Du lịch Hà Nội cũng không nằm ngoại guồng máy đỏ.Thủ đô Hà nội, với tiềm năng du lịch nhân văn và thiên nhiên phong phú, với bề dày lịch sử 1000 năm, từ nhiều năm nay đã trở thành một tr
GIỚI THIỆU VỀ HÀ NỘI VÀ DU LỊCH HÀ NỘI
Giới thiệu về Hà Nội
Dải đất nay là Hà Nội có dân cư từ vài ngàn năm trước nhưng cái tên gọi Hà Nội thì chỉ có từ năm 1831 Nguyên là từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Ðại
La, đổi gọi thành này là kinh đô Thăng Long Kinh đô ngày ấy ứng với quận Hoàn Kiếm và một phần của hai quận Ðống Ða, Hai Bà Trưng ngày nay Sau đó địa giới Thăng Long dần mở rộng và tới cuối thế kỷ 18 thì tương ứng với năm quận nội thành bây giờ Năm 1802, nhà Nguyễn lên ngôi dời đô về Huế, Thăng Long không còn là Kinh đô nữa và ít lâu sau bị đổi gọi là phủ Hoài Ðức Năm 1831, có một cuộc cải cách hành chính lớn: xoá bỏ các trấn, thành lập các tỉnh Từ đó ra đời tỉnh Hà Nội Sở dĩ có tên gọi này vì tỉnh mới nằm trong (nội) hai con sông (hà) là sông Hồng và sông Ðáy, gồm có 4 phủ, 15 huyện Tỉnh lỵ đặt tại thành Thăng Long cũ, do vậy Thăng Long được gọi là tỉnh thành Hà Nội rồi nói gọn lại là Hà Nội. Ðến năm 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất toàn vẹn Tháng 7/1976 tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội khoá
VI, Quốc hội thống nhất quyết định lấy Hà Nội là thủ đô nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.1.2 Vị trí địa lý và khí hậu
Hà Nội nằm ở tả ngạn sông Đà và hai bên đồng bằng sông Hồng Phía Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Nguyên, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp với tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, còn phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc Sau khi được mở rộng,
Hà Nội nằm trong top 17 Thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới với 3.324,92 km2 Với vị trí địa lý thuận lợi này, thành phố này dễ dàng trở thành trung tâm kinh tế – chính trị, văn hóa, khoa học quan trọng của cả nước Hiện tại, bao gồm 12 quận, 1 thị xã và
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa Thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.
Sự chuyển biến lớn về thời tiết của Hà Nội trong các mùa cũng là một trong những đặc điểm khiến Hà Nội trở nên cuốn hút.
Hà Nội thường được xem như nơi tập trung những tinh hoa văn hóa của miền Bắc và cả Việt Nam Trong hàng ngàn năm, vị trí kinh đô khiến thành phố này trở thành nơi quy tụ của những nhân vật ưu tú, những thương nhân, những nghệ nhân, những thợ thủ công lành nghề Họ tới đây lập nghiệp, mang theo những phong tục, tập quán địa phương và tỉnh Hà Nội trở thành mảnh đất tiêu biểu cho nền văn hóa của cả Việt Nam Những danh nhân, nhân vật nổi tiếng của Việt Nam phần đông xuất thân từ những vùng đất khác, nhưng kinh đô Thăng Long thường là nơi họ xây dựng nên sự nghiệp Môi trường cạnh tranh của đất kinh thành khiến những thương nhân, thợ thủ công trụ vững lại Hà Nội phải là những người xuất sắc, tài năng Khi những người dân tứ xứ về định cư tại Thăng Long, các phong tục tập quán mà họ mang theo cũng dần thay đổi, tạo nên nét văn hóa của Hà Nội.
Thăng Long – Hà Nội, kinh đô của Việt Nam, còn là nơi giao thoa của những nền văn hóa lớn Hơn một nghìn năm Bắc thuộc đã để lại trên vùng đất Hà Nội ít nhiều những dấu ấn của nền văn minh Trung Hoa Khi những người Pháp vào Việt Nam, nhiều người trong số họ chỉ coi Hà Nội như một tỉnh của Trung Quốc, hoặc đơn thuần là một vùng chuyển tiếp giữa Ấn Độ và Trung Hoa Qua những người Pháp, Hà Nội – trung tâm văn hóa của quốc gia – biết tới nền văn minh phương Tây để rồi xây dựng nên những cơ sở đầu tiên của nền nghệ thuật Việt Nam hiện đại với tân nhạc, thơ mới, hội họa, văn học hiện đại, điện ảnh và nhiếp ảnh.
Hà Nội ngoài vẻ đẹp say lòng người, còn giữ vai trò là một thủ đô – thành phố quan trọng, tập trung nhất của quốc gia, do vậy người tài hoa mọi miền đất nước về sinh sống, làm việc rất đông Cũng bởi thế, chính mảnh đất kinh kỳ này lại là nơi hội tụ rất nhiều nền văn hóa đến từ các địa phương khác nhau, dẫn đến sự tồn tại đồng thời của nhiều loại hình tôn giáo tại nơi đây Hà Nội có một hệ thống tôn giáo tín ngưỡng phong phú, tiêu biểu cho đời sống tôn giáo tín ngưỡng của cả nước nhờ sự hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ lịch sử, có ảnh hưởng sâu sắc với cả nền văn hóa và xã hội của đất kinh thành xưa Tại đây có nhiều tôn giáo như: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Đạo Tin Lành, Đạo Hồi, Cao Đài, … để phục vụ nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người dân.
Người Hà Nội luôn sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, ứng xử có văn hóa Ngoài cái thanh, cái đẹp của tiếng nói Hà Nội thì trong ngôn ngữ giao tiếp, tính văn hóa được thể hiện rõ nét ở cách xưng hô, chào hỏi và cách nói, cách biểu đạt ngôn từ Theo phân tích của các nhà nghiên cứu, người Hà Nội luôn toát lên một vẻ thanh nhã, thanh tao, một sự nền nã, tự trọng và tôn trọng, cách dụng ngôn tinh tế, khoáng đạt, chuẩn mực và mẫu mực; hàm ngôn phong phú, thanh thoát và giàu hình ảnh; cách phát âm chuẩn mực, rõ ràng, với ngữ điệu nhẹ nhàng, nền nã, linh hoạt và uyển chuyển Cùng với chất giọng hay là lời nói đẹp, cảm ơn và xin lỗi, nếp gia phong đi chào, về hỏi; cách xưng hô phù hợp với tuổi tác kính già, quý trẻ, nụ cười thân thiện thay cho lời chào. Điều đó cũng cho thấy, người dân từ các miền quê không chỉ mang tới đô thành những sản vật đặc trưng của địa phương mà còn mang đến cả lời ăn tiếng nói, lối sống giản dị, khiêm nhường cùng lối ứng xử, giao tiếp niềm nở, ân cần, mộc mạc, ân tình…, lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử; có ý thức trọng danh dự về mặt chủ thể giao tiếp và đặc biệt quan tâm đến đối tượng giao tiếp, hay hỏi han, quan sát, đánh giá tỉ mỉ từ hình thức đến nội dung; cách thức giao tiếp mềm mỏng, tế nhị với sự hỗ trợ của hệ thống nghi thức phong phú Điều đó đã làm nên chất Thăng Long-Hà Nội thuần hậu, chất phác, thanh lịch.
Khách du lịch khi đến Hà Nô …i luôn được chào đón bằng nụ cười thân thiê …n của người dân nơi đây, tạo cảm giác thân thiê …n, sống trong mô …t xã hô …i có vô …i vã, bon chen đến mấy nhưng những nét truyền thống bao đời của người Tràng An vẫn còn được người dân Hà Nô …i rất coi trọng.
Giới thiệu về du lịch Hà Nội
Hà Nội – Thủ đô hơn 1000 năm tuổi Không chỉ nổi tiếng với lịch sử lâu đời, giàu bản sắc, văn hóa truyền thống dân tộc, vùng đất này còn được biết đến là một trong những địa điểm thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước Và bên cạnh nét cổ kính ngàn năm, bên cạnh những góc phố cũ và nếp sống bình lặng, du khách sẽ vẫn cảm nhận được không khí nhộn nhịp của một thành phố vốn là Thủ đô của đất nước này Có thể nói đặc điểm du lịch Hà Nội là có tính ổn định quanh năm chứ không phải du lịch mùa vụ như các tỉnh, địa phương khác.
Sau 13 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, Hà Nội luôn được xem là địa phương có nhiều tiềm năng lớn trong phát triển du lịch khi sở hữu khối lượng đồ sộ các di sản, di tích văn hoá với gần 6.000 di tích, 1.175 lễ hội, 1.350 làng nghề và nhiều cảnh quan thiên nhiên trù phú, tươi đẹp
Cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội được ví là một trong hai “vựa khách” lớn nhất cả nước, là điểm kết nối du khách tới các trung tâm du lịch lớn ở cả ba miền. Lợi thế nhiều năm nay là “trung tâm trung chuyển” khách khiến cho Hà Nội luôn đón nhận lượng khách lớn Trước dịch Covid-19, số lượng khách đến Hà Nội khá cao, cụ thể: Năm 2018, du khách đến Hà Nội đạt hơn 26 triệu lượt, trong đó có hơn 5,7 triệu lượt khách quốc tế; năm 2019, du khách đến Hà Nội xấp xỉ 29 triệu lượt, trong đó có hơn 7 triệu lượt khách quốc tế Đến năm 2020, cũng là năm dịch Covid bùng phát, lượng khách đến Hà Nội giảm mạnh, thủ đô đã tiếp đón hơn 8,65 triệu khách, trong đó có hơn 1,11 triệu khách quốc tế
1.2.2 Thời điểm thích hợp để du lịch Hà Nội
Thời tiết khí hậu ở Hà Nội được chia ra làm 4 mùa: Xuân – Hạ – Thu – Đông, mỗi mùa lại có những vẻ đẹp đặc trưng riêng mà không giống bất cứ mùa nào Mùa xuân với những cơn mua phùn nhỏ kéo dài, mùa hè với tiết trời khá oi bức Mùa thu là khoảnh khắc giao mùa rõ rệt, với các thời tiết hơi se lạnh, mát mẻ, tạo cảm giác dễ chịu, rất thích hợp để đi dạo, chính vì thế thời gian này được xem là thời điểm du lịch
Hà Nội lý tưởng Tuy nhiên mỗi khoảng thời gian trong năm Hà Nội lại có những nét đặc trưng riêng, vì thế có thể du lịch Hà Nội bất kỳ thời điểm nào trong năm. 1.2.3 Du lịch Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam và cũng là một thành phố có truyền thống, lịch sử và văn hóa lâu đời Khu phố cổ và thành cổ thu hút du khách với vẻ cổ kính của các con phố nghề đặc trưng và các di tích nổi bật như Văn Miếu – Quốc Tử Giám Trong khi đó, các công trình mới hơn như Khách sạn Sofitel Metropole in đậm dấu ấn thời kì Pháp thuộc Khu phố Pháp có Nhà Hát Lớn và Chùa Một Cột, hai điểm tham quan nổi tiếng không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội Các di tích và thắng cảnh khác ở Hà Nội gồm có Lăng Hồ Chí Minh, Hồ Gươm, Đền Ngọc Sơn, Hồ Tây, Chùa Hương và các bảo tàng nổi tiếng như Bảo tàng Dân tộc học.
Cụm du lịch di tích lịch sử - văn hoá
Văn Miếu và Trường Đại học đầu tiên của nước ta Quốc Tử Giám
Nằm giữa thủ đô Hà Nội, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích lịch sử, văn hóa quan trọng bậc nhất của nước ta Với bề dày hơn 1000 năm, nơi đây đã đào tạo ra biết bao thế hệ học trò, trong đó có rất nhiều bậc đại khoa và hiền tài của đất nước Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long (thời nhà
Lý), là tổ hợp gồm 2 di tích: di tích thứ nhất là Văn Miếu: thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An – người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam, di tích còn lại là Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của nước ta.
Hình 1.1 Khuê Văn Các và giếng Thiên Quang Với nhịp sống ngày một năng động và phát triển của thủ đô thì đây được coi là nơi lí tưởng để ta có thể lắng đọng lại tâm hồn, tìm về với cội nguồn lịch sử, văn hóa ngàn đời của đất nước Và hơn thế nữa, Văn Miếu – Quốc Tử Giám cũng chính là đại diện cho truyền thống hiếu học ngàn đời của dân tộc Việt nam Đó cũng chính là lý do mà các sĩ tử trước khi đi thi thường đến đây để sờ đầu rùa với mong muốn đỗ đạt cao hay những cô, cậu sinh viên sắp ra trường thường đến đây để chụp những bức hình kỉ yếu, lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp của một thời sinh viên.
Di tích nhà tù Hoả Lò
Trong gần một tháng du lịch Việt Nam mở cửa trở lại, con phố Hỏa Lò từ yên ắng nhanh chóng thay thế bằng không khí tấp nập, đông đúc của những nhóm khách tham quan Nhà tù Hỏa Lò Điều đặc biệt, không chỉ thu hút khách quốc tế như thời điểm trước dịch bệnh, Nhà tù Hỏa Lò nay đã trở thành di tích lịch sử được chính người dân Thủ đô yêu thích Bất kể là ngày thường hay ngày nghỉ/lễ, di tích lịch sử này đều đón rất nhiều khách tham quan, gồm cả khách Việt và khách nước ngoài, phần lớn là các bạn trẻ.
Hình 1.2 Du kh ách nghe thuyết minh tự động tại nhà tù Hoả Lò
Ngày nay, Nhà tù Hỏa Lò trở thành một Di tích lịch sử, một điểm tham quan lưu giữ nhiều giá trị
Phố cổ Hà Nội – Hà Nội 36 phố phường
Hà Nội 36 phố phường” người ta vẫn thường dùng cái tên ấy như một cách gọi khác khi nói về phố cổ Hà Nội Bao nhiêu thế kỉ đã trôi qua, kinh thành Thăng Long xưa nay đã đổi thay trở thành một thủ đô Hà Nội với nhịp sống hiện đại, phát triển nhưng những dấu ấn một thời của trung tâm văn hóa nơi chốn đô thành xưa thì vẫn còn hiện hữu trên từng nếp nhà phố cổ.
Nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, phố cổ Hà Nội với những ngôi nhà cổ kính, những con đường in đậm ký ức lịch sử một thời của Thủ đô, Phố cổ Hà nội là một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi đến thăm Hà Nội.
Hình 1.3 Một góc phố Tạ Hiện - Ảnh: Thanh Hiền
Do sự phát triển của du lịch mà một số ngôi nhà trong phố cổ được cải tạo thành những khách sạn mini, các quán ăn đặc sản, các cửa hàng bán đồ lưu niệm, được trang trí một cách hấp dẫn nhưng không làm mất đi nét đặc trưng riêng của những ngôi nhà cổ.
Ngoài ra có thể kể đến rất nhiều ngôi đền, chùa nổi tiếng khác tại Hà Nội như: Chùa Hoè Nhai, chùa Láng, chùa Liên Phái, chùa Quán Sứ, chùa Trấn Quốc, đền Ngọc Sơn, đền Voi Phục, đền Quán Thánh, đình Bát Tràng, đình Kim Liên, chùa Tĩnh Lâu, phủ Tây Hồ, đền Bạch Mã, chùa Hương.
Cùng các di tích lịch sử khác: Quảng trường Ba Đình – Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà 48 Hàng Ngang (nơi Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam), nhà 5D Hàm Long (nơi thành lập chi bộ đảng Cộng sản đầu tiên), Thành cổ Hà Nội, Thành Cổ Loa, Hoàng Thành Thăng Long… nơi ghi dấu những giai đoạn lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân Hà Nội nói riêng.
Cụm du lịch thắng cảnh thiên nhiên
ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Du lịch tại TP Hồ Chí Minh
Đây có thể coi là đối thủ cạnh tranh chính của du lịch Hà Nội vì cả 2 đều là thành phố lớn, thu hút một lượng lớn khách tham quan hơn các vùng khác
Với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và đa dạng, thành phố Hồ Chí Minh đã khai thác được nhiều loại hình du lịch như du lịch MICE, du lịch văn hóa lễ hội, du lịch tìm hiểu lịch sử truyền thống, du lịch sinh thái, …
Di tích lịch sử - văn hóa: Địa đạo Củ Chi – Đền Bến Dược, Hội trường Thống Nhất, Tòa nhà Ủy ban Nhân dân Thành phố, Bưu điện thành phố, Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Di tích khảo cổ: Lò gốm Hưng Lợi, Di tích mộ Chum Giồng cá vồ, Giồng Phệt ở Cần Giờ.
Hệ thống bảo tàng: Với hệ thống 13 bảo tàng công lập, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số bảo tàng nhiều nhất so với cả nước Ngoài các bảo tàng này, thành phố còn có nhiều bảo tàng khác do tư nhân lập ra, thu hút sự quan tâm của cả khách du lịch quốc tế và nội địa.
Các ngôi chùa cổ: Chùa Giác Lâm, Chùa Giác Viên, Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Nam Thiên Nhất Trụ, Chùa Xá Lợi, Chùa Bà Thiên Hậu, Chùa Ngọc Hoàng, Chùa Linh Sơn, …
Các nhà thờ cổ: Nhà thờ Đức Bà, Nhà thờ Huyện Sỹ, Nhà thờ Chợ Quán, Nhà thờ Cha Tam, …
Các khu du lịch, vui chơi giải trí: Đầm Sen, Suối Tiên, Bình Quới, Văn Thánh,
Lễ hội tín ngưỡng: Lễ hội Nghinh Ông Cân Giờ, Lễ hội Kỳ Yên đình Phú Nhuận, Lễ Kỳ yên đình Bình Đông, Lễ hội miếu Ông Địa, Lễ Vu Lan, …
Lễ hội dân tộc ít người: Lễ hội truyền thống của người Hoa, Lễ hội truyền thống của người Chăm, Lễ hội truyền thống của người Khmer.
Lễ hội liên quan đến nghề nghiệp: Lễ giỗ Tổ nghề Kim hoàn, Lễ giỗ Tổ cải lương, hát bội, Lễ giỗ Tổ thợ may, …
Du lịch Đà Lạt
Trong hơn một trăm năm qua, thành phố Đà Lạt đã được phát triển để trở thành một thành phố nghỉ mát và du lịch nổi tiếng nhiều đồ án quy hoạch được thiết lập và định hướng cho sự phát triển, biến đổi vùng cao nguyên hoang vu trỏ thành một thành phố có tương đối đủ các cơ sở hạ tầng phục vụ đô thị Bước ban đầu, TP Đà Lạt có cường độ phát triển thấp quy mô thành phố được giới hạn và phát triển không lớn,thành phố có cơ cấu tổ chức đơn giản với mật độ dân số và mật độ xây dựng thấp, tỉ lệ không gian đô thị nhỏ so với không gian của cảnh quan tự nhiên, thành phố như hòa lẫn trong đồi núi và rừng thông Với quy mô hợp lý này của thành phố đã tạo cho con người được sự gần gũi với thiên nhiên, bảo đảm được sự cân bằng sinh thái Trong giai đoạn này ngành du lịch đã hình thành và trở nên nổi tiếng trong và ngoài nước, thu hút nhiều du khách và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Đây cũng là một đối thủ đáng gờm của du lịch Hà Nội.
Điểm vượt trội hơn của du lịch Hà Nội so với đối thủ
Điểm vượt trội của du lịch Hà Nội so với đối thủ nhất định phải nói đến cơ sở vật chất Về chất lượng, so với tiêu chuẩn TCVN (Bộ Tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam) đối với từng cấp hạng, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tại thủ đô đáp ứng ở mức tốt, cơ sở vật chất được đầu tư tương xứng, được các hãng lữ hành và khách du lịch trong và ngoài nước đánh giá khá cao, thuộc loại hàng đầu so với các tỉnh, thành trong cả nước, cạnh tranh cao với các thành phố khác trong khu vực Trong những năm qua, hầu hết các khách sạn cao cấp, đặc biệt là các khách sạn 4-5 sao đều quan tâm đầu tư các dịch vụ phục vụ du lịch MICE, góp phần hình thành và phát triển phân khúc thị trường du lịch cao cấp này cho Hà Nội cũng như cho cả nước Ngoài ra, nơi đây được mệnh danh là vùng đất của những nhiều ngôi làng văn hiến Phần lớn, những ngôi làng, kiến trúc Phật giáo, dân gian, kiến trúc Pháp, … nằm rải rác quanh Hà Nội Điều này mang lại dấu ấn rất đặc biệt cho các du khách, họ vô cùng thích thú những giá trị văn hóa xưa vẫn “sống” trong một thành phố sầm uất nhưng vẫn mang trong mình nét truyền thống vốn có mà những nơi khác không dễ gì có được.
MÔ TẢ CHI TIẾT KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU
Đặc điểm chung
Họ thường xuyên đi du lịch, thích trải nghiệm những điều mới lạ, khám phá và tận hưởng
Họ có thể là những người nước ngoài muốn tìm hiểu, khám phá Việt Nam nhưng chưa chọn được địa điểm phù hợp.
Nhân khẩu học
Độ tuổi: từ 20 đến 45 tuổi
Khu vực sinh sống: Các thành phố lớn, khu vực lân cận và nước ngoài. Nghề nghiệp: Mọi nghề nghiệp
Thu nhập: Trung bình (trên 7.000.000 VNĐ/tháng)
Nhu cầu
Nhu cầu cốt lõi là đi du lịch khám phá và trải nghiệm, muốn tìm hiểu kĩ hơn về những địa điểm nổi tiếng ở Hà Nội, đối với những khách nước ngoài nhu cầu là khám phá văn hóa, phong tục và những di tích lịch sử nổi tiếng tại Việt Nam.
Xuất phát từ hạn chế đi lại quốc tế, mặc dù đại dịch Covid-19 hiện tại đã ổn định nhưng với tình hình căng thẳng chính trị giữa các nước và dịch bệnh mới đậu mùa khỉ cũng đang có xu hướng lan rộng nên mọi người đều hướng đến xu hướng đi du lịch quốc tế sang nội địa để thỏa mãn nhu cầu ra ngoài đi lại giao lưu của con người.
Mong muốn chi một số tiền phù hợp để có được trải nghiệm tốt nhất.
Hành vi
Online buổi tối từ 20 đến 22 giờ, buổi trưa.
Luôn tìm kiếm một địa điểm du lịch trong nước chất lượng và muốn khám phá sâu hơn về Hà Nội. Đi du lịch theo nhóm, đoàn, theo công ty, bạn bè hơn là đi du lịch cá nhân.
Diễn biến tâm lý của nhóm công chúng khi thực hiện chương trình truyền thông
3.5.1 Diễn biến tâm lý trước khi chương trình thực hiện.
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, số lượng dân cư ở đây rất đông mọi người thường xuyên đi lại làm việc tại đây nên khi đi du lịch mọi người thường chọn những nơi có biển như Nha Trang, Hạ Long, hoặc đi rất xa như vào Thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau, hoặc thậm chí là ra nước ngoài vì người trong nước nghĩ những địa điểm này sẽ có nhiều điều để khám phá và vui chơi hơn là Hà Nội Số lượng người nước ngoài đến Việt Nam tuy đông nhưng những địa điểm được chọn du lịch ưu tiên vẫn là bãi biển hay khu vui chơi hơn là đi tham quan những di tích lịch sử.
3.5.2 Diễn biến tâm lý sau khi chương trình thực hiện.
Sau khi chương trình thực hiện nhóm công chúng nhân ra du lịch Hà Nội rất thú vị, có nhiều điều để khám phá như văn hóa, lịch sử, món ăn,
Mong muốn được khám phá Hà Nội nhiều hơn và giới thiệu, chia sẻ những hình ảnh của nước mình nhất là Hà Nội cho bạn bè quốc tế cùng xem. Còn nhóm khách hàng nước ngoài sau khi xem video, hay chương trình thì mong muốn được đến Hà Nội để khám phá, trải nghiệm thử.
PHÂN TÍCH SWOT
Điểm mạnh
Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ và là thủ đô của nước Việt Nam, Hà Nội có diện tích 3.358,6 km^2, dân số là 8,05 triệu người (thống kê năm 2019), khoảng cách dài nhất từ phía bắc xuống phía nam là trên 50km và chỗ rộng nhất từ tây sang đông là 30km Điểm cao nhất là núi Chân Chim là 462m (huyện Sóc Sơn), nơi thấp nhất thuộc xã Gia Thụy (huyện Gia Lâm) 12m so với mặt nước biển Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ lâu đời, Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và dầu mối giao thông quan trọng cả nước.
Du lịch Hà Nội phát triển thì hình ảnh của đất nước ngày càng lan rộng và cũng có đóng góp hiệu quả vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố nên chính phủ có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho ngành.
Hà Nội cũng là một trong những trung tâm mua sắm sầm uất của cả nước Khu vực tốt nhất để mua sắm ở Hà Nội là khu phố cổ Đó là những con đường nhỏ hẹp nhưng chật kín các gian hàng và cửa hiệu Những con đường bao quanh khu hồ Hoàn Kiếm là những con đường thương mại quan trọng nhất và cũng là nơi tập trung nhiều cửa hàng nhất Trong số các con đường mua bán, chúng tôi liệt kê các điểm nổi bật như Hàng Gai, Hàng Bè, Hàng Bông và Hàng Giấy Ngoài ra, còn có rất nhiều trung tâm thương mại lớn phục vụ du khách có nhu cầu mua sắm khi đến Hà Nội du lịch. Thủ đô Hà Nội cũng nổi tiếng với truyền thống ẩm thực với nhiều món ăn ngon nổi tiếng như phở cuốn, chả cá Lã Vọng, bún thang, kem Tràng Tiền, cốm do đó cũng thu hút rất nhiều du khách Một lợi thế không nhỏ nữa của du lịch Hà Nội đó là du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hóa tâm linh Hà Nội có nhiều di tích văn hóa trên khắp địa bàn, do đó, việc tổ chức tour du lịch khám phá các di sản kết hợp với thăm quan làng nghề, du lịch sinh thái cũng đã và đang phát huy hiệu quả.
Hà Nội hiện đang có trên 300 vườn hoa, công viên, và thảm cỏ cùng tượng đài, bể phun nước Nói đến Hà Nội thì không thể nói đến vẻ đẹp của hệ thống sông hồ được, những hồ nước đẹp tiêu biểu của Hà Nội là Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Trúc Bạch, Hồ Thuyền Quang gắn liền với những truyền thuyết thiêng liêng giữ nước của dân tộc.
Xung quanh Hà Nội trong bán kính 100km có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như rừng Cúc Phương, đông Hương Tích, núi Tam Đảo, Đền Hùng, Những địa điểm du lịch này kết hợp với Hà Nội thành vùng du lịch hẫn dẫn, phong phú đa dạng và có tiềm năng về ngành du lịch rất cao, xứng đáng trở thành trung tâm du lịch của cả nước. Trong vài năm trở lại đây, Hà Nội luôn được một số tạp chí Du lịch uy tín hàng đầu Thế giới như Travel and Leisure (Mỹ), Smart Travel Asia (HKG) tổ chức bình chọn và đạt danh hiệu Top 10 điểm đến Du lịch hấp dẫn nhất châu Á Năm 2019, Hà Nội liên tục được các tổ chức du lịch, các trang thông tin du lịch uy tín trên thế giới bình chọn là điểm đến ấn tượng Đáng lưu ý, Hà Nội vinh dự là một trong 19 ứng cử viên hạng mục “Điểm đến thành phố hàng đầu thế giới 2019” để bình chọn tại giải thưởng World Travel Awards - giải thưởng có uy tín nhất của tổ chức du lịch thế giới.
Hà Nội còn là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, bao gồm 8 tuyến đường sắt, 3 tuyến tàu điện, 8 tuyến đường bộ và đường hàng không, hệ thống giao thông này là cầu nối của Hà Nội giữa các tỉnh và thế giới.
Điểm yếu
Sản phẩm du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, chưa khai thác điểm tiềm năng, chưa có đổi mới, sáng tạo và sức cạnh tranh, chủ yếu dựa vào những yếu tố tự nhiên, khai thác những cái có sẵn.
Chất lượng dịch vụ, chất lượng điểm đến, hạ tần thủ đô còn yếu kém Hệ thống nhà hàng của Hà Nội còn thiếu quy hoạch, quy mô nhỏ lẻ, thiếu điều kiện hạ tầng cần thiết như bãi đỗ xe, điều kiện vệ sinh môi trường chưa cao.
Sự quản lý của nhà nước còn chưa đúng mức, việc khai thác tài nguyên du lịch còn chưa gắn liền với ý thức bảo vệ, việc vứt rác bừa bãi làm mất vệ sinh còn khá phổ biến tại các khu du lịch.
Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế Số lao động có trình độ chuyên môn chiếm 58,3% số lao động nhưng chưa đáp ứng kịp thời về phát triển ngành du lịch.
Thách thức
Do tác động của dịch Covid-19, lượng khách du lịch đến Hà Nội giảm sâu, năm
2020 Hà Nội chỉ đón 8,65 triệu lượt khách, đưa tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn sụt giảm (-6,0%), tổng thu từ khách du lịch giảm 73%, công suất bình quân khối khách sạn giảm 38% so với năm 2019, trên 90% doanh nghiệp du lịch tạm dừng hoạt động,
Các chuỗi cung ứng các dịch vụ phụ trợ du lịch vốn đang bị đứt gãy từ hơn 2 năm qua do dịch bệnh và các chính sách đóng cửa, giãn cách xã hội của chính phủ. Các đơn vị kinh doanh lữ hành, du lịch và các nhà cung cấp dịch vụ phụ trợ du lịch, đa
16 phần đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sau thời gian dài ngừng hoạt động, không có nguồn thu vì dịch bệnh hoành hành, đã kiệt quệ, phải đóng cửa, thậm chí phá sản hoặc chuyển đổi sang ngành nghề khác Cơ sở vật chất, hạ tầng dịch vụ du lịch, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật… lâu ngày không được sử dụng, duy tu, bảo dưỡng nay đã xuống cấp Một số cơ sở cố gắng duy trì hoạt động cầm chừng, chỉ giữ chân số lượng nhỏ nhân sự, nay cũng đã cạn kiện mọi nguồn lực Các dịch vụ phụ trợ du lịch trong chuỗi cung ứng như khách sạn, vận chuyển, nhà hàng, quán bar, khu mua sắm, vui chơi-giải trí, làng nghề… nay mở, mai đóng, không có khách, không có doanh thu mà vẫn phải gánh chịu mọi chi phí vận hành, điện nước, nhân công, tiền thuê mặt bằng, các khoản thuế, phí… kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ kéo dài nên đa số đã buộc phải đóng cửa, ngừng hoạt động, trả lại mặt bằng, thu hẹp quy mô, cắt giảm nhân sự.
Hệ thông pháp luật của Việt Nam về du lịch chưa hoàn chỉnh, vẫn còn khá nhiều nơi chặt chém, làm ăn không được uy tín ảnh hưởng lớn đến hình ảnh.
Trình độ chuyên môn của ngành nhân sự ngành du lịch về mặt bằng chung thì chưa được đánh giá cao.
Các tỉnh thành khác ở Việt Nam cũng có nhiều khu du lịch đẹp, đặc biệt như HạLong, Nha Trang, Phú Quốc, còn có bãi biển, hải sản tươi ngon và nhiều khu vui chơi giải trí thu hút được rất nhiều khách hàng trong nước cũng như quốc tế.
Cơ hội
Xu hướng du lịch dịch chuyển từ nhu cầu du lịch quốc tế sang nhu cầu du lịch nội địa Xuất phát từ lệnh hạn chế đi lại quốc tế và ở tại Việt Nam, cùng với sự hoài nghi về tính an toàn và chi phí y tế của điểm đến ngoài nước cộng với tâm lý muốn được đi lại, giao lưu của con người khi bị hạn chế di chuyển, sự kìm nén về sự khám phá và sự hạn hẹp về tài chính, du lịch nội địa sẽ là lựa chọn của rất nhiều du khách Việt Nam và các nước trên thế giới Nhân cơ hội này nếu chính sách về du lịch kèm theo những hoạt động, sự kiện nổi bật thì lượng khách du lịch lớn sẽ đến Hà Nội. Dịch bệnh hiện tại đã dần ổn định, đất nước cũng đang trên đà hồi phục, ngành du lịch cũng được chính phủ quan tâm, chính sách cấp thị thực cho khách quốc tế đến Việt Nam được thay đổi góp phần làm tăng trưởng lượng khách nước ngoài đến Việt Nam, tạo đà thuận lợi thúc đẩy ngành Du lịch.
Trong thời gian qua, Việt Nam nói chung cũng như Hà Nội nói riêng đã thu hút được nhiều vốn đầu tư vào ngành du lịch, nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp, khách sạn 5 sao được đầu tư Bên cạnh đó, các dịch vụ du lịch cũng được nâng tầm chất lượng, các hoạt động an ninh đảm bảo an toàn cho du khách cũng được chú trọng nâng cao, … điều này góp phần gia tăng du khách đến.
Như vậy việc thực hiện chương trình truyền thông vào thời điểm này là cần thiết để lấy lại lượng khách du lịch đã bị mất đi trong 2 năm qua cũng như quảng bá hình ảnh tốt đẹp cũng với những di tích lịch sử văn hóa của Hà Nội lần nữa đến nhóm công chúng trong nước cũng như quốc tế Việc phát triển ngành du lịch Hà Nội nói riêng cũng như ngành du lịch Việt Nam nói chung góp phẩn thúc đẩy kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng sau 2 năm đại dịch mất mát nhiều.
ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG MARKETING TÍCH HỢP CHO DU LỊCH HÀ NỘI
Phân tích quá trình truyền thông
Chương trình truyền thông thúc đẩy ngành du lịch Hà Nội phát triển ổn định trở lại, xây dựng, quảng bá hình ảnh đẹp, mới mẻ, trong mắt du khách cũng như lấy lượng khách hàng đã mất đi sau 2 năm đại dịch Phát triển Du lịch Hà Nội thực sự trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng và tìm hiểu ra những nét đẹp tiềm ẩn bên trong Phát triển Du lịch Hà Nội theo hướng tập trung phát triển du lịch văn hoá, lịch sử, cảnh quan môi trường lịch sử truyền thống tạo sức hấp dẫn đặc thù, giữ gìn, phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc và nhân phẩm con người Việt Nam.
Thực hiện những hội chợ, sự kiện du lịch tại Hà Nội.
Ra những video giới thiệu về Hà Nội và các địa điểm du lịch nổi tiếng về Hà Nội.
Thực hiện quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến như facebook, tiktok, instagram, hay trên truyền hình, báo,
Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch, thu hút nhiều khách quốc tế, khách nội địa, đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng. 5.1.3 Insight – Big Ideal – Key messenger
Với mục đích quảng bá hình ảnh cho du lịch Hà Nội, xây dựng hình ảnh về Hà Nội mới trong mắt công chúng nhóm chúng tôi đưa ra thông điệp cho chiến dịch IMC lần này
“Trong suốt hai năm qua con người đã phải chịu nhiều tổn thất nặng nề bởi dịch Covid gây ra cuộc sống bị đảo lộn, là đời sống tinh thần đi xuống Có lẽ suốt một thời gian làm bạn với bốn bức tường đã làm cho con người chúng ta đã quên rằng ta đã từng có một 2018 rực rỡ ,2019 khởi sắc về tất cả mọi mặt Bao lâu rồi chúng ta chưa ra ngoài bao lâu rồi chúng ta không đi du lịch cùng gia đình, Đi du lịch cùng nhau chính là dịp để cả nhà dành thời gian cho nhau nhiều hơn và trò chuyện cùng nhau nhiều hơn Những trải nghiệm trong các chuyến du lịch đó sẽ trở thành những kỷ niệm giúp gắn kết các thành viên trong gia đình, Hà Nội chính là điểm đến gắn kết yêu thương địa điểm mang lại nhiều giá trị tinh thần cho con người yêu Thủ Đô giúp chúng ta giải toả căng thẳng công việc Hãy đến với Hà Nội Hà Nội luôn chào đón bạn!”
“Du lịch Hà Nội- Luồng xanh cho cuốc sống mới”
“Thử thách 3 ngày 3 đêm du lịch Hà Nội”
Lấy ý tưởng từ trend trên tiktok đang làm mưa làm gió gần đây “ Thử thách 7 ngày 7 đêm… Gét go” thì nhóm marketing quyết định sẽ lựa chọn đây là thông điệp chính cũng như là câu khẩu hiệu của chiến lược Marketing lần này cho du lịch Hà Nội, Thông điệp này phù hợp với Genz khi mà họ được tiếp xúc với TikTok hằng ngày, sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng hưởng ứng và xem như là thử thách thử thách này dành cho các bạn trẻ đi du lịch Hà Nội trong vòng 3 ngày Ý tưởng này sẽ phục vụ cho chiến lược quan hệ mạng xã hội.
Sau đại dịch thì cuộc sống của chúng ta cũng dần trở lại bình thường nhưng hậu quả của dịch Covid vẫn còn đọng lại Hầu như chúng ta đã quen với việc ở nhà, vậy nên nhóm marketing chúng tôi muốn thổi một luồng gió mới vào Tâm trí khách hàng khi đi du lịch Hà Nội Du khách sẽ cảm nhận được luồng xanh mới sự sống mới của Du lịch Hà Nội sau đại dịch đúng như tên chiến dịch đó là “Du lịch Hà Nội- luồng xanh mới cho cuộc sống mới”
Các công cụ cho chương trình truyền thông marketing tích hợp
Quảng cáo trên truyền hình:
Ideal: Thử thách 3 ngày 3 đêm du lịch Hà Nội, GÉT GO”
Kịch bản : Sau thời gian giãn cách cuộc sống hối hả nhộn nhịp lại bắt đầu ở từng ngóc ngách con phố Hà Nội, Ở một gia đình vui vẻ kia, vào giờ tan tầm người bố trở về nhà sau một ngày dài mệt mỏi than vãn : “ Haizzz, hôm nay bố nhiều công việc quá, thật căng thẳng quá đi” Đứa con trai cũng đi học về cũng than vãn “ Hôm nay con học môn lịch sử bị điểm kém” Còn người mẹ thì “ Nay mẹ lên cơ quan mọi người ai cũng khoe ảnh đi du lịch còn mẹ thì không có ảnh gì mới để khoe huhu” Cả nhà thở dài và nghĩ “ có cách nào có thể giải quyết được cả ba vấn đề của gia đình mình không nhỉ “ Thế là cả nhà cùng đồng thanh “ Vậy thì chúng ta phải Gét Go thôi! Du lịch Hà Nội ơii chúng tôi tơi Đây! Sau đó chiếu những hình ảnh khi gia đình đi du lịch với
20 nhau tại các địa điểm ở Hà Nội như Văn Miếu, Nhà Thờ Lớn Với tâm trạng vui vẻ và phấn khích.
Liên hệ quảng cáo: Nhóm Marketing chúng tôi sẽ lựa chọn TUPO MEDIA chuyên Booking quảng cáo truyền hình/phát thanh/báo chí uy tín, là đối tác chiến lược của các Đài Phát thanh và truyền hình
Thời lượng và thời gian quảng cáo: Nhóm marketing sẽ thuê diễn viên đóng TVC trong vòng 1 phút và khung giờ phát sóng là 8h sáng, 18h trước giờ lên sóng của thời sự.
Là một hình thức khá phổ biến hầu như đơn vị tổ chức nào cũng chọn công cụ này để truyền thông cho mình.
Dễ dàng nhìn thấy, luôn luôn hiện diện, đi vào tâm trí khách hàng.
Là hình thức tiếp cận trực tiếp và gây tác động mạnh đến công chúng Quảng cáo ngoài trời là một phương pháp hiệu quả và có khả năng thu hút sự quan tâm của công chúng.
Lựa chọn đơn vị quảng cáo: Unique Media Group đây là một đơn vị nhận quảng cáo ngoài trời uy tín Unique Integrated Outdoor Advertising đã triển khai rất nhiều chiến dịch quảng cáo ngoài trời tại Hà Nội với đa dạng hình thức và quy mô lớn cho các doanh nghiệp, nhãn hàng lớn.
Nội dung: hình ảnh các KOLS và các địa điểm hot tại Hà Nội với thông điệp:
“thử thách 3 ngày 3 đêm du lịch Hà Nội”
Các hình thức quảng cáo ngoài trời mà nhóm marketing chúng tôi chọn:
Màn hình LED ngoài trời: Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy, Nguyên Hồng - Q.
Ba Đình, Mai Dịch - Cầu Giấy, Hoàng Cầu – Đống Đa Đây là 4 địa điểm mà chúng tôi sẽ lựa chọn để quảng cáo
Quảng cáo nhà chờ xe bus tại Hà Nội : tại các điểm xe bus ở các quận Thanh Xuân, Cầu Giầy, Đống Đa
Quảng cáo trên xe bus: trên các chuyến xe có số hiệu 29,30,16 đây là những chuyến xe đi qua các trường đại học và có lương khách chủ yếu từ 18- 30 tuổi
Hình 5.1 Quảng cáo ngoài trời Thời gian: 10/2022 – 2/2023
Tổ chức sự kiện “du lịch Hà Nội- luồng xanh mới cho cuộc sống mới”
Mục tiêu tổ chức sự kiện: Gây được ấn tượng với tất cả du khách tham gia buổi sự kiện, Quảng bá xây dựng hình ảnh đẹp về du lịch Hà Nội trong mắt du khách, Khẳng định vị thế của du lịch Hà Nội. Địa điểm tổ chức sự kiện: Tại Phố Đi Bộ Hồ Gươm
Khách mời: Các đồng chí lãnh đạo của ngành du lịch Hà Nội: Bà Đặng Hương Giang- GD sở Sở Du Lịch Hà Nội, các chủ doanh nghiệp du lịch Hà Nội, các nghệ sĩ, các nhà báo.
Trình chiếu TVC đã được xây dựng và MV ngắn với với nội dung nói về quá trình phát triển của du lịch Hà Nội, quá trình đồng hành cùng du khách, đồng thời quảng bá nhiều nhiều hình ảnh của một số di tích địa điểm nỏi tiếng
19h20- 20h20 Phần chính: Nhóm marketing sẽ đọc diễn văn nói về quá trình của ngành du lịch trong vòng 3 năm 2019-2022
Phần 1: Những thiệt hại nặng nề mà dịch COVID đã gây ra cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và Du lịch Hà Nội nói riêng
Phần 2: Những triển vọng và sự vực dậy của ngàn du lịch trong năm 2022
Lời phát biểu của khách mời Đại diện Nhóm marketing sẽ tuyên dương cũng như gửi tặng quà tri ân đến tất cả khách hàng
20h30- 22h Kết: Các tiết mục văn nghệ
Dàn dựng, sân khấu: theo tông màu xanh: Kịch bản nội dung: Quảng bá hình ảnh cho du lịch Hà Nội; Thiệp mời: Gửi đi trước 3 tuần trước khi sự kiện diễn ra để có thể xác định được lượng khách tham dự; MC, Ca sĩ, PG, vũ công được thuê trực tiếp từ công ty tổ chức sự kiện;
Truyền thông mạng xã hội:
Theo một số nghiên cứu: Tại Việt Nam, hơn 16 triệu người sử dụng mạng xã hội, với hơn 130.000 tên miền được đăng ký, tốc độ tăng trưởng 170% /năm, số người sử dụng internet đã lên tới hơn 23 triệu người sử dụng Riêng Việt Nam, có 2 điểm là có tốc độ tăng trưởng số người dùng internet nhanh số 1 thế giới, gấp 7,8 lần so với quốc gia đứng thứ hai (giai đoạn 2000-2008), và Việt Nam cũng là quốc gia có lượng người sử dụng Facebook tăng nhanh nhất thế giới (Tính đến 15/3/2010 đã có 1,084160 người, chiếm 0.34% lượng người sử dụng Facebook trên toàn thế giới
Với sự bùng nổ của các nền tảng mạng xã hội như hiện này, nhóm chúng tôi xác định đây là phương thức hiệu quả để tiệp cận với du khách, tận dụng sự
“màu mỡ” của các kênh social medical để làm nổi bật được thông điệp “Du lịch
Hà Nội- Luồng xanh cho cuộc sống mới” và “Thử thách 3 ngày 3 đêm du lịch Hà Nội, GÉT GO”
Chiến lược truyền thông mạng xã hội lần này sẽ là sử dụng Celebrities, Influencers và KOLs, họ là những người có danh tiếng, có tiếng nói trong một lĩnh vực nhất định và họ sở hữu một cộng đồng những người theo dõi Thông qua những đối tượng này, cộng đồng followers của họ sẽ tiếp cận và biết tới sản phẩm, dịch vụ Đây là một hướng PR mang lại hiệu quả vô cùng tích cực.
Kế hoạch lựa chọn mạng xã hội và các Influencers, KOLs:
Facebook: Tại nền tảng này nhóm chúng tôi sẽ lựa chọn 3 infuencers có có tầm ảnh hưởng lớn đối với người sử dụng facebook: Hồ Ngọc Hà được cho là gương mặt nổi tiếng trong giới Influencers với những bài chia sẻ/review của nghệ sĩ này đem lại lượt tương tác cực khủng;Giang Ơi nổi trên mạng xã hội từ năm 2018, tính đến nay cô
24 đã sở hữu cho mình một lượng fan khá lớn, từ nền tảng mạng xã hội đến đời thực. Đồng thời Giang ơi còn được biết đến là nhân vật ảnh hưởng top 10 truyền cảm hứng do Wechoice Award 2019 tổ chức Cầu thủ Quang Hả vừa là một thủ môn vừa là một Influencers được đặc biệt quan tâm với lượt theo dõi cực khủng trên Facebook với 1 triệu lượt follow Đây là 3 nghệ sĩ trong ba lĩnh vực khác nhau, nhưng họ sẽ thổi vào luồng gió mới cho kế hoạch marketing lần này
Thời gian
Nguồn lực và chi phí
Bộ phận phụ trách Ghi chú Số lượng
Tổng (người) Quản lí, điều phối kế hoạch IMC Quản lí 1
Trợ lí quản lí 3 4 Chạy chương trình IMC Nhân viên phòng các phòng PR, QC, Marketing trực tiếp
Liên hệ các đơn vị nhận Quảng cáo, 328
Thông tin liên lạc, tạo tin tức, quan hệ báo chí
Tạo tin tức, quan 8 hệ báo chí 5
Thiết kế, sáng tạo nội dung
Sân khấu cho tổ chức sự kiện, họp báo,
Dựng sân khấu, ánh sáng, âm thanh thuê ngoài 5
An ninh cho các sự kiện Liên hệ với công an khu vực 15 15
Xử lí các sự cố về an ninh, truyền thông 3 3
T Công việc Chi phí (VNĐ)
6 Quan hệ truyền thông thông qua báo chí 10.000.000
5.5 Kiểm tra, đánh giá kế hoạch truyền thông marketing tích hợp Độ bao phủ của chiến dịch:
Lượt tiếp cận quảng cáo: Tiếp cận tối thiểu đến 6 triệu người, với tần suất lặp
Số khách hàng tương tác với Fanpage, Website của dự án đạt 3.000.000 khách hàng trong tháng đầu tiên, các tháng tiếp theo tăng ít nhất 10% Đánh giá bằng sản lượng: Đạt 10 tỷ doanh thu sau khi chiến dịch kết thúc
Tăng thêm 3 triệu du khách sau 5 tháng kết thúc chiến dịch
Kiểm tra trong chiến dịch (kiểm tra theo từng ngày, tuần, tháng) và kiểm tra tổng quan sau khi kết thúc chiến dịch Thông qua việc kiểm tra có thể so sánh với bảng kế hoạch dự kiến để nhằm đưa ra các hoạt động sửa đổi cho phù hợp Cập nhật về các xu hướng (Trends) trên thị trường để có các thông tin phục vụ cho hoạt động truyền thông mới nhất.