1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thu hoạch học phần phát triển hệ thống logistics đề tài tìm hiểu thực trạng phát triển hệ thống logistics của công ty tnhh tiếp vận thăng long

47 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Thực Trạng Phát Triển Hệ Thống Logistics Của Công Ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long
Tác giả Trần Đình Bảo Quang, Phạm Thị Vân, Nguyễn Thị Thu Phương, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Dương Thị Huyền Trang, Nguyễn Anh Thư, Nguyễn Phương Thảo, Đỗ Thanh Hằng, Nguyễn Thị Hiền Giang, Đinh Thị Thúy Nga, Đỗ Thị Phương Thảo
Người hướng dẫn Nguyễn Phương Lan
Trường học Trường Đại Học Thủy Lợi
Chuyên ngành Kinh Tế Và Quản Lý
Thể loại báo cáo thu hoạch
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 4,62 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (6)
  • 2. Mục tiêu của đề tài (7)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (7)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (8)
  • 5. Kết cấu báo cáo (8)
    • 1.1 Khái niệm về phát triển hệ thống trong logistics (8)
    • 1.2 Vai trò của phát triển hệ thống trong logistics (9)
    • 1.3 Ý nghĩa của phát triển hệ thống trong logistics (10)
  • II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS CỦA CÔNG TY (11)
    • 2.1. Tổng quan về công ty (11)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty (11)
      • 2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty (13)
    • 2.2. Đánh giá thực trạng phát triển hệ thống logistics của Công ty (14)
      • 2.2.1. Khái quát quy trình cung cấp dịch vụ, các dạng hợp đồng, gói dịch vụ (14)
      • 2.2.2. Khái quát về hạ tầng kho bãi, phương tiện (mức độ đầu tư, quy mô) (0)
      • 2.2.3. Đánh giá tổng quan về chất lượng nguồn nhân lực của công ty TNHH Thăng Long (23)
      • 2.2.4. Đánh giá mức độ đầu tư công nghệ, phần mềm, hệ thống thông tin (30)
      • 2.2.5. Chính sách phát triển thị trường của công ty, các cách thức kết nối và tìm kiếm khách hàng của doanh nghiệp (32)
  • III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG LOGISTICS CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN THĂNG LONG (36)
    • 3.1. Nâng cao chất lượng đào tạo của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long (36)
    • 3.2. Doanh nghiệp phát triển hệ thống logistics theo hướng logistics xanh (37)
      • 3.2.1. Khái niệm logistics xanh (37)
      • 3.2.2. Tại sao công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long cần phát triển theo hướng logistics xanh? (37)
      • 3.2.3. Vai trò của logistics xanh (37)
      • 3.2.4. Ứng dụng Logistics xanh vào Công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long (39)
      • 3.2.5. Thách thức khi doanh nghiệp ứng dụng Logisticis xanh (40)
    • 3.3. Doanh nghiệp phát triển theo hướng logistics tuần hoàn (41)
      • 3.3.1. Khái niệm logistic tuần hoàn (41)
      • 3.3.2. Lợi ích khi ứng dụng logistics tuần hoàn vào hoạt động vận tải và quản lý kho của công ty TNHH tiếp vận Thăng Long (42)
      • 3.3.3. Thách thức của công ty TNHH tiếp vận Thăng Long khi ứng dụng logistics tuần hoàn (42)
      • 3.3.4. Áp dụng logistics tuần hoàn như thế nào trong doanh nghiệp (43)
    • 3.4. Doanh nghiệp Tiếp vận Thăng Long nên ứng dụng công nghệ blockchain vào hoạt động của mình (43)
      • 3.4.1. Khái quát về công nghệ Blockchain (43)
      • 3.4.2. Vai trò của Blockchain trong hoạt động Logistics tại doanh nghiệp (44)
  • KẾT LUẬN (45)

Nội dung

Công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long là công ty hoạt động trong lĩnh vực cungcấp dịch vụ logistics tại Việt Nam và các nước trên thế giới và sau gần 15 hoạt độngcông ty đã thu được những thà

Tính cấp thiết của đề tài

Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại nó được xem như là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất lưu thông và phân phối hàng hóa Logistics hỗ trợ sự di chuyển và dòng chảy của nhiều hoạt động quản lý hiệu quả, là hoạt động quan trọng tạo sự dễ dàng trong việc bán hầu hết các loại hàng và dịch vụ

Hiện nay, ngành logistics ở Việt Nam đang phát triển đáng kể, với quy mô 20-22 tỷ USD/năm, chiếm 20,9% GDP của cả nước, những năm gần đây, ngành dịch vụ logistics đang đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế ở Việt Nam Tuy còn nhiều tồn đọng nhưng đã dần đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần không nhỏ trong phát triển Kinh tế – Xã hô ji nói chung Công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long là công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam và các nước trên thế giới và sau gần 15 hoạt động công ty đã thu được những thành quả nhất định, có được một thị trường dành riêng cho mình, được nhiều khách hàng biết đến và tín nhiệm

Một trong những vấn đề nan giản trong thực trạng ngành logistics ở Việt Nam là cơ sở hạ tầng còn yếu kém Cơ sở vật chất chưa được trang bị những công cụ, phương tiện tốt nhất để vận chuyển hàng hóa Hàng hóa vẫn thường bị ùn tắc rất nhiều và vẫn chưa có cách để xử lý ổn thỏa và triệt để nhất Tuy nhiên, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho sự phát triển của ngành logistics Trong những năm gần đây, Việt Nam tập trung đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường biển, cùng hệ thống kho bãi, trung tâm thương mại…liên tục được mở rộng Kèm theo đó là sự phát triển của dịch vụ đi kèm, thủ tục xuất nhập khẩu được đơn giản hóa để cải thiện chất lượng dịch vụ Về phía nhà nước đang tích cực triển khai các chính sách mở cửa để khuyến khích đầu tư từ nước ngoài Đây vừa là cơ hội để mở rộng hợp tác để phát triển ngành logistics, nhưng cũng là thách thức không hề nhỏ với doanh nghiệp trong nước

Với những kiến thức, kĩ năng được học, thời gian được đi tham quan cùng với sự góp ý của cô thì với đề tài: “Tìm hiểu thực trạng phát triển hệ thống logistics của Công tyTNHH Tiếp vận Thăng Long” là cơ hội để nhóm em tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của công ty và cũng mong muốn đóng góp những phần nào hiểu biết của chúng em để đề xuất một số giải pháp để nâng cao hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty.

Mục tiêu của đề tài

- Mục tiêu chung: Làm rõ những cơ sở khoa học về mặt lý luận và thực tiễn về thực trạng phát triển hệ thống logistics của Công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long

- Mục tiêu cụ thể: Thiết lập hệ thống cơ sở lý luận, khảo sát và đánh giá tình hình thực trạng phát triển hệ thống của logistics của Công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long, cuối cùng là đưa ra những giải pháp có tính khả thi cao.

Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp khảo cứu tư liệu (trang web, youtube, …)

- Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp

- Sử dụng phương pháp điền dã

Kết cấu báo cáo

Khái niệm về phát triển hệ thống trong logistics

- Theo Đại học Thammasat: Hệ thống logistics trong nền kinh tế quốc dân hay hệ thống logistics quốc gia là tổng thể khung thể chế pháp lý, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics và hệ thống cơ sở hạ tầng.

- Theo Viện NC Kinh tế vận tải và logistics Bremen: hệ thống logistics bao gồm cấu trúc cơ bản (cơ sở hạ tầng), thiết chế công (khung pháp lý), các dịch vụ logistics (DN cung ứng dịch vụ logistics), kiến thức logistics (liên quan đến các vấn đề về nguồn

- Đề tài KX01.29 (2020): hệ thống logistics bao gồm Thể chế pháp luật logistics;

Cơ sở hạ tầng logistics gồm hạ tầng giao thông, kho bãi, cảng, hệ thống thông tin;

DN dịch vụ logistics cung ứng DV trên thị trường (phía cung); DN sử dụng DV là thể hiện nhu cầu thị trường về dịch vụ logistics; Nguồn nhân lực logistics chứa đựng các kiến thức, đào tạo kiến thức logistics.

Vai trò của phát triển hệ thống trong logistics

Với các doanh nghiệp trong kinh tế quốc dân

- Giúp ổn định và giảm chi phí trong cung ứng đầu vào của DN sản xuất: Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm yếu tố đúng thời gian, đúng địa điểm (just in time), nhờ đó đảm bảo cho quá trình SXKD diễn ra theo nhịp độ đã định, góp phần nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Giúp tiết kiệm và giảm chi phí trong quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa của DN

- Giúp nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản hỗ trợ ra QĐ của DN, nâng cao hiệu quả, tăng năng suất, phân phối cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Với nền kinh tế quốc dân

- Góp phần tạo môi trường vĩ mô thuận lợi để mở rộng thị trường trong trong nước, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng.

- Giúp ổn định và giảm chi phí trong cung ứng đầu vào

- Giúp tiết kiệm và giảm chi phí trong quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa của nền kinh tế

Với nền kinh tế hội nhập quốc tế

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế:

- Góp phần đưa các nước trở thành mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu, gắn nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới Logistics liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (Global Value Chain - liên kết vàGVC) gồm cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối mở rộng thị trường giảm chi

- Góp phần hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ phí và thời gian trong kinh doanh quốc tế

- Góp phần giảm rủi ro, đảm bảo an toàn trong giao thương quốc tế: chuyên nhiệp, nắm vứng luật pháp và thông lệ

- Tăng cường quan hệ quốc tế, giảm bớt căng thắng và đối đầu

Ý nghĩa của phát triển hệ thống trong logistics

- Định mức kinh tế kỹ thuật có ý nghĩa là để nâng cao hiệu quả và tiết kiệm nguyên vật liệu, lao động và nhân công, đồng thời phản ánh được trình độ công nghệ và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.

- Định mức kinh tế là mức chi phí hao hụt của nguyên vật liệu, lao động và nhân công để làm ra một sản phẩm hoặc một khối lượng công việc nhất định theo quy trình kỹ thuật

- Định mức kinh tế được dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất, thi công, lập dự toán trong hoạt động xây dựng.

- Định mức kinh tế còn có thể áp dụng cho các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công như: báo chí, chuẩn đo lường quốc gia, kiểm định, thử nghiệm,

- Định mức kinh tế giúp đảm bảo được số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tiết kiệm nguồn lực và nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Định mức kinh tế còn có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích kinh tế vĩ mô, vì nó cho biết mức độ hiệu quả của nguồn lực được sử dụng trong sản xuất và dịch vụ.

- Định mức kinh tế cũng giúp xác định mức giá cảnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường, cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng của các chính sách kinh tế đối với chi phí và lợi nhuận của các doanh nghiệp.

- Định mức kinh tế còn là cơ sở để lập kế hoạch, quản lý và kiểm soát các hoạt động kinh tế, cũng như để thực hiện các biện pháp cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ

- Định mức kinh tế là một công cụ hữu ích để phân tích kinh tế vĩ mô từ góc độ cung cầu, chi phí lợi nhuận, giá trị gia tăng và năng suất lao động.

- Ngoài ra, định mức kinh tế còn có thể được sử dụng để so sánh và đánh giá hiệu quả kinh tế của các quốc gia, vùng lãnh thổ và ngành kinh tế.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS CỦA CÔNG TY

Tổng quan về công ty

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty

Công ty TNHH tiếp vận Thăng long (Tên giao dịch Dragon Logistics Co., Ltd) Được thành lập ngày 19 tháng 10 năm 1996 với tổng vốn đầu tư là 9.290.000 USD (trong đó vốn pháp định là 4.000.000 USD), là công ty liên doanh giữa các bên Nhật Bản (tập đoàn Sumitomo Corporation, tập đoàn Suzuyo & Co., Ltd) và Việt Nam (Công ty TNHH Một Thành Viên Hanel, Công Ty Cổ Phần VINAFCO).

Xe tải của Công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long

Công ty có đội xe với trên 200 xe tải, xe hạng nặng, xe chuyên dùng và các thiết bị xếp dỡ hiện đại Đội ngũ nhân viên trên 500 người với trên 200 nhân viên có trình độ từ cao đẳng trở lên Công ty đã đi vào sử dụng Trung tâm Tiếp vận Thăng Long tại Hà Nội với tổng diện tích 50.000 m2, trong đó có kho hàng hiện đại rộng 15.000m2, Kho ngoại quan rộng 5.040 m2 và bãi Container rộng 15.000 m2 Công ty cũng đã đi vào sử dụng Trung tâm tiếp vận Thăng Long tại Đồng Nai với tổng diện tích trên 20.000m2 trong tháng 7 năm 2007 Văn phòng Chi cục Hải quan khu công nghiệp Bắc Thăng long được thành lập trong khu vực Trung tâm tiếp vận Thăng Long, trong đó có địa điểm làm thủ tục Hải quan ngoài cửa khẩu với diện tích trên 2.000m2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông quan hàng hoá ra vào khu công nghiệp.

Trải qua 27 năm hình thành và phát triển, Công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long đã trở thành một trong những công ty logistics hàng đầu tại Việt Nam Công ty đã cung cấp dịch vụ logistics cho hàng nghìn khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm sản xuất, thương mại, dịch vụ,

Năm 1999: Công ty trở thành thành viên của VIFFAS

Năm 2001: Công ty đạt được chứng chỉ quản lý chất lượng ISO 9001:2000 Năm 2003: Công ty mở rộng hoạt động sang lĩnh vực kho vận

Năm 2005: Công ty đầu tư xây dựng Trung tâm Tiếp Vận Thăng Long tại Khu công nghiệp Thăng Long

Năm 2007: Công ty mở rộng hoạt động sang lĩnh vực vận tải quốc tế

Năm 2010: Công ty đạt được chứng chỉ ISO 9001:2008

Năm 2015: Công ty mở rộng hoạt động sang lĩnh vực dịch vụ khách hàng Năm 2020: Công ty đạt được chứng chỉ ISO 9001:2015

Tính đến tháng 12 năm 2023, Công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long (Draco Logistics Co., Ltd) có các chi nhánh và văn phòng đại diện tại các tỉnh thành sau:

Miền Bắc: o Trụ sở chính: Lô E4A, Khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh,

Hà Nội. o Văn phòng Hà Nội: 33C Cát Linh, Quận Đống Đa, Hà Nội. o Chi nhánh Hải Phòng: 5 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hải Phòng.

Miền Trung: o Văn phòng đại diện Đà Nẵng: khu công nghiệp Khánh Hoà, quân Liên Chiểu, T.P Đà Nẵng.

Miền Nam: o Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: 1A Công trường Mê Linh, Quận 1,

TP Hồ Chí Minh. o Chi nhánh Đồng Nai: Số 10, đường số 1, KCN Biên Hòa 2, Đồng Nai. o Chi nhánh Bình Dương: Số 13, đường số 1, KCN Việt Nam - Singapore III, Bình Dương.

Những thành tựu nổi bật của công ty:

Năm 2016, công ty được Bộ Công Thương trao tặng danh hiệu "Doanh nghiệp xuất sắc".

Năm 2017, công ty được Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) trao tặng danh hiệu "Doanh nghiệp logistics tiêu biểu".

Năm 2018, công ty được Tổng cục Hải quan Việt Nam trao tặng danh hiệu "Đối tác chiến lược".

Năm 2019, công ty được Hiệp hội Doanh nghiệp Xuất khẩu Việt Nam (VIETEXPO) trao tặng danh hiệu "Thương hiệu xuất khẩu uy tín".

2.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty

Công ty TNHH tiếp vận Thăng long chuyên cung cấp các dịch vụ giao nhận vận chuyển tại Việt Nam và các nước trên thế giới với các lĩnh vực hoạt động chính như: Điều hành trung tâm tiếp vận/ kho ngoại quan. Điều hành kho, bãi Công-te-nơ bao gồm cả việc xếp dỡ.

Làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu bao gồm cả chuẩn bị hồ sơ.

Dịch vụ vận tải nội địa bao gồm: vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường biển và đường không.

Dịch vụ vận chuyển hàng Công-te-nơ và hàng siêu trường, siêu trọng bằng thiết bị chuyên dụng, dịch vụ xếp dỡ hàng hoá.

Dịch vụ chuyển nhà, chuyển văn phòng.

Dịch vụ giao nhận vận chuyển quốc tế bằng đường biển, đường không, đường sắt, đường bộ (kho tới kho), bao gồm hoạt động đại lý giao nhận.

Vận chuyển, lắp đặt máy móc, thiết bị.

Dịch vụ tập hợp các lô hàng nhỏ để gửi đi

Dịch vụ tư vấn xuất nhập khẩu, thủ tục đầu tư nước ngoài.

Đánh giá thực trạng phát triển hệ thống logistics của Công ty

2.2.1 Khái quát quy trình cung cấp dịch vụ, các dạng hợp đồng, gói dịch vụ

2.2.1.1 Quy trình cung cấp dịch vụ

Quy trình cung cấp dịch vụ của Công ty Tiếp vận Thăng Long bao gồm các bước sau: 2.2.1.1.1 Tiếp nhận yêu cầu:

Khách hàng có thể gửi yêu cầu sử dụng dịch vụ của Công ty Tiếp vận Thăng Long qua các kênh như điện thoại, email, website, Khi tiếp nhận yêu cầu, nhân viên của Công ty Tiếp vận Thăng Long sẽ xác nhận các thông tin cơ bản về yêu cầu của khách hàng, chi tiết hàng hoá bao gồm:

Kích thước, trọng lượng hàng hóa Địa điểm gửi, nhận hàng

Sau đó khi nhận hàng hoá thì nhập lên hệ thống quản lý của công ty Phần mềm sẽ quản lý số lượng hàng hoá nhập, hàng hoá xuất và tồn kho giúp quy trình quản lí nhanh chóng và tối ưu Hàng hoá được nhập vào sẽ được xuất ra bộ chứng từ nhập để nhân viên kiểm hàng, lập kế hoạch chi tiết để nhận viên kiểm hàng có thể nắm được số lượng (bao nhiêu container, bao nhiêu pallet)

2.2.1.1.2 Tư vấn và báo giá:

Trên cơ sở các thông tin mà khách hàng cung cấp, nhân viên của Công ty Tiếp vậnThăng Long sẽ tư vấn cho khách hàng về các dịch vụ phù hợp và báo giá chi tiết Báo giá sẽ bao gồm các chi phí như:

Sau khi thống nhất các điều khoản, hai bên sẽ ký kết hợp đồng Hợp đồng sẽ quy định rõ các quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên, đồng thời hợp đồng cũng phải tuân thủ quy định của Pháp luật và các điều ước quốc tế.

Một số điều khoản cơ bản của hợp đồng cung ứng dịch vụ Logistics là:

• Phí dịch vụ và phương thức thanh toán

• Thời gian và địa điểm thực hiện dịch

• Giới hạn trách nhiệm và các trưởng hợp miễn trách nhiệm

• Quyền và nghĩa vụ của bên cung cấp dịch vụ

• Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ

- Giao nhận hàng hóa: Hàng sẽ được công ty vận chuyển theo hai dạng là hàng lẻ hoặc container, hàng sẽ được chuyển xuống kho, tại kho khi nhận đủ hàng từ phía khách hàng, công ty sẽ đóng hàng vào container, và vận chuyển hàng đúng như khách hàng đã xác định Nếu là hàng hoá nhập khẩu thì cần làm đầy đủ thủ tục hải quan thì mới được đưa hàng vào kho hoặc xuất hàng khỏi kho.

- Chứng từ: Sau khi giao hàng, khách hàng có nghĩa vụ cung cấp các chứng từ có liên quan đến hàng hồa cho nhân viên trực tiếp quản lý lô hàng nay của công ty Sau đó, nhân viên làm chứng từ sẽ nhập hệ thống và làm hóa đơn hoặc vận đơn đã nhận hàng để gửi cho khách hàng và chờ xác nhận và xuất xuống kho.

- Nhập hàng hoá sau khi hàng về: Nhân viên phải kiểm tra các thông tin bên ngoài xem có khớp với chứng từ hay không, chụp lại ảnh làm bằng chứng trước khi mở ra và sau khi kiểm hàng, sau đó mới cho xe nâng tiến hàng dỡ hàng Tiếp đó kiểm tra từng kiện để đảm bảo hàng hoá không bị hỏng hóc, hư hại rồi mới được đưa vào kho lưu hàng.

Hàng hoá kiểm xong được nhập vào dữ liệu rồi thông báo với khách hàng tình hình hàng hoá.

- Lưu kho: Bố trí hàng hoá sắp xếp theo yêu cầu của khách hàng, phân ra các vùng ứng với từng khách hàng để dễ dàng quản lý và tối ưu không gian Đồng thời vị trí xếp hàng hoá phải đảm bảo quy định phòng cháy chữa cháy và quy tắc 2 kín 1 hở (phải có lối để đi vào kiểm kê hàng hoá) Trong quá trình lưu kho, hàng hoá xảy ra bất kì sự cố gì, phải thông báo tới khách hàng để nắm được tình hình và tìm ra hướng giải quyết.

- Cách đóng gói: Phải tuân theo các yêu cầu của khách hàng và theo kích thước của hàng hoá.

- Xuất hàng: Dữ liệu sẽ nhận chứng từ xuất hoặc yêu cầu xuất từ khách hàng, nhập dữ liệu trong hệ thống phần mềm Counter để trừ đi khối lượng hàng sẽ xuất, đồng thời chuẩn bị 1 bộ phiếu xuất kho và bộ giấy tờ cho nhân viên kiểm kê hàng hoá

=> Công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long sẽ thực hiện các dịch vụ theo đúng hợp đồng đã ký Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có phát sinh gì, hai bên sẽ kịp thời trao đổi và thống nhất giải quyết.

(Ảnh kho tại công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long)2.2.1.1.5 Nhận hàng và thanh toán:

Sau khi hoàn thành dịch vụ, xác nhận hàng hoá được vận chuyển an toàn đến đúng nơi, đúng hẹn, đúng hàng hoá, Công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long sẽ giao hàng cho khách hàng và nhận thanh toán.

Công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long cung cấp các dạng hợp đồng sau:

- Hợp đồng vận tải: Hợp đồng này quy định các điều khoản về việc vận chuyển hàng hóa từ nơi gửi đến nơi nhận Hợp đồng vận tải bao gồm các nội dung như:

Thời gian vận chuyển Điều kiện giao hàng

- Hợp đồng kho bãi: Hợp đồng này quy định các điều khoản về việc lưu trữ hàng hóa tại kho bãi của Công ty Tiếp vận Thăng Long Hợp đồng kho bãi bao gồm các nội dung như:

Thời gian lưu kho Điều kiện lưu kho

- Hợp đồng dịch vụ khác: Công ty Tiếp vận Thăng Long cung cấp các dịch vụ khác như đóng gói, giao nhận, Các dịch vụ này sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng. 2.2.1.3 Các gói dịch vụ

Công ty Tiếp vận Thăng Long cung cấp các gói dịch vụ sau:

- Gói dịch vụ trọn gói: Gói dịch vụ này bao gồm tất cả các dịch vụ liên quan đến việc vận chuyển, lưu trữ và giao nhận hàng hóa Gói dịch vụ trọn gói phù hợp với các khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn và thường xuyên.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG LOGISTICS CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN THĂNG LONG

Nâng cao chất lượng đào tạo của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long

Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu để đảm bảo hiệu quả hoạt động Logistics của doanh nghiệp Để nâng cao nhận thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng nguồn nhân lực của lãnh đạo và cán bộ, nhân viên, Công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long cần thực hiện các hoạt động sau:

Tuyển dụng nhân viên có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tiếp vận, logistics:

- Tạo điều kiện học tập , công tác Công ty có thể tạo điều kiện học tập cho nhân viên: bằng cách cung cấp các khoá đào tạo, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và các chương trình hỗ trợ khác để nâng cao kỹ năng và năng lực của họ trong việc quản lý và vận hành hệ thống logistics Xác định các kỹ năng cần thiết cho từng vị trí và đưa ra các khóa đào tạo phù hợp.

- Cải thiện chế độ đãi ngộ : Công ty cần đưa ra các chính sách phúc lợi hấp dẫn phù hợp với từng bộ phận, chế độ đãi ngộ để thu hút và giữ chân nhân viên tài năng,đưa ra các cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp như đào tạo, chương trình thực tập, chuyển vị trí hoặc tham gia các dự án mới

- Tạo môi trường làm việc tích cực, thoải mái, thân thiện để tạo động lực cho nhân viên: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, team building, các chương trình thưởng cho nhân viên để tăng cường tinh thần đoàn kết và sự hài lòng của nhân viên.

- Tuyển dụng nhân viên có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tiếp vận, logistics: Tổ chức phỏng vấn và kiểm tra kỹ năng của ứng viên để đảm bảo chất lượng nhân sự.

Doanh nghiệp phát triển hệ thống logistics theo hướng logistics xanh

Theo ban Biên tập Báo cáo Logistics Việt Nam 2022 đưa ra quan điểm về logistics xanh như sau: Logistics xanh (Logistics bền vững) là hoạt động logistics hướng tới các mục tiêu bền vững, thân thiện và bảo vệ môi trường, giảm tối đa tác động tiêu cực đến môi trường.

Logistics xanh nhấn mạnh vào những nỗ lực và biện pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động logistics, từ đó đạt tới sự cân bằng bền vững giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường (Sbihi & Eglese, 2010)

3.2.2 Tại sao công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long cần phát triển theo hướng logistics xanh?

- Phát triển theo hướng bền vững: Tiếp vận Thăng Long là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải, kho bãi Để phát triển bền vững, doanh nghiệp cần hướng tới phát triển theo hướng logistics xanh.

- Nhu cầu của khách hàng: Ngày càng có nhiều khách hàng quan tâm đến các giải pháp logistics thân thiện với môi trường Do đó, việc phát triển theo hướng logistics xanh sẽ giúp Draco đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.

- Yêu cầu của Chính phủ: Chính phủ Việt Nam đang có nhiều chính sách khuyến khích phát triển logistics xanh Việc phát triển theo hướng logistics xanh sẽ giúp Draco hưởng lợi từ các chính sách này.

- Lợi ích kinh tế: Logistics xanh giúp giảm thiểu chi phí vận tải, bảo dưỡng, sửa chữa, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

- Lợi ích xã hội: Logistics xanh giúp bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.

3.2.3 Vai trò của logistics xanh

3.2.3.1 Đối với môi trường, kinh tế, xã hội:

Hình ảnh 3.1: Khung phát triển logistics xanh Theo khung phát triển logistics xanh trong Hình 3.1, logistics xanh chi phối đồng thời cả ba mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường Ba mục tiêu này không loại trừ mà ngược lại còn củng cố lẫn nhau Mọi nỗ lực của logistics xanh đều tập trung đóng góp và đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

3.2.3.2 Đối với doanh nghiệp Tiếp Vận Thăng Long:

- Tránh sự lãng phí : Ứng dụng Logistic xanh vào thiết kế kho bãi cho doanh nghiệp Tối ưu hóa chiến lược bố trí kho và hàng tồn kho để giảm chi phí Logistics (trường hợp thiếu nơi lưu trữ hoặc có nơi lãng phí diện tích)

Sử dụng năng lượng hiệu quả, khai thác năng lượng sạch (ngoài nguồn năng lượng hóa thạch, dầu mỏ)

Thiết kế một kho bền vững, sử dụng được trong lâu dài, để tránh sự lãng phí nguyên vật liệu, đập đi xây lại hoặc kho xuống cấp nhanh chóng.

- Giảm thiểu rác thải công nghiệp : Trong doanh nghiệp, bao bì được sử dụng nhiều nhất là màng plastic bọc hàng hóa được sử dụng trong các kho khô Với Logistic xanh, doanh nghiệp được khuyến khích sử dụng các bao bì làm từ vật liệu tái chế hoặc dễ phân hủy trong môi trường tự nhiên; hoặc sử dụng các thùng pallet (gỗ, nhựa, ) để đặt sản phẩm thay vì sử dụng bao bì chiếm diện tích kho và ảnh hưởng đến mức độ hóa xanh của ngành Logistic.

- Giảm chi phí : Ứng dụng Logistics xanh sử dụng phương tiện vận tải tiết kiệm nhiên liệu, ưu tiên sử dụng nhiên liệu sạch Lập kế hoạch mạng lưới vận chuyển hàng hóa, bố trí trung tâm phân phối và lựa chọn tuyến đường giao thông hợp lý sao cho xe đầy hàng ở hai chiều vận chuyển, vận chuyển đối lưu sẽ giúp giảm chi phí.

3.2.4 Ứng dụng Logistics xanh vào Công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long

3.2.4.1 Xanh hóa hoạt động vận tải của doanh nghiệp

- Vận tải là hoạt động logistics có ảnh hưởng lớn đến môi trường Tại doanh nghiệp Draco, phương tiện vận tải chủ yếu là các phương tiện vận tải đường bộ, là phương tiện vận tải sử dụng nhiều nhiên liệu và thải ra môi trường khí thải độc hại và có ảnh hưởng nhiều nhất tới môi trường được thể hiện ở lượng khí thải làm ô nhiễm môi trường, tiếng ồn và ùn tắc giao thông

- Do đó, doanh nghiệp cần bắt đầu quy hoạch dần các loại phương tiện sử dụng động cơ đốt trong sang các loại phương tiện sử dụng năng lượng điện hoặc hybrid đối với quá trình vận chuyển hàng khối lượng vừa phải hoặc quãng đường ngắn như xe tải điện

- Trong vận tải còn có thể sử dụng nhiên liệu sinh học và các loại nhiên liệu bền vững như các loại cồn sản xuất bằng công nghệ sinh học để sản xuất ra Gasohol (Methanol, Ethanol, Buthanol, nhiên liệu tổng hợp Fischer Tropsch); các loại dầu sinh học để sản xuất diesel sinh học (dầu thực vật, dầu thực vật phế thải, mỡ động vật) thay cho các loại nhiên liệu như: xăng, dầu thô.

- Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên xem xét kĩ tuyến đường để lựa chọn phương tiện vận tải phù hợp như chuyển đổi từ vận chuyển đường bộ sang đường thủy hoặc đường sắt để tiết kiệm chi phí cũng như lượng khí thải

3.2.4.2 Xanh hóa hoạt động kho bãi

- Kho bãi với các tính năng thân thiện môi trường như sử dụng đèn LED, điều chỉnh nhiệt độ kho phù hợp, sử dụng năng lượng mặt trời, ánh sáng tự nhiên, diện tích phù hợp, tường và sàn dày hoặc cho phép tái chế tại chỗ sẽ tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu tiếng ồn và khí thải tới môi trường

Doanh nghiệp phát triển theo hướng logistics tuần hoàn

3.3.1 Khái niệm logistic tuần hoàn

- Logistics tuần hoàn (còn được gọi là logistics đóng vòng hoặc logistics ngược) là một phương pháp quản lý chuỗi cung ứng trong đó các sản phẩm được tái sử dụng hoặc tái chế để giảm thiểu lượng chất thải và tối ưu hóa tài nguyên

- Logistics tuần hoàn bao gồm việc thu thập, xử lý và phân phối các sản phẩm đã qua sử dụng để chúng(Hình 3.3: Logistics tuần hoàn) có thể được sử dụng lại hoặc tái chế Điều này giúp giảm thiểu tác động của sản xuất và tiêu thụ đến môi trường và tài nguyên, đồng thời tạo ra giá trị kinh tế cho các doanh nghiệp.

3.3.2 Lợi ích khi ứng dụng logistics tuần hoàn vào hoạt động vận tải và quản lý kho của công ty TNHH tiếp vận Thăng Long

Việc ứng dụng logistics tuần hoàn vào hoạt động vận tải và quản lý kho, bãi mang lại nhiều lợi ích cho công ty, bao gồm:

- Tối ưu hóa quá trình vận chuyển: Hệ thống logistics tuần hoàn có thể giúp công ty tối ưu hóa quá trình vận chuyển bằng cách đảm bảo rằng các đơn hàng được giao hàng đúng thời gian và địa điểm, giảm thiểu thời gian chờ đợi và tăng hiệu quả vận chuyển.

- Quản lý kho bãi hiệu quả: Hệ thống logistics tuần hoàn có thể giúp công ty quản lý kho bãi hiệu quả bằng cách tối ưu hóa quá trình nhập kho, xuất kho và lưu trữ hàng hóa Điều này có thể giúp giảm thiểu thời gian và chi phí lưu trữ, tăng hiệu quả quản lý kho bãi và giảm thiểu lỗi trong quá trình quản lý kho.

- Tăng tính linh hoạt: Hệ thống logistics tuần hoàn có thể giúp công ty tăng tính linh hoạt trong quá trình vận chuyển và quản lý kho bãi Điều này có thể giúp công ty đáp ứng nhanh chóng với các yêu cầu của khách hàng và giảm thiểu thời gian chờ đợi.

- Tăng tính đáng tin cậy: Hệ thống logistics tuần hoàn có thể giúp công ty tăng tính đáng tin cậy trong quá trình vận chuyển và quản lý kho bãi Điều này có thể giúp công ty tạo được niềm tin và sự hài lòng của khách hàng, tăng doanh số và tăng lợi nhuận

- Tiết kiệm chi phí: Logistics tuần hoàn giúp giảm thiểu chi phí vận chuyển, lưu kho và xử lý hàng hóa.

- Bảo vệ môi trường: Logistics tuần hoàn giúp giảm thiểu lượng chất thải và khí thải gây ô nhiễm môi trường.

- Cải thiện hình ảnh công ty: Sử dụng logistics tuần hoàn có thể giúp cải thiện hình ảnh công ty trong mắt khách hàng và cộng đồng, đồng thời giúp tăng giá trị thương hiệu của công ty.

3.3.3 Thách thức của công ty TNHH tiếp vận Thăng Long khi ứng dụng logistics tuần hoàn

Có nhiều thách thức mà công ty phải đối mặt khi áp dụng logistics tuần hoàn vào hoạt động kinh doanh, bao gồm:

- Chi phí đầu tư ban đầu: Để thực hiện logistics tuần hoàn, công ty cần đầu tư vào các thiết bị và công nghệ mới, cũng như đào tạo nhân viên để thực hiện quy trình mới Điều này có thể tạo ra chi phí đầu tư ban đầu lớn.

- Thay đổi quy trình hoạt động: công ty sẽ phải thay đổi quy trình hoạt động để phù hợp với hệ thống logistics tuần hoàn Điều này gây khó khăn cho nhân viên và tốn kém thời gian.

- Khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác: Để triển khai hệ thống logistics tuần hoàn, doanh nghiệp cần phải tìm kiếm đối tác có cùng mục tiêu và tầm nhìn về bảo vệ môi trường Tuy nhiên, việc tìm kiếm đối tác phù hợp có thể gặp nhiều khó khăn.

- Thay đổi tư duy và văn hóa công ty: Logistics tuần hoàn yêu cầu thay đổi tư duy và văn hóa công ty để đảm bảo rằng mọi người trong công ty đều hiểu và thực hiện quy trình mới Điều này có thể gây khó khăn nếu công ty chưa có sự chuẩn bị và hỗ trợ đầy đủ cho nhân viên.

3.3.4 Áp dụng logistics tuần hoàn như thế nào trong doanh nghiệp Để áp dụng logistics tuần hoàn trong doanh nghiệp, có thể thực hiện các bước sau:

- Đánh giá tình trạng hiện tại: Đánh giá tình trạng hiện tại của doanh nghiệp về việc sử dụng và xử lý sản phẩm, đồng thời xác định các vấn đề và thách thức mà doanh nghiệp đang gặp phải.

- Thiết lập mục tiêu và kế hoạch: Thiết lập mục tiêu và kế hoạch để triển khai hệ thống logistics tuần hoàn.

- Đào tạo nhân viên: Đào tạo nhân viên về các quy trình và kỹ năng cần thiết để triển khai hệ thống logistics tuần hoàn.

- Tìm kiếm đối tác: Tìm kiếm đối tác có cùng mục tiêu và tầm nhìn về bảo vệ môi trường để hợp tác triển khai hệ thống logistics tuần hoàn.

- Đo lường hiệu quả: Đo lường hiệu quả của hệ thống logistics tuần hoàn bằng cách đánh giá tác động đến môi trường và xã hội, đồng thời đo lường hiệu quả kinh tế của hệ thống.

- Liên tục cải tiến: Liên tục cải tiến hệ thống logistics tuần hoàn để đạt được hiệu quả tốt nhất và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Doanh nghiệp Tiếp vận Thăng Long nên ứng dụng công nghệ blockchain vào hoạt động của mình

3.4.1 Khái quát về công nghệ Blockchain

- Công nghệ blockchain hay còn gọi là chuỗi khối là một cơ sở dữ liệu phân cấp.Đóng vai trò lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa Đây là một công nghệ truyền tải dữ liệu an toàn, được mở rộng theo thời gian Blockchain được thiết kế để chống lại viêc thay đổi của dữ liệu Sở hữu tính năng đặc biệt trong việc truyền tải dữ liệu Không cần đòi hỏi trung gian để xác nhận thông tin Hệ thống này tồn tại rất nhiều nút, có khả năng độc lập xác thực thông tin.

- Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi Chúng chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút hệ thống Một khi gặp sự cố nếu một phần của hệ thống Blockchain có bị sụp đổ Thì những máy tính và nút khác vẫn sẽ tiếp tục hoạt động, để bảo vệ thông tin tuyệt đối.

3.4.2 Vai trò của Blockchain trong hoạt động Logistics tại doanh nghiệp:

- Đối với nghiệp vụ hải quan: ứng dụng Blockchain chính là một trợ thủ đắc lực đối với hoạt động hải quan nhờ khả năng truy xuất nguồn gốc và chất lượng cũng như các thông tin liên quan về hàng hóa, nhân viên hải quan sẽ dễ dàng xác định được nguồn gốc, chất lượng, tỷ lệ nội địa và các thông tin liên quan khác để áp mức thuế phù hợp và chính xác tối đa

- Đối với lĩnh vực vận tải: Công nghệ Blockchain có khả năng hợp đồng thông minh. Giúp số hóa thư tín dụng, đảm bảo các khâu đều tự động hóa Giúp cho việc quản lý các hoạt động vận tải của doanh nghiệp Draco trở nên dễ dàng, lên kế hoạch cho tuyến đường di chuyển Lập lịch tiếp nhận quản lý các phương tiện trong nội bộ. Đẩy nhanh dòng chảy hàng hóa nhờ tính trực quan cao, khả năng dự báo tốt, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian nhờ quá trình tự động hóa

- Đối với hệ thống thông tin của doanh nghiệp: Blockchain có thể giúp cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong chuỗi cung ứng bằng cách ghi lại dữ liệu một cách an toàn và không thể thay đổi Điều này có thể giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin với khách hàng và đối tác Blockchain còn có thể giúp doanh nghiệp tăng cường an ninh trong chuỗi cung ứng bằng cách bảo vệ dữ liệu khỏi bị truy cập trái phép Điều này có thể giúp bảo vệ hàng hóa và dữ liệu khỏi bị mất mát hoặc gian lận.

- Đối với hoạt động logistics ngược: Blockchain có thể được sử dụng để quản lý logistics ngược bằng cách theo dõi vị trí của các sản phẩm trả lại, theo dõi tình trạng của các sản phẩm trả lại và xác minh tính xác thực của các sản phẩm trả lại.Việc ứng dụng công nghệ blockchain là một xu hướng tất yếu của ngành logistics.Việc Tiếp Vận Thăng Long ứng dụng công nghệ blockchain sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và góp phần bảo vệ môi trường.

Ngày đăng: 16/05/2024, 16:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w