhà nước do pháp
luật quy định ”.
1.1.1.2 Khái niệm thẩm quyển của Tòa án Trong lịch sử hình thành và phát triển xã hội loài người từ xưa đến nay, quyên lực luôn là van đề được quan tâm và tranh luận nhiều, đặc biệt là quyền
lực Nhà nước Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin: “Nhà nước là sảnphẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được” [6,
tr.20] Nhà nước được xây dựng từ khế ước xã hội để bảo vệ quyền con
người Nhà nước ra đời với chức năng chủ yêu là điêu hòa xã hội, duy trì sự
11
Trang 21ồn định và phát triển của xã hội theo một trật tự nhất định Một trong những công cụ hiệu quả nhất dé thực hiện quyền lực Nhà nước là pháp luật Pháp luật của Nhà nước là tối thượng nhưng suy cho cùng nó cũng không thể tách rời hai từ “công lý”, trọng trách quan trọng và cao cả bậc nhất của pháp luật là
dé thiết lập, duy trì và bảo vệ sự công băng xã hội Từ thời cô đại, các luật gia
La Mã đã khăng định: ở đâu có pháp luật, ở đó phải có hệ thống bảo đảm cho
luật pháp được thi hành một cách nghiêm chỉnh Trong quá trình hoạt động,
để thực hiện tốt chức năng vốn có, Nhà nước không thé tự mình làm tất cảmọi công việc mà phải trao quyền cho một số cơ quan chuyên môn dé các cơquan này nhân danh nhà nước tham gia vào việc quản lí xã hội Do đó, dé
thực hiện nhiệm vụ được giao, mỗi cơ quan trong bộ máy nhà nước phải được
trao những quyền hạn nhất định, đó là tiền đề làm xuất hiện thâm quyên.
Tòa án là một cơ quan có vi trí quan trọng trong bộ máy nhà nước Theo đó, Tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước, thực hiện một trong các lĩnh
vực của Nhà nước, đó là quyền tư pháp Tòa án có thâm quyền xét xử và nhân
danh Nhà nước dé ra ban án hoặc quyết định giải quyết vụ án nhằm bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, CỌTC, lợi ích của Nhà nước Do vậy, việc nghiên cứu làm rõ khái nệm thâm
quyền của Tòa án là quan trọng
Trên thế giới, luật tố tụng của các quốc gia thường quy định về phạm vi
quyền hạn của Tòa án Bên cạnh đó, một số quốc gia không giới hạn thâmquyền của Tòa án trong các văn bản quy phạm, mà ở đó các thâm phán có thé
sáng tạo pháp luật, giải thích pháp luật khi giải quyết các vụ việc dựa trên cơ
sở mục đích điều chỉnh lẽ công bằng lương tâm va đạo đức nghé nghiệp Các quyên năng này có thé coi là quyền năng mang tinh tất yếu của thâm phán, vi
họ có quyền đưa ra phán quyết về tính hợp pháp hay không hợp pháp đối vớicác hành vi của con người trong xã hội Bên cạnh đó, học giả một số nướcnhư Anh, Pháp, Mỹ, như đã đề cập ở mục 1.1.1.1, khi đề cập đến nội hàm
khái niệm thâm quyên của cơ quan tài phán hay thâm quyên của Tòa án đêu
12
Trang 22công nhận hai nội dung quan trọng đó là quyền xem xét vụ việc và quyền ra
các quyết định khi giải quyết vụ việc.
Ở Việt Nam, thâm quyền của Tòa án bao gồm nhiều nội dung được xem xét dưới nhiều góc độ như thâm quyền về hình sự, thâm quyền về hành chính
và thâm quyền về dân sự Mỗi loại thâm quyền tạo ra những giới hạn khácnhau cho phạm vi hoạt động của Tòa án Xác định thẩm quyền là công việc bắtbuộc của Tòa án Cụ thể là xem xét tính hợp pháp của đơn khởi kiện hay đơnyêu cầu cùng các tài liệu chứng cứ chứng minh đề quyết định trả lại đơn hoặc
thụ lý vụ việc Nếu bỏ qua công việc này sẽ ảnh hưởng đến công tác giải quyết
vì quyết định giải quyết vụ việc của Tòa án chỉ có giá trị pháp lý khi Tòa án
giải quyết đúng thâm quyên
Dựa trên những nội dung cơ bản về thâm quyền, một số nhà nghiên cứu
luật học ở Việt Nam cũng đã tiếp cận khái niệm thâm quyền của Tòa án theo
các góc độ như sau:
Theo một nghiên cứu dưới góc độ TTDS, tác giả nghiên cứu chỉ ra rằng
“Tham quyền của Tòa án là một thé thống nhất bao gồm hai yếu tố có liên
quan chặt chẽ với nhau đó là thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội
dung Thâm quyền về hình thức thé hiện ở quyền han xem xét và phạm vixem xét của Tòa án (thâm quyền xét xử và phạm vi xét xử), còn thâm quyền
về nội dung thé hiện ở thâm quyền giải quyết, quyết định của Tòa án đối vớinhững van đề đã được xem xét” [1] Theo khái niệm đó, thâm quyền của Tòa
án bao hàm hai yếu tố cơ bản đó là thẩm quyền về hình thức và thâm quyền
về nội dung có mối liên hệ mật thiết với nhau Hay nói một cách khác, quyền hạn phạm vi xem xét của Tòa án và quyền quyết định của Tòa án luôn nằm trong một chỉnh thé thống nhất với nhau.
Một tác giả khác nghiên cứu khái niệm thâm quyền của Tòa án dưới
góc độ tố tụng hình sự cho rằng: “Phạm vi, giới hạn của hoạt động Tòa án và
quyền năng pháp lý của Tòa án có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành
thâm quyên Tòa án Thâm quyên của Tòa án bao gôm: thâm quyên xét xử,
13
Trang 23phạm vi - giới hạn xét xử và quyền hạn quyết định của Tòa án” [1] Hay trong
TTHC, có khái niệm về thắm quyền của Tòa án đó là “phạm vi thực hiện quyền lực Nhà nước của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp hành chính giữa một bên là công dân, tổ chức và bên kia là cơ quan công quyên,
theo thủ tục TTHC nham bao dam và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội,quyền và lợi ích hợp pháp của công dân” [36]
Như vậy, dù cách tiếp cận thâm quyền của Tòa án khác nhau, nhưng
các khái niệm được một số tác giả nghiên cứu đưa ra giống nhau ở những
điểm đó là thẩm quyên của Tòa án là các quyền khác nhau của Tòa án khi giải quyết vụ việc, cụ thé là quyền xác định cụ thể những vụ việc nào Tòa án có thê giải quyết (giới hạn của việc xét xử) và quyền ra quyết định trong việc xét
xử những vụ việc đó.
Trên cơ sở đó, tác giả Luận văn đưa ra định nghĩa về thẩm quyền của
Tòa án như sau: Thẩm quyển của Tòa án là quyên năng pháp lý của Tòa án
theo quy định của pháp luật có quyền xem xét thụ lý, giải quyết các vụ việc
bằng một quyết định hoặc bản án của Tòa án theo trình tự, thủ tục được pháp
luật quy định.
1.1.2 Phân loại thẩm quyền của Tòa án trong tô tụng dân sự
Trên thế giới, các nhà nghiên cứu về tố tụng ở một số quốc gia thuộc cả
hệ thống dân luật (Civil Law) hay hệ thống thông luật (Common Law) thường
đề cập đến thẩm quyên trong TTDS theo hai góc độ: thẩm quyền theo loạiviệc và thâm quyền theo phạm vi lãnh thổ [36] Tổ chức hệ thống Tòa án ở
Việt Nam có những đặc thù riêng nên việc phân loại thâm quyền của Tòa án trong pháp luật tố tụng nói chung và TTDS nói riêng của nước ta cũng có những khác biệt so với nhiều quốc gia trên thế giới Cụ thể, thâm quyền của
Tòa án trong TTDS, hay thâm quyền của Tòa án khi giải quyết VVDS, đượcphân loại thành ba nhóm: Thâm quyền theo loại việc, thẩm quyền của Tòa án
các cấp và thâm quyền của Tòa án theo lãnh thé.
a) Thâm quyên của Tòa án theo loại việc
14
Trang 24Tham quyén của Tòa án theo loại việc được hiểu là tổng hợp các loại VVDS mà Tòa án có thâm quyên thụ lý và giải quyết theo thủ tục TTDS (ví
dụ: Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự; Yêu cầu tuyên bố hoặc
hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mat tích hoặc đã chết; Ly hôn, tranh
chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn ) Thamquyền về loại việc của Tòa án sẽ phân định với những VVDS thuộc tham
quyên giải quyết của cơ quan khác.
Bộ luật TTDS năm 2015 được xây dựng dựa trên Hiến pháp năm 2013
và theo nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp va Tòa án không được từ chối giải quyết VVDS vì lý do chưa có điều luật để áp dụng Với quy định “Tòa án không được từ chối giải quyết VVDS vì lý do chưa có điều luật dé áp dụng” [26], nên về nguyên tắc tất cả các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình đều thuộc thâm quyền của Tòa án và giải quyết
theo thủ tục TTDS trừ trường hợp pháp luật quy định thuộc thâm quyền giải
quyết của các CQTC khác Theo Điều 1 Bộ luật TTDS năm 2015 thì các Tòa
án Việt Nam không chỉ giải quyết theo thủ tục TTDS những vụ việc phát sinh
từ quan hệ pháp luật dân sự mà cả những vụ việc khác phát sinh từ quan hệ
pháp luật có cùng tính chất như những vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật
hôn nhân và gia đình, quan hệ pháp luật kinh doanh, thương mại, quan hệ
pháp luật lao động, trình tự giải quyết VVDS, thủ tục công nhận và cho thi
hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài Vì vậy,
VVDS thuộc thâm quyền dân sự của Tòa án bao gồm các tranh chấp dân sự
(theo nghĩa rộng) phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động.
b) Tham quyền của Tòa án theo cấp
Trong hệ thống tô chức của tòa ba cấp Tòa án thì chỉ có TAND cấphuyện và TAND cấp tỉnh là có thâm quyền giải quyết sơ thâm các VVDS Do
đó, khi giải quyết VVDS, trước tiên, Tòa án phải xác định tranh chấp, yêu cầu
dân sự có thuộc thâm quyên giải quyét của Tòa án theo loại việc vê dân sự
15
Trang 25hay không, sau đó Tòa án phải xác định tranh chấp, yêu cầu đỏ thuộc thâm quyền xét xử sơ thâm của Tòa án cấp huyện hay Tòa án cấp tỉnh Như vậy,
việc phân định thâm quyên sơ thâm giải quyết VVDS của Tòa án cấp huyện
và Tòa án cấp tỉnh chính là thâm quyền theo cấp Việc phân định thâm quyền
sơ thâm sơ thẩm của TAND cấp huyện và TAND cấp tinh dựa trên cơ cấu tổchức, khả năng giải quyết của Tòa án đó, tính chất, mức độ phức tạp của tranh
chấp, yêu cầu dân sự Như vậy, có thé định nghĩa thẩm quyền của TAND theo
cấp đó là “quyền của một cấp Tòa án (Tòa án cấp huyện hoặc cấp tỉnh) mà ở
đó Tòa án này có quyền xem xét, thụ lý, giải quyết quyết định các VVDS theo thủ tục TTDS dựa trên tính chất, mức độ phức tạp của tranh chấp, yêu cầu dân
sự, cơ cau tô chức và khả năng giải quyết của Tòa án đó”.
c) Tham quyén của Tòa án theo lãnh thé va theo sự lựa chon của các
bên đương sự
Sau khi xác định được VVDS thuộc thâm quyền sơ thâm của Tòa án
cấp huyện hay Tòa án cấp tỉnh thì Tòa án cần xác định tiếp VVDS đó thuộc
thâm quyền giải quyết của Tòa án cụ thể nào Việc xác định một Tòa án cụthé có thẩm quyền giải quyết đối với một tranh chấp, yêu cầu dân sự cụ théđược gọi là thâm quyền theo lãnh thé Xét về thâm quyền dân sự của Tòa ántheo lãnh thé hay còn có thé gọi là thâm quyền của Tòa án theo đơn vị hànhchính lãnh thổ hay theo phạm vi lãnh thé, việc phân định thẩm quyền dân sựcủa Tòa án theo lãnh thổ không dựa vào tính chất phức tạp của VVDS, mà nóđược phân định giữa các Tòa án cùng cấp với nhau dựa trên những dấu hiệu
riêng biệt nhằm đảm bảo cho Tòa án có điều kiện giải quyết VVDS một cách tốt nhất cũng như việc tôn trọng sự thỏa thuận của được sự, tao điều kiện cho
bị đơn hay bảo đảm quyền lợi của nguyên đơn, người yêu cầu trong một số
trường hợp cụ thê Vì vậy, pháp luật xác định thẩm quyên theo lãnh thé dựatrên các dấu hiệu về nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của một trong các bên
đương sự, về nơi có tải sản tranh chấp; về nơi mà các bên có thỏa thuận lựa
chọn, về nơi phat sinh sự kiện Tóm lại, có thê hiéu “Tham quyên dân sự của
16
Trang 26Tòa án theo lãnh thé là quyền của một Tòa án cụ thé trong việc xem xét, thụ
lý, giải quyết và quyết định giải quyết các vụ việc đỏ theo thủ tục sơ thâm
được xác định dựa trên cơ sở nơi cư trú, nơi có trụ sở của đương sự hay nơi có
tài sản tranh chấp”.
1.1.3 Ý nghĩa của việc phân loại thẩm quyền của Tòa án
Việc phân loại thâm quyên của Tòa án không chỉ có ý nghĩa đối với
Nhà nước mà còn có ý nghĩa với các bên đương sự và các bên liên quan vì nó
có thể ảnh hưởng đến quyền tiếp cận công lý của họ
Thứ nhất, đối với Nhà nước, việc xác định thâm quyền của Tòa án hayphân định thâm quyền giữa các Tòa án có thé tránh được sự chồng chéo
trongg việc thực hiện nhiệm vụ giữa các Tòa án với các co quan nhà nước,
hay giữa các Tòa án với nhau Điều này góp phan tạo điều kiện cần thiết cho Tòa án giải quyết các VVDS một cách nhanh chóng, đúng đắn, góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động của Tòa án - cơ quan tư pháp.
Thứ hai, đôi với các đương sự và các bên liên quan, việc gửi đơn kiện
đến đúng Tòa án có tham quyên giải quyết là một yếu tố rất quan trọng déxem xét việc thụ lý vụ việc Nếu vụ việc thuộc thâm quyền giải quyết củaCQTC khác thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, nếu gửi đơn khởikiện, đơn yêu cầu đến sai Tòa án có thâm quyền xét xử theo cấp hay theo lãnh
thé thì sẽ phải chuyên đơn khởi kiện, đơn yêu cầu sang đúng Tòa án có thâm
quyên Do đó, việc phân loại thâm quyền của Tòa án giúp các đương sự tham
gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án, tránh mat thời
gian, công sức cho người khởi kiện, người yêu cầu.
Thứ ba, việc phan loại thầm quyền của Tòa án một cách khoa học và hợp lý còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định điều kiện về chuyên
môn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ, công chức tại mỗi Tòa, cũngnhư các điều kiện bao đảm khác, từ đó, có kế hoạch hợp lý nhằm đáp ứng
việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các Tòa án.
17
Trang 271.1.4 Sự giao thoa giữa thẩm quyền của Tòa án trong tổ tụng dân sự
và tô tụng hành chính
Thâm quyền của Tòa án trong TTDS và TTHC đều bao gồm thẩm quyền theo loại việc, theo các cấp Tòa án, theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn
của nguyên đơn, người yêu cầu
Thông thường, việc xác định thâm quyền của Tòa án theo loại thủ tục
tố tụng nào phải căn cứ vào tính chất của loại quan hệ pháp luật nội dung mà
Tòa án cần giải quyết Các vụ việc phát sinh từ các quan hệ pháp luật nội
dung có cùng tính chất này sẽ thuộc thâm quyền của Tòa án theo các thủ tục
tố tụng tương ứng như thủ tục tố tụng hình sự, TTHC và TTDS Tòa án chỉ
thụ lý giải quyết VVDS, vụ án hành chính đối với các tranh chấp thuộc thâm
quyên giải quyết của Tòa án theo loại việc được quy định trong Bộ luật TTDS
năm 2015 và Luật TTHC năm 2015.
Trong thực tiễn pháp lý, có nhiều QDHC được ban hành nhằm giải
quyết vấn đề phát sinh trong công tác quản lý nhà nước và quyết định này có
thé tác động đến các bên đương sự, người có quyên và lợi ích liên quan khi
giữa ho phát sinh các tranh chấp Tiêu biểu trong số đó như các quyết định
liên quan đến đất đai có tác động rất nhiều khi các bên phát sinh các tranhchấp hay van đề về dân sự như tranh chấp về hợp dong, thừa kế, yêu cầu lyhôn Thông thường, những quyết định trong quá trình quản lý hành chính códấu hiệu vi phạm sẽ được giải quyết theo thủ tục TTHC Tuy nhiên, vớinhững trường hợp quyết định trái pháp luật đó lại tác động tới quyên và lợi
ích của các cá nhân là đương sự trong VVDS đang được Tòa án giải quyết Điều này làm phát sinh sự giao thoa giữa thẩm quyền của Tòa án trong TTDS
và TTHC.
Ngoài ra, khi thụ lý, Tòa án cũng xem xét vụ án/vụ việc đó có thuộc
thâm quyên của mình theo cấp và theo lãnh thổ hay không? Các Tòa án cóthâm quyền giải quyết VVDS hay vụ án hành chính theo thủ tục sơ thâm gồm
có TAND cấp tỉnh và TAND cấp huyện Nguyên tắc chung, hầu hết các loại
18
Trang 28việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đều thuộc thẩm quyền của
TAND cấp huyện; TAND cấp tỉnh có thâm quyền giải quyết những trường
hợp có đương sự, tài sản đang ở nước ngoài, cần phải ủy thác tư pháp cho cơ
quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài hoặc Tòa án nước ngoài, những vụ
việc thuộc thâm quyền của TAND cấp huyện mà cấp tinh lay lên đề giải
quyết.
Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật TTDS năm 2015 về thâm quyền của
Tòa án đối với QDCB của CQTC, các nhà làm luật đã có sự hướng dan dẫn
chiếu thống nhất theo nguyên tắc: Thâm quyén của cấp Tòa án giải quyết
VVDS trong trường hợp có xem xét việc hủy QDCB được xác định theo quy
định tương ứng của Luật TTHC về thâm quyền của TAND cấp huyện, TAND
cấp tinh Như vậy, khi giải quyết VVDS, nếu có liên quan đến các QDCB trai
pháp luật thì Tòa án có quyền huỷ Tuy nhiên, quyền huỷ thuộc về Tòa án nào
xét về cấp hay lãnh thổ thì phải căn cứ theo quy định về thâm quyền của Tòa
án trong Luật TTHC Điều này đã dẫn đến sự giao thoa thẩm quyền của Tòa
án trong TTDS và TTHC.
Việc xác định và quy định cụ thé, rõ ràng những tranh chấp thuộc thâm
quyền dân sự, hành chính hay giao thoa, dẫn chiếu giữa thâm quyền dân sự vàthâm quyền hành chính của Tòa án là quan trọng nhằm giải quyết vụ án đượcchính xác, khách quan, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Cácquy định của pháp luật hiện hành một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho đương
sự trong việc chủ động lựa chọn thủ tục tố tụng và Tòa án có thầm quyền déthực hiện việc khởi kiện của minh; mặt khác là cơ sở dé xác định trách nhiệm
của Tòa án trong việc thụ lý đúng vụ án, hạn chế việc xung đột thâm quyền
trong VADS và vụ án hành chính, qua đó, bảo đảm tính hiệu quả của TTDS.
1.2 Khái niệm quyết định cá biệt
Về mặt thuật ngữ, theo Từ điển Tiếng Việt, cá biệt là “riêng lẻ, khôngphố biến hoặc không điển hình” [40, tr.170], còn quyết định là “định ra, dé ra
và dứt khoát phải thực hiện không thay đổi” [40, tr.588] Trong ngôn ngữ
19
Trang 29châu Âu, tiếng Anh “act”, tiếng Pháp “act”, tiếng Nga “akt” có nguồn gốc từ
tiếng Latinh “actus” Thuật ngữ này được sử dụng với nhiều sắc thái và có
nhiều nghĩa khác nhau là “quyết định”, “hành động, hành vi”, “văn bản” Như
vậy, quyết định có thé được thé hiện dưới hình thức ngôn ngữ viết (bang văn
bản) hoặc bằng hình thức khác như: lời nói, dấu hiệu, ký hiệu, nhưng cũng cócách hiểu quyết định “là văn bản hành chính về quyết định của một cấp có
thâm quyền” [38, tr.744].
Trong các sách báo pháp lý nước ngoài, với một số trường hợp có thê
99 66đồng nhất “quyết định” với “hành động” “quyết định pháp luật” với “hành động pháp luật” và với “văn bản pháp luật” dần đến hệ một hệ quả pháp lý nhất
định Chính vì vậy, mà người ta coi việc bỏ phiếu của công dân trong các cuộcbầu cử cũng là “hành động pháp luật” hay “quyết định pháp luật”, cả hai cách
hiểu này đều có nghĩa thực tế của nó trong tiếng Việt Bên cạnh đó, người ta
còn gọi “quyết định pháp luật”, “hành động pháp luật” là mệnh lệnh, là sự thê
hiện ý chí quyền lực, là văn bản [13, tr.330], là kết quả và hình thức thể hiện
của hoạt động nhà nước [5, tr.262]
Trong ngôn ngữ tiếng Việt nếu đồng nhất “quyết định” với “hànhđộng”, hoặc là sự thể hiện ý chí, trong trường hợp này “quyết định” được sửdụng là một động từ chỉ trạng thái hành động đưa ra một quyết định và “sựthê hiện ý chí” cũng chỉ trạng thái hoạt động Ví dụ: người lãnh đạo ra quyếtđịnh, hay người lãnh đạo quyết định về một vấn đề nào đó, ở đây quyết định
là một động từ Vì vậy, không thể đồng nhất “quyết định” là hành động với
“quyết định” là sản phẩm của hoạt động đó Nếu quan niệm như vậy, sẽ không phân biệt được “quyết định pháp luật” - sản phẩm của hoạt động sáng tạo pháp luật với các hành động, hoạt động luôn gan liền với chủ thé ban hành
quyết định pháp luật Hành động luôn gắn liền với chủ thể nhất định, khi chủthê không còn tồn tại thì cũng không còn hành động của nó Chỉ có thé có
những hành động đã qua và ở thì hiện tại, mà không có hoạt động ở thì tương
lại khi không còn chủ thé của hành động Nhưng quyết định pháp luật - sản
20
Trang 30phẩm của hoạt động của các cơ quan nhà nước có thê tồn tại lâu dai, không phụ thuộc vào sự tồn tại của chủ thể ban hành ra nó (người có thâm quyền hoặc cơ quan ban hành quyết định có thé đã không còn giữ chức vụ cũ hoặc
đã bị giải thể, sáp nhập ) nhưng quyết định do họ ban hành, về nguyên tắc,
vẫn có hiệu lực cho tới khi nào có quyết định khác thay thế cho nó, hay hết
hiệu lực khi thời hạn của nó không còn, đã được quy định ngay chính trong
quyết định đó Mặt khác, quan niệm này không cho phép phân biệt quyết định
pháp luật với các hành động có tính cưỡng chế, có giá trị pháp lý của những
người đại diện cho quyền lực nhà nước, nhưng không phải là quyết định pháp luật, ví dụ, các hành động thực hiện các quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính (các biện pháp phòng ngừa, ngặn chặn hành chính ).
Chính vì lẽ đó mà trong các văn bản thê hiện quyết định của cơ quan nhà
nước đều có sự phân biệt “quyết định” là tên của văn bản và “quyết định” chỉ
hành động - ra quyết định
Trong các văn bản pháp luật, thuật ngữ “quyết định cá biệt” lần đầu tiên
xuất hiện tai Bộ luật TTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 Trước đó, Pháp lệnhthủ tục giải quyết các VADS chỉ quy định chung chung là Tòa án có quyềnhủy “quyết định” Quy định tại khoản 1 Điều 32a Bộ luật TTDS sửa đổi, bổsung năm 2011 đã xác định rõ đối tượng dé Tòa án xem xét và có quyền hủytrong giải quyết VADS là QDCB của CQTC, người có thâm quyền nhưng
cũng không có quy định khái niệm QDCB Nội dung quy định tại Điều 2
Thông tư liên tịch số 01/2014 đã hướng dẫn cụ thé thế nào là QDCB Theo
đó,”QÐĐCB là QDHC được quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật TTHC năm
2010 và hướng dẫn tại điểm a và b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thâm phán TAND tối cao
hướng dẫn thi hành một sé quy dinh cua Luat TTHC nam 2010; QDCB duocban hành không đúng thâm quyên, thủ tục, nội dung do pháp luật quy địnhxâm phạm đến quyên, lợi ích hợp pháp của đương sự trong VVDS mà Tòa ánđang có nhiệm vụ giải quyết” [34]
21
Trang 31Đến Bộ luật TTDS năm 2015, khái niệm QDCB được xác định rõ rangngay trong quy định tại khoản 2 điều 34, cụ thé: “QDCB là quyết định đã
được ban hành về một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần đối với một
hoặc một số đối tượng cụ thể” [26] Như vậy, trong mối quan hệ so sánh với
hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-TANDTC- BTP của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư
VKSNDTC-pháp thì Bộ luật TTDS năm 2015 cho chúng ta thấy QDCB không chi là
quyết định hành chính mà là quyết định đã được ban hành về một van dé cụ
thể và được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể Từquy định này có thé khang định “ODCB Id văn bản áp dụng pháp luật, được
ban hành trên cơ sở các quyết định chủ đạo và quy phạm của các cơ quan cấp trên hoặc của cơ quan ban hành quyết định đó nhằm đưa ra quyết định của COTC nhằm giải quyết những việc cá biệt” Theo đó, QĐCB có đặc điểm
được ban hành về một van dé cụ thé, chỉ có hiệu lực đối với các đối tượng cụ
thể và chỉ được áp dụng một lần Ở đây, văn bản chỉ là hình thức, còn nội
dung của nó chứa đựng quyết định
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả tập trung vào QDCB
của cơ quan quản lý hành chính nhà nước do tính chất phô biến nhất của loạiQDCB này trên thực tiễn Trong khi đó, hoạt động chấp hành - điều hành hay
còn gọi là hoạt động quản lý hành chính nhà nước là phương diện hoạt động
chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước Do vậy, các QĐCB mà luận văn
tập trung nghiên cứu cũng được hiểu là các QDHC cá biệt Cách hiểu này
cũng phù hợp với hướng dan của TAND tối cao, cụ thể, Giải đáp TANDTC của TAND tối cao ngày 19/9/2016 về một số vấn đề TTHC, TTDS
02/GD-có nhấn mạnh “những văn ban không phải là QDHC cá biệt thì không thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều này” (Điều 34 Bộ luật TTDS năm 2015) [26].
Đồng thời, các QDCB mà không phải QDHC cá biệt mà thuộc các lĩnh vựckhác (như quyết định thi hành án, quyết định về tố tụng hình sự, TTDS, quyết
22
Trang 32định của tổ chức kinh tế ) cũng không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận
văn.
Tóm lại, QDCB trong phạm vi Luận văn này được hiểu là QÐCB của
cơ quan quản lý hành chính nhà nước hay QĐHC cá biệt, trong đó, bao gồm
tat cả những văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, hoặc người có thẩmquyên trong các cơ quan đó ban hành, trong đó chứa đựng quyết định về một
vấn dé cụ thé trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng
một lan đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể
*Đặc điểm của QDCB của cơ quan quản lý hành chính nhà nước
Trên cơ sở phân tích các định nghĩa chính thức quy định tại văn bản
pháp luật về TTDS và định nghĩa về QDCB theo phạm vi Luận văn, tác giảnhận thay QDCB của cơ quan quan lý hành chính nhà nước có các đặc điểm
cơ bản như sau:
() Được ban hành trong quá trình áp dụng quy phạm pháp luật nên
QDCB dùng trong một lần và áp dụng cho một hay một số đối tượng cụ thé;
(ii) Trực tiếp làm phát sinh và thay đổi, cham dứt quan hệ pháp luật
hành chính;
(iii) Chứa đựng các quy tắc xử sự về van đề cụ thé nhằm thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước.
Bên cạnh đó, loại quyết định này tác động trực tiếp đến những đốitượng nhất định, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ich của đối tượng ápdụng nên tính quyền lực và sự áp đặt ý chí của nó rõ ràng hơn so với các loại
QDHC khác.
Trong thực tiễn pháp lý, mọi cơ quan quản lý hành chính nhà nước đều
có quyền ban hành QDCB So với quyết định chủ đạo và quy phạm, QDCB
chiếm tỉ trọng rất lớn do được áp dụng với từng trường hợp cụ thê Đồng thời,xuất phát từ đặc thù hoạt động quản lý hành chính nhà nước, nên có rất nhiều
QDCB của cơ quan quản lý hành chính nhà nước được ban hành trong các
lĩnh vực khác nhau nhằm phục vụ hoạt động này Vi dụ: QDCB của cơ quan
23
Trang 33quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai, tàichính, kinh tế, y tế, giáo dục, khoa học, công nghệ, an ninh, trật tự an Tòan xãhội, cấp phép, xử lý vi phạm hành chính Bên cạnh đó, càng xuống các cơ
quan cấp thấp và cấp cơ sở, tỷ lệ này càng cao Ví dụ, UBND cấp huyện, cấp
xã rất ít khi ban hành quyết định quy phạm, chủ yếu ban hành QDHC cá biệt.Một ví dụ thực tiễn minh chứng cho nhận định trên đó là: Theo số liệu do
Phòng tư pháp Quận 1, Thanh phố Hồ Chí, trong năm 2013, UBND Quận 1
Thành phố Hồ Chí Minh chỉ ban hành 02 quyết định quy phạm, năm 2014
ban hành 03 quyết định quy phạm, trong khi đó, năm 2013 ban hành 2167
QDHC cá biệt, năm 2014 ban hành 1476 QDCB (quyết định của UBND va
Chủ tịch UBND), trong đó chủ yếu là quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
1.3 Khái niệm và nội dung thẩm quyền của Tòa án đối với quyết
định cá biệt của cơ quan, tổ chức khi giải quyết vụ việc dân sự
Từ các phân tích về khái niệm thầm quyền của Tòa án và khái niệm
QDCB, tác giả Luận văn đưa ra khái niệm như sau: Thẩm quyển của Tòa án
doi với QĐCB của COTC khi giải quyết VVDS là quyên năng pháp ly cua Tòa
án theo quy định của pháp luật trong việc thụ lý, đưa ra quyết định đổi với một
OĐCPB cua CQOTC theo trình tự, thủ tục được pháp luật quy định trong trường
hợp giải quyết một VVDS mà nhận thấy có QĐCB của COTC có dấu hiệu trái
pháp luật, xâm phạm quyên, lợi ích hợp pháp của đương sự trong VVDS dang được Tòa án giải quyết.
Từ khái niệm này, có thé rút ra một số nội dung về thâm quyền của Tòa
án đối với QĐCB của CQTC khi giải quyết VVDS đó là:
Thứ nhất, chủ thé có thâm quyền trong việc thụ ly, đưa ra quyết định đối
với một QĐCB của CỌTC khi giải quyết VVDS là Tòa án, theo đó, cần xác
định cụ thé chủ thé có thẩm quyền là Tòa án cấp huyện hay cấp tinh, là Tòa ántheo lãnh thổ nào
Thứ hai, các quyền của Tòa án đối với QĐCB của CQTC là quyền năng
pháp lý của Tòa án theo quy định của pháp luật trong việc thụ lý, đưa ra quyết
24
Trang 34định đối với một QDCB của CỌTC Theo quy định của pháp luật hiện hành, các quyền của Tòa án đối với QDCB của CQTC khi giải quyết VVDS đó đó là quyền thụ lý, giải quyết VVDS và quyền huỷ QDCB của CQTC khi những quyết định này có những dấu hiệu trái pháp luật.
Thứ ba, căn cứ huỷ QĐCB của CQTC được hiéu là căn cứ pháp lý - cácquy định của pháp luật đề từ đó làm cơ sở cho Tòa án đánh giá, lập luận và ra
phán quyết của mình Đối chiếu với các quy định pháp luật, có thể đưa ra một
số tiêu chí để Tòa án xem xét, huỷ QĐCB của CQTC đó là: Tính trái pháp luật
(không đúng thủ tục, trình tự, thủ tục ban hành QĐCB; nội dung trái pháp luật)
và hậu quả của QĐCB trái pháp luật đó là sự xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong VVDS đang được Tòa án giải quyết.
Thứ tw, trình tự, thủ tục thủ tục huỷ QDCB trái pháp luật của CQTC là
thứ tự các bước tiến hành, cách thức thực hiện các quyền của Tòa án đối với
QĐCB trái pháp luật của CQTC Nội dung này bao gồm các yếu tố như hình
thức yêu cầu huỷ QDCB, thời điểm yêu cầu huỷ QĐCB trái pháp luật và
quyên, nghĩa vụ tham gia tố tụng của CQTC, người có thẩm quyền của CQTC
ban hành QDCB trái pháp luật.
1.4 Cơ sở hình thành quy định về thấm quyền của Tòa án đối vớiquyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức khi giải quyết vụ việc dân sự
Cơ sở hình thành quy định về thâm quyền của Tòa án đối với QĐCBcủa CQTC khi giải quyết VVDS đóng vai trò quan trọng, bởi khi xác địnhđược đúng và đầy đủ các căn cứ sẽ giúp cho việc phân định thâm quyền của
Tòa án được chính xác, khoa học, đồng thời tránh được sự chồng chéo gây mất thời gian va chi phi cho các bên đương sự Việc xác định thâm quyền của Tòa án đối với QĐCB của CQTC khi giải quyết VVDS dựa trên các cơ sở cả
về mặt khoa học và thực tiễn như sau:
25
Trang 351.4.1 Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án do Luật định
Việc xác định cơ sở hình thành quy định về thâm quyền của Tòa án đốivới QĐCB của CQTC khi giải quyết VVDS trước hết dựa trên đường lối, quy
định của Đảng và Nhà nước về chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nói chung.
Điều 102 Hiến pháp năm 2013 đã quy định rằng: “TAND là cơ quanxét xử của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền tư
pháp TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân” [23] Nội dung của điều này đã
được cụ thể hóa tại Khoản 1, 2 Điều 2 Luật Tổ chức TAND năm 2014, theo
đó: “TAND là cơ quan xét xử của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thực hiện quyền tư pháp TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ
quyén con người quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa bảo vệ lợi
ích của Nha nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tô chức, cả nhân ”[24]
Bên cạnh đó, điều luật này cũng khang định: “Tòa án nhân danh nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và
gia đình, kinh doanh thương mại, lao động hành chính và giải quyết các việckhác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, Tòan diện cáctài liệu, chứng cử đã được thu thập trong quá trình tổ tụng căn cứ vào kết quatranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặckhông áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ
về tài sản, quyền nhân thân ” [24]
Quy định nói trên của Hiến pháp và Luật Tổ chức TAND về chức năng, nhiệm vụ của Tòa án là cơ sở xác định thâm quyền của Tòa án nói chung và thâm quyền huỷ QDCB của CỌTC khi giải quyết các VVDS nói riêng.
1.4.2 Tính chất đặc biệt của quyết định cá biệt trái pháp luật
Các QDCB vốn có khả năng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh
tế, xã hội của đất nước, song các quyết định đó cũng tiềm ấn khả năng tác
động tiêu cực đên sự phát triên mọi mặt của đời sông xã hội, tiêm ân nguy cơ
26
Trang 36xâm hại đến lợi ích hợp pháp của mọi thành viên trong xã hội Tuy vậy, trên
thực tế, các văn bản quy định quy định về ban hành QDCB của co quan quan
lý hành chính nhà nước cũng rất khác nhau, không thống nhất, thậm chí có
những QDHC cá biệt chỉ được ban hành theo “thói quen” trong hành chính,
mà thiếu những quy định cụ thé về trình tự, thủ tục ban hành Tóm lại, QDCBtrái pháp luật của CQTC có thể xâm phạm đến các quyền và lợi ích của công
dân Do vậy, Tòa án - với nhiệm vụ là cơ quan bảo vệ công lý, bảo vệ quyền
con người quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân - cần có sự can
thiệp đối với những QDCB trái pháp luật, cụ thé là huỷ QDCB trái pháp luật
Nhiều QĐCB của CQTC, người có thâm quyền có thé làm phát sinh,
thay đôi, cham dứt quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của các chủ thể quan hệ pháp
luật dân sự Từ đó, có thể khăng định nhiều tranh chấp dân sự bắt nguồn từ
các QĐCB hoặc có liên quan đến QDCB Vì vậy, dé bảo vệ quyền dân sự hợp
pháp của các chủ thể quan hệ pháp luật, khi giải quyết tranh chấp dân sự có
các QĐCB trái pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự trong VVDS, pháp luật cho phép Tòa án phải có quyền hủy QDCB đó
Bên cạnh đó, việc xác định thâm quyền của Tòa án đối với các QĐCBcủa CQTC khi giải quyết VVDS được quy định tại Điều 34 Bộ luật TTDSnăm 2015 và dẫn chiếu đến việc phân định thâm quyền theo cấp tại Điều 31,
32 Luật TTHC năm 2015 về thâm quyền của TAND cấp huyện, TAND cấptỉnh Cơ sở của quy định này dựa trên tính chất phức tạp của từng trường hợp
cần huỷ QDCB, từ đó, quyết định tham quyền giải quyết VVDS liên quan đến QDCB đó sẽ thuộc cấp huyện hay cấp tỉnh dé dam bao tính Tòan diện trong quá trình giải quyết.
1.4.3 Yêu cầu khách quan của thực tiễn giải quyết vụ việc dân sự tại
Việt Nam
Pháp luật sinh ra do nhu cầu đòi hỏi của xã hội, phản ánh đúng nhu cầu
khách quan của xã hội và xuât phát từ thực tê cuộc sông Các nhà làm luật
27
Trang 37không tự làm ra luật mà ghi nhận những quy luật phát triển của xã hội bằng
các quy phạm pháp luật Ở mọi khía cạnh, pháp luật là sự nhận thức chủ quan của con người đối với thế giới khách quan Con người nhận thức tồn tại xã hội rồi đưa ra các quy tắc xử sự chung Vì thế, pháp luật về tố tụng nói chung va
quy định về thâm quyền của Tòa án nói riêng phải phù hợp với thực tiễn
Trong quá trình giải quyết VVDS, có thể phát sinh các trường hợp
QĐCB của CQTC có liên quan đến vụ án là trái pháp luật, xâm phạm quyền
và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự Dé bảo vệ quyền và lợi ích hop
pháp của các bên đương sự, cần có cơ chế dé Tòa án có thẩm quyền hủy
QDCB đó ngay trong VADS đó Bởi vì, QĐCB của CQTC trái pháp luật có
thé gây thiệt hại cho các bên đương sự Việc Tòa án có thâm quyền hủy QDCB đó ngay trong VADS sẽ giúp các bên đương sự khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của mình Ngoài ra, quyết định của Tòa án phải dựa trên cơ
sở pháp luật và thực tế QDCB của CQTC trái pháp luật có thé làm ảnh hưởng
đến tính hợp pháp của bản án, quyết định của Tòa án Việc Tòa án có thâm
quyền hủy QDCB đó ngay trong VADS sẽ giúp bảo đảm tính hợp pháp của
bản án, quyết định của Tòa án Sự thay đổi trong các văn ban pháp luật TTDS
trong lịch sử lập pháp Việt Nam về thâm quyền của Tòa án đối với QĐCBcủa CQTC khi giải quyết VVDS đã chứng minh phần nào sự đáp ứng những
đòi hỏi của thực tiễn trong quy định về thâm quyên.
Ở giai đoạn trước khi ban hành Bộ luật TTDS năm 2004, Pháp lệnhThủ tục giải quyết các VADS năm 1989 đang có hiệu lực pháp luật, trong đó
có quy định thẩm quyền của Tòa án đối với việc hủy quyết định của CQTC khi các quyết định này rõ ràng trái pháp luật Tuy nhiên, quy định này đã không được kế thừa khi Bộ luật TTDS năm 2004 mới ban hành Điều này bắt
nguồn từ thực tế, nhiều Tòa án nhận thức việc Tòa án xem xét tính hợp phápcác quyết định của cơ quan hành chính chỉ có thể theo thủ tục TTHC nên từ
thời điểm bắt đầu có quy định thâm quyền của Tòa án về giải quyết các vụ án
hành chính theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996,
28
Trang 38với các VADS dù có liên quan đến việc phải xem xét tính đúng dan các quyết
định của cơ quan hành chính nhưng các Tòa án thường hướng dẫn đương sự
khởi kiện theo thủ tục TTHC.
Quá trình thi hành Bộ luật TTDS năm 2004 cho thấy, việc không có
quyền hủy QĐCB dẫn đến thực tế bản án nhận định và khang định QDCB củaCQTC, người có thâm quyên là trái pháp luật và căn cứ vào nhận định đó Tòa
án quyết định trong ban án về quyền và nghĩa vụ dân sự của đương sự khácvới nội dung của QDCB nhưng QDCB trái pháp luật của CQTC van còn hiệulực, chưa bị hủy bỏ Dẫn đến song song tồn tại một bản án có hiệu lực pháp luật công nhận quyền dân sự của đương sự này và một QDHC có hiệu lực
công nhận quyền lợi cho đương sự kia về cùng một đối tượng Điều này đồng
thời gây ra những khó khăn trong công tác thi hành án Từ cơ sở nói trên,
Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Bộ luật TTDS năm 2004 đã cho phép
Tòa án có quyền hủy QDCB rõ ràng trái pháp luật của CQTC, người có thâm
quyền trong CQTC xâm phạm quyên, lợi ích hợp pháp của đương sự trong
VVDS mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết
Kế thừa quy định tại Điều 32a Bộ luật TTDS năm 2004, sửa đối, bổsung năm 2011, Bộ luật TTDS năm 2015 tiếp tục quy định Tòa án có quyềnhủy QDCB trái pháp luật của CQTC, người có thâm quyền xâm phạm quyền,lợi ích hợp pháp của đương sự trong VVDS nhằm phát huy những kết quảtích cực trong thực tiễn thi hành quy định này Đồng thời, Bộ luật TTDS năm
2015 cũng có một số sửa đổi, bổ sung nhằm góp phần khắc phục khó khăn
trong thực tiễn thi hành và hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật TTDS
29
Trang 39Kết luận Chương 1 Chương | Luận văn đã làm sáng tỏ một số van dé lý luận cơ bản liên quan đến dé tài nghiên cứu, cụ thể như các khái niệm về thâm quyền, thẩm quyền của Tòa án và việc phân loại thâm quyền của Tòa án trong TTDS.
Đồng thời, tác giả làm rõ khái niệm QDCB và phân tích khái niệm QDCB của
cơ quan hành chính nhà nước theo giới hạn phạm vi nghiên cứu của Luận
văn Từ đó, tác giả cũng đưa ra khái niệm và nội dung của thâm quyền của
Tòa án đối với QĐCB của CQTC khi giải quyết VVDS để có cơ sở, tiêu chí
nghiên cứu các nội dung tương ứng trong quy định pháp luật ở Chương tiếp
theo.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, Luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở hình
thành các quy định pháp lý về thâm quyền của Tòa án đối với QĐCB của
CQTC khi giải quyết VVDS, bao gồm cả cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn
cho các quy định nay.
30
Trang 40CHƯƠNG 2.
THUC TRẠNG QUY ĐỊNH PHAP LUAT TO TUNG DÂN SỰ
VIỆT NAM VE THÁM QUYEN CUA TOA ÁN
DOI VỚI QUYẾT ĐỊNH CÁ BIỆT CUA CƠ QUAN,
TO CHỨC KHI GIẢI QUYET VỤ VIỆC DÂN SỰ
2.1 Khái quát lịch sử phát triển của quy định về thâm quyền của
Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức khi giải quyết vu
việc dân sự
Nghiên cứu lịch sử lập pháp về TTDS ở Việt Nam cho thấy qua các
giai đoạn khác nhau đã có sự khác biệt trong các quy định pháp luật cũng như
thực tiễn áp dụng các quy định về thâm quyền của Tòa án đối với QĐCB của
CQTC khi giải quyết VVDS.
2.1.1 Giai đoạn trước năm 2005
Trong giai đoạn 01/01/1990 đến n31/12/2004, tức là trước khi Bộ luật
TTDS năm 2004 có hiệu lực, TAND áp dụng Pháp lệnh Thủ tục giải quyết
các VADS năm 1989 để giải quyết các VADS Trong giai đoạn này, khi giải
quyết các tranh chấp dân sự liên quan đến quyết định của CQTC, hoặc người
có thâm quyền, Tòa án xem xét tinh hợp pháp của các quyết định này Trongtrường hợp quyết định này vi phạm pháp luật, Tòa án có quyền hủy bỏ cácquyết định nay Điều này dựa trên quyền hủy QDCB của Tòa án được quyđịnh tại Điều 12 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các VADS, theo đó: “Khi
xét xử VADS, Tòa án có quyền huỷ quyết định rõ ràng trái pháp luật của CQTC khác xâm phạm quyền lợi hợp pháp của đương sự trong vụ án mà Tòa
án có nhiệm vụ giải quyết” [11] Theo đó, TAND có quyền hủy QDCB trai
pháp luật rõ ràng của CQTC khác xâm phạm quyền lợi hợp pháp của đương
sự trong vụ án mà TAND có nhiệm vụ giải quyết Tuy nhiên, trong giai đoạn
trước ngày 1/7/1996, Tòa án không có nhiệm vụ giải quyết các vụ án hành chính Do đó, việc xem xét các QDCB do các CQTC, hoặc người có thâm
31