1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Cáo Thu Hoạch Học Phần Tham Quan Tuyến Điểm Du Lịch Hà Nội – Đông Triều – Hạ Long - Hà Nội.pdf

29 24 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thu Hoạch Học Phần Tham Quan Tuyến Điểm Du Lịch Hà Nội – Đông Triều – Hạ Long - Hà Nội
Tác giả Hoàng Bảo Châu
Người hướng dẫn TS. Lê Thu Hương
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chuyên ngành Quản Lý Xã Hội
Thể loại Báo Cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

lOMoARcPSD|38482106 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO THU HOẠCH HỌC PHẦN THAM QUAN TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH Họ và tên: Hoàng Bảo Châu Lớp: 2205DLHB Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Thu Hương Hà Nội – 2023 1 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 LỜI CẢM ƠN 4 CHƯƠNG 1 CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN TUYẾN HÀNH TRÌNH HÀ NỘI – QUẢNG NINH – HÀ NỘI 5 1.1 Tài nguyên du lịch trên tuyến điểm 5 1.1.1 Đền An Sinh 5 1.1.2 Chùa Trung Tiết 6 1.1.3 Hạ Long…………………………………………………………… 7 1.2 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch………………………………………… 9 1.3 Cơ sở vật chất phục vụ du lịch……………………… …………………10 1.4 Các điểm vui chơi giải trí……………………………………………… 11 1.5 Nguồn lao động trong du lịch……………………………………………11 1.5.1 Đông Triều…………………………………………………………11 1.5.2 Hạ Long……………………………………………………………11 1.5.3 So sánh nguồn lao động giữa Tx Đông Triều và Tp Hạ Long….12 1.6 Chính sách phát triển du lịch……………………………………………12 CHƯƠNG 2 YÊU CẦU VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI LÀM DU LỊCH………………………………………………………………… 13 2.1 Yêu cầu về kiến thức…………………………………………………… 13 2.2 Yêu cầu về kỹ năng……………………………………………………….13 2.3 Yêu cầu vê thái độ…………………………………………………… 13 2.4 Các yêu cầu khác……………………………………………………… 14 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CHUYÊN NGÀNH CHO BẢN THÂN……………………………….… 15 3.1 Định hướng phát triển nghề nghiệp…………………………… 15 3.2 Xác định kế hoạch và phương pháp học tập…………………….15 3.3 Kiển nghị, đề xuất với Khoa và Nhà Trường……………………15 KẾT LUẬN……………………………………………………………………….16 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….17 PHỤC LỤC………………………………………………………………………18 2 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 LỜI MỞ ĐẦU Du lịch là “sứ giả của hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc” Trên thế giới, du lịch hiện được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà nó mang lại Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đã đặt ra mục tiêu “Đến năm 2030: Việt Nam trở thành một trong những điểm du lịch ưa chuộng, có đẳng cấp trên thế giới.” Bên cạnh đó việc đào tạo cán bộ công nhân viên của ngành du lịch đang được nước ta hết sức quan tâm, những sinh viên của các trường đại học, cao đẳng và trung học về ngành du lịch ngày càng được quan tâm Ngoài khối lượng kiến thức được truyền tải trên lớp, qua sách vở, báo chí, kênh thông tin đại chúng thì những chuyến đi thực tế là không thể thiếu, chỉ khi đi thực tế chúng ta mới hiểu bản chất, được cụ thể hoá những vấn đề đã học Kinh nghiệm thực tế qua những chuyến đi rất cần cho sinh viên du lịch để làm quen với công việc của mình sau này, giúp cho sinh viên củng cố được rất nhiều kiến thức, hình thành nên ý tưởng định hình cho công việc sau này Đáp ứng với yêu cầu cấp bách trên, để giúp sinh viên cọ sát với thực tế, vừa qua khoa Quản lý xã hội trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã kết hợp với Công ty cổ phần đầu tư du lịch Hà Nội (Hanoi Tourism) tổ chức cho sinh viên khoá 22 Khoa Quản lý xã hội ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đi thực tế khảo sát tuyến điểm du lịch: “Hà Nội – Đông Triều – Hạ Long - Hà Nội” từ ngày 30/5 – 31/5/2023 Qua chuyến đi thực tế sinh viên đã học được rất nhiều kiến thức bổ ích, mở rộng tầm nhìn tầm hiểu biết Đặc biệt qua chuyến đi khảo sát tuyến điểm du lịch vừa qua giúp cho sinh viên, cảm thấy tự tin hơn khi nói với du khách về những điểm đã đi qua Con mắt nhìn về Việt Nam đã rộng hơn Chuyến đi cũng gắn kết những người làm du lịch trong tương lai lại bên nhau, lời hứa cùng giúp nhau thành công 3 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 LỜI CẢM ƠN Qua chuyến đi này em xin chân thành cảm ơn Khoa Quản lý xã hội cùng các thầy cô trong khoa, đặc biệt là cô Lê Thu Hương đã hết sức tận tình chỉ bảo giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực hiện chuyến hành trình Xin được cảm ơn công ty Hà Nội tourism đã đồng hành trong suốt chuyến đi Và cuối cùng em muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình đã chia sẻ những khó khăn trong thời gian học tập và động viên em hoàn thành bài báo cáo! Do thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi sai sót mong quý thầy cô giúp đỡ cho bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! 4 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 CHƯƠNG 1 CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN TUYẾN HÀNH TRÌNH HÀ NỘI - ĐÔNG TRIỀU – HẠ LONG – HÀ NỘI 1.1 Tài nguyên du lịch trên tuyến điểm 1.1.1 Đền An Sinh Qua Quảng Ninh, đoàn vào thêm quan Đền An Sinh – Nơi thờ tự các vua Trần trên quê hương nhà Trần Đền nằm trên một ngọn đồi nhỏ hình con rùa quay theo hướng chính nam, thuộc thôn Trại Lốc, xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh Đền là ngôi điện thờ An Sinh Vương Trần Liễu và 8 vị tiên đế triều Trần, được xây dựng trên một địa thế đẹp có non bình, thủy tụ, là trung tâm của cả Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều Theo thư tịch, bia kí và ghi chép của sử cũ, đất An Sinh xưa, Đông Triều nay là quê gốc của nhà Trần, sau dời xuống vùng Tức Mặc (Nam Định), Long Hưng (Thái Bình) sinh sống Mùa xuân năm Định Dậu 1237 vua đầu triều Trần là Thái Tông hoàng đế lấy vùng Yên Phụ (huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương), Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng, Yên Bang (nay là thị xã Đông Triều, TP Uông Bí tỉnh Quảng Ninh) phong cho Trần Liễu làm đất thang mộc và phong làm An sinh vương, đời đời ở đất An sinh trông coi mộ phần tổ tiên, lập điện thờ tông miếu nhà Trần Đền An sinh được xây dựng vào thời Trần năm 1381 (thế kỉ thứ XIV), là nơi thờ ngũ vị Hoàng đế nhà Trần gồm Anh Tông hoàng đế, Minh Tông hoàng đế, Dụ Tông hoàng đế, Nghệ Tông hoàng đế và Khâm Minh Thánh vũ hiển đạo An Sinh hoàng đế (An Sinh vương Tràn Liễu) Đền được xây dựng tại làng An Sinh (Yên Sinh) nên được đặt tên theo dân làng.Vào thời Nguyễn, đền được xây dựng lại với kiến trúc gồm ba tòa nhà rộng 5 gian theo kiểu chữ “Tam” Lúc này trong đền thờ không chỉ 5 vị mà là 8 vị hoàng đế triều Trần Hai bên có các dãy nhà khách và dãy nhà cho người coi đền ở Ngoài ra, bên cạnh đền có hai miếu nhỏ, một thờ Bà Hoàng và một thờ Đức Thánh Khổng Tử Xung quanh có thành bao bọc rộng Phía trước cửa có bia nhỏ đề “Hạ mã” và “Tiêu diệc”… Dưới các thời Lê, Nguyễn, dân An Sinh được coi là dân hộ nhi, được trừ các khoản thuế, phu dịch để phụng sự các lăng tẩm, điện miếu nhà Trần tại Đông Triều Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, điện An sinh đã nhiều lần được tu bổ, tôn tạo lại nên di tích đã khong còn nguyên gốc nữa Đến thời Nguyễn, dân làng An Sinh vẫn duy trì thực hiện việc tế tự, vẫn mở hội làng, kết giao hương hỏa với các làng Triều khê, Bình Lục (xã Hồng Phong) trong vùng Để bảo tồn và phát huy di tích đền An sinh đúng với những giá trị lịch sử vốn có, năm 5 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 1997-2000 thị xã Đông Triều đã huy động nguồn công đức, tổ chức tu bổ, tôn tạo lại di tích đền An sinh trên nền điện cũ Ngày nay, đền An Sinh có cấu trúc hình chữ Công gồm Bái đường, Trung đường và Hậu cung Hậu cung là nơi thờ 8 vị Vua triều Trần Trung đường là nơi thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và thân phụ, thân mẫu của ngài là An Sinh vương Trần Liễu và Thiện đạo Quốc mẫu Hai bên là nhà Tả, hữu vu trưng bày các di sản văn hóa nhà Trần, ngũ môn, khu vực trưng bày hiện vật…Khu vực trong và xung quanh đền được trồng rất nhiều cây lâu năm làm cho cảnh quan ngôi đền thêm cổ kính Nhằm phát huy những giá trị lịch sử, truyền thống văn hoá và những chứng tích lịch sử hào hùng của dân tộc, hàng năm cứ vào ngày 20 đến 22-8 (âm lịch) lễ hội đền An Sinh lại được tổ chức Đây cũng là dịp để nhân dân địa phương và du khách thập phương cùng hướng về cội nguồn và tham gia vào những hoạt động vui chơi giải trí bổ ích Đến khu di tích lịch sử, văn hoá đền An Sinh, du khách sẽ có thêm cơ hội tìm hiểu về các đời vua Trần và cảm nhận được hào khí Đông A và lòng tự hào dân tộc của ông cha ta thủơ trước 1.1.2 Chùa Trung Tiết Đoàn tiếp tục lên xe khởi hành đi Chùa Tung Tiết Chùa Trung Tiết (còn gọi là chùa Tuyết) nằm ở thôn Nghĩa Hưng, xã An Sinh, thị xã Đông Triều được xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt năm 2013 cùng với quần thể Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều Chùa là một di tích kiến trúc tôn giáo được xây dựng và tồn tại lâu đời có mối quan hệ chặt chẽ với quần thể khu di tích đền và lăng mộ các vị vua Trần ở Đông Triều Dưới thời vua Anh Tông, vị vua thứ 4 của triều Trần trị vì đất nước, hai cận thần của triều đình là Đặng Tảo và Lê Chung đã dựng chùa, phụng thờ chăm lo hương hoả, lăng miếu của vua Trần Anh Tông, được coi là lăng miếu vua Trần đầu tiên được xây dựng tại quê hương của dòng tộc nhà Trần Tấm lòng son sắt, trung quân ái quốc của hai ông được vua Trần Nghệ Tông tưởng nhớ thờ tự ngay tại vùng đất mà hai ông sinh sống trong thời gian trông coi phần lăng miếu vua Trần Anh Tông và đặt tên chùa là Trung Tiết, ý nói lên sự trung thành tiết độ của hai ông Hàng năm, vua bái yết sơn lăng, ông thường lánh đi chỗ khác, chỉ có ý nguyện ở lại phụng thờ lăng tẩm chứ không đòi gì khác Đặng Tảo và Lê Chung được chính sử dành 240 chữ ghi chép, được hai vị vua Nghệ Tông đời Trần và vua Bảo Đại thời Nguyễn tôn vinh công trạng, tên được ghi trong sử, được khắc vào bia đá Ngày nay chùa Trung Tiết không chỉ là nơi lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa lịch sử, một dấu ấn về sự phát triển của Phật giáo thiền phái Trúc lâm mà còn là nơi giáo dục các thế hệ sau này về đạo lý tốt đẹp của dân tộc, về nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi con người trong việc thực hiện đạo lý “Tam cương ngũ thường” mà ở đây giá trị đó được thể hiện rõ nét qua hai vị trung thần 6 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 Trải qua thời gian và những biến động của tự nhiên và xã hội, chùa Trung Tiết chỉ còn lại các dấu tích trong lòng đất Chùa hiện nay là những công trình được xây dựng dưới thời Nguyễn bao gồm chùa chính, nhà tổ, nhà mẫu, nhà tăng… Hiện nay chùa Trung Tiết còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị, tiêu biểu là các pho tượng có niên đại cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 Từ đường nét chạm khắc, màu sắc, hình khói, hoa văn, y phục đều hài hòa với nhau một cách thống nhất cho ta một cảm giác thần bí, siêu phàm Ngoài ra tại đây còn nhiều các hiện vật khác như chân tảng bằng nhiều chất liệu và kích thước khác nhau cùng những viên gạch có ghi chữ Vĩnh Ninh tường Chùa Trung Tiết tuy đã trải qua thời gian dài và nhiều lần trùng tu song các di vật mang phong cách thời Trần còn lưu giữ tại đây đã phản ánh rõ nét niên đại xây dựng, quy mô của chùa cũng như sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc điêu khắc thời Trần 1.1.3 Hạ Long Đoàn tiếp tục khởi hành đi Hạ Long – thiên đường của biển đảo của Quảng Ninh Xe đưa đoàn ra bến tàu tham quan Vịnh Hạ Long – điểm đến nổi tiếng bậc nhất Quảng Ninh và được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long không chỉ nổi tiếng với những hang động tự nhiên được hình thành qua hàng triệu năm nằm rải rác trên 1.969 hòn đảo lớn nhỏ mà còn nổi tiếng thế giới với thảm thực vật phong phú và các loài sinh vật đa dạng Khu Di sản thế giới được UNESCO công nhận có diện tích 434 km², gồm 775 hòn đảo, trong đó có 411 hòn đảo đã được đặt tên Đây là nơi có nhiều đảo đá, hang động và bãi tắm đẹp nổi tiếng Vịnh Hạ Long được du khách toàn cầu biết đến là kỳ quan thiên nhiên thế giới, nhưng không nhiều du khách biết rằng Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO đã công nhận vịnh Hạ Long vào danh mục Di sản thiên nhiên Thế giới vì những giá trị nổi bật ở 2 khía cạnh thẩm mỹ và địa chất – địa mạo Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các núi đá vôi ở đây đã trải qua hơn 500 triệu năm dưới nhiều điều kiện và môi trường khác nhau để tạo thành cảnh quan đặc biệt và hiếm có như ngày nay Động Thiên Cung: Động Thiên Cung nằm ở phía bắc đảo Đầu Gỗ, cách cảng tàu du lịch 4km về phía nam Là một trong những hang động đẹp nhất ở vịnh Hạ Long nhờ diện tích hang rộng, có nhiều cấp nhiều ngăn với vô vàn thạch nhũ đá vôi mang với hình thù kỳ lạ Cửa hang ở trên độ cao 25m Hang rộng gần 10.000m² có cấu trúc rất phức tạp, gồm nhiều lớp, nhiều ngăn với các trần và bờ vách rất cao, rộng Vì vậy người ta đã hình dung ra cả một truyền thuyết về cuộc tình và sự chia tay của Rồng bố, Rồng mẹ đã diễn ra trên vách đá hoặc nghĩ rằng đây là hình ảnh của các mê cung của Hoàng đế Ba Tư trong chuyện Nghìn lẻ một đêm Hòn Chó Đá: Là một khối đá nhỏ cao khoảng 8m nằm trong khu vực gồm các điểm dừng chân nổi tiếng của vịnh Hạ Long Sau khi thăm quan động Thiên Cung, di chuyển 7 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 tiếp khoảng 10 phút sẽ tới hòn Chó Đá Sở dĩ có tên này là vì hòn đảo giống một chú chó tư thế ngồi quay lưng ra biển, nằm như một biểu tượng canh chừng cho những chuyến ra khơi của du khách được bình an Hòn Đỉnh Hương: Hòn Đỉnh Hương là một núi đá bề thế nằm trên bốn phiến đá mỏng, chắn ngang lối đi Phiến đá có hình dáng như một chiếc lư hương khổng lồ nằm giữa biển cả rộng lớn Nơi đây cách cảng tàu Tuần Châu 2,5 km Đi qua hòn Chó Đá và hòn Con Mèo, đến khu nhà bè hải sản, sẽ đến được hòn Đỉnh Hương Hòn Đỉnh Hương Quảng Ninh vừa mang trong mình ý nghĩa tâm linh thiêng liêng, vừa là biểu tượng của sự may mắn Hình ảnh hòn Đỉnh Hương đã được in trên tờ tiền 200.000 VNĐ đang lưu hành Hòn Gà Chọi (Hòn Trống Mái): Gồm 2 hòn đảo nhỏ cao 12m giống một đôi gà đứng đối diện nhau Hình ảnh hòn Gà Chọi được chọn làm biểu tượng của Quảng Ninh và biểu tượng du lịch Việt Nam năm 2000 Hòn Yên Ngựa: Đây là một kiệt tác của thiên nhiên khi tạo được nên một kỳ quan giữa lòng kỳ quan Gồm hai mố đá, một mố cao một mố thấp Hai mố đá được liên kết thành một khối đồ sộ, nhưng phía trên võng xuống hình yên ngựa, phía dưới trống không để thuyền qua lại, hình dạng của đầu một chiếc máy khâu Độ cao ước chừng hơn chục mét Đoàn tiếp tục di chuyển đi thăm quan Bảo Tàng Quảng Ninh Bảo tàng Quảng Ninh - nơi lưu giữ và trưng bày các hiện vật mang dấu ấn lịch sử và nét đặc trưng của vùng đất mỏ Quảng Ninh Bảo tàng Quảng Ninh là địa điểm du lịch Hạ Long nổi tiếng được nhiều du khách yêu thích Nơi đây được xem là trung tâm văn hóa, chứa đựng nhiều giá trị về tinh thần Bảo tàng Quảng Ninh là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo Diện mạo của bảo tàng cực kỳ thu hút với phần kính đen bao trùm tất cả các phía Đây giống như một tấm gương khổng lồ phản chiếu hình ảnh biển trời Hạ Long hùng vĩ Bên cạnh đó, bảo tàng được thiết kế theo cấu trúc hình vuông độc đáo với màu đen chủ đạo cũng là hình ảnh khiến nhiều du khách liên tưởng tới ngọc trai đen - một sản vật quý giá tại Hạ Long Kiến trúc của bảo tàng Quảng Ninh là sự hòa hợp tinh tế giữa đơn giản và hiện đại, truyền thống nhưng rất mới mẻ Với 3 tầng trưng bày theo chủ đề, bảo tàng đem đến một cái nhìn đầy đủ nhất về thiên nhiên và con người nơi đây + Tầng 1: Không gian của biển cả và thiên nhiên: không gian trưng bày với chủ đề biển cả và thiên nhiên Tại đây sẽ được chiêm ngưỡng bộ xương cá voi và cá mập khổng lồ Trong đó nổi bật nhất là các màn hình đèn LED cung cấp cho du khách những kiến thức bổ ích về biển cả, lịch sử tiến hóa dưới đáy đại dương + Tầng 2: Khu trưng bày những di vật, hiện vật có giá trị lịch sử: Bước lên tầng 2, du khách sẽ lạc bước trong thế giới lịch sử với nhiều mô hình, hiện vật từ các giai đoạn: tiền sử - sơ sử - cận đại Những khu vực trưng bày này đều tái hiện rất độc đáo, sống động về 8 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 những thay đổi trong cuộc sống người dân Quảng Ninh qua từng giai đoạn Ngoài ra, tầng 2 cũng là nơi có thể tìm hiểu về các di tích lịch sử nổi tiếng ở Quảng Ninh như chùa Đồng Yên Tử, vịnh Hạ Long, + Tầng 3: Tái hiện toàn bộ lịch sử ngành khai thác than: Khai thác than là một trong những biểu tượng của người Quảng Ninh Vì lí do này, bảo tàng đã dành riêng khu vực tầng 3 để tái hiện lại chi tiết nhất hoạt động ngành công nghiệp này 1.2 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Các cơ sở hạ tầng du lịch nó là một tập hợp các cơ sở và các tổ chức tạo thành cơ sở vật chất và tổ chức để phát triển du lịch Nó bao gồm các dịch vụ cơ bản, hệ thống đường bộ, giao thông, lưu trú, ẩm thực, dịch vụ cho các hoạt động văn hóa và giải trí, mạng lưới cửa hàng, dịch vụ bảo vệ du lịch và khác Ngày 1: Hà Nội – Đền An Sinh – Chùa Trung Tiết – TemBuiding – Gala Từ Hà Nội, đoàn di chuyển trên đường qua quốc lộ số 1 đến Bắc Ninh rẽ sang đường quốc lộ số 18 Chí Linh, Sao Đỏ, Đông Triều.Đến trung tâm thị xã Đông Triều đi thẳng đường Trần Nhân Tông là đến đền An Sinh Phía đông bắc có đường giao thông thuận lợi đó là có quốc lộ 18 chạy dọc theo hướng đông – tây qua trung tâm thị xã nối liền Hà Nội – Quảng Ninh Đặc biệt vị trí của Đền An Sinh chỉ cách Hà Nội khoảng 99 km theo quốc lộ 18 Đoàn thăm quan Đền An Sinh Tiếp đó đoàn tiếp tục lên xe di chuyển đến thăm quan Chùa Trung Tiết cách đền An Sinh chừng 1,5km về phía Đông Bắc Tại đây đoàn vào thăm quan và tìm hiểu nơi đây Đoàn dừng chân và ăn trưa tại Khu du lịch Quảng Ninh Gate Đầu giờ chiều đoàn đi chuyển đến Hạ Long và nhận phòng tại khách sạn Newstar Hạ Long Newstar Hạ Long ở tọa lạc Cái Dăm, Hạ Long , Quảng Ninh Sau khi nhận phòng cả đoàn di chuyển ra Bãi Cháy tham ra vào TemBuidinh Tối: Đoàn ăn tối và tham gia vào đêm Gala Dinner Ngày 2: Khám phá Vịnh Hạ Long – Bảo Tàng Quảng Ninh - Hà Nội Ăn sáng và làm thủ tục trả phòng khách sạn Xe đưa đoàn ra bến tàu tham quan Vịnh Hạ Long Vịnh Hạ Long nằm ở phía tây của Vịnh Bắc Bộ Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 165 km về phía đông Trung tâm thành phố Hạ Long nằm sát biển ở phía bắc của vịnh Vịnh Hạ Long có tổng diện tích là 1553 km² Điểm du lịch vịnh Hạ Long – khu Di sản thiên nhiên thế giới có vị trí thuận lợi trong việc 9 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 thu hút thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế đến với du lịch vịnh Hạ Long Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hạ Long, du lịch đã được xây dựng là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực để thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế khác Tham quan Động Thiên Cung, hòn Chó Đá, hòn Đỉnh Hương, hòn Gà Chọi, hòn Yên Ngựa Đoàn thưởng thức bữa trưa tại nhà hàng Đoàn tiếp tục khởi hành đi Hạ Long Đoàn tham quan Bảo tàng Quảng Ninh Bảo tàng nằm trên đường bao biển Trần Quốc Nghiễn đẹp nhất Hạ Long, rất thuận tiện cho việc di chuyển tham quan Trong hành trình du lịch Hạ Long, có thể đến Bảo tàng bằng ô tô, xe máy, taxi Từ trung tâm thành phố Hạ Long, có thể đi theo cung đường quốc lộ 18 - đường Trần Hưng Đạo - đường Trần Quốc Nghiễn để tới Bảo tàng Quảng Ninh Xe đưa đoàn khởi hành về Hà Nội Trả đoàn tại điểm hẹn Đại học Nội Vụ Kết thúc chương trình tham quan 1.3 Cơ sở vật chất phục vụ du lịch Cơ sở vật chất trong du lịch có thể hiểu là phương tiện vật chất kĩ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của du khách trong các chuyến hành trình của họ - 1 xe ô tô 45 chỗ suốt tuyến đưa đón thăm quan theo lịch trình - Dịch vụ ăn uống: gồm các bữa ăn theo chương trình: + Ăn sáng 01 bữa tại khách sạn + Ăn chính (trưa, tối) 03 bữa tại nhà hàng tiêu chuẩn 150.000 vnd/suất/bữa - Vé thắng cảnh theo chương trình ( vào cửa 1 lần ) + Bảo tàng Quảng Ninh + Động Thiên Cung - Khách sạn tiêu chuẩn 3,5 sao + Tại Hạ Long: Khách Sạn Newstar Hạ Long hoặc khách sạn tương đương (ngủ 2 – 3 sinh viên/phòng) Thành phố Hạ Long hiện có trên 800 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có khoảng 70 khách sạn xếp hạng từ 2-5 sao Nhiều tập đoàn lớn đã đến Hạ Long đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn 5 sao đẳng cấp, như: Khách sạn Mường Thanh, Wyndham Legend 10 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CHUYÊN NGÀNH CHO BẢN THÂN 3.1 Định hướng phát triển nghề nghiệp Định hướng của sinh viên sau chuyến đi là có thể trở thành một hướng dẫn viên chuyên nghiệp hoặc là một nhà điều hành tour du lịch 3.2 Xác định kế hoạch và phương pháp học tập Kế hoạch học tập: + Học tập tại trường, tích lũy đủ tín chỉ để ra trường đúng kế hoạch + Kết hợp với học tập lý thuyết tại trường, sẽ xin thực tập tại các công ty du lịch hoặc các công ty có môi trường tương tự để phát triển bản thân để khi ra trường sẽ theo đúng nghề sinh viên đã chọn Phương pháp học tập: + Chuẩn bị bài vở đầy đủ trước khi đến lớp + Trau dồi kiến thức cần thiết cũng như các kĩ năng và phẩm chất cần có của người làm du lịch 3.3 Kiến nghị, đề xuất với Khoa và Nhà trường Chuyến đi đầu tiên của sinh viên vô cùng bổ ích, đã giúp sinh viên bước đầu chạm vào được ngành du lịch Em mong nhà trường sẽ tổ chức những chuyến đi bổ ích như này để em có cơ hội được học hỏi thêm 15 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 KẾT LUẬN Qua chuyến đi thực tế, sinh viên đã bước đầu định hướng và nắm bắt được công việc của mình trong tương lai và khám phá được những kinh nghiệm mới trong các chương trình du lịch Sinh viên có thể tận mắt tham quan các danh lam thắng cảnh trên các tuyến điểm tham quan Có thể đánh giá nhận xét về các khu du lịch, các địa điểm đã tham quan Giúp sinh viên nắm bắt được các tuyến điểm du lịch, tiềm năng du lịch của từng nơi Từ đó sinh viên có thể đưa ra những ý kiến nhận xét đánh giá về các điểm mạnh và điểm yếu trong du lịch của từng địa phương Đưa ra các định hướng và giải pháp để phát triển du lịch trong tương lai 16 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Quỳnh, Đầu tư hạ tầng lưu trú du lịch (15/6/2022), Cổng Thông tin điện tử Quảng Ninh [2] Lê Thu Hương, Giáo trình nhập môn du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam [3] Luật Du lịch 2017 [4] Lê Anh Cường, Luận văn “ Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch ở Thành phố Hạ Long” [5] UBND tỉnh Quảng Ninh, Đông Triều đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch 17 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 PHỤ LỤC PHỤC LỤC 1 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TÀI NGUYÊN DU LỊCH TRONG CHUYẾN ĐI THỰC TẾ 19 PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG, CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ DU LỊCH TRONG CHUYẾN ĐI THỰC TẾ…………25 18 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 PHỤ LỤC 1 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TRONG CHUYẾN ĐI THỰC TẾ Hình 1.1 Đền An Sinh 19 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 Hình 1.2 Chùa Trung Tiết 20 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com)

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN