bài tiểu luận môn nhập môn marketing đề tài lên kế hoạch marketing cho chuỗi nhà hàng kfc

39 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
bài tiểu luận môn nhập môn marketing đề tài lên kế hoạch marketing cho chuỗi nhà hàng kfc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hàng loạt các thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng của nước ngoài như KFC, Jollibee, Lotteria, BBQ… đã thâm nhập thị trường Việt Nam và kinh doanh rất thành công.. Do đó, các doanh nghiệp V

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONGKHOA KINH TẾ - QUẢN LÝ

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN NHẬP MÔN MARKETING

ĐỀ TÀI: LÊN KẾ HOẠCH MARKETING CHO CHUỖI NHÀ HÀNG KFC

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Tường Minh đã giúp đỡ chúng em trong quá trình học môn Nhập môn Marketing, giúp chúng em hiểu rõ về môn học để chúng em có tiền đề vững chắc trong tương lai Chúng em nhận thấy bản thấy rất may mắn khi được biết thêm thật nhiều kiến thức mới, vô cùng bổ ích trong quá trình hoc tập và ứng dụng kiến thức đã tích lũy được cho thực tế sau này, giúp giả quyết được nhiều vấn đề trong công việc Từ đó, giúp chúng em có thêm điều kiện để học hỏi và tìm kiếm thông tin cũng như nâng cao khả năng tư duy trong quá trình và phân tích kỹ càng trong quá trình học tập và ngay cả sau khi ra trường

Cuối cùng, chúng em xin cảm ơn Trường Đại học Thăng Long là ngôi trường đã tạo thật nhiều điều kiện cho nhóm chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức cũng như tạo cho chúng em không gian học tập và thực hành một cách tốt nhất Nhà trường luôn trang bị đầy đủ các trang thiết bị để đáp ứng chương trình học tập và tiếp thu kiến thức của chúng em

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn.

MỤC LỤ

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN 2: THỰC TRẠNG MARKETING CỦA SẢN PHẨM GÀ GIÒN CAYNHÂN PHÔ MAI KÉO SỢI (6 THÁNG – NAY 3/2023 – 9/2023) 14

2.1 Các hoạt động nghiên cứu marketing (nghiên cứu thị trường) 14

2.2 Các hoạt động marketing mục tiêu (STP) 17

2.3 Các hoạt động Marketing mix 18

2.3.1 Hoạt động Marketing sản phẩm 18

2.3.2 Chiến lược về giá 19

2.3.3 Chiến lược phân phối 19

2.3.4 Chiến lược xúc tiến 20

PHẦN 3: KẾ HOẠCH MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM GÀ GIÒN CAYNHÂN PHÔ MAI KÉO SỢI (10/2023-10/2024) 22

3.1 Giới thiệu sản phẩm 22

3.1.1 Nguyên liệu 22

Trang 4

3.4.2 Chiếc lược về giá 27

3.4.3 Chiến lược phân phối 28

3.4.4 Chiến lược về xúc tiến 29

KẾT LUẬN 33

DANH SÁCH CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, đồ ăn nhanh dần trở nên quen thuộc và phổ biến với giới trẻ nói riêng cũng như người dân Việt Nam nói chung Hàng loạt các thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng của nước ngoài như KFC, Jollibee, Lotteria, BBQ… đã thâm nhập thị trường Việt Nam và kinh doanh rất thành công Bên cạnh đó cũng có rất nhiều thương hiệu đồ ăn nhanh Việt Nam được định hình trong tâm trí khách hàng.

Đồ ăn nhanh ở các nước trên thế giới phát triển hết sức mạnh mẽ và phổ biến Do đó, trong điều kiện Việt Nam đã trở thành một thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, đã có rất thương hiệu đồ ăn nhanh của nước ngoài vào Việt Nam trong những năm gần đây Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội thị trường, xây dựng thương hiệu đồng thời cần phải học hỏi những kinh nghiệm quý giá của các tập đoàn thức ăn nhanh đã nổi tiếng trên thế giới.

Việc phân tích tầm ảnh hưởng của môi trường nói chung và môi trường vi mô nói riêng tới hoạt động marketing của doanh nghiệp “fast food” là hết sức cần thiết để có cái nhìn tổng quát và toàn diện về thị trường nhằm đưa ra được giải pháp hướng đi phù hợp cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đồ ăn nhanh.

Ở thị trường Việt Nam, KFC có thể khẳng định là một trong những hệ thống nhà hàng đồ ăn nhanh thành công nhất hiện nay Việc nghiên cứu một hệ thống nhà hàng quy mô và bài bản như KFC sẽ giúp đánh giá được những yếu tố chi phối đến sự thành công, thất bại trong chiến lược Marketing thâm nhập thị trường, qua đó đem lại những kinh nghiệm bổ ích cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiểu được tầm quan trọng của yếu tố môi trường tác động tới hoạt động marketing của doanh nghiệp, em chọn đề tài “Lên kế hoạch Marketing cho chuỗi nhà hàng KFC”.

1

Trang 6

PHẦN 1: PHẦN TÍCH HOÀN CẢNH MARKETING1.1.Các yếu tố vĩ mô

1.1.1 Nhân khẩu học

Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.886.954 người vào ngày 05/10/2023 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,24% dân số thế giới Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ Mật độ dân số của Việt Nam là 322 người/km2 Với tổng diện tích đất là 310.060 km2 38,77% dân số sống ở thành thị (38.361.911 người vào năm 2019) Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 33,7 tuổi

Hnh 1.1.Cơ cấu độ tuổi của Việt Nam năm 2017

Dân số đang tăng lên và thu nhập cũng đang gia tăng, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các nhà hàng đồ ăn nhanh Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn và có khả năng chi tiêu cao hơn trên các sản phẩm nhanh chóng và tiện dụng.

Các yếu tố như bận rộn, phong cách sống hiện đại, công việc áp lực và gia tăng của phụ nữ đi làm có tác động đáng kể đến thói quen ăn uống của mọi người Do đó, đồ ăn nhanh trở thành một sự lựa chọn phổ biến cho các bữa ăn nhanh và tiện lợi Trong phần này sẽ đề cập đến 3 khía cạnh là lứa tuổi, thu nhập và nghề nghiệp:

Lứa tuổi: Do nhiều nguyên nhân mà KFC đã chọn thị trường là giới trẻ với độ tuổi dưới 30, đặc biệt từ độ tuổi 17-29, gia đình có trẻ em Ngoài ra KFC cũng đặc biệt quan tâm đến trẻ em, có thể nói họ tác động vào nhận thức của các em ngay từ khi các em còn nhỏ.

Thu nhập: Việt Nam là nước có thu nhập đầu người thấp vì vậy đây cũng là một khó khăn của KFC khi xâm nhập thị trường Những người có thu nhập khá, ổn định chính là đoạn thị trường mà KFC chú trọng.Với những người có thu nhập khá thì việc sử dụng sản phẩm có thể thường xuyên song những người có thu nhập thấp cũng có thể

Trang 7

trở thành khách hàng của KFC nhưng mức độ sử dụng sản phẩm có thể không thường xuyên.

Nghề nghiệp: KFC tập trung ở các khu đông dân cư như việc chọn 2 thành phố chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh KFC có thể tiếp xúc một thị trường lớn là: Học sinh, sinh viên, bạn trẻ làm việc ở khu vực trung tâm thành phố vì số lượng các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề…ở đây là rất nhiều Điều đó cũng phù hợp với định hướng của KFC.

Cơ cấu dân số đã chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang giai đoạn cơ cấu tuổi thuận lợi, với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay Việt Nam là một nước đông dân có cơ cấu dân số trẻ, nhận định này đưa đến hai lợi thế cho ngành hàng thực phẩm.

Thứ nhất bởi với dân số đông như nước ta cũng đồng nghĩa với việc sẽ có một nhu cầu khổng lồ đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm - những mặt hàng thiết yếu Đây sẽ là một yếu tố quan trọng đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực thực phẩm.

Thứ hai là với cơ cấu dân số trẻ, người ta sẽ có thể dễ dàng thay đổi khẩu vị hơn so với tầng lớp cao tuổi, người trẻ thường có xu hướng dễ chấp nhận hơn, có tính thích nghi tốt hơn điều đó sẽ tạo điều kiện cho các loại thực phẩm hương vị mới lạ thâm nhập thị trường và thức ăn nhanh cũng không phải là ngoại lệ.

1.1.2 Kinh tế

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023 nhưng với xu hướng tích cực (quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%, quý III tăng 5,33%) Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,72%, đóng góp 8,03% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,19%, đóng góp 38,63%; khu vực dịch vụ tăng 6,24%, đóng góp 53,34% Về sử dụng GDP quý III/2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,79% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 40,56% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 6,61%, đóng góp 44,92%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,27%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 1,42%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 14,52% Về sử dụng GDP 9 tháng năm 2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,03% so với cùng kỳ năm 2022, đóng góp 34,30% vào tốc độ tăng

3

Trang 8

chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 3,22%, đóng góp 19,35%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 5,79%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 8,19%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 46,35%.

Hnh 1.2 Tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước

Trong những năm gần đây, GDP của Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể Dưới đây là một số con số quan trọng:

Năm 2017: GDP của Việt Nam tăng 6,81% so với năm trước đó, đạt mức 6,81% Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong những năm trước đó Ngành công nghiệp chế biến và chế tạo, xuất khẩu, dịch vụ và du lịch đóng góp nhiều vào tăng trưởng GDP.

Năm 2018: Tốc độ tăng trưởng GDP tiếp tục ổn định và đạt 7,08% Trong số các ngành kinh tế, ngành công nghiệp chế biến và chế tạo đã đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng GDP

Năm 2019: GDP của Việt Nam tiếp tục tăng, đạt 7,02% Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua Các ngành kinh tế đóng góp lớn vào GDP bao gồm: ngành công nghiệp chế biến và chế tạo, dịch vụ tài chính, bất động sản và xây dựng, xuất khẩu và du lịch.

Năm 2020: Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, GDP của Việt Nam chỉ tăng 2,91%, thấp hơn rất nhiều so với những năm trước đó Đây là một thách thức

Trang 9

lớn đối với nền kinh tế Việt Nam Các ngành kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề bao gồm du lịch, dịch vụ và ngành công nghiệp chế biến.

Sự phục hồi của nền kinh tế đang được kỳ vọng nhờ vào việc kiểm soát tốt dịch bệnh và các biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ Dân số đang tăng lên và thu nhập cũng đang gia tăng, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các nhà hàng đồ ăn nhanh Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn và có khả năng chi tiêu cao hơn trên các sản phẩm nhanh chóng và tiện dụng.

1.1.3 Văn hóa- Xã hội

Mỗi đất nước sẽ mang một nền văn hóa ẩm thực khác nhau, yếu tố văn hóa chính là đặc điểm của người tiêu dùng tại quốc gia đó Với sự giao thoa văn hóa của các nền văn hóa khác vào các quốc gia đã thay đổi tâm lý tiêu dùng, lối sống và tạo ra triển vọng phát triển với các ngành thức ăn nhanh hiện nay Việt Nam là nước được nhớ tới là 1 đất nước có hơn 4000 năm văn hiến với nền ẩm thực dân tộc truyền thống, dựa trên các hạt nông phẩm và gia vị chế biến tạo nên hương vị nồng ấm của món ăn Người dân đã quá quen thuộc với các bữa ăn gia đình, thích các món ăn đậm chất dân tộc nên các món ăn này luôn ngăn cản lời mời gọi của các nhãn hiệu nổi tiếng như Lotteria, Jollibee;… Đây có thể chính là 1 rào cản rất lớn đối với thức ăn nhanh Nhưng trong thời đại số hiện nay, nhiều người không có đủ thời gian để nấu ăn nên họ có xu hướng ăn ngoài và sử dụng nhiều loại đồ ăn nhanh.

Tuy nhiên, những năm gần đây Việt Nam đã có sự tương tác rất nhiều với các nền văn hóa khác thông qua quá trình lịch sử, thương mại và di cư Điều này đã góp phần vào sự đa dạng và thay đổi trong ẩm thực Việt Nam Ví dụ, ảnh hưởng từ Trung Quốc đã đem đến các món ăn như bánh bao, bánh cuốn, và xôi Văn hóa ẩm thực của người Việt Nam hiện nay không chỉ bao gồm những món truyền thống mà còn có sự pha trộn và đa dạng với đồ ăn nhanh và món ăn đường phố Điều này phản ánh sự phát triển và thích ứng của người dân Việt Nam với cuộc sống hiện đại và xu hướng ẩm thực quốc tế.

Thấy hiểu được văn hóa ăn uống của người dân, các nhãn hàng đã đẩy mạnh phát triển dịch vụ ăn uống phù hợp với khách hàng của mình Dần dần các mặt hàng như: pizza, mì Ý, gà rán, burgers, … cùng với nhiều gia vị hấp dẫn nên không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam.

5

Trang 10

Sức khỏe đang được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu do hiện nay số lượng người mắc bệnh béo phì, tim mạch, tiểu đường đang tăng nhanh chóng Và thức ăn nhanh được coi như là một trong những nguyên nhân, nó khiến cho người tiêu dùng cảm thấy dè dặt và cẩn thận hơn khi muốn dùng loại thức ăn này Đồng thời, với nhiều vụ bê bối về an toàn thực phẩm như hiện nay càng khiến người dân lo lắng, và cân nhắc ăn thức ăn nhanh

Ngay tại Việt Nam chúng ta có thể nhận ra dùng mất lòng tin vào thực phẩm ở các hàng quán 1 sự giao thoa về văn hóa ẩm thực Người Việt Nam đang dần có sự thay đổi thói quen từ dùng những món ăn truyền thống đòi hỏi nhiều thời gian đến dùng những bữa ăn nhanh để thích nghi với nhịp sống ngày càng hối hả hiện nay.

1.1.4 Khoa học và công nghệ

Thị trường khoa học và công nghệ trong những năm gần đây đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ như tốc độ gia tăng giá trị giao dịch công nghệ bình quân giai đoạn 2011-2020 là 22% Trong đó, một số ngành tăng trưởng cao, gồm điện, điện tử máy tính ở mức tăng trưởng 46%; ngành chế biến gỗ, giấy (29%), ngành chế biến thực phẩm (28%)

Trong lĩnh vực thực phẩm, sự phát triển của khoa học công nghệ còn mang lại cho cuộc sống tiện nghi hơn rất nhiều, bây giờ sự phát triển như vũ bão của Internet con người chỉ cần nhấn chuột là có thể chọn ngay cho mình một món đồ ưa thích được giao tận nơi mà không cần tốn công đi lại Thị trường thức ăn nhanh của Việt Nam có dấu hiệu phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian gần đây nhờ sự gia tăng của các ứng dụng gọi và giao món Một cuộc khảo sát của Q & Me ghi nhận rằng, vào năm 2020, “Now” là ứng dụng phổ biến nhất để đặt thức ăn nhanh trực tuyến, với 24% người được hỏi chọn lựa, tiếp theo là Grab Food (20%) 87% người được hỏi đặt hàng trực tuyến từ các chuỗi thức ăn nhanh, trong đó KFC là nơi phổ biến nhất, với 52%, tiếp theo là Lotteria (30%) và Pizza Hut (21%) Đại dịch cũng không có tác động đáng kể đến các đơn đặt hàng trực tuyến từ các chuỗi thức ăn nhanh.

Trang 11

1.2.Các yếu tố vi mô

1.2.1 Bản thân công ty

KFC, viết tắt của Kentucky Fried Chicken, là một công ty nổi tiếng và phổ biến trên toàn thế giới với thương hiệu nổi tiếng về gà rán Được thành lập vào năm 1952 tại thành phố Corbin, Kentucky, Hoa Kỳ, KFC nhanh chóng phát triển trở thành một trong những chuỗi nhà hàng gà rán lớn nhất thế giới.

KFC nổi tiếng với phong cách chế biến gà rán đặc trưng, được ngâm nước mặn, tẩm ướp với các gia vị đặc biệt, và chiên giòn cho đến khi chín vàng Sản phẩm chính của KFC bao gồm các món như gà rán, cánh gà, burger gà, khoai tây chiên và nhiều loại các phụ gia phục vụ.

Với mô hình kinh doanh đa dạng và quy mô toàn cầu, KFC có mặt trong hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới Tại Việt Nam, KFC đã đầu tư và mở rộng mạng lưới nhà hàng đến hơn 100 điểm kinh doanh trải dọc từ Bắc vào Nam, trở thành một trong những thương hiệu gà rán nổi tiếng và phổ biến.

KFC có cơ cấu tổ chức vô cùng hợp lý, chiến lược kinh doanh hiệu quả và tình hình tài chính lành mạnh, sự thật đã chứng minh qua năng lực kinh doanh của KFC trong suốt các năm qua Năm 1997, KFC đã khai trương nhà hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh Đến nay, hệ thống các nhà hàng của KFC đã phát triển tới hơn 140 nhà hàng, có mặt tại hơn 21 tỉnh/thành phố lớn trên cả nước, sử dụng hơn 3.000 lao

7

Trang 12

động đồng thời cũng tạo thêm nhiều việc làm trong ngành công nghiệp bổ trợ tại Việt Nam

Ngoài những món ăn độc đáo, KFC còn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm ẩm thực hoàn hảo thông qua việc đa dạng kênh dịch vụ như: Dùng bữa tại chỗ, Giao hàng tận nơi và Mua mang về- tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng nhưng phong cách phục vụ nhiệt tình, chuyên nghiệp cùng không gian đậm chất phương Tây thân thiện và hiện đại

Bên cạnh đó, công nghệ chế biến sản phẩm của KFC tại Việt Nam được chế biến theo tiêu chuẩn chung trên toàn thế giới Thịt gà được chế biến từ cùng một công thức mà Colonel Harland Sarder – nhà sáng lập của KFC – đã sáng tạo ra hơn nửa thế kỉ trước Ông đã thành công với công thức pha chế bí mật của11 loại hương vị và thảo mộc, cùng với kỹ thuật nấu cơ bản mà vẫn được áp dụng đến ngày hôm nay Chất lượng sản phẩm : KFC VN chỉ chọn những nhà cung cấp nguyên liệu uy tín và bảo đảm chất lượng, khẳng định chất lượng sản phẩm của mình bằng các chứng nhận kiểm dịch

Nguồn nhân lực hơn 2000 nhân viên của KFC VN đang sống và làm việc với phương châm “work hard – play hard” KFC luôn cam kết về tính đa dạng và tạo một môi trường làm việc tốt nhấtcho người lao động KFC đã thể hiện một phong cách chuyên nghiệp không chỉ trong đội ngũ nhân viên mà còn trong việc điều hành một chuỗi hệ thống các cửa hàng luôn mang lại sự tiện lợi nhất cho khách hàng KFC là công ty kinh doanh lĩnh vực nhà hàng thức ăn nhanh hoạt động theo hình thức nhượng quyền.

1.2.2 Nhà cung cấp

Nếu áp lực từ các nhà cung cấp quá lớn thì KFC VN sẽ không thể chủ động thực hiện chiến lược giá theo ý mình và sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp Còn ngược lại khi giảm được áp lực từ nhóm này xuống thấp KFC sẽ hoàn toàn chủ động trong việc thực hiện các chiến lược của mình.

Việt Nam là một nước nông nghiệp, cho nên trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành chính rất phát triển ở Việt Nam điều đó đã tạo nên một lợi thế rất lớn cho KFC khi có thể sử dụng nguồn nguyên liệu bản địa đồng thời giảm được chi phí Tuy nhiên

Trang 13

vấn đề đặt ra ở đây là KFC sẽ lựa chọn nguồn nguyên liệu như thế nào thu mua nguyên liêu tự do với giá rẻ hay chọn nguồn nguyên liệu được đảm bảo với giá cao hơn ? KFC sẽ lựa chọn thế nào để bền vững phát triển? Với một phong cách làm việc chuyên nghiệp cùng với mục tiêu cung cấp sản phẩn chất lượng cho khách hàng đồng thời lường trước rủi ro từ nhóm này KFC đã cố gắng giảm thiểu rủi ro xuống mức tối đa khi chủ động xây dựng một mối quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp uy tín và đảm bảo chất lượng trên thị trường, chẳng hạn như CP Vietnam Tất cả nguyên liệu sử dụng đều phải có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức năng.

Với việc thực hiện chiến lược sản phẩm này, KFC đã thực hiện cùng lúc được hai mục tiêu vừa đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng cho thị trường vừa giảm được nguy cơ từ những nhà cung cấp Và chiến lược đó đã tỏ rõ hiệu quả khi dịch cúm gia cầm bùng phát hiệu quả ở Việt Nam trong khi các sản phẩm chế biến từ gia cầm lao đao thì KFC lại thẳng tiến với những bước đột phá quan trọng Thành quả đó có được từ chính sự nỗ lực và tầm nhìn chiến lược của KFC.

1.2.3 Trung gian bán lẻ

Để có thể phục vụ được khách hàng trên cả nước, KFC không ngừng đẩy mạnh số lượng chi nhánh để đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng Hiện nay hệ thống nhà hàng đã có mặt tại hầu hết các tỉnh thành trên Việt Nam

Các cửa hàng KFC đều tọa lạc ở những vị trí đắc địa, thuận tiện giao thông và có chỗ để xe cho thực khách như các vị trí trung tâm đông dân cư, các khu vui chơi, khu trung tâm mua sắm để mang gần hơn đến với khách hàng Không gian của KFC rộng, sức chứa lớn để phục vụ được nhiều khách hàng Không gian trang trí quán cũng mang những màu sắc đặc trưng với tông màu đỏ trắng cùng biểu tượng logo dễ dàng nhận biết.

9

Trang 14

Hnh 1.2.3: Cửa hàng KFC với vị trí đắc địa1.2.4 Công chúng

Công chúng mục tiêu mà KFC nhắm tới khi thực hiện các kế hoạch marketing là: - Công chúng cộng đồng

- Công chúng địa phương - Công chúng truyền thông

1.2.5 Khách hàng

KFC hướng tối đối tượng khách hàng dựa trên những yếu tố:

- Độ tuổi: Khách hàng mục tiêu của KFC là người từ 18 đến 35 tuổi Nhóm này

thường có nhu cầu tiêu dùng nhanh, đa dạng và không quá phụ thuộc vào nấu nướng tại nhà

- Giới tính: KFC hướng đến cả nam và nữ Mặc dù không có sự chia sẻ cụ thể về tần

suất giới tính của khách hàng, thương hiệu này đang cố gắng thu hút cả hai giới trong chiến dịch quảng cáo và tiếp thị.

Trang 15

- Thu nhập: Khách hàng mục tiêu của KFC có thu nhập trung bình và trung bình khá.

Nhóm này có đủ khả năng tài chính để tiêu dùng thức ăn nhanh và thường xuyên nhưng không quá cao để xem đó là một lựa chọn hợp lý.

- Địa điểm: KFC có sự hiện diện trên toàn thế giới, nhưng thường được tìm thấy nhiều

ở các thành phố lớn và nơi có mật độ dân số cao Do đó, khách hàng mục tiêu của KFC thường là những người sống trong các khu vực đô thị và thành thị.

- Sở thích ẩm thực: KFC hướng đến những người thích ẩm thực nhanh, đa dạng và có

sự lựa chọn Khách hàng mục tiêu thường muốn thưởng thức các món ăn nhanh chóng và dễ dàng, và có xu hướng ưa thích các món ăn có hương vị đậm đà.

KFC hướng đến những khách hàng là hộ gia đình hoặc có thu nhập khá trở nên: Vì nhóm khách hàng này có nhu cầu về mức sống cao hơn, họ sẵn sàng chi trả ở mức cao hơn để đảm bảo về chất lượng của sản phẩm Bên cạnh đó các hộ gia đình thường lựa chọn các cửa hàng về gà rán hay đồ ăn nhanh để làm địa điểm vui chơi vì những sản phẩm này thu hút trẻ nhỏ KFC luôn đưa ra mức ra hớt váng thị trường, đưa ra các combo ưu đãi lớn đối với đối tượng là hộ gia đình để đánh vào tâm lý khách hàng so với một số đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường như Loteria, Jolibee, thì định giá và khách hàng của KFC là cao hơn Họ đánh vào tâm lý của đối tượng khách này là vì những đối tượng có thu nhập ở mức khá trở nên sẽ cho rằng mức giá càng cao thì sản phẩm càng tốt.

Ngoài ra chuỗi nhà hàng KFC còn hướng tới đối tượng là nhân viên văn phòng: Bới vì họ là những đối tượng thường xuyên phải làm trong môi trường khắc nghiệt về mặt thời gian, họ thường không có thời gian ăn trưa cũng như nấu cơm ăn tại nhà Thức ăn nhanh luôn là lựa chọn số 1 của họ Vì vậy KFC luôn có những dịch vụ giao đồ ăn nhanh để tiết kiệm thời gian có những đối tượng này, hay là những chiết khấu thương mại dành cho 1 nhóm người với giá ưu đãi hơn thế nữa để có thể giao hàng đảm bảo thì hệ thống các cửa hàng của KFC cũng có rất nhiều chi nhanh trên khắp thành phố.

Một đối tượng nữa không thể không kể đến là giới trẻ: Đây là nhóm khách hàng thuộc thế hệ GenZ một đối tượng chiếm đa số là sinh viên là những đối tượng có khả năng tiếp thu văn hóa nhanh, có xu hướng thích thể hiện, phóng khoáng trong lối suy nghĩ cũng như là bắt trend những trào lưu mới rất nhanh Vì vậy KFC đã thiết kế

11

Trang 16

những món gà rán đầy hấp dẫn mang phong cách ẩm thực tinh tế của người Châu Âu kết hợp sự am hiểu về sở thích ẩm thực của người châu Á gây sự tò mò và hiếu kỳ đối với giới trẻ Hơn thế nữa thiết kế không gian quán rộng rãi view khá đẹp và sang để những thế hệ GenZ thỏa sức sống ảo Trong thực đơn của KFC cũng có nhiều phần giảm giá phù hợp với học sinh, sinh viên.

1.2.6 Đối thủ cạnh tranh

Tại Việt Nam một vài đối thủ cạnh tranh với KFC có thể kể tên như: Lotteria, Jollibee, … Nhưng đối thủ “đáng gờm” cần kể đến là Lotteria Đây là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với KFC nhằm tranh dành danh hiệu quán quân của thị trường Fast food.

Năm 1998 đánh dấu cột mốc thương hiệu Lotteria tới thị trường Việt Nam Tính tới thời điểm hiện tại, theo thống kê cửa hàng trên website chính thức của Lotteria.com, thương hiệu gà rán này đã có tới hơn 260 cửa hàng tại hơn 30 tỉnh thành của nước ta

Lotteria ngay sau khi hiện diện ở thị trường Việt Nam đã bắt đầu phát triển một cách rộng rãi hệ thống của mình để bù vào khoảng cách chênh lệch thời gian so với thương hiệu đang chiếm lĩnh thị trường là MCDonald’s Chiến lược về giá của hãng vẫn tiếp tục được thực thi.

Sản phẩm chính cạnh tranh của Lotteria và KFC:

Sản phẩm chính cạnh tranh với KFC chính là những miếng gà rán mang hương vị truyền thống của người bản địa.

Đặc điểm về sản phẩm của Lotteria so với KFC.

Có thể dễ dàng thấy là ở Lotteria thì các đa dạng các sản phẩm bao gồm các combo: gói sản phẩm như đồ ăn và nước uống đi kèm sản phẩm của Lotteria đang cố gắng thay đổi mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu khác nhau trên thị trường.

Nhắc đến KFC thì chúng ta nghĩ ngay đến các sản phẩm chế biến bằng thịt gà, họ tập trung các sản phẩm là gà nhưng ở Lotteria đã chế biến các món ăn từ nhiều nguyên liệu khác nhau như: thịt bò, tôm, mực, … Không chỉ vậy, Lotteria cũng cập nhật những món ăn nhanh đang “hot” trong cộng đồng, như phô mai que, mực rán, … để menu thêm đa dạng và ấn tượng hơn Điểm mạnh khác của KFC giúp phát triển kinh doanh trên toàn thế giới là ngoài việc bổ sung các thành phần nguyên bản và chất

Trang 17

lượng, nó cung cấp một loạt các lựa chọn thực phẩm trong thực đơn, cho dù bạn là người ăn chay hay không

Lotteria Việt Nam cũng không ngừng nghiên cứu để đưa ra các công thức cho ra sản phẩm mới, độc đáo đáp ứng được nhu cầu của khách hàng như burger nhân chay, thức uống giàu chất xơ… Lotteria cũng đã tạo nhiều combo phù hợp với nhóm 2 người, 3 người hoặc 6 người nên khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn.

Đặc điểm về đối tượng khách hàng và giá của KFC và Lotteria:

Đối tượng khách hàng của Lotteria là những khách hàng ở các phân khúc khác nhau, từ cao cấp cho tới bình dân Với thực đơn phong phú, Lotteria là địa điểm chọn cho nhóm (gia đình, bạn bè và các cặp đôi) Họ áp dụng nhiều kênh phân phối để dễ dàng thu hút mọi khách hàng

Trong quá trình kinh doanh, Lotteria rất chú trọng đến định giá sản phẩm Lotteria luôn giữ vững thị trường bởi chính sách định giá thấp đạt doanh thu cao Các sản phẩm Lotteria có mức giá phù hợp với đa số đại bộ phận khách hàng mục tiêu là giới trẻ, gia đình Ta có thể so sánh với với đối thủ trực tiếp KFC, một phần cơm trưa giá sẽ khoảng 45.000đ – 60.000đ thì Lotteria thấp hơn chỉ rơi vào khoảng 35.000đ – 55.000đ.

Về chiến lược phân phối của KFC và Lotteria

Lotteria đã xây dựng một mạng lưới phân phối rộng khắp trong cả nước ta với chiến lược phủ kín thị trường Chỉ tính riêng thành phố Hồ Chí Minh, Lotteria đã có đến 77 cửa hàng trải dài khắp các quận huyện Đây có lẽ là một trong những lợi thế rất lớn của Lotteria, bởi người Việt Nam có tâm lý ngại đi xa để ăn hàng và thích sự tiện lợi.

Ưu tiên sự tiện lợi của khách hàng, Lotteria chú trọng đến vị trí các cửa hàng Tại mỗi ngã tư, giao lộ hay trong các khu trung tâm thương mại, không khso bắt gặp các màu đỏ và logo đặc trưng Sự xuất hiện dày đặc này tại những địa điểm “đắc địa” giúp cho khách hàng tiếp cận nhanh chóng Giống như Lotteria, KFC có cùng chiến lược phân phối để thu hút khách hàng

JOLLIBEE của Phillipines

Jollibee là một thương hiệu đến từ Philippines Thương hiệu thuần châu Á này thuộc sở hữu của ông Tony Tan Ban đầu, Jollibee xuất phát từ 2 cửa hàng kem nhỏ tại Philipipines Tony Tan mở hai cửa hàng kem nhượng quyền của hàng Magnolia Dairy

13

Trang 18

Ice Cream vào năm 1975 Về sau, khi nhận thấy tiềm năng của việc kinh doanh các mặt hàng khác, năm 1978, tập đoàn Jollibee chính thức được thành lập.

Sản phẩm chính cạnh tranh của KFC với Jollibee:

Jollibee nổi tiếng với món gà rán (Chickenjoy) và mì ý (Jolly Spaghetti), cùng với các món ăn như burger, mì xào và các loại đồ ăn nhanh khác Là một thương hiệu thuần châu Á, Jollibee không mất công sức để bản địa hóa sản phẩm như KFC Đặc biệt, người dân Philippinies rất trung thành với thương hiệu.

Trong khi đó, KFC nổi tiếng với gà rán (Fried Chicken), bao gồm các loại gà rán truyền thống và các món phụ như khoai tây chiên, bánh bông lan, và bắp rang bơ.

Đặc điểm về giá của KFC và Jollibee:

Cũng tương tự KFC, Jollibee áp dụng chiến lược giá rất khéo léo bởi 2 chính xác định giá theo món tùy chọn và định giá theo gói Jollibee cũng tạo ra các combo giúp khách hàng cảm giác rằng mua combo sẽ có lợi hơn Đó là chiến thuật tâm lý về sự chênh lệch giá trong kinh doanh Khách hàng có thể lựa chọn các món ăn kèm, món tráng miệng trong combo Điều này tạo ra cho khách hàng quyền lựa chọn, giúp họ cảm thấy thoải mái hơn khi chi tiêu.

Đặc điểm về đối tượng khách hàng và giá của KFC và Jollibee:

Cả Jollibee và KFC đều hướng đến thị trường rộng hơn và phục vụ khách hàng đa dạng Jollibee tập trung vào việc phục vụ cả gia đình và trẻ em, trong khi KFC hướng đến khách hàng trẻ tuổi và nhóm bạn trẻ.

Về chiến lược phân phối của Jollibee và KFC:

Cả Jollibee và KFC đều đã phát triển mạng lưới cửa hàng rộng khắp ở Việt Nam Jollibee đã mở rất nhiều cửa hàng trên toàn quốc, trong khi KFC cũng có một số lượng lớn cửa hàng và là một trong những thương hiệu fast food phổ biến nhất ở Việt Nam.

Jollibee được khách hàng đánh giá rất cao về dịch vụ của mình khi sở hữu 150 cửa hàng, hoạt động 24/24,… không ngừng mang tới trải nghiệm cho khách hàng Với 150 cửa hàng bán lẻ trên 50 tỉnh thành, Việt Nam có số lượng cửa hàng Jollibee nhiều chỉ sau Philippines

KFC có một chuỗi cửa hàng rộng khắp các quận ở thành phố Hồ Chí Minh và đội ngũ nhân viên giao hàng hùng hậu, giao hàng đến tận nhà trong thời gian nhanh nhất.

Trang 19

Một kiểu phân phối hoàn hảo và tiện lợi cho người tiêu dùng Ngoài ra KFC còn có những cửa hàng ở Hà Nội, và các tỉnh thành khác Đây là 1 điểm mạnh của KFC Vị trí kinh doanh: các chuỗi cửa hàng của KFC luôn được đặt tại những vị trí thuận lợi, trung tâm, ngay góc các giao lộ, trung tâm mua sắm, siêu thị, những nơi có vị thế đẹp và có nhiều người …vừa giúp người tiêu dùng tiện lợi lui tới, vừa giúp việc kinh doanh ngày càng phát triển, thu hút nhiều khách hàng hơn.

Về chiến lược con người của Jollibee và KFC:

Trong chiến lược marketing của Jollibee, con người đóng vai trò thiết yếu Dịch vụ của Jollibee luôn được đánh giá cao nhờ thái độ phục vụ của nhân viên Thương hiệu chú trọng việc đào tạo và phát triển nhân sự Từ đó thúc đẩy phát triển chất lượng dịch vụ Ngoài ra, Jollibee chú trọng đến đặc điểm khách hàng ở từng khu vực để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

PHẦN 2: THỰC TRẠNG MARKETING CỦA SẢN PHẨM GÀ GIÒN CAYNHÂN PHÔ MAI KÉO SỢI (6 THÁNG – NAY 3/2023 – 9/2023)2.1 Các hoạt động nghiên cứu marketing (nghiên cứu thị trường)

Thức ăn nhanh đang trở nên hợp thời với nhịp sống hiện đại, khi tiền bạc, công việc đều có thể gia tăng Hàng loạt các cửa hàng thức ăn nhanh ra đời khiến cho thị trường thức ăn nhanh trở nên phong phú Có thể kể đến những thương hiệu khá nổi trong lĩnh vực này như: Jollibee,Lotteria, BBQ Chicken, Trên thị trường thức ăn nhanh Việt Nam, cửa hàng thức ăn nhanh KFC xuất hiện ở khắp các tỉnh thành, đã chiếm thị phần đáng kể với hệ thống phân phối rộng khắp

Trước thách thức ngày càng lớn của thị trường đồ ăn nhanh, Gà rán KFC đã tạo nên sự khác biệt đối với các đối thủ cạnh tranh trong việc chú trọng vào nguồn nguyên liệu, kiểm soát chất lượng và chuẩn bị thực phẩm tươi ngon Kết hợp với sự cẩn thận trong suốt quá trình chế biến thức ăn để mang tới sản phẩm ngon chất lượng.

Điểm độc đáo khác biệt tạo nên thương hiệu và hương vị của gà rán KFC đó chính là sử dụng gà tươi 100% được lựa chọn theo quy chuẩn một cách nghiệm ngặt Những đầu bếp của KFC sẽ ướp và chế biến những mẻ gà tươi nguyên tại cửa hàng cả

15

Ngày đăng: 02/05/2024, 16:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan