1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn học phần triết học marx lenin phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức liên hệ trong quá trình phòng chống dịch covid 19 ở việt nam hiện nay

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Vai Trò Của Thực Tiễn Đối Với Nhận Thức Liên Hệ Trong Quá Trình Phòng Chống Dịch Covid-19 Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Thị Ánh, Cao Nguyễn Thái Bảo, Nguyễn Tác Chiến, Vũ Viết Chuẩn, Tạ Quang Chung, Nguyễn Văn Chương, Đỗ Nguyễn Đức Công, Nguyễn Hoàng Cường, Nguyễn Thị Khánh Diệu, Nguyễn Anh Dũng
Người hướng dẫn Đồng Thị Tuyền
Trường học Trường Đại Học Phenikaa
Chuyên ngành Triết Học Marx – Lenin
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, các cảm giác của chúng ta và mọi tri thức đều là sự phản ánh, đều là hình ảnh chủ quan của hiện thực khách quan: “Cảm giác là một hình ảnh chủ quan của

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 - 2022

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MARX – LENIN

Đề số 02

Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Liên hệ trong quá trình phòng, chống dịch Covid-19 ở

Việt Nam hiện nay?

Giảng viên: Đồng Thị Tuyền

Nhóm: Nhóm 2 – I1.THML

Trang 2

Hà Nội, tháng 05/2022 Thành viên ST

T Họ và tên

Mã sinh

Điểm đánh giá

11 Nguyễn Thị Ánh (nhóm

phó)

210116 44

Tóm tắt nội dung trọng tâm của bài và liên hệ bản thân sinh viên + Thuyết trình

4

12 Cao Nguyễn Thái Bảo 21011656

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:

Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức

3.8

13 Nguyễn Tác Chiến 21012118 Quan điểm triết học Mác – Lênin về thực

14 Vũ Viết Chuẩn 21013129 Liên hệ thực tiễn: Covid-19 tác động tới

15 Tạ Quang Chung 21013353 Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân

16 Nguyễn Văn Chương 21012547 Thực tiễn là mục đích của nhận thức. 3.8

17 Đỗ Nguyễn Đức Công 21012928 Quan điểm triết học Mác – Lênin về nhận

18 Nguyễn Hoàng Cường 21012548 Bài làm word 4

19

Nguyễn Thị

Khánh Diệu

(nhóm

trưởng)

210129 07

Nêu khái quát về triết học Mác – Lênin + Sửa

20 Nguyễn Anh Dũng 21010870 Bài làm slide 4

Trang 4

MỤC LỤC

Phần I Mở đầu 4

Phần II Nội dung 5

1 Quan điểm triết học Mác – Lênin về nhận thức 5

2 Quan điểm của triết học Mác – Lênin về thực tiễn 6

3 Vai trò của thực tiễn đối với nhân thức 7

3.1 Khái niệm thực tiễn 7

3.2 Khái niệm nhận thức 7

3.3 Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức 8

3.3.1 Thực tiễn là cơ sở của nhận thức 8

3.3.2 Thực tiễn là động lực của nhận thức 9

3.4 Thực tiễn là mục đích của nhận thức 9

3.5 Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý 10

3.5.1 Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý 10

3.5.2 Chân lý có tính cụ thể, có đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản ánh với một đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể 11

3.5.3 Tiêu chuẩn thực tiễn vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối 12

4 Thực tiễn là nguồn gốc, cơ sở (điểm xuất phát) của nhận thức 13

Phần III Kết luận 14

Phần IV Danh mục tham khảo 14

Trang 5

Phần I Mở đầu

Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và

cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức

mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận

Triết học Mác ra đời đã làm thay đổi mối quan hệ giữa triết học và khoa học; sự phát triển của khoa học tạo điều kiện cho

sự phát triển của triết học Ngược lại, triết học Mác - Lênin đem lại thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn cho sự phát triển khoa học

Ngày nay, khi khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ thì sự gắn bó giữa triết học Mác - Lênin và khoa học càng trở nên đặc biệt quan trọng Lý luận triết học sẽ khô cứng và lạc hậu nếu tách rời các tri thức khoa học chuyên ngành Ngược lại, nếu không đứng vững trên lập trường duy vật khoa học và thiếu

tư duy biện chứng thì trước những phát hiện mới, người ta dễ mất phương hướng và đi đến những kết luận sai lầm về mặt triết học

Đời sống xã hội hiện đại đang có những biến đổi sâu sắc; việc nắm vững triết học Mác - Lênin giúp chúng ta tự giác trong quá trình trau dồi phẩm chất chính trị, tinh thần và năng lực tư duy sáng tạo của mình, tránh những sai lầm do chủ nghĩa chủ quan và phương pháp tư duy siêu hình gây ra

Trang 6

Tuy nhiên, triết học Mác - Lênin không phải là đơn thuốc vạn năng có thể giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống Bởi vậy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần tránh cả hai khuynh hướng sai lầm: hoặc xem thường triết học hoặc là tuyệt đối hóa vai trò của triết học Nếu xem thường triết học sẽ rơi vào tình trạng mò mẫm, dễ bằng lòng với những biện pháp cụ thể nhất thời, dễ mất phương hướng, thiếu chủ động và sáng tạo Còn nếu tuyệt đối hóa vai trò của triết học sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều, áp dụng máy móc những nguyên lý, quy luật chung mà không tính đến tình hình cụ thể trong những trường hợp riêng, dẫn đến những vấp váp, dễ thất bại

Trang 7

Phần II Nội dung

1 Quan điểm triết học Mác – Lênin về nhận thức

Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan bên ngoài và độc lập với ý thức con người Đây là nguyên tắc nền tảng của lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định, thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức, với cảm giác của con người

và loài người nói chung, mặc dù người ta có thể chưa biết đến chúng Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, V.I.Lênin viết: “Chủ nghĩa duy vật nói chung thừa nhận rằng tồn tại thực tại khách quan (vật chất) là không phụ thuộc vào ý thức, cảm giác, kinh nghiệm, v.v., của loài người Chủ nghĩa duy vật lịch sử thừa nhận rằng tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức xã hội của loài người Trong hai trường hợp đó, ý thức chỉ là phản ánh của tồn tại, nhiều lắm cũng chỉ là một phản ánh gần đúng (ăn khớp, chính xác một cách lý tưởng)”

Hai là, công nhận cảm giác, tri giác, ý thức nói chung là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, các cảm giác của chúng ta (và mọi tri thức) đều

là sự phản ánh, đều là hình ảnh chủ quan của hiện thực khách quan: “Cảm giác là một hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” Nhưng không phải sự phản ánh thụ động, cứng đờ của hiện thực khách quan giống như sự phản ánh vật lý của cái gương trong quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác Đó chính là quan niệm trực quan của chủ nghĩa duy vật siêu hình, không đánh giá đúng mức vai trò tích cực của chủ thể, của

Trang 8

nhân cách và hoạt động thực tiễn của con người trong phản ánh

Ba là, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai của cảm giác, ý thức nói chung Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai của cảm giác, ý thức nói chung; là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý Tất nhiên, “… thực tiễn mà chúng ta dùng làm tiêu chuẩn trong lý luận về nhận thức, phải bao gồm cả thực tiễn của những sự quan sát, những sự phát hiện về thiên văn học…” Do vậy, “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”

2 Quan điểm của triết học Mác – Lênin về thực tiễn

Theo triết học Mác - Lênin, thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con người

Phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng

cơ bản, không chỉ của lý luận nhận thức Mác-xít mà còn của toàn bộ triết học Mác – Lênin nói chung Hoạt động thực tiễn là quá trình con người sử dụng công cụ phương tiện vật chất, sức mạnh vật chất tác động vào tự nhiên xã hội để cải tạo làm biến đổi cho phù hợp với nhu cầu của mình Hoạt động thực tiễn là quá trình tương tác giữa chủ thể và khách thể trong đó chủ thể hướng vào việc cải tạo khách thể trên cơ sở đó nhận thức khách thể, vì vậy có thể thực tiễn bao gồm những đặc điểm cơ bản sau đây:

Trang 9

Thứ nhất, thực tiễn là hoạt động có mục đích của con người: thực tiễn hay chính là hoạt động bản chất của con người,

có con người mới có thực tiễn, bởi con người hoạt động có mục đích rõ ràng nhằm cải tạo thế giới để thoả mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động với thế giới xung quanh Đối với hoạt động thực tiễn, con người biết sản xuất lao động, tạo ra những vật phẩm vốn không có sẵn trong tự nhiên

Thứ hai, thực tiễn là hoạt động mang tính lịch sử - xã hội: thực tiễn tồn tại dưới dạng hoạt động cơ bản và phổ biến của xã hội loài người mặc dù trình độ và các hình thức hoạt động thực tiễn có những thay đổi qua giai đoạn lịch sử

3 Vai trò của thực tiễn đối với nhân thức

3.1 Khái niệm thực tiễn

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội

Hoạt động sản xuất vật chất Ví dụ: Hoạt động gặt lúa của nông dân, lao động của các công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp…

Hoạt động chính trị – xã hội Ví dụ: Hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội, tiến hành Đại hội Đoàn Thanh niên trường học, Hội nghị công đoàn…

Hoạt động thực nghiệm khoa học Ví dụ: Hoạt động nghiên cứu, làm thí nghiệm của các nhà khoa học để tìm ra các vật liệu mới, nguồn năng lượng mới, vác-xin phòng ngừa dịch bệnh mới…

Trang 10

3.2 Khái niệm nhận thức

Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó

Quá trình nhận thức của con người gồm hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính: là giai đoạn nhận thức được tạo nên

do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của chúng Ví dụ: Khi muối ăn tác động vào các cơ quan cảm giác, mắt (thị giác) sẽ cho ta biết muối có màu trắng, dạng tinh thể; mũi (khướu giác) cho ta biết muối không có mùi; lưỡi (vị giác) cho ta biết muối có vị mặn

Nhận thức lý tính: là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của

tư duy như: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát… tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng Ví dụ: Nhờ đi sâu phân tích, người ta tìm ra cấu trúc tinh thể và công thức hóa học của muối, điều chế được muối…

Qua việc xác định làm rõ Thực tiễn là gì chúng ta có thể thấy thực tiễn có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là đối với nhận thức

3.3 Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức

3.3.1 Thực tiễn là cơ sở của nhận thức

Điều này có nghĩa là thực tiễn cung cấp tài liệu cho nhận thức, cho lý luận Mọi tri thức dù trực tiếp hay gián tiếp

Trang 11

đối với người này hay người kia, thế hệ nay hay thế hệ khác, ở trình độ kinh nghiệm hay lý luận, xét đến cùng đều bắt nguồn

từ thực tiễn

Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới, buộc thế giới phải bộc lộ những thuộc tính, những tính quy luật để cho con người nhận thức chúng

Sở dĩ như vậy, bởi con người quan hệ với thế giới không phải bắt đầu bằng lý luận mà bằng thực tiễn Chính từ trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới mà nhận thức ở con người được hình thành và phát triển

Ban đầu, con người thu nhận những tài liệu cảm tính Sau đó, con người tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa… để phản ánh bản chất, quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới, từ đó xây dựng thành các khoa học, lý luận

Do đó, nếu xa dời thực tiễn, không dựa vào thực tiễn thì nhận thức sẽ xa rời cơ sở hiện thực nuôi dưỡng sự phát sinh, tồn tại và phát triển của mình Cũng vì thế, chủ thể nhận thức không thể có được những tri thức đúng đắn và sâu sắc về thế giới nến nó xa rời thực tiễn Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dừa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực

Trang 12

tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng và kinh nghiệm chủ nghĩa Như vậy, nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn và lý luận phải

là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận; lý luận mà không có thực tiễn làm cơ sở và tiêu chuẩn để xác định tính chân lý của nó thì đó chỉ là lý luận suông, ngược lại, thực tiễn mà không có lý luận khoa học, cách mạng soi sáng thì nhất định sẽ biến thành thực tiễn mù quáng

3.3.2 Thực tiễn là động lực của nhận thức

Hoạt động thực tiễn góp phần hoàn thiện các giác quan, tạo ra khả năng phản ánh nhạy bén, chính xác, nhanh hơn; tạo ra các công cụ, phương tiện để tăng năng lực phản ánh của con người đối với tự nhiên Những tri thức được áp dụng vào thực tiễn đem lại động lực kích thích quá trình nhận thức tiếp theo Dịch bệnh ngày càng lan rộng và sinh ra nhiều biến thể nguy hiểm và khó kiểm soát hơn, là động lực kích thích để tạo ra các biện pháp chống dịch hiệu quả hơn: Biện pháp 5K, giãn cách xã hội, bao phủ vắc xin toàn quốc…

3.4 Thực tiễn là mục đích của nhận thức

Mục đích cuối cùng của nhận thức là giúp con người hoạt động thực tiễn nhằm cải biến thế giới Nhấn mạnh vai trò này của thực tiễn Lênin đã cho rằng: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”

Nhận thức không chỉ thoả mãn nhu cầu hiểu biết mà còn đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực hoạt động để đưa lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người.Những người sau khi nhiễm bệnh và được chữa khỏi, họ

Trang 13

vẫn cần phải đối trọi với các ảnh hưởng của hậu Covid khá nguy hiểm về lâu dài, vi vậy các nhà khoa học vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu, để làm giảm thiệu di chứng do hậu covid gây ra, nhằm đaps ứng nhu cầu của mọi người Thực tiễn luôn vận động, phát triển nhờ đó, thực tiễn thúc đẩy nhận thức vận động, phát triển theo

Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, thì tri thức con người mới thể hiện được sức mạnh của mình, sự hiểu biết của con người mới có ý nghĩa Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai, khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại

3.5 Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý

3.5.1 Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý

Thực tiễn là hoạt động vật chất có tính tất yếu khách quan, diễn ra độc lập đối với nhận thức, nó luôn vận động và phát triển trong lịch sử, nhờ đó nó thúc đẩy nhận thức cùng vận động và phát triển Mọi sự biến đổi của nhận thức thường xuyên chịu sự kiểm nghiệm trực tiếp của thực tiễn

Thực tiễn có vai trò làm tiêu chuẩn, thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức, nó còn bổ sung, chỉnh sửa, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức

Nhờ có thực tiễn kiểm nghiệm mà chúng ta xác định được đâu là cái hợp quy luật, đâu là cái đúng, đâu là sai, cái nào nên làm…

Trang 14

Thực tiễn là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức, cũng là nơi nhận thức luôn hướng đến để kiểm nghiệm tính đúng đắn

Con người phải luôn quán triệt quan điểm thực tiễn, quan điểm này yêu cầu nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy

ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu

Những tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm chính là những tri thức đúng

3.5.2 Chân lý có tính cụ thể, có đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản ánh với một đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể

Thực tiễn lại có “tính phổ biến” và là “hiện thực trực tiếp” nhờ đó thực tiễn có thể “vật chất hóa” được tri thức, biến tri thức thành các khách thể vật chất có tính xác thực cảm tính

Mỗi tri thức đúng đắn bao giờ cũng có một nội dung nhất định, nội dung đó luôn gắn liền với đối tượng xác định, diễn ra nên bất kỳ chân lý nào cũng gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể

Việc nắm vững những nguyên tắc về tính cụ thể của chân lý có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn Việc xem xét, đánh giá mỗi sự vật, hiện tượng, mỗi việc làm phải dựa trên quan điểm lịch sử – cụ thể để vận dụng vào thực tiễn và xác định được rõ chân lý

Ngày đăng: 02/05/2024, 16:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w